-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại | Cánh diều
Soạn Sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 53→60 thuộc chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới.
Chủ đề: Chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới (CD)
Môn: Lịch Sử 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Lịch sử 10 Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kì cận đại
Lý thuyết Lịch sử 10 bài 8 sách Cánh diều
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
a. Bối cảnh lịch sử:
- Thời gian: Giữa thế kỉ XVIII
- Địa điểm: Bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra châu Âu và Bắc Mỹ - Thuận lợi:
• Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công- Có tích lũy tư bản
• Giàu tài nguyên thiên nhiên
• Lực lượng lao động dồi dào
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
a. Bối cảnh lịch sử
Thời gian: Từ giữa thế kỉ XIX đến khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914)
Nước Anh tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước
Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ có nhiều điều kiện thuận lợi
cho phát triển công nghiệp: đầu tư tư bản tài chính lớn, tài nguyên phong phú, thị
trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông phát triển,…
Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đã đạt được nhiều thành tựu: Thuyết
vạn vật hấp dẫn (Niu-tơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp),
Thuyết tiến hóa (Đác-uyn)
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 10 bài 8 trang 60 Câu 1
Lập bảng thể hiện những thành tựu tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai. Gợi ý đáp án
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần 1
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần 2
- Năm 1782, Giêm Oát đã chế tạo thành
- Các phát minh về điện xuất hiện.
công một chiếc máy hơi nước kiểu song hướ
- Năm 1879, Thô-mát Ê-đi-xơn phát ng.
minh ra bóng đèn điện có khả năng
- Động cơ đốt trong ra đời.
ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
- Đầu thế kỉ XIX, tàu thủy và xe lửa đã xuất - Năm 1891, chế tạo thành công máy
hiện với đầu máy chạy bằng hơi nước.
phát điện và động cơ điện quay chiều.
- Năm 1825, nước Anh khánh thành đoạn
- Dầu đi-ê-zen được khai thác để thắp
đường sắt đầu tiên nối trung tâm công
sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu
nghiệp Man-chét-xtơ với cảng Li-vơ-pun.
mới cho giao thông vận tải.
- Phát minh và sản xuất ô tô, máy bay. Câu 2
Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai có ý nghĩa nhất? Vì sao? Gợi ý đáp án
Thành tựu có ý nghĩa nhất là phát minh và sản xuất ô tô và máy bay. Vì đó là những
phương tiện hỗ trợ con người di chuyển nhanh chóng và tiết kiệm thời gian đi lại.
Việc di chuyển của con người được nâng lên một tầng cao mới, có ý nghĩa sâu sắc với
quá trình phát triển của loài người. Câu 3
Nêu và phân tích một thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần
thứ hai tác động đến cuộc sống của bản thân em. Gợi ý đáp án
Thành tựu về phát minh ra điện của Ê-đi-xơn. Điện đã trở thành một phần quan trọng
đối với cuộc sống hàng ngày của em cũng như của mỗi con người, điện là nguồn năng
lượng cho các máy và thiết bị, là điều kiện phát triển tự động hóa và hiện đại hóa,
nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu 4
Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt”. Gợi ý đáp án
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã chuyển từ lao động thủ công sang lao động
máy móc, mở ra một kỷ nguyên để cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng
nước và hơi nước. Tạo nên một động lực phát triển mạnh mẽ đối với nền công nghiệp và nền kinh tế.
Đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã có sự khác biệt, họ đã biết sử dụng
năng lượng điện và động cơ điện để tạo ra dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa cao,
sản xuất hàng loạt và chuyển sang giai đoạn tự động hóa sản xuất và từ nền sản xuất
cơ khí sang nền sản xuất điện.
Qua hai cuộc Cách mạng công nghiệp đã có những bước phát triển nhảy vọt và tiến bộ,
nâng cao chất lượng đời sống và sản xuất của con người.