-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản | Cánh diều
Giải Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 6 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Lịch Sử 8 310 tài liệu
Giải Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản | Cánh diều
Giải Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản | Cánh diều. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF bao gồm 6 trang tổng hợp các kiến thức chọn lọc giúp các bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các bạn đón xem!
Chủ đề: Chương 6: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (CD) 2 tài liệu
Môn: Lịch Sử 8 310 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Lịch Sử 8
- Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX (CTST) (12)
- Chương 5: Châu Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (CTST) (8)
- Chương 6: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (CTST) (10)
- Chương 1: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (CD) (2)
- Chương 2: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX (CD) (1)
- Chương 3: Việt Nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (CD) (5)
- Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (CD) (3)
- (CD) Chương 5: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX (1)
- Chương 7: Việt Nam từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX (CD) (3)
- Bài giảng điện tử Lịch Sử 8 (74)
Preview text:
Giải Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 13 I. Trung Quốc
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, mô tả quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc. Trả lời:
- Nguyên nhân thúc đẩy các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:
Từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền sản xuất của các nước phương
Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị
trường tiêu thụ,… Do đó, các nước phương Tây tăng cường xâm chiếm
thuộc địa và thị trường thế giới 1
Trung Quốc có tiềm năng về nguyên liệu thô; dân số đông, thị trường tiêu
thụ rộng lớn… Từ cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Mãn Thanh ở
Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy yếu,… articleads2
=> Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc.
- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:
1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh
thuốc phiện). Bị thất bại trong cuộc Chiến tranh thuốc phiện, triều đình
Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8/1842) với
các điều khoản nặng nề.
Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc:
Đức xâm chiếm Sơn Đông; Anh xâm chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử;
Pháp xâm chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nhật Bản xâm chiếm
vùng Đông Bắc và Phúc Kiến,...
Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều
ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát các hình 13.2, 13.3, trình bày sơ lược về Cách
mạng Tân Hợi và cho biết vai trò của Tôn Trung Sơn. Nêu kết quả và ý nghĩa
lịch sử của Cách mạng Tân Hợi. 2 Trả lời:
♦ Trình bày sơ lược về cách mạng Tân Hợi (1911) - Nguyên nhân bùng nổ:
Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc
xâm lược và lực lượng phong kiến đầu hàng ngày càng sâu sắc.
Nguyên nhân trực tiếp: tháng 5/1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh
“Quốc hữu hóa đường sắt”, nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh
đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc. Sự kiện này đã
gây nên làn sóng căm phẫn công khai trong quần chúng. 3
=> Năm 1911, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo nhân dân Trung Quốc
tiến hành Cách mạng Tân Hợi nhằm: lật đổ triều đình Mãn Thanh, thiết lập chế độ Cộng hòa.
- Các sự kiện chính của Cách mạng Tân Hợi:
Ngày 10/10/1911, cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương.
Ngày 10/12/1911, cách mạng thắng lợi ở Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên, miền Bắc Trung Quốc.
Ngày 1/1/1912, Chính phủ lâm thời được thành lập ở Nam Kinh, tuyên bố
thành lập Trung Hoa Dân quốc. Tôn Trung Sơn được bầu làm Đại Tổng thống.
Tháng 2/1912, Viên Thế Khải lên thay Tôn Trung Sơn làm Tổng thống. Cách mạng kết thúc.
- Kết quả: lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh; thiết lập chính phủ Trung Hoa Dân quốc.
- Ý nghĩa: mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc; ảnh
hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam). - Hạn chế:
Không xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến.
Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
♦ Vai trò của Tôn Trung Sơn:
Đề ra học thuyết Tam dân: “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”;
Sáng lập tổ chức Trung Quốc đồng minh hội (tổ chức này lấy học thuyết tam dân làm cương lĩnh). 4
ùng với Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo cách mạng Tân hợi, lật đổ
chính quyền Mãn Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân quốc. II. Nhật Bản
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 13.4, bảng 13, nêu nội dung chính và ý
nghĩa lịch sử của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản.
Câu 2: Dựa vào thông tin trong mục 2, trình bày những biểu hiện của sự hình
thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 8 Cánh diều Bài 13 Luyện tập
Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) và Cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc). Vận dụng 5
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản để lại những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam? Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh Trị:
+ Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những
chuyển biến mới của tình hình.
+ Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính
trị, xã hội vững chắc.
+ Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển
giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
+ Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.
+ Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của
thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. + … 6
Document Outline
- Giải Lịch sử 8 Bài 13: Trung Quốc và Nhật Bản
- Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 13
- I. Trung Quốc
- II. Nhật Bản
- Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 8 Cánh diều Bài 13
- Luyện tập
- Vận dụng