Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 18: Cố đô Huế | Kết nối tri thức
Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 18: Cố đô Huế giúp các em học sinh lớp 4 biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử - Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 77, 78, 79, 80. Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài.
Chủ đề: Chủ đề 4: Duyên hải miền Trung (KNTT)
Môn: Lịch Sử & Đia Lí 4
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Lịch sử 4 Bài 18: Cố đô Huế
Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 80 Câu 1
Vì sao Cố đô Huế là nơi thu hút nhiều khách du lịch? Trả lời:
Cố đô Huế là nơi thu hút nhiều khách du lịch bởi vì:
Có rất nhiều địa điểm thăm quan du lịch
Chứa đựng nhiều văn hóa, lịch sử khác nhau
Con người nơi đây thân thiện và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vùng miền
Có nhiều đồ ăn ngon, hấp dẫn du khách Giá cả phải chăng Câu 2
Hoàn thiện những nội dung (theo gợi ý dưới đây) vào vở những việc nên làm
hoặc không nên làm để bảo tồn và phát huy giá trị của Cố đô Huế. Trả lời:
Những việc nên làm và không nên làm để bảo tồn và phát huy giá trị Cố đô Huế - Nên làm:
Thực hiện nội quy khi tham quan
Tuyên truyền, phát huy vẻ đẹp Cố đô Huế
Có ý thức giữ trật tự nơi đông người 1 - Không nên làm: Vứt rác bừa bãi
Không chen lấn, xô đẩy nhau Nói tục, chửi bậy Ăn mặc hở hang quá mức
Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 80
Lựa chọn và thực hiện một trong hai nhiệm vụ sau:
1.Thiết kế một tấm áp phích nhằm tuyên truyền mọi người bảo vệ di tích Cố đô Huế.
2. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một cảnh quan thiên
nhiên hoặc một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế. Hướng dẫn:
Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố
Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn
hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ
1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích
Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi
tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993.
Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự
trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình
kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con
sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương
tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử
Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên 2
suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của
sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt
trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự
nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành
Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh...
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp
xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của
Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn.
Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang
trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như:
Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần
Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình
kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi
hiện giữa những sắc màu thiên nhiên.
Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương,
lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc
cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng
biệt của Việt Nam, phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên
nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô
Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An...
Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di
sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần
thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những
thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng,
có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế
cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có 3
sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có
ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử. 4
Document Outline
- Giải Lịch sử 4 Bài 18: Cố đô Huế
- Trả lời câu hỏi Luyện tập Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 80
- Câu 1
- Câu 2
- Trả lời câu hỏi Vận dụng Lịch sử - Địa lí 4 Bài 18 trang 80