Giải quyết vấn đề thứ hai của Triết học bằng 3 thuyết học phần Triết học Mac-Lênin
Tài liệu về Giải quyết vấn đề thứ hai của Triết học bằng 3 thuyết học phần Triết học Mac-Lênin của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Triết học Mac-Lenin & tư tưởng Hồ Chí Minh
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải quyết vấn đề thứ hai của Triết học bằng 3 thuyết
-Thuyết khả tri: Con người có thể hiểu biết hay nói cách khác con người có
thể nhận thức được thế giới
+ Đối với chủ nghĩa Duy vật: xuất phát từ chỗ cho rằng “ vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau, vật chất thì sinh ra và quyết định ý thức” hay nói cách khác “ ý
thức chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người”. Do đó
chủ nghĩa Duy vật thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới và các quy luật của thế giới.
+ Đối với chủ nghĩa Duy tâm lại thừa nhận : Thế giới có thể nhận thức được nhưng
vì họ xuất phát từ quan niệm cho rằng: “ ý thức là cái có trước vật chất, vật chất phụ
thuộc vào ý thức, vật chất là do ý thức, do tinh thần sinh ra”. Nên họ nhận thức
không phải là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người mà chỉ là sự nhận
thức tự ý thức của ý thức về bản thân họ. Do đó chủ nghĩa Duy tâm đã phủ nhận thế
giới khách quan chính là nguồn gốc của nhận thức. Phủ nhận cảm giác, khái niệm
của con người là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan vào não bộ con người.
-Thuyết bất khả tri: cho rằng con người không thể hiểu được thế giới hay ít
ra không thể nhận thức được bản chất của nó hoặc có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài
vì các hình ảnh về đối tượng do các giác quan của con người mang lại không đảm
bảo tính chân thực. => Từ đó họ phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con
người và các hình thức cơ bản của nó. Đại biểu nổi bất của thuyết bất khả tri là nhà
triết học người Anh – Hume, nhà triết học người Đức – Kant: có một thế giới sự vật
tồn tại mà ông gọi là “ vật tự nó” nhưng chúng ta không thể nhận thức bản chất thế
giới ấy mà chỉ có thể nhận thức được những hiện tượng của nó mà thôi.
Thuyết không thể đã bị hai nhà triết học trong triết học cổ điển Đức là Hegel và
Feuerbach phên phán một cách gay gắt. Đúng như Ăng-gen đã từng nhận xét: chính
thực tiễn nó đã bác bỏ thuyết không thể biết một cách triệt để nhất. Ăng-gen cho
rằng: sự bác bỏ một cách hết sức đanh thép những vặn vẹo triết học ấy cũng như là
tất cả những triết học khác là thực tiễn, chính là thực nghiệm và công nghiệp. Nếu
chúng ta có thể chứng minh được tính chính xác của quan điểm của chúng ta về một
hiện tượng tự nhiên nào đó bằng cách tự chúng ta làm ra hiện tượng ấy, bằng cách
tạo ra nó từ những điều kiện của nó và hơn nữa còn bắt nó phải phục vụ mục đích
của chúng ta thì sẽ không còn có cái “ vật tự nó”, không có cái “không thể nắm được” của Kant nữa.
- Thuyết hoài nghi: Những người theo thuyết hoài nghi đã nâng sự hoài nghi
lên thành 1 nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đã đạt được và cho rằng con người
không thể đạt được tới chân lí khách quan. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng trong quá
trình phát triển thì thuyết hoài nghi có những đóng góp nhất định, đặc biệt là trong
thời kì phục hưng. Nó có tác dụng trong cuộc đấu tranh chống lại hệ tư tưởng phong
kiến và uy tín của giáo hội thời kì trung cổ vì nó thừa nhận sự hoài nghi đối với cả
Kinh thánh và các tín điều tôn giáo Như vậy thuyết hoài nghi có những đóng góp
nhất định trong việc phát triển của Triết học trong thời kì phục hưng, đóng góp vào
cuộc đấu tranh chống tôn giáo