-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 41
Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 41: Nhiên liệu được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học 9.
Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu 25 tài liệu
Hóa học 9 237 tài liệu
Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 41
Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 41: Nhiên liệu được sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi trong sách bài tập nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học 9.
Chủ đề: Chương 4: Hiđrocacbon. Nhiên liệu 25 tài liệu
Môn: Hóa học 9 237 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Hóa học 9
Preview text:
Giải Sách bài tập Hóa học 9 bài 41: Nhiên liệu
Bài 41.1 trang 51 Sách bài tập Hóa học 9: Hãy giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lửa sẽ bùng cháy.
b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến sẽ tắt. Lời giải:
a) Khi quạt gió vào bếp củi vừa bị tắt, lượng oxi tăng lên, sự cháy diễn ra mạnh
hơn và lửa sẽ bùng lên.
b) Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy, nến tắt là do ngọn lửa của nến nhỏ
nên khi quạt, lượng gió vào nhiều sẽ làm nhiệt độ hạ thấp đột ngột và nến bị tắt.
Bài 41.2 trang 51 Sách bài tập Hóa học 9: Có thể dùng đèn dầu hỏa thay cho
đến con trong phòng thí nghiệm bằng cách lắp thêm một ống hình trụ bằng kim
loại có đục nhiều lỗ (hình 4.1). Khi đó đèn cháy sẽ không sinh ra muội than.
Hãy giải thích tác dụng của ống kim loại có đục lỗ. Lời giải:
Các hàng lỗ đục ở ống sắt hình trụ có tác dụng hút không khí ở ngoài vào, hoà
trộn đểu với hơi dầu bốc lên tạo ra hỗn hợp hơi và dầu. Khi đó hơi dầu cháy
gần như hoàn toàn và không có muội than.
Bài 41.3 trang 51 Sách bài tập Hóa học 9: Đèn đất là loại đèn dùng nhiên liệu
là C2H2 để thắp sáng. Để ngọn lửa cháy sáng và có ít muội than, người ta khoan
vài lỗ nhỏ ở sát đầu ống nơi khí thoát ra và cháy.
Hãy giải thích tác dụng của các lỗ trên. Lời giải:
Lỗ khoan ở miệng ống dẫn khí C2H2 trước khi đốt có tác dụng hút không khí
hoà trộn với khí axetilen làm cho quá trình cháy xảy ra hoàn toàn hơn, vì vậy
ngọn lửa sẽ sáng hơn và ít muội than hơn.
Bài 41.4 trang 51 Sách bài tập Hóa học 9: Biết 1 mol khí etilen khi cháy
hoàn toàn toả ra một nhiệt lượng là 1423 kJ, còn 1 mol khí axetilen khi cháy toả ra 1320 kJ.
a) Hãy tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 kg etilen, 1 kg axetilen.
b) Nếu đốt cháy 11,2 lít (đktc) một hỗn hợp chứa 20% thể tích axetilen và 80%
thể tích etilen thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu? Lời giải:
a) Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg etilen là: 1423/28 x 1000g = 50821,4kJ
Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn 1 kg axetilen là: 1320/26 x 10006 = 50769,2kJ
b) Số mol của axetilen là: 11,2/22,4 x 20/100 = 0,1 mol Số mol của etilen là: 11,2/22,4 x 80/100 = 0,4 mol
Vậy nhiệt lượng toả ra khi đốt là
(0,1 x 1320) + (0,4 x 1423) = 701,2 (kJ).
Bài 41.5 trang 51 Sách bài tập Hóa học 9: Tính khối lượng khí CO2 tạo ra và
khối lượng khí O2 cần dùng khi đốt cháy hoàn toàn 40 kg khí CH4. Lời giải: Phương trình hóa học: CH4 + O2 → CO2 + 2H2O 16kg → 64kg → 44kg 40kg → x → y
Vậy khối lượng CO2 tạo ra là: 44.40/16 = 110kg
O2 cần dùng là: 64.40/16 = 160kg