Giải sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII | Kết nối tri thức

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 6: Công cuộc khai phá vùng đất phía nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII được sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa

Mở đầu trang 27 bài 6 Lịch Sử 8: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em
về chúa Nguyễn Hoàng công cuộc khai phá ng đất Đàng Trong cũng
như quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.
Trả lời:
- Chia sẻ hiểu biết về chúa Nguyễn Hoàng:
+ Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) con trai th hai của An thành hầu
Nguyễn Kim. Ông là một danh tướng đã từng lập nhiều chiến công ở thời
Hậu Lê nên được vua Lê phong tước Thái úy Đoan quốc công.
+ Sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua trao lại binh quyền cho Trịnh
Kiểm. Biết mình “gai trong mắt” của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã
nghe theo lời khuyên đi vphía nam của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận a. Từ đây, ông đã
đặt nền tảng cho nghiệp của chín vị chúa Nguyễn phương nam
cho cả vương triều Nguyễn sau này.
- Chia sẻ hiểu biết về quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các
chúa Nguyễn:
+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc
thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chthông qua hoạt động
thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.
+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình
thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa được thực
hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà
Tây Sơn và nhà Nguyễn
1. Công cuc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế k XVI - XVIII
Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 8: Khai thác sơ đồ hình 6,2 và thông tin trong
mục, hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong
các thế kỉ XVI - XVIII.
Trả lời:
- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ
XVI - XVIII:
+ m 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân,
khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.
+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên
+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.
+ m 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương, Bình Phước, Long An, y Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay) được thành lập
+ m 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hthống chính quyền trên vùng
đất Nam Bộ tương đương như ngày nay
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn
từ phía nam dải Hoành Sơn đến i Mau, bao gồm cả c đảo, quần
đảo Biển Đông vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị
hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản dân đinh, ruộng đất
và đặt ra các loại thuế.
2. Quá trình thc thi ch quyn đối vi qun đảo Hoàng Sa qun đảo
Trưng Sa ca các chúa Nguyn
Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 8: Khai thác liệu 1, 2 thông tin trong
mục, hãy tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII.
Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
* tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa:
- Hoạt động khai thác xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và
liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Đội Hoàng Sa Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa chức
năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa chức năng kiểm soát, quản
lí biển, đảo.
+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu
lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo
này.
- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động thời y
Sơn (cuối thế kỉ XVIII).
* Ý nghĩa: Sự quan m của các chính quyền phong kiến hoạt động
liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã
khẳng định qtrình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là
một trong những sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 29 Lịch Sử 8: Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai
phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí:
thời gian, sự kiện chính.
Trả lời:
(*) Bảng m tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam (thế kỉ
XVI - XVIII)
Thời gian
Sự kiện chính
Năm
1558
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa
Năm
1611
Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên
Năm
1653
Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.
Năm
1698
Phủ Gia Định được thành lập
Năm
1757
Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất
Nam Bộ tương đương như ngày nay
Cuối thế
kỉ XVIII
Chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam
dải Hoành Sơn đến mũi Mau, bao gồm cả các đảo, quần
đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Vận dụng 1 trang 29 Lịch Sử 8: Sưu tầm liệu từ ch, báo, internet,
hãy giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam thực thi chủ
quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ
XVI - XVIII.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII
- Quần đảo Hoàng Sa quần đảo Trường Sa một dải những hòn đảo
được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều
đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng
Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...
- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào
thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư
Nghĩa (Quảng Ngãi).
- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng
Sa Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng
Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).
+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các
đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo Biển Đông; thu gom những
hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm khu vực quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.
+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được
thành lập trên stuyển chọn 70 n đinh An Vĩnh, huyện Bình Sơn,
phủ Quảng Ngãi.
+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định khoảng từ
tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.
- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực
thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa được thực hiện
một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII được tiếp nối dưới thời nhà Tây
Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.
Vận dụng 2 trang 29 Lịch Sử 8: m hiểu thông tin trên internet, em hãy
giới thiệu vnguồn gốc của Lễ Khao lề thế lính trên đảo Sơn. Theo
em, việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có
ý nghĩa gì?
Trả lời:
(*) Giới thiệu nguồn gốc Lễ khao lề thế lính trên đảo Sơn
- Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở
Đàng Trong đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi
lội tại xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để sung vào hải đội
Hoàng Sa Bắc Hải. Các dân binh thuộc hải đội Hoàng Sa Bắc Hải
sẽ ra các quần đảo Hoàng Sa Trường Sa thực thi nhiệm vụ: thu lượm
hàng hoá của những con tàu bđắm; thu lượm hải sản quý từng bước
xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng
8 hằng năm) trên biển đầy rủi ro bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi
ra Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải chuẩn bị sẵn cho mình: 1 đôi chiếu, mấy
sợi dây mây, 7 cái đòn tre 1 thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì
chiếu dùng để xác, đòn tre dùng để làm nẹp lấy dây mây lại.
Chiếc thẻ tre ghi tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu
số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm
về với quê hương bản quán.
- Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã hàng nghìn dân binh, vượt
qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vgiữ gìn chquyền
hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa. không phải ai cũng may mắn
trở về.
- Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần
đảo Hoàng Sa Trường Sa, người dân đảo Sơn đã hình thành một
nghi lễ mang đậm tính nhân văn - đó là Lễ Khao lề thế nh - cúng thế cho
người sống để cầu mong người đi được bình an, sớm trở về quê ơng.
Nghi lễ y được tổ chức vào khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng
năm (trước khi những người lính lên đường).
- Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột
gạo dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm
lên đlàm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong
đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền giả kia sẽ chịu mọi rủi ro thay
cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin ý chí
cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.
- Lễ Khao lề ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà tlâu đã
thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước như một "bằng chứng
sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa. m 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán hội tín ngưỡng.
* Ý nghĩa của việc duy trì Lễ Khao lề thế lính trên đảo Sơn:
- Tri ân công lao của các thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi bảo
vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa).
- Tuyên truyền giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước ý
thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.
- một trong những sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
| 1/10

Preview text:

Mở đầu trang 27 bài 6 Lịch Sử 8: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em
về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong cũng
như quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn. Trả lời:
- Chia sẻ hiểu biết về chúa Nguyễn Hoàng:
+ Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) là con trai thứ hai của An thành hầu
Nguyễn Kim. Ông là một danh tướng đã từng lập nhiều chiến công ở thời
Hậu Lê nên được vua Lê phong tước Thái úy Đoan quốc công.
+ Sau khi Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao lại binh quyền cho Trịnh
Kiểm. Biết mình là “gai trong mắt” của Trịnh Kiểm, Nguyễn Hoàng đã
nghe theo lời khuyên đi về phía nam của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đây, ông đã
đặt nền tảng cho cơ nghiệp của chín vị chúa Nguyễn ở phương nam và
cho cả vương triều Nguyễn sau này.
- Chia sẻ hiểu biết về quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn:
+ Chúa Nguyễn ở Đàng Trong là chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào đầu thế kỉ XVII, việc
thực thi chủ quyền được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua hoạt động
thường xuyên của hải đội Hoàng Sa.
+ Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình
thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực
hiện một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn
1. Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII
Câu hỏi trang 28 Lịch Sử 8: Khai thác sơ đồ hình 6,2 và thông tin trong
mục, hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII. Trả lời:
- Nét chính về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII:
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Quá trình di dân,
khai phá vùng đất phía Nam được đẩy mạnh.
+ Năm 1611, Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên
+ Năm 1653, Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập.
+ Năm 1698, Phủ Gia Định (gồm: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình
Dương, Bình Phước, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay) được thành lập
+ Năm 1757, Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng
đất Nam Bộ tương đương như ngày nay
+ Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn
từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần
đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan. Các chúa Nguyễn đã tổ chức đơn vị
hành chính, tổ chức bộ máy cai trị, lập số sách quản lí dân đinh, ruộng đất
và đặt ra các loại thuế.
2. Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa của các chúa Nguyễn
Câu hỏi trang 29 Lịch Sử 8: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong
mục, hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa
và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII.
Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? Trả lời:
* Mô tả quá trình thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa:
- Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn tại quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được thực hiện có tổ chức, hệ thống và
liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức
năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo.
+ Nhiệm vụ của họ là: thu lượm hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu
lượm các hải sản quý; từng bước xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Hải đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải tiếp tục duy trì hoạt động ở thời Tây
Sơn (cuối thế kỉ XVIII).
* Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động
liên tục của các đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII - XVIII đã
khẳng định quá trình khai thác, thực thi chủ quyền từ rất sớm của người
Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. => Đây là
một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 29 Lịch Sử 8: Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai
phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí:
thời gian, sự kiện chính. Trả lời:
(*) Bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam (thế kỉ XVI - XVIII)
Thời gian Sự kiện chính Năm
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa 1558 Năm
Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên 1611 Năm
Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập. 1653 Năm
Phủ Gia Định được thành lập 1698 Năm
Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất 1757
Nam Bộ tương đương như ngày nay
Chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam
Cuối thế dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau, bao gồm cả các đảo, quần
kỉ XVIII đảo ở Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Vận dụng 1 trang 29 Lịch Sử 8: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet,
hãy giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ
quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII. Trả lời:
(*) Tham khảo: Một số hoạt động thực thi chủ quyền tại quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải những hòn đảo
được gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau trong các bộ chính sử của các triều
đại phong kiến Việt Nam, như: Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng, Vạn Lý Hoàng
Sa, Vạn Lý Trường Sa, Đại Trường Sa,...
- Theo ghi chú bản đồ trong bộ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (biên soạn vào
thế kỉ XVII), quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi).
- Để thực thi chủ quyền của nhà nước Đại Việt đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập hải đội Hoàng
Sa (sau này lập thêm đội Bắc Hải - đặt dưới sự quản lí của đội Hoàng Sa).
+ Các nhiệm vụ của hải đội Hoàng Sa, Bắc Hải: khai thác sản vật trên các
đảo, quần đảo; bảo vệ, canh giữ các đảo ở Biển Đông; thu gom những
hàng hóa của các tàu nước ngoài bị đắm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa,
quần đảo Trường Sa về nộp cho triều đình.
+ Đội Hoàng Sa qua ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục được
thành lập trên cơ sở tuyển chọn 70 dân đinh xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi.
+ Thời gian hoạt động của hải đội Hoàng Sa được xác định là khoảng từ
tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.
- Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền chúa Nguyễn, quá trình thực
thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện
một cách liên tục suốt từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây
Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn.
Vận dụng 2 trang 29 Lịch Sử 8: Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy
giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo
em, việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì? Trả lời:
(*) Giới thiệu nguồn gốc Lễ khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn
- Theo sử liệu ghi chép lại, vào thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn ở
Đàng Trong đã tổ chức tuyển chọn những trai tráng khỏe mạnh, giỏi bơi
lội tại xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, để sung vào hải đội
Hoàng Sa và Bắc Hải. Các dân binh thuộc hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải
sẽ ra các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thực thi nhiệm vụ: thu lượm
hàng hoá của những con tàu bị đắm; thu lượm hải sản quý và từng bước
xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo này.
- Tương truyền rằng do mỗi chuyến đi dài 6 tháng (từ tháng 2 đến tháng
8 hằng năm) trên biển đầy rủi ro bất trắc nên mỗi người lính trước khi đi
ra Hoàng Sa, Trường Sa sẽ phải chuẩn bị sẵn cho mình: 1 đôi chiếu, mấy
sợi dây mây, 7 cái đòn tre và 1 thẻ tre. Nếu gặp chuyện chẳng lành thì
chiếu dùng để bó xác, đòn tre dùng để làm nẹp và lấy dây mây bó lại.
Chiếc thẻ tre ghi rõ tên tuổi, quê quán, phiên hiệu đơn vị của người xấu
số được cài kỹ trong bó xác, thi thể được thả xuống biển để trôi về bờ tìm
về với quê hương bản quán.
- Trong suốt mấy trăm năm hoạt động, đã có hàng nghìn dân binh, vượt
qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền ở
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Và không phải ai cũng có may mắn trở về.
- Từ mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người dân đảo Lý Sơn đã hình thành một
nghi lễ mang đậm tính nhân văn - đó là Lễ Khao lề thế lính - cúng thế cho
người sống để cầu mong người đi được bình an, sớm trở về quê hương.
Nghi lễ này được tổ chức vào khoảng tháng Hai, tháng Ba âm lịch hằng
năm (trước khi những người lính lên đường).
- Trong buổi tế, người ta làm những hình người bằng giấy, hoặc bằng bột
gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm
lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong
đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền giả kia sẽ chịu mọi rủi ro thay
cho những người lính của đội Hoàng Sa, đồng thời tạo niềm tin và ý chí
cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua.
- Lễ Khao lề là ngày hội lớn không chỉ riêng Quảng Ngãi mà từ lâu đã
thấm sâu vào lòng người dân mọi miền đất nước như một "bằng chứng
sống" về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa. Năm 2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể cấp quốc gia - loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
* Ý nghĩa của việc duy trì Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn:
- Tri ân công lao của các thế hệ đi trước trong việc xác lập, thực thi và bảo
vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc (đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).
- Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý
thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.
- Là một trong những cơ sở lịch sử để nhân dân Việt Nam đấu tranh bảo
vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay.