Giải sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII | Kết nối tri thức

Giải Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII được sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức. 

Môn:

Lịch Sử 8 301 tài liệu

Thông tin:
8 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Giải sách giáo khoa Lịch sử 8 bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII | Kết nối tri thức

Giải Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII được sưu tầm và tổng hợp với lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức. 

109 55 lượt tải Tải xuống
Mở đầu trang 30 bài 7 Lịch Sử 8: Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi
nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã diễn ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa
do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh
đạo. Theo em, các cuộc khởi nghĩa đó đã tác động như thế nào đến tình
hình Đại Việt?
Trả lời:
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích
khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn
diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển
mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
1. Bi cnh lch s
Câu hỏi trang 31 Lịch Sử 8: Khai thác liệu 1, 2 và thông tin trong
mục, hãy nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào
nông dân Đàng Ngoài.
Trả lời:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng
hoảng:
+ Vua bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột
nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra; thủ
công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
=> Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài
vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến.
2 Mt s cuc khi nghĩa ln ca phong trào nông dân Đàng Ngoài
Câu hỏi trang 33 Lịch Sử 8: Khai thác lược đồ hình 7.1 và thông tin
trong mục, hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế k
XVIII.
Trả lời:
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Năm 1741, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
+ Địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân là ở vùng Đồ Sơn, Văn Đồn...
sau đó, mở rộng ra ng: Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá,
Nghệ An. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân.
+ Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ m 1739, Hoàng ng Chất tập hợp dân nghèo vùng Sơn Nam nổi
dậy khởi nghĩa.
+ Ông xây dựng căn cứ Điện Biên được nhân dân Tây Bắc hết lòng
ủng hộ.
+ Sau khi Hoàng ng Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi
nghĩa, kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Năm 1740, Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa
ở vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn
Tây, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày mt lên cao.
+ Năm 1751, trước sự tấn công ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương
bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.
3. Kết qu, ý nghĩa lch s tác động ca phong trào nông dân Đàng
Ngoài thế k XVIII
Câu hỏi trang 33 Lịch Sử 8: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa tác động
của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với hội Đại Việt thế kỉ XVIII.
Trả lời:
- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng
đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân;
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích
khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
- Tác động:
+ Đẩy chính quyền - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn
diện;
+ Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh
mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 33 Lịch Sử 8: Lập đồ duy về một số cuộc khởi
nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Trả lời:
Vận dụng trang 33 Lịch Sử 8:Tìm hiểu thông tin từ sách, bảo internet,
hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội
còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa
nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Trả lời:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về di tích Thành Bản Phủ (Điện Biên)
Di tích cấp quốc gia Thành Bản Phủ, Noong Hẹt, huyện Điện Biên
(Điện Biên) được xây dựng cách đây hơn 200 năm, chứng tích lịch sử
ghi dấu công cuộc đánh đuổi giặc Phẻ (năm 1754) giải phóng Mường
Then (Mường Thanh) lập nên các bản mường do thlĩnh áo vải Hoàng
Công Chất lãnh đạo. Ngày nay, di tích điểm đến đầy thành kính của
Nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh.
Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Di sản - Bộ Văn a - Thể thao Du
lịch: Dưới thời vua Dụ Tông, năm 1748 vùng Tây Bắc bị giặc Phẻ
(nhóm người Tày - Thái Thượng Lào Vân Nam, Trung Quốc) tràn
sang xâm lược cướp bóc, giết hại dân lành. Bất bình trước kẻ xâm lược,
hai người con dân tộc Thái là Lò Văn Ngải Văn Khanh cùng đứng
lên tập hợp, lãnh đạo Nhân dân các dân tộc ờng Thanh chống lại kẻ
thù. Nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng ng
Chất đánh quân xâm lược, giải phóng Mường Thanh, đem lại cuộc sống
ấm no cho Nhân dân.
Năm 1758, sau khi chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực
lượng, Hoàng Công Chất cho xây dựng Thành Bản Phủ với kiến trúc 2
thành kiên cố, gồm thành nội thành ngoại, rộng hơn 80 mẫu đặt tại vị
trí trung tâm cánh đồng Mường Thanh; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ra
khắp 10 châu của phủ An Tây giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai
vùng Tây Bắc. Ông cũng là người có công trong việc truyền bá kiến thức,
kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây;
nhân tố tạo ra sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Nhân dân trong vùng
tôn kính, ngợi ca ông mãi về sau rằng: "Chúa thật yêu dân/ Chúa xây bản
mường/ Ai cũng nhờ chúa sống yên vui"...
Sau khi tướng Hoàng Công Chất qua đời (năm 1769) người dân Mường
Thanh đã lập đền thờ tưởng nhớ công ơn ông các vị tướng lĩnh trong
khu vực Thành Bản Phủ. Ban chính điện đền Hoàng Công Chất thờ 10
pho tượng sơn son thếp vàng gồm: Tượng đức vua cha, Nam Tào, Bắc
Đẩu, tượng Hoàng Công Chất và 6 vị tướng lĩnh. Ban công đồng đặt 7 bài
vị của ớng quân Hoàng Công Chất 6 vị ớng, trong đó 2 tướng
tài xuất chúng là tướng Lò Văn Ngải và tướng Lò Văn Khanh.
| 1/8

Preview text:

Mở đầu trang 30 bài 7 Lịch Sử 8: Vào thế kỉ XVIII, nhiều cuộc khởi
nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài đã diễn ra, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa
do Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Hữu Cầu và Hoàng Công Chất,... lãnh
đạo. Theo em, các cuộc khởi nghĩa đó đã có tác động như thế nào đến tình hình Đại Việt? Trả lời:
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích
khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn
diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển
mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII. 1. Bối cảnh lịch sử
Câu hỏi trang 31 Lịch Sử 8: Khai thác tư liệu 1, 2 và thông tin trong
mục, hãy nêu một số nét chính về bối cảnh lịch sử dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài. Trả lời:
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra; thủ
công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
=> Cuộc sống khó khăn về mọi mặt đã thúc đẩy nông dân Đàng Ngoài
vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền phong kiến.
2 Một số cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào nông dân Đàng Ngoài
Câu hỏi trang 33 Lịch Sử 8: Khai thác lược đồ hình 7.1 và thông tin
trong mục, hãy cho biết thời gian bùng nổ, diễn biến chính của một số
cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Trả lời:
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Năm 1741, Nguyễn Hữu Cầu lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa.
+ Địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân là ở vùng Đồ Sơn, Văn Đồn...
sau đó, mở rộng ra vùng: Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá,
Nghệ An. Cuộc khởi nghĩa nhận được sự ủng hộ đông đảo của nhân dân.
+ Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Năm 1739, Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở vùng Sơn Nam nổi dậy khởi nghĩa.
+ Ông xây dựng căn cứ ở Điện Biên và được nhân dân Tây Bắc hết lòng ủng hộ.
+ Sau khi Hoàng Công Chất mất, con trai ông tiếp tục chỉ huy cuộc khởi
nghĩa, kéo dài đến năm 1769 thì bị dập tắt.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Năm 1740, Nguyễn Danh Phương lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa
ở vùng Tam Đảo (Vĩnh Phúc), sau đó mở rộng hoạt động ra các trấn Sơn
Tây, Tuyên Quang. Uy thế của nghĩa quân ngày một lên cao.
+ Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương
bị bắt. Khởi nghĩa thất bại.
3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Câu hỏi trang 33 Lịch Sử 8: Hãy cho biết kết quả, ý nghĩa và tác động
của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII. Trả lời:
- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng
đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử. - Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân;
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích
khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,.... - Tác động:
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện;
+ Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh
mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 33 Lịch Sử 8: Lập sơ đồ tư duy về một số cuộc khởi
nghĩa lớn trong phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Trả lời:
Vận dụng trang 33 Lịch Sử 8:Tìm hiểu thông tin từ sách, bảo và internet,
hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) giới thiệu về một di tích hoặc lễ hội
còn tồn tại đến ngày nay gắn với tên tuổi một thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa
nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII. Trả lời:
(*) Tham khảo: Giới thiệu về di tích Thành Bản Phủ (Điện Biên)
Di tích cấp quốc gia Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên
(Điện Biên) được xây dựng cách đây hơn 200 năm, là chứng tích lịch sử
ghi dấu công cuộc đánh đuổi giặc Phẻ (năm 1754) giải phóng Mường
Then (Mường Thanh) lập nên các bản mường do thủ lĩnh áo vải Hoàng
Công Chất lãnh đạo. Ngày nay, di tích là điểm đến đầy thành kính của
Nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh.
Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Di sản - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du
lịch: Dưới thời vua Lê Dụ Tông, năm 1748 vùng Tây Bắc bị giặc Phẻ
(nhóm người Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc) tràn
sang xâm lược cướp bóc, giết hại dân lành. Bất bình trước kẻ xâm lược,
hai người con dân tộc Thái là Lò Văn Ngải và Lò Văn Khanh cùng đứng
lên tập hợp, lãnh đạo Nhân dân các dân tộc Mường Thanh chống lại kẻ
thù. Nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công
Chất đánh quân xâm lược, giải phóng Mường Thanh, đem lại cuộc sống ấm no cho Nhân dân.
Năm 1758, sau khi chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực
lượng, Hoàng Công Chất cho xây dựng Thành Bản Phủ với kiến trúc 2
thành kiên cố, gồm thành nội và thành ngoại, rộng hơn 80 mẫu đặt tại vị
trí trung tâm cánh đồng Mường Thanh; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ra
khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai
vùng Tây Bắc. Ông cũng là người có công trong việc truyền bá kiến thức,
kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây;
là nhân tố tạo ra sự đoàn kết cộng đồng các dân tộc. Nhân dân trong vùng
tôn kính, ngợi ca ông mãi về sau rằng: "Chúa thật yêu dân/ Chúa xây bản
mường/ Ai cũng nhờ chúa mà sống yên vui"...
Sau khi tướng Hoàng Công Chất qua đời (năm 1769) người dân Mường
Thanh đã lập đền thờ tưởng nhớ công ơn ông và các vị tướng lĩnh trong
khu vực Thành Bản Phủ. Ban chính điện đền Hoàng Công Chất thờ 10
pho tượng sơn son thếp vàng gồm: Tượng đức vua cha, Nam Tào, Bắc
Đẩu, tượng Hoàng Công Chất và 6 vị tướng lĩnh. Ban công đồng đặt 7 bài
vị của tướng quân Hoàng Công Chất và 6 vị tướng, trong đó có 2 tướng
tài xuất chúng là tướng Lò Văn Ngải và tướng Lò Văn Khanh.