Giải sách giáo khoa môn Lịch sử 6 Bài 18 Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | Kết nối tri thức

Xin gửi đến bạn đọc tài liệu Giải Lịch sử 6 Bài 18 Kết nối tri thức Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X sách KNTT dưới đây. Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi môn Lịch sử lớp 6 Bài 18 trang 80 chương 5, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, luyện tập giải Lịch sử 6 sách Kết nối tri thức.

I. Phần mở đầu trang 80 Lịch sử 6 KNTT
Mùa xuân năm 40 từng vang lời thế bất hủ của Hai Bà Trưng:”Một xin rửa sạch nước thù; Hai
xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Trưng,
Triệu đến Bí, Mai Thúc Loan, đều chưa được trọn vẹn lời thề. Cuối cùng, ai người đã
hoàn thành trọn vẹn được ước nguyện độc lập thiêng liêng ấy thực hiện thông qua những sự
kiện nào?
Gợi ý trả lời
- Ngô Quyền là người hoàn thành được trọn vẹn ước nguyện: đánh đuổi chính quyền đô hộ
phương Bắc giành lại nền độc lập, tự chủ của người Việt.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của người Việt dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã: chấm
dứt thời Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt
Nam.
II. Phần Nội dung bài học trang 81, 82, 83, 84, 85 Lịch sử 6 KNTT
Câu hỏi trang 81 Lịch Sử lớp 6
1. Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ
cho dân tộc.
Gợi ý trả lời
Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc:
+ Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc
+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã
+ Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc
+ Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất
+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
2. Theo em, những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời
Những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa:
+ Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ đã giành lại quyền tự chủ của người Việt từ tay chính quyền
đô hộ nhà Đường.
+ Cuộc cải cách của Khúc Thừa Hạo đã giúp:
Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.
Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến
các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực.
Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng
yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.
Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt
Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
Câu hỏi trang 84 Lịch Sử lớp 6
1. Quan sát hình 6 khai thác đoạn liệu 1, em hãy cho biết Ngô Quyền đã chuẩn bị
kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào.
Gợi ý trả lời
+ Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ
ạt tiến sang xâm lược nước ta.
+ Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam
Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Ngô Quyền cho quân vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển. Lợi
dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch
2. Theo em, trận địa Bạch Đằng sẽ gây khó khăn cho quân giặc?
Gợi ý trả lời
+ Giặc không thông thuộc địa hình, không nắm được thủy triều trong khi quân ta làm chủ địa
hình
+ Mang thái độ chủ quan, khinh địch, cậy là nước lớn nên coi thường quân ta
+ Quân Hán phải đánh lại một đất nước đoàn kết, quật cường, căm thù những kẻ xâm lăng
3. Dựa vào lược đồ hình 6 liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biến trận chiến trên
sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ
Gợi ý trả lời
+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào
nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh
giặc
+ Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước
triều đang lên.
+ Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta không biết.
+ Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán
chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
+ Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại
trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
+ Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.
4. Theo em, điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện thế nào?
Gợi ý trả lời
Điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền:
- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.
- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm quy luật lên xuống của con nươc thủy triều để
bố trí trận địa chiến đấu.
- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:
+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.
+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.
+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.
5. Dựa vào liệu 3, em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Gợi ý trả lời
- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch Đằng (938):
+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
+ chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta: kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến
phương Bắc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
+ Là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống.
III. Luyện tập vận dụng Lịch sử lớp 6 trang 85 KNTT
Luyện tập 1 Lịch sử 6 trang 85
Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ Ngô Quyền đã công lao đối với lịch sử dân
tộc?
Gợi ý trả lời
- Công lao của Khúc Thừa Dụ:
+ Lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ cho người Việt.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến
thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
- Công lao của Dương Đình Nghệ:
+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, khôi phục lại nền tự chủ của nước nhà.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến
thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
- Công lao của Ngô Quyền:
+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán.
+ Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc; mở ra thời đại mới thời đại độc lập, tự chủ lâu dài
của dân tộc Việt Nam.
Vận dụng 2 Lịch sử 6 trang 85
Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán?
Gợi ý trả lời
- Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán, vì nơi đây là khu vực
có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch:
+ Bạch Đằng cửa ngõ phía đông bắc và đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào
nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn
sẽ phải đi qua cửa biển này.
+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, đó có nhiu núi cao, nhiều nhánh sông đổ li, sóng
cn man mác giáp tận chân trời; cây cối um tùm che lp b sông.
+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh.
Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại sâu, từ 8 mét - 18 mét.
Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh (khoảng 0.3 mét trong một giờ) ào ào xuôi ra biển, mực
nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.
Vận dụng 3 Lịch sử 6 trang 85
Lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu dưới đây và thực hiện:
- Viết khoảng 7-10 câu giới thiệu về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu thích nhất
chia sẻ với bạn.
- Sưu tầm thêm thông tin, hình ảnh có liên quan đến một vấn đề em m đắc nhất của bài
học từ sách, báo, internet và tập trình bày theo cách của mình.
Gợi ý trả lời
+ Viết (khoảng 7-10 câu) về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X em u thích nhất
chia sẻ với bạn:
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây,
Hà Nội). Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc,
vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự
chủ. Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm
lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô
Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay “vị tổ trung hưng” của nước
Việt. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra
thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều ngôi
trường, con đường được đặt theo tên ông.
| 1/4

Preview text:

I. Phần mở đầu trang 80 Lịch sử 6 KNTT
Mùa xuân năm 40 từng vang lời thế bất hủ của Hai Bà Trưng:”Một xin rửa sạch nước thù; Hai
xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng”. Nhưng trong khoảng gần 900 năm, từ Hai Bà Trưng, Bà
Triệu đến Lý Bí, Mai Thúc Loan, đều chưa được trọn vẹn lời thề. Cuối cùng, ai là người đã
hoàn thành trọn vẹn được ước nguyện độc lập thiêng liêng ấy và thực hiện thông qua những sự kiện nào? Gợi ý trả lời
- Ngô Quyền là người hoàn thành được trọn vẹn ước nguyện: đánh đuổi chính quyền đô hộ
phương Bắc giành lại nền độc lập, tự chủ của người Việt.
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của người Việt dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền đã: chấm
dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.
II. Phần Nội dung bài học trang 81, 82, 83, 84, 85 Lịch sử 6 KNTT
Câu hỏi trang 81 Lịch Sử lớp 6
1. Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc. Gợi ý trả lời
Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để gây dựng nền tự chủ cho dân tộc:
+ Xây dựng chính quyền tự chủ, độc lập với phong kiến phương Bắc
+ Đặt lại các khu vực hành chính, cử người trông coi mọi việc đến tận xã
+ Định lại mức thuế cho công bằng, bãi bỏ mọi thứ lao dịch của thời Bắc thuộc
+ Lập lại sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí cho thống nhất
+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.
2. Theo em, những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa như thế nào? Gợi ý trả lời
Những việc làm của cha con Khúc Thừa Dụ có ý nghĩa:
+ Cuộc nổi dậy của Khúc Thừa Dụ đã giành lại quyền tự chủ của người Việt từ tay chính quyền đô hộ nhà Đường.
+ Cuộc cải cách của Khúc Thừa Hạo đã giúp:
• Củng cố chính quyền tự chủ của người Việt.
• Xây dựng được một chính quyền dân tộc thống nhất, vững mạnh từ trung ương đến
các làng xã, khắc phục được tính phân tán quyền lực.
• Bồi dưỡng sức dân; thúc đẩy sức sản xuất đồng thời tập hợp được mọi lực lượng
yêu nước để bảo vệ nền tự chủ.
• Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt
Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
Câu hỏi trang 84 Lịch Sử lớp 6
1. Quan sát hình 6 và khai thác đoạn tư liệu 1, em hãy cho biết Ngô Quyền đã chuẩn bị
kế hoạch cho trận thủy chiến chặn giặc như thế nào. Gợi ý trả lời
+ Năm 938, quân Nam Hán do Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ
ạt tiến sang xâm lược nước ta.
+ Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam
Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.
+ Ngô Quyền cho quân vạt nhọn cọc lớn, đầu vạt bịt sắt, sau đó đóng ngầm cọc ở cửa biển. Lợi
dụng thủy triều lên xuống theo tự nhiên để dễ dàng chế ngự địch
2. Theo em, trận địa Bạch Đằng sẽ gây khó khăn gì cho quân giặc? Gợi ý trả lời
+ Giặc không thông thuộc địa hình, không nắm được thủy triều trong khi quân ta làm chủ địa hình
+ Mang thái độ chủ quan, khinh địch, cậy là nước lớn nên coi thường quân ta
+ Quân Hán phải đánh lại một đất nước đoàn kết, quật cường, căm thù những kẻ xâm lăng
3. Dựa vào lược đồ hình 6 và tư liệu 2 hãy thuật lại ngắn gọn diễn biến trận chiến trên
sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ Gợi ý trả lời
+ Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông kéo vào
nước ta theo đường biển. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền gấp rút chuẩn bị hoạch đánh giặc
+ Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.
+ Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.
+ Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán
chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.
+ Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại
trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
+ Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc thắng lợi.
4. Theo em, điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền thể hiện thế nào? Gợi ý trả lời
Điểm độc đáo trong cách tổ chức đánh giặc của Ngô Quyền:
- Tận dụng địa thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng để xây dựng trận địa tấn công giặc.
- Sáng tạo ra cách sử dụng các cọc ngầm và quy luật lên – xuống của con nươc thủy triều để
bố trí trận địa chiến đấu.
- Tổ chức, bố trí và sử dụng các lực lượng hợp lý, linh hoạt để tiêu diệt quân địch:
+ Bố trí các cánh quân bộ binh mai phục ở hai bên bờ sông; trong những vùng cây cối rậm rạp.
+ Sử dụng các chiến thuyền nhỏ, nhẹ để nghi binh, lừa địch.
+ Khi thủy triều bắt đầu rút, quân thủy và quân bộ phối hợp đổ ra đánh.
5. Dựa vào tư liệu 3, em hãy cho biết ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938. Gợi ý trả lời
- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng bạch Đằng (938):
+ Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.
+ Là chiến thắng lịch sử vẻ vang của dân tộc ta: kết thúc 1000 năm đô hộ của phong kiến
phương Bắc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
+ Là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống.
III. Luyện tập và vận dụng Lịch sử lớp 6 trang 85 KNTT
Luyện tập 1 Lịch sử 6 trang 85
Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền đã có công lao gì đối với lịch sử dân tộc? Gợi ý trả lời
- Công lao của Khúc Thừa Dụ:
+ Lật đổ chính quyền đô hộ của nhà Đường, giành lại quyền tự chủ cho người Việt.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến
thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
- Công lao của Dương Đình Nghệ:
+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán, khôi phục lại nền tự chủ của nước nhà.
+ Đặt nền móng, tạo điều kiện để cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam đi đến
thắng lợi hoàn toàn (năm 938).
- Công lao của Ngô Quyền:
+ Đánh đuổi quân xâm lược Nam Hán.
+ Chấm dứt hoàn toàn thời kì Bắc thuộc; mở ra thời đại mới – thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc Việt Nam.
Vận dụng 2 Lịch sử 6 trang 85
Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán? Gợi ý trả lời
- Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán, vì nơi đây là khu vực
có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ chức trận địa mai phục quân địch:
+ Bạch Đằng là cửa ngõ phía đông bắc và là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào
nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, quân Nam Hán chắn chắn
sẽ phải đi qua cửa biển này.
+ Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng
cồn man mác giáp tận chân trời; cây cối um tùm che lấp bờ sông.
+ Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh.
Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài cây số. Lòng sông đã rộng, lại sâu, từ 8 mét - 18 mét.
Khi thủy triều xuống, nước rút nhanh (khoảng 0.3 mét trong một giờ) ào ào xuôi ra biển, mực
nước chênh lệch khi cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét.
Vận dụng 3 Lịch sử 6 trang 85
Lựa chọn 1 trong 2 yêu cầu dưới đây và thực hiện:
- Viết khoảng 7-10 câu giới thiệu về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu thích nhất chia sẻ với bạn.
- Sưu tầm thêm thông tin, hình ảnh có liên quan đến một vấn đề mà em tâm đắc nhất của bài
học từ sách, báo, internet và tập trình bày theo cách của mình. Gợi ý trả lời
+ Viết (khoảng 7-10 câu) về một nhân vật lịch sử trong thế kỉ X mà em yêu thích nhất và chia sẻ với bạn:
Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây,
Hà Nội). Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra trang sử chói lọi của dân tộc,
vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Đất nước giành được độc lập, tự
chủ. Sau trận đại thắng lừng danh kim cổ trên sông Bạch Đằng, đập tan quân Nam Hán xâm
lược, Ngô Quyền lên ngôi vua, mở ra thời kỳ trung hưng rực rỡ của dân tộc. Bởi vậy, Ngô
Quyền được giới sử gia tôn vinh là “vua đứng đầu các vua”, hay là “vị tổ trung hưng” của nước
Việt. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra
thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta. Hiện nay, để tưởng nhớ công lao của ông, nhiều ngôi
trường, con đường được đặt theo tên ông.