Giải SBT Lịch Sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Trọn bộ Giải SBT Lịch Sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954). Tài liệu được biên soạn dưới dạng PDF gồm 10 trang các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có đáp án giúp bạn đọc tham khảo, ôn tập và đạt kết quả tốt trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Chủ đề: Chương 3: Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)
Môn: Lịch sử 12
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải bài tập SBT Lịch sử 12 bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực
dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Bài tập 1 trang 92, 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
1. Kế hoạch quân sự của Nava gồm mấy bước, dự định thực hiện trong thời gian bao lâu?
A. Gồm hai bước, thực hiện trong vòng 18 tháng.
B. Gồm ba bước, thực hiện trong vòng 18 tháng,
C. Gồm 4 bước, thực hiện trong vòng 2 năm.
D. Gồm 5 bước, thực hiện trong vòng 2 năm.
2. Theo kế hoạch Nava, quân Pháp tập trung đông nhất ở A. đồng bằng Bắc Bộ.
B. trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
C. dải ven biển miền Trung và Tây Nguyên. D. Bắc và Trung Lào.
3. Để phân tán lực lượng địch, trong Đông - Xuân 1953 - 1954, quân ta đã chủ
động tấn công địch ở các hướng
A. Tây Bác, đổng bằng Bắc Bộ, Táy Nguyên, Nam Trung Bộ.
B. Tây Bắc,'Trung Lào, Thượng Lào, Nam Trung Bộ.
C. Tây Bắc, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên.
D. Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Thượng Lào.
4. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến cuộc Đông - Xuân 1953 -1954 của quân và dân ta là
A. tiêu hao nhiều sinh lực địch, buộc chúng phải phân tán lực lượng đối phó với ta.
B. buộc địch phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta, làm phá sản bước đầu
kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ.
C. buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta, chấp nhận ngồi vào bàn
thưong lượng để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
D. làm cho kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn.
5. Theo Hiệp định Giơnevo năm 1954 vế Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân
dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miến Nam - Bắc, lấy giới
tuyến quân sự tạm thời theo
A. vĩ tuyến 15. C. vĩ tuyến 17.
B. vĩ tuyến 16. D. vĩ tuyến 18.
6. Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Việt Nam tiến tới thống
nhất bằng cuộc Tổng tuyển cử tự do trong cả nước tổ chức vào
A. tháng 7- 1955. C. tháng 8- 1955.
B. tháng 7- 1956. D. tháng 8- 1956. Trả lời: 1 2 3 4 5 6 A A C B C B
Bài tập 2 trang 94 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy điền chữ Đ vào ô o trước câu đúng hoặc chữ S vào ô □ trước câu sai.
1. Đến năm 1953, quân Pháp trên chiến trường Đông Dương ngày càng làm vào
thế phòng ngự bị động.
2. Để giành một thắng lợi quân sự nhằm "kết thúc chiến tranh trong danh dự", Pháp
- Mĩ đã đề ra kế hoạch quân sự Na-va (5 - 1953).
3. Điện Biên Phủ nằm ở vùng rừng núi Việt Bắc, có vị trí chiến lược then chốt ở
Đông Dương và cả Đông Nam Á.
4. Sau khi tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn
cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là "một pháo
đài bất khả xâm phạm".
5. Ngày 13 - 4 - 1954, quân ta nổ súng, mở đẩu cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
6. Ngày 7-5- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi
7. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến
đấu 128 200 tên địch, thu 19 000 súng các loại, phá huỷ 162 máy bay, 81 đại bác,
giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
8. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc bằng việc
kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 - 7 - 1954).
9. Ngày 8 - 5 - 1954, Hội nghị Giơnevơ khai mạc, thảo luận về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương Trả lời:
Đến năm 1953, quân Pháp trên chiến trường Đông Dương ngày càng làm vào
Đ thế phòng ngự bị động.
Để giành một thắng lợi quân sự nhằm "kết thúc chiến tranh trong danh dự",
Đ Pháp - Mĩ đã đề ra kế hoạch quân sự Na-va (5 - 1953).
Điện Biên Phủ nằm ở vùng rừng núi Việt Bắc, có vị trí chiến lược then chốt ở
S Đông Dương và cả Đông Nam Á.
Sau khi tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn
Đ cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là "một
pháo đài bất khả xâm phạm".
S Ngày 13 - 4 - 1954, quân ta nổ súng, mở đầu cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đ Ngày 7-5- 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến
Đ đấu 128 200 tên địch, thu 19 000 súng các loại, phá huỷ 162 máy bay, 81 đại
bác, giải phóng nhiều vùng rộng lớn trong cả nước.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc bằng
Đ việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21 — 7 — 1954).
Ngày 8 - 5 - 1954, Hội nghị Giơnevơ khai mạc, thảo luận về vấn đề lập lại
Đ hoà bình ở Đông Dương
Bài tập 3 trang 94, 95 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Điền tiếp những nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu dưới đây.
1. Nội dung chính của kế hoạch Nava :
a) Bước thứ nhất: thu - đông 1953 và xuân 1954 ...
b) Bước thứ hai: từ thu đông năm 1954, ...
2. Một số sự kiện chính trong tiến trình Hội nghị Giơnevơ về Đông Dưong a) Tháng 1 - 1954, ... b) Ngày 8-5- 1954, ... Trả lời:
1. Nội dung chính của kế hoạch Nava :
a) Bước thứ nhất: thu - đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự chiến lược ở
miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung và Nam, giành nhân lực,
vật lực, thanh toán Liên khu V, đồng thời mở rộng ngụy quân, xây dựng đội quân cơ động mạnh.
b) Bước thứ hai: từ thu đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền
Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta đàm
phán theo điều kiện có lợi cho Pháp và “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
2. Một số sự kiện chính trong tiến trình Hội nghị Giơnevơ về Đông Dưong
a) Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp ở Béc-lin thỏa
thuận triệu tập hội nghị Giơ-ne-vơ giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
b) Ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ bắt đầu bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở
Đông Dương. Phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn được
chính thức mời họp.
Bài tập 4 trang 95, 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy ghép thời gian với sự kiện lịch sử trong các bảng dưới đây cho phù hợp.
Bảng 1. Quân Pháp bị động phân tán lực lượng trước những đòn chủ động tấn công
của quân ta trong đông - xuân 1953 -1954 Thời gian
Sự kiện lịch sử
a) liên quàn Lào - Việt tấn công địch ở Trung
Lào, Nava phải tăng cường lực lượng ở Xênô. 1. Ngày 10-12- 1953,
b) liên quân Lào - Việt tấn công địch ở Thượng 2. Đầu tháng 12- 1953,
Lào, Nava vội tăng cường lực lượng cho Luông 3. Cuối tháng 1 -1954, Phabang và Mường Sài.
4. Đầu tháng 2- 1954, 5. Ngày c) quân ta tấn công địch ở Lai Châu, Nava vội 21 - 7-1954,
tăng quân cho Điện Biên Phủ.
d) quân ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên, Nava
vội tăng cường lực lượng cho Plâyku. Trả lời: 1-c 2-a 3-b 4-d
Bảng 2. Những diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ Thời gian
Sự kiện lịch sử
a) quân ta đổng loạt tiến công các cứ
1. Từ ngày 13-3 đến ngày 17-3-1954,
điểm phía đông phân khu Trung tâm.
2. Từ ngày 30-3 đến ngày 26-4-1954,
b) quân ta tiến công tiêu diệt cứ điểm
3. Từ ngày 1 -5 đến ngày 7-5-1954,
Him Lam và toàn bộ phân khu BắC. 4. Ngày 21 -7-1954,
c) quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Trả lời: 1-b 2-a 3-c 4- (trống)
Bài tập 5 trang 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Quan sát lược đổ hình 54 trong SGK, hãy trình bày tóm tắt diễn biến của chiến
dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trả lời:
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt
Đợt 1, từ ngày 13/03 đến 17/03/1954: Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him Lam
và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.
Đợt 2, từ ngày 30/03 đến 26/04/1954:
• Ta đồng loạt tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh như E1, D1,
C1, C2, A1 …, chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây,
chia cắt, khống chế địch.
• Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ.
• Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.
Đợt 3, từ ngày 01/05 đến 07/05/1954:
• Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các
căn cứ còn lại của địch.
• Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch.
• 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban tham
mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
• Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao,
kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
Bài tập 6 trang 95, 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Hãy chứng minh: Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất, có
tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954). Trả lời:
1) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của dân tộc ta dưới
sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua 9 năm
(1945-1954). Trong 9 năm chống Pháp, chúng ta đã có nhiều thắng lợi trên mặt
trận quân sự như: Chiến thắng Việt Bắc thu-đông (1947), chiến thắng Biên giới
thu-đông (1950), các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ cuối năm 1950
đến giữa năm 1951 (chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung),
chiến dịch Hòa Bình đông-xuân 1951-1952, những thắng lợi trong cuộc Tiến công
chiến lược Đông-Xuân 1953-1954,….và có cả những chiến dịch phối hợp với quân
dân Lào (chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953, Trung Lào tháng 12-1953, Thượng
Lào tháng 1-1954). Mỗi chiến dịch ta giành thắng lợi nêu trên đều có ý nghĩa quan
trọng, làm cho quân độ Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải dựa vào sự
viện trợ của Mĩ (từ năm 1950). Song thắng lợi của các chiến dịch này chưa đủ để
buộc Pháp phải kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.
2) Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là
chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ
giúp sức. Kế hoạch Nava được coi là quân bài cuối cùng của Pháp và Mĩ trong
cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Cả Pháp và Mĩ đều hi vọng sẽ kết thúc chiến
tranh trong danh dự trong vòng 18 tháng (kế hoạch này được đưa ra vào tháng
5-1953). Nhưng tất cả ý đồ của Pháp và Mĩ đều bị chúng ta làm phá sản, trong đó
nếu các cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 bước đầu ta làm phá sản
kế hoạch Nava, thì chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch
ấy. Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc
kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn
đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.
3) Hi vọng sớm kết thúc chiến tranh có lợi cho mình, Pháp và Mĩ đã chọn Điện
Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tập đoàn này
gồm 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu (phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân
khu Nam), quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí vào loại hiện đại, tối tân nhất.
Chúng tuyên bố, đây sẽ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, nếu quân ta động đến sẽ
bị nghiền nát. Về phía ta, Đảng và Chính phủ thể hiện quyết tâm phải làm phá sản
hoàn toàn kế hoạch Nava bằng việc tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, chưa có chiến dịch nào ta lại chuẩn bị
chu đáo, đầy đủ như vậy. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đều chung một ý
chí: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thăng.
Kết quả, qua 3 đợt tấn công (từ 13-3 đến 7-5-1954), toàn bộ quân Pháp ở Điện
Biên Phủ là 16200 tên đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống.
Nước Pháp coi đây là thất bại nhục nhã nhất, cả nước treo cờ rủ trong 1 tuần lễ.
4) Trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ ban đầu Đảng và Chính phủ ta không
hề muốn chiến tranh, muốn hòa bình và độc lập dân tộc. Chúng ta đã nhiều lần thể
hiện thiện chí này: kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946,
nhưng chúng không nghiêm chỉnh chấp hành, ngược lại vẫn thể hiện dã tâm xâm
lược nước ta lần nữa. Vì vậy, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
xâm lược bùng nổ (19-12-1946).
Trước khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Chính phủ ta vẫn sẵn sàng
thương lượng với Pháp để có một nền hòa bình, tránh chiến tranh đổ máu, nhưng
Pháp không chấp nhận. Điều này chứng tỏ, nếu ta không có thắng lợi quyết định về
mặt quân sự thì không thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán. Nhận thức rõ yếu tố
quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là chiến thắng về mặt
quân sự, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên
Phủ. Chiến dịch kết thúc thắng lợi đã buộc Pháp và Mĩ phải ngồi vào bàn đàm
phán tại Hội nghị Giơnevơ. Kết quả của Hội nghị sau đó đã giúp cho miền bắc
nước ta (từ vĩ tuyến 17) được giải phóng. Từ năm 1954, miền Bắc trở thành hậu
phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này.
Bài tập 7 trang 97 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Trả lời:
1. Nguyên nhân thắng lợi
• Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với
đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
• Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.
• Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có mặt trận dân
tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang sớm xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
• Có hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
• Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung.
• Sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân
chủ nhân dân khác, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
* Nguyên nhân quan trọng hơn cả:
• Do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với
đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
• Đảng lãnh đạo là nguyên nhân chi phối các nguyên nhân khác …
• Nếu không có Đảng lãnh đạo tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc và của
thời đại. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 2. Ý nghĩa lịch sử
• Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân của Pháp
trong gần một thế kỷ trên đất nước ta.
• Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ
sở để nhân dân ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
• Miền Nam tiếp tục đấu trang chống Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
• Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, nô dịch của chủ nghĩa đế quốc
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
• Góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới ở Á, Phi, Mỹ La- tinh.
• Cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng mình.
Document Outline
- Bài tập 1 trang 92, 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 2 trang 94 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 3 trang 94, 95 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 4 trang 95, 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 5 trang 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 6 trang 95, 96 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12
- Bài tập 7 trang 97 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 12