-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng| Kết nối tri thức
bài 5 Nhân giống vô tính cây trồng sách Kết nối tri thức. Lời giải Công nghệ 7 tổng hợp câu hỏi và lời giải cho từng mục, từng phần trong SGK Công nghệ 7, được trình bày chi tiết dễ hiểu, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong mỗi bài.
Chương 1: Trồng trọt (KNTT) 14 tài liệu
Công Nghệ 7 490 tài liệu
Giải SGK Công nghệ 7 Bài 5: Nhân giống vô tính cây trồng| Kết nối tri thức
bài 5 Nhân giống vô tính cây trồng sách Kết nối tri thức. Lời giải Công nghệ 7 tổng hợp câu hỏi và lời giải cho từng mục, từng phần trong SGK Công nghệ 7, được trình bày chi tiết dễ hiểu, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong mỗi bài.
Chủ đề: Chương 1: Trồng trọt (KNTT) 14 tài liệu
Môn: Công Nghệ 7 490 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Công Nghệ 7
Preview text:
Mở đầu trang 21 SGK Công nghệ 7
Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính thường áp dụng cho đối
tượng cây trồng nào? Có những phương pháp cụ thể nào và quy trình thực hiện ra sao? Đáp án:
- Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính thường áp dụng cho cây ăn
quả, cây hoa, cây cảnh,…
- Nhân giống cây trồng bằng phương pháp vô tính có những phương pháp sau:
+ Giâm cành: Cắt một đoạn cành bánh tẻ (không quá non hoặc quá già) có đủ
mắt, nhúng phần gốc vào phần dung dịch kích thích ra rễ, sau đó cắm xuống
đất ẩm cho cành ra rễ và phát triển thành cây mới.
+ Ghép: Dùng một bộ phận sinh dưỡng của cây (mắt ghép, gốc ghép, chồi
ghép) ghép vào một cây khác (gốc ghép), sau đó bó lại.
+ Chiết cành: Chọn cành khỏe mạnh trên cây mẹ. Lấy dao tách một đoạn vỏ ở
vị trí cần chiết, sau đó dùng thuốc kích thích ra rễ và hỗn hợp đất thích hợp bó
vào đoạn cành vừa tách vỏ, bọc nylon ra ngoài rồi dùng dây buộc chặt hai
đầu. Sau một thời gian, khi đoạn cành được bó đất đã mọc rễ thì cắt khỏi cây mẹ rồi đem trồng.
Khám phá trang 21 SGK Công nghệ 7
Trình bày kĩ thuật giâm cành một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em. Đáp án:
Kĩ thuật giâm cành một loại cây trồng phổ biến ở địa phương em: cây hoa hồng
- Cắt cành bánh tẻ có đủ mắt.
- Nhúng phần gốc vào dung dịch kích thích ra rễ.
- Cắm phần gốc xuống đất ẩm.
Vận dụng trang 23 SGK Công nghệ 7
Thực hiện giâm cành cho một đối tượng cây trồng phù hợp ở gia đình hoặc địa phương em. Đáp án:
Thực hiện giâm cành hoa hồng bằng khoai tây.
- Lựa chọn vật liệu và dụng cụ:
+ Mẫu thực vật: cành bánh tẻ của cây hoa hồng, củ khoai tây. + Dụng cụ:
- Tiến hành giâm cành theo 5 bước:
+ Chọn cành giâm: chọn cành cánh tẻ, khỏe mạnh, không bị sâu, bệnh.
+ Cắt cành giâm: khoảng 20 cm và cắt chéo góc 45 độ. Sau đó cắt hết phần lá
và gai ở thân dưới và giữ lại lá ở trên.
+ Xử lí cành giâm: nhúng cành sau khi cắt vào các sản phẩm kích rễ trước khi giâm cành vào khoai tây.
+ Cắm cành giâm: Dùng que cứng đục một lỗ trên củ khoai tây bằng với
đường kính của cành hồng. Tiến hành cắm cành hoa hồng vào lỗ đã đục trên
khoai tây. Sau đó, đem trồng khoai vào hố đã đào sẵn và vun đất lại sao cho củ khoai bị vùi toàn bộ.
+ Chăm sóc cành giâm: Mỗi ngày tiến hành tưới nước sao cho cây luôn đủ độ
ẩm cần thiết. Trong quá trình chăm sóc hạn chế đụng vào cành để rễ cây phát triển ổn định.