Giải SGK Đạo đức lớp 5 Cánh diều Bài 5: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt
Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải bài tập đạo đức lớp 5 cánh diều Bài 5: Em bảo vệ cái đúng, cái tốt là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn đạo đức lớp 5 Cánh Diều. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Môn: Đạo Đức 5
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đạo đức lớp 5 trang 26 Khởi động
Câu hỏi (trang 26 SGK Đạo đức lớp 5): Nghe hoặc hát theo bài hát Nói lời hay –
Làm việc tốt của nhạc sĩ Mai Trâm và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Bạn trong bài hát đã làm được những việc tốt nào? Hướng dẫn:
- Bạn nhỏ trong bài hát đã làm được những việc tốt như:
+ Biết dạ thưa, xin lỗi, cảm ơn + Đối xử văn mình
+ Nhặt được của rơi trả lại người mất
Đạo đức lớp 5 trang 26, 27,28 Khám phá
Câu hỏi 1 (trang 26, 27 SGK Đạo đức lớp 5): Mô tả việc làm của các bạn trong
tranh dưới đây và trả lời câu hỏi Câu hỏi:
a. Theo em, cái đúng, cái tốt nào cần được bảo vệ qua lời nói, việc làm của các bạn trong những tranh trên?
b. Em hãy kể thêm những cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ. Hướng dẫn:
* Mô tả về các bức tranh
+ Bức tranh 1: nói về một giờ chào cờ, hai bạn nam đang nói chuyện và cười đùa rất
vui vẻ, bạn nữ thấy vậy đã góp ý là yêu cầu hai bạn không mất trật tự
+ Bức tranh 2: Nói về một nhóm bạn đang đi học và giúp đỡ một bà cụ sang đường,
nhưng có một bạn lại giục các bạn đi học kệ à cụ tự qua đường được
+ Bức tranh 3: Nói về một bạn nhỏ bị ngã xuống sông và hai bạn còn lại đang tìm cách để cứu bạn lên
+ Bức tranh 4: Nói về 2 bạn nhỏ sau khi mua hàng nhận ra người bán hàng trả thừa
lại tiền cho mình nên đã quay lại để trả lại cho người bán hàng
a. Theo em cái đúng cái tốt cần được bảo vệ qua lời nói và việc làm của các bạn
trong những bức tranh kia như là:
- Việc bạn nữ nhắc các bạn nam không mất trật tự trong giờ chào cờ
- Các bạn nhỏ dắt bà cụ qua đường
- Hai bạn nhỏ cứu bạn khỏi đuối nước
- Hai bạn nữ quay lại để trả lại tiền thừa
b. Những cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ như:
- Nhặt được cảu rơi trả lại người mất
- Báo cáo chú công an khi phát hiện ra tên trộm
- Giúp đỡ người đi đường khi xảy ra va chạm …
Câu hỏi 2 (trang 27, 28 SGK Đạo đức lớp 5): Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
CHÚ CẢNH SÁT ĐÁNG MẾN
Một lần, xe chở Thủ tướng Anh Uyn-tơn Sức-sin (Winston Churchill) đang đi dự một
cuộc họp rất quan trọng thì gặp một vụ tai nạn trên đường nên phải đi chậm lại. Ông
rất sốt ruột và không ngừng giục người lái xe phải đi nhanh. Người lái xe cũng rất
vội vàng, vì thế đã vượt đèn đỏ. Một chú cảnh sát giao thông nhanh chóng đi đến và
ra lệnh dừng xe của họ lại để tiến hành xử phạt vi phạm giao thông.
Lái xe đến bên chú cảnh sát và nói: "Đây là xe của Thủ tướng Uyn-tơn Sức-sin, anh
có thể cho chúng tôi đi được không?".
Chú cảnh sát trả lời: "Dù là xe của Thủ tướng Uyn-tơn Sắc-sin cũng không thể
vượt đèn đỏ bừa bãi như vậy được".
Nói xong, chú cảnh sát viết một tờ giấy phạt đưa cho lái xe. Tuy Thủ tướng đến họp
muộn, nhưng ông rất vui vì đất nước có những người cảnh sát chính trực như vậy.
(Theo Kỷ Giang Hồng, 1001 Câu chuyện bồi dưỡng phẩm chất tốt, NXB Thanh Niên, H, 2020) Câu hỏi
a. Em có nhận xét gì về việc làm của chú cảnh sát trong câu chuyện trên?
b. Theo em, vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt? Hướng dẫn:
a. Em thấy chú cảnh sát trong chuyện trên đã làm đúng với nhiệm vụ và quyền hạn
của mình. Mặc dù là xe của thủ tướng nhưng vi phạm luật giao thông thì đều bị xử phạt nghiêm túc
b. Theo em cần bảo vệ cái đúng cái tốt vì:
- Để cái đúng, cái tốt, không bị cái xấu, cái sai lấn át
- Để cái đúng, cái tốt được phát huy, được nhân rộng
-Để cuộc sống thêm an toàn, lành mạnh và tốt đẹp
Câu hỏi 3 (trang 28 SGK Đạo đức lớp 5): Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu Câu hỏi:
a. Theo em, đâu là cách để bảo vệ cái đúng, cái tốt?
b. Hãy kể thêm các cách để bảo vệ cái đúng, cái tốt khác mà em biết. Trả lời:
a. Theo em cách để bảo vệ cái đúng cái tốt trong các tranh gồm:
- Hình 1: Việc các bạn bảo vệ bạn Hiền khi bạn Hiền nói với cô là không được vứt
rác không đúng nơi quy định
- Hình 2: Việc các bạn cùng tưới cây để cay tươi tốt và phát triển hơn
- Hình 3: Việc can ngăn bạn không nên hái trộm xoài vì đó là một việc làm sai
- Hình 4: Việc các bạn khen ngợi và ủng hộ khi bạn được tuyên dương vì làm việc tốt
b. Các cách khác để bảo vệ cái đúng, cái tốt
- Ủng hộ bạn khi bạn nhặt được đồ đánh rơi và trả lại cho người làm mất
- Khuyên bạn không nên đi học muộn
- Bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt
Đạo đức lớp 5 trang 29, 30 Luyện tập
Luyện tập 1 (trang 29 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em đồng tình hay không
đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Những việc làm sai trái mà không liên quan đến mình thì không cần lên tiếng, bảo vệ.
b. Đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
c. Bảo vệ cái đúng, cái tốt làm cho xã hội tiến bộ và văn minh hơn.
d. Sự thờ ơ, vô cảm tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác lây lan trong xã hội.
e. Bảo vệ cái đúng, cái tốt chỉ là việc làm của người lớn
g. Đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái tốt. giúp rèn luyện đức tính dũng cảm, sống có trách nhiệm. Hướng dẫn:
a. Không đồng tình, khi mình thấy có những việc làm sai trái của bạn bè hoặc những
người xung quanh mình, mình cần phải góp ý và chỉ ra cho bạn thấy điều đó là
không tốt, khuyên bạn không nên tiếp tục làm như vậy
b. Đồng ý. Vì khi đấu tranh bảo vệ cái đúng cái tốt sẽ đẩy lùi đi những cái xấu cái sai
c. Đồng tình. Khi những việc làm đúng, việc làm tốt được nêu cao, thì sẽ làm giảm đi
những việc làm xấu, xã hội sẽ bớt đi những tệ nạn và an toàn xã hộ sẽ được nâng cao
d. Đồng tình. Khi chúng ta không lên án và đấu tranh chống lại những việc làm sai
trái thì những việc đó sẽ xảy ra ngày càng nhiều và làm mất an toàn xã hội
e. Không đồng tình. Việc đấu tranh bảo vệ cái đúng cái tốt là việc làm của tất cả mọi
người, trẻ em có thể bảo vệ những cái tốt phù hợp với lứa tuổi của mình và người lớn cũng vậy
d. Đồng tình. Việc bảo vệ cái đúng cái tốt cũng là rèn cho mình một ý chí quyết tâm tốt và sự dũng cảm
Luyện tập 2 (trang 29 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Xử lí tình huống Tình huống 1
Trên đường đi học về, Nam và Hà phát hiện một nhóm người đang lấy cắp nhiều
đoạn rào chắn bằng sắt. Nam rất bất bình, nhưng Hà nói: "Thôi kệ đi, việc này không liên quan đến mình!".
? Nếu là Nam, em sẽ làm gì? Tình huống 2
Trong tiết sinh hoạt lớp, Lan nói với Hiền: "Tuần này, lớp mình có một số thành viên
vi phạm nội quy. Mình muốn có ý kiến, nhưng lại sợ các bạn không vui và ghét mình”.
? Nếu là Hiển, em sẽ khuyên Lan điều gì? Vì sao? Tình huống 3
Hoa bị khuyết tật ở chân nên gặp khó khăn khi đi lại. Huyền đã tình nguyện đào Hoa
tới trường mỗi ngày, dù trời nắng hay mưa. Biết hành động cao đẹp của Huyền, Nga
băn khoăn không biết mình nên làm gì để lan toả câu chuyện đẹp của Huyền đến mọi người.
? Nếu là Nga, em sẽ làm gì? Vì sao? Tình huống 4
Trong giờ thảo luận nhóm. Ân không làm các nhiệm vụ được phân công mà ngồi
làm việc riêng. Kết thúc thảo luận, cô giáo đề nghị đánh giá mức độ tham gia của
các thành viên. Thuỳ nói: "Hôm nay, Ân không tích cực thực hiện nhiệm vụ". Ân
phản ứng và cho rằng Thuỷ không thích mình nên đánh giá như vậy.
? Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gi? Vì sao? Trả lời:
- Tình huống 1: Nếu em là Nam em sẽ khuyên Hà rằng nếu chúng ta bỏ qua thì sẽ
có rất nhiều đoạn rào chắn bị mất và những người xấu sẽ vẫn tiếp tục làm như vậy,
sau đó sẽ báo cáo lên cơ quan công an
- Tình huống 2: Nếu em là Hiền, em khuyên Lan nên báo cáo với cô để cô có những
hình phạt đúng với các lỗi vi phạm của các bạn. Nếu không báo cáo vối cô các ạn sẽ
không biết sai để sửa và tiếp tục vi phạm
- Tình huống 3: Nếu em là Nga em sẽ viết bài nêu lên tấm gương của Huyền và bỏ
vào hòm thư góp ý hoặc nộp lên cho cô tổng phụ trách để thứ 2 đầu tuần có thể
tuyên dương bạn trước toàn trường
- Tình huống 4: Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ tấn thành với ý kiến của bạn
Thuỳ và nói với Ân rằng công việc bạn được nhóm giao cho nhưng bạn không hoàn
thành nó nên bạn phải nhận đánh giá không tốt
Luyện tập 3 (trang 30 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Đọc nhận định sau và xây
dựng bài thuyết trình theo nhóm về cách bảo vệ cái đúng, cái tốt:
Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của
người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.
Móc-tin Lu-dơ Kinh (Martin Luther King) Trả lời:
“Kẻ xấu” mà tác giả muốn nói đến là những người như thế nào? Đó là những con
người có tâm địa xấu xa, gây ảnh hưởng đến mọi người và môi trường xung quanh,
đến cộng đồng. Vì thế “lời nói và hành động” của kẻ xấu chính là những lời dối trá,
giễu cợt, gièm pha, khích bác…là những hành động côn đồ, lưu manh, làm tổn hại
đến tinh thần và cả thể chất của người khác, đến lợi ích chung của cộng đồng. Vậy
còn “người tốt” thì sao? Đó là những người có lối sống đúng đắn, tâm hồn nhân hậu,
trong sáng, hiểu biết đúng sai, phải trái ở đời. Nhưng “im lặng” ở đây lại là sự không
hành động, không phản ứng, thờ ơ hoặc hèn nhát, quay lưng với mọi chuyện diễn ra
xung quanh. “Sự im lặng của người tốt” chính là thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm với
cộng đồng của những người vốn có bản tính tốt đẹp. Vậy chúng ta cần làm gì?
Chúng ta hãy biết dũng cảm đứng lên đấu tranh với cái xấu, cái ác, tuyên truyền, cổ
động những người xung quanh mình để tạo nên một cộng đồng tốt đẹp và dũng cảm.
Đạo đức lớp 5 trang 30 Vận dụng
Vận dụng 1 (trang 30 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em hãy cùng các bạn thiết kế
góc học tập của lớp với chủ đề Vườn hoa nghìn việc tốt để tuyên dương những việc
làm đúng, việc làm tốt của các bạn trong lớp. Hướng dẫn:
-Tuyên dương những việc làm tốt như
+ Giữ gìn vệ sinh chung trong lớp
+ Giúp đỡ bạn trong học tập
+ Nhặt được của rơi trả người đánh mất
+ Bảo vệ bạn khi bị bắt nạt
Vận dụng 2 (trang 30 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Chia sẻ với bạn về việc mạnh
dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt của bản thân em hoặc của người khác mà em đã chứng kiến. Trả lời:
Một việc em đã làm để bảo vệ cái đúng, cái tốt là khi em thấy một nhóm bạn đang
phân biệt đối xử và kỳ thị một người bạn mới trong lớp. Bạn ấy có ngoại hình khác
biệt, và nhóm bạn khác đã bắt đầu trêu chọc và gọi bạn ấy bằng những biệt danh không hay.
Em không thể đứng nhìn tình huống này diễn ra mà không làm gì. Em đã tiếp cận
bạn ấy và trò chuyện để biết thêm về bạn ấy và tạo cơ hội tiếp xúc. Em cảm thấy
mọi người xứng đáng được đánh giá qua nhân cách và phẩm chất của họ, chứ
không chỉ dựa trên ngoại hình.
Khi em trò chuyện với bạn ấy, em nhận thấy bạn ấy rất hòa nhã và thông minh. Em
cảm thấy tức giận với sự kỳ thị và quyết tâm bảo vệ bạn ấy. Em đã nói với nhóm bạn
rằng việc phân biệt đối xử và kỳ thị là không đúng và không công bằng. Em cũng
khuyến khích nhóm bạn hiểu rằng chúng ta nên tôn trọng và đối xử công bằng với
tất cả mọi người, không phụ thuộc vào ngoại hình hay gu thời trang.
Vận dụng 3 (trang 30 SGK Đạo đức 5 - Cánh diều): Em hãy cùng bạn xây dựng
một tiểu phẩm về chủ đề Bảo vệ cái đúng, cái tốt, và đóng vai trước lớp. Hướng dẫn:
* Tiểu phẩm: Bảo vệ cái đúng, cái tốt và đóng vai trước lớp Nhân vật: - Nam (em) - Hà (bạn) - Lan (bạn) - Hiền (bạn)
- Bạn nữ bị bắt nạt (Thu)
Bối cảnh: Trong sân trường, Nam, Hà, Lan và Hiền đang đi qua khi thấy Thu bị bắt nạt.
(Nam, Hà, Lan và Hiền tiến lại gần Thu)
Nam: (nhìn thấy Thu bị bắt nạt) Hày cùng nhau bảo vệ cái đúng và cái tốt. Chúng ta
không thể để Thu bị bắt nạt mà không làm gì.
Lan: (đến gần Thu) Xin lỗi, nhưng chúng tôi không thể đứng nhìn một bạn bị đối xử
xấu mà không làm gì. Chúng tôi ở đây để giúp đỡ.
Hiền: (đến gần Thu) Đúng rồi, chúng tôi tin rằng mọi người đều xứng đáng được
kính trọng và bình đẳng. Chúng tôi không chấp nhận hành vi bắt nạt trong trường học.
(Nam, Hà, Lan và Hiền đứng chung quanh Thu, bảo vệ cô)
Nam: (lên tiếng) Xin chào, các bạn! Chúng tôi muốn nói rõ rằng bắt nạt là một hành
vi không đúng và không tốt. Mọi người nên đối xử tôn trọng và hỗ trợ nhau, không
phân biệt giới tính, ngoại hình hay bất kỳ yếu tố nào khác.
(Học sinh xung quanh dừng lại và chú ý đến cuộc tranh luận)
Hà: (bổ sung) Đúng vậy, chúng ta hãy hợp tác để tạo ra một môi trường học tập an
toàn và tử tế cho tất cả mọi người. Chúng ta có thể đạt được điều đó bằng cách tôn
trọng và chia sẻ tình yêu thương với nhau.
Lan: (đồng ý) Đúng rồi, mọi người. Chúng ta không nên đánh giá người khác dựa
trên ngoại hình hay bất kỳ yếu tố bên ngoài nào khác. Hãy đánh giá nhau dựa trên nhân cách và hành động.
Hiền: (quyết định) Chúng ta không thể để những hành vi bắt nạt tồn tại trong trường
học. Hãy cùng nhau đứng vững và không im lặng trước sự bất công và bạo lực.
(Bạn nữ bị bắt nạt, Thu, cảm thấy được sự ủng hộ và đồng lòng của Nam, Hà, Lan và Hiền)
Thu: (cảm kích) Cảm ơn các bạn đã đứng ra bảo vệ tôi. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ và quan tâm của các bạn.
Nam: (nụ cười) Không có gì phải cảm kích cả, Thu. Chúng tôi chỉ làm điều đúng và tốt thôi.
Hà: (gật đầu) Đúng vậy, chúng tôi chỉ muốn xây dựng một môi trường học tập tốt
đẹp và công bằng cho tất cả mọi người.
(Lần này, Nam, Hà, Lan và Hiền đã đứng lên bảo vệ Thu khỏi hành vi bắt nạt. Họ đã
sẵn sàng đứng lên và nói lên lý do tại sao bắt nạt không được chấp nhận, và hướng
dẫn mọi người xây dựng một môi trường học tập tôn trọng và hỗ trợ nhau. Bằng
việc đứng vững và tạo ra sự đoàn kết, họ đã cho thấy rằng không ai nên bị bỏ lại
phía sau và rằng mọi người xứng đáng được đối xử bình đẳng và tôn trọng.