-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải SGK Đạo đức lớp 5 kết nối tri thức Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt (KNTT) 1 tài liệu
Đạo Đức 5 31 tài liệu
Giải SGK Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt
Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải SGK Đạo đức lớp 5 kết nối tri thức Bài 4: Bảo vệ cái đúng, cái tốt là tài liệu dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố các kiến thức môn Đạo đức lớp 5 Kết nối tri thức. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề: Bảo vệ cái đúng, cái tốt (KNTT) 1 tài liệu
Môn: Đạo Đức 5 31 tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đạo Đức 5
Preview text:
Đạo đức lớp 5 trang 25 Khởi động
Khởi động trang 25 SGK Đạo đức lớp 5: Em hãy kể về một việc làm đúng, tốt của
các bạn trong lớp, trong trường mà em đã chứng kiến. Theo em, chúng ta cần ứng
xử như thế nào với những việc làm đó? Hướng dẫn:
- HS kể tên những việc làm tốt của các bạn trong lớp trong trường mà bản thân đã
chứng kiến và nêu cách ứng xử của bản thân với việc đó
+ Em đã chứng kiến bạn Nam nhặt rác rơi ở sân trường bỏ vào thùng rác. Em rất
đồng tình với việc làm của bạn, vì việc làm của bạn đã góp phần vào bảo vệ môi trường.
+ Em đã chứng kiến bạn Hoa sau mỗi giờ ăn cơm trưa thường mang cơm thừa cho
bầy mèo hoang ở sân bóng sau trường, em rất đồng tình với việc làm của bạn vì
việc làm đó thể hiện tình yêu thương động vật.
Đạo đức lớp 5 trang 25 Khám phá
Khám phá 1 trang 25 SGK Đạo đức lớp 5: Nhận biết cái đúng, cái tốt cần được bảo vệ.
Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu: Câu hỏi:
- Hãy chỉ ra những cái đúng, cái tốt cần được bảo vệ trong những tranh trên.
- Em hãy kể thêm những cái đúng, cái tót khác cần được bảo vệ mà em biết. Hướng dẫn:
- HS thực hiện quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi
+ Tranh 1: Cái tốt cần được bảo vệ ở đây là việc không nên cho bạn chép bài, vì khi
cho bạn chép bài sẽ khiến bạn có thói quen bị ỉ lại và không tự suy nghĩ, cố gắng.
+ Tranh 2: Cái tốt cần được bảo vệ trong tranh là việc người chị khuyên em trai nên
đội mũ bảo hiểm, vì đội mũ bảo hiểm là chấp hành tốt luật an toàn giao thông và giữ
được an toàn cho chính bản thân mình.
+ Tranh 3: Cái tốt cần được bảo vệ ở đây là việc bạn Lan dù sắp muộn học vẫn nán
lại để giúp đưa bà cụ qua đường, điều này thể hiện lòng tôn trọng và quý mến người già.
+ Tranh 4: Cái tốt cần được bảo vệ là lời nói của người anh khi yêu cầu em trai giúp
mình dọn dẹp sau khi ăn cơm và mình sẽ là người rửa bát. Việc này giúp người em
rèn luyện được ý thức tự giác và biết giúp đỡ anh trong công viêc gia đình.
- HS suy nghĩ kể ra thêm những cái đúng, cái tốt khác cần được bảo vệ.
+ Bạn Hoa nhận nuôi một chú cún con đi lạc.
+ Bạn Minh giúp các em nhỏ lấy quả cầu lông bị mắc trên cây.
+ Nghĩa và Hùng giúp đỡ bà Loan là người già neo đơn của xóm dọn dẹp nhà cửa, ruộng vườn.
Khám phá 2 trang 26 SGK Đạo đức lớp 5: Tìm hiểu vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi:
Bảo vệ như thế là rất tốt
Đơn vị bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu có thêm một chiến sĩ mới. Đó là Lí Phúc Nha,
người dân tộc Sán Chỉ.
Ngày đầu đứng gác trước nhà Bác, Nha vừa tự hào, vừa lo. Anh chăm chú nhìn con
đường dẫn vào vọng gác. Đang quan sát, bỗng anh thấy từ xa một cụ già cao, gầy,
chân đi dép cao su rảo bước về phía mình.
Nha chưa kịp hỏi, ông cụ đã cất tiếng chào: – Chú gác ở đây à?
Nói rồi, cụ định đi vào nhà. Nha vội nói:
– Cụ cho cháu xem giấy tờ ạ! Ông cụ vui vẻ nói: – Bác đây mà.
– Bác cũng phải có giấy! Có giấy mới được vào ạ!
Lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, hoảng hốt:
– Bác Hồ đây mà. Sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác?
Nhưng Bác Hồ đã ôn tồn bảo:
– Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.
(Theo Kể chuyện Bác Hồ, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) Câu hỏi:
- Cái đúng, cái tốt cần phải bảo vệ trong câu chuyện trên là gì? Lời nói của Bác thể hiện điều gì?
- Theo em, Vì sao chúng ta cần bảo vệ cái đúng, cái tốt? Hướng dẫn:
- Cái đúng cái tốt cần bảo vệ trong câu chuyện trên là tính cảnh giác, bảo vệ an
toàn, trách nhiệm và không làm trái luật của anh chiến sĩ Nha. Lời nói của Bác thể
hiện rằng việc làm của anh Nha là một việc làm đúng và cần phải được bảo vệ.
- Theo em cần phải bảo vệ cái đúng cái tốt vì: Cái đúng cái tốt thường liên quan đến
đạo đức và giá trị của mỗi con người, nên bảo vệ được cái đúng cái tốt là bảo vẹ
được sự công bằng, tử tế và trách nhiệm, giúp chúng ta duy trì một xã hội công bằng minh bạch.
Khám phá 3 trang 27 SGK Đạo đức lớp 5: Tìm hiểu một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Câu hỏi:
- Trong các trường hợp trên, các bạn đã bảo vệ cái đúng, cái tốt như thế nào?
- Theo em có những cách nào để bảo vệ cái đúng, cái tốt? Hướng dẫn:
- HS quan sát tranh và chỉ ra trong các trường hơp trên các bạn trong tranh đã bảo
vệ cái đúng, cái tốt như thế nào.
+ Ở bức tranh 1 bạn nữ đã bảo vệ cái đúng cái tốt bằng cách bênh vực bạn Hưng
và khẳng định rằng bạn Hưng làm như vậy là không sai.
+ Ở bức tranh 2 bạn nữ đã bảo vệ cái đúng cái tốt bằng cách khuyên bạn nam
không nên gian lận trong thi cử.
+ Ở bức tranh 3 các bạn đã bảo vệ cái đúng cái tốt khi đứng ra bảo vệ em nhỏ và
phê bình việc làm của bạn nam bắt nạt em nhỏ đó.
+ Ở bức tranh 4 các bạn đã bảo vệ cái đúng cái tốt khi chung tay cùng bạn nữ chăm sóc cây.
- HS đưa ra các cách bảo vệ cái đúng, cái tốt.
+ Bênh vực người yếu thế
+ Tố cáo những hành động sai trái. + Chung tay làm việc tốt.
Đạo đức lớp 5 trang 28 Luyện tập
Luyện tập 1 trang 28 SGK Đạo đức lớp 5: Em tán thành hay không tán thành với ý
kiến nào dưới đây? Vì sao? Hướng dẫn:
- HS suy nghĩ đưa ra lựa chọn tán thành hay không tán thành với các ý kiến đã cho và giải thích vì sao.
a) Em tán thành, vì bảo vệ cái đúng cái tốt là góp phần vào việc xáo bỏ những điều
xấu và đề cao những điều tốt đẹp, góp phần làm cho xã hội văn minh giàu đẹp.
b) Em không tán thành. Vì ở độ tuổi nào cũng sẽ có những việc làm nhữnglowif nói
có thể bảo vệ cái đúng, cái tốt.
c) Em đồng ý. Cân phải ủng hộ và đồng tình với những người bảo vệ cái tốt cái
đúng, tiếp thêm sức mạnh cho họ loại bỏ những cái xấu.
d) Em không đồng ý: Cần phải quan tâm đến cái tốt cái đúng để bảo vệ nó kịp thời
và loại trừ những điều xấu.
e) Em đồng ý. Nếu như không đứng lên bảo vệ cái tốt,cái đúng, thì chắc chắn cái
xấu sẽ lấn át và xã hội sẽ không còn công bằng.
g) Em đồng ý. Vì chỉ khi mình bảo vệ những cái tốt, cái đúng thì cái xấu, cái tiêu cực
mới không thể phát triển và ảnh hưởng đến cuộc sống.
Luyện tập 2 trang 28 SGK Đạo đức lớp 5: Em lựa chọn cách nào để bảo vệ cái đúng, cái tốt? Vì sao? Hướng dẫn:
- HS lựa chọn những cách làm đúng để bảo vệ cáic đúng, cáic tốt và giải thích vì sao.
+ Em sẽ lựa chọn những cách như: Ủng hộ khi bạn làm theo cái đúng cái tốt. Bênh
vực khi bạn làm theo cái đúng, cái tốt nhưng lại bị chê bai, chỉ trích. Noi gương và
học tập theo những bạn thường xuyên làm việc tốt.
+ Em lựa chọn những cách đó vì đó là những cách làm đúng để bảo vệ cái đúng cái
tót, hơn nữa sẽ giúp em rèn luyện được thêm nhiều đức tính quý giá cho bản thân.
Luyện tập 3 trang 29 SGK Đạo đức lớp 5: Bạn nào biết bảo vệ hoặc chưa biết bảo
vệ cái đúng cái tốt? Vì sao?
a) Lớp Lan đi tham quan trang trại sinh thái, Thấy Lan cầm chiéc túi đựng vỏ bánh
kẹo, Bình nói: “ Sao bạn không vứt luôn ở gốc cây đi!”. Lan trả lời:” Lát nữa đến chỗ
có thùng rác, tớ sẽ vứt”.Thấy thế Minh nói với Bình: “ Lan làm như vậy là đúng rồi”
b) Là lớp trưởng, Hoa luôn thẳng thắn phê bình các bạn đi học muộn khiển những
bạn đó ghét Hoa. Ngân cảm thấy ái ngại cho Hoa nhưng không dám bệnh vụng bạn
c) Nhìn thấy một người phụ nữ đang có ý định vứt rác xuống sông, Thắng liền nhờ
chú bảo vệ gần đó đến can thiệp.
d) Huy, Hoà và Thức cùng đi học. Trên đường đi, Huy dừng lại để kéo cành cây gãy
vào lề đường. Thức cằn nhằn: “ Hơi đâu mà cậu làm thế! Đi thôi! Muộn giờ học rồi
đấy!” Thấy vậy, Hoà nói: “ Nếu để cành cây như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người đi
đường. Chúng mình cùng làm cho nhanh đi” Hướng dẫn:
- HS đọc tình huống và đưa ra câu trả lời
a) Bạn Lan và bạn Minh là hai bạn biết bảo vệ cái đúng cái tót, vì các bạn ấy biết
rằng không nên xả rác không đúng nơi quy định. Bạn Bình là bạn chưa biết bảo vệ cái đúng cái tốt.
b) Bạn Ngân chưa biết bảo vệ cái đúng cái tốt khi chưa dám đứng ra bảo vệ bạn
Hoa khi bạn Hoa phê bình các bạn đi học muộn. Việc làm của bạn hao là đúng vì
phải làm như vậy thì thầy cô mới có các biện pháp đẻ tránh các bạn lại vi phạm điều đó.
c) Bạn Thắng đã biết bảo vệ cái đúng cái tốt khi đã nhờ chú bảo vệ ngăn người phụ
nữ đó xả rác xuống hồ.
d) Bạn Huy và bạn Hoà là hai bạn đã biết cách bảo vệ cái tốt, cái đúng khi các bạn
đã biết kéo cành cây vào ven đường để tránh người đi đường xảy ra tai nạn. Bạn
Thức chưa biết cách bảo vệ cái tốt, cái đúng vì bạn vẫn cho rằng đó không phải việc mình cần quan tâm.
Luyện tập 4 trang 30 SGK Đạo đức lớp 5: Xử lí tình huống:
a Trên đường đi học về, Dũng và Phong thấy một số bạn đang chui qua lỗ hồng
hàng rào để hái ổi của một nhà dân bên đường. Dũng nói với Phong: “Mình phải
ngăn các bạn kia lại!”. Phong kéo tay Dũng và nói: “Thôi, mặc kệ đi!”.
Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?
b Nhung có sở thích làm đồ tái chế nên thường thu thập chai nhựa, hộp giấy bỏ đi.
Một số bạn chế giễu, trêu chọc và gọi bạn là “Nhung nhặt rác”.
Nếu chứng kiến việc làm đó của các bạn, em sẽ làm gì?
c) Thấy bà bán hàng đánh rơi tiền, Hà nhặt lên và đưa lại cho bà. Nga trách Hà:
“Nếu cậu không trả tiền cho bà thì bây giờ chúng mình có tiền mua kem rồi.”
Nếu là bạn của Nga và Hà, em sẽ nói gì? Hướng dẫn:
- HS đọc nghiên cứu và giải quyết tình huống:
a) Nếu em có mặt ở đó, em sẽ ủng hộ việc làm của Phong và giúp Phong các bạn
đó lại và khuyên các bạn rằng đó là một viêc làm không tốt.
b) Nếu chứng kiến việc làm đó em sẽ bênh vực bạn Nhung và khuyên các bạn rằng
việc làm của bạn Nhung là một việc làm tốt, bạn ấy đang sử dụng những chai nhựa
hộp giấy đó để tái chế thành những món đồ có ích hơn mà lại còn bảo vệ được môi trường.
c) Nếu là bạn của Nga và Hà em sẽ nói với Hà rằng hành động của bạn Nga là đúng
vì chúng ta đã được dạy rằng nhặt được của rơi phải trả lại người mất.
Đạo đức lớp 5 trang 30 Vận dụng
Vận dụng 1 trang 30 SGK Đạo đức lớp 5:Hãy viết về một việc em đã làm để bảo
vệ cái đúng, cái tốt. Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ của em về việc làm đó. Hướng dẫn:
- HS nhớ lại một việc bản thân đã làm để bảo vệ cái tốt, cái đúng. Chia sẻ việc làm
đó và cảm xúc cua bản thân.
+ Một trong những trải nghiệm đáng nhớ nhất của em là khi em đã đứng lên để bảo
vệ một người bạn khỏi sự bất công và đối xử không công bằng. Câu chuyện bắt đầu
khi em nhận ra một số bạn trong nhóm lớp đang phân biệt đối xử với một bạn. Họ
thường xuyên làm trò khó chịu và bày tỏ sự không tôn trọng đối với người bạn đó
chỉ vì bạn học sinh đó là bạn học mới vừa chuyển đến và bạn là người dân tộc. Ban
đầu, em cảm thấy bất an và không biết nên làm gì. Nhưng sau đó, em nhận ra rằng
để bảo vệ cái đúng, em đứng lên và nói lên điều mình tin là đúng, em đã bảo vệ
người bạn mới đó và giải thích với nhóm bạn kia rằng việc bạn ấy là một người dân
tộc không có gì xấu hổ và phải chê trách cả. Vì chúng ta đều là con dân nước Việt
Nam, nên mọi dân tộc đều là anh em.
Vận dụng 2 trang 30 SGK Đạo đức lớp 5: Em hãy sưu tầm một tấm gương bảo vệ
cái đúng, cái tốt trong cuộc sống và chia sẻ điều em học hỏi được từ tấm gương đó. Hướng dẫn:
Một tấm gương bảo vệ cái đúng, cái tốt trong cuộc sống mà em sưu tầm là câu
chuyện về một người bạn của em tên là Phong.
Phong là một người rất tận tụy và luôn đứng về phía cái đúng và công lý. Một lần,
trong lớp học, một bạn học sinh khác vi phạm quy định và bị giáo viên trừ điểm. Tuy
nhiên, Phong đã nhận ra rằng bạn đó bị hiểu lầm.
Thay vì im lặng và chấp nhận, Phong quyết định đứng lên và nói lên điều em nghĩ là
đúng. Nhờ sự quyết tâm và công bằng của Phong, sự thật đã được phơi bày. Giáo
viên đã nhận ra sự thiếu công bằng và sửa lại quyết định trừ điểm.
Từ tấm gương này, em học được rằng việc bảo vệ cái đúng và cái tốt đòi hỏi sự
quyết tâm, công bằng và sẵn lòng đứng lên để nói lên điều em tin là đúng. Em học
được rằng không nên chấp nhận sự bất công và im lặng trước những sai lầm. Tấm
gương của Phong đã truyền cảm hứng cho em để luôn đứng về phía công lý và bảo
vệ cái đúng trong cuộc sống hàng ngày.