-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Địa lí 7 Bài 1: Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu - Cánh diều
Giải Địa 7 bài 1: Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Cánh diều. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu, đầy đủ các phần trong SGK Địa lý lớp 7 Cánh diều, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài 1 về Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chương 1: Châu Âu (CD) 8 tài liệu
Địa Lí 7 404 tài liệu
Giải SGK Địa lí 7 Bài 1: Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu - Cánh diều
Giải Địa 7 bài 1: Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Cánh diều. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu, đầy đủ các phần trong SGK Địa lý lớp 7 Cánh diều, giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài 1 về Vị trí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Chương 1: Châu Âu (CD) 8 tài liệu
Môn: Địa Lí 7 404 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 7
Preview text:
1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Âu
Câu hỏi trang 87 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
- Cho biết châu Âu tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào.
- Trình bày đặc điểm hình dạng và kích thước của châu Âu. Đáp án:
* Châu Âu tiếp giáp với:
+ Biển: Địa Trung Hải, biển Ca-xpi, biển Đen, biển Ban-tich, biển Bắc, biển Na-uy,…
+ Đại dương: Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương. + Châu lục: châu Á.
* Đặc điểm hình dạng và kích thước châu Âu:
- Hình dạng: lãnh thổ châu Âu trông tựa như một bán đảo lớn của lục địa Âu - Á kéo dài về phía Tây Nam.
- Kích thước: châu Âu có diện tích trên 10 triệu km2, chiếm 6,8 % diện tích đất liền Trái Đất.
2. Đặc điểm tự nhiên
Câu hỏi trang 89 SGK Lịch sử và Địa lí
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, hãy:
- Kể tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu.
- Phân tích đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu. Đáp án:
- Các dãy núi và đồng bằng lớn của châu Âu:
+ Các dãy núi: D. An-pơ, D. Xcan-đi-na-vi, D. U-ran, D. Cac-pát, D. Cap-ca,...
+ Các đồng bằng: ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu,...
- Đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu (2 khu vực địa hình chính): Khu vực đồng bằng:
+ Chiếm 2/3 diện tích và phân bố chủ yếu ở phía đông của châu lục.
+ Các đồng bằng này thực chất là một miền đồi lượn sóng thoải, xen kẽ các vùng đất
thấp hoặc thung lũng rộng.
Khu vực miền núi: Bao gồm núi già và núi trẻ.
+ Khu vực núi già: nằm ở phía bắc và vùng trung tâm của châu lục, chủ yếu là núi
trung bình và núi thấp với đỉnh tròn, sườn thoải. Ở đây có nhiều suối nước nóng.
+ Khu vực núi trẻ: tập trung ở phía nam châu lục, phần lớn có độ cao trung bình, núi
cao trên 2000m chỉ chiếm khoảng 1,5% diện tích lãnh thổ.
3. Đặc điểm phân hoá khí hậu
Câu hỏi trang 89 Lịch sử và Địa lí
Đọc thông tin và quan sát hình 1.3, hãy phân tích sự phân hóa khí hậu ở châu Âu. Đáp án:
Đặc điểm phân hóa khí hậu châu Âu: đa dạng với 3 đới khí hậu chính.
- Đới khí hậu cực và cận cực:
+ Chiếm một dải hẹp ở Bắc Âu.
+ Mùa đông không quá lạnh, mùa hạ mát và ẩm. Lượng mưa trong năm ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm phần lớn lãnh thổ, bao gồm phần Tây Âu, Trung Âu và
Đông Âu. Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt.
+ Khu vực Tây Âu và Trung Âu: chịu ảnh hưởng trực tiếp của dòng biển nóng Bắc
Đại Tây Dương kết hợp với gió Tây ôn đới từ biển thổi vào nên có kiểu khí hậu ôn
đới hải dương (mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm, mưa quanh năm với lượng mưa tương đối lớn).
+ Khu vực Đông Âu: do ảnh hưởng của gió Tây ôn đới đã giảm nên có kiểu khí hậu
ôn đới lục địa khô và lạnh, mưa ít. Càng vào sâu trong lục địa, mùa đông lạnh hơn, lượng mưa rất ít.
- Đới khí hậu cận nhiệt đới:
+ Nằm ở Nam Âu với kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
+ Mùa hạ nóng, khô do ảnh hưởng của áp cao cận nhiệt đới; mùa đông do ảnh
hưởng của gió Tây ôn đới nên thời tiết không lạnh lắm, mưa nhiều.
- Do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu ở các khu vực núi cao còn có sự phân hóa
theo đai cao. Trên một số đỉnh núi nhiệt độ xuống thấp, có băng tuyết phủ. 4. Các sông lớn
Câu hỏi trang 90 Lịch sử và Địa lí
Quan sát hình 1.1, hãy xác định các sông lớn của châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Vôn-ga Đáp án: - Sông Rai-nơ ở Tây Âu;
- Sông Đa-muýp ở Nam Âu;
- Sông Von-ga ở Đông Âu.
5. Các đới thiên nhiên
Câu hỏi trang 91 SGK Lịch sử và Địa lí
Đọc thông tin và quan sát hình 1.1 hãy phân tích đặc điểm các đới thiên nhiên của châu Âu. Đáp án:
Các đới thiên nhiên phân hóa theo ba đới rõ rệt:
- Đới lạnh: phân bố ở Bắc Âu, thực vật chủ yếu là rêu và địa y, động vật rất nghèo về
thành phần loài chủ yếu là chuột Len-mút, chó sói, chồn,…
- Đới ôn hòa: phần lớn bán đảo Xcan-đi-na-vi, Tây Âu, Trung Âu và một phần ở
Đông Âu. Thực vật thay đổi từ tây sang đông: ven biển phía tây có rừng lá rộng,
rừng hỗn hợp vào sâu trong nội địa là rừng lá kim, thảo nguyên. Động vật có nai
sừng tấm, sóc, gấu nâu…
- Đới nóng: chủ yếu khu vực Nam Âu, ven Địa Trung Hải. Thực vật chủ yếu là rừng
thưa và cây bụi lá cứng như sồi, nguyệt quế… Động vật: các loài bò sát: thằn lằn, rùa, nhím,…
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập trang 91 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Tại sao ở châu Âu, càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm nhiệt độ càng tăng? Đáp án:
Ở châu Âu, càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm nhiệt độ càng tăng do:
càng đi sâu vào trong nội địa càng xa biển, ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại
Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm, lượng mưa càng giảm đi và nhiệt độ càng tăng cao.
Vận dụng trang 91 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy thu thập thông tin về một trong các con sông lớn của châu Âu: Rai-nơ, Đa-nuýp, Von-ga. Đáp án:
- Sông Von-ga dài 3690 km. Đây là con sông dài nhất và nhiều nước nhất châu Âu,
bắt nguồn từ vùng đồi Van-đai và đổ vào hồ Ca-xpi.
- Sông Đa-nuýp có chiều dài 2850 km. Đây là con sông dài thứ hai ở châu Âu. Sông
Đa-nuýp bắt nguồn từ sườn đông dãy núi Rừng Đen và đổ vào Biển Đen.
- Sông Rai – nơ dài 1320 km, bắt nguồn từ hồ trên dãy An-pơ thuộc Thụy Sỹ và đổ vào Biển Bắc.