-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Địa lí 7 Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ - Chân trời sáng tạo
Mời các bạn tham khảo Giải Địa 7 Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ được đăng tải sau đây. Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài 14 chương 4 Địa lí lớp 7. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chương 4: Châu Mỹ (CTST) 12 tài liệu
Địa Lí 7 404 tài liệu
Giải SGK Địa lí 7 Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ - Chân trời sáng tạo
Mời các bạn tham khảo Giải Địa 7 Bài 14: Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ được đăng tải sau đây. Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em học sinh nắm vững kiến thức được học trong bài 14 chương 4 Địa lí lớp 7. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Chương 4: Châu Mỹ (CTST) 12 tài liệu
Môn: Địa Lí 7 404 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 7
Preview text:
1. Đặc điểm chung của thiên nhiên Bắc Mỹ
Câu hỏi mục 1a trang 144 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng Bắc Mỹ.
- Trình bày sự phân hóa địa hình Bắc Mỹ theo chiều đông - tây.
Hướng dẫn trả lời
- Các cao nguyên, bồn địa, dãy núi và đồng bằng ở Bắc Mỹ.
+ Cao nguyên: Cô-lô-ra-đô, La-bha-đô. + Bồn địa: Lớn.
+ Dãy núi: Dãy Cooc-đi-e, dãy A-pa-lat, dãy ven biển, dãy A-lat-xca, dãy Bruc-xơ, dãy Nê-va-đa.
+ Đồng bằng: Trung tâm, duyên hải vịnh Mê-hi-cô, duyên hải Đại tây Dương.
- Trình bày sự phân hóa địa hình Bắc Mỹ theo chiều đông – tây: Miền núi thấp A-pa-
lat ở phía đông, miền đồng bằng rộng lớn ở trung tâm, miền núi cao ở phía tây kéo
dài hơn 9000 km theo chiều bắc nam, điển hình là dãy Cooc-đi-e.
Câu hỏi mục 1b trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc
Mỹ theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây.
Hướng dẫn trả lời
Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa đa dạng theo chiều bắc - nam và theo chiều đông - tây, gồm:
- Đới khí hậu cực và cận cực: phân bố từ 60⁰B trở lên vùng cực, nhiệt độ trung bình
năm thấp, mùa đông rất lạnh, lượng mưa ít.
- Đới khí hậu ôn đới: chiếm diện tích lớn nhất, từ khoảng vĩ độ 40 - 60⁰B.
+ Vùng ven biển: khí hậu ôn hòa, lượng mưa tương đối lớn.
+ Sâu trong nội địa: mùa hè nóng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam.
- Đới khí hậu cận nhiệt: chiếm diện tích lớn ở phía Nam.
+ Ven biển phía tây: khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
+ Ven biển phía đông: khí hậu cận nhiệt ẩm.
- Đới khí hậu nhiệt đới: chiếm diện tích nhỏ nhất, phía nam bán đảo Phlo-ri-đa và
quần đảo Ha-oai; nhiệt độ quanh năm cao, lượng mưa nhiều nhưng phân bố không đều.
Câu hỏi mục 1c trang 145 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:
- Kể tên các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.
- Nhận xét đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ
Hướng dẫn trả lời
- Các sông và hồ chính ở Bắc Mỹ.
+ Sông lớn: Xanh Lô-răng, Mi-xi-xi-pi, Ri-ô Gran-đê,...
+ Hồ: vùng Hồ Lớn gồm 5 hồ (hồ Thượng, Hu-rôn, Mi-si-gân, Ê-ri và Ôn-ta-ri-ô).
- Đặc điểm phân bố mạng lưới sông ngòi của Bắc Mỹ:
+ Mạng lưới sông khá dày đặc và phân bố khắp lãnh thổ.
+ Chế độ nước sông khá đa dạng do được cung cấp nước từ nhiều nguồn: mưa, tuyết và băng tan.
Câu hỏi mục 1d trang 146 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.
Hướng dẫn trả lời
Đặc điểm các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ: - Đới lạnh:
+ Khí hậu cực và cận cực, lạnh giá nên nhiều nơi có lớp băng tuyết phủ dày trên diện tích rộng.
+ Cảnh quan chủ yếu là đồng rêu, phía nam có rừng thưa.
+ Động vật ít phong phú: gấu trắng, báo Bắc cực, tuần lộc và các loài chim di trú,...
- Đới ôn hòa: Chiếm diện tích rộng và phân hóa đa dạng.
+ Phân hóa theo chiều bắc - nam: phía bắc (rừng lá kim) - trung tâm (đồng cỏ) - phía nam (rừng lá rộng).
+ Phân hóa theo chiều tây - đông: Tây Nam Hoa Kỳ (vùn ven biển) có rừng lá cứng,
cây bụi - nội địa có các hoang mạc và bán hoang mạc.
+ Động vật: chủ yếu gồm bò rừng Mỹ, sư tử Mỹ, chó sói, gấu nâu, gấu trúc, báo Mỹ,... - Đới nóng:
+ Chiếm diện tích lớn phía nam Hoa Kỳ.
+ Rừng nhiệt đới ẩm phát triển.
+ Phía tây nam khí hậu khô hạn nên chủ yếu là cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc.
+ Quần đảo Ha-oai có nhiều loài đặc hữu.
2. Dân cư, xã hội Bắc Mỹ
Câu hỏi mục 2a trang 146 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 14.3 và thông tin trong bài em hãy:
- Trình bày vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ.
- Nêu ảnh hưởng của vấn đề này đối với sự phát triển kinh tế -xã hội Bắc Mỹ.
Hướng dẫn trả lời
Vấn đề nhập cư và chủng tộc ở Bắc Mỹ: - Vấn đề nhập cư:
+ Sau cuộc phát kiến ra châu Mỹ năm 1492, người châu Âu di cư sang ngày càng
nhiều, người da đen từ châu Phi bị bắt sang làm nô lệ.
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.
+ Những thập niên gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực Trung và Nam Mỹ, châu Á.
- Chủng tộc ở Bắc Mỹ rất đa dạng (do lịch sử nhập cư), bao gồm các chủng tộc:
+ Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á. + Nê-grô-it từ châu Phi.
+ Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu.
=> Hòa huyết, hình thành nhiều nhóm người lai.
Câu hỏi mục 2b trang 147 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào hình 14.4, 14.5, 14.6 và thông tin trong bài, em hãy phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ.
Hướng dẫn trả lời
Vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ:
- Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ =>
xuất hiện các siêu đô thị và các dải đô thị nổi bật là dải đô thị Bô-xtơn đến Oa-sinh- tơn.
- Các đô thị lớn của Bắc Mỹ chủ yếu tập trung phía nam hệ thống Ngũ Hồ và ven Đại
Tây Dương. Vào sâu trong nội địa các đô thị nhỏ và thưa thớt hơn.
- Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ cao nhất so với các châu lục khác trên thế giới (82,6% - 2020).
- Hai siêu đô thị Bắc Mỹ là Niu Ioóc và Lốt An-giơ-let.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Cho biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:
a. Xác định vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.2.
b. Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa hai trạm khí tượng trên.
Hướng dẫn trả lời
a. Xác định vị trí hai trạm khí tượng trên hình 14.2
- Trạm Tô-rôn-tô: nằm ở phía đông nam Ca-na-đa, thuộc đới khí hậu ôn đới.
- Trạm Mai-a-mi: nằm ở bán đảo Phlo-ri-đa (Hoa Kỳ), thuộc đới khí hậu nhiệt đới. b. Nhận xét
b, Nhận xét nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng trên:
- Trạm Tô-rôn-tô: Nhiệt độ trung bình năm 9,40C. Chênh lệch nhiệt độ lớn (tháng có
nhiệt độ cao nhất đạt trên 200C, tháng có nhiệt độ thấp nhất chỉ trên 00C). Mưa
quanh năm, lượng mưa ít 174 mm/năm.
- Trạm Mai-a-mi: Nhiệt độ trung bình năm cao 27,40C. Chênh lệch nhiệt độ thấp
(tháng có nhiệt độ cao nhất đạt trên 300C, tháng có nhiệt độ thấp nhất đạt trên 230C).
Mưa quanh năm, lượng mưa lớn 1313 mm/năm.
Luyện tập 2 trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Chứng minh rằng Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng.
Hướng dẫn trả lời
Bắc Mỹ có thành phần chủng tộc đa dạng do lịch sử nhập cư phức tạp, cụ thể :
- Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it từ châu Âu nhập cư sau 1492.
- Chủng tộc Nê-grô-it từ châu Phi bị cưỡng bức đến Bắc Mỹ từ thế kỉ XVI - XIX.
- Chủng tộc Môn-gô-lô-it nguồn gốc từ châu Á.
=> Các nhóm người này hòa huyết, hình thành nên nhiều nhóm người lai.
Vận dụng trang 149 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Bắc Mỹ có nhiều cảnh quan thiên nhiên và công trình văn hóa nổi tiếng được
UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên di sản văn hóa thế giới. Em hãy sưu tập
hình ảnh và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thế giới
ở Bắc Mỹ mà em yêu thích.
Hướng dẫn trả lời
Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii:
Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii, được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1916, là một
vườn quốc gia nằm trên đảo Hawaii thuộc tiểu bang Hawaii, Hoa Kỳ. Nó bao gồm hai
ngọn núi lửa đang hoạt động là Kīlauea, một trong những ngọn núi lửa hoạt động
mạnh nhất thế giới và Mauna Loa, ngọn núi lửa hình khiên lớn nhất thế giới. Vườn
quốc gia này cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn sâu sắc về sự hình thành và
phát triển của Quần đảo Hawaii và các nghiên cứu đang diễn ra về các quá trình
hoạt động của núi lửa. Đối với du khách, vườn quốc gia cung cấp cảnh quan núi lửa
vô cùng ấn tượng, cũng như cái nhìn thoáng qua về hệ động thực vật quý hiếm. Để
ghi nhận các giá trị nổi bật của nó, vườn quốc gia đã được UNESCO công nhận là
Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 1980 và Di sản thế giới từ năm 1987. Năm
2012, vườn quốc gia này là địa điểm thứ 14 được khắc trên loạt tiền xu Quarter kỷ
niệm cảnh đẹp của Hoa Kỳ.