-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Địa lí 7 bài 17: Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ - Cánh diều
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Địa 7 bài 17: Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ CD bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Cánh diều. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu, đầy đủ các phần trong SGK Địa lý lớp 7 Cánh diều. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chương 4: Châu Mỹ (CD) 13 tài liệu
Địa Lí 7 404 tài liệu
Giải SGK Địa lí 7 bài 17: Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ - Cánh diều
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Địa 7 bài 17: Đặc điểm thiên nhiên Trung và Nam Mỹ CD bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Cánh diều. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu, đầy đủ các phần trong SGK Địa lý lớp 7 Cánh diều. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Chương 4: Châu Mỹ (CD) 13 tài liệu
Môn: Địa Lí 7 404 tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Địa Lí 7
Preview text:
1. Sự phân hóa tự nhiên
Câu hỏi trang 136 SGK Địa lí 7: Hãy trình bày sự phân hóa của tự nhiên Trung và Nam
Mỹ theo chiều đông – tây. Lời giải:
Sự phân hóa của tự nhiên Trung và Nam Mỹ theo chiều đông – tây như sau:
- Sự phân hóa của tự nhiên Trung Mỹ:
+ Rừng rậm nhiệt đới phát triển do phía đông Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần
đảo có lượng mưa nhiều.
+ Phía tây phát triển xavan do ở đây ít mưa.
- Tự nhiên phân hóa từ đông sang tây theo các khu vực địa hình ở lục địa Nam Mỹ:
+ Có các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng ở phía đông.
+ La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa có các đồng bằng ở giữa.
+ An-đét là miền núi trẻ cao và đồ sộ nhất châu Mỹ nằm ở phía tây. Nơi đây có thiên
nhiên thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.
Câu hỏi trang 137 SGK Địa lí 7: Hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam
Mỹ theo chiều bắc – nam. Lời giải:
Sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam như nhau:
- Do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hòa nên thiên nhiên khá phong phú và đa dạng.
- Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng.
+ Nằm chủ yếu ở đới khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa là Mê-hi-cô, eo
đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng – ti, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn, có nhiệt
độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng rậm rạp.
+ Mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi do đồng bằng duyên hải
phía tây có khí hậu khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh.
- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa:
+ Nơi có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển là đồng bằng Pam-pa.
+ Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.
Câu hỏi 1 trang 138 SGK Địa lí 7: Đọc thông tin và quan sát hình 17.2, hãy cho biết thảm
thực vật thay đổi như thế nào từ chân lên đến đỉnh núi ở sườn tây và sườn đông dãy An- đet. Lời giải:
Từ hình 17.2, ta có thể thấy sự thay đổi của thảm thực vật từ chân lên đến đỉnh núi ở
sườn tây và sườn đông dãy An-đét như sau:
- Thảm thực vật nghèo nàn, kém phát triển ở sườn tây An-đét.
+ Từ 0 - 1000 m là thực vật nửa hoang mạc.
+ Từ 1000 - 2000 m là cây bụi xương rồng.
+ Từ 2000 - 3000 m là đồng cỏ cây bụi.
+ Từ 3000 - 5000 m là đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m là băng tuyết.
- Thảm thực vật phong phú và đa dạng ở sườn đông An-đét.
+ Từ 0 - 1000 m là rừng nhiệt đới.
+ Từ 1000 - 1300 m là rừng lá rộng.
+ Từ 1300 - 3000 m là rừng lá kim.
+ Từ 3000 - 4000 m là đồng cỏ.
+ Từ 4000 - 5000 m là đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m là băng tuyết.
2. Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn
Câu hỏi 2 trang 138 SGK Địa lí 7: Hãy cho biết đặc điểm của rừng nhiệt đới A-ma-dôn. Lời giải:
Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn:
- Với diện tích khoảng 5,5 triệu km² và trải rộng trên nhiều quốc gia, đây là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới.
- A-ma-dôn cung cấp tới 20% lượng ô-xy và hấp thụ 10% lượng khí cac-bo-nic cho toàn
cầu nên được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới.
- Với rất nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu côn trùng đây là hệ sinh thái
phong phú nhất thế giới
- Trong rừng còn rất nhiều loại cây gỗ lớn, nhiều cây bụi thấp và cây dây leo tạo thành
nhiều tầng tán khác nhau. Luyện tập
Giải bài luyện tập trang 138 SGK Địa lí 7: Hãy lập sơ đồ khái quát về sự phân hóa tự
nhiên theo chiều bắc - nam, đông - tây và theo độ cao của Trung và Nam Mỹ. Lời giải:
Sơ đồ khái quát về sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ Vận dụng
Giải bài vận dụng trang 138 SGK Địa lí 7: Sự suy giảm diện tích rừng A-ma-dôn có ảnh
hưởng như thế nào đến môi trường toàn cầu? Lời giải:
Sự suy giảm diện tích rừng A-ma-dôn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường toàn cầu:
Làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên, lượng mưa giảm đi đáng kể. Ngoài ra còn gây nên
hiện tượng biến đổi khí hậu và giảm đi một lượng lớn ô-xy. Đặc biệt suy giảm diện tích
rừng sẽ làm mất đi môi trường sống của các loài sinh vật.