Giải SGK Địa lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi - kết nối tri thức
Chúng tôi gửi tới các bạn tài liệu Giải Địa 7 Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi bao gồm đáp án chi tiết cho từng câu hỏi trong SGK Địa lí 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Lời giải Địa lí 7 được trình bày chi tiết dễ hiểu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.
Preview text:
Câu hỏi Mở đầu trang 127 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Hãy nêu một số thông tin mà em biết về tự nhiên châu Phi
Hướng dẫn trả lời:
Châu Phi có khí hậu nóng. Nét nổi bật về tự nhiên châu Phi là những đàn ngựa vằn,
voi, linh dương hàng ngàn con di chuyển những xa van trải dài mênh mông. Mặc dù
có hoang mạc lớn nhất thế giới nhưng tự nhiên châu Phi rất độc đáo, còn giữ được nhiều vẻ hoang dã.
1. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước
Câu hỏi mục 1 trang 128 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong hình 1 và mục 1 hãy cho biết:
- Châu Phi tiếp giáp với các biển, đại dương và châu lục nào.
- Hình dạng, kích thước châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
- Châu Phi tiếp giáp với với các biển, đại dương, châu lục.
+ Biển: biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.
+ Đại dương: Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
+ Châu lục: châu Âu, châu Á.
- Hình dạng kích thước của châu Phi:
+ Hình dạng: Dạng hình khối rõ rệt, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít vịnh biển, đảo, bán đảo.
+ Kích thước: Diện tích 30.3 triệu km2, lớn thứ ba thế giới (sau châu Á và châu Mỹ).
2. Đặc điểm tự nhiên
Câu hỏi mục 2a trang 129 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong mục a và hình 1, hãy:
- Trình bày đặc điểm địa hình châu Phi.
- Xác định vị trí phân bố một số khoáng sản chính ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
- Đặc điểm địa hình châu Phi: khá đơn giản.
+ Gần như toàn bộ châu lục là một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình 750m.
+ Phần đông được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều
thung lũng sâu, nhiều hồ dài và hẹp.
+ Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Vị trí phân bố một số khoáng sản chính ở Châu Phi:
+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.
+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.
+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít: khu vực Nam Phi.
Câu hỏi mục 2b trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong mục b và hình 2, hãy cho biết các đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi:
- Khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20 độ C, lượng mưa thấp.
- Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng nhau qua Xích đạo.
Câu hỏi mục 2c trang 130 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin trong mục c và hình 1, hãy.
- Nêu đặc điểm sông, hồ ở châu Phi.
- Xác định vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
- Đặc điểm sông, hồ ở Châu Phi:
+ Mạng lưới sông ngòi của phân bố không đều, tùy thuộc vào lượng mưa.
+ Các sông có nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho giao thông nhưng có trữ năng thủy điện lớn. + Có nhiều hồ lớn.
- Vị trí các sông và hồ lớn ở châu Phi: Sông
+ Sông Nin: nằm ở phía đông bắc châu Phi, đổ ra biển Địa Trung Hải.
+ Sông Ni-giê và Xê-nê-gan: nằm ở phía tây bắc châu Phi, đổ ra vịnh Ghi-nê.
+ Sông Công-gô: nẳm ở Trung Phi, đổ ra Đại Tây Dương.
+ Sông Dăm-be-đi: nằm ở Nam Phi, đổ ra Ấn Độ Dương. Hồ
+ Hồ Vích-to-ri-a: nằm ở sơn nguyên Đông Phi.
+ Hồ Sát: nằm ở bồn địa Sát.
Câu hỏi mục 2d trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Dựa vào thông tin và hình ảnh trong mục d, hãy trình bày đặc điểm của một trong
các môi trường tự nhiên ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
(Em chỉ cần chọn 1 trong 4 kiểu môi trường được trình bày bên dưới để ghi vào vở).
Đặc điểm của một trong các môi trường tự nhiên ở Châu Phi: * Môi trường Xích đạo
- Phạm vi: Gồm bồn địa Công-gô và duyên hải phía bắc vịnh Ghi-nê.
- Khí hậu nóng và ẩm điều hoà, thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
* Hai môi trường nhiệt đới
- Phạm vi: gần như trùng với ranh giới đới khí hậu cận xích đạo.
- Có sự phân hoá ra mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Thảm thực vật chủ yếu là rừng thừa và xa van cây bụi.
- Động vật: nhiều loài ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ,...) và ăn thịt (sư tử, báo gấm,...).
* Hai môi trường cận nhiệt
- Phạm vi: phần cực bắc và cực nam châu Phi.
- Mùa đông ấm, ẩm và mưa nhiều; mùa hạ nóng, khô.
- Thảm thực vật là rừng và cây bụi lá cứng.
3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên
Câu hỏi mục 3 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Đọc thông tin và hình ảnh trong mục 3, hãy nêu một số vấn đề về môi trường trong
sử dụng thiên ở châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
Một số vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi:
- Suy giảm tài nguyên rừng.
- Nạn săn bắn và buôn bán động vật hoang dã.
Luyện tập - Vận dụng
Luyện tập 1 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
Khái quát đặc điểm tự nhiên châu Phi:
- Địa hình: khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
- Khoáng sản: phong phú và đa dạng (đồng, vàng, u-ra-ni-um, kim cương, dầu mỏ,
phốt-pho-rít,...) phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam lục địa.
- Khí hậu: khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, lượng mưa tương đối thấp.
- Sông, hồ: mạng lưới sông ngòi phân bố không đều, có nhiều hồ lớn.
- Các môi trường tự nhiên của châu Phi phân bố đối xứng qua xích đạo, gồm: Môi
trường xích đạo, 2 môi trường nhiệt đới, 2 môi trường hoang mạc và 2 môi trường cận nhiệt.
Luyện tập 2 trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Lập bảng so sánh đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở Châu Phi (về khí hậu, sinh vật).
Hướng dẫn trả lời:
Bảng so sánh đặc điểm của các môi trường tự nhiên ở châu Phi (về khí hậu, sinh vật) Môi trường Khí hậu Sinh vật Xích đạo Nóng ẩm điều hoà Rừng rậm xanh quanh năm Nhiệt đới Mùa mưa và khô rõ rệt
Rừng thưa và xavan cây bụi Hoang mạc
Khí hậu khắc nghiệt, mưa ít, biên Động thực vật nghèo nàn, đặc
độ nhiệt ngày-đêm lớn trưng cho hoang mạc Cận nhiệt
Mùa đông ấm ẩm, mùa hạ nóng
Rừng và cây bụi lá cứng khô
Vận dụng trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 7
Sưu tầm thông tin, tranh ảnh để viết bài giới thiệu về một loài thực vật/động vật địa
phương độc đáo của châu Phi.
Hướng dẫn trả lời:
Linh dương đầu bò mặc dù trông giống bò nhưng lại thuộc về họ linh dương. Có hai
loài chính: linh dương đầu đen và linh dương đầu bò xanh. Cả hai loài này chỉ có ở
châu Phi trong các khu rừng và đồng bằng.
Linh dương đầu bò có thể đạt chiều dài 2,43m và nặng tới 275kg. Cả linh dương đực
và cái đều có sừng. Chúng sống theo thành đàn rất lớn. Giữa tháng Năm và tháng
Sáu, khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, linh dương đầu bò di cư về phía Bắc.
Nhóm di cư có thể bao gồm 1,2-1,5 triệu linh dương đầu bò. Hàng ngàn con ngựa
vằn và linh dương cũng đồng hành cùng chúng. Đây là cuộc di cư của động vật có
vú trên cạn lớn nhất trên Trái đất. Một con linh dương đầu bò có thể đi hơn 48 km
trong một ngày duy nhất. Trong khi di cư, chúng có thể đi từ 965 – 1600 km.
Linh dương đầu bò là động vật ăn cỏ chủ yếu ăn cỏ ngắn. Sư tử, báo gấm, linh cẩu
và chó hoang là những kẻ săn mồi chính của linh dương đầu bò.