giải SGK Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 19: Chức năng của môi trường đối với sinh vật
Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải SGK Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 19: Chức năng của môi trường đối với sinh vật với hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5 Cánh diều trang 90, 91, 92, 93.. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường (CD5)
Môn: Khoa học 5
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Khoa học lớp 5 trang 90
Câu hỏi mở đầu trang 90 SGK Khoa học lớp 5: Kể tên một số môi trường sống của sinh vật Trả lời:
Một số môi trường sống của sinh vật là: môi trường đất, môi trường nước
1. Chức năng của môi trường đối với sinh vật
Câu hỏi quan sát trang 90 SGK Khoa học lớp 5: Kể tên các điều kiện sống mà
môi trường cung cấp cho sinh vật trong các hình 1 và 2. Môi trường nhận lại từ các sinh vật đó những gì? Trả lời:
Các điều kiện sống mà môi trường cung cấp cho sinh vật trong các hình 1 và 2:
- Hình 1: môi trường cung cấp năng lượng, nước, thức ăn.
- Hình 2: môi trường cung cấp nước, chỗ ở, thức ăn.
Môi trường nhận lại từ các sinh vật đó những chất thải. Khoa học lớp 5 trang 91
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 91 SGK Khoa học lớp 5: Nêu các chức năng cơ
bản của môi trường đối với sinh vật. Lấy ví dụ minh họa cho mỗi chức năng đó. Trả lời:
Các chức năng cơ bản của môi trường đối với sinh vật và ví dụ:
- Cung cấp chỗ ở, không gian sống. Ví dụ: cung cấp chỗ ở cho các loài động vật
hoang dã như hổ, báo, hươu,…
- Cung cấp thức ăn, nước uống. Ví dụ: cung cấp nước uống cho ngựa, nai,…
- Bảo vệ sinh vật khỏi các tác động bên ngoài như thời tiết xấu, sự tấn công của kẻ
thù. Ví dụ: làm nơi trú nấp cho các loài yếu thế như hươu, nai, thỏ,…
- Chứa đựng các chất thải. Ví dụ: chứa chất thải của tất cả các loài động vật.
Luyện tập, vận dụng trang 91 SGK Khoa học lớp 5: Chọn một sinh vật trong hình
3 và trình bày các chức năng của môi trường với sinh vật đó. Trả lời: Sinh vật: Thỏ
Các chức năng của môi trường: cung cấp chỗ ở, thức ăn, nước uống, bảo vệ khỏi
sự tấn công của kẻ thù và chứa đựng chất thải.
2. Chức năng của môi trường đối với con người Khoa học lớp 5 trang 92
Câu hỏi quan sát trang 92 SGK Khoa học lớp 5: Dựa vào hình 4, cho biết môi
trường cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì. Trả lời:
Môi trường cung cấp thức ăn, nơi sống, nước uống và những nhu cầu sống thiết
yếu cho con người và là nơi chưa đựng các chất thải do con người tạo ra.
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 92 SGK Khoa học lớp 5: Nêu thêm ví dụ về chức
năng của môi trường đói với con người. Trả lời:
Môi trường cung cấp nhu cầu giải trí, vui chơi cho con người. Khoa học lớp 5 trang 93
Thực hành thí nghiệm trang 93 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu về chức năng của
môi trường đối với con người Bước 1: Lập kế hoạch
- Mỗi nhóm lập sơ đồ chức năng của môi trường đối với con người theo gợi ý sau.
- Phân công nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm thu thập thông tin qua thực tế
hoặc internet về các chức năng đó.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch
- Mỗi thành viên thực hiện nhiệm vụ được phân công
- Thảo luận nhóm và tổng hợp kết quả hoạt động nhóm
Bước 3: Báo cáo sản phẩm. Trả lời:
Các bạn chia nhóm cùng nhau tìm hiểu và đưa ra sản phẩm.
Học sinh có thể tham khảo sản phẩm sau:
Cung cấp: thức ăn, nơi sống, nước uống và những nhu cầu sống thiết yếu cho con người.
Bảo vệ: bảo vệ con người khỏi các tác nhân của môi trường như mưa, gió, bão …
Chứa chất thải: chứa chất thải đời sống, chất thải sản xuất …
Luyện tập vận dụng 1 trang 93 SGK Khoa học lớp 5: Nếu con người thải quá
nhiều các chất thải độc hại vào môi trường thì điều gì sẽ xảy ra. Trả lời:
Nếu con người thải quá nhiều các chất thải độc hại vào môi trường thì chất lượng
môi trường sẽ bị giảm gây ô nhiễm môi trường.
Luyện tập vận dụng 2 trang 93 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số việc em và gia
đình có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường. Trả lời:
Một số việc em và gia đình có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường:
- Không thải rác bừa bãi ra môi trường.
- Xử lý nguồn nước ô nhiễm trước khi thải ra môi trường.
- Phân loại rác thải trước khi vứt vào thùng rác.
- Thường xuyên tái chế các vật liệu có thể tái chế …