-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Phản xạ âm| Cánh diều
Biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi bài tập sách giáo khoa KHTN lớp 7 Bài 11 Cánh diều. Hy vọng bạn đọc có thêm tài liệu học tập, soạn bài, cũng như củng cố nội dung kiến thức bài học, từ đó học tập tốt hơn môn Khoa học tự nhiên lớp 7.
Chủ đề 5: Âm thanh (CD) 7 tài liệu
Khoa học tự nhiên 7 1.5 K tài liệu
Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 11: Phản xạ âm| Cánh diều
Biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi bài tập sách giáo khoa KHTN lớp 7 Bài 11 Cánh diều. Hy vọng bạn đọc có thêm tài liệu học tập, soạn bài, cũng như củng cố nội dung kiến thức bài học, từ đó học tập tốt hơn môn Khoa học tự nhiên lớp 7.
Chủ đề: Chủ đề 5: Âm thanh (CD) 7 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 7 1.5 K tài liệu
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 7
Preview text:
I. Câu hỏi thảo luận
Câu 1 trang 62 KHTN 7 Cánh diều
Một người đứng gần vách núi, hét to một tiếng, sau đó người này có nghe
thấy âm phản xạ không? Giải thích câu trả lời.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Người này có nghe được âm phản xạ. Vì khi âm thanh do người này phát ra
đến đập vào bề mặt vách núi (gặp mặt chắn), tạo ra âm phản xạ, đập vào màng
nhĩ của người đó và người đó nghe được âm phản xạ của chính mình.
Câu 2 trang 64 KHTN 7 Cánh diều
Tiếng sấm hay tiếng sét có phải là tiếng ồn gây ô nhiễm không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
+ Tiếng sấm và tiếng sét không phải tiếng ồn gây ô nhiễm.
+ Vì tiếng sấm và tiếng sét có âm thanh to nhưng không kéo dài; còn tiếng ồn
gây ô nhiễm phải là những âm thanh to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe và hoạt động bình thường của con người.
II. Câu hỏi Thực hành
Thực hành trang 63 KHTN lớp 7: Dụng cụ
Bàn phẳng, đồng hồ (loại nhỏ, có phát ra tiếng “tích tắc”); hai đoạn ống nhựa
giống nhau (dài 1 m, có thể để lọt đồng hồ vào trong, một ống có nắp đậy để
dễ dàng tháo, lắp); các tấm có kích thước bằng nhau: tấm gỗ phẳng, tấm gỗ có
bề mặt gồ ghề, tấm xốp phẳng, … Tiến hành
+ Đặt đồng hồ, các ống nhựa, tấm gỗ phẳng trên mặt bàn đúng theo các vị trí
như hình 11.2. Đánh dấu vị trí tấm gỗ và các ống nhựa.
+ Đặt đồng hồ vào trong ống nhựa bên trái và đậy nắp ống.
+ Ghé tai vào một đầu ống nhựa bên phải, lắng nghe tiếng “tích tắc” của đồng
hồ sau khi phản xạ ở mặt gỗ truyền đến tai.
+ Giữ nguyên vị trí đồng hồ và các ống nhựa. Lần lượt thay tấm gỗ gồ ghề,
tấm xốp phẳng, … vào vị trí tấm gỗ phẳng.
Hãy cho biết trong các vật trên, vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém. Trả lời: Kết quả thu được:
+ Tấm gỗ phẳng phản xạ âm tốt.
+ Tấm xốp phẳng, tấm gỗ gồ ghề phản xạ âm kém.
III. Câu hỏi vận dụng
Vận dụng trang 63 KHTN 7 Cánh diều
Sự phản xạ âm có thể gây ảnh hưởng cho người nghe, như khi đang ở trong
nhà hát. Vì vậy trong một số trường hợp cần phải giảm âm phản xạ. Em hãy
gợi ý việc bố trí thêm một số đồ vật để giảm ảnh hưởng của âm phản xạ cho
những người sống trong các căn hộ có thiết kế các tấm kính kích thước lớn
(ví dụ tại các căn hộ ở các khu chung cư cao tầng).
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số đồ vật để giảm ảnh hưởng của âm phản xạ trong trường hợp này:
+ Đặt thêm nhiều chậu cây xanh – tác dụng phân tán âm theo các hướng khác nhau.
+ Treo thêm một số rèm vải, nhung ở những vị trí có thể trang trí.
+ Gắn một số biển báo đi nhẹ, nói khẽ.
+ Làm trần nhà, tường nhà dày (có các lớp xốp xen giữa).
+ Sử dụng dây cao su quanh rìa các cánh cửa các căn hộ.
+ Sử dụng tấm kính cách âm để làm cửa kính.
IV. Câu hỏi luyện tập
Luyện tập 1 trang 63 KHTN 7 Cánh diều
Có các vật sau: chăn bông, đệm mút, cửa kính phẳng, rèm treo tường, tường
gạch phẳng, gạch lát nền nhà. Hãy xếp từng vật đó vào một trong hai nhóm
phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Vật phản xạ âm tốt: cửa kính phẳng, tường gạch phẳng, gạch lát nền nhà.
Vật phản xạ âm kém: chăn bông, đệm mút, rèm treo tường.
Luyện tập 1 trang 64 KHTN 7 Cánh diều
Giả sử trường học của em ở cạnh đường giao thông có đông người và xe qua
lại. Hãy đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tác hại của tiếng ồn
từ bên ngoài. Hãy đề xuất một số biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tác hại của
tiếng ồn từ bên ngoài đối với các hoạt động học tập, vui chơi của các em tại nhà trường.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Một số biện pháp phù hợp nhằm hạn chế tác hại của tiếng ồn từ bên ngoài đối
với các hoạt động học tập, vui chơi của các em tại nhà trường:
+ Trồng thêm nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
+ Gắn biển báo “cấm bóp còi”; “ cấm họp chợ”, …
+ Treo thêm các rèm cửa ở mỗi phòng học
+ Sử dụng cửa cách âm