-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học| Kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học KNTT được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi, bài tập sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức bài 6. Hy vọng tài liệu mang đến cho bạn đọc các nội dung kiến thức bổ ích trong quá trình học tập, soạn bài và làm bài
Chương 2: Phân tử. Liên kết hóa học (KNTT) 15 tài liệu
Khoa học tự nhiên 7 1.5 K tài liệu
Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học| Kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học KNTT được biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi, bài tập sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức bài 6. Hy vọng tài liệu mang đến cho bạn đọc các nội dung kiến thức bổ ích trong quá trình học tập, soạn bài và làm bài
Chủ đề: Chương 2: Phân tử. Liên kết hóa học (KNTT) 15 tài liệu
Môn: Khoa học tự nhiên 7 1.5 K tài liệu
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Khoa học tự nhiên 7
Preview text:
I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm
Câu hỏi Trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Quan sát hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
He có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
Ne có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
Ar có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
Nguyên tố He có số electron ở lớp vỏ ngoài cùng ít hơn. Nguyên tố Ne và Ar
có số electron ở lớp vỏ ngoài cùng bằng nhau (đều bằng 8) II. Liên kết ion
Câu hỏi Trang 37 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Câu 1. Quan sát Hình 6.2 và so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên
tử Na, Cl với ion Na+, Cl-
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Na nhiều hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Na+
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl ít hơn số electron lớp ngoài cùng của ion Cl-
Câu 2. Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide như sau:
Hãy cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Nguyên tử Mg có 12 electron. Ion Mg2+ có tất cả 10 electron
=> Mất đi 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
=> Nguyên tử Mg đã nhường đi 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
III. Liên kết cộng hóa trị
1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất
Câu hỏi Trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Câu 1. Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của
H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi ● Xét Hình 6.4:
+ Trước khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, H có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
+ Sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, H có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng ● Xét Hình 6.5:
+ Trước khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, O có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng (lớp 2)
+ Sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị, O có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng (lớp 2)
Câu 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine
Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền
vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử nitrogen, hai phân tử Cl đã liên
kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung.
Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí khí nitrogen
Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền
vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử nitrogen, hai phân tử N đã liên
kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung.
2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất
Câu hỏi trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7 KNTT
Câu 1. Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên
tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống
với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Khi nguyên tử O liên kết với 2 nguyên tử H bằng cách góp chung electron thì
nguyên tử O có 10 electron (2 electron lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ 2)
Giống cấu hình electron của khí hiếm Neon (Ne)
Câu 2. Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon
dioxide, ammonia (gồm một nguyên tử N liên kết với ba nguyên tử H)
Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide
Khi hình thành phân tử carbon dioxide, hai nguyên tử O đã liên kết với một
nguyên tử C bằng cách nguyên tử C góp chung với mỗi nguyên tử O hai
electron tạo thành hai cặp electron dùng chung với mỗi nguyên tử O.
Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia
Khi hình thành phân tử ammonia, ba nguyên tử H đã liên kết với một nguyên
tử N bằng cách nguyên tử N góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo
thành cặp electron dùng chung.