Giải SGK Lịch Sử 9 Cánh diều Bài 19: Châu Á từ năm 1991 đến nay
Xin gửi tới quý thầy cô và các em học sinh Giải SGK Lịch sử 9 cánh diều Bài 19:Châu Á từ năm1991 đến nay có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả và ôn tập đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Chương 5: Thế giới từ năm 1991 đến nay (CD)
Môn: Lịch Sử 9
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
Câu hỏi trang 95 Lịch sử 9 Cánh diều
Kinh tế - xã hội của Trung Quốc từ năm 1991 đến nay phát triển như thế nào ? Trả lời:
- Từ sau năm 1991, Trung Quốc đẩy mạnh công cuộc cải cách, mở cửa một cách
toàn diện và sâu rộng, làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của đất nước.
- Kinh tế, khoa học- kỹ thuật: Tốc độ tăng trưởng GDP liên tục tăng. Tỉ trọng đóng
góp trong GDP toàn cầu tăng từ 8,1 % (2002) lên 18,8 % (2022). Vượt qua Nhật
Bản, trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới (từ năm 2010). Vươn lên trở thành cường
quốc về khoa học - công nghệ, đạt nhiều thành tựu trên lĩnh vực chinh phục vũ trụ,
giao thông vận tải, công nghệ sinh học,...
- Xã hội: Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu
người tăng nhanh. Công cuộc xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh và đạt được
thành tựu lớn. Hệ thống bảo hiểm y tế được thực hiện đối với hơn 1,4 tỉ người (2021).
Câu hỏi trang 95 Lịch sử 9 Cánh diều
Giới thiệu về tình hình kinh tế- xã hội của Nhật Bản từ năm 1991 đến nay? Trả lời:
- Nhật Bản duy trì vị thế thứ hai thế giới về kinh tế từ cuối thế kỉ XX đến năm 2010.
Các lĩnh vực sản xuất ô tô, tàu thuỷ, rô-bốt, công nghệ sinh học, công nghệ nano,
năng lượng tái tạo, mặt hàng điện tử,... của Nhật Bản vẫn dẫn đầu thế giới.
- Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản chậm lại, không ổn định, phục hồi
chậm sau các cuộc khủng hoảng năm 1997 và những năm 2008 - 2009. Bên cạnh
đó, Nhật Bản phải đối phó với nhiều vấn đề xã hội như tình trạng già hóa dân số,
thiếu lao động, dân số tăng trưởng âm, tỉ lệ tự tử và tội phạm gia tăng....
Câu hỏi trang 96 Lịch sử 9 Cánh diều
Giới thiệu về sự phát triển kinh tế- xã hội của Hàn Quốc từ năm 1991 đến nay? Trả lời:
Sau năm 1991, Hàn Quốc tiếp tục phát triển mạnh, vươn lên trở thành quốc gia phát
triển ở châu Á và trên thế giới.
Kinh tế, Tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, quy mô kinh tế đứng thứ 10 thế giới,
thứ 4 châu Á (2020). GDP tăng gấp 3 lần, từ 504.6 ti USD (2001) lên 1 910 tỉ USD
(2022). Là một trong những nước dẫn đầu thế giới về đóng tàu, sản xuất hàng điện
tử, công nghiệp ô tô, khai khoáng, thời trang, mĩ phẩm,.
Xã hội, Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Hàn Quốc thuộc nhóm nước
có chỉ số phát triển con người (HDI) cao. Âm nhạc, điện ảnh, thời trang, ẩm thực...
có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thế giới, từ đó gia tăng sức mạnh mềm của Hàn Quốc.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ASEAN TỪ NĂM 1991
ĐẾN NAY VÀ CỘNG ĐỒNG ASEAN
Câu hỏi trang 97 Lịch sử 9 Cánh diều
Mô tả quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay? Trả lời:
- Tháng 10-1991, Hiệp định Hoà bình Pa-ri được kí kết, vấn đề Cam-pu-chia được
giải quyết. Quan hệ giữa Việt Nam với nhóm nước sáng lập ASEAN từ đối đầu
chuyển sang giai đoạn hòa bình, hợp tác. Từ thập niên cuối của thế kỉ XX đến nay,
ASEAN không ngừng phát triển, trở thành một tổ chức liên kết khu vực chặt chẽ,
toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
- Năm 1992: Kí thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
- Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
- Năm 1997: Thông qua Tầm nhìn ASEAN năm 2020; Lào, Mi-an-ma gia nhập ASEAN
- Năm 1999: Cam-pu-chia gia nhập ASEAN, hoàn thành mục tiêu trở thành tổ chức
khu vực với 10 quốc gia thành viên.
- Năm 2003: Ra Tuyên bố Ba-li II, xác định mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Năm 2007: Công bố Hiến chương ASEAN.
- Năm 2015: Chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Năm 2016: Thông qua Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN 2025.
Câu hỏi trang 97 Lịch sử 9 Cánh diều
Mô tả những nét chính của cộng đồng ASEAN? Trả lời:
- Năm 2003, các nhà lãnh đạo của ASEAN quyết định thành lập Cộng đồng ASEAN
vào năm 2020. Tuy nhiên, ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN đã chính thức được
thành lập, sớm hơn 5 năm so với dự kiến.
Chính trị - An ninh: Chính trị, quốc phòng, an ninh và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tư pháp,...
Kinh tế: Thương mại hàng hóa, đầu tư, dịch vụ, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
Văn hóa - Xã hội: Phát triển con người, phúc lợi và bảo hiểm xã hội, các quyền và
bình đẳng xã hội, xây dựng bản sắc ASEAN,....
- Sự hình thành của Cộng đồng ASEAN đã tạo ra một dấu mốc quan trọng trong tiến
trình liên kết, bảo đảm hòa bình, an ninh và tự cường lâu dài trong một khu vực hướng
ra bên ngoài, với các nền kinh tế năng động, cạnh tranh và liên kết sâu rộng. Đồng
thời, sự hình thành Cộng đồng ASEAN là bước chuẩn bị nền tăng, định hướng và
khuôn khô cho ASEAN bước vào giai đoạn mới với những mục tiêu liên kết cao hơn.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Câu 1: Lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc theo mẫu sau vào vở ghi. Trả lời: Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Kinh tế Tốc độ tăng trưởng
Nhật Bản duy trì vị + Tăng trưởng liên tục GDP liên tục tăng. Tỉ
thế thứ hai thế giới với tốc độ cao, quy mô trọng đóng góp trong về kinh tế từ cuối kinh tế đứng thứ 10
GDP toàn cầu tăng từ thế kỉ XX đến năm thế giới, thứ 4 châu Á 8,1% (năm 2002) lên 2010. (2020). GDP tăng gấp 18,8% (năm 2022). Tuy nhiên, tốc độ
3 lần, từ 504,6 tỉ đô-la Vượt qua Nhật Bản,
tăng trưởng kinh tế (2001) lên 1 910 tỉ trở thành nền kinh tế
Nhật Bản chậm lại, đô-la (2022). thứ hai thế giới (từ không ổn định, + Là một trong những năm 2010).
phục hồi chậm sau nước dẫn đầu thế giới các cuộc khủng về đóng tàu, sản xuất hoảng năm 1997 hàng điện tử, ô tô, và năm 2008 – khai khoáng, thời 2009. trang, mĩ phẩm,... Xã hội + Đời sống nhân dân
Nhật Bản phải đối + Đời sống nhân dân được cải thiện và
phó với nhiều vấn ngày càng được cải nâng cao, thu nhập
đề xã hội như tình thiện, Hàn Quốc thuộc bình quân đầu người trạng già hoá dân nhóm nước có chỉ số tăng.
số, thiếu lao động, phát triển con người + Công cuộc xoá đói dân số tăng (HDI) cao.
giảm nghèo được đẩy trưởng âm, tỉ lệ tự + Âm nhạc, điện ảnh, mạnh và đạt được
tử và tội phạm gia thời trang, ẩm thực,.... thành tựu lớn. tăng,... có sức lan toả mạnh + Hệ thống bảo hiểm
mẽ trên thế giới, từ đó y tế được thực hiện gia tăng sức mạnh đối với hơn 1,4 tỉ mềm của Hàn Quốc. người (2021),...
Câu 2: Tìm hiểu đóng góp của Việt Nam trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trả lời:
- Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kết nạp Lào, Myanmar và
Campuchia vào ASEAN, góp phần hoàn thiện Cộng đồng ASEAN 10 nước.
- Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan
trọng đặt nền móng cho Cộng đồng ASEAN.
- Việt Nam đưa ra nhiều sáng kiến và đề xuất quan trọng, góp phần xây dựng Cộng
đồng ASEAN năng động, đoàn kết và hướng tới tương lai.
- Việt Nam là một thành viên tích cực và trách nhiệm của ASEAN, đóng góp quan
trọng vào quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Những đóng góp của Việt Nam
được các nước thành viên ASEAN và cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.