Giải SGK môn Tiếng việt 2 - Bài 4: Sông Hương| Chân trời sáng tạo

Tiếng Việt lớp 2 trang 69, 70, 71, 72, 73 Bài 4: Sông Hương gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong Bài 4: Sông Hương (Tuần 26: Sắc màu quê hương) sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bài 4: Sông Hương - Khởi động
Đố bạn về tên dòng sông:
Sông gì tên gọi đã xanh?
Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng?
Hướng dẫn trả lời
Sông gì tên gọi đã xanh? - SÔNG LAM
Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng? - SÔNG HỒNG
Bài 4: Sông Hương - Khám phá luyện tập
Câu 1 trang 69 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Đọc:
SÔNG HƯƠNG
Sông Hương một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mỗi đoạn đều vẻ đẹp riêng của
nó. Bao trùm lên cả bức tranh một màu xanh nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh
thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên
mặt nước.
Mỗi mùa tới, hoa phượng nở đỏ rực hai n bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh
hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên
trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
Theo Đất nước ngàn m
Sc độ: mc đậm, nht ca màu.
Đặc ân: ơn đặc bit.
Cùng tìm hiểu:
1. Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc nào?
2. Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào?
3. Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với hình ảnh gì?
4. Vì sao sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế?
Hướng dẫn trả lời
1. Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc: xanh thẳm, xanh biếc,
xanh non.
2. Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi như sau: màu xanh được thay thế bằng màu
đỏ của hoa phượng nở đỏ rực hai bên bờ (thay chiếc áo xanh thành dải lụa đào ửng hồng cả
phố phường)
3. Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với hình ảnh: một đường trăng lung linh dát
vàng.
4. Sông Hương một đặc ân thiên nhiên ban cho Huế, sông Hương giúp cho không khí
thành phố trong lành, xua đi những tiếng ồn ào của chợ búa, đem đến cho thành phố vẻ đẹp êm
đềm.
Câu 2 trang 70 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Viết:
a. Nghe - viết: Sông Hương (từ Mỗi mùa tới đến dát vàng)
b. Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp với mỗi
thêm dấu thanh (nếu cần):
khéo l
kh sắc
tròn x
l sáng
trong v
mạnh kh
c. Chọn vần thích hợp với mỗi
thêm dấu thanh (nếu cần):
Vn iu hoc vn iêu.
Những hạt sương mát d
N nhau tr trên cành
Bầu trời rất là xanh
Nắng vàng đang kh vũ.
Theo Nhật Quang
Vn an hoc vn ang.
Ngọn gió thì quen bò ng
Ngọn gió xa mẹ l thang đêm ngày.
Ngọn mướp thì ưa leo cây
Rủ đ bướm đến nhảy dây khắp gi
Theo Nguyễn Ngọc Oánh
Hướng dẫn trả lời
a. Nghe- viết:
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh
hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
b. Điền như sau:
khéo léo
khoe sắc
tròn xoe
lóe sáng
trong veo
mạnh khỏe
c. Điền như sau:
Vn iu hoc vn iêu.
Những hạt sương mát du
Níu nhau trĩu trên cành
Bầu trời rất là xanh
Nắng vàng đang khiêu vũ.
Theo Nhật Quang
Vn an hoc vn ang.
Ngọn gió thì quen bò ngang
Ngọn gió xa mẹ lang thang đêm ngày.
Ngọn mướp thì ưa leo cây
Rủ đàn bướm đến nhảy dây khắp giàn.
Theo Nguyễn Ngọc Oánh
Câu 3 trang 71 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Cách viết các từ ngữ thẻ màu xanh thẻ màu hồng khác nhau? sao?
núi
sông
bãi biển
b. Viết tên:
Một dòng sông, dòng suối hoc một dòng thác.
Mt ngọn núi, hòn đảo hoc một bãi biển.
Hướng dẫn trả lời
a. Hai cách viết khác nhau như sau:
Cách viết th màu hồng: ch tên gọi chung ca mt s vật (địa điểm)
Cách viết th màu xanh: chỉ tên c th ca s vật (địa điểm), còn tên gọi chung ca s vt
được chú thích trong ngoặc đơn.
b. Gợi ý các tên sau:
Tên dòng sông: sông Hương, sông Đà, sông Tiền, sông La, sông Hồng, sông Mã, sông Đồng
Nai, sông Tô Lịch, sông Sài Gòn, sông Son, sông Thu Bồn, sông Vàm Cỏ Đông…
Tên dòng suối: sui Yến, sui Tranh, sui Moc, Suối Tiên, suối M, suối Đá Bàng, sui
Mơ…
Tên dòng thác: thác Bản Giốc, thác Bạc, thác Bảo Đại, thác Yang Bay, thác Tranh, thác Khe
Vằn, thác Thủy Tiên, thác Phú Cường…
Tên ngọn núi: núi Bà Đen, núi Chứa Chan, núi Yên Tử, núi Phú Lương, núi Tượng, núi Hàm
Rồng, núi Két, núi Đá Bia…
Tên hòn đảo: đảo Sơn, đảo Yến, đảo Voi, đảo Bình Ba, đảo Hòn Ngư, đảo Phú Quý,
đảo Cù Lao Chàm, đảo Cù Lao Xanh, đảo Phú Quốc, đảo Hòn Sơn, đảo Cô Tô, đảo Cát Bà…
Tên bãi biển: bin H Cc, bin M Khê, biển Cửa Đại, biển An Bàng, biển Quy Nhơn, biển
Non Nước, bin Nht Lệ…
Câu 4 trang 71 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Đặt 2 - 3 câu giới thiệu một cảnh sông nước hoặc núi non mà em biết
Hướng dẫn trả lời
Học sinh tham khảo các mẫu sau:
Mẫu 1: Phía sau nhà em dòng sông Hậu, Sông rất dài rộng. Nước sông màu xanh
sm, lấp lánh dưới ánh mặt tri.
Mẫu 2: Sau trường em núi Thần Đinh. Núi rất cao lớn. Trên núi nhiều cây xanh cao
to cùng nhiều cây leo, cây bụi. Người ta làm những bc thang bằng đá dn thẳng lên đỉnh
núi cho khách du lịch tham quan.
Câu 5 trang 72 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Kể chuyện:
a. Nghe kể chuyện.
b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh từ ngữ gợi ý dưới tranh.
Sự tích Hồ Gươm
Theo Nguyễn Đổng Chi
Giặc Minh đô hộ nước ta, Đức Long Quân…
Cả ba lần kéo lưới, Lê Thận…
Từ khi có gươm thần…
Sau khi thắng giặc Minh…
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện
Hướng dẫn trả lời
a. Nghe kể chuyện:
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh từ ngữ gợi ý:
Giặc Minh đô hộ nước ta, Đức Long Quân quyết
định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.
Cả ba lần kéo lưới, Thận đều kéo lên một thanh
sắt lạ. Đem về nhà xem thử thì phát hiện ra đó
một lưỡi gươm.
Từ khi gươm thần nghĩa quân thêm sức mạnh,
đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi.
Sau khi thắng giặc Minh, Lạc Long Quân sai rùa
thần đến lấy lại gươm thần.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
Sự tích Hồ Gươm
Đoạn 1: Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam
Sơn nhưng ban đầu thế yếu nên thường bị thua. thế, đức Long Quân quyết định cho nghĩa
quân mượn thanh gươm thần để trừ giặc.
Đoạn 2: Hồi ấy, một người đánh tên Lê Thận, ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn
kĩ, hóa ra một lưỡi gươm. Sau đó, Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn dâng
thanh gươm cho Lê Lợi.
Đoạn 3: Ít lâu sau, một lần Lợi bị giặc đuôi phải chạy vào rừng, ông bắt được chuôi gươm
nạm ngọc trên cây đa. Khi tra chuỗi gươm vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in. Lúc đó,
Lợi mới biết đấy gươm thần. Từ khi ơm thần, nghĩa quân đánh đầu thắng đấy, cuối
cùng đánh tan quân xâm lược.
Đoạn 4: Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi - lúc bấy giờ đã lên ngôi vua - đi thuyền chơi hồ Tả
Vọng, rùa vàng theo lệnh của Long Quân nổi lên đòi lại gươm thần. Vua nâng gươm trả lại cho
rùa vàng. Từ đó, hồ mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Câu 6 trang 73 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Luyện tập thuật lại việc được tham gia (tiếp theo)
a. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các công việc cần làm một tấm bưu thiếp chúc mừng mẹ hoặc
nhân ngày Quốc tế Phụ nữ.
Vẽ hình bưu thiếp
Viết lời chúc mừng
Chuẩn bị các vật liệu cần thiết
Cắt theo hình đã vẽ
Trang trí bưu thiếp
b. Viết 4 - 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp.
Hướng dẫn trả lời
a. Sắp xếp như sau:
Vẽ hình bưu thiếp
Viết lời chúc mừng
Chuẩn bị các vật liệu cần thiết
Cắt theo hình đã vẽ
Trang trí bưu thiếp
b. Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Để làm một tấm bưu thiếp thì đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị các vật liệu cần thiết như giấy, bút,
kéo, màu vẽ… Sau đó, vẽ hình bưu thiếp lên giấy, rồi mới cắt theo hình đã vẽ cho chính xác. Cắt
xong, chúng ta bắt đầu trang trí cho tấm bưu thiếp bằng màu hình vmình thích. Cuối
cùng bước quan trọng nhất, chúng ta sẽ viết lời chúc của mình vào bên trong tấm thiệp. Như
vậy là chúng ta sẽ có một tấm thiệp xinh xắn do chính mình làm nên.
Vận dụng
Câu 1 trang 73 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Đọc một bài văn về quê hương:
a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Hướng dẫn trả lời
Gợi ý một bài văn về quê hương:
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống
cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sau cây số nữa gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng
Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính Cửa Tùng. Bãi cát đây thường được ngợi ca “Bà
Chúa của các bãi tắm”. Diệu thay, trong một ngày, Cửa Tùng ba sắc màu nước biển. Bình
minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng
nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim
của sóng biển.
Theo THỤY CHƯƠNG
Câu 2 trang 73 Tiếng Vit 2 tp 2 Chân tri sáng to
Nói về vẻ đẹp của sông Hương với người thân.
-------------------------------------------------
| 1/10

Preview text:

Bài 4: Sông Hương - Khởi động
Đố bạn về tên dòng sông:
Sông gì tên gọi đã xanh?
Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng? Hướng dẫn trả lời
Sông gì tên gọi đã xanh? - SÔNG LAM
Sông gì không nhuộm mà quanh năm hồng? - SÔNG HỒNG
Bài 4: Sông Hương - Khám phá và luyện tập
Câu 1 trang 69 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo Đọc: SÔNG HƯƠNG
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của
nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh
thẳm của da trời, màu xanh biếc của lá cây, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh
hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên
trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
Theo Đất nước ngàn năm
• Sắc độ: mức đậm, nhạt của màu.
• Đặc ân: ơn đặc biệt. Cùng tìm hiểu:
1. Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc nào?
2. Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi như thế nào?
3. Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với hình ảnh gì?
4. Vì sao sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế? Hướng dẫn trả lời
1. Trong đoạn 1, bức tranh sông Hương được tả bằng những màu sắc: xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
2. Khi mùa hè tới, màu sắc của sông Hương thay đổi như sau: màu xanh được thay thế bằng màu
đỏ của hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ (thay chiếc áo xanh thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường)
3. Vào những đêm trăng sáng, sông Hương giống với hình ảnh: một đường trăng lung linh dát vàng.
4. Sông Hương là một đặc ân mà thiên nhiên ban cho Huế, vì sông Hương giúp cho không khí
thành phố trong lành, xua đi những tiếng ồn ào của chợ búa, đem đến cho thành phố vẻ đẹp êm đềm.
Câu 2 trang 70 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo Viết:
a. Nghe - viết: Sông Hương (từ Mỗi mùa hè tới đến dát vàng)
b. Chọn vần eo hoặc vần oe thích hợp với mỗi và thêm dấu thanh (nếu cần): khéo l ✪ kh ✪ sắc tròn x ✪ l ✪ sáng trong v ✪ mạnh kh ✪
c. Chọn vần thích hợp với mỗi và thêm dấu thanh (nếu cần):
• Vần iu hoặc vần iêu.
Những hạt sương mát d ✪ N ✪ nhau tr ✪ trên cành Bầu trời rất là xanh
Nắng vàng đang kh ✪ vũ. Theo Nhật Quang
• Vần an hoặc vần ang.
Ngọn gió thì quen bò ng ✪
Ngọn gió xa mẹ l ✪ thang đêm ngày.
Ngọn mướp thì ưa leo cây
Rủ đ ✪ bướm đến nhảy dây khắp gi ✪ Theo Nguyễn Ngọc Oánh Hướng dẫn trả lời a. Nghe- viết:
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh
hằng ngày thành dải lụa đào ứng hồng cả phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng. b. Điền như sau: khéo léo khoe sắc tròn xoe lóe sáng trong veo mạnh khỏe c. Điền như sau:
• Vần iu hoặc vần iêu.
Những hạt sương mát dịu Níu nhau trĩu trên cành Bầu trời rất là xanh
Nắng vàng đang khiêu vũ. Theo Nhật Quang
• Vần an hoặc vần ang.
Ngọn gió thì quen bò ngang
Ngọn gió xa mẹ lang thang đêm ngày.
Ngọn mướp thì ưa leo cây
Rủ đàn bướm đến nhảy dây khắp giàn. Theo Nguyễn Ngọc Oánh
Câu 3 trang 71 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Cách viết các từ ngữ ở thẻ màu xanh và thẻ màu hồng có gì khác nhau? Vì sao? núi (núi) Bà Đen sông (sông) Hương bãi biển (bãi biển) Vũng Tàu b. Viết tên:
• Một dòng sông, dòng suối hoặc một dòng thác.
• Một ngọn núi, hòn đảo hoặc một bãi biển. Hướng dẫn trả lời
a. Hai cách viết khác nhau như sau:
• Cách viết ở thẻ màu hồng: chỉ tên gọi chung của một sự vật (địa điểm)
• Cách viết ở thẻ màu xanh: chỉ tên cụ thể của sự vật (địa điểm), còn tên gọi chung của sự vật
được chú thích trong ngoặc đơn.
b. Gợi ý các tên sau:
• Tên dòng sông: sông Hương, sông Đà, sông Tiền, sông La, sông Hồng, sông Mã, sông Đồng
Nai, sông Tô Lịch, sông Sài Gòn, sông Son, sông Thu Bồn, sông Vàm Cỏ Đông…
• Tên dòng suối: suối Yến, suối Tranh, suối Moọc, Suối Tiên, suối Mỡ, suối Đá Bàng, suối Mơ…
• Tên dòng thác: thác Bản Giốc, thác Bạc, thác Bảo Đại, thác Yang Bay, thác Tranh, thác Khe
Vằn, thác Thủy Tiên, thác Phú Cường…
• Tên ngọn núi: núi Bà Đen, núi Chứa Chan, núi Yên Tử, núi Phú Lương, núi Tượng, núi Hàm
Rồng, núi Két, núi Đá Bia…
• Tên hòn đảo: đảo Lý Sơn, đảo Yến, đảo Cá Voi, đảo Bình Ba, đảo Hòn Ngư, đảo Phú Quý,
đảo Cù Lao Chàm, đảo Cù Lao Xanh, đảo Phú Quốc, đảo Hòn Sơn, đảo Cô Tô, đảo Cát Bà…
• Tên bãi biển: biển Hồ Cốc, biển Mỹ Khê, biển Cửa Đại, biển An Bàng, biển Quy Nhơn, biển
Non Nước, biển Nhật Lệ…
Câu 4 trang 71 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Đặt 2 - 3 câu giới thiệu một cảnh sông nước hoặc núi non mà em biết Hướng dẫn trả lời
Học sinh tham khảo các mẫu sau:
• Mẫu 1: Phía sau nhà em là dòng sông Hậu, Sông rất dài và rộng. Nước sông có màu xanh
sẫm, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
• Mẫu 2: Sau trường em là núi Thần Đinh. Núi rất cao và lớn. Trên núi có nhiều cây xanh cao
to cùng nhiều cây leo, cây bụi. Người ta có làm những bậc thang bằng đá dẫn thẳng lên đỉnh
núi cho khách du lịch tham quan.
Câu 5 trang 72 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo Kể chuyện: a. Nghe kể chuyện.
b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh. Sự tích Hồ Gươm Theo Nguyễn Đổng Chi
Giặc Minh đô hộ nước ta, Đức Long Quân…
Cả ba lần kéo lưới, Lê Thận… Từ khi có gươm thần…
Sau khi thắng giặc Minh…
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện Hướng dẫn trả lời a. Nghe kể chuyện:
b. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý:
Cả ba lần kéo lưới, Lê Thận đều kéo lên một thanh
Giặc Minh đô hộ nước ta, Đức Long Quân quyết sắt lạ. Đem về nhà xem thử thì phát hiện ra đó là
định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần. một lưỡi gươm.
Từ khi có gươm thần nghĩa quân có thêm sức mạnh, Sau khi thắng giặc Minh, Lạc Long Quân sai rùa
đánh đâu thắng đó, không gì cản nổi.
thần đến lấy lại gươm thần.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
Sự tích Hồ Gươm
Đoạn 1: Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam
Sơn nhưng ban đầu thế yếu nên thường bị thua. Vì thế, đức Long Quân quyết định cho nghĩa
quân mượn thanh gươm thần để trừ giặc.
Đoạn 2: Hồi ấy, một người đánh cá tên là Lê Thận, ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn
kĩ, hóa ra một lưỡi gươm. Sau đó, Lê Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn và dâng thanh gươm cho Lê Lợi.
Đoạn 3: Ít lâu sau, một lần Lê Lợi bị giặc đuôi phải chạy vào rừng, ông bắt được chuôi gươm
nạm ngọc trên cây đa. Khi tra chuỗi gươm vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in. Lúc đó,
Lê Lợi mới biết đấy là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đầu thắng đấy, cuối
cùng đánh tan quân xâm lược.
Đoạn 4: Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi - lúc bấy giờ đã lên ngôi vua - đi thuyền chơi hồ Tả
Vọng, rùa vàng theo lệnh của Long Quân nổi lên đòi lại gươm thần. Vua nâng gươm trả lại cho
rùa vàng. Từ đó, hồ mang tên là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Theo Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Câu 6 trang 73 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Luyện tập thuật lại việc được tham gia (tiếp theo)
a. Em hãy sắp xếp lại thứ tự các công việc cần làm một tấm bưu thiếp chúc mừng mẹ hoặc cô
nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. ◯ Vẽ hình bưu thiếp ◯ Viết lời chúc mừng
◯ Chuẩn bị các vật liệu cần thiết
◯ Cắt theo hình đã vẽ ◯ Trang trí bưu thiếp
b. Viết 4 - 5 câu thuật lại việc làm bưu thiếp. Hướng dẫn trả lời
a. Sắp xếp như sau: ② Vẽ hình bưu thiếp ⑤ Viết lời chúc mừng
① Chuẩn bị các vật liệu cần thiết
③ Cắt theo hình đã vẽ ④ Trang trí bưu thiếp
b. Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Để làm một tấm bưu thiếp thì đầu tiên chúng ta cần chuẩn bị các vật liệu cần thiết như giấy, bút,
kéo, màu vẽ… Sau đó, vẽ hình bưu thiếp lên giấy, rồi mới cắt theo hình đã vẽ cho chính xác. Cắt
xong, chúng ta bắt đầu trang trí cho tấm bưu thiếp bằng màu và hình vẽ mà mình thích. Cuối
cùng là bước quan trọng nhất, chúng ta sẽ viết lời chúc của mình vào bên trong tấm thiệp. Như
vậy là chúng ta sẽ có một tấm thiệp xinh xắn do chính mình làm nên. Vận dụng
Câu 1 trang 73 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Đọc một bài văn về quê hương:
a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ. Hướng dẫn trả lời
Gợi ý một bài văn về quê hương: Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ
cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sau cây số nữa là gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng
Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà
Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình
minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng
nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Theo THỤY CHƯƠNG
Câu 2 trang 73 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Nói về vẻ đẹp của sông Hương với người thân.
-------------------------------------------------