-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK môn Tiếng việt 2 - Bài Ôn tập 5 | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 77, 78 Ôn tập gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong bài Ôn tập (Tuần 27: Ôn tập giữa học kì 2) sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Ôn tập cuối học kì 1 (CTST) 12 tài liệu
Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Giải SGK môn Tiếng việt 2 - Bài Ôn tập 5 | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 77, 78 Ôn tập gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong bài Ôn tập (Tuần 27: Ôn tập giữa học kì 2) sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Ôn tập cuối học kì 1 (CTST) 12 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 2
Preview text:
Câu 1 trang 80 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo Đọc:
MỘT NGÀY Ở VƯỜN QUỐC GIA
Nhà tôi ở cạnh vườn quốc gia. Ba tôi là một tình nguyện viên của Trung tâm Bảo tồn voi. Chủ
nhật, ba chở mía, dừa, chuối, gạo vào khu bảo tồn. Tôi được ba cho đi cùng.
Sau cơn mưa đầu mùa, suối chảy rì rầm, cây cỏ xanh tươi. Thỉnh thoảng có những đàn bướm rập
rờn ven đường. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã đến nơi. Ba cùng các cô chú ở khu bảo tồn nhanh
chóng chuyển đồ vào nhà kho.
Rồi ba cầm một bình sữa to đến chỗ chú voi con. Nhìn thấy ba, nó mừng rỡ chạy tới. Cặp mắt
nhỏ sáng lên. Hai cái tai to như hai cái quạt luôn ve vẩy. Nó há miệng chờ ba cho uống sữa. Nó
vừa uống, vừa đưa cái vòi dài hôn lên tay ba. Vẻ mặt nó hớn hở, trông thật đáng yêu.
Lúc tôi và ba ra về, chú voi con huơ vòi như để chào tạm biệt. Tôi mong Chủ nhật sau lại được cùng ba đến nơi này. Nguyễn Á Khiên
• Vườn quốc gia: khu vực rừng được bảo vệ để giữ nguyên cho mọi người đến tham quan và nghiên cứu.
Câu 2 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Dựa vào bài đọc, thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Chủ nhật, ba chở những gì vào khu bảo tồn?
b. Hỏi đáp cùng bạn: "Sau cơn mưa, cảnh vật như thế nào?"
c. Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng:
d. Câu văn "Lúc tôi và ba ra về, chú voi con huơ vòi như để chào tạm biệt." nói lên điều gì? Hướng dẫn trả lời
a. Chủ nhật, ba chở vào khu bảo tồn: mía, dừa, chuối, gạo. b. Hỏi đáp như sau: - Mẫu 1:
• Hỏi: Sau cơn mưa, cảnh vật như thế nào?
• Đáp: Sau cơn mưa, suối chảy rì rầm, cây cỏ xanh tươi, tỉnh thoảng có những đàn bướm rập rờn ven đường. - Mẫu 2:
• Hỏi: Sau cơn mưa, cảnh vật như thế nào?
• Đáp: Sau cơn mưa, đường phố sạch bong vì mưa đã quét sạch bụi bẩn. - Mẫu 3:
• Hỏi: Sau cơn mưa, cảnh vật như thế nào?
• Đáp: Sau cơn mưa, không khí trong lành và mát mẻ nên rất dễ chịu c. Nối như sau:
d. Câu văn "Lúc tôi và ba ra về, chú voi con huơ vòi như để chào tạm biệt." nói lên tình cảm thân
thiết, yêu mến, găn bó của những chú voi dành cho ba của bạn nhỏ.
Câu 3 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Viết 4 - 5 câu về một chuyến tham quan của em dựa vào gợi ý:
a. Em được đi tham quan ở đâu?
b. Em làm những gì trong chuyến đi?
c. Cảm xúc của em về chuyến đi. Đoạn văn mẫu:
(1) Nghỉ hè, em được bố mẹ dẫn đi tham quan Động Phong Nha- Kẻ Bàng ở Quảng Bình. (2)
Đến nơi, em vô cùng ngạc nhiên trước vẻ đẹp đồ sộ và tráng lệ của nơi đây. (3) Những hang
động kì bí, những thạch nhũ xinh đẹp nhiều hình dáng kì lạ khiến em cứ tròn xoe hai mắt. (4)
Lúc đi qua động ướt, em được ngồi thuyền len qua các hang đá vô cùng kích thích và thú vị. (5)
Tuy mệt, nhưng em vẫn rất vui và phấn khích.
Câu 4 trang 81 Tiếng Việt 2 tập 2 Chân trời sáng tạo
Trao đổi với bạn bài thơ về thiên nhiên đã đọc theo gợi ý: Hướng dẫn trả lời
Học si nh t h am k hảo m ẫu sau: Mẫu 1: BÀI THƠ VỀ THIÊN NHIÊN
- Tên bài thơ: Mưa (Trần Đăng Khoa) - Hình ảnh em thích: “...Hàng bưởi Đu đưa Bế lũ con Đầu tròn Trọc lốc…”
- Cảm xúc của em: em cảm thấy hình ảnh rất đáng yêu, gợi sự liên tưởng thú vị. Mẫu 2: BÀI THƠ VỀ THIÊN NHIÊN
- Tên bài thơ: Trái chín (Đặng Hấn) - Hình ảnh em thích: Chín như son điểm Đích thị quả hồng Cô bạn thanh long Chín màu hồng phấn.
- Cảm xúc của em: thích thú trước hình ảnh nhân hóa và so sánh đặc sắc, thú vị trong khổ thơ