-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK môn Tiếng Việt lớp 2 - Bài 4: Mùa đông ở vùng ca | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38, 39, 40, 41 Bài 4: Mùa đông ở vùng cao gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong Bài 4: Mùa đông ở vùng cao (Tuần 22: Bốn mùa tươi đẹp) sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chương 10: Bốn mùa tươi đẹp (CTST) 10 tài liệu
Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Giải SGK môn Tiếng Việt lớp 2 - Bài 4: Mùa đông ở vùng ca | Chân trời sáng tạo
Tiếng Việt lớp 2 trang 37, 38, 39, 40, 41 Bài 4: Mùa đông ở vùng cao gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong Bài 4: Mùa đông ở vùng cao (Tuần 22: Bốn mùa tươi đẹp) sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 2 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Chương 10: Bốn mùa tươi đẹp (CTST) 10 tài liệu
Môn: Tiếng Việt 2 2 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tiếng Việt 2
Preview text:
Bài 4: Mùa đông ở vùng cao - Khởi động
Nói với bạn về những hình ảnh em thấy trong bức tranh. Hướng dẫn trả lời:
Bức tranh vẽ cảnh mùa đông ở bùng núi cao: hoa nở hồng cả vùng đất, cây cao trơ trụi lá, mọi
người mặc áo dày và quàng khăn ấm.
Bài 4: Mùa đông ở vùng cao - Khám phá và luyện tập
Câu 1 trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 Đọc: MÙA ĐÔNG Ở NÚI CAO
Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.
Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dòng suối bắt đầu cạn nước. Gió từ trong
khe núi ùa ra, mang theo hơi lạnh của núi đá. Thân cây ngải đắng bắt đầu khô lại. Rễ cây bám
chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối.
Nhiều ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời không có nắng. Ngoài nương chỉ còn trồng tam giác
mạch. Đợi cây ngô thu hoạch xong, trời bắt đầu rét thì gieo tam giác mạch. Cỏ không mọc nổi
nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt. Hạt tam giác mạch ăn không ngon như hạt
ngô, hạt lúa nhưng hoa tam giác mạch thì đẹp.
Trời càng rét thì sắc biếc, sắc hồng càng rực rỡ. Cả dải núi, nương nhà này nối với nương nhờ
kia cứ bừng lên một màu tam giác mạch ngợp trời. Đỗ Bích Thuý
Sương muối: hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ, trắng như muối.
Tam giác mạch: một loại cây lương thực được trồng ở miền núi. Cùng tìm hiểu:
1. Bài đọc nói về mùa nào? Ở đâu?
2. Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như thế nào khi mùa đông đến?
3. Câu văn "Cỏ không mọc nổi nhưng tam giác mạch thì nảy mầm lên xanh mướt." nói lên điều gì?
• Tam giác mạch mọc chậm hơn cỏ.
• Tam giác mạch mọc nhanh hơn cỏ.
• Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ.
4. Cây tam giác mạch có gì đẹp? Hướng dẫn trả lời:
1. Bài đọc nói về mùa đông ở vùng núi.
2. Các sự vật ở đoạn 2 thay đổi như sau khi mùa đông đến:
• Dòng suối bắt đầu cạn nước
• Thân cây ngải đắng khô lại
• Rễ cay bám chạt lớp đất chai cứng, ngả sang màu nâu đen vì sương muối
3. Câu văn nói lên “Tam giác mạch có sức sống mạnh mẽ”
4. Cây tam giác mạch đẹp bởi hoa của nó rất đẹp, khi trời càng rét, thì màu xanh, màu hồng của
tam giác mạch càng rực rỡ
Câu 2 trang 38 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 Viết: a. Nghe - viết: Mưa cuối mùa
Nửa đêm, bé chợt thức giấc vì tiếng động ầm ầm. Mưa xối xả. Cây cối trong vườn nghiêng ngả
trong ánh chớp sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa. Mưa mỗi lúc một to. Hơi nước mát
lạnh phả vào ngập gian phòng. Theo Trần Bắc Quỳ
b. Chọn chữ d hoặc chữ gi thích hợp với mỗi ✪ :
Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết ✪ ữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong ✪ ần.
Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi
theo ✪ òng nước, vào tận đồng sâu. Theo Nguyễn Quang Sáng
c. Chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi ✪ : (dịu, diệu) mát ✪ kì ✪ (líu, liếu) chim ✪ điếu hót ✪ lo (ngoằn, ngoằng) dài ✪ ✪ ngoèo (thoăn, thoắng) nhanh ✪ thoắt nói liến ✪ Hướng dẫn trả lời: b. Điền như sau:
Đồng ruộng, vườn tược và cây cỏ như biết giữ lại hạt phù sa ở quanh mình, nước lại trong dần.
Ngồi trong nhà, ta thấy cả những đàn cá ròng ròng, từng đàn, từng đàn theo cá mẹ xuôi
theo dòng nước, vào tận đồng sâu. Theo Nguyễn Quang Sáng c. Chọn như sau: (dịu, diệu) mát dịu kì diệu (líu, liếu) chim liếu điếu hót líu lo (ngoằn, ngoằng) dài ngoằng ngoằn ngoèo (thoăn, thoắng) nhanh thoăn thoắt nói liến thoắng
Câu 3 trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2
Tìm trong 2 khổ thơ sau từ ngữ: a. Chỉ mùa.
b. Chỉ hoa, quả và màu sắc. Mùa xuân hoa bắp Nở trắng trên đồng Hoa bầu như bông Hoa mơ như tuyết. Mùa hè đỏ rực Hoa phượng, hoa vông Mùa thu mênh mông Vàng cam vàng quýt. Võ Quảng Hướng dẫn trả lời:
Các từ ngữ trong 2 khổ thơ:
a. Chỉ mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu
b. Chỉ hoa, quả và màu sắc:
• Chỉ hoa: hoa bắp, hoa bầu, hoa mơ, hoa phượng, hoa vông • Chỉ quả: cam, quýt
• Chỉ màu sắc: trắng, đỏ rực, vàng
Câu 4 trang 39 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2
Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Đặt câu hỏi cho các từ ngữ in đậm:
• Mùa xuân, hoa mơ nở trắng như tuyết.
• Hoa phượng đỏ rực khi mùa hè đến.
• Mùa thu, cam quýt chín vàng.
• Cúc họa mi nở rộ khi mùa đông sắp về.
b. Chọn từ ngữ ở thẻ màu xanh phù hợp với từ ngữ ở thẻ màu hồng:
c. Sắp xếp các câu vừa ghép được ở bài tập b thành đoạn văn. Hướng dẫn trả lời:
a. Đặt các câu hỏi cho từ ngữ in đậm như sau:
Câu văn có từ ngữ in đậm
Đặt câu hỏi cho từ ngữ in đậm Mùa • xuân, hoa mơ nở
hi nào, hoa mơ nở trắng như tuyết? trắng như tuyết.
• Hoa mơ nở trắng như tuyết lúc nào? Hoa phượng đỏ
• Hoa phượng nở đỏ rực khi nào? rực khi mùa hè đến.
• Lúc nào hoa phượng nở đỏ rực? Mùa • thu, cam quýt chín vàng.
Khi nào, cam quýt chín vàng?
• Cam quýt chín vàng lúc nào? Cúc họ
• Cúc họa mi nở rộ khi nào?
a mi nở rộ khi mùa đông sắp về.
• Lúc nào cúc họa mi nở rộ? b. Nối như sau:
c. Sau khi sắp xếp ta có đoạn văn sau:
Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ.
Vườn cây đâm chồi, nảy lộc. Rồi vườn cây ra hoa.
Câu 5 trang 40 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2 Kể chuyện: a. Nghe kể chuyện.
b. Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh:
Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ
Theo Truyện cổ tích Việt Nam
Thỏ mẹ ao ước điều gì?
Cầu vồng được làm bằng gì?
Vì sao thỏ con được tặng chiếc áo trắng tinh, mềm
Điều gì đã xảy ra vào buổi sáng cuối mùa đông? mại?
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện. Hướng dẫn trả lời:
b. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo gợi ý dưới tranh:
Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ
Cầu vồng được làm bằng những sợi lông đẹp nhất
Thỏ mẹ ao ước có một mùa ấm áp. của muôn loài.
Thỏ con được tặng chiếc áo trắng tinh, mềm mại vì
Vào buổi sáng cuối mùa xuân, cầu vồng được may có tấm lòng hiếu thảo, và biết đoàn kết chim muông,
xong, muôn hoa cùng đua nở đón mùa xuân về.
hoa cỏ cùng đón xuân về.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện:
Sự tích mùa xuân và bộ lông trắng của thỏ
1. Ngày xưa có ba mùa hạ, thu, đông và tất cả loài thỏ đều có bộ lông màu xám. Có hai mẹ con
nhà thỏ sống trong một khu rừng nọ. Mỗi khi chuyển từ mùa đông rét mướt sang mùa hạ nóng
nực, thỏ mẹ lại bị ốm. Nó ao ước có một mùa ấm áp.
2. Thỏ con nghe nói mùa ấm áp là mùa xuân. Nhưng mùa xuân chỉ đến khi có cầu vồng và muôn
hoa chào đón. Thương mẹ, nó bàn với bác gấu:
- Ta hãy làm một chiếc cầu vồng để đón mùa xuân.
- Nhưng bằng cách nào? - Bác gấu hỏi.
- Cháu sẽ rủ các bạn góp những chiếc lông đẹp nhất..
Tin truyền đi khắp nơi, chim muông góp những chiếc lông đẹp nhất, chim sâu kết lại làm cầu vồng bảy sắc.
3. Còn thỏ con đi tìm từng loài hoa xin giúp đỡ. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của thỏ con,
các loài hoa đều hứa khi được chị gió báo tin sẽ đồng loạt nở..
Một buổi sáng mùa đông, khi chim sâu dệt xong những mảng màu cuối cùng, cầu vồng xuất
hiện. Chị gió nhanh chóng báo tin cho các loài hoa cùng nở. Thế là mùa xuân ấm áp đã về.
4. Từ đó, mặt đất có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Còn chú thỏ hiếu thảo, biết kết nối chim
muông và các loài hoa cỏ để đón mùa xuân về được mùa xuân tặng một chiếc áo trắng tinh, mềm
mại. Chiếc áo đó còn mãi đến bây giờ.
Câu 6 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2
Luyện tập thuật lại việc được chứng kiến (tiếp theo)
a. Nói 4 - 5 câu về việc làm tốt của một người bạn dựa vào gợi ý:
• Bạn em đã làm việc tốt đó khi nào? Ở đâu?
• Bạn ấy đã thực hiện việc đó như thế nào?
• Em nghĩ gì về việc làm tốt của bạn?
b. Viết 4 - 5 câu về nội dung em vừa nói. Hướng dẫn trả lời: a. Gợi ý:
• Bạn em đã giúp cụ bà qua đường vào chiều hôm qua, ở ngã tư trước cổng trường.
• Bạn em đã đỡ tay và dẫn cụ đi từ phía bên kia đường sang chỗ cụ muốn đến.
• Em nghĩ rằng việc bạn làm rất có ý nghĩa và tuyệt vời.
b. Học sinh tham khảo đoạn văn sau:
Chiều hôm qua, lúc đi học về, em đã chứng kiến bạn của em là Lan làm việc tốt. Lan đã giúp
một cụ bà sang đường vào giờ đông người qua lại. Bạn ấy cầm tay bà cụ, dẫn bà sang đường.
Bản thân Lan đi phía ngoài để giúp bà không bị giật mình. Bạn ấy đi từng bước thật chậm để bà
không vị ngã. Việc làm của Lan thật tuyệt vời!
Bài 4: Mùa đông ở vùng cao - Vận dụng
Câu 1 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2
Đọc một bài văn về bốn mùa:
a. Chia sẻ về bài văn đã đọc.
b. Viết vào phiếu đọc sách những điều em đã chia sẻ.
Câu 2 trang 41 SGK Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo Tập 2
Chia sẻ điều em biết về một mùa trong năm.
-------------------------------------------------