-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Tiếng Việt 3 trang 105 Bài 23: Hai Bà Trưng - Viết | Kết nối tri thức
Tiếng Việt 3 trang 105 Bài 23: Hai Bà Trưng - Viết gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức.
Chủ đề: Đất nước ngàn năm (KNTT)
Môn: Tiếng Việt 3
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1 trang 105 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức
Nghe - viết: Hai Bà Trưng (từ Hai Bà Trưng bước lên đến sạch bóng quân thù). Hai Bà Trưng
Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo
lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của
Hai Bà. Tiếng trống dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Thành trì quân giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.
Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. theo Văn Lang
Câu 2 trang 105 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức
Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông: - trú/chú ∎ ẩn ∎ trọng ∎ ý chăm ∎ cô ∎ - trợ/chợ ∎ giúp hỗ ∎ hội ∎ viện ∎ ∎ nổi
Hướng dẫn trả lời: - trú/chú trú ẩn chú trọng chú ý chăm chú cô chú - trợ/chợ trợ giúp hỗ trợ hội chợ viện trợ chợ nổi
Câu 3 trang 105 Tiếng Việt 3 Tập 2 Kết nối tri thức
Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn tr hoặc ch thay cho ô vuông. Có ∎ú bé ba tuổi,
Vẫn chẳng ∎ịu nói, cười
Thấy giặc Ân xâm lược
∎ợt vụt cao gấp mười.
Cưỡi ngựa, vung roi sắt Ra ∎ận, chú hiên ngang Roi gãy, nhổ ∎e làng
Quật tới tấp, giặc tan. (Theo Phan Thế Anh)
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn thay cho ô vuông. Vung đảo ấy bấy giờ
Không thuyền bè qua ∎ (lại/lạy). Sóng mù mịt bốn bề
∎ (Ai/Ay) mà không sợ ∎ (hãi/hãy)?
∎ (Mai/May) An Tiêm không ∎ (ngại/ngạy)
Có trí, có đôi ∎ (tai/tay)
Có nước, có đất trời Lo gì không sống nổi! (Theo Nguyễn Sĩ Đại)
Hướng dẫn trả lời:
a. Chọn tr hoặc ch thay cho ô vuông.
Có chú bé ba tuổi,
Vẫn chẳng chịu nói, cười
Thấy giặc Ân xâm lược
Chợt vụt cao gấp mười.
Cưỡi ngựa, vung roi sắt
Ra trận, chú hiên ngang
Roi gãy, nhổ tre làng
Quật tới tấp, giặc tan. (Theo Phan Thế Anh)
b. Chọn tiếng trong ngoặc đơn thay cho ô vuông. Vung đảo ấy bấy giờ
Không thuyền bè qua lại (lại/lạy). Sóng mù mịt bốn bề
Ai (Ai/Ay) mà không sợ hãi (hãi/hãy)?
Mai (Mai/May) An Tiêm không ngại (ngại/ngạy)
Có trí, có đôi tay (tai/tay)
Có nước, có đất trời Lo gì không sống nổi! (Theo Nguyễn Sĩ Đại) Vận dụng
Kể cho người thân về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.
Hướng dẫn trả lời:
HS tham khảo các mẫu kể chuyện tại đây:
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 1
Một trong những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em yêu thích và
ấn tượng nhất, chính là Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng tài giỏi và
dũng cảm ở thời nhà Lý. Lúc đó, quân Tống lăm le xâm lược nước ta để
thỏa mãn những tham vọng xấu xa của chúng. Là tướng quân của quân
đội ta, Lý Thường Kiệt đã suy nghĩ, tìm cách chống lại kẻ thù. Cuối
cùng, ông quyết định tấn công quân Tống trước, khiến chúng chẳng kịp
trở tay. Vậy là, Lý Thường Kiệt đã dẫn đầu đại quân, tấn công vào kẻ
địch ở biên giới, và còn tấn công cả hai châu của nhà Tống. Những trận
đánh đó đã thành công vang dội, đập tan âm mưu xâm lược của nhà
Tống. Đồng thời ghi danh Lý Thường Kiệt vào trang sử hào hùng, chói lọi của dân tộc ta.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 2
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc mà em kính ngưỡng nhất.
Cả cuộc đời của người đã hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phóng và
thống nhất đất nước. Người đã dành cả tuổi trẻ để ra đi tìm đường cứu
nước, để hoạt động cách mạng, để lo cho dân cho đất nước. Chẳng có
khi nào Người nghĩ riêng cho bản thân mình. Người sống đơn giản hết
mức từ đồ ăn, nơi ở đến trang phục. Nhờ Người, mà đất nước ta có thể
vùng lên, đánh đuổi bè lũ thực dân độc ác, chấm dứt những năm tháng
đen tối, khổ cực, để bước về phía ánh sáng của độc lập, tự do. Được
sống trong những ngày hòa bình, hạnh phúc như thế này, em lại càng
thêm kính trọng và cảm ơn sự hi sinh lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 3
Trần Quốc Tuấn, (Trần Hưng Đạo) sinh năm 1226 và mất năm 1300.
Vào thế kỉ XIII (13), quân Nguyên Mông đã ba lần hùng hổ sang xâm
lấn nước ta. Ông được vua nhà Trần phong tướng và cử cầm quân đánh
giặc. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi vẻ
vang. Ông đã soạn ra sách dạy việc dùng binh gọi là "Binh thư yếu lược"
để huấn luyện quân sĩ. Trong quá trình đánh giặc, ông còn viết ra một
bài hịch rất thống thiết, hào hùng để khích lệ toàn quân chiến đấu, tiêu
diệt kẻ thù. Đó là bài Hịch Tướng Sĩ mà muôn đời sử sách còn lưu. Khi
ông mất đi, nhân dân ta đã tôn vinh ông như một vị thần và lập đền thờ ở
nhiều nơi. Nhân dân thường kính cẩn gọi ông là Đức Thánh Trần. Ông
chính là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 4
Nước Việt Nam ta là một đất nước của rất nhiều những anh hùng, trong
đó, những nữ anh hùng cũng rất nhiều và xuất sắc. Trong đó, người mà
em ấn tượng nhất là bà Nguyễn Thị Chiên.
Bà Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 ở huyện Kiến Xương, tỉnh Thái
Bình. Trong phong trào du kích ở vùng tạm chiếm, những ngày đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp bà vừa là người phụ nữ duy nhất được giữ
chức vụ bí thư, vừa là chỉ huy một trung đội du kích ở xã. Trong một lần
hoạt động, bà không may bị giặc bắt được. Chúng đã tra tấn bà dã man,
đến chết đi sống lại nhiều lần, nhưng bà vẫn nhất quyết không chịu khai.
Thế là cuối cùng giặc buộc phải thả bà ra.
Sau khi được thả, bà trở về quê. Tại đây, bà lại được chi bộ bố trí nhiệm
vụ trong đội du kích. Ngoài việc luyện tập canh gác chống giặc quấy rối
và tấn công địch, bà còn lãnh đạo chị em khai hoang, cấy lúa, chăn nuôi
gà để có lượng thực và bàn lấy tiền mua sắm vũ khí. Năm 1951, bằng
tay không, bà đã dùng mưu bắt một tiểu đội địch ngay giữa chợ, thu
được bảy khẩu súng. Sau đó bà lại dùng mưu bắt tên sĩ quan Pháp chỉ
huy trong một trận càn quét của chúng ở xã.
Bà Nguyễn Thị Chiên là một vị nữ anh hùng kính trọng. Khiến cho em
và rất nhiều người ngưỡng mộ. Em sẽ noi gương bà, học tập, rèn luyện
hết sức mình để cống hiến cho tổ quốc.
Kể về một anh hùng chống ngoại xâm - Mẫu 5
Trong những năm tháng chiến tranh, học sinh, sinh viên cũng là một lực
lượng vô cùng đông đảo, nhiệt tình tham gia đấu tranh để giành lại độc
lập cho tổ quốc. Trong đó, không thể không nhắc đến sinh viên Võ Thị Thắm.
Chị sinh ra và lớn lên từ tỉnh - Long An, vùng đất nổi tiếng trung dũng,
kiên cường, toàn dân đánh giặc. Từ nhỏ, chị đã nhiệt tình tham gia vào
các hoạt động cứu nước. Trong chiến dịch Tổng công kích Mậu Thân
1968, trong khi thực hiện nhiệm vụ thì chị không may bị giặc bắt. Chị bị
giam giữ ròng rã suốt sáu năm, bị tra tấn, đày đọa dã man. Nhưng tinh
thần yêu nước của chị vẫn không hề khuất phục. Mãi đến khi Hiệp định
Paris được kí kết, thì chị và các đồng chí khác mới được thả về. Sau này,
khi hòa bình lập lại, chị lại tiếp tục tham gia xây dựng, đóng góp cho đất nước.
Chị Võ Thị Thắm là một nữ anh hùng thực sự cả ở thời chiến và thời
bình. Những đóng góp của chị là vô cùng to lớn đối với dân tộc.