Giải SGK Tin học 7 Bài 1 Ứng xử có văn hoá khi giao tiếp qua mạng| Cánh diều
Bài 1: Ứng xử có văn hoá khi giao tiếp qua mạng sách Cánh diều bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng mục trong SGK Tin học lớp 7, cho các em học sinh tham khảo luyện giải Tin học 7, chuẩn bị cho các bài học trên lớp được tốt hơn. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
Chủ đề: Chủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong mội trường số 7 (CD)
Môn: Tin học 7
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Khởi động trang 30 SGK Tin học 7 CD
Theo em, mỗi người khi giao tiếp qua mạng có thể hiện văn hóa ứng xử của mình hay không? Hướng dẫn trả lời:
Theo em, mỗi người khi giao tiếp qua mạng vẫn cần phải thể hiện văn hóa ứng
xử của mình vì giao tiếp trực tiếp hay giao tiếp qua mạng bản thân mỗi người
đều phải tôn trọng người đối diện, phải ứng xử có quy tắc, lịch sự.
1. Ứng xử có văn hóa ở nơi công cộng
Hoạt động 1 trang 30 Tin học lớp 7: Hãy kể những gì em cho là thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng:
● Về ngôn từ, nói và viết;
● Về quần áo, vẻ ngoài;
● Về thái độ, hành vi. Hướng dẫn trả lời:
Những hành vi thiếu văn hóa khi ở nơi công cộng:
- Về ngôn từ, nói và viết: Nói to tiếng, thường nói tục và chửi thề ở nơi công
cộng. Nói hoặc viết trống không, thiếu chủ ngữ vị ngữ với người lớn.
- Về quần áo, vẻ ngoài: Ăn mặc xộc xệch, thiếu lịch sự khi đi học hoặc đi làm.
- Về thái độ, hành vi: Thiếu tôn trọng, làm phiền những người xung quanh.
2. Ứng xử có văn hóa khi dùng email, tin nhắn
Hoạt động 2 trang 31 Tin học lớp 7. Trả lời các câu hỏi sau:
1) Khi nào thì nên dùng email, tin nhắn mà không viết lên trang mạng?
2) Thế nào là phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn?
3) Em đã từng có những trải nghiệm đáng nhớ khi dùng email, tin nhắn hay chưa? Hướng dẫn trả lời:
1) Khi có những việc riêng tư, trang trọng, nghiêm túc hoặc khi muốn nói một
điều quan trọng, cá nhân với ai đó thì nên dùng email, tin nhắn chứ không nên viết lên trang mạng.
2) Phép lịch sự khi trao đổi email, tin nhắn là khi nhận được email nên phản
hồi sớm và sử dụng những lời nói lịch sự, có văn hóa.
3) Em đã từng nhận được tin nhắn phân công việc khi làm bài tập nhóm
nhưng em đã lờ đi mà quên mất không trả lời. Cho đến nộp bài tập em mới
chợt nhớ ra tin nhắn đó của bạn trưởng nhóm nhưng mọi người đã làm bài
xong và cô giáo không chấm điểm cho em vì em không làm bài cùng mọi người.
Luyện tập trang 32 Tin học 7 CD
Bài 1. Tại sao nói "Quy tắc ứng xử trên mạng cũng như quy tắc ứng xử nơi công cộng"?
Bài 2. Câu nói "Đừng làm với người khác những gì mà chính mình không
muốn phải nhận" nhắc nhở ta điều gì? Hướng dẫn trả lời:
Bài 1. Nói "Quy tắc ứng xử trên mạng cũng như quy tắc ứng xử nơi công
cộng" vì mạng xã hội như một thế giới mà ở đó mọi người có thể giao lưu,
tương tác, trò chuyện với nhau như ở nơi công cộng. Vì vậy, dù ở trên mạng
hay nơi công cộng thì đều cần có quy tăc ứng xử sao cho lịch sư, văn hóa.
Bài 2. Câu nói "Đừng làm với người khác những gì mà chính mình không
muốn phải nhận" nhắc nhở ta nên suy nghĩ trước khi hành xử, trước khi nói.
Tôn trọng, tử tế với người khác, không nói những lời bất lịch sự, thiếu văn
hóa, xúc phạm người khác nếu không muốn một ai đó làm điều tương tự với mình.
Vận dụng trang 32 Tin học 7 CD
1) Em hãy cho biết những quy tắc của mỗi cá nhân được nêu trong Điều 4 của
Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội mà Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 17/6/2021.
2) Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em mắt nhắm, biểu cảm
khuôn mặt rất khó coi thì em nghĩ gì và sẽ làm gì? Hướng dẫn trả lời:
1. Tìm hiểu và tuân thủ các điều khoản hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp
dịch vụ mạng xã hội trước khi đăng ký, tham gia mạng xã hội.
2. Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và
đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng,
đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
3. Thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh
chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài
khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử
dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hướng đến an ninh quốc gia và trật
tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy.
5. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền
thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động
bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo.
6. Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm
danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ
tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép... gây
bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
7. Khuyến khích sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, quảng bá về đất nước -
con người, văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, chia sẻ thông tin tích cực, những
tấm gương người tốt, việc tốt.
8. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham
gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh. 2)
Nếu bạn em đăng lên mạng một tấm ảnh có hình em mắt nhắm, biểu cảm
khuôn mặt rất khó coi thì:
Em sẽ rất buồn vì hình ảnh của em không được đẹp và em sẽ gửi tin nhắn
riêng cho bạn, nhờ bạn gỡ tấm hình đã đăng lên mạng. Câu hỏi tự kiểm tra
Câu 1. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng phương tiện truyền thông số nơi công cộng?
Câu 2. Cần lưu ý điều gì khi sử dụng mạng xã hội: đối với chính mình; đối với người khác?
Câu 3. Khi sử dụng email, tin nhắn cần lưu ý gì về sự riêng tư, về phép lịch sự? Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương tiện truyền thông số nơi công cộng là:
- Tôn trọng những người xung quanh.
- Không nhìn vào điện thoại khi đang giao tiếp với ai đó.
- Không nói chuyện quá to hay cười phá lên khi trò chuyện, xem mạng xã hội hay nhận tin nhắn, email.
- Đang ở cùng người thân, thầy, cô, bạn bè mà nhận được cuộc gọi thoại, chat
hay tin nhắn và muốn trả lời ngay, hãy nói xin lỗi vì đã tách ra làm việc riêng.
Câu 2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng mạng xã hội:
- Đối với chính mình: giữ gìn hình ảnh bản thân trên không gian mạng: nên
suy nghĩ thật kĩ trước khi đăng tải một thông tin nào đó lên trên mạng.
- Đối với người khác: Hãy tử tế với người khác trên không gian mạng:
+ Không nói những lời thô lỗ, thiếu văn hóa; không xúc phạm người khác.
+ Không "bêu xấu" hình ảnh của người khác: không nên đăng tải hình ảnh xấu
xí của một ai đó lên mạng với mục đích trêu đùa.
Câu 3. Khi sử dụng email, tin nhắn cần lưu ý về sự riêng tư, về phép lịch sự là:
- Tôn trọng quyền riêng tư của người khác: không nên chuyển tiếp email, tin
nhắn, cuộc trò chuyện khi chưa được sự đồng ý của bạn.
- Lịch sự trả lời sớm email, tin nhắn vì có thể người ta cũng đang có việc gấp,
việc quan trọng muốn nói với mình. Nếu không thể trả lời sớm, nên báo đã
nhận và hẹn trả lời sau. Nếu không muốn trả lời, nên gửi tin nhắn từ chối nhã nhặn.