-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải SGK Toán lớp 3 trang 109, 110 Ôn tập về hình học và đo lường | Cánh diều
Toán lớp 3 trang 109, 110 Ôn tập về hình học và đo lường Cánh Diều bao gồm đáp án và hướng dẫn giải chi tiết. Lời giải hay bài tập Toán lớp 3 tập 2 này sẽ giúp các em học sinh hiểu sâu hơn về bài học.
Chủ đề: Chương 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000 (CD)
Môn: Toán 3
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 109, 110 tập 2
Toán lớp 3 Tập 2 trang 109 Luyện tập 1
Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, CD và DE: Lời giải:
- Trung điểm của đoạn thẳng BC là: điểm Q. Vì:
B, Q, C thẳng hàng và điểm Q nằm giữa hai điểm B và C.
BQ = BC (có chiều dài bằng 3 ô vuông).
- Trung điểm của đoạn thẳng CD là: điểm N. Vì:
Ba điểm C, N, D thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm C và D.
CN = NQ (có độ dài bằng đường chéo của hai ô vuông).
- Trung điểm của đoạn thẳng DE là: điểm M. Vì:
Ba điểm D, M, E thẳng hàng và điểm M nằm giữa hai điểm D và E.
DM = ME (có chiều dài bằng 4 ô vuông).
Toán lớp 3 Tập 2 trang 109 Luyện tập 2 Cho các hình sau:
a) Nêu tên hình và các đỉnh, các cạnh, các góc có trong mỗi hình trên.
b) Dùng ê ke để kiểm tra trong mỗi hình trên có mấy góc vuông. Lời giải: a) + Hình tam giác MNP: Các đỉnh: M, N, P. Các cạnh: MN, NP, MP.
Các góc: góc đỉnh M, góc đỉnh N, góc đỉnh P. + Hình thang ABCD: Các đỉnh: A, B, C, D.
Các cạnh: AB, BC, CD, DA.
Các góc: Góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C, góc đỉnh D. + Hình thang HGIK: Các đỉnh: H, I, K, G.
Các cạnh: HI, IK, KG, GH.
Các góc: Góc đỉnh H, góc đỉnh I, góc đỉnh K, góc đỉnh G.
b) Dùng eke lần lượt kiểm tra các góc vuông. + Tam giác MNP.
Do đó hình tam giác MNP có 1 góc vuông: Góc vuông đỉnh M. + Hình thang ABCD:
Do đó hình thang ABCD có 1 góc vuông: Góc vuông đỉnh B. + Hình thang HGIK.
Do đó hình thang HGIK có 2 góc vuông: góc vuông đỉnh G và góc vuông đỉnh K.
Toán lớp 3 Tập 2 trang 109 Luyện tập 3
Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Các bán kính của hình tròn bên là: A. OC, AB. B. OA, OC, AB. C. OA, OB, OC. D. OA, OB, AB. Lời giải: Đáp án đúng là: C.
Do 3 điểm A, B, C cùng nằm trên một đường tròn có tâm O nên OA,
OB, OC là bán kính của hình tròn đó.
Toán lớp 3 Tập 2 trang 109 Luyện tập 4
Mỗi đồng hồ sau tương ứng với cách đọc nào? Lời giải: * Đồng hồ A:
Kim ngắn nằm giữa số 8 và số 9; Kim dài chỉ số 9.
Vậy đồng hồ A chỉ 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút. * Đồng hồ B:
Kim ngắn nằm giữa số 11 và số 12; Kim dài chỉ số 11.
Vậy đồng hồ B chỉ 11 giờ 55 phút hay 12 giờ kém 5 phút. * Đồng hồ C:
Kim ngắn nằm giữa số 9 và số 10; Kim dài chỉ số 10.
Vậy đồng hồ C chỉ 9 giờ 50 phút hay 10 giờ kém 10 phút. * Đồng hồ D:
Kim ngắn nằm giữa số 4 và số 5; Kim dài chỉ số 3.
Vậy đồng hồ D chỉ 4 giờ 15 phút. * Đồng hồ E:
Kim ngắn nằm giữa số 3 và số 4; Kim dài chỉ số 1.
Vậy đồng hồ E chỉ 3 giờ 5 phút. * Đồng hồ G:
Kim ngắn nằm giữa số 7 và số 8; Kim dài chỉ số 4.
Vậy đồng hồ G chỉ 7 giờ 20 phút. Vậy ta nối như sau:
Toán lớp 3 Tập 2 trang 110 Luyện tập 5
Chọn chữ đặt trước đáp án đúng:
a) Khối hộp chữ nhật có: A. 16 đỉnh. B. 12 đỉnh C. 8 đỉnh. D. 24 đỉnh. b) Khối lập phương có: A. 4 mặt. B. 6 mặt. C. 8 mặt. D. 12 mặt.
c) Khối hộp chữ nhật có: A. 8 cạnh. B. 24 cạnh. C. 8 cạnh. D. 12 cạnh. Lời giải:
Khối hộp chữ nhật và khối lập phương có: 6 mặt; 8 đỉnh và 12 cạnh. a) Đáp án đúng là: C. b) Đáp án đúng là: B. c) Đáp án đúng là: D.
Toán lớp 3 Tập 2 trang 110 Luyện tập 6
Người ta muốn làm hàng rào quanh một cái sân hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ sau:
Hỏi cần mua bao nhiêu mét rào để đủ rào cái sân trên? Biết rằng phần để làm cổng rộng 3 m. Lời giải:
Để biết cần rào bao nhiêu mét ta cần tính chu vi sân hình chữ nhật.
Chu vi sân hình chữ nhật là: (100 + 50) × 2 = 300 (m)
Mà phần để làm cổng rộng 3 m nên ta cần trừ ra phần để làm cổng đó.
Do đó số mét rào cần có để rào quanh cái sân là: 300 – 3 = 297 (m) Đáp số: 297 mét.
Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 110 tập 2
Toán lớp 3 Tập 2 trang 110 Vận dụng 7
Minh Ánh bắt đầu tập đàn lúc 9 giờ kém 10 phút và tập đàn trong 45
phút. Hỏi Minh Ánh tập đàn xong lúc mấy giờ? Lời giải:
Minh Ánh tập đàn xong vào lúc:
9 giờ kém 10 phút + 45 phút = 9 giờ 35 phút.
Vậy bạn Minh Ánh tập đàn xong lúc 9 giờ 35 phút.