-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Sinh 10 Bài 9: Tế bào nhân thực | Chân trời sáng tạo
Giải Sinh 10 Bài 9: Tế bào nhân thực CTST được sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc. Đây là tài liệu tham khảo giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây.
Chủ đề: Chương 2: Cấu trúc tế bào (CTST)
Môn: Sinh học 10
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Giải Sinh 10 Bài 9: Tế bào nhân thực CTST
Mở đầu trang 42 SGK Sinh 10 CTST
Ở người, khi bị thương, người ta thường sát trùng vết thương bằng nước oxi già.
Hình 9.1 cho thấy hiện tượng xảy ra khi nhỏ oxi già lên vết thương. Nguyên nhân
nào dẫn đến hiện tượng này? Lời giải
Oxi già có thành phần chính là hydrogen peroxide (H2O2). Trong cơ thể của hầu
hết các sinh vật sống đều tồn tại catalase. Do vậy, khi mô bị tổn thương, enzyme
này sẽ được giải phóng. Khi tiếp xúc với hydrogen peroxide (H2O2), catalase sẽ là
chất xúc tác gây ra quá trình phân hủy H2O2 thành nước (H2O) và khí oxygen (O2).
Phương trình phản ứng như sau: 2H2O2 → 2H2O + O2
Bọt bong bóng mà bạn nhìn thấy khi đổ dung dịch oxi già lên miệng vết thương
chính là bong bóng khí oxygen. Phản ứng này xảy ra rất nhanh đặc biệt là khi có sự
tham gia của các chất xúc tác như sắt ở trong máu. Nếu bạn không thấy hiện tượng
sủi bọt xảy ra thì rất có khả năng oxi già đã hết hạn sử dụng và không còn phát huy tác dụng.
A. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực
Câu 1 trang 42 SGK Sinh 10 CTST: Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm nào của tế bào? Lời giải
Tên gọi “tế bào nhân thực” xuất phát từ đặc điểm loại tế bào này đã có nhân hoàn
chỉnh (nhân được bao bọc bởi màng nhân).
Câu 2 trang 42 SGK Sinh 10 CTST: Dựa vào Hình 9.2, hãy lập bảng so sánh cấu
tạo tế bào thực vật và động vật. Lời giải Tiêu chí Tế bào thực vật
Tế bào động vật
- Đều là tế bào nhân thực được cấu tạo từ 3 thành phần chính: + Màng sinh chất Giống nhau
+ Tế bào chất: được chia thành các xoang riêng biệt và có nhiều bào
quan có màng bao bọc như ti thể, lưới nội chất (trơn, hạt), bộ máy golgi, peroxisome,…
+ Nhân: được bao bọc bởi màng nhân.
- Có thành tế bào được cấu tạo bởi
- Không có thành tế bào. cellulose. - Không có trung thể - Có trung thể - Có lục lạp - Không có lục lạp Khác nhau - Có không bào lớn
- Không có không bào hoặc có nhiều không bào nhỏ
- Nhân nằm lệch sang một bên do bị
- Nhân thường nằm giữa tế không bào chèn. bào.
B. Cấu tạo tế bào nhân thực I. Nhân tế bào
Câu 3 trang 43 SGK Sinh 10 CTST: Dựa vào Hình 9.3, hãy cho biết:
a) Các đặc điểm của màng nhân.
b) Vai trò của lỗ màng nhân.
c) Những thành phần bên trong nhân tế bào. Lời giải
a) Đặc điểm của màng nhân:
- Màng nhân có bản chất là lipoprotein (lipid kết hợp với protein), ngăn cách môi
trường bên trong nhân với tế bào chất. - Màng nhân là màng kép.
- Trên màng nhân có đính các ribosome và có nhiều lỗ nhỏ gọi là lỗ nhân.
b) Vai trò của lỗ màng nhân: Các lỗ màng nhân thực hiện trao đổi chất giữa nhân và
tế bào chất. Đây là nơi để mRNA có thể đi ra để thực hiện quá trình dịch mã, nơi để
ribosome được tại ra ở nhân con có thể đi ra ngoài tế bào chất.
c) Những thành phần bên trong nhân tế bào:
- Nhân chứa hầu hết DNA của tế bào, DNA trong tế bào liên kết với protein tạo
thành chất nhiễm sắc (là nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh).
- Ngoài ra, trong nhân tế bào còn có chứa nhân con, dịch nhân.
Luyện tập trang 43 SGK Sinh 10 CTST: Loại bỏ nhân của tế bào trứng thuộc cá
thể A (a), sau đó, chuyển nhân từ tế bào soma của cá thể B (b) vào. Nuôi cấy tế bào
chuyển nhân cho phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể này mang phần lớn điểm của cá thể nào? Tại sao? Lời giải
- Cá thể này mang phần lớn đặc điểm của cá thể B (b).
- Giải thích: Nhân chứa DNA có vai trò lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di
truyền. Thông tin di truyền trên phân tử DNA được phiên mã thành các phân tử
RNA, sau đó, các phân tử RNA đi qua lỗ màng nhân ra tế bào chất để dịch mã thành
protein, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. Bởi vậy, phần lớn đặc điểm của
cơ thể là do nhân quy định: Tế bào mang nhân của cá thể B (b) thì sẽ có phần lớn
đặc điểm của cơ thể giống cá thể B (b). II. Tế bào chất
Câu 4 trang 44 SGK Sinh 10 CTST: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết chức
năng của ribosome trong tế bào. Lời giải
Chức năng của ribosome là nơi tổng hợp protein cho tế bào.
Luyện tập trang 44 SGK Sinh 10 CTST: Cho biết cơ sở khoa học của việc sử
dụng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome để tiêu diệt một số loài vi
khuẩn có hại kí sinh trong cơ thể người. Lời giải
- Ribosome có vai trò tổng hợp protein, các protein sẽ biến đổi để hình thành nên
các vật chất cần thiết cho tế bào.
- Nếu kháng sinh ức chế hoạt động của ribosome thì quá trình tổng hợp protein sẽ
không được diễn ra → các vật chất cần thiết cấu tạo nên tế bào vi khuẩn sẽ không
được tổng hợp → vi khuẩn không thể sinh trưởng, sinh sản → số lượng vi khuẩn sẽ
không tăng lên và từ từ sẽ bị tiêu diệt.
Câu 5 trang 44 SGK Sinh 10 CTST: Quan sát Hình 9.6, hãy cho biết hai loại lưới
nội chất có đặc điểm gì khác nhau? Lời giải
Có 2 loại lưới nội chất là lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt. Hai loại lưới nội
chất này có đặc điểm khác nhau là:
- Lưới nội chất hạt có ribosome đính bên ngoài, có chức năng tổng hợp các loại
protein tiết ra ngoài tế bào hoặc các protein cấu tạo nên màng sinh chất và protein trong lysosome.
- Lưới nội chất trơn không có ribosome đính bên ngoài mà chứa nhiều enzyme tổng
hợp lipid, chuyển hóa đường và khử độc cho tế bào.
Câu 6 trang 44 SGK Sinh 10 CTST: Cho biết các loại tế bào sau đây có dạng lưới
nội chất nào phát triển mạnh: tế bào gan, tế bào tuyến tụy, tế bào bạch cầu. Giải thích. Lời giải
- Tế bào gan có lưới nội chất trơn phát triển. Vì: Tế bào gan cần có nhiều các
enzyme trên lưới nội chất trơn để thực hiện các chức năng như khử độc, tổng hợp
lipid và chuyển hóa đường.
- Tế bào tuyến tụy có lưới nội chất hạt phát triển. Vì: Tế bào tụy có chức năng tiết
enzyme tiêu hóa thức ăn, tiết hormone để điều hòa lượng đường trong máu. Mà
enzyme và hormone đều có bản chất là protein nên tụy cần có lưới nội chất hạt phát
triển để đáp ứng nhu cầu tổng hợp protein.
- Tế bào bạch cầu có lưới nội chất hạt phát triển. Vì: Tế bào bạch cầu có chức năng
tổng hợp protein tạo nên các kháng thể đặc hiệu, giúp bạch cầu tiêu diệt các tác
nhân gây hại cho cơ thể. Do đó, tế bào bạch cầu cần có lưới nội chất hạt phát triển
để đáp ứng nhu cầu tổng hợp protein.
Luyện tập trang 44 SGK Sinh 10 CTST: Những người thường xuyên uống nhiều
rượu, bia sẽ có loại lưới nội chất nào phát triển? Tại sao? Lời giải
Những người uống nhiều rượu, bia nhiều sẽ có loại lưới nội chất trơn phát triển. Vì
rượu bia được xem là chất độc hại và sẽ được gan khử độc bằng nhiều con đường và
phản ứng hóa học khác nhau. Do đó, ở gan, lưới nội chất trơn sẽ phát triển để hỗ trợ
gan khử độc nhanh chóng.
Câu 7 trang 45 SGK Sinh 10 CTST: Dựa vào Hình 9.7, hãy:
a) Cho biết các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến đâu. Cho ví dụ.
b) Mô tả quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào. Lời giải a)
- Các sản phẩm của bộ máy Golgi có thể được vận chuyển đến nhiều vị trí khác
nhau trong tế bào hoặc tiết ra ngoài tế bào thông qua các túi tiết hay lysosome.
- Ví dụ: Bộ máy Golgi có chức năng biến đổi phospholipid rồi được vận chuyển đến
màng sinh chất để tham gia vào cấu tạo nên màng sinh chất.
b) Mô tả quá trình sản xuất và vận chuyển protein tiết ra ngoài tế bào:
- Ribosome là nơi tổng hợp protein.
- Protein tổng hợp được ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để vận
chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.
- Tại bộ máy Golgi, protein được chế biến, lắp ráp cho hoàn thiện cấu trúc. Sau đó,
những protein này sẽ được đóng gói vào trong các túi tiết và được đưa ra ngoài qua màng tế bào.
Câu hỏi 8 trang 45 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao bộ máy Golgi được xem là trung
tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các sản phẩm của tế bào? Lời giải
Bộ máy Golgi được xem là trung tâm sản xuất, kho chứa, biến đổi và phân phối các
sản phẩm của tế bào vì: Bộ máy Golgi có chức năng tiếp nhận các sản phẩm từ lưới
nội chất; biến đổi, đóng gói và phân phối các sản phẩm này đến các vị trí khác nhau
thông qua các túi tiết hay lysosome.
Luyện tập trang 45 SGK Sinh 10 CTST: Giải thích mối quan hệ về chức năng của
ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi. Lời giải
Ribosome, lưới nội chất và bộ máy Golgi có mối quan hệ mật thiết với nhau trong
quá trình tổng hợp và cung cấp các chất:
- Ribosome là nơi tổng hợp protein.
- Protein tổng hợp được ở ribosome sẽ được đưa vào trong lưới nội chất để vận
chuyển qua túi vận chuyển (túi tiết) và vận chuyển tới bộ máy Golgi.
- Tại bộ máy Golgi, protein được chế biến, lắp ráp cho hoàn thiện cấu trúc. Sau đó,
những protein này sẽ được đóng gói vào trong các túi tiết và phân phối đến các vị trí
khác nhau trong tế bào hoặc xuất ra ngoài qua màng tế bào.
Câu 9 trang 45 SGK Sinh 10 CTST: Dựa vào Hình 9.8, hãy:
a) Mô tả cấu tạo của ti thể.
b) Cho biết diện tích màng ngoài và màng trong của ti thể khác nhau như thế nào.
Tại sao lại có sự khác biệt này? Điều đó có ý nghĩa gì? Lời giải
a) Cấu tạo của ti thể:
- Ti thể thường có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục.
- Được bao bọc bởi hai lớp màng, màng ngoài trơn nhẵn, màng trong gấp nếp tạo
thành các mào, trên mào chứa hệ thống các enzyme hô hấp.
- Trong ti thể chứa chất nền. Trong chất nền có chứa các phần tử DNA nhỏ có dạng vòng, ribosome, enzyme,… b)
- Diện tích màng trong lớn hơn diện tích màng ngoài.
- Nguyên nhân là do màng trong gấp nếp, màng ngoài trơn nhẵn.
- Điều này giúp tăng diện tích bề mặt trong của ti thể, giúp nâng cao hiệu suất hô hấp tế bào.
Câu 10 trang 45 SGK Sinh 10 CTST: Cho các tế bào sau: tế bào gan, tế bào
xương, tế bào cơ tim, tế bào biểu bì, tế bào thần kinh. Hãy xác định tế bào nào cần
nhiều ti thể nhất. Giải thích. Lời giải
- Tế bào cơ tim cần nhiều ti thể nhất.
- Nguyên nhân: Tế bào cơ tim hoạt động liên tục (tim liên tục co bóp để vận chuyển
máu cho cơ thể) nên cần rất nhiều năng lượng. Do đó, tế bào cơ tim cần nhiều ti thể
nhất để đáp ứng nhu cầu năng lượng cao của tế bào.
Luyện tập trang 46 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao ti thể có khả năng tổng hợp một
số protein đặc trưng của nó? Lời giải
Ti thể có khả năng tổng hợp một số protein đặc trưng của nó vì trong chất nền của ti
thể có các phân tử DNA nhỏ (mtDNA) có dạng vòng. Các DNA mang thông tin
tổng hợp một số protein đặc trưng cho ti thể thông qua các quá trình thuộc cơ chế di truyền.
Câu hỏi 11 trang 46 SGK Sinh 10 CTST: Dựa vào Hình 9.9, hãy mô tả cấu tạo
của lục lạp. Từ cấu tạo, hãy cho biết chức năng của lục lạp. Lời giải
- Cấu tạo của lục lạp:
+ Lục lạp được bao bọc bởi 2 lớp màng, tuy nhiên màng trong không gấp nếp như ở ti thể.
+ Bên trong lục lạp chứa chất nền (stroma) không màu cùng hệ thống túi dẹp gọi là
thylakoid, trên màng thylakoid có chứa hệ thống các sắc tố và enzyme quang hợp.
Thylakoid xếp chồng lên nhau tạo thành các granum.
+ Trong chất nền lục lạp còn có DNA, ribosome 70 S và các enzyme quang hợp.
- Chức năng: Lục lạp thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
Luyện tập trang 46 SGK Sinh 10 CTST: So sánh cấu trúc của ti thể và lục lạp. Lời giải • Giống nhau:
- Đều là bào quan có màng kép bao bọc (gồm màng trong và màng ngoài).
- Đều có chất nền không màu.
- Đều chứa hệ thống nhiều loại enzyme; chứa DNA dạng vòng, ribosome. • Khác nhau: Đặc điểm Ti thể Lục lạp
Màng trong gấp nếp tạo thành
Màng trong không gấp nếp mà trơn Màng trong mào. nhẵn. Sắc tố Không có Có sắc tố quang hợp Chứa enzyme tham gia vào
Chứa enzyme tham gia vào quá trình Enzyme
quá trình hô hấp tế bào. quang hợp.
Câu 12 trang 47 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao khung xương tế bào có vai trò đặc
biệt quan trọng đối với tế bào động vật? Lời giải
Khung xương tế bào có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tế bào động vật vì:
- Khung xương tế bào có chức năng làm giá đỡ cơ học và duy trì hình dạng của tế
bào, là nơi neo đậu của nhiều bào quan (ti thể, ribosome, nhân) và enzyme trong tế bào.
- Ngoài ra, các vi ống và vi sợi của khung xương tế bào còn tham gia vào sự vận động của tế bào.
Câu 13 trang 47 SGK Sinh 10 CTST: Hoạt động chức năng của lysosome có ý
nghĩa gì đối với tế bào? Lời giải
Ý nghĩa của hoạt động chức năng của lysosome đối với tế bào:
- Lysosome tham gia vào quá trình tiêu hóa nội bào như phân cắt các đại phân tử
hữu cơ, phân hủy các sản phẩm dư thừa, tế bào và bào quan già, tế bào bị tổn
thương không còn khả năng phục hồi. Với chức năng này, lysosome giúp bảo vệ cơ
thể, tránh nguy cơ ngộ độc các sản phẩm dư thừa cũng như loại bỏ các tế bào không
còn chức năng để tập trung vật chất và năng lượng cho những cấu trúc có ích khác của cơ thể.
- Ngoài ra, lysosome còn có vai trò bảo vệ tế bào bằng cách chống lại các tác nhân
gây hại (virus, vi khuẩn, các chất độc hại).
Câu 14 trang 47 SGK Sinh 10 CTST: Hậu quả gì sẽ xảy ra cho tế bào nếu lysosome bị vỡ? Lời giải
Nếu lysosome bị vỡ thì các enzyme thủy phân trong lysosome được giải phóng ra
dẫn đến phá hủy tế bào bằng cách tự tiêu.
Câu 15 trang 47 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao tế bào thực vật không có lysosome
nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hóa nội bào? Lời giải
Tế bào thực vật không có lysosome nhưng vẫn thực hiện được chức năng tiêu hóa
nội bào vì tế bào thực vật có không bào thực hiện chức năng thủy phân và tiêu hóa nội bào.
Câu 16 trang 48 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao một số thuốc ức chế sự hình thành
vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư? Lời giải
Một số thuốc ức chế sự hình thành vi ống có tác dụng ngăn ngừa ung thư vì: Vi ống
là thành phần cấu tạo nên trung thể tham gia vào quá trình nguyên phân. Nếu vi ống
không được hình thành, trung thể cũng không được hình thành. Điều đó đồng nghĩa
tế bào ung thư không có khả năng nhân lên, hạn chế tình trạng gia tăng số lượng tế
bào một cách mất kiểm soát hay còn gọi là hiện tượng di căn.
Luyện tập trang 48 SGK Sinh 10 CTST: Ở người, một số loại tế bào như tế bào
thần kinh, tế bào cơ trưởng thành không có trung thể. Các tế bào này có phân chia được không? Vì sao? Lời giải
- Tế bào thần kinh và tế bào cơ trưởng thành không có trung thể thì sẽ không có khả năng phân chia.
- Vì: Ở tế bào động vật nói chung và tế bào người nói riêng, khi không có trung thể,
thoi vô sắc sẽ không được hình thành để thực hiện quá trình phân chia NST trong phân bào. III. Màng sinh chất
Câu 17 trang 48 SGK Sinh 10 CTST: Màng sinh chất được cấu tạo từ những thành phần nào? Lời giải
- Màng sinh chất được cấu tạo chủ yếu từ 2 thành phần là:
+ Lớp kép phospholipid: tạo thành một khung liên tục.
+ Phân tử protein: có thể nằm xuyên qua khung (protein xuyên màng) hoặc bám ở
mặt trong hay mặt ngoài của màng (protein bám màng).
- Ngoài ra, màng sinh chất còn được cấu tạo nên từ một số chất khác như
glycoprotein, glycolipid hoặc cholesterol (có ở tế bào động vật),…
Câu 18 trang 48 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao nói màng sinh chất có tính “khảm động”? Lời giải
- Màng sinh chất có tính chất “khảm” vì: Màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành
phần chính là lớp kép phospholipid và các phân tử protein. Trong đó, 2 thành phần
này nằm xen kẽ với nhau: các phân tử protein “khảm” trên khung phospholipid. Các
phân tử protein có thể nằm xuyên qua khung (protein xuyên màng) hoặc bám ở mặt
trong hay mặt ngoài của khung (protein bám màng).
- Màng sinh chất có tính chất “động” vì: Các phân tử phospholipid và protein trên
màng có sự chuyển động.
Câu 19 trang 49 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao nói màng sinh chất có tính thấm
chọn lọc và điều này có ý nghĩa gì đối với tế bào? Lời giải
- Màng sinh chất có tính thấm chọn lọc do màng sinh chất chỉ cho các chất cần thiết đi qua.
- Ý nghĩa của tính thấm chọn lọc của màng đối với tế bào: Nhờ có tính thấm chọn
lọc, tế bào có khả năng lấy được các chất cần thiết đồng thời ngăn cản sự xâm nhập
của các chất độc hại, đảm bảo ổn định vật chất bên trong tế bào. Nhờ đó, tế bào có
thể duy trì được các hoạt động sống một cách bình thường.
Câu 20 trang 49 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số
thông tin nhất định từ môi trường bên ngoài? Lời giải
Tế bào chỉ có thể tiếp nhận một số thông tin nhất định từ môi trường bên ngoài do
trên tế bào chỉ có các thụ thể nhất định, các thông tin muốn truyền đến tế bào cần
phải phù hợp với thụ thể trên màng của tế bào đó.
Luyện tập trang 50 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao khi cấy ghép mô từ người này
sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng đào thải mô được ghép? Lời giải
Khi cấy ghép mô từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận có thể xảy ra
hiện tượng đào thải mô được ghép vì: Cơ thể sống nhất là đối với cơ thể người và
động vật có cấu tạo độc đáo quy định cho từng loài, từng cá thể được đặc trưng bởi
các protein đặc hiệu cho từng loài, từng cá thể đó. Cụ thể, trên màng tế bào có các
glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào có vai trò là dấu hiệu nhận biết các tế
bào của cùng một cơ thể cũng như tế bào của các cơ thể khác. Vậy nên, khi các tế
bào lạ đưa vào cơ thể thì các glycoprotein trên màng sẽ nhận biết và phát tín hiệu
cho cơ thể để cơ thể có các cơ chế đào thải tế bào lạ này, gây ra hiện tượng đào thải mô được ghép.
IV. Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất
Câu 21 trang 50 SGK Sinh 10 CTST: Dựa vào kiến thức đã học ở Bài 6, hãy mô
tả lại cấu tạo của thành tế bào thực vật. Từ đó, giải thích tại sao thành tế bào có chức
năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào? Lời giải
- Cấu tạo thành tế bào thực vật: Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu từ
cellulose (ngoài ra còn có pectin và protein). Trong đó:
+ Các phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết β 1 – 4 glycosidic tạo thành
một phân tử cellulose hình sợi dài.
+ Các phân tử cellulose hình sợi dài liên kết với nhau bằng các liên kết hydrogen
xếp song song nhau hình thành bó sợi sơ cấp được gọi là micel.
+ Nhiều bó sợi sơ cấp (micel) sắp xếp thành từng nhóm sợi nhỏ dạng que thẳng gọi là vi sợi.
+ Tập hợp các vi sợi tạo nên thành tế bào thực vật.
- Thành tế bào có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào vì: Với cấu trúc
như trên, thành tế bào có tính vững chắc, chống lại được các tác động nhất định của các yếu tố bên ngoài.
Luyện tập trang 50 SGK Sinh 10 CTST: Tại sao khi một tế bào thực vật bị nhiễm
bệnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các tế bào khác và toàn bộ cơ thể? Lời giải
Khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh thì bệnh sẽ nhanh chóng lan truyền đến các
tế bào khác và toàn bộ cơ thể vì:
- Giữa các tế bào thực vật có cầu sinh chất giúp liên kết với tế bào chất của tế bào
liền kề. Cầu sinh chất giúp cho các chất có thể lưu thông xuyên suốt giữa các tế bào thực vật với nhau.
- Khi tế bào thực vật bị nhiễm bệnh, mầm bệnh cho thể đi từ tế bào này sang tế bào
khác một cách dễ dàng thông qua các cầu sinh chất, khiến cho mầm bệnh phát tán nhanh chóng.
Câu 22 trang 50 SGK Sinh 10 CTST: Mô động vật được giữ ổn định nhờ có cấu trúc nào? Lời giải
Mô động vật được giữ ổn định nhờ cấu trúc chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào
đóng vai trò như “chất keo” kết dính các tế bào cạnh nhau tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.
Vận dụng trang 51 SGK Sinh 10 CTST: Hãy tìm hiểu thông tin về các loại tế bào
đặc biệt trong cơ thể (thực vật, động vật) mà trong cấu tạo của chúng thiếu một số
bào quan đã học và dự đoán nguyên nhân. Lời giải
- Tế bào hồng cầu: mất nhân, mất ti thể. Dự đoán nguyên nhân:
+ Mất nhân giúp gia tăng diện tích không gian chứa hemoglobin như vậy sẽ vận
chuyển được nhiều oxygen hơn. Đồng thời, mất nhân làm cho hồng cầu có hình
dạng lõm hai mặt sẽ tăng diện tích tiếp xúc với oxygen và đảm bảo cho hồng cầu dễ
dàng đi qua các mạch có tiết diện nhỏ.
+ Mất ti thể sẽ giúp giảm bớt sự tiêu thụ oxygen của hồng cầu.
- Tế bào mạch rây ở thực vật bị mất nhân.
Dự đoán nguyên nhân: Trong quá trình chuyên hóa vận chuyển chất của tế bào,
nhân bị thoái hóa tạo thành khoảng trống cho các chất cần thiết đi qua.
Bài tập trang 51 SGK Sinh 10 CTST
Câu 1: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực bằng cách hoàn thành bảng sau: Lời giải Tiêu chí Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Nhỏ; dao động từ 1 – 5 µm;
Lớn hơn, thậm chí có những Kích thước
chỉ bằng 1/10 tế bào nhân
tế bào có thể quan sát bằng thực. mắt thường. Mức độ cấu tạo Đơn giản. Phức tạp.
Thường chỉ có 1 phân tử Thường có nhiều hơn 1 phân Vật chất di truyền DNA trần, dạng vòng.
tử DNA dạng thẳng, liên kết
với protein tạo nên các NST.
Chưa có màng nhân bao bọc Có nhân được bao bọc bởi 2 Nhân nên gọi là vùng nhân. lớp màng. Không có.
Có hệ thống nội màng chia tế Hệ thống nội màng
bào chất thành các khoang riêng biệt. Ít, chỉ có ribosome.
Nhiều, gồm cả bào quan có Số lượng bào quan màng và không có màng. Vi khuẩn
Tế bào động vật, tế bào thực Đại diện vật.
Câu 2: Cho các tế bào: tế bào tuyến giáp, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào cơ trơn, tế bào
gan, tế bào biểu bì, tế bào hồng cầu người, tế bào thần kinh. Giải thích.
a. Loại tế bào nào có nhiều ribosome?
b. Loại tế bào nào có nhiều lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt?
c. Loại tế bào nào có nhiều lysosome? Lời giải
a) Loại tế bào có nhiều ribosome là tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào tuyến giáp. Vì những
tế bào này có nhu cầu tổng hợp lượng lớn protein: tế bào kẽ tinh hoàn tổng hợp
protein để tạo nên các hormone sinh dục, tế bào tuyến giáp tổng hợp protein để tạo
nên các hormone có vai trò trong chuyển hóa vật chất của cơ thể. b)
- Loại tế bào có nhiều lưới nội chất trơn là tế bào gan. Vì tế bào gan cần có nhiều
các enzyme trên lưới nội chất trơn để thực hiện các chức năng như khử độc, tổng
hợp lipid và chuyển hóa đường.
- Loại tế bào có nhiều lưới nội chất hạt là kẽ tinh hoàn, tế bào tuyến giáp. Vì những
tế bào này có nhu cầu tổng hợp lượng lớn protein: tế bào kẽ tinh hoàn tổng hợp
protein để tạo nên các hormone sinh dục, tế bào tuyến giáp tổng hợp protein để tạo
nên các hormone có vai trò trong chuyển hóa vật chất của cơ thể.
c) Loại tế bào có nhiều lysosome là tế bào biểu bì, tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn.
Vì các tế bào này có cần lysosome để tiêu hóa các sản phẩm của hệ miễn dịch.
Câu 3: HIV là loại virus chỉ kí sinh trong tế bào bạch cầu lympho T-CD4 ở người
do tế bào này có thụ thể CD4 phù hợp để HIV xâm nhập vào tế bào. Một nhà khoa
học đã đưa ra ý tưởng rằng bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào
hồng cầu của người mang thụ thể CD4 trên bề mặt, sau đó đưa tế bào hồng cầu này
vào cơ thể người nhằm kìm hãm quá trình nhân lên của HIV. Ý tưởng này có tính
khả thi không? Giải thích. Lời giải
- Ý tưởng này có tính khả thi. - Giải thích:
+ Khi gai glycoprotein của HIV nhận biết thụ thể CD4 trên bề mặt hồng cầu sẽ tiến
hành xâm nhập vào hồng cầu.
+ Trong quá trình biệt hóa từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân tức là không
có DNA. Nếu virus HIV xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được.
+ Lúc này số lượng virus HIV xâm nhập vào các tế bào bạch cầu sẽ giảm → Làm
giảm tốc độ nhân lên của virus HIV.
Câu 4: David Frye và Micheal Edidin tại trường Đại học tổng hợp Johns Hopkins
đã đánh dấu protein màng của tế bào người và tế bào chuột bằng hai loại dấu khác
nhau và dung hợp các tế bào lại. Họ dùng kính hiển vi để quan sát các dấu ở tế bào
lai, kết quả quan sát như Hình 9.16.
a) Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì?
b) Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm. Lời giải
a) Thí nghiệm này nhằm chứng minh tính chất động của màng (các phân tử protein
có thể di chuyển trong màng tế bào).
b) Giải thích kết quả thí nghiệm: Do các phân tử protein trên màng có khả năng
chuyển động trong màng dẫn đến các protein màng của tế bào này di chuyển sang
màng của tế bào khác. Cuối cùng, khi hai màng dung hợp với nhau sẽ tạo ra tế bào
lai có 2 loại protein màng trộn lẫn, xen kẽ với nhau.