-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giải Vật lí 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian | Cánh diều
Soạn Bài 3 Vật lý 10 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời câu hỏi mở đầu, nội dung bài học và luyện tập, vận dụng trong SGK bài Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian.
Chủ đề: Chủ đề 1: Mô tả chuyển động (CD)
Môn: Vật Lí 10
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Vật lí 10 Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian
Câu hỏi Mở đầu Vật lí 10 Cánh diều Bài 3
Báo đốm (hình 3.1) có tốc độ tối đa khoảng 30 m/s. Từ lúc đứng yên, sau một vài bước nhảy,
một con báo đốm có thể đạt tốc độ 20 m/s chỉ sau 2 s.
Một chiếc ô tô thông thường thì không thể tăng tốc nhanh như vậy trong 2 s, nhưng trên một
con đường thẳng và dài, nó có thể dễ dàng đi nhanh hơn một con báo.
Bạn hiểu thế nào là tăng tốc độ? Trả lời:
Tăng tốc độ là sự thay đổi tốc độ của chuyển động từ giá trị nhỏ đến giá trị lớn trong một
khoảng thời gian nào đó.
Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức kỹ năng Vật lí 10 bài 3 Câu 1
1. Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6s đạt vận tốc 18m/s. Tính độ lớn gia tốc của ô tô. Trả lời:
Độ lớn gia tốc của ô tô là: a= (v-v0) : t =( 18-0) :6 = 3 (m/s2) Câu 2
Người lái xe hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23m/s đến 11m/s trong 20s. Tính độ lớn của gia tốc.
Trả lời: Độ lớn của gia tốc là :
a= (v-v0):t = (11-23)/ 20= -0,6 (m/s2)
Giải Luyện tập Vật lý 10 Bài 3 Cánh diều Luyện tập 1
Trong một cuộc thi chạy từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0m/s 2
trong 2,0 s đầu tiên. Tính vận tốc của vận động viên sau 2,0s. Gợi ý đáp án Ta có a= (v1 -v 0 )/t => 5=(v1 -0)/2 => v1 = 10(m/s)
Vậy sau 2,0 s người đó có vận tốc là 10 m/s Luyện tập 2
Bảng 1.2 liệt kê môt số giá trị vận tốc của người đi xe máy trong quá trình thử tốc độ dọc theo một con đường. Vận tốc ( m/s) 0 15 30 30 20 10 0 Thời gian (s) 0 5 10 15 20 25 30
a, vẽ đồ thị vận tốc - thời gian cho chuyển động này
b, Từ những số liệu trong bảng hãy suy ra gia tốc của người đi xe máy trong 10s đầu tiên.
c, Kiểm tra kết quả tính được của bạn bằng cách tìm độ dốc của đồ thị trong 10s đâu tiên.
d, Xác định gia tốc của người đi xe máy trong 15s cuối cùng.
e,Sử dụng đồ thị để tìm tổng quãng đường đã đi trong quá trình thử tốc độ. Gợi ý đáp án
a, đồ thị vận tốc - thời gian
b, Gia tốc của người đi xe máy trong 10s đầu tiên là : 30:10= 3 (m/s2)
c, Độ dốc của đồ thị trong 10s đầu tiên: 30/10=3
d, 15s cuối cùng tức là từ giây thứ 15 đến giây thứ 30
Gia tốc của xe máy trong 15s cuối cùng là: a= (0-30): 15= -2(m/s2)
e,Tổng quãng đường xe máy đi được là: (
30.10 +30.15)/2 + 5.30= 525 (m)
Giải Vận dụng Vật lý 10 Bài 3 Cánh diều trang 31
Đồ thị vận tốc thời gian ( hình 1.7) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô trong khoảng thời gian 30s.
a, Mô ta chuyển động của ô tô.
b, Từ đò thị, xác định vận tốc ban đầu và vận tốc cuối cùng của ô tô trong thời gian 30s.
c, Xác định gia tốc a của ô tô
d, Bằng cách tính diện tích dưới đồ thị hãy xác định độ dịch chuyển của ô tô.
e, Tính độ dịch chuyển của ô tô bằng công thức d = v 0 t + at 2 /2 Gợi ý đáp án
a, Ô tô chuyển động chậm dần đều
b, Vân tốc ban đầu là 20 m/s, vận tốc cuối là 8m/s.
c, gia tốc của ô tô là : a= ( 8-20):30=-0,4 (m/s 2 )
Vậy gia tốc của ô tô là -0,4 m/s 2
d, Độ dịch chuyển của ô tô là: 30.12:2 +8.30 = 420 (m)
e, d= v 0 t + at 2 /2 = 20.30+ (-0,4). 30 2 /2 =420 (m). Kết quả thu được giống câu d