Giáo án điện tử Tiếng việt 1 bài 81 Cánh diều: Ôn tập
Bài giảng PowerPoint Tiếng việt 1 bài 81 Cánh diều: Ôn tập giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Tiếng việt 1. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Tiếng Việt 1
Môn: Tiếng Việt 1
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGÃI XUYÊN A TỔ KHỐI 1 CHUYÊN ĐỀ:
“Một số biện pháp nâng cao
chất lượng dạy học môn
tiếng việt lớp 1 theo chương trình GDPT 2018” 01 Lý do chọn chuyên đề Những thuận lợi 02 và khó khăn MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 Một số phương pháp, THEO CHƯƠNG 03 giải pháp thực hiện TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 04 Kiến nghị 05 Kết luận I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 1 mới hầu hết giáo viên trực tiếp giảng
dạy còn gặp nhiều khó khăn. Đối tượng học sinh vào lớp một về năng lực, kỹ năng
của các em so với những năm học trước đây cũng không có gì thay đổi, tuy nhiên
về yêu cầu của chương trình sách giáo khoa lớp một mới có nhiều thay đổi, đặc
biệt là việc nâng cao các yêu cầu.
Việc bố trí, sắp xếp nội dung tiết dạy chưa đồng đều, HS phải học nhiều âm, vần,
tiếng, từ và câu trong 1 tiết học. Giáo viên dạy mất rất nhiều thời gian
Một số GV còn lúng túng trong việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học theo năng lực của HS. Hầu hết các tiết dạy còn mất rất nhiều thời gian. Tỉ lệ học
sinh đọc được, viết được sau khi học xong một bài là không cao. Mặt khác, giáo viên
cũng không có thời gian để giải quyết dứt điểm những hạn chế của một số học sinh sau một bài, tiết học. I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Tháo gỡ được những khó khăn gặp phải, định hướng
được phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện
chương trình sách giáo khoa lớp một mới phù hợp,
vừa sức với tình hình học sinh hiện tại và đạt hiệu quả.
Đảm bảo được tiến độ chương trình theo quy định,
nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng dạy học nói
chung và môn tiếng việt nói riêng.
Thống nhất các bước lên lớp, quy trình dạy với các
dạng bài âm, vần, rút ngắn được thời gian tiết dạy so với hiện tại. I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Thống nhất các biện pháp rèn cho HS những kỹ năng( đọc, viết, nói, nghe).
Thống nhất cách sử dụng đồ dùng dạy học.
Tổ chức dạy theo đối tượng HS một cách hiệu quả,
tăng cường kỹ năng sử dụng tiếng việt cho HS dân
tộc, đảm bảo được các kỹ năng (đọc, viết, nghe, nói)
ở tất cả các đối tượng học sinh theo chuẩn KTKN
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THUẬN LỢI
Được sự quan tâm sâu sát của
BGH nhà trường trong việc thực 1
hiện đổi mới chương trình SGK môn Tiếng việt lớp 1. 2
Cơ sở vật chất khá đầy đủ,
thuận lợi cho việc học 2 buổi/ ngày
Giáo viên được tập huấn chương
trình giáo dục phổ thông 2018, tập 3
huấn sách lớp 1, tập huấn sinh hoạt chuyên môn mới.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN THUẬN LỢI
Tất cả học sinh có đầy đủ sách giáo 1
khoa, vở bài tập và dụng cụ học tập. 2
Khá nhiều học sinh có ý thức học
tập tốt. Học sinh được học 2 buổi/ ngày
Một số phụ huynh có quan tâm đến 3 việc học của con em.
Đa số học sinh là người địa phương, 4
nhà ở gần trường thuận lợi cho việc đưa đón các em đi học.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHÓ KHĂN
Kiến thức: việc tổ chức tập huấn chương trình GDPT 2018 trực
01 tuyến, đường truyền nhiều lúc không ổn định nên hiệu quả tập
huấn đạt chưa cao. Các tiết dạy mẫu đều diễn ra rất thuận lợi,
không xảy ra các tình huống. 02
Kĩ năng: Việc dạy học theo năng lực, phẩm chất một số GV còn lúng túng.
Thái độ: Chương trình sách giáo khoa mới quá cao so với năng lực
03 thực tế của học sinh ở địa phương khi mới vào lớp một. Nội dung
bài học thiếu sự kế thừa từ chương trình sách giáo khoa cũ.
04 Trong tiết dạy chưa đảm bảo thời gian do nội dung bài học còn nhiều.
05 Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học chưa linh hoạt.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHÓ KHĂN
01 Một số HS tiếp thu tiếng việt chậm, nói, viết còn hạn chế.
02 Một số ít HS không học qua lớp mẫu giáo, nên chưa quen với nề
nếp học tập, chưa mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
Đa số phụ huynh học sinh đi làm ăn xa, gửi con sống cùng với
03 ông bà, việc học của con em hoàn toàn phó thác cho GVCN nên
còn nhiều khó khăn trong việc tự học ở nhà.
04 Nội dung trong một tiết học quá nhiều so với khả năng tiếp thu của HS.
HS chưa nắm được nội dung kiến thức cũ đã phải tiếp thu thêm
05 kiến thức mới, ảnh hưởng tâm lý chán nản.
06 Nội dung câu, bài đọc nhiều hơn, văn bản nhiều từ so với chương trình trước đây.
III. PHƯƠNG PHÁP & GIẢI PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN. NÊU GƯƠNG PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VẤN ĐÁP ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THẢO LUẬN THỰC HÀNH NHÓM PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRÒ CHƠI GIẢI PHÁP
- Tăng cường công tác nghiên cứu trước chương trình môn học, bài học
hàng tuần, định hướng tốt việc vận dụng phương pháp, hình thức tổ
chức, sử dụng đồ dùng trong từng tiết học, bài học và khi xây dựng kế hoạch bài dạy.
- Tổ trưởng phân công các tổ viên cùng nghiên cứu nội dung bài học,
môn học hàng tuần, ghi nhận những khó khăn và đưa ra trong buổi họp
nghiên cứu bài học để các thành viên trong tổ thảo luận tìm biện pháp
tháo gỡ khó khăn và thống nhất việc điều chỉnh nội dung dạy cho phù
hợp với tình hình học sinh của lớp mình.
- Tăng cường công tác tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm tại đơn vị cho giáo
viên học tập, trao dồi nâng cao kinh nghiệm, nâng cao tay nghề trong giảng dạy.
- Tổ chức giao lưu với các trường bạn trong cụm để chia sẽ những kinh
nghiệm, các biện pháp thông qua công tác dự giờ thăm lớp, thảo luận chuyên đề. GIẢI PHÁP
- Tăng cường nghiên cứu và khai thác tài liệu trên hành trang số, trên
internet để nắm bắt thêm cách thức tổ chức và thực hiện, định hướng và rút
kinh nghiệm cho bản thân.
- Tăng cường công tác vận dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, đặc biệt là việc sử dụng tranh ảnh, việc tổ chức các trò chơi …
- Giáo viên chủ nhiệm lớp một cần dành thời gian nhất định để hướng dẫn
cho học sinh cách sử dụng đồ dùng thực hành tiếng việt để rèn luyện cho
các em kỹ năng xác định, lựa chọn và các thao tác nhịp nhàng nhằm đảm
bảo thời gian và hạn chế tối đa các sự cố cần phải tốn nhiều thời gian để xử lý.
- Tăng cường sử dụng trò chơi khi chuyển tiết hoặc khi nhận thấy học sinh
có dấu hiệu khá mệt mõi, thiếu tập trung.
- Cần tập trung chú ý rèn luyện cho mỗi học sinh kỹ năng nói to, nói rõ…
- Tập trung những học sinh tiếp thu chậm để rèn luyện củng cố từ 1 đến 2 buổi/tuần. QUY TRÌNH LÊN LỚP
1. Hoạt động: khởi động. - Hát hoặc trò chơi.
- Đọc bài cũ: tùy tình hình của lớp mà GV chọn nội dung và số lượng âm,
tiếng, từ, câu để thực hiện.
2. Hoạt động nhận biết:
GV Đính tranh (tranh phóng hoặc trình chiếu…) HD HS đọc câu dưới tranh
và rút ra âm, vần cần học. 3. Hoạt động đọc:
a. Đọc âm (vần), So sánh các âm, (vần)
- Giới thiệu mô hình tiếng.
- Đọc mẫu- cá nhân- nhóm- đồng thanh. b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu- cá nhân- nhóm- đồng thanh đọc trơn tiếng. + Ghép chữ tạo tiếng.
(Sử dụng bộ chữ, ghép tiếng mới – Đọc trơn các tiếng vừa ghép được). c. Đọc từ ngữ
Đưa tranh minh họa, rút ra từ ngữ- HS phân tích- HS đọc trơn nối tiếp- đồng thanh. 4. Viết a. Viết bảng
- GV viết mẫu, nêu lại quy trình viết. HS viết vào bảng con. QUY TRÌNH LÊN LỚP 4. b. Viết vở
GV hướng dẫn HS tô và viết vào vở tập viết.
HS tô và viết vào vở tập viết. 5. Đọc câu
- Hướng dẫn HS đọc câu. - HS đọc thầm câu.
- Giải thích từ ngữ( nếu cần). - GV đọc mẫu.
- HS đọc thành tiếng cả câu- cá nhân- nhóm- đồng thanh.
- Cho HS quan sát tranh- nêu câu hỏi.
- GV và HS thống nhất câu trả lời. 6. Nói theo tranh
- GV giới thiệu chủ đề
- Hướng dẫn HS quan sát tranh- trả lời câu hỏi. 7. Củng cố
- Đọc lại bài.( hoặc tìm một số từ ngữ chứa âm, vần vừa học, có thể nói
câu với từ tìm được).
- Nhận xét- tuyên dương- động viên HS.
- Dặn dò đọc lại bài, chuẩn bị bài mới. IV. KIẾN NGHỊ BGH cấp phát bổ sung
trang thiết bị dạy học 01 cho GV đầy đủ Trang bị cho các thiết dạy học như máy chiếu, ti vi cho 02 các lớp. BGH cần quan tâm
kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn BGH cần thường 03 mà GV gặp phải xuyên hỗ trợ GV Tổ 1 trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài dạy. 04 Hỗ trợ GV trong việc kết hợp phụ huynh HS có con em tiếp 05 thu bài còn chậm, HS cá biệt. V. KẾT LUẬN
Chuyên đề : “Một số biện pháp dạy học môn tiếng
việt lớp 1 theo chương trình GDPT 2018” được xây
dựng với sự đóng góp, thống nhất của tổ 1. Rất
mong Ban giám hiệu cùng quý thầy, cô chia sẻ
những kinh nghiệm để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃ THEO DÕI!
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17