



























Preview text:
Tiếng Việt Đọc:
GIÁO VIÊN: GIÀNG THỊ DE
Trò chơi: nghe nhạc đoán tên.
Bài hát: Đẹp mãi tuổi thơ
Nhạc và lời: Bùi Anh Tôn
Bài hát: Em yêu trường em
Nhạc và lời: Hoàng Vân
Bản nhạc: Sonata Ánh trăng
Tác giả: Ludwig van Beethoven
Chân dung nhạc sĩ Ludwig van Beethoven (Lút – vích van Bét – tô – ven)
Beethoven sinh ra tại một ngôi làng nhỏ Rajna cạnh Bonn,
nước Đức. Gia đình Beethoven có 7 anh em, nhưng đã mất đi 4
người do nghèo đói và bệnh tật.
Lên 8 tuổi, Beenthoven đã thể hiện được năng khiếu bẩm
sinh của mình qua việc chơi đàn piano. Ông đã biểu diễn như
một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan khi 11 tuổi. Năm 14
tuổi, ông đã viết và biểu diễn thành công 3 bản sonata dành cho
đàn piano. 17 tuổi, ông đến Áo để học hỏi Mozart
Ông sáng tác nhạc rất cẩn thận, kỹ lưỡng và khéo léo. Số
lượng các tác phẩm nhìn chung không quá nhiều so với 57
năm cuộc đời nhưng đều có giá trị bất hủ. Không chỉ là nhà
soạn nhạc tài ba, ông còn là người đầu tiên cảm nhận rằng:
“Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2023 Tiếng Việt Đọc
Bét – tô – ven và bản Xô – nát ánh trăng
(Theo Bét tô ven – Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới )
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2023 Tiếng Việt Đọc
Bài 23: Bét – tô – ven và bản Xô – nát ánh trăng
(Theo Bét – tô – ven – Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới)
BÉT-TÔ-VEN VÀ BẢN XÔ-NÁT ÁNH TRĂNG
Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại trên thế giới. Ông đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng,
trong số đó có Bản xô-nát Ánh trăng.
Tương truyền, vào một đêm trăng sáng, Bét-tô ven đến cây cầu bắc qua dòng sông Ða-nuýp xinh
đẹp trong thành Viên. Đứng trên cầu, ông say sưa ngắm dòng sông lấp lánh ánh trăng trong một không
gian tĩnh lặng. Bỗng Bét-tô-ven nghe thấy tiếng dương cầm văng vẳng ở phía xa. Tiếng đàn đã đưa
bước chân Bét-tô-ven đến một ngôi nhà trong khu lao động. Đến đó, ông bắt gặp một người cha đang
chăm chú ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi đàn. Thấy Bét-tô-ven, người cha đau khổ chia sẻ
rằng: Con gái ông có một ước mơ duy nhất là được ngắm nhìn ánh trăng trên dòng Đa-nuýp. Nhưng
ông rất buồn vì chẳng bao giờ ông có thể giúp con thực hiện được ước mơ của mình.
Xúc động trước tình cảm của người cha dành cho con gái và tiếng dương cầm da diết của người
thiếu nữ mù, Bét-tô-ven đến bên cây đàn, ngồi xuống và bắt đầu chơi. Những nốt nhạc ngẫu hứng
vang lên, tràn đầy cảm xúc yêu thương của nhà soạn nhạc thiên tài, lúc êm ái, nhẹ nhàng như ánh
trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp. Trong tâm trí của hai cha con, dường như không còn
cuộc sống khổ đau vì tật bệnh, chỉ còn một thế giới huyền ảo, lung linh, tràn ngập ánh trăng. Cô gái mù
có cảm giác mình đang được ngắm nhìn, đùa giỡn với ánh trăng trên dòng sông Đa-nuýp.
Bản xô-nát Ánh trăng ra đời từ đó.
(Theo Bét-tô-ven – Nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới) Chia đoạn
Đoạn 1: Bét – tô – ven ... Ánh trăng
Đoạn 2: Tương truyền... Ước mơ của mình
Đoạn 3: Xúc động trước tình cảm … dòng sông Đa - nuýp. Đoạn 4: Còn lại.
Đọc nối tiếp đoạn
Đoạn 1: Bét – tô – ven ... Ánh trăng
Đoạn 2: Tương truyền... Ước mơ của mình
Đoạn 3: Xúc động trước tình cảm … dòng sông Đa - nuýp. Đoạn 4: Còn lại.
* Nhận xét bạn đọc bài
Đọc nối tiếp đoạn lần 2
Đoạn 1: Bét – tô – ven ... Ánh trăng
Đoạn 2: Tương truyền... Ước mơ của mình
Đoạn 3: Xúc động trước tình cảm … dòng sông Đa - nuýp. Đoạn 4: Còn lại.
* Nhận xét bạn đọc bài
Hoàng hôn trên Sông Đa - Nuýp Thủ đô Viên - Áo Đàn dương cầm Luyện đọc trong nhóm Yêu cầu
Phân công đọc theo đoạn.
Tất cả thành viên đều đọc. Tiêu chí đánh giá 1. Đọc đúng. 2. Đọc to, rõ.
3. Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ. Luyện đọc trước lớp
2 nhóm thi đọc. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét Tiêu chí đánh giá 1. Đọc đúng. 2. Đọc to, rõ.
3. Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ.
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2023 Tiếng Việt Đọc
Bài 16: Bét – tô – ven và bản Xô – nát ánh trăng
(Theo Bét – tô - ven – Nhà soạn nhạc cô điển vĩ đại )
1. Đoạn mở đầu giới thiệu những gì về Bét-tô-ven?
- Là nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại thế giới.
- Ông đã sáng tác nhiều bản nhạc nổi tiếng, trong số đó có Bản xô- nát Ánh trăng.
2. Bét-tô-ven đã gặp cha con cô gái mù trong hoàn cảnh nào?
Cô gái mù có ước mơ gì?
- Bét-tô-ven gặp cha con cô gái mù trong một đêm trăng sáng, ông đứng
trên cây cầu bắc qua dòng sông Đa-nuýp thì nghe thấy tiếng dương cầm
văng vẳng từ phía xa. Ông đã đi theo tiếng đàn đến một ngôi nhà trong
khu lao động, bắt gặp người cha đang chăm chú ngồi nghe cô con gái mù của mình chơi đàn.
- Cô gái mù có ước mơ duy nhất là được ngắm dòng sông Đa - Nuýp
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2023 Tiếng Việt Đọc
Bài 16: Bét – tô – ven và bản Xô – nát ánh trăng
(Theo Bét – tô - ven – Nhà soạn nhạc cô điển vĩ đại )
3. Bét-tô-ven đã làm gì để giúp cô gái thực hiện ước mơ của m-ì nh
Bét-tô-ven đã chơi một bản nhạc để dành tặng cho cô gái mù.
4. Tìm những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng cô gái mù
- Những câu văn miêu tả vẻ đẹp của bản nhạc mà Bét-tô-ven đã dành tặng
cô gái mù: Những nốt nhạc ngẫu hứng, tràn đầy cảm xúc yêu thương, lúc
êm ái, nhẹ nhàng như ánh trăng, lúc lại mạnh mẽ như sóng sông Đa-nuýp.
Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2023 Tiếng Việt Đọc
Bài 23: Bét – tô – ven và bản Xô - nát ánh trăng
(Theo Bét – tô – ven – Nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng thế giới)
5. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện trên?
* Nội dung:Bản Xô – nát Ánh trăn ra đời
không chỉ bởi tài năng đam mê âm nhạc
của nhà soạn nhạc vĩ đại Bét – tô – ven mà
còn bởi lòng nhân ái , luôn thấu hiểu và
đồng cảm với con người, đặc biệt là những
con người có số phận không may mắn . Thi đọc trước lớp Tiêu chí đánh giá 1. Đọc đúng. 2. Đọc to, rõ.
3. Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ. Hoạt động vận dụng
Bài văn có mấy đoạn? A 4 B 3 C 2 1 2 3 4 5 6 7 8
Trong các từ sau, từ nào không phải là tính từ
miêu tả tiếng nhạc của Bét – tô - ven? A Êm ái B Mạnh mẽ C Xinh xắn 1 2 3 4 5 6 7 8
Bài học kết thúc!
Nội dung điều chỉnh sau bài học
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………....
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7
- Slide 8
- Slide 9
- Slide 10
- Slide 11
- Slide 12
- Slide 13
- Slide 14
- Slide 15
- Slide 16
- Slide 17
- Slide 18
- Slide 19
- Slide 20
- Slide 21
- Slide 22
- Slide 23
- Slide 24
- Slide 25
- Slide 26
- Slide 27
- Slide 28