Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 Tuần 1 Bài viết 2 Cánh diều: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật (Tìm ý và sắp xếp ý)
Bài giảng PowerPoint Giáo án điện tử Tiếng Việt 4 Tuần 1 Bài viết 2 Cánh diều: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật (Tìm ý và sắp xếp ý), với thiết kế hiện đại, dễ dàng chỉnh sửa giúp Giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để soạn Giáo án Tiếng Việt 4. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài giảng điện tử Tiếng Việt 4
Môn: Tiếng Việt 4
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BÀI VIẾT 2
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ MỘT NHÂN VẬT
(Tìm ý và sắp xếp ý)
1.Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh. Gợi ý a) Bạn nhỏ tuổi Ngựa
1.Em viết về nhân vật nào? b) Cô bé Hồng
c) Bạn nhỏ có cái răng khểnh
a) Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật 2. Em sẽ viết gì?
b) Nêu đặc điểm ngoại hình của nhân vật
c) Nêu đặc điểm tính cách của nhân vật
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa. Câu mở đoạn:
1) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ rất thích
khám phá và yêu thương mẹ của mình.
2) Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của tác giả Xuân Quỳnh để lại cho em những ấn
tượng mạnh mẽ cả về tính cách lẫn tâm hồn. Các câu tiếp theo:
+ Bạn nhỏ tưởng tượng mình sẽ đi khắp mọi miền đất nước: từ miền trung
du đến cao nguyên đất đỏ và những cánh rừng đại ngàn.
+ Bạn nhỏ còn muốn đi khắp các cánh đồng hoa để cảm nhận màu trắng
loá như giấy trắng của hoa mơ, mùi hương hoa huệ ngọt ngào, gió và nắng
xôn xao khắp cánh đồng hoa cúc dại.
+ Bạn nhỏ rất yêu mẹ, dù có xa xôi cách trở thế nào cũng nhớ về mẹ, nhớ đường về với mẹ.
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị. Câu mở đoạn:
1) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị là cô bé biết thương mẹ, nghe lời mẹ, biết thay đổi để làm mẹ vui lòng.
2) Nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ về tính cách. Các câu tiếp theo:
+ Vốn là một cô bé hay cãi nhau chí choé với em nhưng khi nghe những
lời mẹ nói và thấy được sự vất vả của mẹ, Hồng đã ý thức được trách
nhiệm làm chị của mình trong gia đình.
+ Từ đó, Hồng đã thay đổi biết giúp đỡ mẹ các công việc trong nhà và
chăm sóc em khi mẹ vắng nhà.
+ Sự thay đổi của Hồng đã trở thành một tấm gương để Thái noi theo, Thái
trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn.
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh. Câu mở đoạn:
1) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh là một cậu bé đáng yêu và rất hiểu chuyện.
2) Nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ cả
về ngoại hình lẫn tính cách. Các câu tiếp theo:
+ Ngoại hình của cậu bé khác với các bạn trong lớp là có chiếc răng
khểnh. Chính vì vậy, cậu luôn bị bạn bè trêu chọc. Do đó, cậu rất tự ti và trở nên ít cười.
+ Nhưng khi được bố giải thích, cậu đã hiểu ra và tự hào về “điều bí mật” của mình.
+ Cậu muốn chia sẻ để nhiều người biết về bí mật của cậu.
+ Qua nhân vật cậu bé trong câu chuyện Cái răng khểnh giúp chúng ta
hiểu là phải biết tự hào và yêu quý những gì thuộc về bản thân mình.
Document Outline
- Slide 1
- Slide 2
- Slide 3
- Slide 4
- Slide 5
- Slide 6
- Slide 7