-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án Toán 2 | Bài nhiều ngay hơn hay ít ngày hơn bao nhiêu sách Chân trời sáng tạo (cả năm) | Tuần 2
Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo.
Giáo án Toán 2 415 tài liệu
Toán 2 1.5 K tài liệu
Giáo án Toán 2 | Bài nhiều ngay hơn hay ít ngày hơn bao nhiêu sách Chân trời sáng tạo (cả năm) | Tuần 2
Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo tuần. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 2. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo.
Chủ đề: Giáo án Toán 2 415 tài liệu
Môn: Toán 2 1.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Toán 2
Preview text:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG
TUẦN: 2 BÀI: NHIỀU HƠN HAY ÍT HƠN BAO NHIÊU (TIẾT 1)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 19 )
- MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Tư duy và lập luận toán học: Nhận biết được nhiều hơn, ít hơn
- Sử dụng công cụ, phương tiện toán học: Tìm xem hai nhóm đối tượng nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu qua việc so sánh hai số hơn kém bao nhiêu đơn vị.
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.
- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt.
- Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
- Giáo viên:
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán; 20 khối lập phương
2. Học sinh:
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; 10 khối lập phương
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
TG | HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
5’ 13’ 10’ 5’ | 1. Hoạt động 1: Khởi động: * Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ. * Phương pháp: Trò chơi. * Hình thức: Cả lớp - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh hơn - GV chia lớp thành hai đội A – B - GV đưa một số bài toán tìm hiệu của 2 số cho HS lựa chọn đáp án đúng. a) Hiệu của 26 và 20 b) Hiệu của 17 và 15 c) Hiệu của 48 và 43 - Nhận xét, tuyên dương. -> Giới thiệu bài học mới: 2. Hoạt động 2: Giới thiệu nhiều hơn, ít hơn * Mục tiêu: Nhận biết được nhiều hơn, ít hơn * Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, thực hành, thảo luận *Hình thức: Cá nhân, nhóm. GV đưa ví dụ: -HS quan sát, và sử dụng đồ dùng, thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả. - HS trình bày kết quả. - GV chốt:
- GV hỏi : Nếu không có đồ dùng thay thế số kẹo, ta sẽ làm phép tính như thế nào để biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu? - GV ghi vào từng thành phần của phép tính trên để HS nói:
- GV chi vào từng thành phần của phép tính trên để HS nói: *Rút ra kết luận: Để tìm phần chênh lệch ta lấy số lớn trừ đi số bé Hoạt động 3: Thực hành nhiều hơn ít hơn bao nhiêu * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học nhận biết được biểu tượng nhiều hơn, ít hơn bao nhiêu. * Phương pháp: Trực quan, thực hành * Hình thức: nhóm, cá nhân Bài 1/19 - GV yêu cầu HS đọc đề - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm kết quả.HS sử dụng ĐDHT, mỗi nhóm 2 lấy số khối lập phương tuỳ ý, miễn là đảm bảo yêu cầu của bài.
Bài 2/19 - GV yêu cầu HS đọc đề - GV hướng dẫn HS nhận biết các việc cần làm.
-HS trình bày kết quả. -GV chốt, nhận xét. 4. Hoạt động 4 Củng cố : * Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học. * Phương pháp: Thực hành * Hình thức: Trò chơi. - Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng hỏi về bài học - GV nhận xét, tuyên dương. Dặn dò Học sinh về nhà xem tiếp bài tiếp theo. | - HS tham gia trò chơi - HS lắng nghe - HS sử đụng đồ dùng dạy học (ĐDDH) thể hiện số kẹo của bạn trai, bạn gái. - Nhận biết số lớn, số bé, phần chênh lệch. -HS viết ra bảng con: 9-6 = 3 (tìm phần chênh lệch).
- 1 HS đọc đề bài toán - HS thực hành trên đồ dùng học tập theo nhóm đôi. - Đại diện HS trình bày, các nhóm khác nhận xét -HS lắng nghe - 1 HS đọc đề bài -HS quan sát, lắng nghe và thực hành theo. - HS trình bày kết quả
|