-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo án Toán 2 sách Chân trời sáng tạo | Tuần 10 | Tiết 1
Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 2 CTST của mình.
Giáo án Toán 2 415 tài liệu
Toán 2 1.5 K tài liệu
Giáo án Toán 2 sách Chân trời sáng tạo | Tuần 10 | Tiết 1
Giáo án Toán 2 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Toán 2 CTST của mình.
Chủ đề: Giáo án Toán 2 415 tài liệu
Môn: Toán 2 1.5 K tài liệu
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Toán 2
Preview text:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
MÔN: TOÁN – LỚP 2
CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ QUA 10 TRONG PHẠM VI 20
TUẦN: 10 BÀI : EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ? (TIẾT 1)
( Sách Chân trời sáng tạo – SGK trang 77)
- MỤC TIÊU:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số.
- Tư duy và lập luận toán học: Biết tính nhẩm tính viết trong phạm vi 100.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
- Phẩm chất:
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm tham gia tốt các hoạt động học tập, hoàn thành nhiệm vụ được giao, làm bài tập đầy đủ.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC:
- Giáo viên:
- Sách Toán lớp 2; bộ thiết bị dạy toán.
2. Học sinh:
- Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:
Các hoạt động | Hoạt động giáo viên | Mong đợi của HS |
1. Hoạt động 1:(5’) Khởi động và kiểm tra bài cũ a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh vào bài mới. b. Phương pháp: Trò chơi c. Hình thức: Cả lớp | - Hát múa bài: Lớp chúng mình - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và viết 3 lít | - HS hát, múa - HS thực hiện |
2. Hoạt động 2: Luyện tập (23-25 phút) a. Mục tiêu: - Giúp học sinh sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. Sử dụng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để diễn tả số. b. Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi. c. Hình thức: Cá nhân – lớp. | a. Bài 1. Số?a) Dùng các từ liền trước liền sau nói về một số* Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành nhóm 4 em. * Tiến hành: - Giáo viên giúp học sinh nhận biết yêu cầu của bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các thuật ngữ số liền trước, số liền sau để nói về số và cho *Ví dụ: Trong ô màu vàng là số liền sau của số 18, đó là số 19. - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trước lớp - Giáo viên cùng học sinh kiểm tra, đánh giá. b) Điền số - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua Tiếp sức chon các con số phù hợp và điền vào chỗ trống - Giáo viên cùng học sinh kiểm tra, đánh giá. c) Mèo con có bao nhiêu bút chì màu? - Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên giảng giải: Trong bài toán này chúng ta phải dùng phương pháp loại trừ để giải bài toán + Mèo con có nhiều hơn 18 cái nhưng ít hơn 21 cái vậy mèo con có thể có bao nhiêu bút chì? + Số nào là số liền trước của số 21? - Vậy Mèo con có bao nhiêu bút chì màu? - Giáo viên giảng giải: Vì số liền trước của số 21 không phải là số bút chì của mèo con nên ta sẽ loại trừ đi số 20. Vậy số bút chì của mèo con có được là 19 bút chì. | - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh lắng nghe - HS thực hiện nêu trước lớp - Học sinh thi đua tiếp sức 18 < 19 < 20 < 21 - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh lắng nghe - Mèo con có thể có 19, 20 bút chì màu - Số 20 - Mèo con có 19 bút chì màu - Học sinh lắng nghe |
b. Bài 2. Tính nhẩm : - Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên yêu cầu 2 bạn trong nhóm thảo luận và nêu kết quả cho nhau. - Giáo viên giúp đỡ các nhóm còn lúng túng. - Giáo viên mời đại diện các nhóm nêu kết quả trước lớp - Thông báo kết quả, nhận xét đánh giá. - Giáo viên khái quát: Khi cộng các số tròn chục ta có thể cộng các số ở hàng chục lại với nhau và giữ nguyên số ở hàng đơn vị. | - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh trong nhóm thảo luận. - Các nhóm thực hiện, thông báo kết quả, nhận xét đánh giá. - Học sinh lắng nghe | |
c. Bài 3: Đặt tính rồi tính: - Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện vào bảng con các phép tính. - Giáo viên mời học sinh nêu lại cách đặt tính - Giáo viên tổ chức học sinh thực hiện từng phép tính, học sinh nêu kết quả. - Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá. | - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - HS thực hiện vào bảng con các phép tính. - Khi đặt tính cần đặt thẳng hàng, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị hàng chục thẳng hàng chục. - Học sinh lắng nghe | |
d. Bài 4: Tính nhẩm: - Giáo viên mời học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi chơi chuyền
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi. - Giáo viên nhận xét và tuyên dương các bạn nêu kết quả đúng. | - Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Học sinh lắng nghe - Học sinh tham gia trò chơi. | |
3. Hoạt động: Hoạt động tiếp nối (3-5 phút) a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại các số liền trước và liền sau của một số b. Phương pháp: ôn tập, trò chơi. c. Hình thức: Cá nhân | - Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng tên các ngày trong nêu tên số liền trước số liền sau của số | - Học sinh thực hiện. |