Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)| Bài 6
Giáo án Tự nhiên và xã hội 2 Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên xã hội 2 CTST của mình.
Chủ đề: Giáo án Tự nhiên và Xã hội 2
Môn: Tự nhiên và xã hội 2
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Ngày soạn: ……/……./20….. Ngày dạy: ……../………../20…….
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội lớp 2 – Tuần 6
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG HỌC
BÀI 6: Một số sự kiện ở trường em (1 tiết)
I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:
1. Kiến thức: Nêu được tên và một số hoạt động của những sự kiện thường được
tổ chức ở trường.
2. Kĩ năng: Nhận xét được sự tham gia của HS trong sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân.
3. Thái độ: Nói được sự cần thiết của việc tham gia các sự kiện trong nhà trường.
Thể hiện được sự quan tâm đến các sự kiện trong nhà trường.
4. Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; bài hát, hình ảnh hoặc clip sự kiện trong trường,
2. Học sinh: SGK, VBT, tranh sự kiện ở trường
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở - vấn đáp, trực quan, trò chơi, thí
nghiệm, dự án, đóng vai, dạy học nêu vấn đề, kể chuyện, thảo luận nhóm, thực
hành, điều tra đơn giản ….
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 8’
1.Hoạt động khởi động và khám phá
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những
hiểu biết đã có của HS về các sự kiện ở trường để
dẫn dắt vào bài học mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm
thoại, gợi mở - vấn đáp, trò chơi
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi nói nhanh”.
Lớp chia làm 2 đội. Hs tham gia chơi
- GV phổ biến luật chơi: GV gọi ngẫu
nhiên một HS và yêu cầu nói vể một
điều thích nhất ở trường. Sau đó, HS
đó tiếp tục mời bạn khác kể tiếp.
- G V cho HS chơi trò chơi để dẫn dắt
vào bài học: “Một số sự kiện ở trường
➢ Ghi tên bài học vào vở. em”.
2.Hoạt động hình thành, phát triển năng lực
nhận thức, tìm hiểu: (25 -27’) 10’
2.1.Hoạt động 1: Nêu tên và hoạt động trong
các sự kiện ở trường *
Mục tiêu: HS kể được tên và hoạt động
trong các sự kiện được tổ chức ở trường theo các hình.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: thảo
luận nhóm, hỏi đáp, trực quan
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát hình 1, 2 trang 26; hình 3 trang 27 trong SGK và Thảo luận nhóm 2
thảo luận nhóm để nêu
tên và một số hoạt động của những sự kiện được -Đại diện nhóm giới thiệu trước lớp: tổ chức ở trường.
Giới thiệu các sự kiện được tổ chức ở
- GV tổ chức cho HS chia sẻ các sự kiện được tổ
chức ở trường học (trường bạn An tổ chức sự trường bạn An.
kiện lễ khai giảng, trường bạn Nam tổ chức ngày
hội đọc sách, hội xuân tuổi thơ,. .). Học sinh khác nhận xét
- GV nêu câu hỏi: Các bạn HS đã tham gia như thế nào?
->Kết luận: Một số sự kiện thường được tổ chức
ở trường học như lễ khai giảng, ngày hội đọc
sách, hội xuân tuổi thơ,. . Ở mỗi sự kiện, các bạn
học sinh được tham gia nhiều hoạt động vui chơi và bổ ích. 12’
2.2.Hoạt động 2: Các sự kiện ở trường em
* Mục tiêu: HS kể một số sự kiện đã được tổ
chức ở trường. Nhận xét được sự tham gia của
các bạn trong sự kiện đó và chia sẻ cảm nhận của bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: trực quan, thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- GV tổ chức cho HS nói nhanh: Kể tên các sự
kiện mà em đã tham gia ở trường. Hs kể tên cá nhân
- GV tổ chức cho thảo luận: Chia sẻ với các bạn
về một sự kiện ở trường mà em thích nhất. Trong
sự kiện đó, các bạn HS đã tham gia như thế nào? Thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm - GV nhận xét.
trình bày. Hs khác nhận xét
* Kết luận: Bên cạnh các hoạt động học tập,
nhà trường còn tổ chức một số sự kiện để học
sinh được trải nghiệm, có thêm nhiều kiến thức và kĩ năng bổ ích. 5’
3.Hoạt động tiếp nối sau bài học
GV yêu cầu HS về nhà chuẩn bị:
Học sinh về nhà chuẩn bị về ngày
+ Tranh vẽ hoặc ảnh về ngày Nhà giáo Việt Nhà giáo Việt Nam mang đến lớp Nam trong tuần sau.
+ Bút chì, bút mực, thước kẻ, tẩy, hồ dán.
V.RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………