Giao kết hợp đồng lao động giữa các doanh nghiệp - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Giao kết hợp đồng lao động giữa các doanh nghiệp - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

KHOA LUẬT HỌC
BÀI THU HOẠCH
MÔN HỌC: LUẬT LAO ĐỘNG
Họ và tên sinh viên:
Mã số sinh viên:
Số điện thoại:
Giảng viên giảng dạy:
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Trường Đại học Bình Dương
- Lãnh đạo Khoa Luật
- Giảng viên hướng dẫn
Tôi tên:
MSSV:
Tôi xin cam đoan:
Đây là bài thu hoạch của tôi thuộc môn Lut Lao động. c nội dung đề i
nghiên cứu của i kng tng lặp với bất kỳ ai, những số liệu thu thập đưc dùng
cho việc phân tích, nhn t, đánh g ca c giả trong bài báo cáo, có nguồn chính
thống và được ghi nguồn trong phần danh mục tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, bài viết còn sử dụng một số nhận xét, phân tích từ các tác giả, cơ quan, tổ
chức có liên quan đều có trích dẫn và nguồn gốc.
Nếu phát hiện bất cứ sự gian lận nào trong bài báo cáo tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước nhà trường.
Bình Dương, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................2
1. Nội dung nhận thức của sinh viên về môn học........................................................2
1.1. Khái quát Luật lao động và quan hệ pháp luật lao động....................................2
1.1.1. Khái quát Luật lao động.....................................................................................2
1.1.2. Khái quát về quan hệ pháp luật lao động...........................................................3
1.2. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở............................................................4
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của gười lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở............................................................................................4
1.2.2. Khái quát về công đoàn.......................................................................................5
1.3. Việc làm, học nghề.................................................................................................6
1.3.1. Việc làm...............................................................................................................6
1.3.2. Học nghề.............................................................................................................7
1.4. Hợp đồng lao động.................................................................................................8
1.4.1. Giao kết hợp đồng lao động................................................................................8
1.4.2. Thực hiện hợp đồng lao động.............................................................................9
1.4.3. Chấm dứt hợp đồng lao động..............................................................................9
1.5. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể.9
1.5.1. Đối thoại tại nơi làm việc....................................................................................9
1.5.2. Thương lượng tập thể.......................................................................................10
1.5.3. Thoả ước lao động tập thể................................................................................10
1.6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..................................................................10
2. Áp dụng thực tiễn đối với môn học........................................................................11
3. Kết quả môn học......................................................................................................12
3.1. Những vấn đề sinh viên nắm được......................................................................12
3.2. Ý kiến về cách giới thiệu môn học của giảng viên.............................................13
3.3. Kiến nghị/giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học viên................14
KẾT LUẬN.....................................................................................................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................16
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hội, mối quan hệ về lao động luôn tồn tại, hiện hữu, động lực để phát
triển phát triển hội. thể nói, lao động vai trò cùng quan trọng to lớn trên
khắp các mặt đời sống, kinh tế, hội khi tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con
người, gia đình và toàn xã hội. Chính bởi vậy, cách thức vận động của những mối quan hệ
liên quan đến lao động ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của hội, của đất nước.
Ngành luật lao động ra đời nhằm góp phần đảm bảo lợi ích cho xã hội với con người, đặc
biệt là người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động ở vị trí yếu thế hơn,
sự phụ thuộc chịu quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Luật lao động
bao gồm những nguyên tắc, quy định cụ thể nhằm ngăn chặn mọi sự xâm phạm có thể xảy
ra đối với người lao động khi tham gia quan hệ lao động, hạn chế sự lạm quyền của người
sử dụng lao động. Tuy nhiên mặt khác, đối với người sử dụng lao động, luật lao động
cũng bao gồm những quy định nhằm bảo đảm lợi ích, sự tự do nhất định trong mối quan
hệ này.
Với tầm quan trọng nêu trên, nhà trường đã đưa môn học Luật Lao động vào chương
trình học và trở thành một học phần thiết thực, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn đối
với mỗi sinh viên. Thông qua quá trình giảng dạy, bản thân em cũng như những học viên
khác đã được tiếp cận tiếp thu nhiều kiến thức quan trọng liên quan đến môn học, bao
gồm: tổ chức đại diện người lao động tại sở, việcm học nghề, đối thoại tại nơi làm
việc, thương lượng tập thể thoả ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, hợp đồng lao
động. Trong phạm vi bài thu hoạch này, thông qua những kiến thức đã được thầy
truyền đạt trong suốt học kỳ vừa qua, em sẽ tổng hợp lại một cách khái quát nhất những
kiến thức trọng tâm của môn học, đồng thời đưa ra một số đánh giá nhân về quá trình
học tập đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hoàn thiện hơn chất
lượng học, giảng dạy đối với bộ môn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thiện bài thu hoạch, với mục đích đưa ra một cách tổng quan nhất toàn bộ
nội dung liên quan tới môn học, sinh viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tổng hợp một cách khái quát các nội dung trọng tâm của môn học.
Thứ hai, áp dụng thực tiễn đối với môn học thông qua tình huống thực tế.
1
Thứ ba, khẳng định những kết quả sau khi kết thúc môn học về kiến thức, cách giảng
dạy của giảng viên và đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện.
2
NỘI DUNG
1. Nội dung nhận thức của sinh viên về môn học
Nội dung môn học Luật lao động được xây dựng dựa trên trình tự sắp xếp các quy
phạm pháp luật tại Bộ luật Lao động, đi từ vấn đề chung, bản nhất tới những quan hệ
pháp luật chi tiết, cụ thể có liên quan.thể tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm liên
quan đến môn học như sau:
1.1. Khái quát Luật lao động và quan hệ pháp luật lao động
1.1.1. Khái quát Luật lao động
Về đối tượng điều chỉnh.
Luật lao động có đối tượng điều chỉnh của Luật lao động là mối quan hệ xã hội phát
sinh giữa một bên người lao động làm công ăn lương với một bên nhân hoặc tổ
chức liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động. Nói cách khác, đối tượng
điều chỉnh của Luật lao động gồm hai nhóm quan hệ hội: quan hệ lao động; các quan
hệ liên quan đến quan hệ lao động hoặc phát sinh từ quan hệ lao động.
Phương pháp điều chỉnh.
Luật lao động được điều chỉnh bởi các phương pháp: phương pháp thoả thuận (chủ
yếu áp dụng trong trường hợp xác lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử
dụng lao động, trong việc xác lập thoả ước lao động tập thể); phương pháp mệnh lệnh
(được sử dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động, phương pháp này thường được
dùng để xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động).
Về nguyên tắc cơ bản.
Luật lao động được hình thành, áp dụng dựa trên 3 nguyên tắc bản quán triệt
xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động, bao gồm:
(i) nguyên tắc bảo vệ người lao động (đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề
ngiệp, không bị phân biệt đối xử; trả lương, tiền công theo thoả thuận; thực hiện bảo hộ
lao động đối với người lao động; đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động; tôn
trọng quyền đại diện của tập thể lao động; thực hiện bảo hiểm hội đối với người lao
động).
(ii) Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
(iii) Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
3
1.1.2. Khái quát về quan hệ pháp luật lao động
Quan hệ pháp luật lao động quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động
của người lao động các quan, tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế các gia đình hay nhân thuê mướn lao động, được các quy phạm
pháp luật lao động điều chỉnh.
Quan hệ pháp luật lao động 3 đặc điểm chính là: (i) quan hệ pháp luật lao động
được thiết lập chủ yếu dựa trên giao kết hợp đồng lao động; (ii) trong quan hệ pháp luật
lao động, người sử dụng lao độngquyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình
lao động của người lao động; (iii) trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ
pháp luật lao động thường có sự tham gia của các đại diện tập thể lao động.
Quan hệ pháp luật lao động được cấu thành từ các thành phần sau đây:
(i) Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động: người lao động; người sử dụng lao động.
(ii) Nội dung của quan hệ pháp luật lao động: tổng thể các quyền nghĩa vụ của
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Trong quan hệ pháp luật lao động,
không chủ thể nào chỉ quyền hoặc chỉ nghĩa vụ; quyền của chủ thể này bao giờ
cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia và ngược lại.
(iii) Khách thể của quan hệ pháp luật lao động: mục đích thực hiện quyền
nghĩa vụ của các chủ thể. Cụ thể người lao động muốn sử dụng sức lao động của mình để
có thêm thu nhập bảo đảm cho cuộc sống của họ; người sử dụng lao động cung muốn
sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Hay nói cách
khác, khách thể ở đây là sức lao động của người lao động.
Cuối cùng, liên quan đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao
động, có sự tham gia và xuất phát từ những căn cứ như sau:
Đối với việc phát sinh quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp làm phát sinh
quan hệ này người lao động vào làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động trên sở
một hình thức tuyển dụng lao động nhất định, đảm bảo sự tự do và tự nguyện của các chủ
thể.
Đối với việc thay đổi quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp lý làm thay đổi quan
hệ pháp luật lao động những sự kiện làm thay đổi quyền nghĩa vụ đã được xác lập
trước đó của các chủ thể trong quan hệ này.
4
Đối với việc chấm dứt quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp làm chấm dứt
quan hệ pháp luật lao động bao gồm những sự kiện xảy ra do ý chí của con người hoặc sự
biến pháp lý. Đối với ý chí của con người có thể là việc chấm dứt hợp đồng lao động theo
ý chí của cả hai bên, theo ý chí của một trong hai bên (đơn phương chấm dứ thợp đồng)
hoặc ý chí của người thứ ba (quyết định cua toà án phạt giam người lao động). Đối với sự
biến pháp lý có thể là sự kiện ngừoi lao động hoặc người sử dụng lao động chết hoặc mất
tích.
1.2. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao đồn 2019, tổ chức đại diện người lao
động tạisở bao gồm hai hình thức: công đoàn cơ sở tổ chức của người lao động tại
doanh nghiệp (đây tổ chức được ghi nhận đầu tiên tại luật lao động Việt Nam). Các tổ
chức này đều bình đẳng về quyềnnghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
1.2.1. Quyền nghĩa vụ của gười lao động, người sử dụng lao động tổ chức
đại diện người lao động tại cơ sở
Thứ nhất, đối với quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sư dụng lao động
đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:
Một là, quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người
lao động tại cơ sở.
Hai là, không bị người sử dụng lao động/người lao động can thiệp phân biệt đối xử
(sa thải, cản trở gây khó khăn khi thành lập/ gia nhập)
Ba là, quyền đưa ra điều lệ, quy tắc hoạt động quản lý, bầu ban lãnh đạo
đảm bảo quyền của thành viên Ban lãnh đạo.
Thứ hai, đối với quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Một là, thương lượng tập thể đối thoại tại nơi làm việc với người sử dụng lao
động theo quy định.
Hai là, được tham khảo ý kiến xây dựng giám sát việc thực hiện thang lương,
bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động những vấn đề
liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động.
Ba là, đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp
lao động cá nhân. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định.
5
Bốn là, được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin,
bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động.
1.2.2. Khái quát về công đoàn
Vị trí pháp của tổ chức công đoàn đã được nước ta thừa nhận quy định cụ thể
tại Điều 10 Hiến pháp 2013. Điều này cho thấy được tầm quan trọng đối với tổ chức này
trong việc xây dựng và điều chỉnh hội, đặc biệt liên quan đến quan hệ lao động. Công
đoàn có nhiều tổ chức: công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp có sở,...
Trước hết, về khái niệm, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012,
công đoàn sở được hiểu tổ chức sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công
đoàn trong một hoặc một số quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên
trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam”.
Mặt khác, công đoàn cấp trên trực tiếp sở lại được định nghĩa là: một cấp trong
hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn sở, chỉ
đạo hoạt động công đoàn sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật
và Điều lệ Công đoàn Việt Nam” (khoản 3 Điều 4 Luật Công đoàn 2012).
Trong quá trình hoạt động, công đoàn phải đảm bảo tuân thủ 4 nguyên tắc: (i) Đảm
bảo sự lãnh đạo của Đảng; (ii) Liên hệ mật thiết với quần chúng; (iii) Đảm bảo tính tự
nguyện của quần chúng; (iv) Tập trung dân chủ.
Tổ chức công đoàn được thành lập để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, bao
gồm: (i) Đại diện cho người lao động tham gia với các quan nhà nước xây dựng
thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội liên quan; (ii) Giáo dục tuyên truyền pháp luật;
(iii) Thực hiện các quyền đã được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động; (iv) Tăng cường tham gia và mở rộng quan hệ quốc tế.
Công đoàn cơ sở công đoàn trực tiếp cấp trên sở những thẩm quyền nhất
định theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Đối với công đoàn sở: (i) Tuyên truyền phổ biến vận động người lao động thực
hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của
doanh nghiệp; (ii) Phát triển quản đoàn viên xây dựng công đoàn vững mạnh; (iii)
Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động
6
và Công đoàn. Tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định pháp luật; (iv) Đại
diện tập thể lao động thương lượng, ký kết, giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập
thể, Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, Lãnh đạo đình công; (v) Tổ chức các phong
trào thi đua, Tổ chức nâng cao đời sống của người lao động; (vi) Tập hợp yêu cầu
nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Tổ chức đối thoại tại
nơi làm việc.
Đối với công đoàn cấp trên sở: (i) Tổ chức tuyên truyền vận động hướng dẫn
người lao động thành lập gia nhập và hoạt động công đoàn; (ii) Tổ chứclãnh đạo đình
công theo đề nghị của người lao động nơi chưa tổ chức công đoàn sở; (iii) Đến
các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mình đại diện;
(iv) Có quyền đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
khi được người lao động đó yêu cầu nếu đó chưa thành lập công đoàn cơ sở; (v)
Quyền yêu cầu người sử dụng lao động quan quản nhà nước về lao động địa
phương tạo điều kiện hỗ trợ việc thành lập công đoàn sở; (vi) Gặp người sử dụng
lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động.
1.3. Việc làm, học nghề
1.3.1. Việc làm
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Lao động 2019, việc làm được hiểu hoạt động
lao động tạo ra thu nhập pháp luật không cấm. Người lao động quyền tự do lựa
chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào bất kỳ i nào
pháp luật không cấm; đồng thời được trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc
thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc hoặc qua các kênh thông tin tìm việc khác.
TMặt khác, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động theo hình thứcquy
trình nhất định không trái với quy định của pháp luật.
Trong hoạt động liên quan tới việc làm, luật lao động nghiêm cấm một số hành vi
nhất định, bao gồm: (i) Phân biệt đối xử trong việc làm nghề nghiệp; (ii) Xâm phạm
thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người
sử dụng lao động; (iii) Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định
của pháp luật; (iv) Dụ dỗ, hứa hẹn quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc
gian lận, giả mạo hồ sơ trong thực hiện chính sách về việc làm; (v) Cản trở, gây khó khăn
hoặc làm thiệt hại đến quyền lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao
động.
7
| 1/21

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG  KHOA LUẬT HỌC BÀI THU HOẠCH
MÔN HỌC: LUẬT LAO ĐỘNG Họ và tên sinh viên: Mã số sinh viên: Số điện thoại: Giảng viên giảng dạy:
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 – 2021 LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Trường Đại học Bình Dương - Lãnh đạo Khoa Luật - Giảng viên hướng dẫn Tôi tên: MSSV: Tôi xin cam đoan:
Đây là bài thu hoạch của tôi thuộc môn Luật Lao động. Các nội dung và đề tài
nghiên cứu của tôi không trùng lặp với bất kỳ ai, những số liệu thu thập được dùng
cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá của tác giả trong bài báo cáo, có nguồn chính
thống và được ghi rõ nguồn trong phần danh mục tài liệu tham khảo .
Ngoài ra, bài viết còn sử dụng một số nhận xét, phân tích từ các tác giả, cơ quan, tổ
chức có liên quan đều có trích dẫn và nguồn gốc.
Nếu có phát hiện bất cứ sự gian lận nào trong bài báo cáo tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước nhà trường.
Bình Dương, ngày tháng năm 2021 Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên người cam đoan) MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................................2
1. Nội dung nhận thức của sinh viên về môn học........................................................2 1.1.

Khái quát Luật lao động và quan hệ pháp luật lao động....................................2 1.1.1.
Khái quát Luật lao động.....................................................................................2 1.1.2.
Khái quát về quan hệ pháp luật lao động...........................................................3 1.2.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở............................................................4 1.2.1.
Quyền và nghĩa vụ của gười lao động, người sử dụng lao động và tổ chức đại
diện người lao động tại cơ sở............................................................................................4 1.2.2.
Khái quát về công đoàn.......................................................................................5 1.3.
Việc làm, học nghề.................................................................................................6 1.3.1.
Việc làm...............................................................................................................6 1.3.2.
Học nghề.............................................................................................................7 1.4.
Hợp đồng lao động.................................................................................................8 1.4.1.
Giao kết hợp đồng lao động................................................................................8 1.4.2.
Thực hiện hợp đồng lao động.............................................................................9 1.4.3.
Chấm dứt hợp đồng lao động..............................................................................9 1.5.
Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể.9 1.5.1.
Đối thoại tại nơi làm việc....................................................................................9 1.5.2.
Thương lượng tập thể.......................................................................................10 1.5.3.
Thoả ước lao động tập thể................................................................................10 1.6.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi..................................................................10
2. Áp dụng thực tiễn đối với môn học........................................................................11
3. Kết quả môn học......................................................................................................12 3.1.

Những vấn đề sinh viên nắm được......................................................................12 3.2.
Ý kiến về cách giới thiệu môn học của giảng viên.............................................13 3.3.
Kiến nghị/giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập của học viên................14
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................16
i PHẦN MỞ ĐẦU 1.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội, mối quan hệ về lao động luôn tồn tại, hiện hữu, là động lực để phát
triển phát triển xã hội. Có thể nói, lao động có vai trò vô cùng quan trọng và to lớn trên
khắp các mặt đời sống, kinh tế, xã hội khi nó tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con
người, gia đình và toàn xã hội. Chính bởi vậy, cách thức vận động của những mối quan hệ
liên quan đến lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của xã hội, của đất nước.
Ngành luật lao động ra đời nhằm góp phần đảm bảo lợi ích cho xã hội với con người, đặc
biệt là người lao động trong mối quan hệ với người sử dụng lao động ở vị trí yếu thế hơn,
có sự phụ thuộc và chịu quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Luật lao động
bao gồm những nguyên tắc, quy định cụ thể nhằm ngăn chặn mọi sự xâm phạm có thể xảy
ra đối với người lao động khi tham gia quan hệ lao động, hạn chế sự lạm quyền của người
sử dụng lao động. Tuy nhiên mặt khác, đối với người sử dụng lao động, luật lao động
cũng bao gồm những quy định nhằm bảo đảm lợi ích, sự tự do nhất định trong mối quan hệ này.
Với tầm quan trọng nêu trên, nhà trường đã đưa môn học Luật Lao động vào chương
trình học và trở thành một học phần thiết thực, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn đối
với mỗi sinh viên. Thông qua quá trình giảng dạy, bản thân em cũng như những học viên
khác đã được tiếp cận và tiếp thu nhiều kiến thức quan trọng liên quan đến môn học, bao
gồm: tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, việc làm học nghề, đối thoại tại nơi làm
việc, thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, hợp đồng lao
động. Trong phạm vi bài thu hoạch này, thông qua những kiến thức đã được thầy cô
truyền đạt trong suốt học kỳ vừa qua, em sẽ tổng hợp lại một cách khái quát nhất những
kiến thức trọng tâm của môn học, đồng thời đưa ra một số đánh giá cá nhân về quá trình
học tập và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện hơn chất
lượng học, giảng dạy đối với bộ môn. 2.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thiện bài thu hoạch, với mục đích đưa ra một cách tổng quan nhất toàn bộ
nội dung liên quan tới môn học, sinh viên sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tổng hợp một cách khái quát các nội dung trọng tâm của môn học.
Thứ hai, áp dụng thực tiễn đối với môn học thông qua tình huống thực tế. 1
Thứ ba, khẳng định những kết quả sau khi kết thúc môn học về kiến thức, cách giảng
dạy của giảng viên và đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện. 2 NỘI DUNG 1.
Nội dung nhận thức của sinh viên về môn học
Nội dung môn học Luật lao động được xây dựng dựa trên trình tự sắp xếp các quy
phạm pháp luật tại Bộ luật Lao động, đi từ vấn đề chung, cơ bản nhất tới những quan hệ
pháp luật chi tiết, cụ thể có liên quan. Có thể tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm liên
quan đến môn học như sau:
1.1. Khái quát Luật lao động và quan hệ pháp luật lao động
1.1.1. Khái quát Luật lao động
Về đối tượng điều chỉnh.
Luật lao động có đối tượng điều chỉnh của Luật lao động là mối quan hệ xã hội phát
sinh giữa một bên là người lao động làm công ăn lương với một bên là cá nhân hoặc tổ
chức liên quan chặt chẽ hoặc phát sinh từ quan hệ lao động. Nói cách khác, đối tượng
điều chỉnh của Luật lao động gồm hai nhóm quan hệ xã hội: quan hệ lao động; các quan
hệ liên quan đến quan hệ lao động hoặc phát sinh từ quan hệ lao động.
Phương pháp điều chỉnh.
Luật lao động được điều chỉnh bởi các phương pháp: phương pháp thoả thuận (chủ
yếu áp dụng trong trường hợp xác lập quan hệ lao động giữa người lao động với người sử
dụng lao động, và trong việc xác lập thoả ước lao động tập thể); phương pháp mệnh lệnh
(được sử dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động, phương pháp này thường được
dùng để xác định nghĩa vụ của người lao động đối với người sử dụng lao động). Về nguyên tắc cơ bản.
Luật lao động được hình thành, áp dụng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản quán triệt và
xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật lao động, bao gồm:
(i) nguyên tắc bảo vệ người lao động (đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề
ngiệp, không bị phân biệt đối xử; trả lương, tiền công theo thoả thuận; thực hiện bảo hộ
lao động đối với người lao động; đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động; tôn
trọng quyền đại diện của tập thể lao động; thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động).
(ii) Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
(iii) Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. 3
1.1.2. Khái quát về quan hệ pháp luật lao động
Quan hệ pháp luật lao động là quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng lao động
của người lao động ở các cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm
pháp luật lao động điều chỉnh.
Quan hệ pháp luật lao động có 3 đặc điểm chính là: (i) quan hệ pháp luật lao động
được thiết lập chủ yếu dựa trên giao kết hợp đồng lao động; (ii) trong quan hệ pháp luật
lao động, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình
lao động của người lao động; (iii) trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ
pháp luật lao động thường có sự tham gia của các đại diện tập thể lao động.
Quan hệ pháp luật lao động được cấu thành từ các thành phần sau đây:
(i) Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động: người lao động; người sử dụng lao động.
(ii) Nội dung của quan hệ pháp luật lao động: tổng thể các quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động. Trong quan hệ pháp luật lao động,
không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ; quyền của chủ thể này bao giờ
cũng tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia và ngược lại.
(iii) Khách thể của quan hệ pháp luật lao động: là mục đích thực hiện quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể. Cụ thể người lao động muốn sử dụng sức lao động của mình để
có thêm thu nhập bảo đảm cho cuộc sống của họ; người sử dụng lao động cung muốn có
sức lao động để sử dụng vào quá trình sản xuất, kinh doanh hay dịch vụ. Hay nói cách
khác, khách thể ở đây là sức lao động của người lao động.
Cuối cùng, liên quan đến việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật lao
động, có sự tham gia và xuất phát từ những căn cứ như sau:
Đối với việc phát sinh quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp lý làm phát sinh
quan hệ này là người lao động vào làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở
một hình thức tuyển dụng lao động nhất định, đảm bảo sự tự do và tự nguyện của các chủ thể.
Đối với việc thay đổi quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp lý làm thay đổi quan
hệ pháp luật lao động là những sự kiện làm thay đổi quyền và nghĩa vụ đã được xác lập
trước đó của các chủ thể trong quan hệ này. 4
Đối với việc chấm dứt quan hệ pháp luật lao động: sự kiện pháp lý làm chấm dứt
quan hệ pháp luật lao động bao gồm những sự kiện xảy ra do ý chí của con người hoặc sự
biến pháp lý. Đối với ý chí của con người có thể là việc chấm dứt hợp đồng lao động theo
ý chí của cả hai bên, theo ý chí của một trong hai bên (đơn phương chấm dứ thợp đồng)
hoặc ý chí của người thứ ba (quyết định cua toà án phạt giam người lao động). Đối với sự
biến pháp lý có thể là sự kiện ngừoi lao động hoặc người sử dụng lao động chết hoặc mất tích.
1.2. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ luật Lao đồn 2019, tổ chức đại diện người lao
động tại cơ sở bao gồm hai hình thức: công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại
doanh nghiệp (đây là tổ chức được ghi nhận đầu tiên tại luật lao động Việt Nam). Các tổ
chức này đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
1.2.1. Quyền và nghĩa vụ của gười lao động, người sử dụng lao động và tổ chức
đại diện người lao động tại cơ sở
Thứ nhất, đối với quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sư dụng lao động
đối với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm:
Một là, quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Hai là, không bị người sử dụng lao động/người lao động can thiệp phân biệt đối xử
(sa thải, cản trở gây khó khăn khi thành lập/ gia nhập)
Ba là, có quyền đưa ra điều lệ, quy tắc hoạt động và quản lý, bầu ban lãnh đạo và
đảm bảo quyền của thành viên Ban lãnh đạo.
Thứ hai, đối với quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Một là, thương lượng tập thể và đối thoại tại nơi làm việc với người sử dụng lao động theo quy định.
Hai là, được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương,
bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động và những vấn đề
liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động.
Ba là, đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp
lao động cá nhân. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định. 5
Bốn là, được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin,
bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động.
1.2.2. Khái quát về công đoàn
Vị trí pháp lý của tổ chức công đoàn đã được nước ta thừa nhận và quy định cụ thể
tại Điều 10 Hiến pháp 2013. Điều này cho thấy được tầm quan trọng đối với tổ chức này
trong việc xây dựng và điều chỉnh xã hội, đặc biệt liên quan đến quan hệ lao động. Công
đoàn có nhiều tổ chức: công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp có sở,...
Trước hết, về khái niệm, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Công đoàn 2012,
công đoàn cơ sở được hiểu là “tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp đoàn viên công
đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên
trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam
”.
Mặt khác, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở lại được định nghĩa là: “một cấp trong
hệ thống tổ chức công đoàn, trực tiếp thực hiện quyền công nhận công đoàn cơ sở, chỉ
đạo hoạt động công đoàn cơ sở và liên kết công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật
và Điều lệ Công đoàn Việt Nam
” (khoản 3 Điều 4 Luật Công đoàn 2012).
Trong quá trình hoạt động, công đoàn phải đảm bảo tuân thủ 4 nguyên tắc: (i) Đảm
bảo sự lãnh đạo của Đảng; (ii) Liên hệ mật thiết với quần chúng; (iii) Đảm bảo tính tự
nguyện của quần chúng; (iv) Tập trung dân chủ.
Tổ chức công đoàn được thành lập để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, bao
gồm: (i) Đại diện cho người lao động tham gia với các cơ quan nhà nước xây dựng và
thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội liên quan; (ii) Giáo dục tuyên truyền pháp luật;
(iii) Thực hiện các quyền đã được pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người lao động; (iv) Tăng cường tham gia và mở rộng quan hệ quốc tế.
Công đoàn cơ sở và công đoàn trực tiếp cấp trên cơ sở có những thẩm quyền nhất
định theo quy định pháp luật. Cụ thể:
Đối với công đoàn cơ sở: (i) Tuyên truyền phổ biến vận động người lao động thực
hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của
doanh nghiệp; (ii) Phát triển quản lý đoàn viên và xây dựng công đoàn vững mạnh; (iii)
Giám sát việc thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động 6
và Công đoàn. Tham gia các hội đồng của doanh nghiệp theo quy định pháp luật; (iv) Đại
diện tập thể lao động thương lượng, ký kết, giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập
thể, Tham gia giải quyết tranh chấp lao động, Lãnh đạo đình công; (v) Tổ chức các phong
trào thi đua, Tổ chức và nâng cao đời sống của người lao động; (vi) Tập hợp yêu cầu
nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc.
Đối với công đoàn cấp trên cơ sở: (i) Tổ chức tuyên truyền vận động hướng dẫn
người lao động thành lập gia nhập và hoạt động công đoàn; (ii) Tổ chức và lãnh đạo đình
công theo đề nghị của người lao động ở nơi chưa có tổ chức công đoàn cơ sở; (iii) Đến
các nơi làm việc để gặp gỡ người lao động trong phạm vi trách nhiệm mà mình đại diện;
(iv) Có quyền đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
khi được người lao động ở đó yêu cầu nếu ở đó chưa thành lập công đoàn cơ sở; (v)
Quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa
phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở; (vi) Gặp người sử dụng
lao động để đối thoại, trao đổi, thương lượng về những vấn đề lao động.
1.3. Việc làm, học nghề
1.3.1. Việc làm
Theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Lao động 2019, việc làm được hiểu là hoạt động
lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. Người lao động có quyền tự do lựa
chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và bất kỳ nơi nào mà
pháp luật không cấm; đồng thời được trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc
thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm việc hoặc qua các kênh thông tin tìm việc khác.
TMặt khác, người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng lao động theo hình thức và quy
trình nhất định không trái với quy định của pháp luật.
Trong hoạt động liên quan tới việc làm, luật lao động nghiêm cấm một số hành vi
nhất định, bao gồm: (i) Phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp; (ii) Xâm phạm
thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người
sử dụng lao động; (iii) Tuyển dụng, sử dụng người lao động vào làm việc trái quy định
của pháp luật; (iv) Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc
gian lận, giả mạo hồ sơ trong thực hiện chính sách về việc làm; (v) Cản trở, gây khó khăn
hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. 7