-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giao tiếp và đàm phán Trung Quốc cuộc chiến thương mại Mỹ Trung | Báo cáo Giao tiếp và đàm phán quốc tế
Đất nước Trung Hoa với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thể giới, dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo, văn hóa rất phong phú đa dạng và tương đồng với Việt Nam. Các đặc điểm văn hóa Trung Quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Giao tiếp và đàm phán quốc tế 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Giao tiếp và đàm phán Trung Quốc cuộc chiến thương mại Mỹ Trung | Báo cáo Giao tiếp và đàm phán quốc tế
Đất nước Trung Hoa với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thể giới, dân số đông nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo, văn hóa rất phong phú đa dạng và tương đồng với Việt Nam. Các đặc điểm văn hóa Trung Quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Giao tiếp và đàm phán quốc tế 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ BÁO CÁO MÔN HỌC
ĐỀ TÀI: GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRUNG QUỐC
CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG
MÔN: GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Hùng Thúy TS. Nguyễn Thị Thu Hà Sinh viên thực hiện : Bùi Thanh Phương MSV : 2051070032 Lớp :
Truyền thông Quốc tế K40 Hà Nội, 2023
PHONG CÁCH GIAO TIẾP VÀ ĐÀM PHÁN TRUNG QUỐC
(CUỘC ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG 7/2019) I.
Phong cách giao tiếp và đàm phán Trung Quốc
1. Khái quát chung về đất nước Trung Quốc
Đất nước Trung Hoa với diện tích rộng lớn vào bậc nhất thể giới, dân số đông
nhất thế giới, nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo, văn hóa rất
phong phú đa dạng và tương đồng với Việt Nam.
Tên nước: nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)
Ngày quốc khánh: 1/10/1949 Thủ đô: Bắc Kinh
Vị trí địa lý: Trung Quốc nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu,
phía Đông Nam đại lục Á-Âu, phía Đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Diện tích: 9,6 triệu km2
Khí hậu: Trung Quốc thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm
đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -4,7 độ C, tháng 7 là 26
độ C. Ba khu vực được coi nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
Dân số: hơn 1,3 tỷ người.
Dân tộc: Trung Quốc có 56 dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, các dân tộc
thiểu số (chiếm 6% dân số cả nước và phân bố trên 50-60% diện tích toàn quốc)
Hành chính: gồm 31 tỉnh, thành phố, trong đó có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và
4 thành phố trực thuộc Trung ương. Ngoài cấp hành chính Trung ương,
Trung Quốc còn có 4 cấp hành chính gồm tỉnh, địa khu, huyện, xã.
Đơn vị tiền tệ: Đồng Nhân dân tệ có đơn vị là Yuan (Nguyên), 1 Y= 10 jiao (hào) = 100 fen (xu).
Tôn giáo: Có 4 tôn giáo chính là Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Hồi, Thiên chúa giáo.
Ngôn ngữ: Tiếng Hán phổ thông lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn
2. Các đặc điểm văn hóa Trung Quốc • Coi trọng tôn ti:
Tôn ti trong xã hội Trung Quốc có nguồn gốc từ tư tưởng Khổng giáo, dựa trên
ngũ luận là năm quan hệ chính trong xã hội: vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, anh - em, bạn bè.
Gọi ai đó trong công ty với đúng vị trí của họ là việc nên làm vì điều đó thể hiện
sự kính trọng, đồng thời cũng là cách nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình
trong tổ chức. Và điều này chứng tỏ Power Distance - khoảng cách quyền lực trong công ty Trung Quốc ca cao.
Người Hoa đặc biệt chú trọng tính thứ bậc trong tổ chức. Họ nhìn nhận mỗi cá
nhân là một thành phần trong hệ thống thang bậc của tổ chức. Do đó, lưu ý rằng,
bạn đừng ngồi vào vị trí mà không phải của bạn trong buổi họp và càng không
nên vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn. • Đúng giờ:
Nếu bạn muốn hợp tác với các đối tác người Hoa, bạn phải thực sự tôn trọng
những phép tắc của họ. Người Trung Quốc rất coi trọng sự đúng hẹn. Họ sẽ
không bao giờ đợi nếu bạn không đúng giờ.
• Coi trọng các mối quan hệ:
Xây dựng mối quan hệ là khía cạnh cơ bản mang tính chiến lược trong hoạt
động hợp tác của người Trung Quốc. Bởi vì những mối quan hệ tốt đẹp có thể
giúp một tổ chức hợp tác với người Trung Quốc đạt được mục tiêu. Tuy nhiên,
người Trung Quốc rất coi trọng sự chân thành trong tình bạn hơn cả. Chẳng hạn
như, người Trung Quốc có thể ăn tối với bất kỳ ai nhưng chỉ có những người
bạn thân thật sự thì mới được họ tin tưởng và giúp đỡ khi khó khăn trong cuộc sống hay trong công việc.
Đối với người Trung Quốc, “Guanxi” theo nghĩa là quan hệ hay mối liên kết có
một tầm quan trọng đặc biệt. Thiết lập được một mạng lưới các mối quan hệ
giữa các cá nhân và tổ chức là một hoạt động chủ chốt trong chiến lược hợp tác.
Từ nhiều thế kỷ trước, đó là cách duy nhất để mọi thứ xuôi chèo mát mái. Ngày
nay, yêu cầu xây dựng mối quan hệ tương trợ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau vẫn
mang ý nghĩa sống còn để thành công.
“Keqi” dựa trên sự kết hợp của hai âm tiết “ke” có nghĩa là khách mời và “qi” là
ứng xử cũng là một từ được đặt lên hàng đầu khi thiết lập các mối quan hệ hợp
tác. Thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường thì quan trọng hơn việc bộc lộ khả
năng ngay lúc đầu, việc thể hiện bản thân quá sớm với các đối tác Trung Quốc dễ bị gây nghi ngờ.
Hiếm người Trung Quốc nào đặt quan hệ hợp tác với người mà họ không biết rõ
ràng. Do đó, hãy giới thiệu thật kỹ bản thân để tạo niềm tin khi bước đầu bắt tay
vào hợp tác. Thêm vào đó, bạn cũng cần nắm rõ thứ bậc trong tổ chức. Người
Trung Quốc nhìn nhận mỗi cá nhân là một thành phần trong hệ thống bậc thang
của tổ chức. Bạn đừng vào phòng họp trước người có chức danh cao hơn bạn.
Quan hệ lâu dài cũng được xem là có giá trị hơn sự giao dịch, giải quyết công
việc nhất thời. Vì thế, đừng vội vã “tấn công”, sự tin cậy là điều cần xây dựng
trước và khiêm tốn cộng với kiên nhẫn chính là chìa khoá của thành công.
Những dạng quan hệ trong xã hội Trung Quốc có thể chia thành 3 dạng:
+ Dạng thứ nhất: là dạng quan hệ gia đình, đây là quan hệ gần gũi nhất trong xã hội Trung Quốc.
+ Dạng thứ hai: là dạng quan hệ “người ngoài” nhưng có liên hệ quan trọng như
đồng hương, bạn học và thậm chí là bạn của bạn.
+ Dạng thứ ba: là quan hệ “người lạ”. Họ luôn giữ khoảng cách với người mà họ gặp lần đầu.) • Lòng biết ơn cao:
Lòng biết ơn sẽ thể hiện được tình người khi giao tiếp với người Trung. Tình
người như những món nợ ân nghĩa được tích lũy qua những mối quan hệ “Chịu
ơn một ai đó giống như trao cho họ một ngân phiếu trống không có thời hạn”.
Và đặc biệt người Trung Quốc có trí nhớ rất tốt và họ sẽ trả ơn cho những ai
giúp đỡ họ dù đã qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Tuy nhiên, chuyện trả ơn không
lúc nào được đánh giá là sòng phẳng và hợp lý, một khi không sòng phẳng thì
ân tình vẫn còn, đây cũng là cách duy trì mối quan hệ xã hội của người Trung Quốc. • Coi trọng thể diện:
“Mian-zi” với nghĩa là “thể diện”, sự hãnh diện cá nhân là điều luôn được giữ
gìn, gắn liền với địa vị xã hội và danh tiếng của mỗi cá nhân. Trong văn hoá của
người Hoa, “giữ thể diện”, “mất thể diện” hay “đem lại thể diện” có một sự tác
động mạnh mẽ đến hoạt động trong công việc. Việc bạn khiến cho ai đó mất thể
diện là sự xúc phạm cá nhân có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các mối
quan hệ và cơ hội hợp tác, và trong tổ chức có thể sẽ gây ra một sự bất đồng
nghiêm trọng. Ngược lại, việc khen ai đó trước mặt các đồng nghiệp khác là
một hình thức "đem lại thể diện” và có thể tạo ra sự tôn trọng, sự trung thành
của cấp dưới. Do đó việc giữ thể diện quan trọng đến mức đôi khi buộc người ta
phải nói dối, tuy nhiên đây là lời nói dối vô hại. • Có qua có lại:
Thể diện chỉ tồn tại trong mối quan hệ đôi bên, điều này đã hình thành một
nguyên tắc trong giao tiếp và hợp tác với người Trung Quốc là cần hỗ trợ lẫn
nhau khi gặp khó khăn, có qua thì phải có lại.
Nguyên tắc này tồn tại ở mọi cấp độ trong xã hội của người Trung Quốc. Chú ý,
khi đi ăn cùng với người Trung Quốc thì dù là người mới biết thì họ hiếm khi
“phần ai nấy trả” mà một người sẽ trả hết sau một lúc giành quyền trả tiền và
“nợ nần cụ thể” sẽ được thanh toán về sau.
• Mức độ khoảng cách quyền uy:
Trung Quốc được đánh giá là nước có khoảng cách quyền uy khá lớn với số liệu
định lượng là 80 và về định tính có thể thấy do Trung Quốc vẫn còn tàn dư của
chế độ phong kiến và nó còn trong thói quen, nếp nghĩ. Ví dụ, ngày nay vẫn còn
nhiều người ôm mộng làm quan. Ông quan vẫn được xem là con người danh
giá, quyền uy nhất trong xã hội. Quan ở những nước mới công nghiệp hóa
thường có nhiều quyền và có xu hướng tập trung quyền lực. Đặc điểm này có
thể sẽ là trở ngại khi muốn xây dựng văn hóa xã hội theo hướng huy động sự
tham gia của mọi thành viên.
• Mức độ quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng:
Mức độ đề cao vai trò cá nhân hay vai trò cộng đồng trong văn hóa các dân tộc
rất khác nhau. Trung Quốc thuộc nhóm nước đề cao giá trị cộng đồng. Đặc biệt
trong chiến tranh, trong chống lũ lụt,... sự cố kết cộng đồng được xem là một giá
trị của văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Trong nền văn hóa này, mỗi con người đều thuộc về một cộng đồng (gia đình,
dòng họ, làng xã, cơ quan...). Chẳng hạn, người con trai lấy vợ trước hết là lấy
theo tiêu chuẩn của gia đình, của dòng họ.
Đặc điểm đề cao giá trị cộng đồng có ảnh hưởng sâu sắc đến mô hình quản lý.
Quan hệ trong ngoài của tổ chức thường chịu ảnh hưởng của thân tộc, dòng họ,
trên dưới. Ngay cách sử dụng ngôn từ để xưng hô trong giao tiếp người ta
thường xưng chú, bác, anh, em, con cháu... mà ít sử dụng cách xưng hô tôn
trọng cái cá nhân của mỗi người như: anh - tôi, ông - tôi.
Môi trường văn hóa đề cao cái cộng đồng sẽ khiến các thành viên trong tổ chức
trước khi nói gì, làm gì thường phải trông trước trông sau để cái điều mình nói,
cái việc mình làm không khác với mọi người. Do đó, những người có cá tính,
thích tìm tòi thường phải tự đẽo gọt mình cho vừa với khuôn khổ của cộng đồng
mà họ là thành viên trong đó.
Môi trường văn hóa đề cao cộng đồng có ưu điểm là yên ổn nhưng lại ít thuận
tiện cho sự nảy nở cái mới, nhất là khi cần tiến hành cải cách. Song trong một
môi trường thiên về khoảng cách quyền uy, thiên về cộng đồng, nếu cái mới
được người đứng đầu đề xướng, rồi bằng sức ép của cộng đồng thành viên, của
vận động phong trào, lại có “giá đỡ” của những quy định sẽ tạo ra những thay
đổi có tính bền vững trong tổ chức đó.
3. Phong cách giao tiếp của người Trung Quốc
Giao tiếp không đơn thuần là cuộc trao đổi thông tin minh bạch mà đằng sau
mỗi một hành vi giao tiếp là một chuỗi các mã văn hóa bằng lời và không bằng
lời. Trung Quốc là nền văn hóa có tính “ngữ cảnh cao”, tức là có xu hướng càng
không cần nói theo nghĩa từng từ và càng có tính cá nhân hơn. Một cử chỉ có thể
nói nhiều hơn cả ngàn từ. Và trong giao tiếp ứng xử bao gồm: giao tiếp bằng lời và không bằng lời.
Trong giao tiếp bằng lời với người Trung Quốc, ta nên ôn nhu và khiêm tốn khi
tự giới thiệu về mình. Hơn nữa, người Trung có xu hướng kín đáo hơn người
phương Tây khi ở trước công chúng. Bên cạnh đó, người Hoa luôn đánh đồng
sự khôn ngoan với sự im lặng như theo một câu tục ngữ khá nổi tiếng ở Trung
Quốc “Người khôn thì không nói nhiều”. Hãy tập làm người biết lắng nghe, lựa
lời một cách khôn ngoan và chắt lọc có thể giúp bạn rất nhiều trong các mối quan hệ.
Khi giao tiếp bằng lời không đủ thì một nụ cười nồng nhiệt, một cái bắt tay chặt,
mắt nhìn thẳng mắt có vai trò quan trọng vì người Trung chú ý nhiều hơn tới
giao tiếp không lời. Thông thường người Trung Quốc diễn tả một lượng thông
tin lớn thông quan các cử chỉ lịch thiệp và ngôn ngữ thân thể. Chẳng hạn như
khi bạn bĩu môi tức là bạn muốn bày tỏ sự bất bình và giận dữ, còn thở dài bày
tỏ sự không thỏa mãn hoặc không thoải mái về điều mà đối phương yêu cầu.
Đối với người Trung Quốc, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không
đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch
sự. Thay vì trả lời “Không” một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ nhàng và tế nhị
hơn để giữ thể diện cho đối tác. “Có thể” hay “Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó” là
cách từ chối thường thấy của người Hoa.
Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào
muốn hợp tác với những người không tôn trọng cách sống của họ. Hãy thận
trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không
muốn bày tỏ ý kiến với bạn về những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ,
trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ.
• Cách bắt tay, chào hỏi:
Không nên bắt tay chặt, mà lỏng tay hoặc nhẹ nhàng. Chào hỏi người có chức
quyền cao nhất trước chứ không chào hỏi phụ nữ trước. Khi giới thiệu người
khác với ai đó thì không bao giờ được phép dùng ngón tay trỏ chỉ về người đó,
rất không lịch sự, tốt nhất là dùng cả bàn tay đã được ngả lòng ra rồi chỉ về phía người đó.
Khi gặp gỡ làm quen có thể hỏi những chuyện liên quan đến cá nhân như có vợ
chồng chưa, mấy con, thậm chí cả về mức lương. Nếu được hỏi như vậy thì bạn
không nên lảng tránh trả lời. Chủ đề trao đổi khi gặp gỡ làm quen nên là thể
thao, tốt nhất là bóng đá, tuyệt đối không nên đề cập tới các chủ đề về chính trị,
không nên có lời phê phán. • Trong ăn tiệc:
Khi ăn tiệc ở chỗ người Trung Quốc, bạn không nên ngại những tiếng động do
ăn uống gây nên. Người Trung Quốc coi đó là dấu hiệu khách ăn ngon.
Khi được mời đến dự tiệc, người Trung Quốc thường lịch sự rụt rè, bạn phải
thường xuyên mời họ ăn uống, rót đồ uống (rượu, bia) thường phải đầy cốc, nếu
không có người phục vụ thì nam giới rót đồ uống cho phụ nữ, cấp trên rót cho cấp dưới. • Đưa danh thiếp:
Danh thiếp nên được in một mặt bằng tiếng Anh và một mặt bằng tiếng Trung.
Khi đưa danh thiếp nên đưa bằng cả hai tay và lật mặt tiếng Trung lên trên.
Khi bạn nhận danh thiếp, dùng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt
thiếp lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng. Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần
viết tên gắn liền với chức danh hoặc gọi một cách trân trọng là “ông” hay “bà”. • Tặng quà:
Tặng quà là một nét đặt trưng của văn hóa Trung Hoa. Việc tặng và nhận quả là
một phần quan trọng trong tiến triển quan hệ hợp tác. Trung Quốc là quốc gia
mà mối quan hệ còn được đặt trước cả công việc, chính vì vậy quả là một công
cụ củng cố quan hệ hợp tác hữu ích. Một lời cảm ơn suông sẽ bị coi là thiếu lịch sự ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, bạn nên tránh tặng những món quà đắt tiền vì như vậy dễ hiểu lầm là
đút lót và nhớ là luôn luôn phải gói quà. Nếu đến thăm một đơn vị nào đó, bạn
nên tặng quà công khai. Còn nếu tổ chức bạn được nhận quà từ đối tac Trung
Quốc thì không nên mở quà trước mặt họ. • Làm việc nhóm:
Mặc dù cơ cấu tổ chức của Trung Quốc luôn đề cao vị trí người đứng đầu,
người Trung Quốc vẫn rất coi trọng ý kiến số đông. Chính vì lẽ đó mà phong
cách làm việc nhóm của người Trung Quốc vừa hiệu quả vừa không. Họ luôn
thống nhất theo số đông chứng tỏ ý kiến làm vừa lòng hầu hết các thành viên
nhưng không phải ý kiến số đông bao giờ cũng đúng, điều này khiến quyết định
rập khuôn, thiếu tính sáng tạo, thiếu dấu ấn cá nhân.
Tại xã hội Trung Quốc những người đứng ngoài đám đông đều bị cho là tiêu cực và lập dị.
• Ngôn ngữ trong giao tiếp:
Trừ khi bạn biết nói tiếng Trung Quốc, nếu không sẽ rất khó khăn cho bạn có
thể làm việc với đối tác Trung Quốc mà không có sự giúp đỡ của thông ngôn
viên. Trình độ tiếng Anh của người Trung Quốc không cao. Chính vì thế người
Trung Quốc giao tiếp với người nước ngoài khá chậm, không lưu loát và khả
năng rủi ro do hiểu nhầm hoặc dịch nhầm là rất lớn. Vì vậy khi đàm phán với
người Trung Quốc bằng tiếng Anh bạn nên cẩn thận và chú ý lắng nghe.
4. Phong cách đàm phán của người Trung Quốc
Đàm phán với người Trung Quốc không đơn giản và thưởng kéo dài. Ban đầu
thường là một bữa tiệc kéo dài mà trong đó không bàn về chuyện làm ăn mà để
dành đến cuối bữa. Nếu không đi đến nhất trí thì bạn cũng đừng bực bội mà hãy
cố vui vẻ và quả quyết là rất quan tâm tới việc đạt được sự nhất trí với nhau để
hợp tác. Thường sau đó vài ngày sẽ có được chuyển biến tích cực.
Trong thương lượng đàm phán, người Trung Quốc có khuynh hướng
WIN-LOSE, thích tìm yếu điểm của đối tác để buộc đối tác nhân nhượng.
Khi cuộc thương lượng diễn ra ở Trung Quốc thì bạn không nên trả lời cho họ
biết ngày về nước của mình, vì nếu biết họ sẽ kéo dài cuộc thương lượng để
chúng ta mất kiên nhẫn, đến ngày cuối cùng họ tấn công và ép buộc đối tác chấp
nhận theo điều kiện của họ để họ được thắng, nhằm lấy tiếng, tạo ấn tượng tốt
với cấp trên và đồng nghiệp.
Trong quá trình thương lượng, nên trình bày ngắn từng vấn đề, nhưng dừng ngại
phải lặp lại nhiều lần và biết cách tóm lại. Trong bản ghi nhớ, dừng để người
Trung Quốc ràng buộc (suốt thời gian sau) về điều khoản "cam kết giúp Trung
Quốc phát triển" vì đây cũng là một chiến thuật của người Trung Quốc.
Người Trung Quốc cũng rất thực tế, trong quá trình thực hiện hợp đồng với đối
tác Trung Quốc, nên chủ động mời họ sang thăm trụ sở làm việc, việc này được
người Trung Quốc đánh giá là có thành ý hợp tác, tăng cường mối quan hệ lâu dài giữa hai bên.
Những lưu ý trong đàm phán với người Trung Quốc
- Thời gian thuận lợi nhất để đến Trung Quốc bàn bạc công việc là từ tháng 4
đến tháng 6, và từ tháng 9 đến tháng 10. Đừng đến vào dịp Tết Nguyên Đán
(các hoạt động ở Trung Quốc ngưng trệ nhiều tuần vào dịp này).
- Hãy chuẩn bị tư thế để được giới thiệu đi gặp hết cấp này đến cấp họ khi thăm
viếng thương lượng tại đây.
- Người Trung Quốc có rất nhiều "kế sách" trong thương thuyết (có lẽ tiếp thu
từ các thuyết khách trong lịch sử) cho nên họ thường kéo dài các cuộc thương
lượng để đạt được nhiều ưu thế hơn nữa. Nhiều khi họ yêu cầu tái thương lượng
sát ngay ngày bạn chuẩn bị bay về...
- Đừng bao giờ nói quá về khả năng thật của mình, vì văn hóa Trung Hoa xem
khiêm nhường cũng là một loại đức hạnh.
- Người Trung Quốc hiện vẫn còn giữ thói quen xem ngày lành tháng tốt trước
khi ra quyết định hay ký kết, nên đừng ngạc nhiên nếu như mọi việc dù đã sắp
xếp xong nhưng việc ký lại được dời qua một ngày khác.
- Nhớ dùng danh thiếp có in chữ Hoa trên mặt kia. Tiếng Anh chỉ phổ biến
chừng mực ở Trung Quốc. Mặt chữ Hoa nếu in bằng mực có nhũ vàng là tốt nhất.
- Cần biết ít nhiều lịch sử và văn hóa Trung Hoa khi đến đây làm ăn.
- Người Trung Hoa rất thích những người khách yêu mến lịch sử và văn hóa đất nước họ.
- Cần kiên nhẫn, việc trễ nãi ở đây là thường xuyên
II) Phong cách đàm phán của Trung Quốc trong Cuộc đàm phán thương mại Mỹ Trung Bối cảnh:
- Ngày 22/3/2018: Mỹ thông báo đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc
- Ngày 2/2/2018: Trung Quốc áp thuế mới đối với 128 mặt hàng Mỹ để trả đũa
- Ngày 15/6/2018: Mỹ áp thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc bắt
đầu từ đầu tháng 7 cùng năm, chia làm 2 gói 34 tỷ và 16 tỷ USD
- Ngày 19/6/2018: Trung Quốc dọa đánh thuế 25% lên 50 tỷ hàng Mỹ
- Ngày 6/7/2018: Hai bên cùng ra đòn nhằm vào 34 Tỷ hàng hóa của nhau
- Ngày 23/8/2018: Hai bên đánh thuế vào 25% 16 tỷ USD còn lại
- Ngày 24/9/2018: Mỹ đánh thuws 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung QUốc.
Trung Quốc áp thuế 5-10% lên 60 tỷ USD hàng Mỹ
- Ngày 1/12/2018: Lãnh đạo hai nước tuyên bố Đình Chiến
- Ngày 10/5/2019: Mỹ Tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ hàng Trung Quốc
- Ngày 13/5/2019: Trung Quốc tuyên bố áp thuế lên 60 tỷ hàng hóa Mỹ
Diễn biến cuộc đàm phán:
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer (giữa) trao đổi với Phó Thủ tướng
Trung Quốc Lưu Hạc (phải) trước khi hai bên tiến hành cuộc đàm phán ở Thượng Hải hôm 31/7.
Vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung hôm 31/7 không đạt được tiến triển
đột phá nào, một phần do chiến thuật mới của Bắc Kinh: Cố tình "câu giờ" để
tìm kiếm một thỏa thuận có lợi hơn với Mỹ.
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai phái đoàn Mỹ và Trung Quốc hơn
hai tháng sau khi đàm phán đổ vỡ hồi đầu tháng 5. Các nhà đàm phán Mỹ -
Trung tiến hành các cuộc thảo luận kéo dài 4 giờ hôm 31/7, sau bữa tối làm việc hôm 30/7.
Trung Quốc mô tả các cuộc thảo luận là "mang tính xây dựng" và thêm rằng
vòng đàm phán tiếp theo sẽ được tổ chức ở Mỹ vào tháng 9.
Khi bay đến Thượng Hải, phái đoàn đàm phán của Mỹ do Đại diện Thương mại
Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin dẫn đầu hy vọng
phía Trung Quốc sẽ cam kết mua một lượng lớn nông sản Mỹ.
Sau cuộc đàm phán, Nhà Trắng ra thông báo phía Trung Quốc đã khẳng định
cam kết mua nông sản Mỹ nhưng không cung cấp thông tin chi tiết.
Bộ Thương mại Trung Quốc xác nhận tại vòng đàm phán ở Thượng Hải, quan
chức hai bên đã thảo luận về việc Trung Quốc mua nông sản Mỹ cũng như việc
Mỹ cần tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch đó.
Trung Quốc, dù dường như tỏ ra sẵn sàng đàm phán, nghĩ rằng họ có thể ép Mỹ
đưa các điều khoản tốt hơn bằng cách không vội vã nhượng bộ, chuyên gia nhận định.
"Trung Quốc có thể bình tĩnh và kiên nhẫn chờ đợi", Mei Xinyu, nhà nghiên
cứu từ một tổ chức tư vấn trực thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, nói. Theo
ông, nền kinh tế Trung Quốc đang hồi phục và nền kinh tế Mỹ có khả năng tăng chậm lại.
"Chiến tranh thương mại tác động đến nền kinh tế Trung Quốc ở giai đoạn đầu
nhưng sẽ ảnh hưởng với nền kinh tế Mỹ ở giai đoạn cuối", Xinyu cho hay.
Viết trên Twitter hôm 30/7, Tổng thống Trump lưu ý nền kinh tế Trung Quốc
"đang rất xấu" và cho rằng Bắc Kinh có thể kéo dài các cuộc đàm phán đến
cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau để xem liệu ông có thất cử không.
"Tuy nhiên, vấn đề khi họ chờ đợi là nếu tôi tái đắc cử, thỏa thuận thương mại
mà họ nhận được sẽ cứng rắn hơn nhiều so với những gì chúng tôi đang đàm phán", ông nhấn mạnh.
Phong cách đàm phán của Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ Trung (7/2019)
● Cuộc đàm phán 7/2019 là cuộc đàm phán thứ 12 => Đàm phán với TQ
thường không đơn giản và kéo dài
● TQ dùng chiến lược "Câu giờ" để tìm kiếm một thỏa thuận tốt hơn với
Mỹ =>TQ thường kéo dài cuộc thương lượng để đạt ưu thế
● Phát ngôn viên của TQ khẳng định Mỹ sẽ thiệt hại nhiều hơn ở cuối cuộc
chiến thương mại => Đưa ra điểm yếu của đối phương buộc đối tác nhân nhượng
● Cuộc đàm phán không có kết quả tốt đẹp =>TQ có xu hướng
WIN-LOSE nên không đạt được kết quả hai bên
● Trung Quốc đưa ra những đề nghị có lợi cho TQ trong buổi làm việc cuối
cùng khiến Mỹ bỏ về sớm hơn dự định => TQ dùng thời gian để tấn
công ép buộc đối tác chấp nhận điều kiện Một số nhận xét:
● Trong cuộc đàm phán với Mỹ, TQ vẫn trung thành với khuynh hướng WIN-LOSE
● Phong cách đàm phán nước lớn, thế mạnh
● TQ chuẩn bị cẩn trọng, chu đáo, kỹ càng các phương án
● Nên thay đổi chiến thuật đàm phán để phù hợp với đối thủ Mỹ TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Hùng Thúy, Giao tiếp và đàm phán quốc tế, Học viện Báo chí và Tuyên Truyền
2. Toàn cảnh thương chiến khốc liệt Mỹ Trung, Vnexpress
https://vietnamnet.vn/interactive/toan-canh-thuong-chien-khoc-liet-my-tr
ung/index.html?fbclid=IwAR2jB2Q0TzAp5aBvPsqoDWTvqcvkelGUOy PCMYzq_vpi_Ttxq_WWL0PeKXo
3. Chiến thuật 'câu giờ' của Trung Quốc trong đàm phán với Mỹ, VnExpress
https://vnexpress.net/chien-thuat-cau-gio-cua-trung-quoc-trong-dam-phan
-voi-my-3961842.html?fbclid=IwAR3D-fgfTzyAgxPxKHVJzfKQ7GhE6 mEo2vWKAE6KHgPK7IRU_YQCsAkdXdo