-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình Giáo dục thể chất Đại Cương | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết này là giáo trình giáo dục thể chất đại cương, được biên soạn bởi TS. Đặng Đức Hoàn và các tác giả khác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nó cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử thể dục thể thao, phương pháp giáo dục thể chất và lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.
Giáo dục thể chất Đại Cương 1 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Giáo trình Giáo dục thể chất Đại Cương | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài viết này là giáo trình giáo dục thể chất đại cương, được biên soạn bởi TS. Đặng Đức Hoàn và các tác giả khác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nó cung cấp kiến thức cơ bản về lịch sử thể dục thể thao, phương pháp giáo dục thể chất và lợi ích của việc tập luyện thể dục thể thao đối với sức khỏe con người.
Môn: Giáo dục thể chất Đại Cương 1 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 392 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Chủ biên
TS. ĐẶNG ĐỨC HOÀN GIÁO TRÌNH
GIÁO DỤC THỂ CHẤT ĐẠI CƯƠNG HÀ NỘI – 2019 i LỜI NÓI ĐẦU
Để góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong Học viện
Nông nghiệp Việt Nam nói chung và làm phong phú các tài liệu tham khảo nói riêng phục vụ
cho dạy và học. Thực hiện theo quy định dạy và học Đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ. Chúng tôi đã tiến hành biên soạn cuốn Giáo trình Giáo dục thể chất đại cương
làm học liệu và nghiên cứu cho sinh viên.
Cuốn Giáo trình được biên soạn dựa trên nhiều nguồn tham khảo khác nhau, kết hợp với
những điều kiện thực tiễn trong dạy và học môn Giáo dục thể chất của sinh viên Học viện
Nông nghiệp Việt Nam. Với mục đích trang bị các kiến thức cơ bản nhất của lịch sử thể dục
thể thao và phong trào Olympic; các vấn đề liên quan đến lý luận và phương pháp giáo dục
thể chất; các kế hoạch của việc tập luyện và thi đấu thể thao; vệ sinh học thể dục thể thao,
môn y học thể dục thể thao… và phần lý thuyết của chạy cự ly trung bình. Từ đó giúp sinh
viên hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của học tập, tập luyện thể dục thể thao với sức khỏe con người.
Cuốn Giáo trình “Giáo dục thể chất đại cương” do Tiến sĩ Đặng Đức Hoàn chủ biên,
chia làm 10 chương với sự tham gia hoàn thiện và biên soạn của các tác giả: ThS. Nguyễn Xuân Cừ ThS. Trần Văn Hậu ThS. Hoàng Văn Hưng ThS. Nguyễn Văn Toản
ThS. Nguyễn Đăng Thiện
Do đây là cuốn giáo trình được biên soạn lần đầu vì vậy khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tập thể tác giả xin chân thành cảm ơn và rất mong nhận được độc giả quan tâm, đóng
góp ý kiến để cuốn giáo trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn! TẬP THỂ TÁC GIẢ i MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................................. i
MỤC LỤC........................................................................................................................................ ii
Chương 1. LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO VÀ PHONG TRÀO OLYMPIC ........................ 1 1.1.
LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO .................................... 1 1.1.1.
Thể dục thể thao trong thời kì cổ đại ............................................................................... 1 1.1.2.
TDTT ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ trong thế giới cổ đại.......................................... 4 1.1.3.
TDTT ở La Mã cổ đại ....................................................................................................... 7 1.2.
PHONG TRÀO OLYMPIC HIỆN ĐẠI .......................................................................... 8 1.2.1.
Sự phát triển của thể thao và việc thành lập các tổ chức thể thao quốc tế .................... 8 1.2.2.
Sự thành lập Ủy ban Olympic quốc tế ............................................................................. 9 1.2.3.
Hiến chương Olympic....................................................................................................... 9 1.2.4.
Các đại hội Olympic ....................................................................................................... 11 1.3.
LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM ............................................................ 15 1.3.1.
Sơ lược lịch sử TDTT Việt Nam .................................................................................... 15 1.3.2.
Ngày Thể thao Việt Nam 27/3 ........................................................................................ 17
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 17
Chương 2 GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ......................................... 18 1.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN................................................................................... 18 1.1.
Văn hóa ............................................................................................................................ 18 1.2.
Văn hoá thể chất .............................................................................................................. 18 1.2.1
Văn hoá thể chất là một hoạt động................................................................................. 18 1.2.2
Văn hoá thể chất là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra để hoạt động ........................................................................................................................ 19 1.2.3
Văn hoá thể chất là kết quả của hoạt động .................................................................... 19 1.3.
Thể dục ............................................................................................................................ 19 1.3.1
Khái niệm ........................................................................................................................ 19 1.3.2
Phân loại .......................................................................................................................... 20 1.4.
Thể thao ........................................................................................................................... 20 1.4.1.
Khái niệm ........................................................................................................................ 20 1.4.2.
Phân loại .......................................................................................................................... 20 1.5.
Giáo dục thể chất............................................................................................................. 21 1.6.
Phát triển thể chất ............................................................................................................ 22 2.
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................................ 23 3.
NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC .. 23 3.1.
Nhiệm vụ ......................................................................................................................... 23 3.2.
Yêu cầu ............................................................................................................................ 23 4.
CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT............................................................... 24 4.1.
Hình thức giờ học chính khóa GDTC ............................................................................ 24 4.2.
Hình thức buổi tập không chính khóa GDTC ............................................................... 25 4.2.1.
Các buổi tập cá nhân ....................................................................................................... 25 4.2.2.
Các buổi tập theo nhóm tự nguyện ................................................................................ 26 4.2.3.
Các buổi tập theo nhóm tổ chức ..................................................................................... 26 ii 5.
CHƯƠNG TRÌNH GDTC DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY .................. 26 5.1.
Phân bổ chương trình GDTC dành cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 26 5.2.
Nội dung chương trình GDTC ....................................................................................... 26 6.
NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI TẬP LUYỆN TDTT ........................................... 26 6.1.
Chuẩn bị thể chất và tâm lý ............................................................................................ 26 6.2.
Trang phục tập luyện. ..................................................................................................... 27 6.3.
Chuẩn bị và làm quen sân bãi dụng cụ .......................................................................... 27 6.4.
Tình hình thời tiết............................................................................................................ 27 6.5.
Khởi động ........................................................................................................................ 27 6.6.
Hồi phục sau tập luyện ................................................................................................... 27
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 27
Chương 3 LỢI ÍCH, TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI.....28 1.
KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ CỦA SỨC KHỎE ................................................................ 28 1.1
SỨC KHỎE ..................................................................................................................... 28 1.2
VỊ TRÍ CỦA SỨC KHỎE .............................................................................................. 28 2.
LỢI ÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO.................... 29 2.1
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỖI VỚI HỆ VẬN ĐỘNG ............... 29 2.2
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG HÔ HẤP ...... 31 2.2.1
Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với LVĐ lớn ... 31 2.2.2
Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ O2 và thải CO2 ..................................... 31 2.2.3
Tăng cường độ sâu hô hấp.............................................................................................. 31 2.3
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI CHỨC NĂNG CỦA HỆ
TUẦN HOÀN ................................................................................................................................ 32 2.3.1
Tăng cường tính vận động của tim ................................................................................ 33 2.3.2
Tần số mạch giảm và chậm khi yên tĩnh ....................................................................... 33 2.3.3
“Tiết kiệm hoá” trong làm việc của tim ......................................................................... 33 2.3.4
Khi hoạt động kịch liệt, chức năng của tim có thể đạt tới trình độ cao ....................... 33 2.3.5
Tăng tính dẫn truyền của huyết quản ............................................................................. 34 2.4
ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THẦN KINH ..... 34
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 36
Chương 4 CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT...................................................... 37 1.
KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT ........................................... 37 1.1.
Khái niệm phương pháp giáo dục thể chất .................................................................... 37 1.2.
Lượng vận động .............................................................................................................. 37 1.2.1.
Khái niệm ........................................................................................................................ 37 1.2.2.
Mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ vận động ................................................... 38 2.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT......................................................... 39 2.1.
Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ ....................................................... 39 2.1.1.
Phương pháp tập luyện trong quá trình học động tác ................................................... 40 2.1.2.
Các phương pháp tập luyện định mức lượng vận động và quãng nghỉ ....................... 40 2.2.
Các phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu ...................................................... 42 2.2.1.
Phương pháp trò chơi...................................................................................................... 42 2.2.2.
Phương pháp thi đấu ....................................................................................................... 42 2.3.
Các phương pháp sử dụng lời nói và phương tiện trực quan trong GDTC ................. 43 iii 2.3.1.
Phương pháp sử dụng lời nói ......................................................................................... 43 2.3.2.
Phương pháp trực quan ................................................................................................... 43
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 44
Chương 5 CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT ................... 45 1.
NGUYÊN TẮC TỰ GIÁC TÍCH CỰC......................................................................... 45 1.1
Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú bền vững đối với mục đích tập luyện chung
cũng như các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập ................................................................................. 45 1.2
Kích thích việc phân tích một cách có ý thức việc kiểm tra và dùng sức hợp lý khi
thực hiện các bài tập thể chất ........................................................................................................ 46 1.3
Phải giáo dục tính tự lập, chủ động, sáng tạo của sinh viên ......................................... 46 2.
NGUYÊN TẮC TRỰC QUAN...................................................................................... 46 2.1
Khái niệm và bản chất .................................................................................................... 46 2.1.1
Khái niệm ........................................................................................................................ 46 2.1.2
Bản chất ........................................................................................................................... 46 2.2
Cơ sở của nguyên tắc ...................................................................................................... 46 2.3
Trực quan là tiền đề để tiếp thu động tác ....................................................................... 46 2.4
Trực quan là điều kiện để hoàn thành động tác ............................................................. 47 2.5
Những yêu cầu đảm bảo tính trực quan ......................................................................... 47 3.
NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP, CÁ BIỆT HÓA ............................................................ 47 3.1
Bản chất ........................................................................................................................... 47 3.2
Cơ sở của nguyên tắc ...................................................................................................... 47 3.3
Các yêu cầu của nguyên tắc ........................................................................................... 47 3.4
Giáo dục thể chất phù hợp với các yêu cầu cá nhân ..................................................... 48 4.
NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG ......................................................................................... 48 4.1
Tính thường xuyên của các buổi tập và luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi......48 4.1.1
Tính thường xuyên của các buổi tập .............................................................................. 48 4.1.2
Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi .................................................................... 48 4.2
Sự phối hợp giữa tập luyện lặp lại và tập luyện biến dạng ........................................... 49 4.3
Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung
các buổi tập .................................................................................................................................... 49 5.
NGUYÊN TẮC TĂNG DẦN CÁC YÊU CẦU (TĂNG TIẾN) .................................. 49 5.1
Sự cần thiết khi tăng lượng vận động ............................................................................ 49 5.3
Những điều kiện nâng cao LVĐ .................................................................................... 50
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 50
Chương 6. GIÁO DỤC CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC .................................................................. 51 1.1.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỐ CHẤT SỨC MẠNH .................................... 53 1.1.1.
Khái niệm sức mạnh ....................................................................................................... 53 1.1.2.
Phân loại sức mạnh ......................................................................................................... 54 1.1.3.
Nhiệm vụ và phương tiện rèn luyện sức mạnh.............................................................. 54 1.1.4.
Các khuynh hướng, phương pháp cơ bản trong rèn luyện sức mạnh........................... 55 1.2.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỐ CHẤT SỨC NHANH .................................. 56 1.2.1.
Khái niệm sức nhanh ...................................................................................................... 56 1.3.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỐ CHẤT SỨC BỀN ........................................ 56 1.3.1.
Khái niệm sức bền........................................................................................................... 56 iv 1.3.2.
Phân loại sức bền ............................................................................................................ 56 1.3.3.
Các phương pháp phát triển sức bền .............................................................................. 57 1.3.4.
Vấn đề “Cực điểm” và “Hô hấp lần hai” trong giáo dục sức bền ................................ 59 1.4.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NĂNG LỰC PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG ............ 59 1.4.1.
Đặc điểm của năng lực phối hợp vận động ................................................................... 59 1.4.2.
Ý nghĩa của năng lực phối hợp vận động. ..................................................................... 60 1.4.3.
Phương pháp phát triển khả năng phối hợp vận động .................................................. 61 1.5.
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NĂNGLỰC MỀM DẺO .................................... 62 1.5.1.
Đặc điểm của tố chất mềm dẻo ...................................................................................... 62 1.5.2.
Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo ...................................................................................... 62 1.5.3.
Phương pháp phát triển năng lực mềm dẻo ................................................................... 63 1.5.4.
Nguyên tắc phát triển năng lực mềm dẻo ...................................................................... 63 1.5.5.
Kiểm tra năng lực mềm dẻo ........................................................................................... 63 1.6.
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC........................................... 64
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 64
Chương 7 CHẤN THƯƠNG VÀ VỆ SINH TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO ................ 65
1. CHẤN THƯƠNG TRONG TDTT ........................................................................................... 65
1.1 Khái niệm................................................................................................................................. 65
1.1.1. Khái niệm về chấn thương .................................................................................................. 65
1.1.2. Khái niệm về chấn thương trong TDTT ............................................................................. 65
1.2. Nguyên nhân và nguyên tắc đề phòng chấn thương ............................................................ 65
1.2.1. Nguyên nhân của chấn thương ........................................................................................... 65
1.2.2. Nguyên tắc và biện pháp đề phòng chấn thương TDTT ................................................... 66
1.3. Một số trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể trong TDTT .................................... 67 1.3.1.
Căng thẳng quá mức ....................................................................................................... 67 1.3.2.
Các dấu hiệu của tập luyện quá sức ............................................................................... 67 1.3.3.
Các trạng thái sinh lý và phản ứng của cơ thể trong TDTT ......................................... 68
1.4. Sơ cứu các chấn thương thường gặp trong TDTT................................................................ 70
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................................................ 70
1.4.2. Một số chấn thương thường gặp trong TDTT ................................................................... 71
2. VỆ SINH TẬP LUYỆN TDTT..................................................................................................75
2.1 Vệ sinh và nhiệm vụ của vệ sinh tập luyện TDTT ................................................................ 75
2.1.1. Khái niệm ............................................................................................................................ 75
2.1.2. Phân loại .............................................................................................................................. 76
2.2. Vệ sinh môi trường................................................................................................................. 76
2.2.1. Vệ sinh môi trường không khí và khí hậu ......................................................................... 76
2.2.2. Vệ sinh môi trường nước và đất ......................................................................................... 77
2.3. Vệ sinh cá nhân ...................................................................................................................... 78
2.3.1. Sắp xếp thời gian biểu hàng ngày hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi ............................. 78
2.3.2. Vệ sinh giấc ngủ .................................................................................................................. 79
2.3.3. Vệ sinh thân thể ................................................................................................................... 79
2.3.4. Vệ sinh trang phục .............................................................................................................. 80
2.3.5. Tác hại của các thói quen nghiện xấu ................................................................................ 80
2.4. Vệ sinh dinh dưỡng ................................................................................................................ 80 v
2.4.1. Khái niệm về dinh dưỡng.................................................................................................... 80
2.4.2. Năng lượng của thức ăn ...................................................................................................... 81
2.4.3. Chất lượng của thức ăn ....................................................................................................... 81
2.4.4. Khả năng tiêu hoá của thức ăn và chế độ dinh dưỡng ...................................................... 82
2.4.5. Giá trị dinh dưỡng và đặ điểm vệ sinh của thực phẩm ..................................................... 83
2.5. Vệ sinh tập luyện, huấn luyện TDTT .................................................................................... 83
2.5.1. Cơ cấu của hệ thống vệ sinh trong tập luyện, huấn luyện TT .......................................... 83
2.5.2. Các nguyên tắc vệ sinh tập luyện và thi đấu TT................................................................ 83
2.5.3. Các yếu tố vệ sinh môi trường xã hội cùng điều kiện sống, học tập và lao động ........... 83
2.5.4. Các biện pháp vệ sinh tăng cường khả năng hoạt động thể lực và thúc đẩy quá trình hồi
phục trong TT ................................................................................................................................ 84
2.5.5. Công tác đảm bảo vệ sinh trong tập huấn TT .................................................................... 84
2.5.6. Công tác đảm bảo vệ sinh tập luyện trong điều kiện nóng ẩm ......................................... 84
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 85
Chương 8. KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO ............................................. 86
1. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN .............................. 86
2. HỆ THỐNG CỦA KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN ....................................................................... 87
2.1. Đề án tập luyện....................................................................................................................... 87
2.2. Kế hoạch tập luyện khung...................................................................................................... 87
2.3. Kế hoạch tập luyện đội thể thao ............................................................................................ 88
2.4. Kế hoạch tập luyện cá nhân ................................................................................................... 88
3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH ............................... 89
4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN .................................................. 90
4.1. Những yêu cầu chung ............................................................................................................. 90
4.2. Nội dung của việc lập kế hoạch............................................................................................. 90
5. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN ................................................................................ 91
Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................................... 91
Chương 9. KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC TDTT....................................................... 92 1.
KIỂM TRA Y HỌC TDTT ............................................................................................. 92 1.1
Khái niệm chung ............................................................................................................. 92 1.2
Nhiệm vụ và nội dung ..................................................................................................... 92 1.2.1
Nhiệm vụ ......................................................................................................................... 92 1.2.2
Nội dung .......................................................................................................................... 92 1.3
Các hình thức kiểm tra .................................................................................................... 92 1.3.1
Kiểm tra bước đầu........................................................................................................... 92 1.3.2
Kiểm tra định kỳ ............................................................................................................. 93 1.3.3
Kiểm tra bổ sung ............................................................................................................. 93 1.4
Các phương pháp sử dụng trong kiểm tra y học ........................................................... 93 1.4.1
Quan sát hình thể bên ngoài ........................................................................................... 93 1.4.2
Phương pháp nhân trắc ................................................................................................... 93 1.4.3
Các phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực qua các số liệu kiểm tra ................... 94 1.4.4
Các thử nghiệm sinh lý học để kiểm tra chức năng hoạt động của các cơ quan trong
cơ thể .......................................................................................................................................... 95 2.
TỰ KIỂM TRA Y HỌC .................................................................................................. 96 vi 2.1
Ý nghĩa của vấn đề tự kiểm tra y học ............................................................................ 96 2.2
Những dấu hiệu chủ quan ............................................................................................... 96 2.2.1
Cảm giác chung của cơ thể ............................................................................................. 96 2.2.2
Cảm giác về giấc ngủ ...................................................................................................... 97 2.2.3
Cảm giác về ăn ................................................................................................................ 97 2.2.4
Cảm giác về vấn đề đau cơ bắp ...................................................................................... 97 2.3
Những dấu hiệu khách quan ........................................................................................... 97
Chương 10 CHẠY CỰ LY TRUNH BÌNH.................................................................................. 98 1.
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN CHẠY CỰ LY
TRUNG BÌNH .............................................................................................................................. 98 1.1.
Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển ................................................................................ 98 1.2.
Vài nét về chạy cự ly trung bình Việt Nam ................................................................... 98 1.3.
Vài nét về chạy cự ly trung bình trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam................... 99 2.
ĐẶC ĐIỂM, LỢI ÍCH TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN MÔN CHẠY CỰ LY
TRUNG BÌNH .............................................................................................................................. 99 2.1.
Đặc điểm .......................................................................................................................... 99 2.2.
Lợi ích, tác dụng ........................................................................................................... 100 3.
KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH ............................................................... 100 3.1
Nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly trung bình ................................................................... 100 3.2
Kỹ thuật chạy cự ly trung bình ..................................................................................... 101 3.2.1.
Khái niệm ...................................................................................................................... 101 3.2.2.
Phân loại ........................................................................................................................ 101 3.2.3.
Phân tích kỹ thuật chạy cự ly trung bình ..................................................................... 102 4.
PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN VÀ MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN CỦA CHẠY
CỰ LY TRUNG BÌNH ................................................................................................................ 103 4.1
Phương pháp tập luyện kỹ thuật chạy cự ly trung bình .............................................. 103 4.1.1
Kỹ thuật chạy cự ly trung bình thông qua các bài tập sau .......................................... 103 4.1.2
Kỹ thuật chạy trên đường thẳng thông qua bài tập sau............................................... 104 4.1.3
Kỹ thuật chạy đường vòng thông qua bài tập sau ....................................................... 104 4.1.4
Kỹ thuật xuất phát cao và tăng tốc độ sau xuất phát thông qua bài tập sau .............. 104 4.1.5
Bài tập hoàn thiện kỹ thuật ........................................................................................... 104 4.2
Một số điều luật cơ bản trong chạy cự ly trung bình .................................................. 104
Câu hỏi và bài tập ........................................................................................................................ 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 107 vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GDTC Giáo dục thể chất NLPHVĐ
Năng lực phối vận động TDTT Thể dục Thể thao VĐV Vận động viên CLTB Cự ly trung bình LVĐ Lượng vận động KNKX Kỹ năng kỹ xảo viii Chương 1
LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO VÀ PHONG TRÀO OLYMPIC
Tóm tắt: Nội dung Chương 1 bao gồm khái quát chung về TDTT, lịch sử phát sinh và
phát triển TDTT trên thế giới và ở Việt Nam; sơ lược lịch sử phong trào Olympic, một số khái
niệm cơ bản. Nhiệm vụ, nội dung, yêu cầu của GDTC trong Nhà trường. Chương trình GDTC
của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Đặc điểm lợi ích, tác dụng của tập luyện TDTT đối với
sức khỏe. Thông qua Chương 1 người học hiểu được lịch sử, các khái niệm cơ bản; hiểu được
nội dung, yêu cầu của chương trình GDTC. Hiểu được mục đích, ý nghĩa của tập luyện TDTT
để vận dụng đối với bản thân hoặc hướng dẫn người khác tập luyện TDTT có hiệu quả.
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO
1.1.1. Thể dục thể thao trong thời kì cổ đại
a. Thể dục Thể thao trong xã hội nguyên thủy
Sự phát sinh của thể dục thể thao (TDTT)
Khoa học ngày nay đã xác định rằng: việc săn bắt các động vật lớn được gắn với thời
kỳ sớm nhất của quá trình hình thành xã hội loài người. Săn bắt tập thể là hiện tượng có
nguyên nhân xã hội: những người săn đuổi phải phối hợp ăn khớp hành vi của mình với hành
vi của những người khác cùng tham gia. Trong đó, cần phải biểu hiện cao độ về sức mạnh,
khéo léo, sức bền, sự kiên trì và tập trung chú ý. Trong quá trình săn bắt tập thể, năng lực hoạt
động của con người được tăng lên, các kỹ năng cần thiết để đấu tranh cho sự tồn tại được tích
lũy thêm. Khảo cổ học đã chứng minh rằng, trang bị kỹ thuật kém cỏi của con người ở thời kỳ
đồ đá cũ, đã buộc họ phải hành động tập thể.
Trong nhiều nghìn năm, con người đã sống trong điều kiện “đua tranh” về sức mạnh,
sức nhanh, sức bền và tính khéo léo với nhiều loại công việc: săn bắt, hái lượm, bắt cá… để
tồn tại và chống lại thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên sự bền vững về thể lực, phát triển óc
quan sát, tăng thêm những tri thức thực tế. Việc chế tạo và sử dụng các công cụ săn bắt cũng
đòi hỏi ở con người sự phát triển nhất định về thể lực, về những kỹ năng vận động. Kỹ thuật
của thời nguyên thủy cũng đã dần dần thay đổi do việc sử dụng các công cụ ném. Tốc độ các
động tác của con người cũng đã tăng lên.
Tuy nhiên, chỉ riêng nhu cầu phải có thể lực phát triển tốt chưa thể dẫn tới sự xuất hiện
các bài tập thể dục thể thao. Khác với loài vật, con người cổ xưa có phương thức xã hội trong
việc truyền thụ những kinh nghiệm (con người đã biết bảo tồn các công cụ và truyền thụ kỹ
năng chế tạo, sử dụng các công cụ đó từ thế hệ này qua thế hệ khác). Chính vì thế, trong quá
trình lao động, con người cổ xưa đã phải chú ý tới hiện tượng tập luyện. Tập luyện không chỉ
là biện pháp chuẩn bị cho hoạt động sắp tới, mà còn để truyền thụ kinh nghiệm, để phối hợp
các hành vi vận động, để hiệp đồng, hình thành kế hoạch cùng hành động. Một trong những
hình thức truyền thụ kinh nghiệm của người cổ đại là sự bắt chước - một hoạt động có ý thức
và có phương hướng của con người, được tất cả thành viên bộ lạc điều chỉnh. Xã hội càng
phát triển thì việc truyền thụ kinh nghiệm thông qua giáo dục càng có ý nghĩa quyết định. Đó
là quá trình tác động chuyên môn đối với người học theo kế hoạch định trước.
Năng lực tư duy đã cho phép con người xác lập được mối quan hệ giữa việc chuẩn bị từ
trước và kết quả săn bắt. Bắt đầu từ đó, nhiều hành vi vận động dần dần được tách ra khỏi
nguồn gốc sản xuất. Việc tập luyện thân thể đã diễn ra bên ngoài quá trình sản xuất trực tiếp
(các tư liệu khảo cổ đã mô tả việc tập luyện để ném trúng vào hình vẽ các loài thú). Kinh
nghiệm sử dụng các bài tập thân thể đã được ghi chép và giữ lại bằng các hình ảnh trực quan
trong nghệ thuật của thời nguyên thủy. Trong khi tập luyện, người đi săn đã nhận thức được
thực tại và khi đối chiếu độ chính xác trong động tác của mình với cuộc săn bắt thực sự, họ đã
nhận thấy lợi ích rõ ràng của việc chuẩn bị.
Kinh nghiệm sử dụng công cụ hàng ngày, dần dần làm cho con người nhận thức được 1
sự phụ thuộc của kết quả hoạt động sản xuất vào việc chuẩn bị trước bằng cách thực hiện các
bài tập mô phỏng các động tác lao động. Các bài tập này dần “tách khỏi” cơ sở ban đầu của
nó là lao động và trở nên trừu tượng, khái quát hơn. Thí dụ: Trên cơ sở chạy tự nhiên, như
trong lúc săn đuổi thú hoặc chạy trốn kẻ thù, đã dần dần hình thành môn chạy ở các cự ly
khác nhau; các động tác nhảy bây giờ không chỉ liên quan đến việc vượt vật cản; còn ném bắt
nguồn từ sự cần thiết phải ném trúng mục tiêu đã biến thành ném xa… Như vậy, những bài
tập kể trên không còn trực tiếp phục vụ cho sản xuất xã hội, mà chỉ chuẩn bị để sản xuất, qua
việc hình thành các kỹ xảo, phát triển các kỹ năng. Quá trình chế tạo các công cụ ném xa và
việc thử để kiểm tra những đặc tính kỹ thuật của chúng cũng được tiến hành ngoài lúc săn bắt.
Thử và “điều chỉnh” công cụ đã được chế tạo đòi hỏi phải lặp lại nhiều lần các động tác có
liên quan, tức là đòi hỏi sự tập luyện.
Nghi lễ cũng có vai trò tương tự, cũng thực hiện chức năng chuẩn bị cho các hoạt
động sắp tới. Nghi lễ tạo ra tác động tâm lý cần thiết: làm tăng sức mạnh của người sắp đi săn,
động viên ý chí của họ.
Sự xuất hiện các bài tập TDTT được xếp vào thời kỳ sớm nhất, thời kỳ chưa có tôn giáo
trong lịch sử xã hội loài người, khi mà hoạt động có “nội dung” hợp lý của nó chưa bị bao phủ
bởi những hành vi mà thuật. Tri thức thực tiễn của con người đã xuất hiện sớm hơn nhiều so với
tôn giáo, được truyền thụ từ thế hệ này sang thế hệ khác (chế tạo công cụ lao động, lấy lửa…).
Nhờ có khả năng tư duy lý luận trừu tượng, con người có thể vượt trước tiến trình các sự kiện
và nhìn trước được kết quả các hành vi của mình, đã cho phép tạo ra những điều kiện, trong đó
con người tác động không phải trực tiếp lên đối tượng tự nhiên (thú dữ trong lúc đi săn, các trở
ngại…) mà lên mô hình của nó (hình vẽ con thú). Quá trình lao động sắp diễn ra, sự thay đổi thế
giới tự nhiên bên ngoài dường như bị lui về hàng thứ hai. Trong khi đó, việc hoàn thiện bản chất
tự nhiên của chính con người lại nổi lên hàng đầu. Như vậy, hành động của con người đã hướng
vào chính mình. Khi giao tiếp với nhau, con người đã học được những cách hoạt động nhất định
trong quá trình hoàn thiện hành vi của mình, cũng như khi tham gia vào những quan hệ nhất
định với thế giới xung quanh. Việc giao tiếp, đó chính là giáo dục, và trong trường hợp cụ thể
này là giáo dục thể chất (GDTC).
Các bài tập TDTT biểu hiện quan hệ của con người đối với tự nhiên bên ngoài và với
chính bản thân mình, trước hết là giữa con người với nhau. Như vậy, nguyên nhân làm phát
sinh GDTC là nhu cầu truyền thụ và củng cố những kỹ năng lao động. Nhu cầu tự nhiên về sự
tập luyện của các cơ quan trong cơ thể để hoạt động tốt, được coi là tiền đề sinh vật học, là cơ
sở tự nhiên của sự xuất hiện các bài tập TDTT. Con người không chỉ là một thực thể xã hội
mà còn là một thực thể sinh vật tự nhiên. Con người không có tính di truyền đối với các hình
thức hoạt động, nhưng lại có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác những khả năng sinh
học để tiếp thụ các hoạt động.
Ngay từ khi sinh ra, con người đã có những sức sống tự nhiên và sức sống đó có thể
phát triển nhờ các bài tập thể dục thể thao. Hoạt động lao động của con người là sự kết hợp
của các cơ sở xã hội và sinh vật. Trong sự tác động qua lại của chúng, thì cơ sở xã hội giữ vai
trò chủ đạo. Quá trình truyền thụ những kinh nghiệm lịch sử xã hội, trong đó có kinh nghiệm
GDTC, được diễn ra thông qua sự giao tiếp của con người với nhau.
b. GDTC trong xã hội thị tộc
Trong xã hội thị tộc, xuất hiện một hình thức tổ chức xã hội mới, thể hiện ở việc làm
ăn chung, ở sự phân công lao động rõ ràng giữa các giới, và cả ở tập thể cùng tham gia lao
động, mặc dù lúc này chưa có lực lượng vũ trang thường trực và các cuộc xung đột giữa các
bộ lạc chỉ diễn ra thưa thớt.
Trong xã hội thị tộc, GDTC đã đạt trình độ phát triển cao. Theo các tài liệu dân tộc
học, GDTC đã có ở tất các bộ tộc. Thí dụ, hoạt động săn bắt của người Taxmania đã đòi hỏi 2
phải có những phẩm chất thể lực và các kỹ năng (vây bắt, săn lùng, ném các kiểu khác nhau).
Trong đó, sự khéo léo và sức bền khi đi săn thì phụ nữ không kém nam giới. Những người
đàn ông Taxmania lớn tuổi đã dạy cho thiếu niên ném lao nhỏ trúng đích. Người Taxmania
cũng đã biết sử dụng cả trò chơi. Điều đó, thể hiện qua những khái niệm chuyên môn trong ngôn ngữ của họ.
Đối với người Ô-x-trây-li-a, việc chế tạo và sử dụng những công cụ săn bắt cũng đòi
hỏi phải có sức mạnh, khéo léo và sức bền. Phương pháp săn bắt của họ được hoàn thiện là
nhờ kinh nghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong những hình thức chủ
yếu của GDTC là các trò chơi, ném bu-mê-rang, ném gậy, chơi bóng, vật.
Người da đỏ châu Mỹ cũng đã phát triển các bài tập thể thao phong phú (đi bộ, chạy,
nhảy, bơi, đua thuyền và các trò chơi ném, chơi bóng…). Việc học tập những môn này có tính
chất như một cuộc trình diễn sôi nỗi. Các trò chơi vận động gồm hàng chục loại, được phát
triển khá mạnh mẽ. Chúng được tiến hành với sự tham gia của hàng trăm người trong một số
ngày liên tục. Những trò chơi này đặc biệt phổ biến trong các bộ lạc làm nghề trồng trọt.
Trong khi làm đất, một quá trình lao động phức tạp và tốn nhiều công sức, con người cảm
nhận rất rõ vai trò của kinh nghiệm tập thể, của sự tương trợ, sự giao tiếp thường xuyên. Vì
thế ngay trong việc GDTC, cái được quan tâm hàng đầu không phải là từng bài tập đơn lẻ, mà
là các trò chơi tập thể. Những điệu múa của người da đỏ gồm nhiều người tham gia phải có
sức mạnh, sưc bền và là những loại bài tập thể thao độc đáo.
Trẻ em các bộ lạc châu Phi đã tập luyện ném trúng đích, đấu gậy, chạy, nhảy, ném lao đi xa
hoặc lên cao; các trò chơi quân sự và nhảy múa được sử dụng rộng rãi trong việc giảng dạy trẻ
em. Tất cả những sự kiện quan trọng, thí dụ như lễ cưới tổ chức kèm theo các bài tập về sức
nhanh, sức bền với cường độ lớn. Các trò chơi với một loại “bóng” độc đáo được phát triển-
các trò chơi của nam giới thường mang tính chất thi đấu. Trong ngày lễ, thường có ném lao và
ném những mũi tên tù đầu.
Trong đời sống của nhân dân các nước Đông Nam châu Á (Việt Nam, Lào,
Campuchia, Myanmar…), dần dần đã hình thành hệ thống giáo dục có bản sắc riêng đối với
thế hệ trẻ. Một bộ phận của hệ thống đó là các trò chơi, các bài tập TDTT phản ánh lao động
và sinh hoạt của các dân tộc thời xa xưa. Trong giáo dục ở gia đình, đã sử dụng rộng rãi môn
bắn súng, đấu gậy, chèo thuyền, vật và các trò chơi dân tộc. Phương pháp truyền thụ chủ yếu
là trẻ em bắt chước người lớn. Tất cả nhằm mục đích chuẩn bị tốt nhất cho lớp trẻ tham gia
các hoạt động lao động và quân sự khá vất vã, nặng nhọc.
Như vậy, đặc điểm chung về GDTC của tất cả các bộ lạc trong xã hội thị tộc là: các bài
tập TDTT chẳng những nhằm phát triển các phẩm chất thể lực mà còn giáo dục tính kiên cường
và ý chí, vì thế các môn chạy, vật, các môn nhảy, ném, mang vác nặng, các trò chơi có bóng
được phát triển một cách phổ cập. Môi trường địa lý và điều kiện tự nhiên đã có ảnh hưởng tới
nội dung GDTC, làm xuất hiện các bài tập độc đáo riêng (tung người trên những tấm da thú, các
loại nhảy phức tạp…). Đặc điểm chung và ổn định của GDTC thời kỳ chưa có giai cấp là mối
liên hệ có ý thức của nó với đời sống xã hội. GDTC phản ánh khách quan tính tích cực, sáng tạo
của quần chúng nhân dân dưới chế độ thị tộc chưa có giai cấp và đã chứng minh con đường duy
nhất của sự phát triển văn hóa, trong đó có thể dục thể thao.
c. GDTC trong thời kỳ chế độ thị tộc tan rã
Thời kỳ tan rã của thế độ cộng sản nguyên thủy có liên quan tới việc sử dụng kim loại và
phân công lao động giữa những người chăn nuôi và trồng trọt. Đặc điểm của thời kỳ này là trong
đời sống kinh tế và xã hội có những biến đổi quan trọng. Các cuộc xung đột giữa các bộ lạc đã
mang tính chất thường xuyên và chiến tranh trở thành một “nghề” ổn định, được tiến hành để
cướp bóc. Theo cách diễn đạt của Ph. Ăngghen, thì chiến tranh và các tổ chức tiến hành chiến
tranh đã mang tính chất như là các chức năng bình thường trong đời sống nhân dân. 3
Việc nghiên cứu nội dung GDTC ở một số thị tộc riêng biệt trong thời kỳ tan rã của chế
độ thị tộc và trong quá trình hình thành các hình thái tiền giai cấp, cho thấy những nội dung này
đã thay đổi rất nhiều (đặc biệt là bị quân sự hoá rõ rệt). Có thể khai thác các tài liệu rất lý thú về
ý nghĩa của GDTC thời kỳ này ở Hy Lạp, trong các tác phẩm thơ ca của Hô-me, một nhà thơ,
nhà sử thi kiệt xuất. Trong tác phẩm “I-li-át” có mô tả cuộc đấu vật, võ tay không, thi chạy xa,
ném lao, bắn cung. Trong tác phẩm “Ô-đi-xê”, đã mô tả rất sinh động các trò chơi thi đấu, các
trò chơi với bóng, thi chạy, vật , ném đĩa, nhảy xa.
Trong các tác phẩm của Hô-me, đấu vật và võ tay không đã gắn liền với tài nghệ thể
thao, Hôme đã dùng những từ ngữ như khi phân tích các trận đánh quân sự thực thụ. Nguyên
nhân chủ yếu làm xuất hiện thi đấu là nhu cầu chuẩn bị cho các trận giao chiến vũ trang. Luyện
tập các bài tập tay không chuyển thành luyện tập có vũ khí. Quân đội Hy Lạp không đồng nhất,
bao gồm cả những người quý tộc và những người lính bình thường. Giới quý tộc có vũ khí đa
dạng và hoàn thiện hơn, có nhiều thời gian hơn để huấn luyện quân sự - thể lực và điều đó thúc
đẩy sự phân chia GDTC theo đẳng cấp.
GDTC ở người Giéc-man cổ đại cũng bị quân sự hoá, điều này đã được Ta-xit, Xê-der,
Mê-la và các tác giả khác chứng minh. Giáo dục quân sự thể lực của thanh niên Giéc-man cổ đại
bị chi phối bởi lối sống của họ. Theo các nhà sử học cổ đại thì các cuộc họp của bộ tộc, người ta
tổ chức các cuộc nhảy qua kiếm và lao. Ph.Ăng-ghen đã chỉ ra rằng trong xã hội Giécman cổ đại,
một trong những hoạt động của nam giới là các bài tập quân sự. Bởi vậy, đua ngựa, vật, chạy,
nhảy, nhảy cao, ném lao, ném dao, đấu kiếm, các môn bóng được chú ý nhiều.
Quá trình quân sự hoá và phân hoá đẳng cấp cũng diễn ra trong quá trình GDTC của người
Xen-tơ (những bộ lạc người âu - Ấn cổ sống vào thế kỷ II - I trước công nguyên tại lãnh thổ
nhiều nước châu Âu hiện nay, đến giữa thế kỷ thứ I sau Công nguyên, thì bị người La Mã
chinh phục), trong xã hội Xen-tơ, các đội kỵ mã bao gồm những tầng lớp có đặc quyền đặc lợi,
được huấn luyện đầy đủ.
Trong xã hội tiền giai cấp, người Mai-a (dân tộc da đỏ sống ở Mê-hi-cô, những người
sáng tạo ra một trong các nền văn hoá cổ xưa nhất của châu Mỹ) đã có những công trình để chơi
bóng. Trò chơi ném bóng cao su nặng vào vòng bằng đá để trên tường, đã được phổ biến đặc
biệt rộng rãi đối với người Mai-a.
Ở Pê-ru cổ đại, các bài tập phù hợp đã được áp dụng để phát triển sức mạnh và sức
bền của những người Incơ trẻ tuổi. Việc giáo dục quân sự, thể lực được kết thúc bằng nghi lễ
kiểm tra nghiêm khắc bao gồm vật, võ tay không, chạy, dưới những hình thức nặng hơn.
Ví dụ: Ai không chịu nổi được kiểm tra, chẳng hạn về kiếm - thì không được kiểm tra
các bài tập khác. Ở người In-cơ, môn thể dục cũng được phát triển.
Trong xã hội mà quá trình phân hoá giai cấp diễn ra mạnh mẽ, GDTC chẳng những bị
quân sự hoá, mà còn ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào tôn giáo (điều này rõ nhất được thể hiện ở xã hội Mai-a).
Sự phân chia xã hội thành giai cấp đã có ảnh hưởng đến giáo dục. Ví dụ: người Ax-téc
đã xuất hiện 2 loại trường học: trường cho người giàu và trường cho người nghèo. Ở Pê-ru,
giáo dục quân sự, thể lực chỉ dành cho nam thanh niên chuẩn bị vào đội quân và thuộc đẳng
cấp quân sự. Các bài tập và phương pháp tập luyện của các dân tộc ở thời kỳ chế độ thị tộc
tan rã, đã dần dần trở nên phức tạp, chủ yếu là trong việc giảng dạy quân sự - thể lực.
1.1.2. TDTT ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ trong thế giới cổ đại
nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là chiến tranh mà chiến tranh lại đòi hỏi sự
chuẩn bị thể lực tốt cho các chiến binh. Sức mạnh, sức bền, khéo léo, cũng như kỹ năng sử
dụng vũ khí đã được xã hội coi trọng. Các hệ thống GDTC và hệ thống huấn luyện quân sự -
thể lực ra đời vào thời gian này, chúng đã mang tính giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích
của giai cấp thống trị. 4
a. TDTT ở các quốc gia phương Đông cổ đại
Các xã hội có giai cấp sớm nhất trong lịch sử nhân loại là các nhà nước chiếm hữu nô
lệ phương Đông cổ đại: Ai Cập, Át-xi-ri, Ba-bi-lon, Ba-Tư, Ấn Độ, Trung Quốc.
Khuynh hướng quân sự là nét đặc trưng của TDTT ở các nước phương Đông cổ đại.
Các bài tập quân sự, cũng như tập cưỡi ngựa, vật, bơi, săn bắn và một số bài tập khác gắn với
quân sự, đã được áp dụng rộng rãi. Thí dụ, ở thị trấn Beni - Gaxxan thuộc Ai - Cập, trong ngôi
mộ cổ của một viên quan đại thần, người ta đã tìm được hình vẽ mô tả nhiều miếng vật tự do
và đấu gậy, qua đó có thể thấy được kỹ thuật các bài tập đó khá phát triển. Đến ngày nay,
cũng còn giữ được những hình ảnh của các chiến binh Át-xi-ri đang vượt qua một khúc sông
và sử dụng các kiểu bơi khác nhau.
Ở Ba -Tư cổ đại, thanh niên quý tộc được giáo dục trong các trường dành riêng cho họ.
Ở đó, cưỡi ngựa, bắn cung và các bài tập quân sự khác là những môn được quan tâm chủ yếu.
Ở Ấn Độ, một trong những đẳng cấp thống trị (Ki-a-tơ-ri) đã dạy trẻ em kỹ năng sử dụng vũ
khí, đồng thời luyện sức mạnh, khéo léo, sức bền…
Các môn đao, kiếm đã có từ xa xưa ở các nước Đông Nam châu Á. Ở các quốc gia
phương Đông cổ đại cũng đã có những mầm mống của các hình thức thể dục chữa bệnh và phòng bệnh.
b. TDTT ở Hy Lạp cổ đại
Hệ thống GDTC ở Sparte (S-pác-tơ)
Ở S-pác-tơ, người ta chú ý rèn luyện thể chất cho trẻ em từ thời thơ ấu. Như các tác
giả cổ đại đã viết, khi có con mới đẻ, cha mẹ phải đưa đến các già làng (gọi là Hê-Rôn) để
kiểm tra. Những trẻ khoẻ mạnh và cứng cáp thì để nuôi, trẻ ốm yếu bị thủ tiêu. Con trai chỉ
được giáo dục trong gia đình đến 7 tuổi. Từ 7 tuổi trở đi, con trai sống xa gia đình và được
các giáo viên đặc biệt (gọi là Pê-đô-nôm) giáo dục. Từ 14 tuổi, chúng được huấn luyện dùng
vũ khí và bắt đầu làm nghĩa vụ quân sự. Ở S-pác-tơ có chưa đầy 10 nghìn đàn ông, công dân
tự do, nhưng họ đã khuất phục được khoảng 250 nghìn nô lệ.
Hệ thống GDTC ở A-thens
A-thens là một nhà nước tiến bộ, có kinh tế và văn hoá phát triển nhanh. Cho nên
A-thens cần có những công dân không những khỏe mạnh về thể chất và còn có học vấn, biết
buôn bán, điều khiển các con tàu, giao tiếp với đại biểu của các quốc gia khác. Ở A-thens,
giáo dục thẩm mỹ, ca hát, âm nhạc có ý nghĩa lớn. Dưới 7 tuổi, trẻ em A-thens được giáo dục
trong gia đình. Từ 7 đến 14 tuổi, thiếu niên được học trong trường ngữ pháp và trường thể dục.
Trong trường thể dục (gọi là Pa-lex-trơ), con trai cũng tập luyện như con trai Sparte. Từ 16
tuổi trở đi, thanh niên học ở trường trung học (gọi là Gim-na-xi-on), ở đó họ được giáo dục về
thể chất một cách nghiêm khắc hơn.
Như vậy, mục đích chính của GDTC trong tất cả các thành bang Hy Lạp là đào tạo
chiến binh, còn các phương tiện giáo dục thì cùng một kiểu như nhau (phương tiện chủ yếu
của GDTC là 5 môn phối hợp Hy Lạp: chạy, nhảy, ném đĩa, ném lao, vật).
Thể dục ở Hy Lạp cổ đại
Trong hệ thống GDTC của Hy Lạp cổ đại có sử dụng nhiều phương tiện dưới dạng các
bài tập thân thể, tập hợp lại dưới một tên chung là “thể dục”, (thể dục - từ tiếng Hy Lạp:
Gymnastike). Về nội dung, thể dục Hy Lạp cổ đại được chia ra làm 3 loại (bộ phận):
Pa-lex-tơ-ri-ca, Or-khe-xtơ-ri-ca, và các trò chơi.
Pa-lex-tơ-ri-ca: Cơ sở của Pa-lex-tơ-ri-ca là các bài tập 5 môn phối hợp là chạy cự ly một
X-ta-đi-a (đơn vị đo, dài gần 200m), nhảy xa, ném đĩa, ném lao và vật. Người Hy Lạp cho
rằng, qua những bài tập ấy, chiến binh tương lai có thể biểu lộ tất cả những phẩm chất cần
thiết của người chiến sĩ: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sự khéo léo…
Người Hy Lạp không những chạy ở cự ly một X-ta-đi-a, mà đã tăng cự ly chạy lên từ 2 5
đến 7 thậm chí 24 X-ta-đi-a. Việc huấn luyện thường xuyên mang lại kết quả thanh niên Hy Lạp
có sức chịu đựng dẻo dai.
Ví dụ: sau khi chiến thắng Ba Tư ở thị trấn Ma-ra-tông (năm 490 trước Công nguyên),
một chiến binh đã chạy hơn 42km195m để báo tin chiến thắng cho nhân dân A-thens đang đợi
chờ. Về đến A-thens anh hét lên: “Chúng ta đã thắng” và gục xuống rồi chết. Để ghi nhớ sự
kiện ấy, tại đại hội Olympic hiện đại lần thứ nhất năm 1896 tại A-thens (Hy Lạp), trên đoạn
đường này đã tổ chức cuộc thi chạy và được gọi là chạy Ma-ra-tông.
Còn nhảy thì môn chính là nhảy xa có đà. Khi nhảy, VĐV phải cầm các vật nặng ở tay.
Ném đĩa bắt nguồn từ một nghi lễ thờ mặt trời và được các dân tộc thần thánh hoá. Điều
đó, có thể giải thích cho cách ném đĩa (bay thẳng đứng) và cho đĩa như một vật thiêng liêng (trong
các đền đã tìm được nhiều đĩa với những dòng chữ khấn thần linh). Những đĩa đã tìm được có
trọng lượng từ 1,3 đến 4,7kg.
Ném lao đã có quan hệ trực tiếp với quân sự, lúc đầu ném bằng lao chiến trận, sau đó
thay bằng những ngọn lao nhẹ hơn.
Môn vật tiến hành trên cát và thân thể được bôi mỡ trước.
Ngoài các môn cơ bản, người Hy Lạp còn áp dụng các loại bài tập khác: võ tay không,
ném đá, các loại chạy phức tạp, các loại nhảy qua chướng ngại vật, nhưng không phải tất cả
các bài tập đều có trong thi đấu.
Or-khe-xtơ-ri-ca: Gồm các bài tập vũ đạo (múa cổ điển, múa dân gian, được thể hiện
với nhạc đệm như đàn, trống).
Trò chơi: thông thường được sử dụng trong việc tập luyện của trẻ em gồm nhiều loại
trò chơi với bóng, kéo co, giữ thăng bằng, các trò chơi kết hợp với các yếu tố chạy…
Đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại
Người Hy Lạp bốn năm một lần tổ chức các Đại hội Olympic. Các đại hội Olympic tổ
chức tại thành phố Olympia nằm ở Tây Bắc bán đảo Pôlôpône, trên lưu vực sông Alphây,
dưới chân núi thần C-rố-nốc. Những tư liệu đầu tiên về các cuộc thi đấu Olympic có từ năm
776 trước Công nguyên (Hình 1-1). Có thể các cuộc thi đấu này được tiến hành sớm hơn,
nhưng từ năm ấy mới ghi tên những người thắng cuộc.
Hình 1-1. Thành phố Olympia cổ đại, nơi khởi nguồn của các kỳ Olympic 6
Các đại hội Olympic có ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, vì trong thời kỳ tiến hành Đại
hội Olympic, phải ngừng tất cả các cuộc chiến tranh. Các nhà lãnh đạo tất cả các thành bang
Hy Lạp nhất thiết phải đến dự các đại hội Olympic. Ở đó, cứ bốn năm một lần, có thể ký kết
hiệp ước thiết lập các quan hệ thương mại… Do đó, thi đấu Olympic không những là cuộc đọ
sức chủ yếu của các lực sĩ, mà còn là ngày hội tôn giáo chủ yếu, cuộc tụ hội độc đáo của toàn Hy Lạp.
Số lượng các cuộc thi đấu tại đại hội Olympic dần dần tăng lên. Nếu lúc đầu, các lực
sĩ chỉ thi chạy một X-ta-đi-a và toàn bộ đại hội chỉ diễn ra trong một ngày, thì về sau các cuộc
đua tài đã kéo dài năm ngày. Từ đại hội thứ 37, năm 632 trước Công nguyên, bắt đầu có các
cuộc thi đấu của thiếu niên, gồm chạy và vật. Sau đó, có thi năm môn phối hợp, võ tay không.
1.1.3. TDTT ở La Mã cổ đại
Chế độ chiếm hữu nô lệ đã phát triển cao nhất ở La Mã cổ đại. Lịch sử của La Mã cổ
đại gồm ba thời kỳ: Thời kỳ quốc vương, thời kỳ cộng hoà và thời kỳ đế chế.
a. Thời kỳ quốc vương (thế kỷ VIII - thế kỷ VI trước Công nguyên)
Thời đại tan rã của chế độ thị tộc và hình thành quốc gia La Mã. TDTT thời kỳ này
không khác mấy so với các dân tộc khác. Chủ yếu là mang tính chất quân sự, phổ biến rộng
rãi là các cuộc thi đấu của kỵ sĩ, đua xe, các bài tập phóng lao, vật, võ tay không…
b. Thời kỳ cộng hoà (thế kỷ VI - I trước Công nguyên)
Quốc gia La Mã đã tiến hành thắng lợi nhiều cuộc chiến tranh, mở rộng lãnh thổ, lúc
đầu ở Italia, sau đó ra ngoài biên giới. Điều đó, làm cho TDTT, cũng như nhiều mặt văn hoá
khác mang tính chất quân sự rõ nét. Nhưng khác với Hy Lạp, ở La Mã không có hệ thống
GDTC của Nhà nước. Phải chăng trên lãnh thổ rộng lớn của La Mã không có khả năng theo
dõi sự giáo dục của từng trẻ em hay cũng không cần thiết như vậy. Trong số công dân đông
đúc, bao giờ cũng có thể tuyển đủ chiến binh. GDTC trong gia đình được giải quyết theo ý muốn của người cha.
Ở La Mã có các trường tư, tại đó con trai các gia đình quyền quý và khá giả tập chạy,
vật, phóng lao, cưỡi ngựa, đấu kiếm. Ngoài ra, chúng còn chơi bóng và các môn khác. Thỉnh
thoảng ở La Mã có tổ chức thi đấu để thanh niên đua tài cưỡi ngựa, đấu kiếm và tập các bài tập
thực dụng quân sự khác. Người ta cũng đã có ý định tiến hành ở La Mã những cuộc đua tài
tương tự như thi đấu Olympic. Có lần lãnh sự Xulla đã ép buộc phải tổ chức Đại hội Olympic ở
La Mã (năm 80 trước Công nguyên), nhưng không thành công. Trong khi đó, ảnh hưởng của
nền văn hoá Hy Lạp ở La Mã, nhất là sau khi Hy Lạp bị chinh phục, được tăng cường. Thanh
niên La Mã ngày càng sử dụng nhiều các bài tập thể chất của Hy Lạp. Thi đấu của thanh niên
La Mã lúc đầu được tổ chức ở quảng trường Thần chiến tranh Mác-xơ (quảng trường Mác-xơ).
Sau đó, người ta bắt đầu xây dựng cho họ những công trình đặc biệt gọi là “xiếc”, tương tự như
sân vận động hiện nay.
Ở La Mã cổ đại, không hình thành một hệ thống GDTC cân đối như Hy Lạp. Song, ở
đây hệ thống huấn luyện thể lực quân sự cho chiến binh đã được hoàn thiện. Các nhà sử học
quân sự đã viết nhiều về điều này. Trong các công trình viết về nghệ thuật quân sự,
Ph.Ăng-ghen cũng đánh giá rất cao về hệ thống này. Ông viết: “Việc giáo dục chiến binh đã
tiến hành rất khắc nghiệt và nhằm bằng mọi cách có thể để phát triển sức mạnh thể lực cho
người lính. Ngoài huấn luyện sử dụng vũ khí và huấn luyện các động tác một cách thường
xuyên, còn áp dụng rộng rãi các môn: chạy, nhảy sào, leo núi, vật, bơi. Các cuộc hành quân
kéo dài với đủ trang thiết bị dã chiến… và không những tân binh, mà cả cựu binh cũng phải
thực hiện tất cả các bài tập ấy để duy trì trạng thái sảng khoái về thể chất, sự khéo léo và để
quen với các công việc nặng nhọc và sự thiếu thốn”.
c. Thời kỳ đế chế 7
Không lâu trước công nguyên, ở La Mã đã xảy ra các cuộc nội chiến do những mâu
thuẫn găy gắt của xã hội chiếm hữu nô lệ, cuộc đấu tranh giành giật chính quyền giữa các tập
đoàn quý tộc khác nhau. Để ổn định được địa vị của mình, các tầng lớp trên của xã hội La Mã
ngày càng phải thiết lập chế độ chuyên chính. Ở La Mã quyền lực cá nhân của các hoàng đế
được xác lập. Do nắm trong tay các công cụ của nhà nước, các hoàng đế giờ đây có thể tổ
chức các cuộc biểu diễn quy mô hơn và dài hơn cho công chúng La Mã. Giai đoạn đầu thời kỳ
đế chế (những năm đầu của thế kỷ thứ nhất) các cuộc biểu diễn, chiếm khoảng 66 ngày trong
một năm. Bên cạnh các cuộc đua tài của lực sĩ, các trận đấu của Glađiator và các cuộc biểu
diễn khác ở sân vận động như môn đua xe ngựa đã phát triển rộng rãi.
Các công trình đồ sộ đã được xây dựng để tiến hành thi đấu, trong số đó nổi tiếng nhất là
nhà bơi và tắm của Hoàng đế Caracalla và công trình Coliday.
Từ thế kỷ thứ IV sau Công nguyên, với sự xuất hiện của đạo Kitô ở La Mã, việc tổ
chức các ngày hội dần dần bị chấm dứt. Giáo hội Kitô chống lại các cuộc biểu diễn vì nó làm
cho dân cư xao nhãng đối với đạo Kitô, nhất là trong các ngày hội. Các cuộc thi đấu ca ngợi
các vị thần đa thần giáo, đối lập với tôn giáo mới đã bị cấm. Năm 394 sau Công nguyên,
Hoàng đế Phô-đô-xi đã cấm tổ chức đại hội Olympic ở Hy Lạp. Cuộc thi thứ 293 là cuộc thi
cuối cùng. Đến năm 404 sau Công nguyên, các trận đấu của các G-la-đi-a-tor đã bị cấm và
được thay thế bằng các cuộc thi đấu của lực sĩ và biểu diễn nhào lộn. Nói chung, TDTT của
chế độ chiếm hữu nô lệ đã đến ngày suy tàn, để nhường chỗ cho nền văn hoá của xã hội mới.
1.2. PHONG TRÀO OLYMPIC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Sự phát triển của thể thao và việc thành lập các tổ chức thể thao quốc tế
Phong trào TDTT quốc tế ra đời vào cuối thế kỷ XIX. Điều đó, trước hết là do sự phát
triển về kinh tế, kỹ thuật, quân sự và TDTT. Ở thời kỳ này, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai
đoạn độc quyền, vì vậy trên thế giới đã tạo ra nhiều liên minh quốc tế trong nhiều lĩnh vực kinh
tế, văn hóa, khoa học. Xu hướng này được thể hiện trong việc tổ chức các cuộc triển lãm quốc
tế để trưng bày các thành tựu về khoa học, kinh tế, văn hóa…
Trong lĩnh vực TDTT, giai cấp tư sản đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau tác động
đến tư tưởng của người lao động, mong muốn lôi kéo họ ra khỏi cuộc đấu tranh giai cấp. Để
đạt mục đích đó, các nhà kinh doanh tư bản bắt đầu thành lập các câu lạc bộ, các liên đoàn thể
thao trong phạm vi từng nước, từng khu vực, và rộng hơn là phạm vi quốc tế. Đặc biệt, vào
giai đoạn trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, TDTT có vai trò quan trọng trong việc huấn
luyện quân sự cho thanh niên. Trong thời kỳ này, các phương pháp thể dục thường được thay
thế dần bằng phương pháp trò chơi và thi đấu vì những phương pháp này mang lại hiệu qủa
cao hơn để giáo dục thể lực, thích ứng với việc huấn luyện quân sự, tăng năng suất lao động.
Do đó, các bài tập đòi hỏi phải có độ chính xác, tính khéo léo, nhanh, mạnh, thí dụ: các bài
tập và trò chơi có trong đời sống các dân tộc của các nước khác nhau.
Năm 1845 ở I-tin (Anh) đã tổ chức các cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên. Năm 1860, ở
nước Anh đã có 15 câu lạc bộ. Giữa các câu lạc bộ này đã tổ chức các cuộc thi đấu với sự tham
gia của sinh viên các trường đại học tổng hợp Kembrigio, Ot-x-pho và I-tin là chủ yếu. Năm
1875, đã có cuộc thi đấu điền kinh đầu tiên ở Hun-ga-ri, năm 1876 ở NewYork. Môn điền kinh
còn được phát triển cả ở Đức, Pháp và Hy Lạp, ở các nước khác, môn này phát triên muộn hơn một chút.
Năm 1823, ở thành phố Recbi (Anh), diễn ra một trận thi đấu bóng đá. Trong lúc chơi,
có một cầu thủ đã ôm lấy bóng và chạy về phía khung thành. Qua việc vi phạm luật chơi bóng
đá, anh ta đã mở đầu cho một trò chơi mới được mang tên Recbi, nơi đầu tiên xảy ra sự kiện
này. Những năm tiếp theo, trò chơi Recbi cũng được phổ biến ở các nước khác. Ở Mỹ, trò
chơi này biến thành môn bóng đá Mỹ.
Đến cuối thế kỷ XIX, các câu lạc bộ thể thao ở các nước khác dần dần liên kết lại thành 8
các Liên đoàn và hiệp hội quốc gia. Năm 1868, tất cả các Liên đoàn thể dục của nước Đức đã
hợp thành Liên đoàn thể dục Đức (ĐT). Năm 1888, ở Mỹ thành lập Liên đoàn Điền kinh nghiệp
dư (AAU). Năm 1903, thành lập Liên đoàn thể thao toàn Thụy Điển. Các tổ chức thể thao toàn
quốc gia cũng đã xuất hiện ở các nước khác, đứng đầu các tổ chức thể thao đó thường là đại
biểu của giới tư bản lớn. Thông thường, họ đứng ra với tư cách là “ông bầu”, vừa khuyến khích,
vừa kiểm tra hoạt động của các câu lạc bộ, các hội và các liên đoàn.
Cuối thế kỷ XIX, sự phát triển của thể thao trên toàn thế giới đã đạt đến trình độ cao,
đòi hỏi phải có sự trao đổi kinh nghiệm thể thao trên vũ đài quốc tế. Trong một số môn thể
thao đã bắt đầu tiến hành các cuộc gặp gỡ mang tính chất quốc tế, mặt dù còn thưa thớt. Tuy
nhiên, do không có luật thi đấu và các tiêu chuẩn qui định việc tổ chức thi đấu không thống
nhất, nên sự phát triển quan hệ thể thao giữa các nước đã bị kìm hãm. Điều đó, đã thúc đẩy
việc thành lập các Liên đoàn thể thao quốc tế.
Năm 1881, Liên đoàn Thể dục châu Âu được thành lập là tổ chức thể thao quốc tế đầu tiên.
Năm 1892, Liên đoàn Trượt băng quốc tế (ISU) và Liên đoàn Chèo thuyền quốc tế (FISA) thành lập.
Năm 1897, xuất hiện Liên đoàn Thể dục quốc tế (FIG).
Năm 1900, Liên đoàn Xe đạp thể thao quốc tế (FIAC).
Năm 1904, Liên đoàn Bóng đá quốc tế (FIFA).
Năm 1908, Liên đoàn Bơi nghiệp dư quốc tế (FINA) và Liên đoàn Hốc cây trên băng quốc tế (LIHG).
Năm 1912, Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế (IAAF.
Năm 1913, Liên đoàn Đấu kiếm quốc tế (FIE). Giai đoạn quan trọng nhất trên con
đường phát sinh và phát triển của phong trào thể thao quốc tế là việc thành lập Ủy ban Olympic
quốc tế, mở đầu cho việc tiến hành các đại hội Olympic hiện đại.
1.2.2. Sự thành lập Ủy ban Olympic quốc tế
Kể từ khi các đại hội Olympic cổ đại bị cấm (năm 394), cho đến lúc Ủy ban Olympic
quốc tế được thành lập (năm 1894) và các đại hội Olympic hiện đại bắt đầu được tiến hành
(vào năm 1896), vừa đúng một nghìn năm trăm năm.
Năm 1889, nhà sư phạm Pháp Pi-e-đơ-Cu-bec-tanh (1863-1937), đã lên tiếng phục hồi
các cuộc thi đấu Olympic. Ông đã có vai trò lớn trong việc soạn thảo những nguyên tắc về lí
luận, tổ chức và tư tưởng của phong trào Olympic hiện đại.
Tháng 6/1894, hội nghị Olympic lần thứ nhất đã được tiến hành tại Paris, với sự có
mặt của đại biểu 12 nước. Tại hội nghị, đã thảo luận vấn đề khôi phục đại hội Olympic, thông
qua quyết định thành lập Ủy ban Olympic quốc tế, trong đó gồm các đại biểu của Hy Lạp,
Pháp, Nga, Anh, Mỹ, Thụy Điển, Hungari, Tiệp Khắc, Italy, Bỉ, Achentina, Niu Dilân... Tại
hội nghị, đã thông qua Hiến chương Olympic, trong đó quy định những quy tắc cơ bản tiến hành đại hội Olympic.
1.2.3. Hiến chương Olympic
Hiến chương Olympic là những quy định về các nguyên tắc cơ bản của lý tưởng Olympic, các điều
luật cơ bản và hướng dẫn áp dụng điều luật đã được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) phê chuẩn.
Hiến chương Olympic phục vụ cho việc điều hành tổ chức, hoạt động của phong trào Olympic
và quy định các điều kiện tổ chức Thế vận hội. Hiến chương Olympic phục vụ cho ba mục đích chính:
Hiến chương Olympic là Luật cơ bản được lập ra và sửa đổi những nguyên tắc cơ bản
và những giá trị thiết thực của lý tưởng Olympic.
Hiến chương Olympic có vai trò như quy chế của Ủy ban Olympic Quốc tế.
Hơn nữa, Hiến chương Olympic còn xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của ba 9
thành phần chính của phong trào Olympic là Ủy ban Olympic Quốc tế, các Liên đoàn Thể
thao Quốc tế và các Ủy ban Olympic Quốc gia, cũng như Ban tổ chức Thế vận hội đều phải
tuân thủ theo Hiến chương Olympic.
Hiến chương Olympic là luật cơ bản nhất chi phối các điều lệ, luật lệ của Ủy ban
Olympic quốc tế và các Ủy ban Olympic quốc gia. Theo văn bản mới nhất có hiệu lực kể từ
ngày 9/9/2013. Hiến chương Olympic bao gồm 5 chương, 59 điều.
a. Các nguyên tắc cơ bản của lý tưởng Olympic
Lý tưởng Olympic là triết lý sống, là sự kết hợp hài hòa các tố chất của cơ thể, ý chí và tinh thần.
Mục đích của lý tưởng Olympic là sử dụng thể thao để phục vụ sự phát triển hài hòa
con người, nhằm phát triển một xã hội hòa bình liên quan đến việc gìn giữ phẩm giá con người.
Biểu tượng của phong trào Olympic là năm vòng tròn lồng vào nhau.
Luyện tập thể thao là quyền con người. Mọi cá nhân đều có thể chơi thể thao không có
sự phân biệt dưới mọi hình thức và theo tinh thần Olympic, đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau với
tình hữu nghị, đoàn kết và cao thượng.
Mọi phân biệt đối xử đối với quốc gia hay cá nhân về chủng tộc, tôn giáo, chính trị,
giới tính hoặc bất cứ lý do nào khác đều không phù hợp khi tham gia Phong trào Olympic.
Để trở thành một phần của phong trào Olympic cần phải tuân thủ Hiến chương
Olympic và được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận.
b. Một số điều lưu ý trong hiến chương Olympic
Điều 7. Thế vận hội.
1. Thế vận hội là những cuộc thi đấu giữa các VĐV trong các môn thể thao cá nhân hay đồng
đội. Là nơi tập hợp các VĐV do NOC lựa chọn, đăng ký tham dự và được IOC chấp nhận. Thi
đấu theo sự chỉ đạo chuyên môn của IF liên quan.
2. Thế vận hội bao gồm Thế vận hội Mùa hè và Thế vận hội Mùa Đông. Chỉ những môn Thể
thao được thi đấu trên tuyết hoặc băng được xem là các môn Thể thao mùa đông.
Điều 8. Biểu tượng Olympic (Hình 1-2).
Biểu tượng Olympic bao gồm năm vòng tròn lồng vào nhau, kích thước bằng nhau (các vòng
tròn Olympic), sử dụng một màu đơn hoặc năm màu sắc khác nhau; từ trái sang phải là màu
xanh, vàng, đen, xanh lá cây và đỏ. Các vòng tròn lồng vào nhau từ trái sang phải, các vòng
xanh, đen, đỏ ở trên, các vòng vàng và xanh lá cây ở dưới theo hình đồ họa dưới đây. Biểu
tượng Olympic tượng trưng cho hoạt động của Phong trào Olympic, thể hiện sự đoàn kết của
năm châu lục và sự gặp mặt VĐV toàn thế giới ở Thế vận hội.
Hình 1-2. Biểu tượng Olympic
Hình 1-3. Cờ Olympic
Điều 9. Cờ Olympic (Hình 1-3).
Cờ Olympic nền trắng, không có diềm, viền, ở giữa có biểu tượng Olympic 5 màu.
Điều 10. Khẩu hiệu Olympic
Khẩu hiệu Olympic: “NHANH HƠN - CAO HƠN - MẠNH HƠN” biểu thị thông
điệp của phong trào Olympic. 10
Điều 11. Biểu trưng Olympic
Biểu trưng của Olympic là một thiết kế tích hợp liên kết các vòng tròn Olympic với
một yếu tố phân biệt khác.
Điều 12. Nhạc thiều Olympic
Nhạc thiều Olympic là tác phẩm âm nhạc mang tên là “Nhạc thiều Olympic”, do Spiro Samara sáng tác.
Điều 13. Lửa Olympic và đuốc Olympic
1. Lửa Olympic được lấy tại Olympia theo sự ủy quyền của IOC.
2. Đuốc Olympic là một ngọn đuốc có thể di chuyển và giữ được lửa Olympic hoặc phiên bản được IOC phê duyệt.
1.2.4. Các đại hội Olympic
a. Sự phát triển của phong trào thể thao quốc tế
Hội nghị Olympic lần thứ nhất tại Paris vào tháng 6/1894 đã thảo luận vấn đề khôi phục
đại hội Olympic, thông qua quyết định thành lập Ủy ban Olympic quốc tế và thống nhất đại hội
Olympic hiện đại đầu tiên tổ chức ở Athens (Hy Lạp), đại hội được tổ chức theo chu kỳ 4 năm 1 lần.
b. Các đại hội Olympic hiện đại
Các đại hội Olympic mùa hè
Đại hội Olympic lần thứ nhất
Đã được tiến hành tại Athens (Hy Lạp) vào năm 1896. Tham gia đại hội có 285 VĐV
của 13 nước, trong đó có 200 VĐV của Hy Lạp. Đại hội này không có sự tham gia của phụ
nữ. Chương trình đại hội Olympic lần thứ nhất nhất gồm 9 môn thể thao: điền kinh, xe đạp,
đấu kiếm, thể dục, cử tạ, vật, bơi, quần vợt và bắn súng với 43 nội dung
Đại hội Olympic lần thứ 2
Được tổ chức năm 1900 tại Paris (Pháp). Tham gia đại hội có 1.066 VĐV của 21 nước.
Đã có 15 cô gái từ 5 quốc gia đến tham gia tranh tài trong hai môn quần vợt và golf. Đại hội
Olympic đã phải kéo dài trong thời gian 5 tháng (đại hội Olympic lần 1 ở Athens chỉ tiến hành
trong 10 ngày). Mặc dù, gặp mọi khó khăn và phức tạp, đại hội Olympic lần 2 đã đóng góp nhất
định vào sự tiếp tục phát triển của phong trào Olympic. Chương trình thi đấu đã được bổ sung
những môn mới: chèo thuyền cổ điển, chạy 200m, ném búa, bóng nước, thuyền buồm, bóng đá,
cưỡi ngựa, bắn cung… Các vận dộng viên của Pháp giành được số lượng huy chương nhiều hơn cả.
Đại hội Olympic lần thứ 3
Đại hội đã được tổ chức năm 1904 tại Saint-Louis (Xanh Lui, Mỹ). Tham gia thi đấu có 496
VĐV của 11 nước. Phụ nữ đã tham gia thi đấu trong môn bắn cung. Do khó khăn về vấn đề tài
chính, nên chỉ có 53 VĐV châu Âu đến đại hội, còn lại là người Mỹ. Chương trình thi đấu đã được
mở rộng gồm 15 môn, các môn quyền Anh, nhảy cầu cứng và vật tự do được bổ sung. Ở đây, người
Mỹ lần đầu tiên giới thiệu với người châu Âu môn bóng rổ (tuy nhiên mãi đến năm 1936, bóng rổ
mới được chính thức đưa vào chương trình đại hội Olympic). Các VĐV của Mỹ giành được số
lượng huy chương nhiều hơn cả.
Đại hội Olympic lần thứ 4
Được tổ chức năm 1908 tại Luân Đôn (Anh). Tham gia thi đấu có 2.059 VĐV của 22
nước. Ở đại hội này, phụ nữ đã tham gia hai môn quần vợt và trượt băng. Các VĐV của Anh đã
cố gắng làm tất cả để trở thành người chiến thắng. Họ đã vượt các đối thủ của mình về số lượng huy chương.
Tại đây, lần đầu tiên 8 VĐV của Nga tham gia thi đấu, VĐV Nga Panhin Côlômenkin
đã giành huy chương vàng ở môn trượt băng và trở thành nhà vô địch Olympic. Các VĐV vật
người Nga N.Ôrlốp và A.Pêtơrốp đã được nhận huy chương bạc ở hạng cân của mình. 11
Đại hội Olympic lần thứ 5
Được tổ chức năm 1912 tại Xtốckhôm (Thụy Điển). Tham gia thi đấu có 2.541 VĐV
của 28 nước. Đại hội lần này đã có bước phát triển đáng kể về thành tích thể thao. Chương
trình đại hội đã được mở rộng khá nhiều do có thêm các cuộc thi đấu về 5 môn phối hợp hiện
đại, chạy 5000m và 10.000m, cũng như các cự ly tiếp sức trong điền kinh (cự ly 4 x 100m và
4 x 400m). Phụ nữ lần đầu tiên được tham gia thi đấu trong môn bơi lội.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Thụy Điển 2. Mỹ 3. Anh.
Đại hội Olympic lần thứ 6
Định tiến hành vào năm 1916 tại Beclin, nhưng chiến tranh Thế giới thứ nhất đã bùng
nổ, buộc các cuộc thi đấu phải đình lại.
Đại hội Olympic lần thứ 7
Tổ chức năm 1920 tại Anver (Bỉ). Tham gia đại hội có 2.606 VĐV của 29 nước. Lần
đầu tiên, trong lịch sử Olympic xuất hiện lá cờ Olympic với biểu tượng 5 chiếc vòng tròn đan
vào nhau, tượng trưng cho sự đoàn kết 5 châu. Cũng tại đó, lần đầu tiên vang lên khẩu hiệu
“Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn”.
Tại đại hội đã lập được 13 kỷ lục Olympic. Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Thụy Điển; 3. Anh; 4. Phần Lan.
Đại hội Olympic lần thứ 8
Tổ chức năm 1924 tại Cologne ( Pháp). Tham gia đại hội có 3.092 VĐV của 44 nước.
Phụ nữ lần đầu tiên được tham dự trong môn đấu kiếm. Cũng như đại hội trước, tại đại hội này
các VĐV Mỹ đã giành được số lượng huy chương và số điểm nhiều nhất.
Đại hội Olympic lần thứ 9
Tổ chức năm 1928 tại Amstecdam (Hà Lan). Tham gia thi đấu có 3.125 VĐV của 46
nước, trong đó có cả các VĐV của Đức. Về mặt thể thao, đại hội này không gây được sự chú
ý đặc biệt. Thành tích nhiều môn thể thao thấp hơn so với đại hội Olympic năm 1924. Các nữ
VĐV điền kinh và thể dục lần đầu tiên được dự thi tại đại hội Olympic.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Đức; 3. Phần Lan; 4. Thụy Điển.
Đại hội Olympic lần thứ 10
Tổ chức năm 1932 tại Los Angeles (Mỹ). Tham gia thi đấu chỉ có 1.408 VĐV của 38
nước. Tại Lốt Angiơlét đã xây dựng tổ hợp lớn các công trình thể thao: sân vận động Olympic, bể
bơi, các sân bãi, bãi tập và làng Olympic.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Italia; 3. Pháp; 4. Thụy Điển.
Đại hội Olympic lần thứ 11
Tổ chức năm 1936 tại Berlin (Đức). Tham gia thi đấu có 4.069 VĐV của 49 nước. Phụ
nữ lần đầu tiên được tham dự trong môn trượt tuyết. Trong thi đấu môn điền kinh, các VĐV
da đen chiếm ưu thế rõ rệt. VĐV Giêxi Ôoen giành 4 huy chương vàng (chạy 100m và 200 m,
nhảy xa và tiếp sức 4x100 m) đã trở thành anh hùng thế vận hội. Tại đại hội Olympic, lần đầu
tiên môn bóng rổ đã được đưa vào chương trình thi đấu, các VĐV Mỹ đã giành được huy chương vàng ở môn này.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Đức; 2. Mỹ; 3. Hunggari; 4. Italia.
Đại hội Olympic lần thứ 12
Đại hội này đáng lẽ phải được tổ chức vào năm 1940 tại Tokyo (Nhật Bản), song
chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ nên cuộc thi đấu bị đình chỉ.
Đại hội Olympic lần thứ 13
Cũng vì chiến tranh Thế giới thứ hai mà đai hội Olympic lần thứ 13 năm 1944 cũng
không thể tổ chức được.
Đại hội Olympic lần thứ 14
Được tổ chức năm 1948 tại London (Anh). Tham gia thi đấu có 4.689 VĐV của 59 nước. 12
Uỷ ban Olympic quốc tế đã không cho Đông Đức, Tây Đức và Nhật Bản tham gia đại hội, lấy cớ
Đức là nước phát xít, còn Nhật Bản quân phiệt đã gây ra chiến tranh Thế giới thứ hai. Liên xô
cũng không tham dự đại hội này vì Uỷ ban Olympic gửi giấy mời cho các tổ chức thể thao Xô
Viết quá muộn. Phụ nữ lần đầu tiên được tham gia trong môn canô.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Thụy Điển; 3. Pháp; 4. Hungary.
Đại hội Olympic lần thứ 15
Tổ chức năm 1952 tại Heisinki (Phần Lan). Tham gia đại hội có 4.925 VĐV của 69 nước.
Lần đầu tiên, các VĐV Liên Xô tham gia thi đấu tại đại hội. Phụ nữ đã tham gia thi đấu trong
môn cưỡi ngựa, trượt tuyết và băng đồng. Tại đại hội Henxinhki đã có 11 kỷ lục thế giới, 47
kỷ lục Olympic được lập.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Liên Xô; 3. Hungary; 4. Thụy Điển.
Đại hội Olympic lần thứ 16
Tổ chức năm 1956 tại Melbourne (Ôtxtrâylia). Tham gia thi đấu có 3.184 VĐV của 68
nước. Trong các môn điền kinh, bơi, cử tạ và bắn súng, các VĐV đã lập 19 kỷ lục Olympic.
VĐV Liên Xô Vlađimia Cút đã được công nhận là người xuất sắc nhất. Anh giành thắng lợi ở
cự ly chạy 5.000m và 10.000m.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Liên Xô; 2. VĐV Mỹ.
Tổng kết đại hội Olympic ở Menbuốc, báo “Argux” của Ôxtrâylia đã viết “Liên Xô đã
chấm dứt 60 năm thống trị của Mỹ tại các đại hội Olympic”.
Đại hội Olympic lần thứ 17
Tổ chức năm 1960 tại Roma (Italia). Tham gia thi đấu có 5.348 VĐV của 85 nước
(Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức vẫn tham gia trong đoàn hợp nhất). Phụ
nữ đã tham gia trong môn trượt băng tốc độ.
Cuộc đua tranh căng thẳng diễn ra suốt 18 ngày tại các sân vận động, bể bơi, cung thể
thao của thành phố Rôma.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Liên Xô; 2. VĐV Mỹ; 3. Italia; 4. Đức.
Đại hội Olympic lần thứ 18
Tổ chức năm 1964 tại Tokyo (Nhật Bản). Tham gia đại hội có 5.558 VĐV đại diện cho 94
đoàn của 95 nước. Phụ nữ đã tham gia thi đấu hai môn: bóng chuyền và kéo co. Lần đầu tiên, đại
hội được tổ chức tại châu Á đã gây được sự quan tâm to lớn đối với năm châu.
Tại đại hội Tokyo, nhiều kỷ lục thế giới và kỷ lục Olympic được thiết lập.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Liên Xô; 3. Nhật Bản; 4. Đức.
Đại hội Olympic lần 19
Tổ chức năm 1968 tại Mexico City (Mêhicô). Có 5.531 VĐV của 112 nước tham gia,
đây là con số kỷ lục đặc biệt của đại hội. Lần đầu tiên, đại hội được tổ chức tại châu Mỹ Latinh.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Liên Xô; 3. Hungary; 4. Cộng hòa dân chủ Đức.
Đại hội Olympic lần thứ 20
Tổ chức năm 1972 tại Munich (Cộng hòa Liên bang Đức). Tham gia thi đấu có 7.147
VĐV của 121 nước. Đại hội ở Munich đã ghi nhận được thành tích cao trong thể thao, các
VĐV đã lập 46 kỷ lục thế giới. Đông Đức Kornelia Ender lập kỷ lục về bơi 100m tự do và thể
hiện ưu thế của những người Đức.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Liên Xô; 2. Mỹ đứng; 3. Cộng hòa dân chủ Đức; 4. CHLB Đức.
Đại hội Olympic lần thứ 21
Tổ chức năm 1976 tại Montreal (Canađa). Tham gia thi đấu có 6.189 VĐV của 88
nước. Phụ nữ tham gia thi đấu ba môn: bóng rổ, bóng ném, chèo thuyền.
Tại đại hội Montreal đã có 34 kỷ lục thế giới và 82 kỷ lục Olympic được xác lập.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Liên Xô; 2. Cộng hòa dân chủ Đức; 3. Mỹ. 13
Đại hội Olympic lần thứ 22
Tổ chức năm 1980 tại Moskva (Liên Xô). Tham gia thi đấu có 5.748 VĐV (1.214 nữ)
của 81 nước. Lần đầu tiên, Việt nam, Angôla, Zimbabuê, Lào, Môzămbích cũng lần đầu tiên
xuất hiện trên vũ đài Olympic. Nước Mỹ không tham dự đại hội này. Phụ nữ lần đầu tiên
được dự thi môn hockey. Có 36 kỷ lục thế giới, 74 kỷ lục Olympic, 39 kỷ lục châu Âu và một
số lớn kỷ lục của quốc gia được xác lập.
Các nhà vô địch Olympic đã đạt được những thành tích phi thường gồm có V-la-đi-mia
Xa-nhi-cốp (Liên Xô), người đầu tiên trong lịch sử môn bơi đã vượt 1.500m kiểu tự do hết 14
phút 58 giây 27. Herđơ VétXíc (Cộng hòa Dân chủ Đức) nhảy cao 2,36m.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Liên Xô; 2. Cộng hòa Dân chủ Đức; 3. Bungari.
Đại hội Olympic lần thứ 23
Tổ chức năm 1984 tại Los Angeles (Mỹ). Như nhiều tờ báo dự đoán, các VĐV Mỹ
không tham dự đại hội Olympic Matxcơva. Liên xô và các nước Đông Âu cũng tẩy chay đại
hội Olympic Lốt Angiơles. Môn Maratông nữ lần đầu tiên được đưa vào chương trình đại hội.
Trong môn bơi lội, nữ VĐV trẻ 15 tuổi của Mỹ thật tuyệt vời, Tracy Caulkins giành chiến
thắng ở cự ly 200m, 400m và thêm một huy chương vàng cùng với đồng đội ở môn bơi tiếp sức 4x400m.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Cộng hòa liên bang Đức; 3. Rumani; 4. Canada.
Đại hội Olympic lần thứ 24
Tổ chức năm 1988 tại Seoul (Hàn Quốc) với 9.594 VĐV (trong đó có 2471 nữ) đại diện cho 160 nước.
VĐV chạy tốc độ người Canada Ben Johnson lập kỷ lục thế giới ở cự ly 100m với thành
tích 9 giây 79. Tuy nhiên, sau 72 tiếng đồng hồ, VĐV bị phát hiện đã sử dụng các loại thuốc kích
thích trong làng Olympic. Ben Johnson đã phải trả chức vô địch cho VĐV Mỹ Carl Lewis với thành tích 9 giây 92.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Liên Xô; 2. Cộng hòa Dân chủ Đức 3. Mỹ; 4. Hàn Quốc.
Đại hội Olympic lần thứ 25
Tổ chức năm 1992 tại Barcelona (Tây Ban Nha) có 10.632 VĐV của 172 nước (trong
đó có 3.032 VĐV nữ tham gia ba môn thể thao: cầu lông, judo, hai môn phối hợp). Có 25
môn thể thao được đưa vào chương trình chính thức, trong đó lần đầu tiên xuất hiện 3 môn thể
thao mới, đó là cầu lông, bóng chày và võ judo nữ. Tại đại hội, 13 kỷ lục thế giới mới và 94
kỷ lục Olympic được xác lập. Đại hội diễn ra trong bầu không khí tưng bừng phấn khởi, đoàn kết và hữu nghị.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Đoàn SGN (Liên Xô cũ); 2. Mỹ; 3. Đức; 4. Trung Quốc.
Đại hội Olympic lần thứ 26
Được tổ chức năm 1996 tại Atlanta bang Georgie (Mỹ). Tham gia đại hội có 10.332
VĐV của 197 nước đua tài trong 271 cuộc thi đấu của 26 môn thể thao để giành 1.838 huy chương.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Nga; 3. Đức; 4. Trung Quốc.
Đại hội Olympic lần thứ 27
Được tổ chức năm 2000 tại thành phố Sydney (Ôt-xtrây-lia) với 16.000 VĐV và các
quan chức, huấn luyện viên. Có 9.000 tình nguyện viên làm nhiệm vụ. Hàng loạt kỷ lục mới
được xác lập. Đại hội chú ý tôn vinh phụ nữ, toàn bộ phụ nữ mang đuốc trên sân vận động đều
là các VĐV đoạt từ 3 huy chương Olympic trở lên.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Nga; 3. Trung Quốc; 4. Oxtraylia.
Các nước Đông Nam Á In-đô-nê-xi-a vẫn dẫn đầu với 1 HCV, 3 HCB và 2 HCĐ. Thái
Lan 1 huy chương vàng môn quyền Anh. Việt Nam giành được HCB Olympic đầu tiên ở môn
taekwondo của nữ VĐV Trần Hiếu Ngân. 14
Đại hội Olympic lần thứ 28
Đại hội được tổ chức năm 2004 tại Athens (Hy Lạp). Thời gian tổ chức đại hội từ
13-29/8/2004, có 201 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm 10.625 VĐV. Có 28 môn, với 301 nội dung thi đấu.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Trung Quốc; 3. Nga; 4. Oxtraylia.
Đại hội Olympic lần thứ 29
Đại hội được tổ chức năm 2008 tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), diễn ra từ ngày
8-24/8/2008. Có11.028 VĐV của 204 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Gồm 28 môn, với 302 nội dung thi đấu.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Trung Quốc; 2. Mỹ; 3. Nga; 4. Anh.
Đại hội Olympic lần thứ 30
Diễn ra tại London (Anh) từ ngày 27/7-12/8/2012. Khoảng 10.500 VĐV từ 205 Ủy ban
Olympic quốc gia đăng ký tham gia thi đấu. Có 26 môn thi đấu với 302 bộ huy chương (bớt đi 2
môn so với Olympic 2008 ở Bắc Kinh là bóng chày và bóng mềm). Trong đó có 302 huy
chương vàng đã được trao cho các động viên thi đấu ở 26 môn thể thao.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Trung Quốc; 3. Anh; 4. Nga.
Đại hội Olympic lần thứ 31
Diễn ra tại thành phố Rio de Janeiro (Brasil) từ ngày 05-21/8/2016. Có trên 10.500
VĐV tham gia tranh tài từ 206 Ủy ban Olympic quốc gia. Với 306 bộ huy chương, đại hội
bao gồm 28 môn thể thao Olympic.
Xếp hạng toàn đoàn: 1. Mỹ; 2. Anh; 3. Trung Quốc; 4. Nga.
Tại Đại hội Olympic mùa hè lần thứ 31, Thể thao Việt Nam giành được 23 suất đến Thế
vận hội rải đều ở 11 môn, trong đó đáng nói nhất là việc chúng ta có VĐV tham dự ở những
môn thể thao rất cơ bản như bơi, điền kinh, cử tạ, thể dục dụng cụ, vật…
Kể từ sau ngày đất nước thống nhất, Thế vận hội đầu tiên mà TTVN tham dự là
Olympic Moscow 1980 với 31 VĐV. Sau đó, kể từ năm 1988, Việt Nam tham gia đầy đủ các
kỳ Olympic Seoul (Hàn Quốc) 1988 với 10 VĐV; Barcelona (Tây Ban Nha) 1992 với 7 VĐV;
Atlanta (Mỹ) 1996 với 6 VĐV; Sydney (Australia) 2000 với 7 VĐV; Athens (Hy Lạp) 2004
với 11 VĐV; Bắc Kinh (Trung Quốc) 2008 với 21 VĐV; London (Anh) 2012 với 18 VĐV và
Rio de Janiero (Brazil) 2016 với 23 VĐV.
Kết quả: Đoàn Việt Nam đạt 01 HCB môn cử tại (năm 2008); 01 HCV, 01 HCB của
VĐV Bắn súng Hoàng Xuân Vinh ở nội dung 10m súng ngắn hơi nam, 50m súng ngắn nam.
Xếp hạng 48/206 quốc gia và vùng lãnh thổ (năm 2016).
Các đại hội Olympic mùa đông
Đại hội Olympic mùa đông lần đầu tiên đã được diễn ra năm 1924 tại Chamonix (Pháp).
Đại hội Olympic mùa đông lần tiếp theo sẽ được tổ chức ở Pyeongchang (Hàn Quốc) năm 2018.
1.3. LỊCH SỬ THỂ DỤC THỂ THAO VIỆT NAM
1.3.1. Sơ lược lịch sử TDTT Việt Nam
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc cách
mạng tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đất nước vừa giành
được độc lập dân tộc đã gặp phải biết bao khó khăn, trở lực bởi thù trong giặc ngoài, cộng thêm
với nền kinh tế do chế độ cũ để lại rất nghèo nàn lạc hậu, nhân dân nhiều nơi đói rét, dịch bệnh
hoành hành, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, thất học và mù chữ nặng nề. Trong hoàn cảnh đó
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Đảng ta đề ra nhiều chủ trương hết sức đúng đắn, kịp thời nhằm
đẩy lùi những khó khăn trở lực và Người kêu gọi đồng bào cả nước chống giặc đói, giặc dốt,
giặc ngoại xâm. Đồng thời do nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vai trò sức khỏe con người, 15
sức khỏe nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm ký Sắc lệnh thành lập ngành Y tế và ngành
TDTT của nước Việt Nam mới.
Ngày 31/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục
Trung ương thuộc Bộ Thanh niên, tiền thân của ngành TDTT ngày nay. Ngành TDTT mới ra
đời nhiệm vụ là liên lạc mật thiết với Bộ Y tế và Bộ Giáo dục để nghiên cứu phương pháp và
thực hành thể dục trong toàn quốc nhằm tăng bổ sức khỏe quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam.
Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký tiếp Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh
niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và
trực tiếp chỉ đạo công tác GDTC cho thế hệ trẻ.
Ngành TDTT mới là cơ quan tham mưu của Chính phủ cách mạng do Hồ Chủ tịch đứng
đầu. Đây là cơ quan quản lý, điều hành công tác TDTT trong phạm vi cả nước. Ngành TDTT
mới là cơ quan đặc trách công tác TDTT vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Điều đó chưa từng
có trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ trước cách mạng tháng Tám.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ hướng cho sự hình thành và phát triển nền TDTT mới. Để
nền thể thao mới hình thành và phát triển mang bản chất cách mạng, vì lợi ích của toàn dân và
đất nước thì điều cơ bản nhất là có sự định hướng đúng đắn, chỉ ra được mục tiêu, nhiệm vụ rõ
ràng. Để đáp ứng điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục". “Lời
kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Người như ánh dương tỏa chiếu, định hướng cho sự hình
thành và phát triển nền TDTT mới của nước Việt Nam mới.
Vào một buổi chiều cuối tháng 3/1946, khi tập thể cán bộ của Nha đang thảo luận công
tác, tìm cách phát động phong trào TDTT, Bộ trưởng Bộ Thanh niên kiêm Giám đốc Nha thể
dục Trung ương đi vào, hồ hởi thông báo: “Hồ Chủ tịch viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”.
“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” do Bác Hồ tự tay viết với văn phong bình dị, rõ ràng, ai cũng
có thể hiểu được. Người viết:
“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe
mới thành công. Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một
người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi
bổ sức khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên tập luyện thể dục, bồi bổ sức
khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước.Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai,
già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được. Mỗi người lúc ngủ dậy, tập ít phút thể dục, ngày
nào cũng tập thì khí khuyết lưu thông, tinh thần đầy đủ. Như vậy là sức khỏe. Dân cường thì
nước thịnh. Tôi mong đồng bào ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi ngày nào cũng tập”.
“Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” của Bác Hồ với ý tưởng cao đẹp của Người có ảnh
hưởng sâu sắc với tình cảm, tinh thần và hành động của nhân dân và mọi người hăng hái làm
theo tiếng gọi của vị lãnh tụ kính yêu. Chỉ hai tháng sau khi “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”
của Bác Hồ đăng trên báo Cứu quốc số 199, ngày 27/3/1946, trong toàn quốc đã dấy lên phong
trào Khỏe vì nước sôi nổi. Phong trào Khỏe vì nước thực chất là bước đầu của nền TDTT mới
còn non trẻ nhưng đầy sinh lực phát triển.
Với những việc làm như: Ra sắc lệnh thành lập ngành TDTT, viết “Lời kêu gọi toàn dân
tập thể dục”, đích thân phát động phong trào Khỏe vì nước phát triển sôi nổi, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã khai sinh nền TDTT mới của nước Việt Nam mới.
Với các tên: Nha Thể thao Trung ương thuộc Bộ Thanh niên rồi đến Nha thanh niên và
Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục (1946) và sau này là Ban TDTT Trung ương (1957), đổi
thành Ủy ban TDTT (1960), Ủy ban TDTT đã giữ được vị trí TDTT trong xã hội và trong các
giai đoạn cách mạng khác nhau. Lãnh đạo các phong trào thể thao trong nước và quốc tế.
Kể từ khi thành lập đến nay, ngành TDTT Việt Nam đã nhận được rất nhiều thư của các
vị. Với sự kiện được đăng cai SEA Games 22 vào tháng 12/2003 tại nước nhà, ngành TDTT 16
Việt Nam muốn khẳng định với toàn thế giới rằng, TTVN cũng có thể sánh vai cùng với các
quốc gia trong khu vực và thế giới. Qua đó, cũng muốn thể hiện rằng tiềm năng của TTVN là rất to lớn.
1.3.2. Ngày Thể thao Việt Nam 27/3
Ngày 30/01/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14, thành lập Nha Thể dục
Trung ương trong Bộ Thanh niên. Với mục tiêu “xét vấn đề thể dục rất cần thiết để tăng bổ
sức khoẻ quốc dân và cải tạo nòi giống Việt Nam”.
Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 38 thiết lập trong Bộ
Quốc giao Giáo dục một Nha Thanh niên và Thể dục gồm có một phòng Thanh niên Trung
ương và một phòng Thể dục Trung ương. Trên thực tế, với những quy định của Bộ Quốc gia
giáo dục, Phòng Thể dục TW đảm nhiệm toàn bộ chức năng, nhiệm vụ của Nha Thể dục TW
cũ. Cũng trong ngày 27/3/1946, trên Báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng bài “Sức
khỏe và thể dục” của Người. Thực chất đây là lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ.
Như vậy, chỉ có Ngành TDTT được “ưu tiên” đến thế khi, Chủ tịch nước ban hành 2 sắc lệnh
thành lập trong vòng 2 tháng.
Ngày 29/01/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban
hành Quyết định số 25/CT về việc lấy ngày 27/3 hàng năm làm “Ngày Thể thao Việt Nam”.
Đây là văn kiện lịch sử, được coi như cương lĩnh đầu tiên về xây dựng nền TDTT cách mạng
của nước Việt Nam mới, thể hiện tập trung tư tưởng Hồ Chí Minh về TDTT phục vụ sức
thịnh. Theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, nhiều nơi trong cả nước dấy lên phong trào Khoẻ vì
nước rầm rộ trong năm 1946.
Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày sự phát sinh của thể dục thể thao?
2. Trình bày sơ lược GDTC trong xã hội thị tộc?
3. Trình bày sơ lược TDTT ở các quốc gia chiếm hữu nô lệ trong thế giới cổ đại?
4. Trình bày sơ lược TDTT ở Hy Lạp cổ đại?
5. Trình bày sơ lược lịch sử Thể dục Thể thao Việt Nam?
6. Trình bày sơ lược sự thành lập Ủy ban Olympic quốc tế?
7. Trình bày các nguyên tắc cơ bản của lý tưởng Olympic?
8. Nêu ý nghĩa biểu tượng Olympic? Cờ Olympic? Khẩu hiệu Olympic?
9. Nêu kết quả của đoàn thể thao Việt Nam tại các kỳ Olympic mùa hè? 17 Chương 2
GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Tóm tắt: Nắm được các khái niệm cơ bản (văn hóa, văn hóa thể chất, thể dục, thể thao,
giáo dục thể chất, phát triển và hoàn thiện thể chất) là một vấn đề quan trọng trong quá trình
dạy và học tập môn học GDTC. Ngoài ra, chương 2 còn trình bày các mục đích, yêu cầu, nội
dung chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên; Các hình thức giáo dục thể chất và những
điểm cần chú ý trong tập luyện thể dục thể thao mà sinh viên cần nắm được trong quá trình
học tập và rèn luyện TDTT với mục đích trang bị cho sinh viên những khái niệm cơ bản trong
giáo dục thể chất và nắm vững mục đích yêu cầu của môn học.
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. Văn hóa
Là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi
mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Văn hoá được xác định là hoạt động sáng tạo mà trong đó người ta sử dụng những di
sản văn hoá nhân loại để lại và tạo ra những di sản văn hoá mới. Văn hoá là những phương
thức và kết quả của hoạt động cải tạo thế giới của con người (xã hội), nghĩa là những hoạt
động nhằm cải tạo tự nhiên, bắt tự nhiên thoả mãn nhu cầu của con người. Trong quá trình
phát triển của xã hội loài người đã nảy sinh một loạt hoạt động đặc biệt nhằm cải thiện ngay
chính bản thân con người, cải tạo ngay phần tự nhiên trong con người. Hoạt động ấy được gọi
là văn hoá thể chất (VHTC).
1.2. Văn hoá thể chất
VHTC là một nhân tố xã hội tác động điều khiển sự phát triển thể chất. VHTC là một
hoạt động đặc biệt. Cho nên khi phân tích VHTC như một hoạt động cần xuất phát từ ba luận điểm:
- VHTC là một hoạt động.
- VHTC là một tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để hoạt động.
- VHTC là kết quả của hoạt động.
1.2.1 Văn hoá thể chất là một hoạt động
Đối tượng hoạt động của VHTC là phát triển thể chất con người. Song, VHTC là một
hoạt động có cơ sở đặc thù là sự vận động tích cực hợp lý của con người. Nói cách khác để
VHTC là những hình thức hoạt động vận động hợp lý (hoạt động có dấu hiệu bản chất là
những động tác được tổ chức thành một hệ thống). VHTC không phải là toàn bộ các hình thức
hoạt động mà chỉ bao gồm những hình thức, nguyên tắc cho phép hình thành tốt nhất những
kỹ năng, kỹ xảo (KNKX) vận động cần thiết cho cuộc sống và sự phát triển các năng lực thể
chất quan trọng, tối ưu trạng thái sức khỏe và khả năng làm việc.
Thành phần cơ bản của VHTC khi xem xét như hoạt động là bài tập thể chất (BTTC).
BTTC là phương tiện chuyên môn cơ bản của quá trình GDTC. Dấu hiệu đặc trưng của bài
tập thể chất là “lặp lại”. BTTC có nguồn gốc từ lao động nó ra đời từ cổ xưa mang theo đặc
điểm của lao động chân tay và mang tính thực dụng trực tiếp trong những ngày đầu.
Ngoài lao động BTTC còn được nảy sinh và phát triển từ các lễ hội, tôn giáo (dùng
những động tác có tính chất tượng trưng để biểu thị tình cảm, niềm vui và nỗi buồn, sự sùng
bái thần linh), yếu tố quân sự, các trò vui chơi giải trí và các bài tập rèn luyện thân thể để
phòng chữa một số bệnh. 18
1.2.2 Văn hoá thể chất là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra để hoạt động
Trên con đường phát triển lâu dài của mình nội dung và hình thức của VHTC dần dần
được phân hóa đối với các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội và hoạt động (giáo dưỡng,
sản xuất, nghỉ ngơi giải trí, y học...). Do vậy đã hình thành nên những bộ phận VHTC có ý
nghĩa xã hội (VHTC trường học, VHTC sản xuất, đời sống...). Hiệu lực của những bộ phận
VHTC này như tổng hợp những phương pháp, phương tiện giải quyết các nhiệm vụ giáo dục,
giáo dưỡng tăng cường sức khỏe ngày càng tăng. Đồng thời ý nghĩa của từng bộ phận VHTC
cũng tăng lên tương ứng.
Ngoài những giá trị kể trên còn có những giá trị quan trọng khác nhau như kiến thức
khoa học, thực dụng chuyên môn, những nguyên tắc, quy tắc và phương pháp sử dụng BTTC,
những tiêu chuẩn đạo đức, những thành tích TT.
Về các giá trị vật chất đó là những điều kiện được tạo ra phục vụ cho hoạt động VHTC
trong xã hội như: các tác phẩm nghệ thuật về TDTT, các công trình thể thao (TT), trang thiết bị tập luyện...
1.2.3 Văn hoá thể chất là kết quả của hoạt động
Đó chính là những kết quả sử dụng những giá trị vật chất và tinh thần kể trên trong xã
hội. Trong số những kết quả này phải kể đến trước tiên đó là trình độ chuẩn bị thể lực, mức độ
hoàn thiện KNKX vận động, mức độ phát triển khả năng vận động, thành tích TT và những
kết quả hữu ích khác đối với cá nhân và xã hội.
Kết quả thực hiện bản chất nhất của việc sử dụng các giá trị VHTC trong đời sống xã
hội là số người đạt được chỉ tiêu hoàn thiện thể chất.
Hoàn thiện thể chất là mức độ hợp lý của trình độ chuẩn bị thể lực chung và phát triển
thể lực cân đối. Mức độ hợp lý này phù hợp với yêu cầu của lao động và những hoạt động
sống khác, phản ánh mức độ phát triển tương đối cao năng khiếu thể chất cá nhân, phù hợp
với quy luật phát triển toàn diện nhân cách và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Ngoài ra để đánh giá và khẳng định những kết quả đạt được trong hoạt động thông qua
các chỉ tiêu trên con người đã tiến hành tổ chức hoạt động thi đấu để đánh giá trình độ, uy tín
của con người lúc bấy giờ. Mầm mống của TT đã nảy sinh chính từ thực tế đó và được kết hợp
ngay trong quá trình lao động, ban đầu còn rất đơn giản và đến ngày nay nó đã trở thành một
lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống của con người đó là TT.
Vai trò giá trị thực tế của VHTC trong xã hội phụ thuộc vào những điều kiện sống cơ
bản của nó. Điều kiện sống xã hội quy định đặc điểm sử dụng và phát triển VHTC. Tùy thuộc
vào những điều kiện ấy mà kết quả thực tế tác động của VHTC tới con người có sự khác nhau
mang tính chất nguyên tắc.
Từ những phân tích trên, có thể xác định khái niệm VHTC như sau:
VHTC là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ
bản là các bài tập thể lực nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao,
góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lý. 1.3. Thể dục 1.3.1 Khái niệm
Thể dục là tất cả những hoạt động của cơ thể nhằm nâng cao hoặc duy trì sự vừa vặn của
cơ thể và sức khỏe nói chung. 19 1.3.2 Phân loại
Dựa trên quan điểm khoa học giáo dục, người ta đã phân chia các bài tập thể dục ra làm 3
nhóm với các loại sau đây:
a. Nhóm các bài tập phát triển chung bao gồm: Thể dục cơ bản, thể dục vệ sinh, thể dục thể hình.
b. Nhóm thể dục thi đấu (thể dục có chiều hướng thể thao) gồm: Thể dục dụng cụ, nhào lộn, thể dục nghệ thuật.
c. Nhóm thể dục thực dụng bao gồm: Thể dục sản xuất, thể dục thực dụng nghề nghiệp, thể
dục bổ trợ thể thao, thể dục quân sự, thể dục chữa bệnh. 1.4. Thể thao 1.4.1. Khái niệm
Người ta phân biệt thể thao (TT) theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
a. Thể thao theo nghĩa hẹp: Thể thao là một hoạt động thi đấu
Hoạt động thi đấu được hình thành trong xã hội loài người mà thông qua thi đấu con
người phô diễn, so sánh khả năng về thể chất và tinh thần. Khái niệm này chỉ nêu lên những
đặc điểm bên ngoài để phân biệt TT với các hiện tượng khác.
Bản chất của TT không chỉ giới hạn ở thành tích TT thuần túy, mà nó còn là hoạt động
tác động toàn diện tới con người.
Thể thao theo nghĩa rộng: Trước nhất là bao gồm hoạt động thi đấu, là sự chuẩn bị tập
luyện đặc biệt cho thi đấu, là mối quan hệ đặc biệt giữa người với người trong thi đấu cùng
với ý nghĩa xã hội và thành tích thi đấu gộp chung lại.
TT là hiện tượng xã hội: Đối với cá nhân, TT là khát vọng của con người không ngừng
mở rộng giới hạn khả năng của mình được thực hiện thông qua nhiệm vụ đặc biệt, tham gia
thi đấu gắn liền với khắc phục khó khăn ngày càng tăng và TT là một thế giới cảm xúc do
thắng lợi hay thất bại mang lại, nó còn là lĩnh vực tiếp xúc độc đáo giữa người với người.
Theo cách diễn đạt trên thì khái niệm TT có một phần đồng nghĩa với khái niệm VHTC,
trong quan hệ nhất định khái niệm VHTC rộng hơn khái niệm TT. VHTC không chỉ bao gồm
một phần lớn TT mà còn gồm nhiều thành phần khác nhau như: TDTT trường học, thể dục
chữa bệnh, thể dục vệ sinh vv... Như vậy, VHTC có mối quan hệ rộng rãi với TT nhưng
không có nghĩa trùng hợp hoàn toàn. 1.4.2. Phân loại
Thể thao là một bộ phận của TDTT xã hội thực hiện chức năng mở rộng giới hạn khả
năng thể chất và tinh thần con người. Trong xã hội TT bao gồm hai bộ phận: TT quần chúng
(TT cho mọi người) và TT thành tích cao (TT đỉnh cao).
a. TT thành tích cao: Có mục đích trực tiếp là thành tích tuyệt đối. Hoạt động TT thành
tích cao chiếm một giai đoạn lớn trong cuộc đời VĐV. Đối với họ hoạt động TT chiếm ưu thế
trong chế độ sống. Cuộc sống của VĐV cấp cao phải được tổ chức đặc biệt phù hợp với hệ
thống tập luyện và thi đấu. Đối với VĐV TT thành tích cao - TT là nghề nghiệp.
Thể dục thể thao thành tích cao được sinh ra trong thực tiễn của thể dục thể thao thao. Thể
dục thể thao thành tích cao là: Trên cơ sở phát triển toàn diện các tố chất cơ thể, có được thể
lực, trí lực và tài năng vận động ở mức độ giới hạn lớn nhất với mục tiêu là giành được thành
tích cao nhất mà tiến hành các hoạt động huấn luyện khoa học và thi đấu. Nó vừa theo đuổi mục 20
tiêu: “Cao hơn, nhanh hơn, mạnh hơn” vừa là đề xướng các nguyên tắc “Thi đấu công bằng”
“tham gia thi đấu giành thắng lợi là quan trọng”.
Vì sự thi đấu trên đấu trường diễn ra hết sức kịch liệt nên phần lớn các quốc gia đã sử
dụng các biện pháp, phương pháp huấn luyện khoa học tiên tiến để nhằm mục đích đạt được
những kỷ lục về thể dục thể thao của nhân loại.
b. TT quần chúng: Khác với TT thành tích cao ở mức độ thành tích cần vươn tới. TT
thành tích cao lấy kỷ lục nhân loại, kỷ lục châu lục, khu vực làm đích phấn đấu. Trong khi đó
mục đích của TT quần chúng được xác định phù hợp với khả năng cá nhân. Vấn đề cơ bản
của TT quần chúng là sức khỏe, là trình độ chuẩn bị thể lực chung.
Thể dục thể thao quần chúng bao gồm nhiều loại hình như thể dục thể thao giải trí, thẩm
mỹ, thể dục thể hình, dưỡng sinh, thể dục thể thao trị liệu... Đối tượng của thể dục thể thao
quần chúng là nhân dân, trong đó bao gồm có nam, nữ, già, trẻ, những người thương tật. Lĩnh
vực hoạt động của thể dục thể thao quần chúng cũng rất rộng lớn từ gia đình cho đến xã hội.
Nội dung, hình thức hoạt động của nó cũng rất đa dạng, phong phú. Số lượng người tham gia
cũng rất đông. Sự phát triển có tính chất rộng rãi và mức độ xã hội hoá thể dục thể thao quần
chúng được quyết định bởi sự phồn vinh về kinh tế, mức độ phát triển mặt bằng chung về
cuộc sống và sự ổn định chính trị của một đất nước.
Như vậy, TT là phương pháp, các buổi tập TT vì sức khỏe chịu sự chi phối của hoạt
động nghề nghiệp (lao động, học tập).
1.5. Giáo dục thể chất
GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức có mục
đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, KNKX... từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều
đó có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đầy đủ
đặc điểm của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù
hợp với học sinh, sinh viên, với nguyên tắc sư phạm...).
GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị KNKX vận động và những tri thức
chuyên môn (giáo dưỡng), phát triển tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe.
Như vậy GDTC có thể chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác (giáo
dưỡng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực.
Dạy học động tác là nội dung cơ bản của giáo dưỡng thể chất. Đó là quá trình trang bị
những KNKX vận động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống và những tri thức chuyên môn.
Bản chất của thành phần thứ hai trong GDTC là tác động hợp lý tới sự phát triển tố chất
vận động đảm bảo phát triển các năng lực vận động (sức nhanh, sức mạnh, sức bền...).
Như vậy GDTC là một loại giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy học động tác và giáo
dục các tố chất vận động của con người. Việc dạy học động tác và phát triển các tố chất thể
lực có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau. Nhưng
chúng không bao giờ đồng nhất, giữa chúng có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn phát
triển thể chất và GDTC khác nhau.
Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với trí dục, đức
dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Các nhiệm vụ của GDTC: 21
Nhóm nhiệm vụ GDTC theo nghĩa hẹp: Củng cố và tăng cường sức khoẻ, phát triển cân
đối hình thái chức năng cơ thể, phát triển tố chất vận động và khả năng hoạt động thể lực của con người.
Nhiệm vụ giáo dưỡng thể chất: Hình thành và hoàn thiện KNKX vận động quan trọng
trong cuộc sống, kể cả KNKX thực dụng và thể thao, trang bị những kiến thức chuyên môn.
Nhiệm vụ giáo dục theo nghĩa rộng (hình thành nhân cách): Giáo dục đạo đức ý chí,
góp phần xây dựng con người phát triển toàn diện.
Việc tách riêng lẻ các nhiệm vụ trên chỉ là tương đối. Trên thực tế của quá trình GDTC
bao giờ người ta cũng tiến hành đồng thời các nhiệm vụ (như giáo dục đạo đức, ý chí, thẩm
mỹ và trí tuệ; giáo dưỡng thể chất với giáo dục các tố chất thể lực).
1.6. Phát triển thể chất
Thể chất chỉ chất lượng thân thể con người. Đó là những đặc trưng tương đối ổn định về
hình thái và chức năng của cơ thể được hình thành và phát triển do bẩm sinh, di truyền và
điều kiện sống (bao gồm cả giáo dục và rèn luyện).
Năng lực thể chất: gồm thể hình, khả năng chức năng và khả năng thích ứng.
Phát triển thể chất là sự thay đổi về kích thước, chức năng cơ thể diễn ra trong suốt
cuộc đời. Sự phát triển thể chất biểu hiện ra bên ngoài như thay đổi về chiều cao, cân nặng,
thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi khả năng vận động như các tố chất: mạnh,
nhanh, bền, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động.
Sự phát triển thể chất diễn ra dưới sự ảnh hưởng của ba nhân tố: - Bẩm sinh di truyền; - Môi trường; - Giáo dục.
Sự phát triển thể chất trước hết là quá trình tự nhiên, nó tuân thủ những quy luật tự
nhiên, quy luật sinh học (quy luật phát triển theo lứa tuổi, giới tính). Sự phát triển ấy do gen
quy định (bẩm sinh, di truyền). Những quy luật thay đổi về hình thái dẫn đến thay đổi về chức
năng, sự thay đổi về số lượng dẫn đến thay đổi về chất lượng. Yếu tố bẩm sinh di truyền là
tiền đề vật chất cho sự phát triển.
Sự phát triển thể chất con người còn chịu sự chi phối của những nhân tố xã hội, trong
chừng mực nhất định thì xu hướng và tốc độ phát triển phụ thuộc vào điều kiện sống, điều
kiện lao động, nghỉ ngơi có ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất một cách tự phát. Ví dụ: lao
động chân tay có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ bắp nhưng thường phát triển lệch lạc không
cân đối. Trong trường hợp lao động chân tay quá nặng còn làm cơ thể suy thoái.
Nhân tố giáo dục tác động tới sự phát triển thể chất một cách chủ động tích cực nó
quyết định xu hướng của sự phát triển và tốc độ phát triển. Về bản chất, giáo dục là một quá
trình điều khiển về sự phát triển thể chất. Vai trò của giáo dục còn thể hiện ở chỗ nó có thể
khắc phục, sửa chữa được những lệch lạc do lao động hoặc những hoạt động sống khác gây nên.
Dưới tác động của GDTC ta có thể tạo được những phẩm chất mới mà bẩm sinh di
truyền không để lại như: khả năng chịu đựng và làm việc trong trạng thái mất trọng lượng 22
trong không gian và chịu áp suất cao. TDTT còn tạo cho sự phát triển thể chất những đặc
điểm và xu hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và cá nhân.
1.7. Hoàn thiện thể chất
Là mức độ quy định theo thời gian về phát triển thể lực, sức khoẻ, sự phát triển toàn
diện năng lực thể chất của từng cá thể (ở đây bao gồm cả tố chất thể lực lẫn kỹ năng vận
động) để phù hợp với những yêu cầu hoạt động của con người trong những điều kiện cụ thể
của lao động sản xuất, quốc phòng, đời sống xã hội nhằm đảm bảo năng xuất lao động và kéo dài tuổi thọ.
Thời gian hoàn thiện thể chất ở đây có thể là một giai đoạn ngắn như: Từng buổi tập, có
thể là dài như một năm, hai năm... trong nhà trường có thể là một học kỳ, một năm học, hay một khoá học.
Hoàn thiện thể chất, hoàn thiện tri thức, hoàn thiện nhân cách là những vấn đề rất rộng
lớn, không có giới hạn cuối cùng, mà con người phải phấn đấu suốt đời không ngừng vươn
tới những mục tiêu phát triển cao hơn.
2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Từ ngày giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước luôn coi con người là vốn quý
nhất của xã hội. Đó là: “Con người Việt Nam là con người phát triển toàn diện, có cuộc sống
tập thể và cuộc sống cá nhân hài hoà, phong phú...”. Như vậy con người Việt Nam là con
người được phát triển một cách toàn diện và đầy đủ.
Như vậy mục tiêu cần phải đạt được của người cán bộ khoa học kỹ thuật trong các
trường đại học của chúng ta là: Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sạch về đạo
đức, phong phú về tinh thần có khả năng lao động và có tính tích cực chính trị - xã hội.
GDTC trong nhà trường là quá trình hoạt động thống nhất và đồng thời giữa hai mặt:
Giảng dạy, học tập và rèn luyện.
Giảng dạy là thông qua giáo viên truyền thụ những kiến thức kỹ thuật, phương pháp vận
động cơ bản cần thiết để người học sinh có khả năng tự vận động, tự rèn luyện.
Học tập rèn luyện là quá trình mỗi sinh viên tự tích cực, tự giác, tự lực chủ động, vận
động những kiến thức đã học, đã tiếp thu được để rèn luyện, biến quá trình đào tạo của nhà
trường thành quá trình tự rèn luyện một cách sáng tạo có hiệu quả.
3. NHIỆM VỤ VÀ YÊU CẦU GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 3.1. Nhiệm vụ
Đảm bảo sự phát triển lành mạnh, cân đối về hình thái và chức năng cơ thể của người.
Nâng cao năng lực thể chất để có khả năng chống đỡ những ảnh hưởng có hại của môi trường xung quanh.
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp
luyện tập TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản của một số môn TT thích hợp. Trên cơ
sở đó bồi dưỡng sử dụng các phương tiện để tự rèn luyện thân thể, tham gia tích cực vào việc
tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT của nhà trường và xã hội.
Thông qua học tập và rèn luyện TDTT, rèn luyện cho sinh viên có đạo đức, ý chí, lòng
dũng cảm, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tập thể, óc thẩm mỹ góp phần phát triển trí tuệ con
người mới. Thông qua đó mà xây dựng niềm tin, lối sống tích cực, lành mạnh, tinh thần tự giác
học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc. 3.2. Yêu cầu 23
Trên cơ sở nắm vững những lý luận và phương pháp rèn luyện, cũng như những hiểu
biết về kỹ thuật cơ bản của TDTT, sinh viên phải áp dụng được vào trong luyện tập hàng ngày;
Nâng cao ý thức tự giác trong tập luyện để thể lực từng bước được hoàn thiện;
Tập một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống các bài tập về GDTC, cũng như thực
hiện nghiêm túc những yêu cầu và quy định của giáo viên hướng dẫn.
4. CÁC HÌNH THỨC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
GDTC trong các trường được tiến hành bằng các hình thức sau đây:
- Hình thức buổi tập chính khóa;
- Hình thức buổi tập không chính khóa gồm:
+ Các buổi tập cá nhân;
+ Các buổi tập theo nhóm tự nguyện;
+ Các buổi tập theo nhóm tổ chức.
4.1. Hình thức giờ học chính khóa GDTC
Giờ học chính khóa GDTC có những đặc điểm chung của hình thức lớp - bài, có vai trò
chủ đạo điều khiển và trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học của nhà sư phạm, được tiến hành
theo kế hoạch học tập chặt chẽ của trường học theo thời khóa biểu chung của toàn trường. Giờ
học được tổ chức phù hợp với những nguyên tắc sư phạm chung, với những nguyên tắc
GDTC, việc tiến hành giờ học GDTC phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tác động của giờ học phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe;
- Hoạt động dạy học và giáo dục phải được thực hiện từ đầu đến cuối buổi học;
- Trong giờ học cần tránh khuôn mẫu phương pháp cứng nhắc;
- Đảm bảo bình đẳng trong hoạt động học tập cho tất cả người học, đồng thời chú ý đặc
điểm từng cá nhân người tập để đạt được yêu cầu chung và hạn chế số học sinh yếu kém;
- Các nhiệm vụ đặt ra trong giờ học phải cụ thể sao cho có thể được giải quyết ngay trong giờ học.
Cấu trúc giờ học (buổi tập):
Phần chuẩn bị: để tạo cảm xúc và tâm thế cần thiết, khởi động chức năng cơ thể cho
hoạt động cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả giờ học. Trong phần chuẩn bị thường sử dụng
các bài tập dễ định lượng… Song, cũng phải đảm bảo phát động tâm lý và chức năng nhanh
nhất. Nội dung phần chuẩn bị phải tương ứng với hoạt động trong phần cơ bản của giờ học.
Khởi động gồm khởi động chung và khởi động chuyên môn. Thời gian phần chuẩn bị 10 - 20% thời gian giờ học.
Phần cơ bản: giải quyết các nhiệm vụ phức tạp nhất của giờ học. Các nhiệm vụ đó được
giải quyết thông qua các bài tập thể chất. Một trong những vấn đề quan trọng trong xác định
cấu trúc phần cơ bản của giờ học. Những nhiệm vụ phức tạp nhất có liên quan tới tiếp thu kỹ
thuật mới, tiếp thu các động tác phối hợp phức tạp được bố trí giải quyết ngay vào thời điểm
đầu tiên của phần cơ bản.
Nếu căn cứ vào các giai đoạn dạy học động tác thì trình tự giải quyết nhiệm vụ sau đây
là hợp lý: Làm quen; Học sâu từng phần; Hoàn thiện động tác.
Các bài tập rèn luyện các tố chất thể lực thường được thực hiện theo trình tự: bài tập tốc
độ, bài tập sức mạnh, bài tập sức bền. Trình tự các bài tập không nên cứng nhắc mà phải linh 24
động, sao cho người học phát huy được năng lực thể chất cao trong những trạng thái cơ thể khác nhau…
Để nâng cao trạng thái cảm xúc của người tập và tăng cường tác động đến cơ thể, trong
phần cơ bản, ngoài sử dụng phương pháp bài tập định mức chặt chẽ, người ta còn sử dụng
rộng rãi phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu.
Thời lượng phần cơ bản phụ thuộc vào khối lượng và cường độ vận động, lứa tuổi, giới
tính và nhiều nhân tố khác.
Thời gian phần cơ bản 80 - 85% thời gian giờ học.
Phần kết thúc: Phải được tổ chức sao cho hoạt động chức năng cơ thể giảm xuống dần
dần. Tổ chức thu dọn dụng cụ… tự nó đã có tác dụng hồi tĩnh, giảm bớt lượng vận động. Để
thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục thường sử dụng các bài tập nhẹ nhàng như chạy nhẹ nhàng,
đi bộ, các động tác đơn giản… Giảng viên tiến hành đánh giá ngắn gọn những ưu, nhược
điểm, kết quả học tập; Giao nhiệm vụ, bài tập về nhà cho sinh viên. Hiệu quả của GDTC còn
phụ thuộc rất nhiều vào hình thức tập luyện ngoại khoá như tự tập, tham gia thi đấu, vui
chơi… Vì vậy cần chú ý tới khâu giao nhiệm vụ về nhà cho sinh viên.
Thời gian phần kết thúc 5 - 10% thời gian giờ học.
4.2. Hình thức buổi tập không chính khóa GDTC
Tự luyện không chính khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố sức khỏe,
duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể và chữa bệnh, giáo dục các
tố chất thể lực và ý chí, tiếp thu các KNKX vận động. Các buổi không chính khóa thường có
cấu trúc đơn giản và nội dung eo hẹp so với buổi tập chính khóa, nhưng nó đòi hỏi ý thức kỉ
luật, tinh thần độc lập và sáng tạo cao. Nhiệm vụ cụ thể và nội dung buổi tập không chính
khóa chủ yếu phụ thuộc vào sở thích và hứng thú cá nhân… Theo tính chất hướng dẫn, người
ta phân chia các buổi tập không chính khóa thành: các buổi tự tập cá nhân, các buổi tập theo
nhóm tự nguyện, các buổi tập theo nhóm có tổ chức.
4.2.1. Các buổi tập cá nhân
Các buổi tập TDTT cá nhân thường được tổ chức dưới dạng thể dục buổi sáng, thể dục
vệ sinh và dạo chơi hàng ngày, các buổi tự tập theo xu hướng huấn luyện chung và huấn luyện thể thao.
a. Thể dục vệ sinh
Là hình thức tập luyện cá nhân đơn giản nhất về mặt tổ chức như thể dục sáng, đi dạo
chơi hoặc những tập luyện nhẹ nhàng khác, thường được tiến hành tại nhà hoặc xung quanh
nơi ở, công viên. Nó thường bao gồm đi bộ, chạy và một số bài tập phát triển chung được
thực hiện trong 8 - 10 phút. Tập thể dục vệ sinh buổi sáng có tác dụng phát động cơ thể cho
một ngày làm việc, duy trì khả năng hoạt động thể lực, nghỉ ngơi tích cực.
b. Tự rèn luyện thể lực
Là hình thức phức tạp hơn (rèn luyện thể lực chung, thể lực trong nhà, thể lực thực dụng
nghề nghiệp). Các buổi tập này đòi hỏi nhiều thời gian, có một chế độ sinh hoạt riêng, có
những kiến thức nhất định về lí luận và PP GDTC, tự rèn luyện thể lực phải được tiến hành theo hình thức lên lớp.
Tự tập cá nhân chỉ có hiệu quả khi người tập có một số kiến thức cần thiết về lí luận,
phương pháp chung về GDTC. Trước hết là về các giờ học chính khóa. 25
Tự kiểm tra sức khỏe có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để tổ chức tự tập luyện cá nhân có
kết quả. Tự kiểm tra sức khỏe dựa trên phân tích cảm giác chủ quan, khách quan về trạng thái chức năng cơ thể.
4.2.2. Các buổi tập theo nhóm tự nguyện
Các buổi tập theo nhóm tự nguyện điển hình gồm: trò chơi, lữ hành, du lịch, thi đấu.
Người tổ chức lãnh đạo các buổi tập loại này được các thành viên trong nhóm bầu ra hoặc
được chỉ định. Hình thức tập theo nhóm tự nguyện phổ biến nhất là trò chơi vận động như: trò
chơi học tập - huấn luyện, trò chơi sức khỏe, giải trí, thi đấu. Ví dụ: thi đấu bóng đá giữa các
nhóm sinh viên trong cùng địa phương.
Hiệu quả tập theo nhóm tự nguyện phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chính xác
người chỉ đạo. Đó là người phải có uy tín về nhân cách, có kiến thức cơ bản về phương pháp
tổ chức tập luyện, hiểu biết luật thi đấu, có kinh nghiệm tổ chức…
4.2.3. Các buổi tập theo nhóm tổ chức
Các buổi tập theo nhóm tổ chức được tiến hành dưới sự điều khiển của những người
làm công tác chuyên môn. Tập luyện theo nhóm tổ chức thường là các cuộc thi đấu thể thao,
các buổi tập nâng cao sức khỏe trong các đơn vị, các ngày hội TDTT…
Hoạt động của các VĐV tham gia thi đấu có thể tách biệt thành 3 phần: chuẩn bị tinh
thần thi đấu, tham gia nghi thức khai mạc trọng thể, khởi động. Thực hiện bài tập thi đấu là
phần chính của cuộc thi. Phần kết thúc bao gồm những việc: hồi tĩnh, tổng kết cuộc thi, tham gia nghi lễ bế mạc.
5. CHƯƠNG TRÌNH GDTC DÀNH CHO SINH VIÊN HỆ CHÍNH QUY
5.1. Phân bổ chương trình GDTC dành cho sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chương trình GDTC dành cho sinh viên được bố trí giảng dạy, học tập trong toàn khoá
học 150 tiết với 05 tín chỉ, trong đó 03 tín chỉ bắt buộc, 02 tín chỉ tự chọn (đối với các sinh
viên học từ khoá 60 trở về trước); 90 tiết với 03 tín chỉ, trong đó 01 tín chỉ bắt buộc, 02 tín chỉ
tự chọn (đối với các sinh viên học từ khoá 61 trở đi).
5.2. Nội dung chương trình GDTC1
* Phần lý thuyết chung: Yêu cầu nắm được nội dung cơ bản của môn lý luận và phương
pháp TDTT; Y sinh học TDTT; lý thuyết môn chuyên ngành trong các học phần của chương
trình; Hiểu biết Luật và biết cách tổ chức, trọng tài thi đấu một số môn TDTT trong Học viện.
* Phần thực hành Học phần bắt buộc: Yêu cầu nắm được nội dung cơ bản học phần
GDTC bắt buộc của chương trình; biết luật, trọng tài và tổ chức thi đấu một số môn TDTT;
biết phương pháp tự tập luyện và rèn luyện thể chất, sức khỏe.
Học phần tự chọn: Yêu cầu nắm được nội dung cơ bản học phần GDTC tự chọn của
chương trình; biết luật, trọng tài, phương pháp tổ chức thi đấu một số môn TDTT; biết
phương pháp tự tập luyện kỹ thuật, chiến thuật nhằm nâng cao thành tích thể thao môn tự chọn.
6. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI TẬP LUYỆN TDTT
6.1. Chuẩn bị thể chất và tâm lý
1 Theo Quy định dạy và học môn giáo dục thể chất theo quyết định số 3047/QĐ-HVN ngày 07/10/2015 của Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam 26
Hoạt động TDTT và các hoạt động khác là không giống nhau. Trước khi tập luyện cần
chuẩn bị về thể chất và tâm lý để sẵn sáng đáp ứng yêu cầu của hoạt động với khối lượng và
cường độ cao. Hiểu rõ về tình trạng cơ thể bản thân, điều chỉnh tốt trạng thái tâm lý.
6.2. Trang phục tập luyện
Yêu cầu cơ bản về trang phục trong tập luyện TDTT là phải phù hợp với đặc điểm của
từng môn thể thao, đó là“gọn nhẹ”, phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu. Khi lựa chọn
trang phục nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, nhẹ nhàng hoặc những trang phục có tính
đàn hồi, cần chú ý nguyên tắc “từ dày đến mỏng”.
6.3. Chuẩn bị và làm quen sân bãi dụng cụ
Trước khi tiến hành tập luyện TDTT cần phải làm tốt công tác chuẩn bị dụng cụ tập
luyện mà môn TT đó yêu cầu, cần phải tìm hiểu rõ về thực trạng, cần phải kiểm tra dụng cụ sân bãi tập luyện.
6.4. Tình hình thời tiết
Tình hình thời tiết, khí hậu là một nhân tố cần chú ý trong tập luyện TDTT. Cần phải
kịp thời nắm bắt điều kiện thời tiết trong quá trình tập luyện, cố gắng tránh tập luyện TDTT ở
những điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: ánh nắng chiếu rọi trực tiếp vào gáy, mặt; độ ẩm
quá cao… tránh gió mạnh thổi thốc vào mặt. 6.5. Khởi động
Trước khi tiến hành những vận động với LVĐ cao, cần phải làm tốt phần khởi động.
Khởi động tốt nâng cao sự hưng phấn của hệ thống trung khu thần kinh và khắc phục tính ỳ
của chức năng các cơ quan, phòng ngừa được sự phát sinh chấn thương, điều chỉnh tốt trạng
thái vận động. Khi khởi động cần chú ý các bài tập phù hợp với đặc điểm của từng môn TT,
làm cho trạng thái cơ thể tăng dần, đạt tới trạng thái vận động.
6.6. Hồi phục sau tập luyện
Hồi phục, thả lỏng là một phương pháp tiêu giảm mệt mỏi, thúc tiến sự phục hồi thể lực
của cơ thể. Sau khi con người tham gia vào các hoạt động kịch liệt mà dừng hoạt động ngay
lập tức thì sẽ khó có thể tránh khỏi việc phát sinh hiện tượng chóng mặt, bị ngất, thậm chí còn
dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng khó lường. Do vậy, khi kết thúc các vận động, bắt buộc
phải thực hiện các vận động thả lỏng, làm cho cơ thể chuyển từ trạng thái vận động căng
thẳng sang trạng thái tương đối yên tĩnh. Sau vận động, nhất định phải tiến hành thả lỏng, kết
hợp với xoa bóp hồi phục.
Câu hỏi và bài tập
1. Khái niệm GDTC? Nêu các hình thức GDTC? Chương trình GDTC của Học viện? Vai trò của
GDTC đối với học sinh, sinh viên?
2. Nêu cấu trúc giờ học GDTC và bản chất của giờ học? Là sinh viên anh (chị) đã thể hiện như thế nào trong giờ học GDTC?
3. Nêu những chú ý trong tập luyện TDTT? Những chú ý nào là quan trọng nhất, hãy trình bày ý kiến của mình? 27 Chương 3
LỢI ÍCH, TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
Tóm tắt: Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một vấn đề được toàn xã hội quan
tâm. Sức khỏe nói chung và tìm hiểu các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, lợi ích tác dụng của
tập luyện TDTT đối với sức khỏe là vấn đề quan trọng chúng tôi trình bày trong nội dung
chương này. Với mục đích trang bị các kiến thức về sức khỏe, giúp người đọc hiểu được ý
nghĩa của việc tập luyện TDTT, từ đó có ý thức trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để duy
trì và nâng cao sức khỏe.
1. KHÁI NIỆM VÀ VỊ TRÍ CỦA SỨC KHỎE 1.1 SỨC KHỎE
Theo Nô-vi-cốp (nhà sinh lý học người Nga) cho rằng người khoẻ là: “Người có trạng
thái sinh vật học bình thường, đảm bảo cho cơ thể có thể tiến hành lao động, học tập và hoạt
động xã hội khác nhau trong những điều kiện nhất định”.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) WHO đã đưa ra một định
nghĩa hoàn chỉnh: “Sức khoẻ là một trạng thái hài hoà về thể chất, tinh thần và xã hội mà
không chỉ có nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi người thích ứng nhanh
chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động và lao độngcó kết quả”.
Như vậy một con người khoẻ mạnh phải có những điều kiện sau đây:
- Cơ thể phát triển lành mạnh, tức là các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, tuần
hoàn, hô hấp, vận động... đều lành mạnh, không có bệnh tật và hoạt động bình thường;
- Cơ thể phát triển cân đối và nhịp nhàng theo từng lứa tuổi. Các chỉ số sinh lý phát triển
bình thường như: Chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, cơ bắp chân tay tối thiểu phải đạt
mức trung bình của người Việt Nam;
- Phải có thể lực toàn diện.
Con người đều có các tố chất như: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo và khả năng
phối hợp vận động (khéo léo); nhưng do hoàn cảnh sống, do sự phát triển của mỗi con người
khác nhau mà các tố chất trên phát triển không giống nhau; có người có sức mạnh tốt nhưng
sức bền thường lại không tốt; có người có tốc độ nhưng sức mạnh lại chưa tốt... Do vậy muốn
phát triển các tố chất thể lực một cách đồng đều thì phải rèn luyện toàn diện.
- Thần kinh hoạt động bình thường, luôn luôn có cảm hứng hưng phấn trong cuộc sống lao động và học tập.
1.2 VỊ TRÍ CỦA SỨC KHỎE
Sức khoẻ là một trong những yếu tố cơ bản, đầu tiên để học tập, lao động, đẩy mạnh sản
xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Sức khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cá nhân, môi
trường cộng đồng, xã hội, tình trạng và những vấn đề chung của từng nước và toàn thế giới
(môi trường sinh thái, chiến tranh khu vực, mức sống cao thấp, sự bóc lột ở một số nước chậm phát triển…).
Năm 1978 Hội nghị thế giới gồm 150 quốc gia đã họp tại Alma-Ata (Liên Xô cũ) dưới
sự bảo trợ của Tổ chức Y tế thế giới WHO và quỹ Cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc 28
(UNICEF) đã bàn về việc tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân các nước. Hội nghị đã
thông qua một bản tuyên ngôn quan trọng, tuyên ngôn Alma-Ata với khẩu hiệu: “Sức khoẻ
cho mỗi người đến năm 2000”.
Tuyên ngôn Alma-Ata đã toát lên tư tưởng chỉ đạo lớn của thời đại trong lĩnh vực bảo vệ sức khoẻ là:
- Muốn xây dựng kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, đẩy lùi nghèo khổ, xây dựng hạnh phúc
cho mọi người, một yếu tố quan trọng là sức khoẻ, nghĩa là con người.
- Sức khoẻ là quyền lợi cơ bản của con người, việc đạt tới một tình trạng sức khoẻ cao
nhất đó là một mục tiêu quan trọng đòi hỏi sự tham gia của nhiều lĩnh vực xã hội và kinh tế.
Để xây dựng con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợp nhuần nhuyễn giữa
sự phong phú về tinh thần, sự lành mạnh về đạo đức và sự hoàn thiện về thể chất. Đó là nguồn
hạnh phúc lớn lao của mỗi con người, đồng thời có ý nghĩa chiến lược của cả một dân tộc.
2. LỢI ÍCH VÀ TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO
2.1 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỖI VỚI HỆ VẬN ĐỘNG
Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận động. Tập luyện
TDTT thường xuyên có thể tăng cường được các chất của xương, tăng cường sức mạnh cơ
bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động của các khớp, từ đó mà năng lực hoạt động
của cơ thể đã được nâng lên, xương và khớp được cấu tạo thành. Xương trong cơ thể là một
kết cấu kiên cố, nó bao gồm hơn 200 chiếc xương, những chiếc xương đó đã cấu tạo thành
một chiếc khung giá có tác dụng bảo vệ cho các cơ quan bộ phận bên trong của cơ thể như
não, tim, phổi… Xương còn có một chức năng khác nữa đó là tạo máu cho cơ thể. Do vậy, sự
sinh trưởng và trưởng thành của xương không chỉ có tác dụng quan trọng đối với hình thái cơ
thể mà còn có sự ảnh hưởng quan trọng đối với năng lực vận động và lao động của con người.
Rèn luyện thân thể có thể cải biến kết cấu của xương, thường xuyên tập luyện TDTT có
thể tăng cường các chất trong xương. Tập luyện TDTT làm cho cơ bắp có tác dụng lôi kéo và
áp lực đối với xương làm cho xương không chỉ biến hoá về phương diện hình thức mà còn
làm cho tính cơ giới của xương được nâng lên. Sự biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương
diện hình thái của xương đó là: Cơ bắp bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các
lớp ngoài của xương cũng từ đó được tăng lên, sự sắp xếp của các chất mềm (xốp) bên lớp
trong của xương cũng căn cứ vào áp lực và lực kéo của cơ mà thích nghi. Đây chính là sự
tăng lên về sự kiên cố của xương, từ đó có thể chịu đựng được phụ tải lớn, nâng cao năng lực
chống chịu áp lực, trọng lượng lớn, sự kéo dài và xoay chuyển… của xương.
Ví dụ: VĐV thể dục thực hiện động tác kéo tay xà đơn. Khi thực hiện động tác này, hai
tay của vận động viên luôn phải chịu trọng lực của cơ thể và lực kéo tay của cơ bắp. Nếu
thường xuyên tập luyện động tác này sẽ làm cho xương của hai tay có sự thích nghi với việc
chịu đựng 2 lực kể trên và từ đó năng lực chịu tải của xương 2 tay đã được nâng lên. Cũng
như thế, đối với các vận động viên cầu lông, bắn súng thì tay thuận sẽ to và khoẻ hơn, các vận
động viên nhảy cao, nhảy xa, xương ở chân sẽ khoẻ hơn ở người thường…
Điều này đã nói rõ một vấn đề: Thường xuyên tập luyện TDTT thì sự phát triển của
xương được nâng lên rõ rệt.
Thường xuyên tập luyện TDTT sẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều cao của các em thiếu
niên nhi đồng. Chiều cao hoặc tốc độ trưởng thành được quyết định bởi tốc độ tăng trưởng
của thời kỳ dài xương của các em thiếu niên nhi đồng. Đối với sự phát triển của xương thì đầu 29
mút xương là hết sức quan trọng. Thường xuyên tập luyện TDTT sẽ tăng nhanh tốc độ tuần
hoàn máu, từ đó mà tăng được lượng vật chất dinh dưỡng mà sự phát triển mà đầu mút xương
đòi hỏi. Thường xuyên tập luyện TDTT còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội phân tiết là
kích thích sự sinh trưởng của đầu mút xương, do vậy mà thúc đẩy sự chuyển hoá vitamin D,
tăng cường sự cung cấp các nguyên liệu tạo ra xương, điều này có lợi cho phát triển và trưởng thành của xương.
Căn cứ vào điều tra, khi so sánh những người thường xuyên tập luyện TDTT và những
người không thường xuyên tập luyện cho thấy chiều cao chênh lệch từ 4-8 cm... Trước khi cơ
thể trưởng thành, thông qua tập luyện TDTT có thể cải thiện sự cung cấp máu của xương,
tăng cường sự trao đổi chất, kích thích sự phát triển của xương, làm cho sự cốt hóa được diễn ra liên tục.
Nơi các xương trong cơ thể kết nối với nhau và cũng dựa vào đó để hoạt động gọi là
khớp, bao gồm có dây chằng và cơ. Dây chằng có tác dụng gia tăng sự kiên cố cho khớp, còn
cơ thì không những có thể gia tăng sự kiên cố cho khớp mà còn có tác dụng lôi kéo làm cho
khớp vận động. Khớp là đầu mối quan trọng cho sự liên kết các xương với nhau. Tập luyện
TDTT một cách khoa học, hệ thống vừa có tác dụng làm tăng tính ổn định của khớp, vừa có
thể tăng cường sự linh hoạt và biên độ của khớp. Tập luyện TDTT có thể gia tăng mật độ và
độ dày của mặt khớp, đồng thời cùng làm phát triển các cơ bao quanh khớp, tăng cường sức
mạnh cho ổ khớp và dây chằng bao quanh khớp. Do vậy, có thể làm tăng thêm tính ổn định và
kiên cố của khớp, tăng cường cho khớp lực chống đỡ lại các phụ tải tác động lên khớp.
Khi tăng cường tính ổn định và kiên cố của khớp, do vì ổ khớp, dây chằng và cơ bao
quanh khớp được tăng cường về tính đàn hồi và tính co duỗi thì biên độ và tính linh hoạt của
khớp cũng không ngừng được tăng cường. Trong biểu diễn môn thể dục tự do, các khớp của
VĐV đã hoạt động với biên độ rất lớn ví như làm động tác uốn cầu vồng hay xoạc ngang, nếu
như không thường xuyên tập luyện sẽ không thể thực hiện được.
Mọi sự vận động của con người đều liên quan tới sự hoạt động của cơ bắp. Do vậy, sự
phát triển của cơ bắp là hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng lực vận động và khả năng lao động.
Rèn luyện thân thể sẽ cải biến cơ bắp một cách rõ rệt, làm cho số lượng sợi cơ tăng lên
từ đó mà thể tích bắp cơ tăng lên. Ở người bình thường thì trọng lượng cơ bắp chiếm
35%-45% trọng lượng cơ thể, nhưng thông qua tập luyện TDTT có thể tăng lên đến 50%. Ở
trung học và tiểu học có rất nhiều em chân, tay, ngực không thấy cơ bắp, chỉ cần thường
xuyên tập luyện TDTT thì hiện tượng này sẽ giảm đi, thay vào đó là một cơ thể khoẻ mạnh và
đẹp. Khi tập luyện, cơ bắp và xương được tăng cường hoạt động, sự cung cấp máu được tăng
lên, protein và dinh dưỡng được tăng cường, năng lực dự trữ của cơ cũng tăng lên, số lượng
sợi cơ tăng lên, vì vậy mà bắp cơ to dần lên, sức mạnh của cơ bắp cũng theo đó mà tăng lên.
Do các tế bào cơ được tăng cường, năng lực kết hợp với O2 tăng lên, khả năng dự trữ các chất
dinh dưỡng và đường tăng lên, số lượng mao mạch trong cơ bắp tăng lên nhiều… điều này
thích ứng với các yêu cầu của lao động và hoạt động.
Thông qua tập luyện TDTT còn có thể nâng cao năng lực khống chế cả hệ thống thần
kinh đối với hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bởi tốc độ phản ứng, độ chuẩn xác và tính
nhịp điệu đều được nâng lên. Khi cơ bắp làm việc, sự tiêu hao năng lượng được giảm xuống
nhưng hiệu quả vẫn được nâng lên. Những điều này làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền và 30
tính linh hoạt… đều tốt hơn nhiều so với người bình thường. Ngoài ra nó còn giúp cho cơ thể
phòng tránh được các loại chấn thương do sự hoạt động kịch liệt của cơ bắp trong quá trình
tập luyện hay trong hoạt động đời sống hàng ngày.
2.2 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG HÔ HẤP
Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực CO2 của cơ thể,
khi tập luyện TDTT cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về O , chính vì vậy mà tần số hô hấp tăng lên. 2
Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực
làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành tập luyện TDTT trong thời gian dài có thể nâng cao
năng lực hấp thụ O , từ đó nâng cao được chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấp, 2
cải thiện cơ năng hệ thống hô hấp.
Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao năng lượng, năng
lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ thể. Những vật chất dự trữ này khi được
đem ra để biến đổi thành năng lượng đòi hỏi phải có một quá trình O2 hoá, do vậy, cơ thể bắt
buộc phải không ngừng sử dụng O2 từ môi trường bên ngoài và thở ra CO2. Quá trình trao đổi
này gọi là quá trình hô hấp.
Hệ thống hô hấp bao gồm phổi, khí quản, mũi... trong đó phổi là nơi trao đổi khí, còn lại
đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong trạng thái yên tĩnh mỗi phút đòi hỏi 0,25 - 0,3ml khí,
như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy
trong thời gian dài thì những phế nang không được sử dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ đó chức
năng của hệ thống hô hấp sẽ giảm đi mạnh mẽ và rất dễ mắc bệnh.
Chức năng hô hấp được cải thiện ở một số mặt sau:
2.2.1 Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu đựng với LVĐ lớn
Cơ hô hấp chủ yếu là cơ hoành cách, cơ gian sườn, ngoài ra còn có thêm cơ bụng, khi
hít thở sâu các nhóm cơ ở ngực lưng cũng có tác dụng phụ trợ. Tập luyện TDTT thường
xuyên sẽ tăng cường cơ hô hấp do vậy mà chu vi lồng ngực tăng lên nhiều.
Sự trưởng thành của cơ hô hấp làm cho biên độ của động tác hô hấp lớn lên, hô hấp ở
người bình thường khi hít vào hết sức và thở ra hết sức sự chênh lệch về chu vi lồng ngực
không nhiều (gọi là hô hấp kém) chỉ có 5 - 8cm, ở người thường xuyên tập luyện TDTT sự
khác biệt này là có thể lên tới 9 - 16cm. Vì vậy tiến hành tập luyện TDTT thường xuyên là có
lợi cho việc nâng cao chức năng của hệ thống hô hấp.
2.2.2 Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ O2 và thải CO2
Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ và sự sinh trưởng
phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tập luyện TDTT đặc biệt là làm các động tác
gập duỗi ngực có thể làm cho sức mạnh của cơ hô hấp được tăng cường, lồng ngực to lên điều
này có lợi cho sự sinh trưởng phát dục của tổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi
từ đó làm cho dung tích sống tăng lên. Ngoài ra khi tập luyện TDTT với các vận động hít thở
mang tính thường xuyên cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của dung tích sống; Ở người bình
thường dung tích sống chỉ khoảng 3500ml, ở những người thường xuyên tập luyện TDTT tính
đàn hồi của phổi tăng lên rõ rệt, sức mạnh của cơ hô hấp tăng nhiều, dung tích sống lớn hơn
người bình thường khoảng 1000ml.
2.2.3 Tăng cường độ sâu hô hấp
Tần số hô hấp là số nhịp thở trong khoảng thời gian một phút, ở người bình thường là
16 - 20 lần/phút, ở các vận động viên giảm xuống còn 9 - 10 lần/phút. Khi vận động tần số hô 31
hấp tăng lên đạt giá trị tối đa để phù hợp với nhu cầu O2 mà cơ thể đòi hỏi (nhịp thở gồm 1 lần
hít vào và 1 lần thở ra)2,
Như vậy có nghĩa là các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác biệt này
còn biểu hiện rõ nét hơn trong khi vận động.
Từ thống kê trên có thể thấy, ở người bình thường và VĐV trong cùng 1 phút thì dung
lượng hô hấp là tương đồng. Nhưng trên thực tế, thì sự giao đổi O2 và CO2 lại khác nhau bởi
lẽ mỗi lần hô hấp thì có khoảng 150ml không khí được lưu lại trong đường hô hấp mà không
thể vào trong phế bào để tiến hành giao đổi.
Điều này cho thấy khi cơ bắp làm việc thì nhu cầu về O2 tăng lên, ở người bình thường
sẽ phải tăng tần số hô hấp để đáp ứng nhu cầu đó do vậy khi vận động thường thở gấp. Nhưng
ở VĐV do vì cơ năng hô hấp được nâng lên, hô hấp sâu. Trong cùng một điều kiện như nhau,
tần số hô hấp chưa cần tăng cao thì đã đáp ứng đủ nhu cầu không khí để giao đổi do đó có thể
làm việc được trong thời gian dài mà không dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, do kết quả của tập luyện TDTT lâu dài đã cải thiện được chức năng của hệ
thống hô hấp và các hệ thống khác (hệ thống thần kinh, hệ thống tuần hoàn…) nâng cao năng
lực nhả CO2 và hấp thụ O2 khi trao đổi khí, làm cho VĐV khi hoạt động kịch liệt vẫn có thể
phát huy chức năng của hệ hô hấp (ở người bình thường khó có thể đạt được). Do vậy mà làm
cho quá trình O2 hoá các vật chất năng lượng càng thêm hoàn thiện. Điều này đảm bảo cho
việc cung cấp đầy đủ năng lượng khi vận động. Người bình thường khi thực hiện các bài tập
TDTT việc trao đổi O2 có thể đạt được 60% tổng số khí khi hô hấp. Nhưng sau khi trải qua
tập luyện TDTT thì năng lượng trao đổi này đã được nâng lên rõ rệt khi hoạt động vận động
nhu cầu O2 tăng lên vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu đó của cơ thể mà không làm cho cơ thể
thiếu khí quá mức. Tập luyện TDTT còn có thể rèn luyện con người nâng cao được năng lực
chịu đựng nợ dưỡng khí (khả năng chịu đựng thiếu O ). Trong điều kiện thiếu O 2 2 vẫn có thể
kiên trì thực hiện các hoạt động cơ bắp phức tạp.
Ví dụ: VĐV leo núi trong điều kiện núi cao thiếu O , không chỉ phải duy trì các hoạt 2
động duy trì tính mạng mà còn phải không ngừng hoàn thành nhiệm vụ leo lên đỉnh núi đầy khó khăn.
2.3 SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN
Một hệ thống tuần hoàn tốt là điều kiện bắt buộc phải có cho một cơ thể cường tráng
khoẻ mạnh. Tập luyện TDTT có thể nâng cao chức năng của tim, tăng nhanh tốc độ tuần hoàn
máu, nâng cao được chức năng của hệ thống huyết quản.
Hệ thống tuần hoàn là do tim, máu và hệ thống huyết quản tạo thành vì vậy mà gọi là hệ
thống tuần hoàn máu. Tim là nơi phát ra động lực làm cho máu lưu động, huyết quản là con
kênh dẫn máu đi khắp nơi trong cơ thể, máu thì phụ trách việc vận chuyển dinh dưỡng, O2,
các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất và CO2. Tim có tác dụng làm cho máu luôn lưu
động trong huyết quản mang O2 và các chất dinh dưỡng để cho các tổ chức, tế bào, đồng thời
đem các chất thải của quá trình trao đổi chất sản sinh ra cũng như CO2 ra ngoài phổi, thận và da…
2 Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên 2003, Sách Sinh lý TDTT, Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội, tr294 32
Tập luyện TDTT có tác dụng rất tốt đối với các cơ quan, hệ thống trong cơ thể, đối với
hệ thống huyết quản cũng như vậy. Khi tiến hành tập luyện TDTT sự tiêu hao năng lượng và
các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất tăng lên trong cơ thể. Lúc này đòi hỏi phải nâng
cao chức năng của tim, tăng nhanh tốc độ lưu truyền máu, đồng thời năng cao chức năng của hệ tuần hoàn.
Ví dụ: Trong hoạt động ở các môn chạy cự ly dài, bóng đá, bóng rổ hay bơi… đều có
thể làm cho chức năng của hệ thống tuần hoàn đạt được sự tăng cường rõ rệt, làm cho cơ tim
dầy lên, tần số mạch và huyết áp giảm, làm cho hệ tuần hoàn được tập luyện, kết cấu, chức
năng có được sự cải thiện chủ yếu biểu hiện ở các phương diện sau:
2.3.1 Tăng cường tính vận động của tim
Tập luyện TDTT làm tăng cường máu của cơ tim, làm cho cơ tim có nhiều vật chất dinh
dưỡng hơn. Do tập luyện TDTT cơ tim dần dần được tăng cường, thành tim dầy lên, thể tích
khoang tim tăng lên (người bình thường khoảng 700ml, VĐV là 1000ml). Do vậy thể tích
khoang tim của VĐV lớn hơn một chút so với người bình thường. Hiện tượng này được gọi là
“phì đại tim mang tính vận động” Người thường xuyên tập luyện TDTT do tập luyện thường kỳ,
cơ ở khoang tim sẽ to và khoẻ dần lên, dùng máy chuyên môn để xem xét có thể thấy khoang tim
của họ to hơn một chút so với người thường, ngoại hình đầy đặn, cơ tim phát triển, lực co bóp
tim tăng lên, dung lượng tim cũng tăng lên nhiều, do vậy mà mỗi lần co bóp tim lượng máu được
đẩy ra khỏi tim (lưu lượng tâm thu) cũng tăng lên.
2.3.2 Tần số mạch giảm và chậm khi yên tĩnh
Ở người bình thường tần số mạch vào khoảng 70 - 80 lần/phút, thường xuyên tập luyện
TDTT tần số mạch đập chỉ khoảng 50 - 60 lần/phút, các VĐV ưu tú có khi giảm xuống tới 40
lần/phút. Điều này là do ở VĐV lưu lượng tâm thu tăng lên do đó tần số mạch giảm xuống
nhưng vẫn cung cấp đủ cho nhu cầu trao đổi chất của toàn bộ cơ thể. Trong trạng thái yêu
tĩnh, lưu lượng phút mà cơ thể đòi hỏi khoảng 75 lần. Trong khi đó lưu lượng tâm thu ở VĐV
khoảng 90ml, tim chỉ cần co bóp khoảng 50 lần là đủ cung cấp máu cho cơ thể. Tần số mạch
giảm xuống do đó mà tim có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
2.3.3 “Tiết kiệm hoá” trong làm việc của tim
Tiến hành vận động nhẹ nhàng, ở cùng một lượng vận động, tần số mạch đập và biên độ
biến đổi huyết áp ở người thường xuyên tập luyện TDTT nhỏ hơn người bình thường và
không dễ bị mệt mỏi, hồi phục nhanh. Người không thường xuyên tập luyện sẽ đòi hỏi tần số
mạch cao hơn, do đó thời gian nghỉ ngơi của tim ngắn đi, rất dễ mệt mỏi, sau khi vận động
thời gian hồi phục cũng cần dài hơn. Nguyên nhân chủ yếu là người thường xuyên tập luyện
có lực co bóp tim lớn hơn, lưu lượng tâm thu lớn hơn, do đó chỉ cần tăng một chút tần số
mạch là đã có thể đáp ứng đủ yêu cầu, đồng thời do việc tập luyện TDTT làm cho huyết quản
bảo vệ và duy trì tốt sự lưu truyền của máu nên ở các VĐV nhẹ nhàng, biên độ biến hoá về
tần số mạch và huyết áp đều nhỏ hơn so với ở người bình thường. Hiện tượng này được gọi là
hiện tượng “tiết kiệm hoá”.
2.3.4 Khi hoạt động kịch liệt, chức năng của tim có thể đạt tới trình độ cao
Người thường xuyên tập luyện TDTT thì chức năng của tim rất tốt, đó là cơ tim khoẻ,
dung lượng tim lớn, lực co bóp tim khoẻ. Khi hoạt động kịch liệt có thể nhanh chóng phát huy
chức năng tim, có thể đạt đến mức độ mà ở người thường không thể đạt tới. 33
Ví dụ như tần số mạch đập của VĐV ưu tú có thể đạt tới 200-220 lần/phút, lưu lượng phút
có thể đạt tới trên 40 lít.
Do vậy có thể đảm nhiệm được những công việc hoặc lao động với LVĐ huấn luyện
hoặc phụ tải rất lớn, trong khi đó ở người thường tần số mạch đập tối đa chỉ đạt tới 180
lần/phút, lúc này lượng máu trở về tim sẽ giảm xuống do vậy lưu lượng tâm thu giảm xuống,
tuần hoàn máu vì thế cũng giảm hiệu quả. Cũng với sự tích luỹ các sản phẩm của trao đổi chất
(axit lactic) làm cho khó có thể duy trì được công việc thậm chí còn xuất hiện hiện tượng tức
ngực, khó thở, loạn nhịp tim, đau đầu… sự hồi phục sau vận động giảm.
2.3.5 Tăng tính dẫn truyền của huyết quản
Tập luyện TDTT có thể tăng cường được tính dẫn truyền máu của thành mạch, điều này
là rất có lợi đối với người già. Ở người già, cùng với sự gia tăng của tuổi tác, tính dẫn truyền
máu của thành mạch cũng giảm xuống, chính vì vậy mà ở người già thường hay mắc các bệnh
tuổi già đặc biệt là bệnh cao huyết áp. Người già thông qua tập luyện TDTT có thể tăng
cường tính dẫn truyền máu của thành mạch, từ đó có thể phòng ngừa được các bệnh tuổi già và bệnh huyết áp.
Ngoài ra, y học đã chứng minh, thường xuyên tập luyện TDTT sẽ làm tăng hàm lượng
hồng cầu, bạch cầu, có thể cung cấp kịp thời dinh dưỡng và O2 cho cơ thể, mang các chất thải
của quá trình trao đổi chất cũng như CO2 ra ngoài.
Cùng với mức sống ngày càng cao, nếu như không thường xuyên tham gia tập luyện
TDTT thì “bệnh văn minh” tất nhiên sẽ gia tăng. Hiện nay đã không có ít người chết vì mắc
các bệnh về tim mạch. Ở Liên bang Đức, 20 năm trở lại đây số lượng người chết vì bệnh tim
chiếm 52 - 53% tổng số ngưới chết. Theo tài liệu thống kê của tổ chức y tế thế giới công bố
năm 1984 số người chết do mắc các bệnh về tim là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử
vong chiếm tỷ lệ cao nhất. Do vậy việc thường xuyên tập luyện TDTT đóng một vai trò hết
sức quan trọng trong việc giảm tỷ lệ người mắc các bệnh liên quan đến tim và hệ tuần hoàn.
2.4 ẢNH HƯỞNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THẦN KINH
Hệ thống thần kinh khống chế các loại hành vi của con người, thường xuyên tập luyện
TDTT sẽ làm nâng cao năng lực làm việc của các tế bào thần kinh ở đại não, nâng cao tính
linh hoạt và sự hưng phấn của hệ thống thần kinh, phản ứng nhanh, tăng thêm tốc độ linh hoạt
và sự chuẩn xác nhịp nhàng của động tác. Hệ thống thần kinh là do hệ thống trung khu và hệ
thống thần kinh ngoại biên tạo thành.
Hình thức hoạt động của chúng như sau: Sau khi cơ thể tiếp nhận được tín hiệu kích
thích thông qua các nơron thần kinh để dẫn truyền đến hệ thống trung khu thần kinh, sau khi
hệ thống trung khu thần kinh phân tích, tổng hợp thì các xung động hưng phấn sẽ được dẫn
truyền tới các cơ quan từ đó tạo ra các phản ứng tương ứng.
Ví dụ: Khi tham gia thi đấu bóng rổ, trong tình huống thiên biến vạn hoá của thi đấu trên
sân đòi hỏi hoàn thành động tác kịp thời và chuẩn xác. Ở người bình thường tốc độ phản ứng là
0,4 giây trở lên, ở VĐV là 0,332 giây, đối với các VĐV bóng bàn tốc độ phản ứng đạt tới 0,1 giây.
Những vấn đề này đều đem lại những lợi ích cho công việc hay những hoạt động sinh hoạt đời thường.
Ngoài ra thường xuyên tập luyện TDTT còn có thể phòng ngừa được bệnh suy nhược
thần kinh. Vận động còn đảm bảo cho việc giữ cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của đại 34
não, từ đó phòng ngừa được sự phát sinh suy nhược thần kinh. Thường xuyên tập luyện
TDTT có thể làm cho sự hưng phấn được tăng cường, ức chế càng thêm sâu sắc hoặc làm cho
hưng phấn và ức chế được tập trung, như vậy đã nâng cao được tính linh hoạt của quá trình
thần kinh. Khi tập luyện TDTT do trung khu vận động hưng phấn cao độ làm cho ngoại vi sản
sinh sự ức chế sâu sắc, điều đó khiến cho các tế bào thần kinh được nghỉ ngơi tốt. Tập luyện
TDTT thường yêu cầu phải hoàn thành những động tác phức tạp, có độ khó cao hơn so với
các hoạt động thường ngày, vì vậy mà cơ thể bắt buộc phải động viên chức năng của bản thân
đến mức cao độ mới có thể thích nghi được với các yêu cầu của nhiệm vụ. Thông qua tập
luyện thời gian dài, không chỉ cơ bắp phát triển, do động tác có lực, mà tốc độ, tính mềm dẻo,
sự linh hoạt… của động tác cũng được tăng cường, đối với thể lực lao động thì sức bền bỉ
cũng được nâng lên, khả năng phòng bệnh và khả năng thích nghi với các loại kích thích bên
ngoài môi trường cũng được nâng lên. Bởi lẽ vận động có tác dụng rất tốt đối với hệ thống
thần kinh nên phần lớn các bác sĩ thường lấy tập luyện TDTT để làm thành một phương pháp
trị liệu, đặc biệt là điều trị các trở ngại về chức năng của hệ thống thần kinh - nguyên nhân
dẫn đến các bệnh thần kinh. Ở Mỹ một số chuyên gia về bệnh thần kinh đã mở một lớp gọi là
“vận động dự phòng” cho một số người bị suy nhược thần kinh nhẹ, trong lớp này họ đã lấy
chạy bộ thay cho việc dùng thuốc. Trải qua một tuần tập luyện thì đã có 60-85% bệnh nhân
xuất hiện dấu hiệu hồi phục.
Tập luyện TDTT thường xuyên và khoa học thì ngoài việc phát triển thể lực và thể chất
ra, nó còn phát triển năng lực của não, nâng cao hiệu suất công việc, nâng cao năng lực làm
việc của đại não, cải thiện quá trình thần kinh, từ đó tăng cường trí lực và khả năng ghi nhớ
của cơ thể, đồng thời thông qua tập luyện TDTT cũng có thể điều tiết một cách có hiệu quả,
hiệu suất công việc. Sự phát triển thể chất của con người chịu sự ảnh hưởng của 3 yếu tố:
Di truyền; Môi trường; Giáo dục.
Các yếu tố di truyền của cơ thể như kết cấu, hình thái, cảm quan, hệ thống thần kinh…
là những điều kiện tiền đề của sự phát triển tự nhiên hay sinh lý của con người. Trong khi đó
tri thức, tài năng, tính cách, sự yêu thích… của con người được hình thành bởi sự ảnh hưởng
của giáo dục và hoàn cảnh sống. Giáo dục ở đây đương nhiên trong đó bao gồm cả nội dung
GDTC. Thực tiễn đã chứng minh tập luyện TDTT đã có tác dụng thúc đẩy sự phát triển về
mặt trí lực, nhận thức, tài năng của con người, đồng thời cũng có tác dụng nâng cao hiệu suất công việc.
Trí lực hiểu theo nghĩa thông thường là lấy năng lực tư duy làm hạt nhân, nó là sự tổng
hoà của năng lực nhận thức, nó bao gồm năng lực quan sát, năng lực ghi nhớ, năng lực tưởng
tượng… Trí lực là sản vật của sự kết hợp giữa di truyền, sự ảnh hưởng của giáo dục, điều kiện
sống và sự nỗ lực cá nhân. Thực tế đã chứng minh trình độ trí lực của con người có mối tương
quan với di truyền (có người cho rằng có thể đạt tới 65%, thậm chí tới 80%), có mối tương
quan mật thiết với hoàn cảnh xã hội, giáo dục, điều kiện gia đình, mặt bằng kinh tế…
Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh, năng lực ghi nhớ và trí lực là một loại mang đặc
tính vật chất hoá học, do một loại phân tử protein đa vật chất cấu thành, sự vận động của những
vật chất này có liên quan đến trạng thái làm việc của đại não, càng thích nghi với điều kiện làm
việc thì càng tốt, đại não bảo lưu các tin tức bên ngoài càng kiên cố, sự liên hệ giữa các tin tức đó
càng rõ nét đối với sự phân biệt các tin tức càng rõ ràng mạch lạc. Những hiện tượng này bình
thường chúng ta hay gọi là “mẫn cảm”. 35
Sự thích nghi giữa một đại não tốt với điều kiện công tác được thể hiện ở hai mặt sau:
Cung cấp đầy đủ máu trong não; thích nghi với trạng thái hưng phấn.
Học tập các tri thức văn hoá khoa học là những hoạt động thần kinh cao cấp của đại
não. Trong quá trình học tập đòi hỏi đại não phải hoạt động tư duy căng thẳng cao độ và liên
tục, những hoạt động dựa vào sự chuyển hoá tương hỗ không ngừng và sự cân bằng giữa hai
chức năng hưng phấn và ức chế của tế bào thần kinh.
Tóm lại, tiến hành tập luyện TDTT một cách khoa học không những có tác dụng rèn
luyện thể chất và thể lực cho cơ thể mà còn có tác dụng rất lớn đối với việc thúc tiến và nâng
cao các hoạt động của não. Thường xuyên tập luyện TDTT có thể nâng cao chức năng của các
cơ quan trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục ở thanh thiếu niên, phát triển
các tố chất cơ thể, nâng cao năng lực hoạt động cơ bản của con người...
Câu hỏi và bài tập
1. Sức khoẻ là gì? Vai trò của sức khỏe đối với sinh viên nói riêng và với cuộc sống nói chung? Theo
anh (chị) làm thế nào để có sức khoẻ như mong muốn?
2. Nêu sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với các hệ thống: vận động, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh?
3. Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới sức khoẻ? Hãy xây dựng kế hoạch tập luyện để củng cố và nâng cao
sức khoẻ của bản thân?
4. Anh (chị) tự nhận thấy bản thân mình có sức khỏe hay không? Trình bày lý do? 36 Chương 4
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tóm tắt: Phương pháp giáo dục thể chất là cách thức sử dụng phương tiện của GDTC
nhằm giải quyết các nhiệm vụ của GDTC để đạt được mục đích; Các thành tố cơ bản của
phương pháp giáo dục thể chất; Các nhóm phương pháp giáo dục thể chất trong giảng dạy và
huấn luyện thể thao là các vấn đề được trình bày tại chương 4 này. Với mục đích trang bị cho
sinh viên những phương pháp giáo dục thể chất, từ đó lựa chọn vận dụng phương pháp giáo
dục thể chất phù hợp với mình để tập luyện nhằm củng cố nâng cao sức khỏe.
1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
1.1. Khái niệm phương pháp giáo dục thể chất
Phương pháp giáo dục thể chất (PPGDTC) là cách thức sử dụng phương tiện của GDTC
nhằm giải quyết các nhiệm vụ của GDTC để đạt được mục đích đề ra.
Đặc điểm cụ thể của một PPGDTC nào đó được xác định chủ yếu bởi phương thức điều
chỉnh lượng vận động (LVĐ) và quãng nghỉ, ngoài ra cơ sở của các PPGDTC còn là những
cách hợp lý trong việc tiếp thu hành động vận động và hình thức định mức chung.
1.2. Lượng vận động 1.2.1. Khái niệm
Lượng vận động là mức độ tác động của bài tập thể chất lên cơ thể người tập. Nói
cách khác thuật ngữ LVĐ dùng để chỉ sự định lượng tác động của bài tập thể lực. Sự tác động
của LVĐ dẫn đến những biến đổi chức năng trong cơ thể như các trạng thái trước vận động,
trong vận động và dẫn đến mệt mỏi. Sự tiêu hao năng lượng trong vận động cũng như mệt
mỏi nói chung chính là nguyên nhân tạo nên sự hoàn thiện cơ thể bằng vận động. Mệt mỏi sau
vận động không mất đi hoàn toàn mà để lại những dấu vết, những biến đổi thích nghi đó sẽ
làm phát triển thể chất người tập. LVĐ bao gồm: LVĐ bên trong và bên ngoài
- LVĐ bên trong là mức biến đổi các chỉ số sinh lý, sinh hoá diễn ra trong cơ thể người tập khi
thực hiện bài tập như tần số mạch đập, lưu lượng phút, thông khí phổi, tần số hô hấp, VO2 max.
- LVĐ bên ngoài là LVĐ tác động lên cơ thể người tập thông qua bài thể lực. LVĐ bên
ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản đó là khối LVĐ và cường độ vận động. a. Khối LVĐ
Là độ dài thời gian tác động, là tổng số lần vận động thể lực được thực hiện và nhiều
thông số khác: Các môn bóng tính bằng tổng thời gian buổi tập, trong chạy tính bằng tổng độ
dài cự li, thể dục dụng cụ tính bằng số lần lên dụng cụ đồ dài thời gian một lần thực hiện là
một thành tố xây dựng độ lớn của lượng vận động.
b. Cường độ vận động
Là sự tác động của bài tập vào cơ thể ở mỗi thời điểm cụ thể (mức căng thẳng chức
năng, trị số một lần gắng sức). Các môn bóng tính bằng số lần chạm bóng trên buổi tập, trong
chạy tính bằng tốc độ chạy, trong cử tạ tính bằng lực khắc phục trên mỗi lần cử.
LVĐ chung của 1 buổi tập hay 1 bài tập nói chung được xác định thông qua cường độ
và khối LVĐ của mỗi buổi tập.
Ví dụ: Tổng khối lượng trong các bài tập có chu kỳ thường xác định bằng tổng số km, trong các
bài tập với vật nặng được xác định bằng tổng trọng lượng hoặc bằng số lần khắc phục 1 trọng lượng
nào đó, trong các bài tập thể dục bằng tổng số các động tác hoặc bài liên hợp.
Để xác định cường độ chung người ta thường xác định mật độ VĐV của buổi tập (tỷ số
giữa thời gian thực hiện bài tập trên tổng số thời gian buổi tập) hoặc tính cường độ tương đối
(tỷ lệ giữa số km chạy với tốc độ cần thiết trên tổng số km đã vượt qua trong buổi tập. 37
Trong điều kiện nhất định thì LVĐ bên ngoài và LVĐ bên trong tương xứng với nhau.
Cường độ và khối lượng càng lớn thì mức độ biến đổi sinh lý, sinh hoá trong cơ thể càng
mạnh và ngược lại. Song khi cơ thể trong những trạng thái khác nhau thì quan hệ LVĐ bên
trong và bên ngoài cũng đổi khác.
Ví dụ: Khi sử dụng 1 LVĐ bên ngoài có hệ thống trong cơ thể sẽ diễn ra những biến đổi
thích nghi. Khi đó LVĐ ban đầu không còn gây nên những biến đổi mạnh mẽ như trước hoặc
cơ thể ở những trạng thái sức khoẻ khác nhau thì cũng một LVĐ bên ngoài sẽ dẫn tới phản ứng không giống nhau.
1.2.2. Mối quan hệ giữa khối lượng và cường độ vận động
Các chỉ số tối đa của khối lượng và cường độ vận động có mối tương quan tỷ lệ nghịch
với nhau. LVĐ có cường độ tối đa chỉ kéo dài trong một số giây nhất định, ngược lại LVĐ có
khối lượng tối đa chỉ có thể thực hiện với cường độ thấp. Trong những bài tập có cường độ
trung bình thì khối LVĐ có thể đạt tới những chỉ số lớn.
- Quãng nghỉ là một thành tố của PPGDTC. Thời gian quãng nghỉ trong các phương
pháp khác nhau được xác định tùy theo mục đích buổi tập và các quy luật của quá trình hồi
phục. Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà người ta phân biệt ba loại quãng nghỉ
đầy đủ, ngắn và vượt mức.
+ Quãng nghỉ đầy đủ là quãng nghỉ đảm bảo cho LVĐ tiếp theo được thực hiện vào
thời điểm khả năng vận động thể lực đã hồi phục tới mức ban đầu.
+ Quãng nghỉ ngắn là quãng nghỉ mà trong đó LVĐ được lặp lại vào thời điểm các
chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa kịp hồi phục đầy đủ.
+ Quãng nghỉ vượt mức là quãng nghỉ đảm bảo LVĐ lặp lại được thực hiện vào thời
điểm diễn ra pha hồi phục vượt mức.
Ví dụ: Bài tập chạy 60-80m, cường độ I = 100%, thời gian nghỉ t = 5 phút là quãng nghỉ
đầy đủ. Nếu tăng số lần lặp lại thì dần dần quãng nghỉ này trở thành quãng nghỉ ngắn). Như vậy
quãng nghỉ là một yếu tố quan trọng của GDTC.
Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp khác nhau được xác định tuỳ theo mục
đích buổi tập và các quy luật của quá trình hồi phục.
- Thời gian vận động bao gồm: thời gian một lần vận động liên tục và tần suất tham gia
vận động. Thời gian một lần vận động liên tục chịu sự ảnh hưởng của cường độ vận động,
LVĐ, tần suất tham gia hoạt động. Do vậy, khi xác định thời gian một lần hoạt động nên tổng
hợp, khảo sát việc sắp xếp hợp lý các nhân tố.
Thông thường, khi rèn luyện sức khoẻ, thời gian tập luyện của một lần là 20 phút trở lên mới có
thể thu được những hiệu quả tốt của tập luyện. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất vận động là
một lần trong một tuần thì hiệu quả vận động không được tích luỹ, thường xuyên xuất hiện hiện tượng
cơ bắp bị đau; một tuần hai lần hiệu quả tập luyện có tích lũy nhưng không rõ rệt; một tuần ba lần,
hiệu quả tập luyện tích lũy rõ rệt; một tuần năm lần, hiệu quả vận động được nâng lên với biên độ lớn.
Khi vận động rèn luyện cơ thể có thể căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân như: Tình trạng cơ thể,
mục đích, thời gian… Để lựa chọn tần suất vận động hợp lý cho bản thân. Vấn đề then chốt là tạo
thành một thói quen vận động và trở thành cuộc sống vận động hoá.
Trong quá trình GDTC các phương pháp tập luyện rất đa dạng và phong phú, để đạt
được kết quả tập luyện cần vận dụng một cách khoa học tổ hợp các phương pháp đã phù hợp
với đặc điểm người tập và điều kiện tập luyện cho phép... 38
2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT Lời nói và trực quan
Phương pháp tập luyện có Phương pháp trò chơi định mức chặt chẽ và thi đấu Phương pháp tập luyện Phương pháp tập luyện định mức lượng vận trong quá trình dạy học động và quãng nghỉ động tác nhằm hình thành và phát
triển kĩ năng, kĩ xảo và các tố chất thể lực Phương pháp phân chia Phương pháp Phương pháp Phương pháp hợp nhất tập luyện lặp lại tập luyện tập luyện ổn định biến đổi tổng hợp Phương pháp tập luyện Phương pháp Phương nguyên vẹn pháp Phương pháp tập luyện lặp tập luyện tập luyện lặp lại ổn định liên biến đổi liên tục lại tăng tiến tục Phương pháp Phương pháp Phương pháp tập luyện lặp tập luyện tập luyện lặp lại ổn định biến đổi lại với quãng ngắt quãng ngắt quãng nghỉ giảm dần Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định biến đổi Phương pháp tập luyện vòng tròn
Sơ đồ 4.1. Các phương pháp giáo dục thể chất
2.1. Các phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ
Đặc điểm của phương pháp này là hoạt động của người tập được tổ chức và điều chỉnh
một cách chi tiết. Sự định mức thể hiện ở những đặc điểm sau: 39
Định mức trước chương trình động tác (quy định trước thành phần động tác trật tự lặp
lại). Việc thực hiện LVĐ và quãng nghỉ cũng được định mức trước.
Ý nghĩa của việc định mức là ở chỗ đảm bảo điều kiện tối ưu cho tiếp thu KNKX vận
động mới và phát triển tố chất thể lực.
Phương pháp tập định mức chặt chẽ có rất nhiều phương án cụ thể việc sử dụng chúng
tùy thuộc vào nội dung của buổi tập và từng thời kỳ trong quá trình GDTC.
2.1.1. Phương pháp tập luyện trong quá trình học động tác
Việc tiếp thu ban đầu các động tác có thể diễn ra theo hướng tiếp thu từng phần hoặc tiếp
thu hoàn chỉnh (nguyên vẹn) trong trường hợp tiếp thu hoàn chỉnh ngay từ các động tác được
thực hiện theo cấu trúc nguyên vẹn của nó. Ngược lại nếu việc tiếp thu động tác theo sự hướng
dẫn chọn lọc thì động tác hoặc tổ hợp các động tác được phân thành các chi tiết, thành phần
hoặc tiến hành nó hai cách tuần tự và cuối cùng ghép thành 1 động tác hoàn chỉnh, từ đó ta có
thể phân chia các phương pháp dạy học thành 2 loại: Phương pháp phân chia và phương pháp nguyên vẹn.
a. Phương pháp phân chia hợp nhất
Phương pháp phân chia được sử dụng trong trường hợp đối với động tác hoặc tổ hợp
những động tác cần học có thể phân chia thành những phần tương đối độc lập mà có thể
không ảnh hưởng tới cấu trúc động tác.
Ví dụ: Trong giảng dạy kỹ thuật bơi ếch, người ta có thể phân chia thành các giai đoạn
kỹ thuật động tác: tay, chân, phối hợp chân và tay...
b. Phương pháp tập luyện nguyên vẹn
Trong trường hợp việc phân chia nhỏ các động tác mà gây nên những động tác lớn về
cấu trúc động tác thì người ta áp dụng phương pháp tập luyện nguyên vẹn, nhưng thường
dùng kết hợp với việc sử dụng các bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt...
2.1.2. Các phương pháp tập luyện định mức lượng vận động và quãng nghỉ
Các phương pháp này nhằm hoàn thiện KNKX vận động và phát triển các tố chất thể
lực. Căn cứ vào mục đích sử dụng và tùy thuộc vào đặc điểm định hướng và biến thiên các
thông số bên ngoài của LVĐ mà sử dụng cho phù hợp. Các phương pháp này được chia thành
3 nhóm phương pháp: Phương pháp tập luyện lặp lại ổn định, phương pháp tập luyện lặp lại
biến đổi và phương pháp tập luyện tổng hợp.
a. Phương pháp bài tập lặp lại ổn định theo chế độ LVĐ liên tục và ngắt quãng
Trong quá trình tập luyện lặp lại ổn định, động tác được lặp lại có sự thay đổi không
đáng kể về cấu trúc và các thông số bên ngoài của LVĐ. Phương pháp này được sử dụng
trong giáo dục tất cả các tố chất vận động.
Phương pháp này có thể thực hiện với quãng nghỉ và không có quãng nghỉ từ đó có 2 phương pháp là:
+ Phương pháp tập luyện ổn định liên tục
Đặc điểm của phương pháp này là không có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc động tác,
về LVĐ và các điều kiện để tiến hành tập luyện. Phương pháp này được sử dụng trong giáo
dục sức khỏe. Một trong những phương pháp điển hình là phương pháp đồng đều.
+ Phương pháp tập luyện ổn định ngắt quãng 40
Là phương pháp tập luyện lặp lại động tác với quãng nghỉ tương đối ổn định. Thời gian
quãng nghỉ tùy thuộc vào mục đích tập luyện mà người ta có thể lựa chọn quãng nghỉ đầy đủ,
quãng nghỉ ngắn hoặc quãng nghỉ vượt mức.
Ví dụ: Trong giáo dục sức bền người ta chú trọng quãng nghỉ ngắn.
b. Phương pháp tập luyện biến đổi theo chế độ LVĐ liên tục và biến đổi ngắt quãng
Tùy từng trường hợp mà thay đổi các thông số vận động (tốc độ, nhịp điệu động tác…)
thay đổi cách thức thực hiện động tác, thay đổi quãng nghỉ và các điều kiện tác động bên
ngoài. Phương pháp này gồm:
+ Các phương pháp tập luyện biến đổi liên tục
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các bài tập có chu kỳ và là phương pháp điển
hình của nhóm phương pháp bài tập biến tốc.
+ Phương pháp tập luyện biến đổi ngắt quãng
Đặc điểm tiêu biểu của phương pháp này là luân phiên các hệ thống giữa LVĐ và nghỉ
ngơi. Trong đó LVĐ và quãng nghỉ đều có thể thay đổi.
c. Phương pháp tập luyện tổng hợp
Trên thực tế các phương pháp này thường được kết hợp với nhau trong quá trình GDTC
thành phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp tập luyện lặp lại tăng tiến
Có đặc điểm lặp lại ổn định LVĐ trong mỗi lần lặp lại, nhưng lại tăng LVĐ đó ở những
lần tập sau. Ví dụ: Trọng lượng tạ không thay đổi trong một lần tập nhưng lại được tăng lên ở tổ tập sau.
+ Phương pháp tập luyện lặp lại với quãng nghỉ giảm dần
Có đặc điểm LVĐ ổn định nhưng quãng nghỉ giảm dần. Nhờ phương pháp này mà sự
biến đổi mạnh mẽ trong cơ thể khi thực hiện bài tập.
+ Phương pháp tập lặp lại ổn định biến đổi
Bao gồm các thành tố của LVĐ ổn định và thay đổi. Ví dụ: Chạy lặp lại 100m + 300m
với tốc độ tăng dần ở đoạn 100m và giảm tới tốc độ trung bình ở đoạn 300m, sau đó lặp lại
tuần tự đó một số lần.
+ Phương pháp tập luyện vòng tròn
Quá trình thực hiện các bài tập theo thứ tự từng nhóm với những bài tập đã được lựa
chọn và hợp nhất lại thành bài tập liên hợp. Các bài tập được thực hiện theo từng trạm kế tiếp
nhau, các trạm được bố trí theo dạng vòng tròn. Tại mỗi trạm người tập thực hiện một loạt các
động tác hoặc những hành động nhất định. Số lần lặp lại ở mỗi trạm được xác định theo đặc
điểm của người tập, thông thường số lần lặp lại được thực hiện 1/2 hay 1/3 đến 2/3 lần lặp lại
tối đa. Tập luyện theo phương pháp này thường sử dụng những bài tập có kỹ thuật đơn giản
và người tập đã nắm vững các kỹ thuật động tác trước đó.
Phương pháp tập luyện vòng tròn có nhiều dạng khác nhau và các dạng cơ bản của
phương pháp tập luyện vòng tròn là:
- Tập luyện vòng tròn theo phương pháp tập kéo dài liên tục chủ yếu được sử dụng để
phát triển sức bền chung. 41
- Tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ ngắn được sử dụng
chủ yếu để phát triển sức bền tốc độ và sức mạnh bền.
- Tập luyện vòng tròn theo phương pháp giãn cách với quãng nghỉ đầy đủ được sử dụng
phát triển sức mạnh tốc độ.
2.2. Các phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu
Mặc dù phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ có nhiều ưu điểm, nhưng phương
pháp trò chơi và thi đấu không kém phần quan trọng:
2.2.1. Phương pháp trò chơi
Một trong những chức năng chủ yếu nhất của trò chơi là chức năng giáo dục. Từ xa xưa,
trò chơi đã là một trong những phương tiện và phương pháp cơ bản của giáo dục theo nghĩa rộng của từ đó.
Khái niệm trò chơi trong giáo dục của nó phản ánh các đặc điểm về phương pháp giáo
dục khác. Phương pháp trò chơi không nhất thiết phải gắn với một trò chơi cụ thể nào đó như
đá bóng, bóng chuyền hoặc các trò chơi vận động đơn giản. Về nguyên tắc, phương pháp trò
chơi có thể sử dụng trong bất kỳ bài tập nào. Tất nhiên chúng phải được tổ chức phù hợp với nguyên tắc trò chơi.
Phương pháp trò chơi trong GDTC có những đặc điểm sau:
- Tổ chức theo chủ đề: Hoạt động của những người chơi được tổ chức tương ứng với
chủ đề giả định hoặc có tính chất hình ảnh.
- Phong phú về phương thức đạt mục đích. Hầu như bao giờ cũng có nhiều cách để
chiến thắng được luật chơi cho phép.
- Là hoạt động độc lập sáng tạo, có yêu cầu cao về sự nhanh trí khéo léo của người chơi.
- Tạo nên sự đua tranh căng thẳng giữa các cá nhân hoặc các nhóm người và tạo nên cảm xúc mạnh mẽ.
Nhược điểm: Khả năng điều chỉnh LVĐ bị hạn chế và việc chương trình hóa chỉ ở mức tương đối.
Ý nghĩa tác dụng: Củng cố và hoàn thiện kỹ năng kỹ xảo vận động, phát triển các tố
chất thể lực, giáo dục tính kỷ luật, tính đồng đội và những phẩm chất khác.
2.2.2. Phương pháp thi đấu
Thi đấu có ý nghĩa quan trọng như một phương thức và kích thích hoạt động trong lĩnh
vực khác nhau của đời sống như: Nghệ thuật, TT…
Trong GDTC thi đấu được sử dụng cả dưới hình thức tương đối đơn giản và hình thức phát triển phức tạp.
Trong trường hợp thứ nhất được sử dụng các dạng bài tập như đấu tập, thi thử có sử
dụng thi đấu ngay cả những động tác riêng lẻ nhằm kích thích hứng thú và sự tích cực của
người tập. Trong trường hợp thứ hai được sử dụng tương đối như một hình thức độc lập như
kiểm tra, các cuộc thi đấu TT chính thức...
Đặc điểm cơ bản của phương pháp thi đấu là so sánh sức lực trong điều kiện đua tranh
thứ bậc, vị trí để đạt thành tích cao nhất. Yếu tố đua tranh trong thi đấu là điều kiện tiến hành
tổ chức cuộc thi sẽ tạo nên cảm xúc sinh lý đặc biệt làm tăng thêm tác dụng của bài tập. Sự
đua tranh giữa các cá nhân hoặc tập thể diễn ra một cách gay gắt. Vì vậy nó đòi hỏi phát huy
tính tập thể, tính kỷ luật và sự nỗ lực ý trí cao. 42
Phương pháp thi đấu còn có đặc điểm chuẩn hóa đối tượng thi, quy tắc thi và phương pháp
đánh giá thành tích. Nhưng hạn chế sự điều chỉnh LVĐ. Ý nghĩa tác dụng:
- Phương pháp thi đấu được sử dụng và giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau như phát
triển tố chất thể lực, củng cố hoàn thiện KNKX vận động và năng lực thể hiện chúng trong
những điều kiện phức tạp.
- Phương pháp thi đấu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong giáo dục các phẩm chất
ý chí, tinh thần trách nhiệm, bởi sự đua tranh trong thi đấu có thể hình thành nên những nét
tính cách ích kỷ, háo danh, hiếu thắng. Vì vậy phải có phương pháp giáo dục đúng đắn để
phát huy hết mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức thi đấu.
2.3. Các phương pháp sử dụng lời nói và phương tiện trực quan trong GDTC
2.3.1. Phương pháp sử dụng lời nói
Lời nói để truyền thụ kiến thức cho người học, kích thích tư duy và điều khiển chúng.
Phương pháp lời nói còn sử dụng để phân tích, đánh giá kết quả và điều chỉnh hành vi người học.
Phương pháp lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá, tự điều chỉnh hành động.
Do có chức năng đa dạng đó mà lời nói được sử dụng trong nhiều phương pháp khác
nhau: chỉ dẫn, giải thích kèm theo, chỉ thị và mệnh lệnh, đánh giá bằng lời nói, báo cáo và giải
thích lẫn nhau, tự nhủ, tự ra lệnh… Ngoài ra trong số các phương pháp, phương pháp dùng lời
nói còn có ý nghĩa giúp thúc đẩy quá trình tự tư duy, phân tích và nghiên cứu…
2.3.2. Phương pháp trực quan
Trực quan được hiểu theo nghĩa rộng, dựa vào tất cả các cơ quan cảm thụ để liên hệ với
hiện thực khách quan (sử dụng, cảm giác, tri giác khác nhau). Để đảm bảo tính trực quan theo
nghĩa rộng đó, người ta sử dụng một tổ hợp hoàn chỉnh các phương pháp dựa trên cảm thụ
trực tiếp các bài tập hoặc các mặt riêng lẻ, các đặc tính, các điều kiện thực hiện… Các phương
pháp trực quan có thể qui ước phân chia thành các nhóm sau đây:
a. Các phương pháp trình diễn tự nhiên và trình diễn gián tiếp
Trước hết là phương pháp làm mẫu (thị phạm). Để hình thành sơ bộ biểu tượng về động
tác, về luật và điều kiện thực hiện động tác đó, cũng như để chính xác hoá biểu tượng do cảm
thụ trực tiếp tạo ra, người ta sử dụng rộng rãi các phương tiện trình diễn bổ trợ. Do cơ sở vật
chất kỹ thuật của GDTC ngày càng hoàn thiện nên các phương pháp trực quan gián tiếp ngày
càng đa dạng và phong phú hơn.
b. Sử dụng giáo cụ trực quan
Nhằm mục đích tái hiện các giai đoạn (pha) riêng lẻ của động tác hoặc những đặc tính
và điều kiện thực hiện chúng. Trong thực tiễn giáo dục, người ta sử dụng rộng rãi các giáo cụ
trực quan loại hình vẽ, ảnh, sơ đồ,… đó là những hình thức trực quan gián tiếp, truyền thống lâu đời.
c. Sử dụng mô hình và sa bàn
Ví dụ: trình diễn các chi tiết kỹ thuật bài tập thể lực bằng mô hình cơ thể người, hoặc
trình diễn tình huống cũng như cả những liên hợp chiến thuật trên mô hình sân bóng…
d. Sử dụng phim ảnh và phim video 43
Chiếu phim tài liệu học tập chuyên môn hoặc băng ghi hình thực hiện kỹ thuật bài tập
thể lực … có thể tái hiện động tác với tốc độ chậm, đồng thời tách biệt những giai đoạn động tác cần phân tích.
e. Trình diễn cảm giác lựa chọn
Tức là tái tạo những thông số riêng lẻ của động tác (thường là các thông số thời gian,
thông số không gian-thời gian) nhờ các phương tiện kỹ thuật (máy gõ nhịp, máy ghi âm, hệ
thống đèn điện có thiết bị điều chỉnh …) để có thể nghe và nhìn thấy.
f. Phương pháp cảm giác qua
Các cơ quan cảm thụ cơ thể, cơ quan phân tích vận động đóng vai trò hết sức quan trọng
trong điều khiển vận động. Ban đầu, cảm giác cơ bắp còn chưa được rõ ràng. Cảm giác cơ bắp
sẽ dần dần chính xác trong quá trình tiếp thu động tác và cuối cùng giữ vị trí chủ đạo trong
tổng thể các cảm giác. Để tạo ra cảm giác vận động, người ta thường sử dụng phương pháp
“cảm giác qua”, tức là thực hiện động tác trong điều kiện đặc biệt.
g. Phương pháp định hướng
Đó là sử dụng các vật định hướng để giúp cho người tập nhận thức được phương hướng,
biên độ, quỹ đạo chuyển động, điểm tập trung sức… Người ta thường sử dụng các vật định
hướng như bóng treo trên giá, cờ, bia, vạch giới hạn trong giảng dạy kỹ thuật của các môn thể thao khác nhau.
Ngoài những phương pháp trên, còn sử dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào giảng
dạy và huấn luyện để làm tăng hiệu quả của chúng. Một trong những phương pháp trực quan
kỹ thuật đó, phải kể tới là phương pháp “thông tin cấp tốc”.
Câu hỏi và bài tập
1. Phương pháp GDTC là gì? Hãy nêu các PPGDTC? Trong các phương pháp nêu trên, phương pháp
nào thường xuyên được sử dụng trong quá trình giảng dạy, hãy trình bày phương pháp đó?
2. Vẽ sơ đồ PPGDTC? Là sinh viên anh (chị) đã sử dụng các phương pháp đó như thế nào?
3. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp dạy học động tác ? Trong quá trình học tập anh (chị) đã
được làm quen với phương pháp nào? Trình bày phương pháp đó?
4. Anh (chị) hãy trình bày phương pháp trực quan, trình bày mối quan hệ giữa các phương pháp trực quan đó ?
5. Anh (chị) hãy nêu ưu điểm và hạn chế của phương pháp trò chơi? Anh (chị) hãy kể tên các trò
chơi mà anh (chị) đã từng chơi trong quá trình học tập? 44 Chương 5
CÁC NGUYÊN TẮC VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Tóm tắt: Nguyên tắc tập luyện TDTT là những nguyên tắc chuẩn mà mọi người tham
gia tập luyện TDTT đều phải tuân thủ trong quá trình tập luyện. Nghĩa là những khái quát và
những tổng kết kinh nghiệm tập luyện TDTT trong thời gian dài, nó cũng phản ánh quy luật
khách quan của tập luyện TDTT. Thực tế tập luyện TDTT đã cho chúng ta thấy bất kể một
hành vi tập luyện TDTT có hiệu quả sớm thường là kết quả của việc tự giác hay không tự giác
tuân theo một số nguyên tắc tập luyện. Việc tập luyện TDTT không thể tách rời những
nguyên tắc tập luyện đúng đắn, bắt buộc phải hiểu và nắm bắt cũng như tuân theo những
nguyên tắc tập luyện TDTT. Thông qua tìm hiểu kiến thức liên quan đến các nguyên tắc về
phương pháp TDTT sẽ giúp người tập có được ý thức tốt hơn trong quá trình tham gia tập
luyện, từ đó nâng cao chất lượng giờ học GDTC nói riêng cũng như rèn luyện thể thao nói chung.
1. NGUYÊN TẮC TỰ GIÁC TÍCH CỰC
Tính tích cực của người tập TDTT thường thể hiện qua hoạt động tự giác, gắng sức
nhằm hoàn thành những nhiệm vụ học tập, được bắt nguồn từ thái độ học tập tốt, cố gắng nắm
được những KNKX cùng hiểu biết có liên quan, phát triển thể chất và tinh thần. Rõ ràng tính
hiệu quả của quá trình sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào tính tự giác, tích cực của sinh viên.
Để phát huy được tính tự giác, tích cực của sinh viên phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1.1 Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú bền vững đối với mục đích tập luyện chung cũng
như các nhiệm vụ cụ thể của buổi tập
Động cơ tham gia hoạt động là tiền đề cần thiết để đảm bảo thái độ tự giác đối với hoạt
động. Động cơ tham gia tập luyện rất đa dạng, ở mỗi lứa tuổi, mỗi người khác nhau. Vì vậy
phải xây dựng động cơ đúng đắn cho sinh viên và người tập.
Do đó người cán bộ phải biết cách làm cho người tập hiểu được ý nghĩa chân chính của
hoạt động TDTT, hiểu được bản chất xã hội của TDTT như một phương tiện để phát triển cân
đối toàn diện cơ thể, củng cố và nâng cao sức khỏe, chuẩn bị cho lao động sáng tạo và bảo vệ tổ quốc.
Hứng thú là hình thức biểu hiện của động cơ, đó là sự tập trung tích cực sự chú ý về
một đối tượng, một hoạt động nhất định. Hứng thú giữ vai trò quan trọng trong thái độ tích
cực, tự giác học tập của sinh viên. Vì vậy, việc xây dựng hứng thú là cơ sở vững chắc phát
huy tính tự giác tích cực cho sinh viên. Hứng thú được biểu hiện dưới 2 hình thức:
- Hứng thú nhất thời: biểu hiện thái độ tích cực trong buổi tập khi có các hình thức tập
luyện hợp lý, hấp dẫn. Xây dựng hứng thú nhất thời bằng các phương pháp sau:
Tiến hành buổi tập sinh động, có sức lôi cuốn bằng các hình thức tập hợp lý;
Tăng cường các cuộc thi đấu nhỏ và sử dụng phương pháp trò chơi;
Sử dụng các hình thức mẫu trực quan, hợp lý, đẹp để tăng tính nghệ thật của động tác...
- Hứng thú bền vững: là hứng thú biểu hiện trong suốt quá trình học tập. Vì vậy, trong
quá trình GDTC phải xây dựng hứng thú bền vững cho sinh viên, tức là làm cho sinh viên
hiểu được ý nghĩa, tác dụng của tập luyện TDTT. Điều đó sẽ tạo cho sinh viên cũng như
người tập có thái độ tự giác, tích cực trong suốt quá trình tập luyện. 45
1.2 Kích thích việc phân tích một cách có ý thức việc kiểm tra và dùng sức hợp lý khi thực
hiện các bài tập thể chất
Trong GDTC chỉ có thể lặp lại động tác một cách thường xuyên, liên tục, có phân tích
chỉ rõ những ưu nhược điểm thì sinh viên mới nhanh chóng nắm được kỹ thuật động tác và
mới nâng cao được hiệu quả của các lần thực hiện động tác. Ngoài vai trò chủ đạo của giảng
viên trong đánh giá và uốn nắn hoạt động của sinh viên thì kết quả của việc tập luyện phụ
thuộc vào sự tự đánh giá của sinh viên, kể cả năng lực tự đánh giá các thông số về không
gian, thời gian và mức độ dùng sức trong quá trình thực hiện động tác. Do vậy, trong quá
trình giảng dạy, để đạt được hiệu quả cao cần nâng cao khả năng tự kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập của sinh viên bằng cách thông tin cấp tốc các thông số động tác, tập luyện bằng tư duy...
1.3 Phải giáo dục tính tự lập, chủ động, sáng tạo của sinh viên
Tính tự lập, chủ động và sáng tạo là cơ sở để nâng cao hiệu quả vận động. Vì vậy phải
giáo dục cho sinh viên những kỹ năng tự giải quyết các nhiệm vụ vận động và sử dụng hợp lý
các phương tiện, PPGDTC. Muốn vậy phải truyền thụ có hệ thống cho người tập các kiến
thức nhất định trong GDTC, phải phát triển ở họ các kỹ xảo sư phạm cho dù là đơn giản nhất,
cũng như kỹ năng tự kiểm tra.
2. NGUYÊN TẮC TRỰC QUAN
2.1 Khái niệm và bản chất 2.1.1 Khái niệm
Trực quan là sự tác động trực tiếp của thế giới khách quan vào các giác quan của con
người. Trực quan có hai loại: trực tiếp và gián tiếp.
Trực quan trực tiếp: là những tác động vào các giác quan làm cho ta có hình ảnh sống của
hoạt động đó. Ví dụ: Giảng viên làm mẫu, thị phạm…
Trực quan gián tiếp: là những tác động vào các giác quan không phải là những hình ảnh
sống. Ví dụ: quan sát tranh, phim, ảnh hay mô hình…
Lời nói với ý nghĩa đầy đủ và phù hợp với kinh nghiệm vận động của người tập cũng
thuộc về trực quan gián tiếp.
Mối quan hệ giữa trực quan gián tiếp và trực quan trực tiếp: Mỗi loại trực quan trong
quá trình GDTC đều có tầm quan trọng đặc biệt. Trực quan trực tiếp là cơ sở cho trực quan
gián tiếp, trực quan gián tiếp bổ sung cho trực quan trực tiếp. Chính xác hơn, dễ hiểu hơn khi
chi tiết và cấu trúc động tác mà thông qua trực quan trực tiếp khó quan sát hoặc hoàn toàn
không nhìn thấy. Ví dụ: những chi tiết kỹ thuật động tác không thể nhìn thấy bằng mắt mà
phải thông qua quan sát trên phim quay chậm. 2.1.2 Bản chất
Muốn đảm bảo hiệu quả của GDTC thì nhất thiết phải sử dụng 2 loại trực quan để người
tập có biểu tượng vận động đúng.
2.2 Cơ sở của nguyên tắc
Căn cứ vào quy luật của quá trình nhận thức (trực quan - tư duy - thực tiễn).
Xuất phát từ nhiệm vụ của quá trình GDTC là cần phải phát triển tất cả các giác quan.
2.3 Trực quan là tiền đề để tiếp thu động tác
Muốn tiếp thu động tác phải xây dựng biểu tượng đúng về động tác đó. Biểu tượng
động tác chỉ xuất hiện khi người tập được quan sát động tác (thông qua trực quan).
Để các loại trực quan tạo ra tiền đề tiếp thu động tác cần tiến hành theo 2 cách: 46
- Học các loại động tác mới trên cơ sở tiếp thu tốt động tác cũ và tuân thủ trình tự giảng dạy hợp lý.
- Sử dụng tổng hợp các loại trực quan khác nhau.
2.4 Trực quan là điều kiện để hoàn thành động tác
Dạy học động tác ở giai đoạn đầu cần phải sử dụng trực quan để xây dựng kỹ thuật
động tác. Sang giai đoạn sau vẫn phải sử dụng trực quan để hoàn thành chi tiết kỹ thuật động
tác và xây dựng cảm giác chuyên môn của động tác. Ví dụ: đối với những động tác khó, khi
người học được quan sát các hình ảnh qua phim quay chậm sẽ quan sát được các chi tiết kỹ
thuật động tác, đặc biệt xây dựng nhanh chóng cảm giác chuyên môn trong quá trình hoàn thiện động tác.
Trong giai đoạn hoàn thiện kỹ thuật động tác thì trực quan gián tiếp giư vai trò quan
trọng hàng đầu vì trong giai đoạn này vai trò của cơ quan phân tích vận động và các cách thức
đảm bảo trực quan lại tăng đáng kể. Các cơ quan cảm giác ngày càng phối hợp nhau chặt chẽ
để điều khiển hoàn chỉnh động tác. Song sự tác động lên nhiều giác quan cùng một lúc trong
điều kiện vận động phức tạp không phải lúc nào cũng tốt, có khi sẽ gây ảnh hưởng lẫn nhau.
Vì vậy, trong thực tế cần phải hạn chế sự tác động vào nhiều giác quan cùng một lúc.
2.5 Những yêu cầu đảm bảo tính trực quan
- Sử dụng phương tiện trực quan phải phù hợp với lứa tuổi.
- Phải xác định rõ mục đích trực quan cho sinh viên.
- Đảm bảo tính tích cực, tự giác tư duy của sinh viên.
- Tỷ lệ giữa trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp phải phù hợp vời từng giai đoạn giảng dạy.
- Hình ảnh trực quan phải tác động tốt vào các giác quan.
3. NGUYÊN TẮC THÍCH HỢP, CÁ BIỆT HÓA 3.1 Bản chất
Trong GDTC, khi đưa ra một yêu cầu nào đó thì phải tương ứng với khả năng người tập
và phải tính toán đến đặc điểm cá nhân của người đó như: lứa tuổi, giới tính, trình độ chuẩn bị
thể lực… mới mang lại hiệu quả.
3.2 Cơ sở của nguyên tắc
Xuất phát từ nguyên tắc nâng cao sức khỏe. Yêu cầu phù hợp với người tập để phát huy
được tính tự giác, tích cực của người tập nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình GDTC.
3.3 Các yêu cầu của nguyên tắc
Lượng vận động (LVĐ) phải vừa sức với người tập, nghĩa là LVĐ không quá cao và
cũng không quá thấp có kích thích sự phát triển cho người tập. Muốn xác định được LVĐ vừa
sức thì trong quá trình xây dựng nội dung học tập phải căn cứ vào chương trình chung và cần
kiểm tra y học, kiểm tra sư phạm thường xuyên để xác định trạng thái chức năng cơ thể của
người tập mà thay đổi LVĐ cho phù hợp.
Phải đảm bảo tính kế thừa giữa các buổi tập và trình tự động tác khác nhau. Buổi tập
trước trở thành bậc thang cho buổi tập tiếp theo.
Phải tuân theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều,
nghĩa là phải tăng từ từ các yêu cầu tập luyện bởi vì các chức phận của cở thể cần có thời gian để thích nghi.
Phải sử dụng nhiều các phương tiện chuyên môn: bài tập bổ trợ, bài tập dẫn dắt trong
buổi học động tác tạo thuận lợi nhanh chóng đạt được hiệu quả trong quá trình GDTC. 47
3.4 Giáo dục thể chất phù hợp với các yêu cầu cá nhân
Trong quá trình GDTC việc sử dụng các phương tiện, phương pháp, các điều kiện tiến
hành tập luyện phải phù hợp với đặc điểm cá nhân để đảm bảo phát triển năng lực của họ ở
mức cao nhất. Nếu LVĐ quá mức sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tập hoặc yêu cầu
quá cao trong quá trình tiếp thu động tác cũng không đạt hiệu quả trong việc trang bị những KNKX cần thiết…
Vấn đề cá biệt hóa trong GDTC thường tiến hành theo hai hướng chính:
Chuẩn bị chung: Biểu hiện ở những yêu cầu tập luyện như nhau nhằm trang bị cho họ
một số KNKX vận động quan trọng trong cuộc sống và những tri thức có liên quan, đồng thời
phát triển tố chất thể lực. Trong quá trình đó cũng có những yêu cầu riêng để phù hợp với đặc
điểm cá nhân hoặc có thể cá biệt hóa theo yêu cầu chung bằng con đường riêng.
Chuyên môn hóa: Biểu hiện ở những hoạt động lựa chọn làm nội dung chuyên môn hóa
phải phù hợp với đặc điểm cá nhân. Ngay trong cùng một chuyên môn sâu, mức độ phấn đấu
bằng những con đường thực hiện ở mỗi người cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân từng người.
4. NGUYÊN TẮC HỆ THỐNG
4.1 Tính thường xuyên của các buổi tập và luân phiên hợp lý giữa tập luyện và nghỉ ngơi
4.1.1 Tính thường xuyên của các buổi tập
Nếu tập luyện thường xuyên, liên tục thì có thể có những biến đổi về cấu trúc, chức
năng, về hình thái kỹ năng, kỹ xảo (KNKX) vận động và phát triển các tố chất vận động. Chỉ
cần ngừng tập luyện trong một thời gian ngắn những mối liên hệ phản xạ có điều kiện vừa
xuất hiện đã bắt đầu mờ tắt đi và các chức năng cơ thể vừa đạt được đã bị giảm… Do đó hoàn
thiện thể chất chỉ có thể đạt được trong GDTC khi tập luyện thường xuyên.
Tính thường xuyên được đảm bảo trong khoảng thời gian giữa 2 lần tập, 2 buổi tập, 2
chu kỳ tập luyện không được quá dài làm mất đi những biến đổi có lợi của những lần tập
trước. Cụ thể của tính thường xuyên là một tuần tập 2 - 3 buổi đối với người thường, 10 - 12
buổi đối với VĐV có trình độ tập luyện cao.
4.1.2 Sự luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi
Kết quả trực tiếp của tập luyện sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, năng lực hoạt động bị giảm
xuống, nghỉ ngơi sau tập luyện thì năng lực vận động được phục hồi và hồi phục vượt mức. Nếu
sau từng buổi tập mà nghỉ quá lâu thì hiệu quả của tập luyện sẽ bị giảm bớt và dần trở về mức độ ban đầu.
Điểm then chốt của nguyên tắc hệ thống trong quá trình GDTC là không cho phép nghỉ
đến mức mất hiệu quả tốt đã có qua tập luyện. Vì vậy, về nguyên tắc buổi tập sau được tiến
hành trên “dấu vết” của buổi tập trước, đồng thời củng cố sâu thêm các dấu vết đó (tạo hiệu quả tích lũy).
Về nguyên tắc buổi tập sau được tiến hành khi cơ thể đã hồi phục vượt mức sau lần tập
luyện trước do nghỉ ngơi. Thông thường được bố trí vào 1 trong 3 thời điểm sau:
Tiến hành khi năng lực vận động chưa trở lại trạng thái hồi phục: thường dùng cho
VĐV có trình độ cao trong huấn luyện sức bền.
Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục và hồi phục vượt mức ban đầu: Thường
dùng trong huấn luyện và giáo dục sức nhanh, sức mạnh. 48
Tiến hành khi năng lực vận động đã hồi phục vượt mức: thường dùng cho người mới
tập và huấn luyện kỹ thuật động tác và giáo dục sức mạnh, sức nhanh.
Trong quá trình GDTC, căn cứ vào các yếu tố, giai đoạn tập luyện, mục đích, nhiệm vụ
giáo dục các tố chất thể lực, căn cứ vào trình độ VĐV và đối tượng tập luyện mà sắp xếp buổi
tập sau vào các thời điểm hợp lý.
4.2 Sự phối hợp giữa tập luyện lặp lại và tập luyện biến dạng
Trong quá trình tập luyện, muốn hình thành được KNKX vận động và phát triển các tố
chất thể lực thì phải tiến hành lặp lại nhiều lần một hoạt động nào đó. Có thể tiến hành lặp lại
toàn bộ động tác, cũng có thể lặp lại một nội dung nào đó trong buổi tập, cũng có thể lặp lại
tuần tự các buổi tập trong 1 tuần, 1 tháng… việc lặp lại các hoạt động này phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Đặc điểm kỹ thuật động tác.
- Phương hướng, nội dung của buổi tập và các giai đoạn tập luyện.
- Đặc điểm khả năng của người tập.
- Tính chất, ảnh hưởng việc thực hiện LVĐ.
Nếu tiến hành tập luyện lặp lại quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến KNKX vận động mới
và ảnh hưởng tới sự phát triển các tố chất thể lực. Vì vậy trong tập luyện phải được biến dạng
rộng rãi các bài tập và các điều kiện thực hiện chúng, thay đổi LVĐ một cách linh hoạt, thay
đổi nội dung và hình thức tập luyện…
4.3 Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trong nội dung các buổi tập
Trong quá trình GDTC có nhiều nội dung và trong mỗi một buổi tập người ta nhằm giải
quyết 1 nội dung nhất định. Việc sắp xếp tuần tự các buổi tập căn cứ vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào nhiệm vụ chính của buổi tập.
- Đảm bảo tính dễ tiếp thu.
- Sắp xếp các buổi tập theo quy tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ đã biết
đến chưa biết, từ LVĐ thấp đến LVĐ cao.
- Đối với quá trình GDTC tiến hành từ theo xu hướng chung rộng rãi đến chuyên môn hóa sâu.
- Đối với quá trình phát triển các tố chất thể lực phải phát triển khả năng phối hợp vận
động sau đó đến phát triển các tố chất: nhanh, mạnh, bền…
Khi sắp xếp các nội dung học trong một buổi tập, một tuần tập cần phải chú ý đến sự
chuyển tốt các kỹ xảo vận động và tố chất thể lực, hạn chế sự chuyển xấu giữa chúng.
5. NGUYÊN TẮC TĂNG DẦN CÁC YÊU CẦU (TĂNG TIẾN)
5.1 Sự cần thiết khi tăng lượng vận động
Muốn tăng vốn KNKX vận động, muốn phát triển các tố chất thể lực thì cần phải tăng
LVĐ. Để tiếp thu được kỹ thuật động tác, tránh tập luyện quá sức, tránh cảm giác sợ hãi thì
phải tăng từ từ. Cơ thể thích nghi với một LVĐ nào đó không phải ngay lập tức, trong cùng
một lúc, mà cần phải có thời gian nhất định để cho kịp xảy ra các biến đổi thích nghi. Các
khoảng thời gian thích nghi phụ thuộc vào độ lớn của LVĐ, trình độ tập luyện, giới tính…
nếu các điều kiện khác nhau thì LVĐ càng lớn thời gian cần để cơ thể người tập thích nghi với LVĐ đó càng dài.
Như vậy, có thể kết luận rằng đặc điểm tiêu biểu của diễn biến LVĐ là tính tuần tự. 49
5.2 Các hình thức tăng LVĐ
Có 3 hình thức tăng LVĐ: tăng theo đường thẳng; tăng theo bậc thang và tăng theo làn sóng (xem sơ đồ).
Hình thức tăng theo đường thẳng: LVĐ sau lớn hơn LVĐ trước và tăng từ từ. Hình
thức này thường áp dụng trong 1 tuần.
Hình thức bậc thang: Tăng nhanh LVĐ rồi ổn định LVĐ đó trong một số buổi tập nhất
định rồi lại tiếp tục tăng, thường sử dụng trong 1 tuần, 1 tháng.
Hình thức tăng theo làn sóng: Phối hợp tăng từ từ đến đỉnh cao rồi lại giảm dần và
chuyển sang sóng khác ở mức cao hơn.
Ưu điểm: Đáp ứng được nhu cầu hồi phục chậm; phù hợp với nhịp sinh học (cũng theo
làn sóng); giải quyết mâu thuẫn giữa cường độ và khối lượng vận động.
Sơ đồ 5.2 Các hình thức tăng lượng vận động
5.3 Những điều kiện nâng cao LVĐ
LVĐ phải dễ tiếp thu, đảm bảo LVĐ vừa sức với người tập, đảm bảo tính tuần tự khi
tăng tiến các yêu cầu, đảm bảo tính thường xuyên và sự luân phiên hợp lý giữa tập luyện và
nghỉ ngơi để đảm bảo tính bền vững kỹ xảo vận động và củng cố vững chắc những biến đổi
chức năng của cơ thể do bài tập trước để lại.
Câu hỏi và bài tập
1. Nguyên tắc tập luyện TDTT là gì? Nêu các nguyên tắc tập luyện TDTT? Theo anh (chị) nguyên
tắc nào là cơ bản, hãy trình bày nguyên tắc đó?
2. Trình bày nguyên tắc Tự giác tích cực? Là sinh viên anh (chị) đã thực hiện nguyên tắc đó như thế
nào trong giờ học GDTC và trong quá trình tập luyện TDTT ở Học viện?
3. Trình bày các hình thức tăng LVĐ? Có mấy cách tiến hành tăng LVĐ? Trình bày các hình thức đó. 50 Chương 6
GIÁO DỤC CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC
Tóm tắt: Nội dung Chương 6 gồm khái niệm, phân loại, nhiệm vụ, các phương pháp
rèn luyện các tố chất thể lực (tố chất vận động) của con người. Mối tương quan giữa các tố
chất đó. Qua đó người học có thể hiểu, vận dụng hoặc hướng dẫn người khác tập luyện các tố
chất vận động có hiệu quả, nâng cao trình độ thể lực.
Bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một
trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của con người, trong đó
có TDTT. Hơn nữa rèn luyện (phát triển) thể lực lại là một trong hai đặc điểm cơ bản, nổi bật
của quá trình GDTC. Bởi vậy, những người thường xuyên tập luyện TDTT rất cần có những
hiểu biết về bản chất, các quy luật và phương pháp rèn luyện chúng.
Trong lý luận và phương pháp TDTT, tố chất thể lực (tố chất vận động) là những đặc
điểm, mặt, phần tương đối riêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành
năm loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động (khéo léo) và độ mềm dẻo.
Theo Quyết định số 641/QĐ-TTG ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ
Về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn
2011-2030 với mục tiêu cụ thể:
1. Cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định theo các tiêu chí sau:
- Đối với nam 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 167 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 168,5 cm.
- Đối với nữ 18 tuổi: Năm 2020 chiều cao trung bình 156 cm; năm 2030 chiều cao trung bình 157,5 cm.
2. Cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền và sức mạnh của đa số thanh niên có bước phát
triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở Châu Á theo các tiêu chí sau: - Đối với nam 18 tuổi
+ Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 1.050 m vào năm 2020; 1.150 m vào năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận đạt trung bình 45 kg năm 2020; 48 kg năm 2030. - Đối với nữ 18 tuổi
+ Chạy tùy sức 5 phút tính quãng đường trung bình đạt 850 m vào năm 2020; 1.000 m năm 2030.
+ Lực bóp tay thuận đạt trung bình 30 kg năm 2020; 34 kg năm 2030.
Căn cứ vào Quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên (Ban hành
kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo). Các nội dung đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên dựa trên sáu
nội dung, cụ thể là: Lực bóp tay thuận, Nằm ngửa gập bụng, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất
phát cao (XPC), Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy tùy sức 5 phút. 51
TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC HỌC SINH, SINH VIÊN
(Trích) Điều 6. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nam từ 6 tuổi đến 20 tuổi Nằm Lực ngửa gập Bật Chạy Chạy Chạy Tuổi Phân bóp tay xa tại chỗ 30m con thoi tùy sức 5 bụng (lần/30 loại thuận (kg) (cm) XPC (giây) 4 x 10m (giây) phút (m) giây) Tốt > 11,4 > 9 > 110 < 6,50 < 13,30 > 750 6 Đạt ≥ 9,2 ≥ 4 ≥ 100 ≤ 7,50 ≤ 14,30 ≥ 650 Tốt > 13,3 > 10 > 134 < 6,30 < 13,20 > 770 7 Đạt ≥ 10,9 ≥ 5 ≥ 116 ≤ 7,30 ≤ 14,20 ≥ 670 Tốt > 15,1 > 11 > 142 < 6,00 <13,10 > 800 8 Đạt ≥ 12,4 ≥ 6 ≥ 127 ≤ 7,00 ≤ 14,10 ≥ 700 Tốt > 17,0 > 12 > 153 < 5,70 < 13,00 > 850 9 Đạt ≥ 14,2 ≥ 7 ≥ 137 ≤ 6,70 ≤ 14,00 ≥ 750 Tốt >18,8 > 13 > 163 < 5,60 < 12,90 > 900 10 Đạt ≥15,9 ≥ 8 ≥ 148 ≤ 6,60 ≤ 13,90 ≥ 790 Tốt > 21,2 > 14 > 170 < 5,50 < 12,70 > 940 11 Đạt ≥ 17,4 ≥ 9 ≥ 152 ≤ 6,50 ≤ 13,20 ≥ 820 Tốt > 24,8 > 15 > 181 < 5,40 < 12,50 > 950 12 Đạt ≥ 19,9 ≥ 10 ≥ 163 ≤ 6,40 ≤ 13,10 ≥ 850 Tốt > 30,0 > 16 > 194 < 5,30 < 12,30 > 960 13 Đạt ≥ 23,6 ≥ 11 ≥ 172 ≤ 6,30 ≤ 13,00 ≥ 870 Tốt > 34,9 > 17 > 204 < 5,20 < 12,10 > 980 14 Đạt ≥ 28,2 ≥ 12 ≥ 183 ≤ 6,20 ≤12,90 ≥ 880 Tốt > 40,9 > 18 > 210 < 5,10 < 12,00 > 1020 15 Đạt ≥ 34,0 ≥ 13 ≥ 191 ≤ 6,20 ≤ 12,80 ≥ 910 Tốt > 43,2 > 19 > 215 < 5,00 < 11,90 > 1030 16 Đạt ≥ 36,9 ≥ 14 ≥ 195 ≤ 6,00 ≤ 12,70 ≥ 920 Tốt > 46,2 > 20 > 218 < 4,90 < 11,85 > 1040 17 Đạt ≥ 39,6 ≥ 15 ≥ 198 ≤ 5,90 ≤ 12,60 ≥ 930 Tốt > 47,2 > 21 > 222 < 4,80 < 11,80 > 1050 18 Đạt ≥ 40,7 ≥ 16 ≥ 205 ≤ 5,80 ≤ 12,50 ≥ 940 Tốt > 47,5 > 22 > 225 < 4,70 < 11,75 > 1060 19 Đạt ≥ 41,4 ≥ 17 ≥ 207 ≤ 5,70 ≤ 12,40 ≥ 950 Tốt > 48,7 > 23 > 227 < 4,60 < 11,70 > 1070 20 Đạt ≥ 42,0 ≥ 18 ≥ 209 ≤ 5,60 ≤ 12,30 ≥ 960 52
(Trích) Điều 7. Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với Nữ từ 6 tuổi đến 20 tuổi Nằm Lực ngửa gập Bật Chạy Chạy Chạy Tuổi bóp tay xa tại chỗ 30m XPC con thoi 4 tùy sức 5 Điểm bụng thuận (kg) (lần/30 (cm) (giây) x 10m (giây) phút (m) giây) Tốt > 10,4 > 6 > 100 < 7,50 < 13,50 > 700 6 Đạt ≥ 8,3 ≥ 3 ≥ 95 ≤ 8,50 ≤ 14,50 ≥ 600 Tốt > 12,2 > 7 > 124 < 7,30 < 13,40 > 760 7 Đạt ≥ 9,9 ≥ 4 ≥ 108 ≤ 8,30 ≤ 14,40 ≥ 640 Tốt > 13,8 > 8 > 133 < 7,00 < 13,30 > 770 8 Đạt ≥ 11,3 ≥ 5 ≥ 118 ≤ 8,00 ≤ 14,30 ≥ 670 Tốt > 15,5 > 9 > 142 < 6,70 < 13,20 > 800 9 Đạt ≥ 12,8 ≥ 6 ≥ 127 ≤ 7,70 ≤ 14,20 ≥ 690 Tốt > 17,6 > 10 > 152 < 6,60 < 13,10 > 810 10 Đạt ≥ 14,7 ≥ 7 ≥ 136 ≤ 7,60 ≤ 14,10 ≥ 700 Tốt > 20,6 > 11 > 155 < 6,50 < 13,00 > 820 11 Đạt ≥ 16,9 ≥ 8 ≥ 140 ≤ 7,50 ≤ 14.00 ≥ 710 Tốt > 23,2 > 12 > 161 < 6,40 < 12,80 > 830 12 Đạt ≥ 19,3 ≥ 9 ≥ 144 ≤ 7,40 ≤ 13,80 ≥ 730 Tốt > 25,8 > 13 > 162 < 6,30 < 12,70 > 840 13 Đạt ≥ 21,2 ≥ 10 ≥ 145 ≤ 7,30 ≤ 13,70 ≥ 750 Tốt > 28,1 > 14 > 163 < 6,20 < 12,60 > 850 14 Đạt ≥ 23,5 ≥ 11 ≥ 146 ≤ 7,20 ≤ 13,60 ≥ 770 Tốt > 28,5 > 15 > 164 < 6,10 < 12,40 > 860 15 Đạt ≥ 24,5 ≥ 12 ≥ 147 ≤ 7,10 ≤ 13,40 ≥ 790 Tốt > 29,0 > 16 > 165 < 6,00 < 12,30 > 890 16 Đạt ≥ 26,0 ≥ 13 ≥ 148 ≤ 7,00 ≤ 13,30 ≥ 810 Tốt > 30,3 > 17 > 166 < 5,90 < 12,20 > 920 17 Đạt ≥ 26,3 ≥ 14 ≥ 149 ≤ 6,90 ≤ 13,20 ≥ 830 Tốt > 31,5 > 18 > 168 < 5,80 < 12,10 > 930 18 Đạt ≥ 26,5 ≥ 15 ≥ 151 ≤ 6,80 ≤ 13,10 ≥ 850 Tốt > 31,6 > 19 > 169 < 5,70 < 12,00 > 940 19 Đạt ≥ 26,7 ≥ 16 ≥ 153 ≤ 6,70 ≤ 13,00 ≥ 870 Tốt > 31,8 > 20 > 170 < 5,60 < 11,90 > 950 20 Đạt ≥ 26,9 ≥ 17 ≥ 155 ≤ 6,60 ≤ 12,90 ≥ 890
Để đạt được mục tiêu đó có rất nhiều nhân tố và các điều kiện đảm bảo. Trong đó có
công tác GDTC trong các cấp học bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Do các hoạt động, nghề nghiệp, các môn thể thao ngày càng phức tạp, đa dạng và tinh
vi nên cấu trúc và yêu cầu về thể lực cũng rất khác nhau. Dưới đây chúng tôi chỉ trình bày
những cơ sở chung ban đầu về các khái niệm, nhiệm vụ và các phương tiện rèn luyện sức mạnh.
1.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỐ CHẤT SỨC MẠNH
1.1.1. Khái niệm sức mạnh
Sức mạnh của con người là khả năng khắc phục lực đối kháng bên ngoài hoặc đề
kháng lại nó bằng sự nỗ lực cơ bắp.
- Cơ bắp có thể sinh ra lực trong các trường hợp.
+ Không thay đổi độ dài của cơ (chế độ tĩnh).
+ Giảm độ dài của cơ (chế độ khắc phục). 53
+ Tăng độ dài của cơ (chế độ nhượng bộ).
- Chế độ khắc phục và chế độ nhượng bộ hợp thành chế độ động lực.
- Trong các chế độ hoạt động như vậy, cơ bắp sản sinh ra các lực cơ học có trị số khác
nhau. Người ta dựa vào các chế độ hoạt động của cơ để phân ra các loại sức mạnh cơ bản.
1.1.2. Phân loại sức mạnh
- Cơ sở để phân loại sức mạnh.
Bằng thực nghiệm và phân tích khoa học người ta đã đi đến một số kết luận có ý nghĩa
cơ bản trong phân loại sức mạnh như sau:
Trị số lực sinh ra trong các động tác chậm hầu như không có sự khác biệt với các trị số
lực phát huy trong trường hợp cơ co đẳng trường.
Trong chế độ nhượng bộ của cơ khả năng sinh lực của cơ là lớn nhất đôi khi gấp hai
lần lực phát huy trong điều kiện tĩnh.
Trong các động tác nhanh trị số lực giảm dần giảm dần theo chiều tăng tốc độ.
Khả năng sinh lực trong các động tác nhanh tuyệt đối (tốc độ) và khả năng sinh lực
trong các động tác tĩnh tối đa (sức mạnh tĩnh) không có tương quan với nhau.
Dựa trên cơ sở đó có thể phân chia sức mạnh của con người thành các loại sau:
- Phân loại sức mạnh
Sức mạnh đơn thuần (khả năng sinh lực trong các động tác chậm hoặc tĩnh).
Sức mạnh tốc độ (khả năng sinh lực trong các đội tác nhanh). Nhóm sức mạnh tốc độ
được phân loại tuỳ theo chế độ vận hành thành sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung.
Sức mạnh bột phát là khả năng của con người phát huy một lực lớn trong khoảng
thời gian ngắn nhất (sức bật nhẩy).
Sức mạnh tuyệt đối có thể được đo bằng trọng lượng tối đa mà VĐV khắc phục được.
Sức mạnh có thể đo bằng lực kế hay trọng lượng tối đa mà VĐV khắc phục được.
Ở những người có trình độ tập luyện tương đương nhưng trọng lượng cơ thể khác
nhau thì sức mạnh tuyệt đối tăng theo trọng lượng, còn sức mạnh tương đôi lại giảm đi. Có
thể dễ dàng nhận thấy ở một số môn thể thao như cử tạ hạng nặng, đẩy tạ thì sức mạnh tuyệt
đối có ý nghĩa quyết định thành tích, còn trong các môn chạy, bơi, hoặc các môn thi đấu theo
hạng cân thì sức mạnh tương đối có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.1.3. Nhiệm vụ và phương tiện rèn luyện sức mạnh - Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chung của quá trình rèn luyện sức mạnh nhiều năm là phát triển toàn diện và
đảm bảo khả năng phát huy cao sức mạnh trong các hình thức hoạt động vận động khác nhau.
Nhiệm vụ cụ thể của rèn luyện sức mạnh là:
- Tiếp thu và hoàn thiện các khả năng thực hiện các hình thức sức mạnh cơ bản: Sức
mạnh tĩnh lực và động lực, sức mạnh đơn thuần và sức mạnh tốc độ, sức mạnh khắc phục và sức mạnh nhượng bộ.
- Phát triển cân đối sức mạnh của tất cả các nhóm cơ của hệ vận động.
- Phát triển năng lực sử dụng hợp lý sức mạnh trong các điều kiện khác nhau.
Ngoài ra tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi hoạt động mà đề ra các nhiệm vụ rèn luyện sức mạnh chuyên môn. - Phương tiện:
Để rèn luyện sức mạnh người ta sử dụng các bài tập sức mạnh, tức là các động tác với
lực đối kháng. Căn cứ vào tính chất lực đối kháng, các bài tập sức mạnh được chia thành hai nhóm.
+ Bài tập với lực đối kháng bên ngoài:
Bài tập với dụng cụ nặng;
Bài tập với lực đối kháng của người cùng tập; 54
Bài tập với lực đàn hồi (bài tập với dây lò so, dây cao su…);
Bài tập với lực đối kháng của môi trường bên ngoài (chạy trên cát, trên đường trải mùn cưa…).
+ Bài tập khắc phục trọng lượng cơ thể.
Ngoài ra, trong rèn luyện sức mạnh, người ta còn sử dụng rộng rãi các bài tập khắc
phục trọng lượng cơ thể cộng thêm với trọng lượng của vật thể bên ngoài.
1.1.4. Các khuynh hướng, phương pháp cơ bản trong rèn luyện sức mạnh
Như trên đã nêu, trong rèn luyện sức mạnh là tạo ra kích thích lớn đối với hoạt động
của cơ. Trong thực tế, thường có 3 cách tạo căng cơ tối đa:
- Lặp lại cực hạn lượng đối kháng chưa tới mức tối đa.
- Sử dụng lượng đối kháng tối đa.
- Sử dụng trọng lượng chưa tới mức tối đa với tốc độ cực đại
- Sử dụng lượng đối kháng chưa tới mức tối đa với số lần lặp lại cực hạn.
Phương pháp nỗ lực lặp lại có những ưu điểm sau:
Tăng sức mạnh cùng với sự phì đại cơ bắp. Khối lượng vận động lớn tất yếu sẽ dẫn
đến những biến đổi mạnh mẽ trong quá trình trao đổi chất.
Tăng thiết diện cơ nhờ tập luyện gọi là phì đại vận động. Nói chung các sợi cơ không
phân chia. Trong trường hợp đặc biệt mới thấy một số rất ít sợi cơ bị phân chia nhỏ. Với sự
phì đại quá lớn, có thể dẫn tới hiện tượng tách cơ theo chiều dọc một cách cơ học, nhưng
chúng vẫn có chung dây chằng.
Sử dụng lượng đối kháng chưa tới mức tối đa sẽ hạn chế được hiện tượng ép khí lồng ngực.
Bài tập với lượng đối kháng chưa tới mức tối đa tạo khả năng kiểm tra kỹ thuật tốt hơn.
Đối với người mới tập sử dụng phương pháp nỗ lực lặp lại hạn chế được chấn thương.
Tiêu hao năng lượng tương đối lớn cũng có lợi với buổi tập theo xu hướng sức khoẻ.
Phương pháp nỗ lực lặp lại có những nhược điểm sau:
Không có lợi thế về mặt năng lượng.
Hiệu quả của phương pháp thấp hơn so với sử dụng lượng đối kháng tối đa.
- Sử dụng lượng đối kháng tối đa và gần tối đa
Trong trường hợp cần tăng sức mạnh cơ bắp nhưng hạn chế được hiện tượng tăng khối
lượng của nó, người ta thường tập luyện theo xu hướng thứ 2 – xu hướng sử dụng lượng đối
kháng tối đa và gần tối đa.
- Sử dụng các bài tập tĩnh trong rèn luyện sức mạnh
Vào những năm sau đại chiến thế giới thứ 2 trên tạp trí các nước phương tây đã tuyên
truyền mạnh mẽ về hiệu quá của phương pháp tập tĩnh, từ đó có rất nhiều công trình nghiên
cứu khoa học đã được tiến hành để xác định hiệu quả của phương pháp tập tĩnh cũng như so
sánh nó với phương pháp động lực và kết quả nghiên cứu thường không thống nhất với nhau.
Đặc biệt sau thế vận hội lần thứ 18 (năm 1964) không đạt được thành tích như dự báo,
ngày nay phương pháp tập tĩnh chỉ coi là một phương án độc đáo của phương pháp nỗ lực cực
đại coi như là một phương án thứ yếu trong giáo dục sức mạnh. + Ưu điểm:
- Giữ được mức căng cơ tương đổi ổn định trong thời gian tương đối dài.
- Các bài tập tĩnh đòi hỏi ít thời gian, còn dụng cụ tập luyện thì đơn giản.
- Có thể tác động tới bất kỳ nhóm cơ nào.
- Có thể tập luyện trong điều kiện biên độ động tác bị hạn chế. + Nhược điểm:
- Hiệu quả thấp hơn so với tập động.
- Trong mỗi buổi tập chỉ nên dành từ 10 - 15 phút cho tập tĩnh và không nên sử dụng
ổn định quá từ 1-2 tháng. 55
1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỐ CHẤT SỨC NHANH
1.2.1. Khái niệm sức nhanh
Là một tổ hợp thuộc tính chức năng của con người, nó quy định chủ yếu và trực tiếp
đặc tính tốc độ động tác cũng như thời gian phản ứng vận động.
Những biểu hiện của sức nhanh bao gồm:
- Thời gian tiềm tàng của phản ứng vận động.
- Tốc độ động tác đơn (với lượng đối kháng bên ngoài nhỏ). - Tần số động tác.
Ví dụ: VĐV chạy cự ly ngắn thành tích phụ thuộc vào:
- Thời gian xuất phát (sức nhanh phản ứng vận động đơn giản).
- Tốc độ thực hiện động tác đơn (đạp sau, chuyển đùi).
- Sức nhanh tần số động tác.
Trong những động tác có phối hợp phức tạp thì tốc độ không chỉ phụ thuộc vào sức
nhanh, mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sức mạnh, mức độ hoàn thiện kỹ thuật
động tác, Ví dụ: VĐV đẩy tạ.
1.2.2. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động
a. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản
Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là
tập lặp lại phản ứng với các tín hiệu xuất hiện đột ngột. Ví dụ: Lặp lại nhiều lần với tiếng súng
lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu. Đối với người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng
đem lại kết quả tốt, sau đó sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó có thể phát triển thêm.
b. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động phức tạp
Phản ứng vận động phức tạp thường gặp trong thể thao gồm hai loại: Phản ứng đối với
vật thể di động và phản ứng lựa chọn.
Trong phản ứng đối với vật thể di động thì kỹ năng quan sát giữ vai trò cơ bản.
Để phát triển kỹ năng quan sát, người ta sử dụng các bài tập phản ứng đối với vật di
động, yêu cầu tập luyện được gia tăng thông qua tốc độ vật thể, tăng tính bất ngờ và rút ngắn
cự ly. Ví dụ: Trò chơi vận động với bóng nhỏ.
Phản ứng lựa chọn xảy ra khi cần chọn một trong số những động tác có thể để đáp lại
sự thay đổi hành vi của đối phương hoặc sự biến đổi tình huống.
Ví dụ: VĐV đấu kiếm khi phòng thủ có thể lựa chọn một trong những động tác có thể
sử dụng tuỳ theo động tác tấn công của đối phương. Tính phức tạp của phản ứng lựa chọn phụ
thuộc vào tình huống cụ thể.
c. Phương pháp rèn luyện tốc độ
Tốc độ tối đa mà con người có thể phát huy trong động tác nào đó không chỉ phụ thuộc
vào sức nhanh mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như sức mạnh động lực, độ linh hoạt
khớp, mức hoàn thiện kỹ thuật. Vì vậy, rèn luyện sức nhanh động tác cần kết hợp chặt chẽ với
rèn luyện các tố chất thể lực khác và hoàn thiện kỹ thuật. Từ đó có thể tách biệt hai xu hướng
trong rèn luyện tốc độ.
- Nâng cao tần số động tác.
- Hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tối đa.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TỐ CHẤT SỨC BỀN
1.3.1. Khái niệm sức bền
Là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước, hay là năng lực duy trì
khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể có thể chịu đựng được.
1.3.2. Phân loại sức bền
Từ việc phân tích trên cho ta thấy rằng, sức bền luôn liên quan đến mệt mỏi, mệt mỏi 56
có cơ chế rất phức tạp và mỗi loại hoạt động khác nhau gây nên mệt mỏi khác nhau. Do vậy
mệt mỏi mang tính đặc thù đối với các loại hoạt động cho nên sức bền có nhiều loại.
Căn cứ vào số lượng nhóm cơ tham gia hoạt động và dựa trên cơ chế cung cấp năng
lượng người ta chia thành: Mệt tương đối cục bộ và mệt mỏi chung.
- Trong trường hợp chỉ có 1/3 số lượng sợi cơ tham gia hoạt động (hoạt động cục bộ)
không đòi hỏi sự đòi hỏi tích cực của hệ tuần hoàn và hô hấp mệt mỏi chỉ xuất hiện ở những
nhóm cơ tham gia vào hoạt động. Những hoạt động như vậy không gây nên những biến đổi sâu sắc trong cơ thể.
- Trong trường hợp có từ 2/3 số lượng sợ cơ tham gia vào hoạt động (hoạt động toàn
bộ) đòi hỏi cơ quan tuần hoàn hô hấp hoạt động khẩn trương đẻ đảm bảo cung cấp năng lượng
cho cơ hoạt động. Những trường hợp này gây nên mệt mỏi chung cho cơ thể người tập. Muốn
hoạt động được như vậy trong thời gian dài cần phải phát triển tốt các chức năng thực vật, vì
đó là nhân tố quyết định, khả năng duy trì hoạt động cơ thể người, ta gọi đó là sức bền chung
(sức bền thực vật, sức bền năng lượng).
- Sức bền chung là sức bền trong các hoạt động kéo dài với cường độ thấp có sự tham
gia của phần lớn hệ cơ. Ví dụ: Chạy, bơi cự ly dài, đua xe đạp.
- Sức bền chung có ý nghĩa quan trọng trong đời sống và nó có khả năng chuyển rộng lớn.
- Sức bền trong một hoạt động chuyên môn nào đó, gọi là sức bền chuyên môn hoặc
sức bền chuyên môn là năng lực duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định.
- Sức bền phụ thuộc chủ yếu vào thời gian hoạt động. Bởi vì cùng một bài tập nhưng
thực hiện với cường độ khác nhau thì thời gian sẽ khác nhau, vì vậy người ta còn căn cứ vào
hoạt động để chia sức bền ra thành:
Sức bền trong thời gian dài (trên 11 phút) thành tích phụ thuộc vào khả năng hoạt động ưa khí.
Sức bền trong 1 thời gian trung bình (từ 2 phút đến 11 phút) thành tích phụ thuộc vào
khả năng ưa và yếm khí.
Sức bền trong thời gian ngắn (từ 45 giây đến 2 phút) thành tích phụ thuộc vào khả
năng hoạt động yếm khí và sự phát triển của sức mạnh bền, sức bền tốc độ.
1.3.3. Các phương pháp phát triển sức bền
a. Những nhiệm vụ và yêu cầu
Sức bền trong vận động thể lực bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố. Do đó để phát triển
sức bền, phải giải quyết hàng loạt nhiệm vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao những nhân tố đó.
Trong số những nhân tố chi phối sức bền phải kể đến:
- Kỹ thuật thể thao hợp lý, bảo đảm phát huy được hiệu quả và đồng thời tiết kiệm
được năng lượng trong khi vận động.
- Năng lực duy trì trong thời gian dài trạng thái hưng phấn của các trung tâm thần kinh.
- Khả năng hoạt động cao của hệ tuần hoàn và hô hấp.
- Tính tiết kiệm của các quá trình trao đổi chất.
- Cơ thể có nguồn năng lượng lớn.
- Sự phối hợp hài hoà trong hoạt động của các chức năng sinh lý.
- Khả năng chịu đựng chống lại cảm giác mệt mỏi nhờ nỗ lực ý chí.
Nâng cao sức bền thực chất là quá trình làm cho cơ thể thích nghi dần dần với lượng vận
động ngày càng lớn. điều này đòi hỏi người tập phải có ý chí kiên trì, chịu đựng những cảm giác
mệt mỏi đôi khi rất nặng nề và cảm giác nhàm chán do tính đơn điệu của bài tập. Mặt khác, đòi
hỏi có sự tích luỹ, thích nghi dần dần và kéo dài liên tục trong nhiều năm. Những ý đồ nôn nóng,
gò ép, đốt cháy giai đoạn chẳng những không đem lại kết quả, mà còn có hại đối với người 57 tập.
Nâng cao sức bền chung là cơ sở để nâng cao sức bền chuyên môn và nâng cao năng
lực vận động của cơ thể nói chung. Tập luyện có hệ thống sẽ nâng cao được sức bền một cách đáng kể.
b. Các yếu tố lượng vận động trong tập luyện nâng cao sức bền
Tất cả các phương pháp tập luyện nâng cao sức bền trong các môn TT có chu kỳ đều
dựa trên sự kết hợp của 5 yếu tố cơ bản của LVĐ, đó là:
- Tốc độ hay cường độ bài tập;
- Thời gian thực hiện bài tập;
- Thời gian nghỉ giữa quãng;
- Tính chất nghỉ ngơi giữa quãng; - Số lần lặp lại.
c. Phương pháp nâng cao khả năng ưa khí
Khả năng ưa khí của cơ thể là khả năng tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động cơ bắp
thông qua quá trình ô xy hoá các hợp chất giàu năng lượng trong cơ thể.
Để nâng cao khả năng ưa khí cần giải quyết 3 nhiệm vụ:
- Nâng cao khả năng hấp thụ ô xy tối đa;
- Nâng cao khả năng kéo dài thời gian mức hấp thụ ô xy tối đa;
- Làm cho hệ thống tuần hoàn và hô hấp nhanh chóng đạt được mức hoạt động với hiệu suất cao.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để nâng cao khả năng ưa khí của cơ thể là
phương pháp đồng đều liên tục, phương pháp biến đổi và phương pháp lặp lại.
d. Phương pháp nâng cao khả năng yếm khí
Khả năng yếm khí là khả năng vận động của cơ thể trong điều kiện dựa vào các nguồn
cung cấp năng lượng yếm khí (các phản ứng phóng năng lượng không có sự tham gia của ô xy).
Nâng cao khả năng ưa khí cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao khả năng yếm khí tạo
điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện những hoạt động yếm khí.
Tuy nhiên nhiệm vụ chính ở đây là tăng cường khả năng giải phóng năng lượng nhờ
các phản ứng phân huỷ photphocreatin và phân huỷ glucôza, đồng thời nâng cao khả năng
chịu đựng trạng thái nợ ô xy ở mức cao.
Các bài tập nhằm hoàn thiện cơ chế giải phóng năng lượng từ Photphocrêatin có những đặc điểm sau:
- Cường độ hoạt động gần tới mức tối đa hoặc thấp hơn một chút.
- Thời gian nghỉ giữa quãng từ 2 - 3 phút.
- Sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực.
- Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào trình độ tập luyện của người tập, sao cho tốc độ không bị giảm.
Để hoàn thiện cơ chế glucô phân (tức nâng cao khả năng yếm khí của cơ thể) cần áp
dụng những bài tập có những đặc điểm sau đây.
- Cường độ vận động (tốc độ di chuyển) xấp xỉ tối đa.
- Thời gian mỗi lần lặp lại có thể từ 20 giây đến 2 phút (các cự ly bơi 200m, các cự ly chạy từ 200m-600m).
- Khoảng cách nghỉ ngơi nên giảm dần sau mỗi lần lặp lại. Ví dụ: Giữa lần thứ nhất và
thứ hai nghỉ 5 - 8 phút, lần thứ hai và lần thứ 3 từ 3 - 4 phút.
- Tính chất nghỉ ngơi trong trường hợp này không cần phải là nghỉ ngơi tích cực,
nhưng cũng cần tránh trạng thái hoàn toàn là yên tĩnh..
- Số lần lặp lại trong hoạt động có quãng nghỉ giảm dần thường không quá 3 - 4 lần. 58
Trên đây đã trình bày các phương pháp tác động có chọn lọc đến những cơ chế yếm
khí riêng biệt. Trong thực tế, các phương pháp được áp dụng thường mang tính tổng hợp hơn;
Kết hợp những tác động nhằm nâng cao khả năng ưa khí với khả năng yếm khí. Bởi vì khả
năng ưa khí là cơ sở để phát triển những khả năng yếm khí, còn cơ chế glucô phân là cơ sở để
phát triển cơ chế photphocreatin. Đồng thời các phản ứng yếm khí là nhân tố quan trọng để
kích thích phát triển khả năng ưa khí.
1.3.4. Vấn đề “Cực điểm” và “Hô hấp lần hai” trong giáo dục sức bền
Trong khi chạy ở các cự ly trung bình và dài thường xuất hiện sau khi chạy một thời
gian không lâu hiện tượng tức ngực, khó thở, cảm giác chân nặng, động tác không còn nhịp
nhàng…hiện tượng này gọi là “Cực điểm”. “Cực điểm” xuất hiện là do khi cơ thể chuyển đổi
từ trạng thái tương đối ổn định sang trạng thái hoạt động kịch liệt, chức năng của trạng thái
vận động đã chuyển hoá sang trạng thái làm việc, nhưng các cơ quan nội tạng (Ví dụ: hệ
thống hô hâp, hệ tuần hoàn…) tính ỳ vẫn cao trong thời gian ngắn không thể phát huy chức
năng hoạt động ở mức độ cao nhất, khiến cho cơ thể thiếu ô xy, một lượng lớn axit lactic và
các bon nic được tích tụ làm cho mối quan hệ giữa trung khu thần kinh thực vật và tủy sống bị
thay đổi về nhịp điệu phối hợp, gặp phải tình trạng dừng tạm thời, do vậy mà xuất hiện “Cực
điểm”. Sau khi xuất hiện “Cực điểm” chỉ cần giảm tốc độ chạy thích hợp, hít thở sâu, kiên trì
với động tác chạy về trước thì những cảm giác không tốt do “Cực điểm” tạo ra sẽ mất đi,
động tác sẽ nhịp nhàng, nhẹ nhàng có lực trở lại, năng lực làm việc lại bắt đầu được nâng lên,
hiện tượng này được gọi là “Hô hấp lần hai”.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NĂNG LỰC PHỐI HỢP VẬN ĐỘNG
1.4.1. Đặc điểm của năng lực phối hợp vận động
Nếu như các năng lực sức mạnh, sức nhanh, sức bền dựa trên cơ sở của hệ thống thích
ứng về mặt năng lượng thì năng lực phối vận động (NLPHVĐ) lại phụ thuộc chủ yếu vào các
quá trình điều khiển hành động vận động. Việc xác định năng lực phối hợp vận động về cơ
bản dựa trên cơ sở lý luận của tâm lý học hiện đại về khái niệm năng lực và dựa trên cơ sở
học thuyết vận động. Theo quan điểm này NLPHVĐ là một phức hợp các tiền đề của người
tập (cần thiết ít hoặc nhiều) để thực hiện thắng lợi một hoạt động thể thao nhất định. Năng lực
này được xác định trước hết thông qua các quá trình điều khiển (các quá trình thông tin) và
được người tập hình thành và phát triển trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động có quan
hệ chặt chẽ với các phẩm chất tâm lý và năng lực khác như sức nhanh, sức mạnh, sức bền.
Năng lực phối hợp: của người tập được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có
chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng các kỹ xảo về kỹ thuật thể thao.
Tuy nhiên, giữa NLPHVĐ và kỹ xảo về kỹ thuật thể thao có điểm khác nhau cơ bản. Trong
khi kỹ xảo về kỹ thuật thể thao chỉ nhằm giải quyết một nhiệm vụ vận động cụ thể thì
NLPHVĐ là tiền đề cho rất nhiều hành động vận động khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm các
loại hoạt động thể thao và yêu cầu riêng của chúng về PHVĐ, người ta phân thành 7 loại NLPHVĐ bao gồm:
a. Năng lực liên kết vận động: là năng lực nhằm liên kết các hoạt động vận động của từng bộ
phận cơ thể, các phần động tác trong mối quan hệ với hoạt động chung của cơ thể theo mục
đích hành động nhất định. Nó thể hiện sự kết hợp các yếu tố về không gian, thời gian và dùng
sức trong quá trình vận động. Năng lực liên kết vận động có ý nghĩa đối với tất cả các môn
thể thao, đặc biệt các môn thể thao mang tính chất kỹ thuật như thể dục dụng cụ, các môn
bóng và các môn thể thao đối kháng hai người. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm
cơ sở cho năng lực này là: phân tích thị giác và phân tích cảm giác cơ bắp.
b. Năng lực định hướng: đó là năng lực xác định, thay đổi tư thế và hoạt động của cơ thể
trong không gian và thời gian. Ví dụ: trên sân bóng, trên võ đài hoặc trên dụng cụ thể dục.
Năng lực định hướng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn thể thao mang tính chất kỹ thuật, 59
các môn bóng và các môn thể thao đối kháng hai người, vì trong các môn này người tập luôn
phải thay đổi tư thế và vị trí của mình trong không gian. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin
chính làm cơ sở cho năng lực này là phân tích thị giác.
c. Năng lực thăng bằng: đó là năng lực ổn định trạng thái thăng bằng của của cơ thể (thăng
băng tĩnh) hoặc duy trì và khôi phục nó trong và sau khi thực hiện động tác (thăng bằng động).
Năng lực thăng bằng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn thể thao như: thể dục nghệ thuật, thể
dục dụng cụ, trượt băng nghệ thuật,trượt băng tốc độ, bơi thuyền, judo, vật… Cơ quan thu
nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là: cơ quan phân tích thị giác, phân
tích tiền đình, phân tích cảm giác cơ bắp.
d. Năng lực nhịp điệu: đó là năng lực nhận biết được sự luân chuyển các đặc tính chuyển
động trong quá trình một động tác hoặc thể hiện nó trong khi thực hiện động tác. Năng lực
này chủ yếu thể hiện ở sự tiếp thu một nhịp điệu từ bên ngoài như âm nhạc, những âm thanh
đơn giản, hay sự tri giác bằng mắt và sau đó có thể tái hiện chính xác nhịp điệu đó trong quá
trình thực hiện động tác. Năng lực nhịp điệu có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn thể thao như:
thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, aerobic, khiêu vũ, trượt băng nghệ thuật và là cơ sở quan
trọng để tiếp thu kỹ thuật trong các môn thể thao khác. Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin
chính làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích tiền đình,phân tích xúc giác và phân tích cảm giác cơ bắp.
e. Năng lực phản ứng: đó là khả năng dẫn truyền nhanh chóng và thực hiện các phản ứng vận
động một cách hợp lý và nhanh chóng đối với một tín hiệu (đơn giản hoặc phức tạp). Năng
lực phản ứng có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn bóng, các môn thể thao đối kháng hai người,
các môn chạy tốc độ (100m), bơi… Cơ quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho
năng lực này là: phân tích thị giác và phân tích thính giác.
f. Năng lực phân biệt vận động: đó là năng lực thực hiện động tác một cách chính xác cao và
tinh tế từng hoạt động riêng lẻ, từng giai đoạn của quá trình đó. Năng lực này thể hiện qua sự
phân biệt có ý thức và chính xác các thông số về thời gian, không gian và dùng sức trong biểu
tượng vận động của người tập. Năng lực phân biệt vận động có ý nghĩa đặc biệt đối với các
môn thể thao mang tính chất kỹ thuật, các môn thể thao đối kháng hai người, bơi lội… Cơ
quan thu nhận và xử lý thông tin chính làm cơ sở cho năng lực này là phân tích cảm giác cơ bắp.
g. Năng lực thích ứng: đó là năng lực chuyển chương trình hành động phù hợp với hoàn cảnh
mới hoặc tiếp tục thực hiện hành động đó theo phương thức khác dựa trên các cơ sở tri giác
những thay đổi của hoàn cảnh hoặc dự đoán các thay đổi đó. Sự thay đổi quá trình thực hiện
động tác do tình huống thay đổi có thể được người tập đoán trước, có thể bất ngờ hoặc hoàn
toàn không đoán được. Trong trường hợp tình huống thay đổi không lớn lắm thì năng lực này
thể hiện ở việc thay đổi các thông số vận động riêng lẻ trên cơ sở giữ nguyên nhiệm vụ vận
động. Còn khi có những thay đổi lớn thì năng lực đó biểu hiện ở sự chuyển đổi chương trình
hành động một cách nhanh chóng và hợp lý. Năng lực thích ứng có ý nghĩa đặc biệt đối với
các môn thể thao mang tính chất đối kháng hai người và đối với các môn bóng. Cơ quan thu
nhận và xử lý thông tin làm cơ sở cho năng lực này là: phân tích thị giác, phân tích xúc giác
và phân tích cảm giác cơ bắp.
Việc phân chia năng lực phối hợp vận động thành bảy năng lực riêng có tính đặc thù
khác nhau không có nghĩa là chúng tách rời nhau mà ngược lại các năng lực này luôn có mối
quan hệ khăng khít, thống nhất, là một tập hợp các tiền đề cho các hoạt động thể thao khác
nhau. Từng năng lực thể hiện rõ yêu cầu nổi trội của nó trong các hoạt động cụ thể.
1.4.2. Ý nghĩa của năng lực phối hợp vận động
Như đã trình bày ở trên, năng lực phối hợp vận động là cơ sở cho việc tiếp thu nhanh
chóng và thực hiện một cách hiệu quả các hành động vận động phức tạp. Do vậy, phát triển 60
tốt các năng lực này sẽ giúp cho con người (đặc biệt là trẻ em) sau này có thể thực hiện một
cách nhanh chóng, chính xác, hợp lý và đẹp các hoạt động vận động trong đời sống hàng ngày,
trong lao động sản xuất, trong lĩnh vực quốc phòng và đặc biệt có ý nghĩa to lớn trong hoạt
động thể thao nâng cao. Ý nghĩa đó được thể hiện ở những điểm sau:
Phát triển ở một trình độ cao tất cả các năng lực phối hợp vận động và phát triển có
mục đích các năng lực đó mà từng hoạt động thể thao chuyên sâu đòi hỏi làm cơ sở quan
trọng để người tập nâng cao chất lượng các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản tiếp thu được ở môn thể
thao chuyên sâu. Có trình độ cao về khả năng phối hợp vận động (bên cạnh một vốn kỹ xảo
vận động phong phú) sẽ học được nhanh và hoàn thiện các bài tập phức tạp trong các giai
đoạn huấn luyện tiếp theo. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với các môn thể thao đòi hỏi kỹ
thuật phức tạp. Có khả năng phối hợp vận động cao và rộng, người tập sẽ tiếp thu nhanh các
phương pháp nhằm phát triển thể lực chung, nhằm khởi động trước các buổi tập và thi đấu có
lượng vận động cao hoặc nhằm nghỉ ngơi tích cực.
Đánh giá được khách quan mức độ phát triển cá biệt của người tập về khả năng phối
hợp vận động sẽ góp phần tích cực vào việc tuyển chọn các VĐV có năng khiếu. Đặc biệt là
các VĐV thuộc các môn thể thao mang tính chất kỹ thuật phức tạp.
1.4.3. Phương pháp phát triển khả năng phối hợp vận động
Việc lựa chọn các phương tiện tập luyện nhằm phát triển khả năng phối hợp vận động
cần phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
Phương pháp chính là tập luyện, phương tiện chính là các bài tập thể lực. Năng lực chỉ
phát triển thông qua hoạt động. Do vậy, muốn phát triển NLPHVĐ phải thông qua sự tập
luyện một cách tích cực, thông qua việc học và hoàn thiện các bài tập được lựa chọn làm
phương tiện để phát triển năng lực này. Việc học tập các kỹ xảo vận động cũng là điều kiện
thuận lợi để phát triển các NLPHVĐ. Ngoài ra có thể sử dụng các bài tập tâm lý để phát triển
năng lực xử lý thông tin và nhanh chóng hình thành các biểu tượng vận động theo nhiệm vụ vận động đặt ra.
Các bài tập được sử dụng làm phương tiện phát triển khả năng phối hợp vận động cần
yêu cầu người tập thực hiện chính xác và thường xuyên phải kiểm tra tính chính xác của bài
tập một cách có ý thức.
Năng lực tri giác và điều khiển cách hành động vận động được phản ánh và giữ lại
trong ý thức của người tập, lặp lại nhiều lần sai lầm về kỹ thuật sẽ dẫn đến việc củng cố các
biểu tượng sai về kỹ thuật động tác và hạn chế sự phát triển kỹ xảo.
Cần sử dụng các phương tiện tập luyện nhằm phát triển chức năng của các cơ quan
phân tích. Các cơ quan phân tích là một phần của hệ thống thần kinh–cơ, được coi là một bộ
phận của “thực thể sinh lý” của khả năng phối hợp vận động. Phương thức hoạt động của nó
ảnh hưởng đến trình độ của khả năng phối hợp vận động. Do vậy cần sử dụng các phương tiện
phụ nhằm phát triển chúng. Việc phát triển có mục đích một cơ quan phân tích cũng có tác
dụng phát triển nhiều NLPHVĐ riêng lẻ.
Ví dụ: sử dụng ghế quay để phát triển chức năng tiền đình góp phần nâng cao năng lực
thăng bằng và đồng thời nâng cao năng lực định hướng.
Cần sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao yêu cầu về phối hợp vận động của các bài
tập thể lực. Sau đây là một số biện pháp chính:
Đa dạng hóa việc thực hiện động tác. Ví dụ: có thể thay đổi các giai đoạn của động tác
hoặc thay đổi vận động của các bộ phận cơ thể như: đi, chạy, nhảy với các động tác tay khác
nhau, thực hiện động tác với các nhịp điệu khác nhau…
Thay đổi điều kiện bên ngoài. Thực hiện động tác trong điều kiện nâng cao độ khó của
môi trường như: thực hiện động tác với các dụng cụ có độ cao khác nhau, các trọng lượng
khác nhau, với các đối thủ khác nhau hoặc trong các phạm vi hoạt động khác nhau như thi đấu 61 trên sân hẹp…
Phối hợp các kỹ xảo kỹ thuật với nhau. Ví dụ: liên kết các động tác trong thể dục dụng
cụ, thể dục nghệ thuật hoặc trong các môn bóng (ném, bắt, chạy – chuyền bóng, chạy - ném bóng…)
Thực hiện động tác với yêu cầu thời gian. Ví dụ: phải thực hiện động tác trong một
thời gian ngắn nhất (tuy nhiên phải đảm bảo độ chính xác). Phương pháp này có tác dụng phát
triển năng lực phản ứng, năng lực định hướng và năng lực liên kết vận động.
Thay đổi việc thu nhận thông tin, việc thu nhận và xử lý các thông tin về thị giác,
thính giác, xúc giác, thăng bằng và cảm giác cơ bắp có ý nghĩa đặc biệt nhằm điều khiển vận
động. Do vậy, cần phải yêu cầu người tập kiểm tra một cách có ý thức việc điều khiển các
động tác trong quá trình vận động.
Có thể sử dụng thêm các thông tin phụ nhằm đạt mục đích như trên: sử dụng gương nhằm
nâng cao khả năng kiểm tra về thị giác khi thực hiện các động tác phức tạp đối với người tập thể
thao hoặc sử dụng thêm các điểm đích trong các bài tập phản ứng. Để nâng cao độ khó trong khi
thực hiện bài tập, có thể hạn chế thông tin, thông thường là các thông tin về thị giác. Ví dụ: làm
động tác thăng bằng mà mắt nhìn lên trên, nhìn sang bên hoặc nhắm mắt…
Thực hiện các bài tập có yêu cầu cao về phối hợp vận động khi đã xuất hiện mệt mỏi.
Sau một lượng vận động phù hợp, yêu cầu người tập phải thực hiện các bài tập đòi hỏi
sự phối hợp vận động phức tạp (trong trường hợp này, người tập phải nắm vững kỹ thuật, nếu
không sẽ có hậu quả xấu do thực hiện sai kỹ thuật). Phải ngừng tập, nếu xuất hiện sai lầm kỹ
thuật do mệt mỏi gây nên.
Sau các buổi tập thể lực với các bài tập phát triển chung, có thể thực hiện các bài tập
nhằm phát triển năng lực định hướng, năng lực phân biệt, năng lực thích ứng…
Ví dụ: thực hiện các bài tập phức tạp vào phần cuối buổi tập, thực hiện các bài tập
thăng bằng sau khi đã lộn hoặc quay nhiều lần.
Các phương pháp nhằm phát triển NLPHVĐ rất phong phú, có thể phối hợp chúng với
nhau hoặc thực hiện một cách có trọng điểm từng phương pháp. Việc lựa chọn và sử dụng
từng phương pháp cần căn cứ vào đặc điểm của từng năng lực cần phát triển. Cần thường
xuyên nâng cao mức độ khó khăn về phối hợp vận động của các bài tập, vì chỉ nâng cao kích
thích đối với cơ thể mới tạo được một trình độ thích ứng cao hơn.
1.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NĂNGLỰC MỀM DẺO
1.5.1. Đặc điểm của tố chất mềm dẻo
Năng lực mềm dẻo là một trong những tiền đề để người tập có thể giành được thành
tích cao trong môn thể thao chuyên sâu. Mềm dẻo là năng lực thực hiện động tác với biên độ
lớn. Biên độ tối đa của động tác là thước đo của năng lực mềm dẻo. Trước đây, người ta xếp
năng lực mềm dẻo cùng nhóm với các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền. Hiện
nay có nhiều quan điểm xếp năng lực mềm dẻo vào nhóm các năng lực phối hợp vận động.
Năng lực mềm dẻo được phân thành hai loại: mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động.
Mềm dẻo tích cực là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ sự nỗ lực của cơ bắp.
Mềm dẻo thụ động là năng lực thực hiện động tác với biên độ lớn ở các khớp nhờ tác
động của ngoại lực như: trọng lượng của cơ thể, lực ấn, ép của giảng viên hoặc bạn tập…
Năng lực mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ bắp và dây chằng. Tính chất đàn hồi
cao của bộ máy vận động và sự phát triển chưa ổn định của hệ thống xương khớp trong l ứa
tuổi thiếu niên là điều kiện rất thuận lợi để phát triển năng lực mềm dẻo.
1.5.2. Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo
Mềm dẻo là tiền đề quan trọng để đạt được những yêu cầu về số lượng và chất lượng
động tác. Nếu năng lực mềm dẻo không được phát triển đầy đủ sẽ dẫn đến những hạn chế và 62
khó khăn trong quá trình phát triển năng lực thể thao như:
- Thời gian học và hoàn thiện các kỹ xảo vận động bị kéo dài hoặc thậm chí không thể
hoàn thiện được kỹ thuật động tác.
- Sự phát triển của các năng lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền và năng lực phối hợp
vận động bị hạn chế hoặc không đầy đủ.
- Biên độ động tác bị hạn chế. Do vậy ảnh hưởng đến sức nhanh của động tác (quãng
đường tăng gia tốc ngắn). Ví dụ: trong môn ném đẩy, VĐV phải thực hiện động tác với sự nỗ
lực rất lớn và do vậy chóng dẫn đến mệt mỏi.
- Chất lượng thực hiện động tác bị hạn chế, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích
thi đấu của VĐV. Ví dụ: như các môn thể thao có tính chất kỹ thuật (thể dục dụng cụ, thể
dục nghệ thuật, khiêu vũ, nhảy cầu…) ở các môn thể thao này chất lượng động tác là tiêu
chuẩn để đánh giá thành tích của VĐV.
1.5.3. Phương pháp phát triển năng lực mềm dẻo
Phương pháp chính để phát triển năng lực mềm dẻo là kéo giãn cơ bắp và dây chằng.
Người ta thường sử dụng phương pháp này dưới các hình thức sau:
- Kéo giãn trong thời gian dài: duy trì sự kéo giãn các nhóm cơ và dây chằng trong nhiều
giây tới khi có cảm giác đau gần tới giới hạn chịu đựng. Thông thường mỗi bài tập kéo giãn
khoảng 10 - 20 giây và lặp lại bài tập đó từ 3 - 4 lần.
- Tăng sự đàn hồi khi kéo giãn tới khi đạt được mức tối đa bằng các động tác lăng đơn
giản (như lăng chân phía trước, phía bên hoặc phía sau) hoặc đè ép theo dạng đàn hồi (do giáo
viên hoặc người cùng tập) cho tới khi các nhóm cơ bị kéo giãn đạt được biên độ lớn nhất.
- Kết hợp các động tác kéo giãn bằng đá lăng với việc dừng lại ở vị trí cao nhất của đá
lăng (vị trí kết thúc). Ví dụ: lăng chân sang bên độ 6 - 8 lần, sau đó dừng lại ở vị trí cao nhất
từ 3 - 5 giây. Lặp lại bài tập đó từ 5 - 6 lần.
1.5.4. Nguyên tắc phát triển năng lực mềm dẻo
Việc lựa chọn các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo cần xuất phát từ yêu cầu của môn thể
thao chuyên môn, từ các bài tập chuyên môn khác và từ trình độ phát triển của người tập.
Cần rèn luyện mềm dẻo một cách liên tục và hệ thống. Tốt nhất là tập luyện hàng ngày.
Bởi sau khi đạt được trình độ cao nếu ngừng tập hoặc để cách quãng nhiều buổi tập thì năng
lực mềm dẻo sẽ giảm sút nhanh chóng.
Đàn tính của cơ bắp và dây chằng cũng như khả năng làm việc của cơ bắp, phụ thuộc
vào sự tuần hoàn máu. Do vậy, trước các bài tập mềm dẻo cần khởi động kỹ.
Giữa các bài tập mềm dẻo cần bố trí xen kẽ các bài tập thả lỏng hoặc xoa bóp nhẹ.
Cần kết hợp các bài tập phát triển năng lực mềm dẻo thụ động với các bài tập phát
triển năng lực mềm dẻo tích cực.
Không nên sắp xếp các bài tập mềm dẻo vào phần cuối buổi tập hoặc sau phần tập sức
mạnh vì mệt mỏi làm giảm khả năng đàn tính của cơ bắp, làm giảm hiệu quả tập luyện mềm
dẻo và có thể gây ra chấn thương.
Sức mạnh có liên quan đến năng lực mềm dẻo tích cực. Do vậy cần đưa các bài tập
phát triển sức mạnh chuyên môn vào chương trình huấn luyện năng lực mềm dẻo.
1.5.5. Kiểm tra năng lực mềm dẻo
Trong quá trình huấn luyện, tập luyện cao, cần phải thường xuyên kiểm tra mức độ
phát triển của năng lực mềm dẻo. Người ta thường đánh giá năng lực mềm dẻo theo số đo
độ góc hay theo độ dài. Sau đây là một số ví dụ về các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo.
a. Các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo của khớp vai:
Bài tập 1. Đứng dựa lưng, mông và gót chân vào hòm thể dục (hòm cao bằng vai), tay
duỗi thẳng theo hướng lên cao và ra sau. Đo góc tạo thành giữa tay và mặt trên của hòm.
Bài tập 2. Xoay vai bằng gậy thể dục. Đưa khoảng cách giữa hai tay nắm. 63
b. Các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo của cột sống:
Bài tập 1. Uốn cầu. Đo khoảng cách giữa tay và chân (yêu cầu khi thực hiện động tác
uốn cầu tay và chân phải duỗi thẳng).
Bài tập 2. Nằm sấp nâng hai chân lên cao. Đo độ cao từ ngón chân tới mặt đất.
c. Các bài tập kiểm tra năng lực mềm dẻo của khớp chậu đùi:
Bài tập 1. Đứng trên bục gỗ cao khoảng 50–60cm, gập chân về trước, hai chân thẳng,
với tay sâu xuống mặt trước của bục (có bảng chia độ dài theo cm). Đo khoảng cách từ mặt
trên của bục đến điểm chạm của ngón giữa.
Bài tập 2. Đứng tựa lưng vào tường nâng chân ra trước, đo góc tạo thành giữa hai chân.
Bài tập 3. Xoạc ngang, đo khoảng cách từ mặt đất tới đùi.
1.6. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC
Các tố chất thể lực trên liên quan mật thiết với nhau. Có mối quan hệ, hiện tượng
chuyển giữa các tố chất thể lực. Điều đó có nghĩa: khi tập (phát triển) một tố chất thể lực (như
sức mạnh) thì đồng thời cũng có phụ thuộc và ảnh hưởng đến sự phát triển của các tố chất
khác như tốc độ chẳng hạn.
Sự chuyển dương tính (tốt) có nghĩa là sự phát triển một tố chất này có tác dụng nâng
cao tố chất khác. Và sự chuyển âm tính (xấu) thì ngược lại. Trong thực tế tập luyện, cũng xuất
hiện tình trạng phát triển tố chất (A) ảnh hưởng tốt đến tố chất (B), nhưng lại không tốt với tố
chất (C). Tập tạ (sức mạnh) cần cho phát triển tốc độ nhưng có ảnh hưởng đến độ dẻo.
Sự chuyển trực tiếp có nghĩa là sự phát triển tố chất thể lực này có tác dụng trực tiếp,
ngay (dù xấu hay tốt) đến các tố chất khác. Nâng cao sức mạnh của cơ chân sẽ có lợi ngay
cho tốc độ và sức bật. Còn sự chuyển gián tiếp tất nhiên không có tác dụng trực tiếp mà chỉ
góp phần tạo tiền đề. Tập phát triển thích hợp sức mạnh tương đối tĩnh của cơ chân trong
giai đoạn đầu của thời kỳ chuẩn bị cũng góp phần nâng cao tốc độ nhưng phải có thời gian,
không nâng cao ngay được.
Sự chuyển trực tiếp hay gián tiếp đều có sự chuyển đồng loại và khác loại. Sự chuyển
đồng loại là sự chuyển của cùng một tố chất thể lực sang những động tác khác (có thể tập
chạy hoặc bơi cự ly dài để phát triển sức bền chung) và sự chuyển khác loại là sự chuyển qua
lại giữa các tố chất thể lực khác nhau. Ngoài ra còn có sự chuyển qua lại như giữa tốc độ và
sức mạnh và sự chuyển một chiều. Trong tập luyện tốc độ, nâng cao tốc độ động tác có thể
cùng nâng cao tốc độ phản ứng, nhưng ngược lại thì không thể.
Mối quan hệ tương hỗ giữa các tố chất thể lực rất phong phú. Giáo viên, người tập cần
phải có hiểu biết xác thực vấn đề trên để có thể lựa chọn, sử dụng một cách khoa học các
phương tiện, phương pháp GDTC, sao cho lợi dụng được tối ưu quan hệ đó, phòng tránh các
ảnh hưởng không tốt, nâng cao chất lượng tập luyện.
Câu hỏi và bài tập
1. Khái niệm tố chất thể lực? Các tố chất thể lực đặc trưng của con người?
2. Hãy nêu khái niệm, phân loại, phương pháp giáo dục sức mạnh? Liên hệ với bản thân?
3. Hãy nêu khái niệm, phân loại, phương pháp giáo dục sức nhanh? Liên hệ với bản thân?
4. Hãy nêu khái niệm, phân loại, phương pháp giáo dục sức bền? Liên hệ với bản thân?
5. Trình bày hiện tượng “cực điểm” và “hô hấp lần hai” trong tập luyện và thi đấu thể thao?
6. Hãy nêu khái niệm năng lực mềm dẻo? Nguyên tắc phát triển năng lực mềm dẻo? Kiểm
tra năng lực mềm dẻo của bản thân và tự đánh giá?
7. Hãy nêu khái niệm, ý nghĩa và đặc điểm năng lực phối hợp vận động (khéo léo)? Phương
pháp phát triển khả năng khéo léo? Liên hệ với bản thân?
8. Trình bày mối tương quan giữa các tố chất thể lực? 64 Chương 7
CHẤN THƯƠNG VÀ VỆ SINH TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO
Tóm tắt: Tìm hiểu rõ các nguyên nhân và các yếu tố dẫn đến chấn thương sẽ giúp người
tập luyện có được các cách thức tập luyện đúng đắn và đưa ra các phương thức phù hợp với
bản thân là nội dung chương 7 trình bày. Với mục đích giúp người tập luyện giảm tới mức
thấp nhất tỷ lệ chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao, đảm bảo sức khoẻ cho người
tham gia hoạt động TDTT. Khi học xong chương này, yêu cầu người học tìm hiểu và nắm
vững những kiến thức có liên quan về chấn thương thường gặp trong hoạt động TDTT; Tăng
cường giáo dục tính tổ chức kỷ luật, có sự chuẩn bị, dự phòng tốt để đảm bảo an toàn cho tập luyện và thi đấu.
1. CHẤN THƯƠNG TRONG TDTT 1.1 Khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chấn thương
Chấn thương là sự tổn hại những tổ chức tế bào, mô của cơ thể do một tác động nào đó từ
bên ngoài cơ thể gây nên như: tác động cơ học, hóa học, lý học.
1.1.2. Khái niệm về chấn thương trong TDTT
Là các chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu TDTT. Chấn thương
trong TT khác với các chấn thương trong sinh hoạt và lao động ở chỗ nó có liên quan trực tiếp
với các nhân tố và điều kiện tập luyện TT như các môn TT, kế hoạch huấn luyện, động tác kỹ
thuật, trình độ tập luyện...
1.2. Nguyên nhân và nguyên tắc đề phòng chấn thương
Tìm hiểu và nắm vững quy luật phát sinh chấn thương TT là điều cần thiết đối với mỗi
giáo viên GDTC, sinh viên và những người yêu thích hoạt động TDTT. Sử dụng các biện
pháp an toàn có hiệu quả là cách tốt nhất trong công tác đề phòng, làm giảm tới mức thấp nhất
tỷ lệ chấn thương TT, đảm bảo sức khoẻ cho người tham gia hoạt động TDTT.
1.2.1. Nguyên nhân của chấn thương
a. Nguyên nhân trực tiếp
- Tư tưởng không coi trọng hoặc thiếu tri thức đề phòng;
- Những thiếu sót trong khởi động;
- Trình độ huấn luyện kém;
- Trạng thái cơ thể không tốt;
- Phương pháp tổ chức không thoả đáng;
- Vi phạm quy tắc thể thao;
- Sân bãi dụng cụ, trang phục không phù hợp.
b. Nguyên nhân gián tiếp
Nguyên nhân dẫn dắt của chấn thương là do hai nhân tố tiềm ẩn về sinh lý, giải phẫu
của các bộ phận cơ thể nào đó và đặc điểm kỹ thuật của bản thân môn TT quyết định. Chỉ khi
có sự tác động của nguyên nhân trực tiếp thì những yếu tố tiềm ẩn này mới trở thành nguyên
nhân dẫn tới chấn thương.
- Đặc điểm giải phẫu sinh lý;
- Đặc điểm về lứa tuổi;
- Đặc điểm của kỹ thuật bản thân môn TT. 65
Do đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật, các môn TT bao giờ cũng có sự khác nhau về LVĐ
phải chịu đựng đối với các bộ phận cơ thể. Vì vậy đối với mỗi môn TT cơ thể đều có những vị
trí dễ bị chấn thương riêng của nó.
1.2.2. Nguyên tắc và biện pháp đề phòng chấn thương TDTT
a. Nguyên tắc đề phòng
+ Tăng cường giáo dục về mục đích của TDTT
Mục đích của tập luyện TDTT là tăng cường thể chất, thúc đẩy sự phát triển cơ thể,
nâng cao trình độ kỹ thuật TT, chỉ có bảo đảm được sức khoẻ mới có thể tránh được những
chấn thương trong tập luyện TDTT.
Hiểu những kiến thức có liên quan về vấn đề chấn thương.
Tăng cường giáo dục tính tổ chức kỷ luật.
+ Sắp xếp hợp lý quá trình tập luyện và thi đấu
Tìm hiểu kỹ trọng tâm và những nội dung khó của buổi tập. Đối với những nội dung
khó nắm vững, những khâu mà người tập dễ mắc sai lầm hoặc những động tác có nhiều nguy
cơ xảy ra chấn thương thì phải có sự chuẩn bị, dự phòng tốt để đảm bảo an toàn cho tập luyện.
+ Phải khởi động tốt
Mục đích của khởi động là nâng cao tính hưng phấn của hệ thống các trung khu thần
kinh, tăng cường chức năng của các hệ thống cơ quan, khắc phục tính ỳ sinh lý của các chức
năng, chuẩn bị tốt khả năng cơ thể cho phần tập luyện chính.
+ Tăng cường bảo hiểm và tự bảo hiểm
Bảo hiểm là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa chấn thương khi tiến hành những
động tác trên không và những động tác có độ khó lớn. Phải học được phương pháp tự bảo
hiểm, khi rơi từ độ cao xuống mặt đất cần phải co gối, hai chân khép song song, khi trọng tâm
không vững có nguy cơ bị ngã thì phải lập tức cúi đầu, gập khuỷu tay cuộn tròn thân người
lại, dùng vai và lưng tiếp đồng thời theo đà lộn vòng.
+ Tăng cường công tác kiểm tra y học và chú ý vệ sinh sân bãi dụng cụ
Cần phải định kỳ tiến hành kiểm tra thể lực, sức khoẻ... trọng tâm kiểm tra là đo chức
năng tim phổi và xét nghiệm máu, nước tiểu để quan sát và tìm hiểu sự biến đổi chức năng cơ
thể trong tập luyện và sau thi đấu.
Đối với những người mắc một số bệnh mãn tính càng cần phải tăng cường quan sát,
kiểm tra y học và kiểm tra sức khoẻ định kỳ cũng như kiểm tra bổ sung, ngăn cấm người có
bệnh hoặc người chưa được tập luyện đầy đủ tham gia hoặc thi đấu căng thẳng.
b. Các biện pháp phòng ngừa + Về mặt chủ quan
Có ý thức giữ gìn vệ sinh tập luyện tuân theo những nguyên tắc tập luyện (tập từ nhẹ
đến nặng, từ dễ khó, tập đều đều đặn và có hệ thống, phù hợp với sức khoẻ từng người tập).
- Phải khởi động kỹ trước khi tập luyện.
- Không chủ quan, liều lĩnh, mạo hiểm thực hiện động tác khi trình độ vận động, kỹ
thuật chưa đủ đáp ứng với yêu cầu của môn tập.
- Sau một thời gian ốm đau, nghỉ tập, phải tập luyện từ từ, nâng dần dần khối lượng.
+ Về mặt khách quan 66
Phải chú ý đến thiết bị dụng cụ sân bãi, sao cho bảo đảm được trật tự, kỷ luật trọng tài
điều khiển trận đấu phải có trình độ chuyên môn, phải vô tư công bằng. Vận động viên cũng
phải có đạo đức tốt tôn trọng luật lệ, không chơi xấu, chơi ác gây tổn thương cho đối phương.
1.3. Một số trạng thái sinh lý và phản ứng xấu của cơ thể trong TDTT
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến một số bệnh và trạng thái bệnh lý thường
gặp ở vận động viên và người tập thể dục thể thao là việc tổ chức tập luyện không đúng,
không tuân thủ các nguyên tắc huấn luyện dẫn đến lượng vận động quá lớn, vượt quá giới hạn
sinh lý tại thời điểm đó.
1.3.1. Căng thẳng quá mức
Tình trạng sức khỏe và trạng thái chức năng của vận động viên giảm sút nhanh khi
lượng vận động vẫn tăng trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao. Căng thẳng quá mức có
thể là cấp tính hoặc mãn tính.
- Căng thẳng cấp tính: là hậu quả tác động một lần của lƣợng vận động quá lớn.
- Căng thẳng mãn tính: ở vận động viên xảy ra các thay đổi dẫn đến tình trạng bệnh lý
ở các cơ quan và hệ cơ quan. Về dấu hiệu lâm sàng của căng thẳng quá mức có thể phân làm các loại sau:
a. Bệnh vận động cấp tính.
+ Hiện tượng: Thường gặp ở vận động viên hoạt động với cường độ cực đại, cận cực
đại như: đua xe đạp khi tăng tốc, cử tạ,…xảy ra ngay sau khi kết thúc thi đấu, tập luyện hoặc
sau đó một thời gian ngắn. Khi đó vận động viên cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, nôn mửa,
nhức đầu, mặt tái, đi không vững, tri giác giảm, có khi ngã vật xuống.
+ Sơ cứu: Đưa ngay vận động viên vào nơi yên tĩnh, thoáng mát (đủ ấm vào mùa
đông) để vận động viên nằm nghỉ một vài giờ, đến khi các dấu hiệu lâm sàng trên dần dần mất
đi. Nếu vận động viên còn cảm giác mệt mỏi thì có thể cho dùng thuốc an thần nhẹ. Cho vận
động viên nghỉ tập 3 – 4 ngày, sau đó tập luyện trở lại với nguyên tắc đối đãi cá biệt. b. Suy tim cấp tính
+ Hiện tượng: Trong hoặc sau khi tập luyện hoặc thi đấu, vận động viên đột nhiên
thấy vô cùng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn , khó thở, mặt tái, đi không vững, có khi
ngã vật xuống, chi giác giảm hoặc mất. Kiểm tra thấy mạch nhanh, loạn nhịp, huyết áp giảm,
có khi xuất hiện hôn mê hoặc bán hôn mê, nếu nặng hơn thì mặt tím bầm, đau vùng tim và gan.
+ Cấp cứu: Tiêm thuốc trợ tim và chuyển thật nhanh đến bệnh viện gần nhất.
c. Co thắt mạch máu não
+ Hiện tượng: Thường gặp ở môn điền kinh, trong khi đang chạy vận động viên đột
nhiên ngã vật xuống, tri giác giảm hoặc mất, thƣờng kèm theo nôn mửa, nhức đầu, thậm chí
có thể liệt nửa người.
+ Cấp cứu: Đưa ngay vận động viên vào nơi yên tĩnh, thoáng mát (đủ ấm vào mùa
đông), nếu có điều kiện cho vận động viên dùng thuốc an thần, tiêm tĩnh mạch 40 ml dung
dịch glucoza và đưa vận động viên đến bệnh viện gần nhất.
1.3.2. Các dấu hiệu của tập luyện quá sức
Sau một thời gian tập luyện hay thi đấu, người tập thấy những cảm giác xấu trong thời
gian dài như oải, mệt mỏi, khó ngủ, bực bội cùng với sự sút kém của tình trạng sức khỏe (sụt
cân, sức mạnh và sức bền giảm) thành tích vận động giảm sút, ăn không ngon, tim đập mạnh
kèm theo cảm giác nôn nao choáng váng nhức đầu có khi muốn ngất thì đó có thể là dấu hiệu 67
của tình trạng mệt mỏi quá sức, nó chứng tỏ thần kinh và cơ thể bị suy nhược. Phải lập tức
giảm khối lượng tập hoặc nghỉ hẳn, kiểm tra theo dõi toàn bộ cơ thể, tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý.
1.3.3. Các trạng thái sinh lý và phản ứng của cơ thể trong TDTT
Trong tập luyện TDTT còn có thể xuất hiện một số trạng thái bệnh lý như choáng, ngất,
giảm đường huyết, căng thẳng, quá mức, say nắng…
Nguyên nhân các bệnh lý này là do vi phạm các nguyên tắc tập luyện và vệ sinh cơ bản.
Tập luyện TDTT cần nắm vững các đặc điểm chủ yếu của những trạng thái này để biết cách đề
phòng và xử lý chúng một cách có hiệu quả.
a. Hiện tượng cực điểm và phương pháp xử lý + Khái niệm
Cực điểm là hiện tượng xuất hiện trong quá trình hoạt động thể lực căng thẳng kéo dài,
sau khi hoạt động vài phút trong cơ thể xuất hiện một trạng thái sinh lý tạm thời.
+ Những biểu hiện của trạng thái cực điểm
Khó thở, đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, VĐV muốn bỏ cuộc. VĐV thở nhanh, mặt và
người nóng ran, mạch tăng nhanh, hàm lượng CO2 trong máu tăng, độ pH giảm, mồ hôi ra
nhiều, chân không muốn bước. + Nguyên nhân
Do sự rối loạn điều hòa chức năng tạm thời, do nhu cầu của các cơ rất cao mà khả năng
vận chuyển O2 chưa kịp đáp ứng.
+ Biện pháp xử lý
Để khắc phục cực điểm chủ yếu nhờ vào sự nỗ lực ý chí rất lớn của VĐV, lòng kiên trì,
sự động viên, động cơ tập luyện và thi đấu.
VĐV vẫn tiếp tục hoạt động thì cơ thể thể sẽ chuyển sang dễ chịu trở lại bình thường,
hít thở sâu, giảm tần số bước chạy. Đây gọi là trạng thái hô hấp lần hai khi thoát hiện tượng cực điểm.
b. Hiện tượng chuột rút và biện pháp xử lý + Khái niệm
Chuột rút là hiện tượng co cứng cơ không tự duỗi ra được. Trong tập luyện và thi đấu
TDTT thường gặp ở các nhóm cơ: Tam đầu cẳng chân, ngón chân, ngón tay, cơ bụng. + Nguyên nhân
Do lạnh mạch máu co, tính thẩm thấu giữa các bó cơ với nhau giảm. Do ứng đọng axit
lactic tích tụ nhiều trong cơ. Do tập luyện và thi đấu với cường độ quá lớn.
+ Triệu chứng lâm sàng
Cơ bị co cứng lại không duỗi ra được khi sờ vào thấy cứng và rất đau.
+ Phương pháp xử lý:
Kéo dãn cơ tối đa cho đến khi cơ không thể co lại được nữa. Xoa bóp để giảm hàm lượng axit lactic trong cơ.
c. Hiện tượng choáng trọng lực và biện pháp xử lý + Khái niệm
Hiện tượng choáng trọng lực là một loại bệnh cấp tính xảy ra sau khi chạy về đích,
VĐV ngã và tạm thời mất tri giác trong thời gian ngắn. + Nguyên nhân 68
Trong hoạt động thể lực với cường độ lớn, lượng máu rất lớn được tuần hoàn về tim do
sự co bóp của cơ bắp. Đôi khi dừng lại đột ngột sau khi hoạt động với cường độ lớn, sự co
bóp đẩy máu về tim bị gián đoạn làm cho não bị thiếu máu do máu bị tụ lại ở tứ chi nhiều.
Làm cho cơ thể bị chóng mặt buồn nôn. + Triệu chứng
VĐV thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mắt tối sầm lại, chân không bước được, ngã
vật ra, mặt tái xanh, mồ hôi ra nhiều, thân nhiệt giảm, mạch đập nhanh, mất tri giác trong thời gian ngắn.
+ Phương pháp xử lý
Đưa VĐV vào nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo ra. Cho VĐV gối đầu thấp hơn cơ thể
cho máu dồn về não. Dùng khăn nhúng nước ấm lau trán, đầu. Xoa bóp từ bàn chân lên giúp
máu trở về tim một cách dễ dàng. Cho VĐV uống nước chè đặc để tăng hoạt động của tim. + Đề phòng
Khi về đích VĐV không được dừng lại ngay mà phải tiếp tục chạy với tốc độ giảm dần,
hít thở nhịp nhàng trong khoảng thời gian thích hợp để cho hệ tuần hoàn, hô hấp được hồi phục.
d. Hiện tượng say nắng và biện pháp xử lý + Khái niệm
Say nắng là hiện tượng rối loạn cơ chế điều hòa nhiệt trong điều kiện tập luyện với môi
trường nắng và nóng gây nên. + Nguyên nhân
Do cảm nóng: VĐV tập luyện mùa hè trong điều kiện thời tiết nóng, độ ẩm cao, thời tiết
oi bức làm ảnh hưởng đến cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể, nhất là mất thăng bằng sự điều tiết của hệ thần kinh.
Do cảm nắng: Do bức xạ trực tiếp của ánh nắng, tia hồng ngoại tới hệ thống tim mạch
của cơ thể đặc biệt là não, làm xung huyết não gây ra choáng (nắng chiếu trực tiếp lên trán, gáy). + Triệu chứng
Cơ thể mệt mỏi, mặt đỏ, sốt và ù tai, đau đầu, mồ hôi ra nhiều, nặng hơn là cảm giác vô
hiệu lực toàn thân, thân nhiệt và huyết áp giảm, mạch giảm.
+ Biện pháp xử lý
Đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát, yên tĩnh, nới lỏng quần áo. Cho nạn nhân uống một
cốc nước chè đường đặc, hoặc cho uống 1 cốc nước chanh pha chút muối. Để nạn nhân nằm
trong tư thế ngửa, đầu gối cao hoặc tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Sử dụng khăn mặt ướt lau mặt
và cơ thể, chườm lạnh lên trán.
Nếu nạn nhân bất tỉnh nhân sự thì sử dụng phương pháp ấn huyệt: Huyệt Nhân trung Huyệt Bách hội Huyệt Hợp cốc Huyệt Dũng tuyền 69
e. Đau bụng trong luyện tập và thi đấu TT + Khái niệm
Đau bụng là một bệnh thường gặp trong quá trình tập luyện và thi đấu TT như: Điền kinh,
chạy cự ly trung bình, cự ly dài, marathon, đua xe đạp. + Nguyên nhân
Do thở không đúng; do trình độ tập luyện kém; do ăn no mà tập luyện và thi đấu ngay. + Triệu chứng
Lúc bình thường không đau, sau phần khởi động bước vào phần chuẩn bị lại đau, nếu
nghỉ tập thì không đau.
+ Phương pháp xử lý
Giảm tốc độ kết hợp thở nhẹ nhàng, dùng tay ấn vào chỗ đau. Nếu không hồi phục thì
phải dừng tập vì đây là do bệnh lý: viêm gan, viên dạ dày tá tràng và đưa đến cở sở y tế kiểm tra.
f. Hạ đường huyết và biện pháp khắc phục + Khái niệm
Hạ đường huyết và choáng do hạ đường huyết là trạng thái bệnh lý có thể gặp trong luyện tập TDTT. + Nguyên nhân
Do hàm lượng đường trong máu giảm xuống mức tối thiểu. Hạ đường huyết hay gặp
trong các hoạt động thể lực kéo dài chạy việt dã, đua xe đạp đường trường… Cũng có những
trường hợp mới hoạt động thể lực đã bị do cơ thể hàm lượng đường trong máu thấp (do bẩm sinh). + Triệu chứng
Dấu hiệu chính của hạ đường huyết là chân tay run rẩy, vô lực, da tái, mắt hoa, mồ hôi
ra nhiều chóng mặt, mạch đập yếu, đồng tử dãn cảm giác đói cồn cào, tri giác giảm sút, động
tác rối loạn, trong các trường hợp nặng còn ra mồ hôi lạnh, mất phản xạ co giật, hạ huyết áp
+ Phương pháp xử lý
Sau khi chẩn đoán đúng là hạ đường huyết thì đưa VĐV vào nơi yên tĩnh, nằm nghỉ,
chú ý mặc ấm. Cho VĐV uống nước đường, nước trà đường nóng và cho ăn thức ăn dễ tiêu
nhiều lần. Bình thường nằm nghỉ một thời gian ngắn hiện tượng hạ đường huyết sẽ mất dần.
Trường hợp nặng thì có thể tiêm tĩnh mạch glycoza 50% từ 50-100ml. Nếu hôn mê có thể
châm cứu vào các huyệt: nhân trung, bách hội, dũng tuyền, hợp cốc. Nhanh chóng đưa VĐV đến bác sỹ. + Phòng ngừa
Những người mới tham gia tập luyện, ốm yếu, bệnh tật hoặc người bị đói không nên
tham gia tập luyện trong thời gian dài và cường độ lớn … Trước khi tập luyện và thi đấu có
thể bổ sung đường, trước khi thi đấu từ 10-15 phút có thể uống 100g đường glucoza. Trong
các cuộc thi đấu dài nên bổ sung nước đường cho VĐV tại các trạm tiếp nước trên tuyến đường đua.
1.4. Sơ cứu các chấn thương thường gặp trong TDTT 1.4.1. Khái niệm
Sơ cứu chấn thương là cứu chữa bước đầu ở ngay tại nơi xảy ra tại nạn trước khi chuyển
người bị nạn đến cơ sở điều trị. Nó có vai trò rất quan trọng trong việc cứu chữa người bị nạn 70
nếu làm tốt việc sơ cứu sẽ hạn chế bớt những tác hại, phòng ngừa các biến chứng, tạo điều
kiện cho việc chữa chạy sau này.
1.4.2. Một số chấn thương thường gặp trong TDTT
a. Sơ cứu các chấn thương phần mềm thường gặp
Chấn thương phần mềm là các tổn thương ở phần mềm như da, gân, cơ, dây chằng và
tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như tính chất của các tổn thương này mà người ta có thể
phân thành các loại như: - Vết xây sát da;
- Vết thương: gồm các chấn thương gây rách da và các tổ chức dưới da hoặc có thể đi
sâu vào trong cơ và mạch máu.
- Vết đụng dập (chạm thương): là các chấn thương do va chạm gây nên, tuy không rách
da nhưng làm dập nát hoặc chảy máu ở các tổ chức dưới da (chảy máu trong).
- Giãn dây chằng (bong gân).
- Tổn thương cơ (giãn, rách hoặc đứt cơ). + Vết xây sát da
Là sự tổn thương trên bề mặt da do VĐV bị ngã làm da cọ sát mạnh vào vật cứng trên
nền sàn, đường chạy hoặc dụng cụ tập luyện thi đấu. Chỗ da xây sát tấy đỏ, đau nhưng chảy
máu không nhiều, chỉ rớm máu (chảy máu mao mạch) và chủ yếu rỉ huyết tương.
Cách xử lý: Làm sạch vết xây sát: rửa bằng dung dịch NaCl 9% rồi dùng bông gạc tẩm
ôxy già lau chỗ thương, sau đó lau khô, bôi xanhmetylen hoặc thuốc đỏ, hay ngâm trong dung
dịch novocain 2%. Đối với vết xước lớn, trước khi băng bằng băng vô trùng nên bôi mỡ
kháng sinh và tiêm huyết thanh chống uốn ván. + Vết thương
Thường do các tác động cơ học gây nên và sẽ phá huỷ tính toàn vẹn của da, niêm mạc,
có thể kéo theo sự tổn thương của cơ, mạch máu, dây thần kinh và các khoang trong cơ thể.
Trong hoạt động TDTT, vết thương thường do va chạm vào dụng cụ có cạnh sắc, nhọn; ngã
trên đường chạy… Với các vết thương này đều phải chú ý đến vấn đề chảy máu, mất máu, nhiễm trùng.
- Xử lý cầm máu: Cầm máu có thể được thực hiện bằng các phương pháp cơ học hoặc
lý, hoá và sinh học.
+ Các biện pháp cơ học: Cầm máu tạm thời bằng cách băng ép giơ cao chi bị thương,
gấp khớp tối đa, chèn mạch và ga rô. Tuỳ theo dạng chảy máu (mao mạch, tĩnh mạch, động
mạch) và độ lớn của các mạch máu bị tổn thương mà đề ra chỉ định cầm máu cho thích hợp.
Với cháy máu mao mạch thì chỉ cần giơ cao chi bị thương và băng phủ vết thương;
Với cháy máu động mạch và tĩnh mạch nhỏ thì chỉ cần băng ép, đặt gạc vô trùng lên
miệng vết thương rồi dùng băng băng chặt một đoạn chi gần vết thương.
Với chảy máu động mạch, trong thời gian chuẩn bị các phương tiện cầm máu khác phải
sử dụng phương pháp ấn động mạch để cầm máu tức thời.
Phương pháp ấn đè: Người cấp cứu dùng ngón tay hoặc nắm chặt cả bàn tay lại đè vào
động mạch trên xương. Vị trí ấn nằm trên đường đi của động mạch ở khoảng giữa vết thương
và tim. Phương pháp này thường chỉ được ứng dụng khi có tổn thương lớn ở chi hoặc trên đầu. 71
Phương pháp gấp khớp tối đa: Thường được áp dụng đồng thời với các phương pháp
khác để tăng hiệu quả của việc cầm máu.
Phương pháp đặt ga rô: Là phương pháp thường được áp dụng khi chi bị thương chảy
máu nhiều và các phương pháp cầm máu tạm thời khác không có kết quả.
Kỹ thuật đặt: Dây ga rô có thể là dây cao su tròn hoặc dẹt, ở đầu dây có gắn móc xích
để cố định ga rô, cũng có thể dùng một dây bất kỳ để thay thế nhưng phải bền. Trước khi đặt
ga rô nên dùng vải quấn quanh vùng da định thắt để tránh xoắn và kẹp phần da dưới dây. Nếu
đặt đúng, máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy, chi sẽ trắng nhợt và phần dưới chỗ đặt ga rô mạch
sẽ không còn đập nữa. Nếu thắt quá chặt có thể làm dập nát tổ chức phần mềm (cơ, dây thần
kinh, mạch máu) và có thể sẽ dẫn đến liệt chi. Do không được đặt ga rô quá
1,5 - 2 giờ (nếu lâu quá phần dưới chỗ ga rô sẽ bị hoại tử) nên khi đặt ga rô phải ghi giờ, ngày
tháng đặt ra rô vào mảnh giấy và buộc ngay vào chỗ ga rô để cứ 1 giờ thì nới lỏng ga rô một
lần (nới từ từ mỗi lần khoảng 30 giây). Đối với các vết thương chảy máu phải đặt ga rô cần ưu
tiên chuyển tới bệnh viện trong thời gian ngắn nhất.
+ Các phương pháp cầm máu lý, hoá và sinh học: Thường chỉ sử dụng ở trong bệnh viện.
- Xử lý chống nhiễm trùng: Do các vết thương đều có nguy cơ nhiễm trùng, nên khi xử
lý phải tuân thủ nguyên tắc vô trùng:
Người sơ cứu phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng rồi dùng bông cồn lau tay cẩn thận;
không dùng các dụng cụ chưa được vô trùng đụng vào vết thương;
Đối với các vết thương nhỏ và nông thì dùng muối NaCl 9% và dung dịch ô xy già 3%
rửa sạch vết thương rồi bôi thuốc sát trùng và băng lại.
Đối với các vết thương rộng và sâu không nên rửa vì có thể nước bẩn chảy vào kẽ sâu
của vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Chỉ nên dùng bông tẩm cồn lau từ mép vết
thương ra ngoài theo hình xoáy chôn ốc cho tới khi thật sạch, rồi dùng bông cồn i ốt bôi lên
da xung quanh miệng vết thương, sau đó phủ gạc sạch lên miệng vết thương rồi băng kín lại
và chuyển ngay người bị thương tới bệnh viện chuyên khoa.
Đối với các vết thương sâu cần phải chú ý đề phòng nhiễm trùng uốn ván nên cần tiêm
phòng và theo dõi tình trạng nhiễm khuẩn (sốt và sưng, nóng, đỏ, đau).
- Cách băng bó: Mục đích của băng bó là giúp vết thương khỏi bị nhiễm khuẩn và tránh
tác động của ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, bui…). Vì vậy cần băng từ phải qua trái, từ phần
nhỏ nhất. Băng cố định một vài vòng rồi băng tiếp, mỗi vòng đè lên 2/3 băng trước, băng phải
chắc nhưng không chặt quá.
+ Chạm thương trong vận động
Là loại tổn thương hay gặp nhất trong hoạt động TDTT, thường xảy ra do VĐV bị ngã,
bị va chạm vào dụng cụ hoặc va vào nhau. - Các dấu hiệu:
+ Đau ở vùng chạm thương: do bị tổn thương và bị chèn ép ở các đầu mút của dây thần kinh.
+ Sưng tấy: Do đứt các mao mạch gây chảy máu trong. 72
+ Bầm tím: Do dập nát các tổ chức bên trong gây chảy máu và tụ máu dưới da. Nhìn
chung vết bầm tím thường biến màu dần từ màu tím sang màu xanh, vàng rồi mất đi nhưng
vẫn cử động được cơ, khớp và trương lực cơ giảm không nhiều.
- Cách xử lý: Khi bị chạm thương nên giữ yên vùng chi bị thương để giảm đau, giảm
máu tụ; Chườm lạnh ngay sau khi va chạm bằng túi đá lạnh, khăn lanh, hoặc xịp Clorêtilamin.
Trong ngày đầu chườm 20 - 30 phút rồi nghỉ 2 - 3 giờ và lại tiếp tục chườm thêm một lần nữa.
Sau đó băng ép nhẹ và giữ bất động chi bị thương. Những ngày tiếp theo nếu thấy bầm tím
không lan rộng thì có thể chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng để tăng sự tái hấp thụ của máu tụ.
+ Giãn dây chằng (Bong gân)
Là tai biến dễ gặp ở khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay và khớp ngón tay. Đây là
những tổn thương ở các mức độ khác nhau của dây chằng quanh khớp và bao khớp. Vì vậy
khi có tác động mạnh khớp sẽ bị vặn mạnh, khe khớp sẽ bị mở rộng ra làm các dây chằng bị
kéo căng, giãn mạnh hoặc đứt hẳn, đồng thời làm tổn thương luôn cả bao khớp, gây chảy máu
nhiều, rất đau và ảnh hưởng đến hoạt động của khớp.
- Triệu chứng của giãn dây chằng:
+ Đau: Đau ở khớp bị thương ngay trong lúc để tự nhiên và đôi khi xuất hiện cơn đau
dữ dội. Cảm giác đau ngay sau khi bị thương là đau dữ dội, sau đó giảm dần sau một vài giờ
rồi đau trở lại, sau đó lại giảm đau dần cho đến khi khỏi hẳn.
+ Sưng: Xuất hiện ngay sau khi bị thương và sưng to rất nhanh do các hõm quanh khớp
đầy lên vì trong khớp có tràn dịch và máu tụ.
+ Giảm cơ năng của khớp: Tuỳ hoạt động của khớp bị hạn chế nhiều do bị đau nhưng
vẫn có thể vận động được khớp (khác với gãy xương và sai khớp làm mất cơ năng). - Cách xử lý:
+ Chườm lạnh: Chườm lạnh ngay sau khi bị thương và tiến hành liên tục trong 2 - 3
ngày để làm co mạch và làm cho vùng giãn dây chằng bớt chảy máu, bớt sưng. Không chườm
nóng và xoa bóp trong những ngày đầu vì sẽ làm giãn mạch vùng bị thương sẽ tiếp tục chảy
máu và sưng thêm. Trong những ngày tiếp theo nếu thấy khớp không sưng to thêm nữa thì có
thể chườm nóng và xoa bóp nhẹ nhàng, nhưng cũng không dùng các loại dầu và thuốc xoa
bóp vì chúng có thể gây nên tình trạng vôi hoá dây chằng, bao khớp và làm cứng khớp.
+ Băng ép: Băng ép, bất động khớp trong thời gian sớm nhất và giữ đủ thời gian cần
thiết tuỳ theo mức độ thương tổn. Không nên cho rằng hết đau là coi như dây chằng đã hồi
phục để vận động lại, vì sẽ gây giãn dây chằng mãn tính, dễ tái phát chấn thương và ảnh
hưởng xấu đến cơ năng của khớp. + Tổn thương cơ
Thường ở 2 dạng là giãn cơ và đứt cơ.
- Giãn cơ: Cấu trúc giải phẫu của cơ không thay đổi nhưng tổn thương sẽ xảy ra ở các tổ
chức quanh sợi cơ hoặc có thể làm đứt các mao mạch. Trong trường hợp này VĐV phải nghỉ
tập từ một vài giờ đến một vài ngày.
- Rách, đứt cơ: Khi cơ co giật đột ngột có thể gây rách và đứt cơ, làm xuất hiện cảm
giác đau dữ dội và đôi lúc còn có thể nghe rõ âm thanh (đứt cơ). Khi rách, đứt cơ bao giờ
cũng gây chảy máu nhiều và tạo thành các đám tụ máu (bầm tím) đồng thời khi sờ nắn chỗ cơ 73
bị đau sẽ cảm thấy rất chắc chắn do bị kích thích của cảm giác đau đã gây nên phản xạ co cơ
cộng với sự chèn ép của tụ máu. Nếu đứt cơ hoàn toàn có thể sờ thấy hõm giữa 2 phần cơ bị
đứt và lúc này vận động chủ động của cơ sẽ không thực hiện được.
Sơ cứu ban đầu: Nhanh chóng giảm đau và cầm máu bằng cách xịt ê te gây tê làm lạnh
chỗ bị thương; Băng ép và có thể chườm lạnh bằng nước đá; Nếu cơ bị rách, đứt thì nhất thiết
phải cố định khớp sao cho 2 đầu cơ bị đứt gần sát nhau.
b. Sơ cứu các chấn thương phần cứng thường gặp * Gãy xương
Là một tổn thương nặng trong chấn thương TDTT nhưng thường chỉ hay gặp gãy xương
kín, còn gãy hở rất hiếm khi xảy ra.
+ Gãy xương kín: Là xương bị gãy nhưng không làm tổn thương bề mặt da.
+ Gãy xương hở: Da, cơ bị rách và đầu xương gãy lộ ra ngoài miệng vết thương.
+ Gãy xương hoàn toàn: Xương gãy thành hai hay nhiều đoạn rời nhau.
+ Gãy xương không hoàn toàn: Xương gãy nhưng không rời nhau (mẻ, lún, rạn xương),
thường hay xảy ra ở trẻ em do tổ chức xương còn mềm và thường được gọi là gãy kiểu cành tươi.
Gãy xương có thể làm đứt, rách mạch máu và dây thần kinh hoặc đầu xương gãy có thể
chèn ép gây tắc bó mạng thần kinh (biến chứng cần phải cấp cứu kịp thời).
- Triệu trứng toàn thân: có các biểu hiện hốt hoảng, da xanh, tái nhợt, chân tay lạnh,
mũi lạnh, đổ mồ hôi và rơi vào trạng thái lơ mơ hoặc thờ ơ với xung quanh, đồng thời mạch
nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp hạ thấp hoặc không đo được.
Khi gặp trường hợp này phải lập tức tiến hành chống sốc một cách tích cực và khẩn
trương theo các phương pháp tổng hợp như: An ủi, động viên, ủ ấm cho bệnh nhân và cho
uống nước chè đường nóng; tiêm thuốc giảm đau; truyền dịch, truyền máu.
- Triệu chứng tại chỗ: Đau; mất cử động; biến dạng chi; cử động bất thường; tiếng lạo xạo.
- Xử lý sơ cứu: Phải ủ ấm cho nạn nhân nếu trời rét và cho uống nước chè đường nóng.
Cố định chi bị gãy và tuyệt đối không được để các đầu xương gãy xê dịch gây đau đớn và tổn
thương thêm các phần mềm như mạch máu, thần kinh… xung quanh, chú ý đề phòng biến chứng sốc.
Việc cố định chi bị thương nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc: không được nắn sửa
chỗ gãy, mà phải để nguyên trạng để cố định; không cởi quần áo, giày dép… của nạn nhân vì
có thể gây đau đớn, gây di lệch đầu xương gãy; nẹp đủ dài để cố định chắc chắn khớp trên và
khớp dưới của chỗ bị gãy; nẹp phải được cố định chắc chắn vào chi bị thương để tạo thành
một khối thống nhất… Nếu gặp trường hợp gãy xương hở phải xử lý như với vết thương (cầm
máu, chống nhiếm trùng…) rồi sau đó mới tiến hành cố định.
* Sai khớp (trật khớp)
Là sự di chuyển bất thường giữa các đầu xương làm cho các mặt khớp bị lệch lạc, đầu
khớp sau khi lệch ra không trở lại vị trí cũ, hiện tượng cũng đau đớn, sưng tấy và có thể bầm
tím. Nếu bị sai khớp thì không thể vận động như trên được. Mặt khác, nếu là sai khớp thì
chiều dài khu vực sai khớp như cột sống hoặc chân tay… bị ngắn hơn bình thường. Nếu là tay
hoặc chân thì có thể so với bên không bị chấn thương.
- Triệu chứng lâm sàng:
Đau: Khi có những tác động mạnh, bất ngờ trực tiếp hoặc gián tiếp vào khớp sẽ gây nên những cơn đau dữ dội. 74
Mất cử động: Chi bị thương chỉ để được ở một tư thế nhất định, không thay đổi được và
nếu cố tình thay đổi thì sẽ rất đau. Nếu kéo khớp ngược lại với tư thế biến dạng rồi đột ngột
bỏ tay ra để khớp được tự do thì khớp sẽ bật trở lại vị trí biến dạng ban đầu và trong y học
điều này gọi là “dấu hiệu lò xo”.
Biến dạng khớp: So với bên khớp lành, có thể thấy rõ chỗ trước kia đầu xương lồi ra thì
lại lõm vào và đầu xương sẽ lồi ra ở chỗ khác, đồng thời khi sờ vào ổ khớp sẽ thấy trống rỗng
và điều này y học gọi là “dấu hiệu ổ khớp rỗng”.
Dấu hiệu của sai khớp vai: Vai có vẻ vuông hơn, hẹp hơn và gồ lên phía trước, cánh tay
luôn bị dang ra, không áp vào được như bình thường và tay luôn ngửa (bị xoay ra ngoài).
Dấu hiệu của sai khớp khửu: Khửu hơi gập, mỏm khửu nhô cao về phía sau làm cho
cánh tay phía trước như bị lõm vào bệnh nhân thường có động tác tay lành đỡ tay đau.
- Xử lý: Tuy sai khớp phải được thầy thuốc chuyên khoa chữa trị, nhưng việc sơ cứu
ban đầu rất quan trọng và cần thiết.
Khi sơ cứu phải đảm bảo nguyên tắc: tốt nhất là phục hồi khớp ngay tại hiện trường;
Khi phục hồi khớp không được làm cho các tổ chức xung quanh bị tổn thương hoặc kẹp vào
khớp; Khi phục hồi khớp phải đảm bảo hồi phục lại được công năng bình thường; Sau khi
phục khớp phải tránh không được để khớp sai lại; Phục khớp xong nên chiếu, chụp X quang
để kiểm tra xem khớp đã vào hoàn toàn chưa? Có mảnh vỡ hoặc tổ chức phần mềm nào kẹp
vào trong khớp không? … và nếu có phải kịp thời xử lý ngay.
Trước hết phải nắn cho vào khớp, khi nắn phải kiểm tra kỹ bằng mắt, bằng tay sờ nắn
xem khớp sai về hướng nào. Sau khi xác định rõ rồi thì nếu là ở các vùng nhỏ như ngón tay,
ngón chân thì 1 người cũng làm được, dùng 1 tay kéo ra, 1 tay nắn ngược với hướng sai để
khớp trở về vị trí ban đầu (lực kéo ra và lực nắn phải hợp lý vừa phải). Nếu ở các vùng như
khớp hông, khớp gối, khớp vai thì có thể phải dùng đến 3 người: 1 người cố định bệnh nhân,
1 người kéo ra, 1 người đẩy khớp vào vị trí. Khi nghe tiếng kêu “khục” tức là khớp đã vào và
khi đó có thể vận động nhè nhẹ được (vận động rất khó và rất đau). Sau đó dùng bài thuốc bó
hoặc xoa bóp như trường hợp bong gân, có thể uống thêm thuốc cho nhanh lành.
2. VỆ SINH TẬP LUYỆN TDTT
2.1 Vệ sinh và nhiệm vụ của vệ sinh tập luyện TDTT
Mục đích: Nghiên cứu các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và các điều kiện xã hội
đối với sức khỏe và khả năng hoạt động của thể lực của người tập. Xây dựng cơ sở khoa học,
quy tắc và các biện pháp vệ sinh nhằm tạo điều kiện tối ưu cho việc tập luyên TDTT và
GDTC. Xây dựng tiêu chuẩn và quy trình ứng dụng các yếu tố môi trường và vệ sinh nâng
cao khả năng để củng cố sức khỏe, tăng cường thể lực và thành tích thể thao cho người tập.
Yêu cầu: người học tìm hiểu và nắm vững những kiến thức và kỹ năng thực hành có
liên quan về vệ sinh trong tập luyện TDTT; Xây dựng lối sống lành mạnh, biết cách ứng dụng
các biện pháp vệ sinh và yếu tố môi trường vào quá trình tập luyện Giáo dục thể chất cũng
như các hoạt động thể thao quần chúng1. Khái niệm và phân loại vệ sinh tập luyện TDTT 2.1.1. Khái niệm
Vệ sinh là khoa học về sức khoẻ và xây dựng những điều kiện thích hợp nhằm bảo vệ
và tăng cường sức khoẻ của con người để phòng bệnh tật. 75 2.1.2. Phân loại
Vệ sinh TDTT bao gồm các phần: vệ sinh môi trường (không khí và khí hậu; môi
trường đất và nước), vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh huấn luyện TDTT.
2.2. Vệ sinh môi trường
2.2.1. Vệ sinh môi trường không khí và khí hậu
Không khí là một trong những yếu tố quan trọng nhất của môi trường bên ngoài. Không
khí cần thiết cho cơ thể sống để hô hấp, có vai trò to lớn trong các quá trình trao đổi chất và
nhiệt. Sự biến đổi không thuận lợi của không khí có thể gây nên những rối loạn rõ rệt các
chức năng cơ thể. Không khí tạo nên khí hậu và thời tiết, là những khái niệm môi trường cơ
bản có khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến trạng thái cơ thể thông qua sự biến đổi tính chất vệ
sinh của nhà ở, trang phục, đất và nước. Theo vệ sinh học, không khí cần phải được đánh giá thông qua tính chất sau:
- Tính chất vật lý (áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ và hướng gió, trạng thái điện, tính phóng xạ…); - Thành phần hoá học;
- Các chất ô nhiễm cơ học (bụi, khói…) và sinh học (vi khuẩn).
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ của không khí có ảnh hưởng trước tiên đến một trong những chức năng cơ bản
của sự sống đó là quá trình trao đổi nhiệt. Cơ thể con người có khả năng chịu đựng sự thay
đổi đáng kể về nhiệt độ của môi trường bên ngoài nhờ những cơ chế sinh lý điều hoà thân
nhiệt đặc biệt. Tuy nhiên khả năng này cũng có giới hạn nhất định khi nhiệt độ biến đổi quá
lớn, các cơ chế điều nhiệt có thể không đảm bảo được việc duy trì sự cân bằng thân nhiệt.
Nhiệt độ không khí lạnh có thể gây nên một số bệnh cho cơ thể như các bệnh về cơ,
khớp, thần kinh, đặc biệt là các bệnh cảm cúm, viêm họng… Ngoài ra, khi tiến hành tập luyện
TDTT trong điều kiện lạnh còn dễ gây ra các chấn thương cơ, khớp, dây chằng do không khí
lạnh làm giảm tính đàn hồi của các tổ chức mềm.
Khi nhiệt độ không khí tăng cao, cơ thể có thể say nóng do sự truyền nhiệt không thuận
lợi. Sự rối loạn điều hoà thân nhiệt của cơ thể người có thể xuất hiện khi nhiệt độ không khí
đạt 30 - 31C và độ ẩm 80 - 90% hoặc khi nhiệt độ 40C và độ ẩm 40 - 50%. Trong vận động
thể lực, nó còn có thể xuất hiện ở nhiệt độ thấp hơn.
b. Độ ẩm không khí
Trong không khí luôn luôn có chứa một lượng hơi nước nhất định. Lượng hơi nước đó
được gọi là độ ẩm không khí, nó luôn thay đổi phụ thuộc vào hàng loạt các yếu tố khí hậu
khác như nhiệt độ không khí, độ cao so với mực nước biển…
Hơi nước trong không khí tạo nên một áp lực nhất định và có thể đo được bằng máy đo
tính theo đơn vị mmHg. Độ ẩm không khí được đánh giá thông qua các chỉ số độ ẩm tuyệt
đối, độ ẩm tối đa và độ ẩm tương đối.
Độ ẩm cao khi nhiệt độ không khí tương đối thấp có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh do
tăng cường quá trình thải nhiệt. Hiện tượng nêu trên xảy ra chủ yếu là do không khí có độ ẩm
cao sẽ có tính dẫn nhiệt cao hơn, bởi vì hơi nước có tính dẫn nhiệt cao hơn không khí.
c. Chuyển động của không khí (gió)
Tốc độ chuyển động của không khí (tốc độ gió) là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rõ đến
quá trình trao đổi nhiệt của cơ thể và có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố khác của không khí
là nhiệt độ và độ ẩm… Trong TDTT, gió thổi ngược chiều sẽ cản trở tốc độ di chuyển của VĐV, 76
đồng thời làm cho thở khó khăn hơn… Tốc độ gió là một chỉ số vệ sinh để đánh giá điều kiện vi
khí hậu trong nhà ở, các công trình xây dựng nhất là các công trình TDTT.
d. Áp suất không khí
Không khí xung quanh trái đất có áp suất nhất định. Áp suất bình thường của không khí
được đo ở ngang mực nước biển (cao độ 0m), khi nhiệt độ của không khí bằng 0C là
760mmHg hoặc bằng 1 Atmosphere (atm)… Khi áp suất không khí tăng, trạng thái cơ thể
cũng có những thay đổi nhất định, tần số mạch và hô hấp giảm, thính lực yếu đi, xuất hiện
cảm giác đau trong tai. Áp suất tăng làm tăng độ hoà tan của các chất khí, chủ yếu là khí oxy
và azot. Phân áp tăng cao của các chất khí nêu trên có thể gây nên những tác động xấu đối với cơ thể.
đ. Trạng thái điện của môi trường không khí
Trạng thái điện là một trong các yếu tố vật lý của mội trường không khí. Khái niệm
trạng thái điện của không khí bao gồm sự iôn hoá không khí, điện trường và từ trường của không khí…
Sự iôn hoá không khí và điện trường là những yếu tố có thể dùng để đánh giá trạng thái
vệ sinh của đô thị, nhà ở và các công trình xây dựng, đặc biệt là các công trình TDTT.
e. Thành phần hoá học của không khí
Thành phần hoá học của không khí có ý nghĩa vệ sinh cực kỳ quan trọng bởi vì chúng
quyết định hoạt động hô hấp của cơ thể. Không khí khí quyển là hỗn hợp các chất khí ôxy,
cacbonnic, nitơ và các chất khí khác theo một tỷ lệ nhất định, khác nhau giữa không khí hít
vào (không khí khí quyển) và không khí thở ra… Trong TDTT, thở ôxy thường được sử dụng
để nâng cao khả năng hoạt động thể lực và thúc đẩy quá trình hồi phục cho VĐV.
f. Ô nhiễm không khí
Môi trường không khí có thể bị nhiễm các chất không phải là thành phần cố định của
nó. Khái niệm ô nhiễm không khí được sử dụng để chỉ hiện tượng các phần tử có khả năng
gây tác hại cho sức khoẻ con người và môi trường bị đẩy vào môi trường không khí do kết
quả hoạt động của con người…
g. Thời tiết và khí hậu
Thời tiết là tổ hợp phức tạp các yếu tố môi trường khí quyển khác nhau có khả năng gây
ảnh hưởng đến cơ thể con người và điều kiện sống. Thời tiết được hình thành do sự tác động
qua lại giữa các yếu tố khí quyển và bề mặt trái đất… Căn cứ vào dự báo thời tiết, việc tổ
chức các hoạt động TDTT được tiến hành phụ hợp và thuận lợi hơn, nhất là các hoạt động TDTT ngoài trời.
Sự thích nghi khí hậu là một quá trình thích nghi có tính sinh học - xã hội của con người
với các điều kiện khí hậu, thời tiết mới. Sự thích nghi này có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối
với hoạt động TDTT ở những vùng địa lý và khí hậu khác nhau.
2.2.2. Vệ sinh môi trường nước và đất
Nước và đất là những yếu tố quan trọng của môi trường xung quanh, có tác động chặt
chẽ tới cơ thể con người và ý nghĩa vệ sinh cực kỳ quan trọng.
Nước là yếu tố môi trường có vai trò to lớn trong việc thoả mãn các nhu cầu sinh lý, vệ
sinh dịch tễ, sinh hoạt và lao động sản xuất của con người.
Nước là thành phần cấu tạo của các tổ chức và cơ quan trong cơ thể, chiếm 63% trọng
lượng chung của cơ thể… 77
Đất là một trong những yếu tố quan trọng của môi trường bên ngoài. Thành phần, tính
chất cũng như cường độ của các quá trình sinh học xảy ra trong đất quyết định rất nhiều đến
điều kiện sống của con người và giới tự nhiên.
Nước chỉ phát huy hiệu quả sử dụng và không gây ra tác hại nếu đảm bảo được yêu cầu
vệ sinh cơ bản là không bị nhiễm khuẩn và nhiễm bẩn, đồng thời không độc về các tính chất
vật lý, hoá học và vi sinh vật. Trong thiên nhiên có ba nguồn nước chính là nước mưa, nước
bề mặt và nước ngầm.
Đất được coi là một trong những yếu tố môi trường quan trọng có tác động trực tiếp đến
sức khoẻ của con người. Đất được hình thành do sự tổng hợp, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của
nhiều yếu tố tự nhiên trong thời gian dài như đặc điểm lớp đá gốc (đá mẹ), đặc tính sinh vật
học, khí hậu, địa hình, thời gian, quan hệ giữa đất và nước, đất và không khí, đất và cây
trồng… Đất được cấu tạo bởi 4 thành phần chính là thành phần vô cơ, hữu cơ, nước và khí.
2.3. Vệ sinh cá nhân
Những hiểu biết về vệ sinh cá nhân không chỉ cần thiết đối với mỗi người mà còn có ý
nghĩa xã hội to lớn, bởi mỗi cá nhân là một phần nhỏ của xã hội. nếu bỏ qua các yêu cầu vệ
sinh cá nhân có thể làm lan truyền các bệnh dịch trong tập thể.
Nội dung chính của vệ sinh cá nhân là xây dựng được nếp sống vệ sinh lành mạnh, sắp
xếp hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi, tập luyện TDTT, vệ sinh ăn uống, vệ sinh ngủ, vệ sinh
thân thể, trang phục, khắc phục các thói nghiện xấu.
2.3.1. Sắp xếp thời gian biểu hàng ngày hợp lý giữa lao động và nghỉ ngơi
Cơ sở của việc sắp xếp là dựa trên quy luật về nhịp sinh học của cơ thể. Đây là quy luật
quan trọng của tự nhiên. Như ta đã biết tất cả các quá trình sống đặc trưng cho sinh vật đều
biến đổi có tính nhịp điệu. Nhiều chức năng của cơ thể, kể cả khả năng hoạt động thể lực,
biến đổi tuân theo quy luật nhịp ngày, đêm. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy khả năng
hoạt động thể lực kém nhất vào khoảng thời gian từ 2 - 5 giờ và từ 12 - 14 giờ, có thể mạnh
nhất từ 8 - 12 giờ và từ 14 - 17 giờ hàng ngày.
Yếu tố thời điểm ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả của các quá trình sinh hoá xảy ra trong
cơ thể. Ví dụ: Nếu hàng ngày ăn cơm vào một giờ nhất định thì vào thời điểm đó dịch tiêu hoá
sẽ tiết ra nhiều, làm cho việc tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Hoặc nếu tiến hành lao động trí óc
hoặc lao động chân tay vào một giờ nhất định trong ngày thì vào thời gian đó khả năng hoạt
động trí óc hoặc chân tay sẽ tăng lên.
Lợi ích của việc sắp xếp thời gian biểu hàng ngày:
Đảm bảo các quy luật nhịp sinh học của cơ thể tạo điều kiện tối ưu cho cơ thể hoạt động
và hồi phục nâng cao khả năng lao động và tập luyện.
Làm cho hoạt động của người thực hiện thời gian biểu có hiệu quả và kinh tế.
Làm cho cơ thể kịp thời phát huy các khả năng dự trữ của mình để hoạt động theo quy
luật của phản xạ có điều kiện.
Không thể xây dựng một thời gian biểu chung cho mọi người, vì điều kiện sống, sinh
hoạt, lao động, học tập của mỗi người không giống nhau. Song các nguyên tắc vệ sinh cơ bản
của thời gian biểu hàng ngày phải được bảo đảm đầy đủ, đó là các nguyên tắc:
Hàng ngày ngủ dậy vào một giờ nhất định.
Tập thể dục buổi sáng và làm vệ sinh thân thể (rửa mặt, đánh răng...) đều đặn. Ăn vào một giờ nhất định.
Học tập, làm việc vào những giờ nhất định. 78
Tập luyện TDTT hợp lý, ít nhất 2 - 3 buổi trong một tuần, mỗi lần 60 - 90 phút.
Hàng ngày ngủ ít nhất 8 tiếng (với thanh niên), ngủ vào một giờ nhất định.
Trong thời gian biểu hàng ngày cần phải dành thời gian cho nghỉ ngơi. Và có ít nhất 2
giờ trong ngày làm việc hoặc nghỉ ngơi ngoài trời.
Việc xây dựng và thực hiện thời gian biểu hàng ngày một cách nghiêm túc có tác dụng rất
nhiều trong việc giáo dục và rèn luyện ý chí, tính tổ chức kỷ luật.
2.3.2. Vệ sinh giấc ngủ
Giấc ngủ có ý nghĩa đặc biệt đối với sự hồi phục khả năng làm việc của cơ thể. Nó là
một loại hình nghỉ ngơi không thể thay thế. Nếu thiếu giấc ngủ có tác hại hơn cả ăn. Người ta
đã thí nghiệm các con chó có thể nhịn ăn 25 ngày mà vẫn sống, còn nếu không được ngủ chỉ 5 ngày nó đã chết.
Diễn biến cơ thể trong giấc ngủ: Hệ thần kinh không phản ứng với các kích thích, tim
đập chậm đi, huyết áp giảm, tần số hô hấp giảm, cơ bắp thả lỏng, trao đổi chất giảm, năng
lượng tiêu hao ít, trong cơ thể xảy ra quá trình hồi phục, nhất là trong các tế bào thần kinh. Cơ
thể được nghỉ ngơi hoàn toàn và khả năng làm việc được hồi phục lại.
Những điều cần biết để đảm bảo cho giấc ngủ có chất lượng tốt: Không nên ngủ sau
khi vừa kết thúc một công việc trí óc hoặc chân tay căng thẳng. Tốt nhất là trước khi đi ngủ
nên làm một việc gì đó nhẹ nhàng hoặc dạo chơi, hoặc đọc một vài trang sách. Phòng ngủ
phải thoáng mát, giường chiếu phải sạch sẽ. Giấc ngủ cần phải đủ dài và liên tục vào đúng
một thời gian nhất định để tạo thói quen buồn ngủ khi đến giờ. Tốt nhất nên ngủ sớm để dậy
sớm. Phải đảm bảo điều kiện cần thiết cho giấc ngủ như sự yên tĩnh, ánh sáng... Nên nhớ rằng
giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng tới cuộc sống. Nếu thiếu ngủ thường xuyên sẽ bị suy nhược tế
bào thần kinh, làm giảm khả năng làm việc và sức đề kháng của cơ thể. Thời gian của giấc
ngủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, trạng thái sức khoẻ, đặc điểm cá nhân... Đối với
thanh niên thời gian ngủ trung bình hàng ngày khoảng 8 tiếng.
2.3.3. Vệ sinh thân thể
Vệ sinh thân thể có ý nghĩa quan trọng trong việc làm cơ thể hoạt động tốt, tăng cường
quá trình trao đổi chất, phát triển khả năng làm việc trí óc và chân tay, đề phòng bệnh tật.
- Chăm sóc da: Da là cơ quan phức tạp và quan trọng của cơ thể. Da đảm nhiệm nhiều
chức năng như bảo vệ môi trường bên trong cơ thể, bài tiết các sản phẩm trao đổi chất, điều
hoà thân nhiệt, ở da có rất nhiều tận cùng của hệ thần kinh vì vậy nó đảm bảo cho cơ thể
thông tin thường xuyên về tác động của nhiều yếu tố môi trường. Tất cả các chức năng nêu
trên của da chỉ hoạt động được bình thường nếu da khoẻ và sạch. Da bẩn và có bệnh ảnh
hưởng xấu tới trạng thái sức khoẻ chung của mọi người.
Cách chăm sóc da cơ bản là tắm rửa hàng ngày. Các bộ phận như cổ, mặt cần phải rửa
vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Tay chân phải được rửa thường xuyên.
Sau mỗi buổi tập TDTT nhất thiết phải tắm. Ngoài tác dụng làm sạch, tắm còn có tác
dụng hồi tỉnh đối với hệ thân kinh tim mạch, tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy quá trình hồi
phục. Hiệu quả hồi phục của tắm sẽ rất cao nếu được kết hợp xoa bóp nhẹ.
- Chăm sóc răng miệng: Cần phải giữ răng miệng thường xuyên sạch sẽ, trước khi đi
ngủ và sáng dạy phải đánh răng. Sau khi ăn xong phải xúc miệng, tránh thức ăn cứng quá,
nóng quá hoặc lạnh quá, bởi những thứ đó làm hỏng men răng. Cũng vậy, tránh dùng răng để
cắn vật cứng hay mở nắp chai... 79
2.3.4. Vệ sinh trang phục
Trang phục ngoài việc làm đẹp, còn bảo vệ cơ thể khỏi các tác động xấu của môi trường
và các tổn thương cơ học, giữ cho cơ thể sạch sẽ. Quần áo phải nhẹ và thuận tiện cho hoạt
động, phải tạo ra được vùng vi khí hậu cần thiết ngoài bộ phận cơ thể được che phủ. Bởi vậy
trang phục phải bảo đảm các tính chất thoáng khí, giữ nhiệt, thấm nước và các tính chất vật lý khác.
Trang phục phải phù hợp với các yêu cầu sử dụng và khí hậu cụ thể. Trang phục TDTT
có các yêu cầu đặc thù thuộc vào tính chất tập luyện và yêu cầu của luật lệ thi đấu trong từng
môn TT. Nó phải nhẹ và không cản trở hoạt động của cơ thể, thoáng khí và thấm mồ hôi tốt.
Trang phục tập luyện TDTT chỉ nên sử dụng trong tập luyện và thi đấu TT, chúng phải sạch,
đẹp và có màu sắc phù hợp. Giày TDTT phải thuận tiện, nhẹ, bền, mềm mại và co giãn tốt,
không thấm nước, tương đối thoáng khí, không bị biến dạng và cứng khi ngâm nước. Cần sử
dụng giày TT phù hợp với điều kiện thời tiết và đặc điểm môn TT…
2.3.5. Tác hại của các thói quen nghiện xấu
Nghiện thuốc lá, thuốc lào, rượu bia và chất ma tuý... rất có hại cho sức khoẻ và hạn
chế khả năng làm việc. Đối với người tập luyện TDTT, các thói nghiện ảnh hưởng trực tiếp
tới thành tích thi đấu. Các thói nghiện hoàn toàn trái với công tác GDTC.
- Tác hại của thói nghiện thuốc lá: Trong khói thuốc lá, kể cả đã qua đầu lọc chứa nhiều
chất độc như ni-cô-tin, di-ô-xit các-bon v.v... đặc biệt là ni-cô-tin. Nhiều số liệu nghiên cứu
đã cho thấy nghiện thuốc lá ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh. Người nghiện thường đau đầu,
chóng mặt, mất ngủ, khả năng làm việc trí óc và chân tay đều giảm. Hút thuốc gây ra nhiều
bệnh về tim mạch và hô hấp, kể cả ung thư. Thống kê đã chứng minh 95% trường hợp ung
thư đường hô hấp là do hút thuốc lá.
Thuốc lá có tác hại lớn đối với người tập luyện TDTT ngoài chức năng tim mạch và hô
hấp, nó còn làm giảm tốc độ phản xạ, làm rối loạn khả năng phối hợp động tác.
- Tác hại của nghiện bia rượu: Nghiện rượu, bia và các đồ uống có cồn khác làm ảnh
hưởng tới sức khoẻ và khả năng làm việc rõ rệt. Cồn trong rượu, bia tuy lưu lại trong máu
không lâu, song ở các cơ quan quan trọng như não, tim, gan cồn có thể tồn tại lại từ 28 giờ đến 15 - 16 ngày.
Uống rượu bia là nguyên nhân của rất nhiều tai nạn trong sản xuất cũng như trong sinh
hoạt. Người nghiện rượu bia sẽ dẫn đến rối loạn nặng nề về cơ, hệ tim mạch, gan, đường tiêu
hoá và các cơ quan khác. Xơ gan do nghiện rượu gây ra có tỷ lệ tử vong cao. Nghiện rượu là
nguyên nhân gây tử vong cao, đứng thứ ba trong tất cả các nguyên nhân, chỉ sau bệnh tim mạch và ung thư.
Rượu bia làm giảm hiệu quả tập luyện TDTT. Tốc độ của vận động viên giảm 20% … sau
khi uống nửa lít bia và thành tích thi đấu giảm 20-30%... Nói chung toàn bộ các tố chất thể lực và
kỹ năng vận động đều giảm sút ở các mức độ khác nhau dưới tác động của rượu và bia.
2.4. Vệ sinh dinh dưỡng
2.4.1. Khái niệm về dinh dưỡng
Dinh dưỡng hay ăn uống là một trong các yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự sống
cho cơ thể. Ăn uống có quan hệ trực tiếp đến giữ gìn sức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc và
kéo dài tuổi thọ của con người, vì vậy ăn uống là nhu cầu sống của cơ thể. Ăn uống hợp lý 80
gồm: Chọn thức ăn hợp lý và ăn uống đúng quy tắc vệ sinh. Qua đó phát huy tối đa giá trị
dinh dưỡng của thức ăn.
Cơ sở khoa học của việc lựa chọn thức ăn bao gồm các yêu cầu sau:
- Thức ăn phải đủ về số lượng, phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể;
- Thức ăn phải đầy đủ, với tỷ lệ dinh dưỡng cơ bản, phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
Đảm bảo đủ chất bao gồm đạm động vật và thực vật (theo tỷ lệ 60% và 40%), mỡ động vật và
dầu mỡ thực vật (80% và 20%), đường phức tạp và đường đơn giản (70% và 30%), rau, muối
khoáng, vitamin và nước. Sau những hoạt động trí óc và cơ bắp căng thẳng cần bổ sung vào bữa ăn thêm đường, vitamin.
- Thức ăn phải đa dạng, cả nguồn gốc động vật và thực vật.
- Thức ăn dễ tiêu hoá, gây cảm giác muốn ăn, có mùi vị và hình dáng dễ chịu.
- Thức ăn phải không độc và có chất lượng tốt.
2.4.2. Năng lượng của thức ăn
Yêu cầu đấu tiên đối với thức ăn là đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, bù đắp
năng lượng mà cơ thể đã tiêu hao để tồn tại, hoạt động và phát triển. Năng lược được đo bằng
calo, kilocalo (cal, kcal). Nhu cầu năng lượng được tiêu hao cho 3 mục đích khác nhau:
- Tiêu hao năng lượng cho chuyển hoá cơ sở, đó là năng lượng tối thiểu cần thiết để duy
trì hoạt động của chức năng sống cơ bản.
- Năng lượng được cơ thể sử dụng để tiêu hoá ngay chính thức ăn. Khi tiêu hoá chất
đạm, chuyển hoá cơ sở tăng lên 30 - 40%, chất mỡ 4 - 15%, chất đường 4 - 6%, thức ăn hỗn hợp 10 - 15%.
- Năng lượng cho các hoạt động khác nhau, trong đó phần lớn nhất là cho hoạt động thể
lực. Ví dụ: Khi đi bộ chuyển hoá năng lượng sẽ tăng lên 100%, khi chạy 400%. Vì vậy mà
hoạt động cơ bắp là yếu tố cực kỳ quan trọng để điều hoà sự tiêu hao năng lượng của cơ thể.
2.4.3. Chất lượng của thức ăn
Chất lượng của thức ăn là hàm lượng các chất có giá trị dinh dưỡng chứa trong thức ăn,
các chất đó bao gồm đạm, mỡ, đường, vitamin, muối khoáng và nước.
Chất đạm (protit): Là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với cơ thể. Nhu cầu về chất
đạm có ý nghĩa đặc biệt trong chế độ dinh dưỡng của VĐV. Chất đạm có chức năng chủ yếu
tham gia vào các thành phần của các tế bào, các men, các hormon…. Chất đạm thường cung
cấp khoảng 10 - 15% năng lượng của khẩu phần, nhu cầu về chất đạm vào khoảng 80 - 100
g/ngày/người, tỷ lệ thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật là 1:1.
Chất mỡ (lipít): Là hợp chất hữu cơ phức tạp, gồm 2 yếu tố cơ bản: glyxêrin và axít
béo. Mỡ tham gia vào quá trình tạo hình, là một thành phần trong cấu trúc tế bào và tổ chức,
đặc biệt là tổ chức thần kinh. Khi ôxy hoá 1g mỡ tạo ra 9kcal, nhiều gấp 2 lần so với đạm và đường.
Chất đường (gluxit): là nguồn cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Đường đảm bảo
55 - 60% năng lượng của khẩu phần hàng ngày và cần thiết cho hoạt động bình thường của
cơ, thần kinh, tim, gan và các cơ quan khác. Trong hoạt động cơ bắp, Đường là chất được sử
dụng đầu tiên để cung cấp năng lượng, sau đó khi đường cạn, cơ thể mới bắt đầu huy động
đến mỡ. Đường trong thức ăn gồm đường đơn giản (glucoza) vị ngọt, dễ hoà tan trong nước,
hấp thu nhanh và được cơ thể dự trữ dưới dạng glucogen; Đường phức tạp chủ yếu là tinh bột 81
chứa trong các loại hạt, củ như gạo, ngô, khoai… Nhu cầu đường của người trung bình
khoảng từ 300 - 500 g/người/ngày, nó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ hoạt động cơ bắp.
Vitamin: Là chất có tính sinh học cao, đảm bảo sự phát triển và hồi phục các tế bào và
tổ chức của cơ thể, điều hoà sự trao đổi chất, hấp thụ thức ăn và nâng cao sức đề khoáng của
cơ thể. Vitamin giúp cơ thể hình thành các hoạt chất men để trực tiếp tham gia vào các quá
trình chuyển hoá đường, mỡ, đạm. Nhu cầu vitamin của cơ thể phụ thuộc vào tính chất hoạt
động cơ bắp và trí óc, tuổi tác, trạng thái sức khoẻ…
Muối khoáng: Các thành phần của muối khoáng chiếm khoảng 1% phần hấp thụ được
của thức ăn. Muối khoáng tham gia vào cấu tạo xương và các tổ chức khác nhau của cơ thể,
tổng hợp chất đạm, cấu tạo các men, các nội tiết tố, tham gia quá trình điều hoà trao đổi chất.
Cơ thể cần hơn 60 loại muối khoáng, các muối khoáng như canxi, phốtpho, magiê, natri, kali
chứa trong thức ăn với một lượng tương đối lớn. Một số muối khoáng như sắt, iốt, đồng, kẽm thì có ít hơn.
2.4.4. Khả năng tiêu hoá của thức ăn và chế độ dinh dưỡng
Tỷ lệ lượng thức ăn mà cơ thể hấp thụ được tính trên tổng số thức ăn đã ăn trong ngày
được gọi là khả năng tiêu hoá thức ăn. Khả năng tiêu hoá của thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố, quan trọng nhất là thành phần chất lượng của thực phẩm, hoạt động của cơ quan tiêu
hoá, điều kiện chế biến và ăn uống. Do vậy thuận lợi nhất cho cơ thể là ăn uống thức ăn hỗn
hợp có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết…
Cần phải ăn vào một giờ nhất định để tạo ra phản xạ tiết dịch nhằm đảm bảo tiêu hoá tốt
thức ăn. Nên ăn trước khi tập ít nhất 2 giờ và sau khi tập30 - 40 phút.
Tốt nhất nên ăn ba bữa một ngày vào thời điểm sáng, trưa, chiều tối (theo tỷ lệ 32%,
40%, 28% khẩu phần ăn hàng ngày). Ăn chiều tối phải trước khi ngủ ít nhất 2 giờ và nên ăn
những thức ăn dễ tiêu bởi trong khi ngủ tiêu hoá chậm, nếu thức ăn lưu lâu trong đường tiêu
hoá, dễ lên men làm rối loạn tiêu hoá.
Ngoài ra nếu ăn quá nhiều và ăn muộn (gần giờ đi ngủ) làm cho giấc ngủ không tốt, ảnh
hưởng tới khả năng làm việc của ngày hôm sau. Khi ăn nên tập trung, không chú ý vào việc
khác, không đọc sách báo, những câu chuyện trao đổi khi ăn phải nhẹ nhàng, không gây căng
thẳng và xúc động quá mức vì chúng có thể gây rối loạn tiêu hoá. Không nên sử dụng quá
nhiều gia vị trong khi ăn, nhất là các chất gây kích thích mạnh. Thức ăn không nên quá nóng
và quá lạnh và phải chế biến vệ sinh, dễ tiêu hoá.
Thức ăn phải đủ để cân bằng năng lượng. Năng lượng do thức ăn cung cấp phải tương
ứng với lăng lượng tiêu hoá. Ăn quá nhiều cũng không có lợi vì sẽ dẫn đến hiện tượng béo
phì, làm rối loạn quá trình trao đổi chất, làm phát sinh một số bệnh. Đặc biệt là bệnh tim mạch.
Uống nước cũng có ý nghĩa quan trọng trong chế độ ăn uống hợp lý. Nhu cầu của một
người khoảng 2 - 2,5 lít nước hàng ngày, đối vối người lao động nặng và tập luyện TDTT,
nhu cầu đó còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên uống nước quá nhiều cũng có hại cho cơ thể. Lượng nước thừa làm tăng bài
tiết mồ hôi, tăng trọng tải cho tim và thận, nhất là uống nước nhiều trước khi đi ngủ.
Cần lưu ý uống nước không làm giảm cảm giác khát ngay lập tức vì nước chỉ thấm vào
máu và tổ chức sau khi uống từ 10 - 15 phút, vì vậy khi khát nên xúc miệng rồi uống từ từ, 82
từng ngụm nhỏ. Vào mùa hè, khi tập luyện ra nhiều mồ hôi nên pha thêm một ít muối vào
nước để bù lại số muối bị bài tiết ra.
2.4.5. Giá trị dinh dưỡng và đặ điểm vệ sinh của thực phẩm
Thịt: Là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt các động vật máu
nóng chứa nhiều axít amin cần thiết, nhiều chất béo, vitamin, các chất khoáng và các chất
chiết xuất hay gọi là chất thơm, thịt giàu phốtpho nghèo canxi. Thịt thường chứa nhiều nước
từ 70 - 75%, protít chiếm 15 - 20%, lượng lipít dao động khoảng 1 - 30%, gluxít khoảng 1%...
Thịt có giá trị dinh dưỡng cao nhưng nếu sử dụng không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh sẽ gây
hại cho người sử dụng.
Cá: Lượng prôtêin trong cá tương đối ổn định 16 - 17% tuỳ loại cá. Gluxít trong cá
cũng thấp như ở thịt…
2.5. Vệ sinh tập luyện, huấn luyện TDTT
Tổ hợp các yếu tố bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả và tối ưu hoá quá trình tập luyện và
thi đấu TT bao gồm rất nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến tất cả các mặt của quá trình đào
tạo và giáo dục, trong đó các yếu tố vệ sinnh như chế độ sinh hoạt, vệ sinh cá nhân, vệ sinh
dinh dưỡng và hồi phục, rèn luyện thân thể… có một vị trí đặc biệt quan trọng… Các biện
pháp vệ sinh còn có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì thành tích và kéo dài tuổi thọ TT của VĐV…
2.5.1. Cơ cấu của hệ thống vệ sinh trong tập luyện, huấn luyện TT
Hệ thống các biện pháp vệ sinh có cơ cấu và bao gồm các biện pháp đản bảo những yếu tố cơ bản sau:
- Các yếu tố vệ sinh đối với quá trình tập luyện và thi đấu TT;
- Các yếu tố vệ sinh môi trường, xã hội tối ưu về điều kiện sống, học tập, lao động;
- Chế độ sinh hoạt thích hợp; - Vệ sinh cá nhân;
- Các biện pháp rèn luyện thân thể có định hướng;
- Chế độ dinh dưỡng đặc biệt thích hợp;
- Điều kiện tập luyện và thi đấu tối ưu;
- Các biện pháp vệ sinh đặc biệt nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục và nâng cao khả năng hoạt động thể lực;
- Các biện pháp vệ sinh đặc biệt nhằm chuẩn bị cho VĐV tập luyện và thi đấu trong
những điều kiện phức tạp của môi trường bên ngoài.
2.5.2. Các nguyên tắc vệ sinh tập luyện và thi đấu TT
Để đảm báo được mục tiêu tăng cường sức khoẻ trong tập luyện và thi đấu TT, quá trình
này phải luôn luôn thực hiện đầy đủ các nguyên tắc vệ sinh chủ yếu sau:
- Nguyên tắc kiểm tra, theo dõi y học;
- Nguyên tắc đối đãi cá biệt;
- Nguyên tắc kết hợp giữa tập luyện và nghỉ ngơi.
2.5.3. Các yếu tố vệ sinh môi trường xã hội cùng điều kiện sống, học tập và lao động
Các yếu tố vệ sinh của môi trường sống có ý nghĩa rất quan trọng trong huấn luyện TT,
là mối quan hệ của VĐV với những người xung quanh. Trong điều kiện môi trường xã hội
thuận lợi, VĐV luôn nhận được sự quan tâm động viên của những người xung quanh, được
cảm thông, giúp đỡ trong các tình huống phức tạp của cuộc sống và trong tập luyện thi đấu TT. 83
Các yếu tố vệ sinh môi trường xã hội xấu, không thuận lợi có thể gây nên những ảnh
hưởng rõ rệt đến trạng thái chung của VĐV… họ dễ bị cuốn theo các thói hư, tật xấu, vi phạm
chế độ kỷ luật. Qua đó sẽ làm giảm khả năng tập luyện và thành tích TT của VĐV.
Điều kiện vệ sinh phù hợp cũng góp phần nâng cao khả năng hoạt động và thúc đẩy quá
trình hồi phục đáng kể (nhà ở đảm bảo vệ sinh để họ nghỉ ngơi tốt, áp dụng các biện pháp hồi
phục thuận lợi như tắm rửa, vệ sinh cá nhân…).
2.5.4. Các biện pháp vệ sinh tăng cường khả năng hoạt động thể lực và thúc đẩy quá
trình hồi phục trong TT
Khả năng vận động của cơ thể sẽ được tăng cường và hồi phục nhanh chóng sau LVĐ
tập luyện và thi đấu TT nếu quá trình tập luyện được xây dựng hợp lý dựa trên các nguyên tắc
vệ sinh và sư phạm… Hồi phục là một mặt có ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao thành
tích TT không kém so với LVĐ tập luyện. Bì vậy nó cần phải được đưa vào chương trình tập luyện chung.
Trong thực tiễn TDTT các biện pháp hồi phục chia làm 3 nhóm chính: các biện pháp sư
phạm; các biện pháp tâm lý; các biện pháp y sinh học.
2.5.5. Công tác đảm bảo vệ sinh trong tập huấn TT
Địa điểm tập huấn phải được lựa chọn trên những nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ huấn
luyện, thời gian huấn luyện, thành phần VĐV, đặc điểm dụng cụ, trang thiết bị tập luyện
TDTT… Trong các cuộc tập huấn nhằm trực tiếp chuẩn bị cho một cuộc thi đấu cụ thể nào đó
thì tốt nhất là tổ chức tập huấn ở địa điểm sẽ tiến hành thi đấu. Điều đó sẽ làm cho VĐV thích
nghi được với điều kiện khí hậu… làm quen tốt hơn với địa điểm thi đấu. Tất cả các biện pháp
vệ sinh trong thời gian tập huấn cần phải được tiến hành thống nhất với các biện pháp sư
phạm của GDTC trên cơ sở mục tiêu huấn luyện.
2.5.6. Công tác đảm bảo vệ sinh tập luyện trong điều kiện nóng ẩm
Điều kiện môi trường nóng ẩm là đặc điểm khí hậu của những nước nằm ở vùng nhiệt
đới như nước thức ăn. Về mùa hè, nhiệt độ và độ ẩm cao của không khí có những tác động
đặc biệt lên cơ thể VĐV… Trong điều kiện như vậy, cơ chế điều hoà thân nhiệt sẽ phải có
những biến đổi nhất định để thích nghi với điều kiện thải nhiệt hạn chế và tác động của nhiệt
độ cao từ bên ngoài. Trong hoạt động thể lực căng thẳng, khi quá trình sinh nhiệt của cơ thể
tăng cao thì những biến đổi đó càng phức tạp và mạnh mẽ hơn nữa.
Nhiệt độ môi trường cao ảnh hưởng trước tiên đến trạng thái chức năng của hệ thần
kinh trung ương và bộ máy thần kinh-cơ, làm giảm tốc độ, độ chuẩn xác và sự phối hợp của
động tác, giảm nỗ lực ý chí, xuất hiện trạng thái tâm lý thờ ơ… 84
Câu hỏi và bài tập
1. Trình bày khái niệm, nêu nguyên nhân và các nguyên tắc đề phòng chấn thương? Trong quá trình
tập luyện thể thao có một sinh viên bị sai khớp cổ chân, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
2. Hãy nêu các chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT? Cách xử lý và biện pháp phòng ngừa
chấn thương? Nêu các phương pháp cấp cứu chấn thương trong thể thao. Trong quá trình tập luyện
TT, có một sinh viên bị chảy máu ngoài, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
3. Vệ sinh tập luyện TDTT là gì? Hãy sắp xếp thời gian biểu hàng ngày giữa học tập và nghỉ ngơi của bản thân?
4. Làm thế nào để có được giấc ngủ và ăn uống khoa học? Hãy trình bày đối với bản thân anh - chị? 85 Chương 8
KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO
Tóm tắt: Nội dung chương 8 trình bày về các căn cứ để lập kế hoạch tập luyện TDTT, ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Nêu những nguyên tắc và phương pháp cơ bản
trong việc xây dựng kế hoạch tập luyện. Từ đó, căn cứ vào hệ thống và phương pháp đánh giá
quá trình thực hiện kế hoạch đó đạt hiệu quả đến mức độ nào.
Tập luyện không có mục đích không có kế hoạch tất nhiên cũng có thể đem lại một số
hiệu quả nhưng những hiệu quả đó rất thấp. Tập luyện TDTT được tiến hành dựa vào một kế
hoạch nhất định có thể khắc phục được tính mù quáng và phiến diện trong tập luyện TDTT,
có lợi trong việc nâng cao chất lượng TDTT cho việc hình thành các thói quen tốt trong cuộc sống.
Một kế hoạch huấn luyện hoàn chỉnh bao gồm mục tiêu tập luyện, thời gian tập luyện,
địa điểm, nội dung, phương pháp tập luyện… Đứng trên phương diện hình thức, kế hoạch
huấn luyện gồm có: Kế hoạch huấn luyện năm, kế hoạch huấn luyện theo mùa, kế hoạch huấn
luyện tháng và kế hoạch huấn luyện tuần…
Khi xây dựng kế hoạch tập luyện bắt buộc phải quán triệt toàn diện về các nguyên tắc
cơ bản trong tập luyện, đồng thời cần những kế hoạch tập luyện phải đơn giản, rõ ràng, cụ thể, thực tế, trọng điểm.
Việc tập luyện TDTT của sinh viên, trước hết cần phải có kế hoạch lâu dài, thời kỳ đang
ở trong trường, cần nắm vững kỹ năng thể thao gì? cần làm cho trình độ tập luyện của bản
thân đạt đến mức độ nào? nâng cao sức khoẻ cơ thể đến mức độ nào?… Cần phải có một kế
hoạch tổng thể, mục tiêu tổng thể, căn cứ vào mục tiêu tổng thể này để xác định chỉ tiêu cụ
thể của từng năm, từng học kỳ. Có như vậy, mới có thể nâng cao được hiệu quả.
Việc xác định và thực thi kế hoạch tập luyện năm của cá nhân cần xác định được mục
tiêu dự định. Xuất phát từ những điều kiện, tình hình thực tế về mặt thể chất, học tập, sinh
hoạt của cá nhân, đồng thời cũng cần phải nỗ lực khảo sát tới các nhân tố sân bãi, dụng cụ khí
hậu… Người chưa trải qua hệ thống tập luyện, việc xác định kế hoạch năm nên lấy việc phát
triển toàn diện về sức mạnh cơ thể, tăng cường chức năng tim, phổi làm thành mục đích.
Kế hoạch tập luyện tuần của cá nhân là một loại thường xuyên sử dụng nhất. Việc sắp
xếp kế hoạch cụ thể, thông thường hay lấy kế hoạch tập luyện tuần làm đơn vị và bất cứ lúc
nào cũng có thể lấy tình trạng thực tế để tiến hành điều chỉnh. Sắp xếp nội dung tập luyện
nên chú ý tính khoa học và tính mục đích. Thông thường, nên sắp xếp tập luyện tốc độ và
linh hoạt trước, tập luyện sức mạnh sắp xếp sau; sắp xếp các bài tập có cường độ nhỏ, LVĐ
nhỏ trước. Các bài tập có LVĐ lớn, cường độ lớn sắp xếp sau, tập luyện kỹ thuật cần tiến
hành từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, ngoài ra còn phải chú ý đến việc sắp xếp phối
hợp tập luyện đối với chân và tay.
1. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN
Khái niệm: Kế hoạch tập luyện là dự định làm việc bắt buộc, nhằm điều khiển quá trình
tập luyện đối với một hay nhiều người hoặc một đội thể thao trong khoảng thời gian nhất 86
định. Lập kế hoạch là việc dự thảo chương trình cho hoạt động cần phải thực hiện. Đó là quá
trình phân tích, đánh giá, dự báo, xác định các nhiệm vụ tập luyện và lựa chọn các phương
tiện, phương pháp giải quyết nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích thể thao.
Kế hoạch tập luyện có tầm quan trọng đặc biệt và thể hiện qua các điểm sau: Đó là cơ
sở xây dựng quá trình tập luyện một cách hệ thống và lâu dài nhằm không ngừng nâng cao
thành tích thể thao và hoàn thiện thể chất. Chỉ nên coi đó là dự thảo của một chương trình
hoạt động sắp tới, bởi vậy không thể tuyệt đối chính xác mà thường có khoảng dao động nhất
định so với thực tế, đối chiếu kế hoạch và thực tế để sửa chữa và điều chỉnh kịp thời để đạt mục đích.
2. HỆ THỐNG CỦA KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN
2.1. Đề án tập luyện
Đó là dự thảo một chương trình tập luyện nhiều năm, được xây dựng trên cơ sở thống
nhất. Đề án vạch ra mục đích, nhiệm vụ cụ thể là cơ sở xây dựng kế hoạch tập luyện.
Ví dụ: Đề án (giai đoạn cơ bản, nâng cao, cao cấp)
Kế hoạch (tập luyện 1 hay nhiều năm) - Đối tượng (cá nhân, đội);
Kế hoạch tập luyện tháng, tuần; Giáo án tập luyện. Đề án huấn luyện Giai đoạn huấn luyện Giai đoạn huấn luyện Giai đoạn huấn luyện cơ bản chuyên môn VĐV cấp cao Kế hoạch huấn luyện Kế hoạch huấn luyện Kế hoạch huấn luyện khung 3 năm khung 2 năm khung 4 năm 1 2 3 1 2 1 2 3 4 Đội Cá nhân Đội Cá nhân Đội Cá nhân
Kế hoạch huấn luyện tháng, tuần Giáo án huấn luyện
Sơ đồ 3. Hệ thống kế hoạch huấn luyện
2.2. Kế hoạch tập luyện khung
Đó là hướng làm việc bắt buộc đối với giai đoạn đào tạo. Giờ học chính khóa là hình
thức cơ bản của GDTC, được tiến hành nhằm trang bị những kiến thức về GDTC, nguyên lý
kỹ thuật một số môn TT…
Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố hoàn thiện các bài tập chính khóa được tiến hành vào
giờ tự học của sinh viên, giảng viên hướng dẫn dưới hình thức câu lạc bộ. Hình thức tập luyện
tự nguyện nhằm nâng cao sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện
cơ thể và chữa bệnh. Tăng cường thể lực và ý chí, tiếp thu các kỹ năng kỹ xảo vận động. Hình
thức tập luyện đòi hỏi phải ý thức cao, tự giác, tích cực, tinh thần độc lập và khả năng sáng tạo. 87
Hiện tại Hội Thể thao Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức các câu lạc bộ (CLB)
thể thao dành cho cán bộ - viên chức và sinh viên gồm: quần vợt, bóng bàn, cầu lông, bóng
chuyền, bóng đá, bóng rổ, khiêu vũ, võ thuật, rumba và nhảy híp-hốp.
2.3. Kế hoạch tập luyện đội thể thao
Đó là kế hoạch tập luyện cho một đội thể thao gồm các VĐV có cùng một mục đích tập
luyện và có trình độ cơ sở gần giống nhau. Xây dựng trên cơ sở tập luyện khung. Kế hoạch
này thường dùng cho các môn thể thao đồng đội.
Ví dụ: các môn bóng, đua thuyền… cả cho các VĐV mới tham gia tập luyện.
2.4. Kế hoạch tập luyện cá nhân
Đó là kế hoạch tập luyện của từng người tập. Thời gian thường là 1 năm hoặc trong các
giai đoạn ngắn hơn (1 vài tháng). Kế hoạch này có thể xây dựng trong một thời hạn nhiều
năm. Vì vậy, kế hoạch cần xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, LVĐ, phương tiện tập luyện phù
hợp đặc điểm cá nhân, dưới đây là ví dụ về kế hoạch tuần của cá nhân trong TDTT.
Kế hoạch tập luyện tuần của cá nhân
Mục tiêu: Chạy cự ly trung bình đạt và nâng cao trình độ thể lực khi tham gia môn học
GDTC tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Thời gian: Ví dụ 6 tuần, tối thiểu 3-4 buổi/tuần. Tập luyện tốt nhất trùng với thời khóa
biểu chính khóa để thích nghi nhịp sinh học cơ thể.
Địa điểm: Ngoài SVĐ cần căn cứ vào nơi ở bản thân có thể chọn: khu bốn hồ, khu đô
thị, kí túc xá, vỉa hè, khuôn viên... (chú ý đảm bảo an toàn)
Phương pháp tập luyện: Lặp lại ổn định? lặp lại biến đổi?... tùy theo mục tiêu cụ thể
dựa trên mục tiêu chung để sử dụng phương pháp cho hợp lý đạt mục đích đề ra. Ngoài ra
người tập còn phải có kế hoạch dự phòng trong điều kiện thời tiết thay đổi như: mưa, gió, nắng…
Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch: Người tập nên điều chỉnh buổi kiểm
tra, đánh giá kế hoạch tương ứng với buổi học chính khóa để các giáo viên có dụng cụ,
phương tiện kiểm tra như: Sân điền kinh, đường chạy, đồng hồ chuyên dụng, không gian…
giống như điều kiện thi của môn học.
Chú ý: Dựa vào kế hoạch cá nhân người tập tự xây dựng giáo án (khối lượng, cường độ,
quãng nghỉ, số lần lặp lại) và có sổ tay theo dõi. Nhóm sức khỏe yếu, bệnh tật dựa vào tình
trạng sức khỏe cần có sự tư vấn bác sĩ và người hướng dẫn. Kế hoạch có thể điều chỉnh vì lý
do khách quan (thời tiết, tình trạng sức khỏe, sân bãi, dụng cụ…) hoặc chủ quan (tư tưởng
không coi trọng, không nỗ lực ý chí...). Người tập nhanh chóng khắc phục và các buổi tập kể
tiếp đảm bảo đúng, đủ, đều mới đạt hiệu quả tốt theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó phải ăn
uống, sinh hoạt và học tập hợp lý. Ăn uống đúng bữa, ngủ đúng giờ, không nên thức khuya,
dậy muộn, không nên bỏ bữa ăn sáng. Thường xuyên cập nhật tin tức thời tiết để biết cách
chăm sóc sức khỏe và thực hiện kế hoạch. 88
Bảng 8.1. Kế hoạch tập luyện tuần của cá nhân Tuần Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Mục tiêu Xây dựng kỹ Hoàn thành 2/3
Hoàn thành cự ly Hoàn thành cự ly Hoàn thành cự Hoàn thành cự ly cụ thể thuật, làm quen cự ly TB với
TB với cường độ TB thời gian ly TB thời gian TB thời gian với đường cường độ nhẹ nhẹ nhàng…
tương ứng thang tương ứng thang tương ứng thang chạy… nhàng… điểm 1, 2 điểm 3, 4 điểm từ 4 trở lên Tập luyện 1. Khởi động 1. Khởi động
1. Khởi động và 1. Khởi động
1. Khởi động và 1. Khởi động
buổi sáng ít 2. Bài tập TD tay chung và chuyên các bài tập bổ 2. Nữ chạỵ các bài tập bổ 2. Nữ 500m, nam nhất 1 buổi không 3 lượt x môn trợ. 500m, nam 800m trợ 800m tăng tốc rút 8 2. Chạy 7 phút 2. Chạy 10 phút rút ngắn thời 2.Chạy 12 phút ngắn thời gian gian nhất có thể 3. Thả lỏng 3. Thả lỏng 3. Thả lỏng 3. Thả lỏng 3. Thả lỏng 3. Thả lỏng Giờ học Giờ học GDTC Giờ học GDTC Giờ học GDTC Giờ học GDTC Giờ học GDTC Giờ học GDTC chính khóa Tập luyện 1.Khởi động 8 - 1.Khởi động 8 -
1. Khởi động 8 - 1. Khởi động 8 - 1. Khởi động 8 - 1. Khởi động 15 ngoại khoá 10 phút 10 phút 10 phút 10 phút 10 phút - 20 phút
50 - 60 phút 2. Xây dựng kỹ 2. Tập luyện KT 2. Chạy tăng tốc
2. Tập xuất phát 2. Hoàn thiện kỹ 2. Đánh giá kết Ít nhất 3 thuật qua: phân
chạy trên đường từ đường thẳng cao theo khẩu
thuật như: Chạy quả thi đấu trên
buổi. Bài tập tích, hình ảnh
thẳng chạy bước ra đường vòng và lệnh và chạy tăng 200m xuất phát cự ly chính. bổ tốc độ 30-50m. trợ mẫu..Tập luyện nhỏ, nâng cao từ đường vòng ra
cao, chạy trên cự Kiểm tra Chạy Xuất phát cao tại
chuyên môn kỹ thuật bổ trợ
đùi, đạp sau cự ly đường thẳng cư ly chính với tốc 500m nữ , 800m đầu đường vòng
thực hiện 2 - Tại chỗ đánh từ 15 đến30m. ly 100m, chạy độ tăng dần và nam. Chuẩn bị: và chạy tăng tốc 3 lần. tay,chạy: bước
chạy tăng tốc 40 200m 80% tốc độ thi đấu, cần nỗ thẻ, trang phục, độ 30 -40m. nhỏ, nâng cao
- 60m, chạy biến tối đa. Chạy Nữ lực ý chí cao. dụng cụ, biên Chạy biến tốc đùi, đạp sau. tốc 100 - 150m 500m, nam 800m Chạy 500m, bản, đồng hồ 100 - 150m. Chạy 10 - 12 Chạy 10-12 phút 800m bấm giờ, vệ sinh Chạy 500m, phút sân bãi, kiểm tra 800m. Đánh giá vạch xuất phát, thành tích tập về đích… luyện 3.Thả lỏng 3.Thả 3.Thả lỏng lỏng 3.Thả lỏng 3.Thả lỏng 3.Thả lỏng
3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH
Lập kế hoạch tập luyện căn cứ vào văn bản hướng dẫn của bộ, ngành, của Học viện và
dựa trên cơ sở chung về quy luật phát triển nhân cách và phát triển năng lực thể thao, điều
kiện lứa tuổi, tâm sinh lý người tập.
Cần quán triệt nguyên tắc “nâng cao hợp lý LVĐ tập luyện trong việc xắp xếp tỷ lệ giữa
khối lượng và cường độ, giữa các phương tiện tập luyện chung và chuyên môn; các bài tập;
mức độ khó khăn, chất lượng thực hiện bài tập…”.
Lập kế hoạch và hoàn chỉnh điều chỉnh kế hoạch cùng kiểm tra đánh giá việc thực hiện
kế hoạch là quá trình thống nhất Điều khiển Thực Lập hiện kế hoạch kế hoạch (huấn luyện) Phân tích, đánh giá, Điều chỉnh Kiểm tra: dự báo test, thi đấu
Sơ đồ 8.4. Lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch 89 Hệ thống đánh giá Đánh giá tập luyện Đánh giá thi đấu
- Tài liệu về tập luyện - Kiểm tra thành tích
- LVĐ, các chỉ tiêu thực hiện - Test chuyên môn - Nhật ký VĐV, HLV - Thi đấu - Quan sát sư phạm - Biên bản thi đấu - Kiểm tra y học - Kiểm tra tâm lý
Sơ đồ 8.5. Hệ thống đánh giá tập luyện
Khi lập kế hoạch tập luyện, cần phải xuất phát từ việc phân tích toàn diện và chính xác
quá trình tập luyện, sự phát triển về trình độ tập luyện và thành tích tập luyện. Do vậy, trong
quá trình thực hiện kế hoạch cần kiểm tra, đánh giá, đối chiếu giữa các chỉ tiêu đề ra và kết quả thực tế.
Phải đảm bảo sự thống nhất giữa giáo dục và giáo dưỡng trong quá trình xây dựng kế
hoạch tập luyện. Lập kế hoạch tập luyện dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ và phải tuân
theo một hệ thống thống nhất (kế hoạch khung, kế hoạch đội, kế hoạch cá nhân, giáo án, đánh
giá, dự báo phát triển thành tích)
Cần chú ý những yêu cầu: Phải cụ thể và phù hợp trình độ, có tính khả thi, cập nhật tri thức mới nhất.
4. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN
4.1. Những yêu cầu chung
Kế hoạch chỉ trình bày những nhiệm vụ cơ bản chứ không cần giải thích cơ sở đề ra
những nội dung đó. Người tập cần có ý thức tập thể,tự giác, tích cực. Phải coi thi đấu như
hình thức tập luyện cũng là phương tiện kiểm tra thành tích người tập.
4.2. Nội dung của việc lập kế hoạch
Xác định đối tượng và thời gian lập kế hoạch;
Xác định mục đích, nhiệm vụ, thành tích từng giai đoạn, thời kỳ tập luyện;
Xác định các chỉ tiêu về LVĐ như khối lượng, cường độ, mật độ vận động, tỷ lệ các bài tập…
Phân tích các thời kỳ tập luyện (chu kỳ hóa kế hoạch tập luyện);
Xác định các trọng điểm giáo dưỡng thể thao (các nhiệm vụ, các vùng cường độ, các
phương tiện chính, các biện pháp tổ chức để thực hiện nhiệm vụ đó).
Để có thể xây dựng chính xác nội dung trên người hướng dẫn hoặc người tập phải tiến hành các bước sau:
* Phân tích đối tượng và tình hình cụ thể:
Phân tích các mục đích, nhiệm vụ, thời gian lập kế hoạch. Phân tích cấu trúc thành tích
môn thể thao chuyên môn và thành tích cá nhân. Phân tích đặc điểm người tập: tuổi hộ khẩu,
tuổi tập luyện, trình độ tập luyện, tài liệu để xác định mục tiêu, các nhiệm vụ, chỉ tiêu về
LVĐ. Phân tích vào điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, khí hậu, môi trường tập luyện, sân bãi 90
dụng cụ, đối thủ thể thao, điều kiện sống, sinh hoạt và học tập của người tập (chế độ ăn uống,
chăm sóc y tế, trường học…)
Xác định các giai đoạn tập luyện phù hợp với các thời kỳ tập luyện, cùng mục đích,
nhiệm vụ cụ thể cho từng thời kỳ, tỉ lệ giữa các bài tập…
Xác định rõ các biện pháp tập luyện, các cuộc thi đấu, kiểm tra thành tích và kiểm tra y học.
5. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TẬP LUYỆN Nội dung đánh giá gồm:
- Thành tích, chỉ tiêu của người tập trong các cuộc kiểm tra và thi đấu. Từ đó, so sánh, rút
ra kết luận, tìm nguyên nhân, mức độ hiệu quả LVĐ tập luyện.
- Đánh giá từng yếu tố của năng lực thể thao, đặc biệt là nhận thức, tư tưởng và nhân
cách, trình độ phát triển kỹ thuật, chiến thuật, các tố chất thể lực…
- Đánh giá khả năng chịu đựng LVĐ tập luyện, thực hiện yêu cầu bài tập, yêu cầu của
nhà trường, yêu cầu nghề nghiệp, đánh giá nhận thức chuyên môn nội dung tập luyện và mối
quan hệ của người tập với tập thể, xã hội.
Những tài liệu cần cho người tập, giảng viên trong quá trình đánh giá:
- Biên bản kiểm tra trong quá trình tập luyện và thi đấu, kiểm tra y học.
- Sổ tay, nhật ký, giáo án của người tập hoặc giảng viên.
- Quan sát thường xuyên hoạt động của người tập trong tập luyện và thi đấu (trực tiếp
quan sát, xem lại hình ảnh,…)
Tự đánh giá của người tập về kết quả tập luyện và nhận xét tập thể đội.
- Nhận xét của HLV, nhà trường và những nhà chuyên môn.
Câu hỏi và bài tập
1. Kế hoạch là gì? Nêu các căn cứ để lập kế hoạch tập luyện TDTT? Trình bày kế hoạch tập luyện
một môn thể thao mà mình yêu thích hoặc môn GDTC đang theo học?
2. Ý nghĩa việc lập kế hoạch tập luyện? Trong sinh hoạt hàng ngày, bản thân đã sắp xếp thời gian
biểu cho học tập thể thao như thế nào, trình bày kế hoạch đó?
3. Nêu những nguyên tắc và phương pháp cơ bản xây dựng kế hoạch tập luyện. Lập kế hoạch tập
luyện TDTT của bản thân theo chu kỳ tuần?
4. Nêu hệ thống và phương pháp đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch tập luyện TDTT? Hãy cho
biết đặc điểm và tóm tắt lịch sử môn thể thao mà mình yêu thích nhất? Lập kế hoạch tập luyện
môn thể thao đó như thế nào? 91 Chương 9
KIỂM TRA VÀ TỰ KIỂM TRA Y HỌC TDTT
Tóm tắt: Kiểm tra và tự kiểm tra y học là một trong những khâu quan trọng giúp
chúng ta bước đầu đánh giá được tình trạng sức khỏe, thể lực trong quá trình chuẩn bị trước,
trong và sau tập luyện. Thông qua phương pháp kiểm tra và tự kiểm tra y học sẽ giúp bác sỹ,
huấn luyện viên và cả những người trực tiếp tham gia giảng dạy, tập luyện điều chỉnh được
các hình thức tập luyện, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác huấn luyện, tập
luyện. Sau khi nghiên cứu các nội dung chương 9, sinh viên sẽ hiểu được tầm quan trọng của
công tác kiểm tra và tự kiểm tra trong quá trình tập luyện và từ việc tự đánh giá qua các hình
thức kiểm tra y học. Ngoài ra, thông qua các test kiểm tra y học cũng giúp chúng ta biết cách
tự kiểm tra trình độ sức khỏe, thể lực của mình, để từ đó có thể tiến hành việc tập luyện một cách có hiệu quả hơn. 1. KIỂM TRA Y HỌC TDTT 1.1 Khái niệm chung
Kiểm tra y học: là một bộ phận của môn khoa học y học, sử dụng những kiến thức y học
để nghiên cứu trạng thái sức khỏe và mức độ phát triển thể lực của tất cả những người tham
gia luyện tập TDTT. Y học TDTT nghiên cứu tất cả những ảnh hưởng của quá trình luyện tập
tới cơ thể người tập nhằm mục đích chung là tăng cường sức khỏe.
1.2 Nhiệm vụ và nội dung 1.2.1 Nhiệm vụ
Kiểm tra trạng thái, chức năng của từng cơ quan, của hệ cơ quan trong cơ thể, nhằm
đánh giá khả năng thích ứng và trình độ luyện tập của VĐV.
Kiểm tra mức độ phát triển thể lực chung của người tập và vận động viên trong quá
trình luyện tập và thi đấu.
Theo dõi y học sư phạm trong quá trình luyện tập và thi đấu.
Phòng chữa bệnh và các chấn thương trong khi thi đấu và tập luyện TDTT.
Giải quyết tốt những nhiệm vụ ở trên, kiểm tra y học có tác dụng trong việc điều chỉnh
quá trình huấn luyện, phát hiện sớm và kịp thời đưa những VĐV cần an dưỡng nghỉ ngơi để
phục hồi sức khỏe và chữa bệnh. 1.2.2 Nội dung
Gồm 4 nội dung chính:
a. Kiểm tra y học thực hành: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong y học, nó sử
dụng các phương pháp y học thực hành như phỏng vấn, sờ gõ, nghe, nhìn.
b. Kiểm tra chức năng của các cơ quan: Tim mạch, hô hấp
c. Kiểm tra mức độ phát triển thể lực trong quá trình luyện tập
d. Kiểm tra trình độ luyện tập
1.3 Các hình thức kiểm tra
1.3.1 Kiểm tra bước đầu
Là hình thức kiểm tra vào thời điểm trước khi tham gia luyện tập, nhằm đánh giá và xác
định tình trạng sức khỏe VĐV, từ đó có thể cho phép VĐV tham gia thi đấu hoặc luyện tập TDTT. 92
a. Đối tượng: Tất cả những người mới tham gia luyện tập.
b. Mục đích: Đánh giá trạng thái sức khỏe mức phát triển thể lực và khả năng thích ứng
của cơ thể với lượng vận động. Kết quả kiểm tra bước đầu cho phép các cán bộ y học TT và
bác sỹ thể thao đưa ra chỉ định tập luyện cho những người mới lần đầu tham gia tập luyện và
là cơ sở để phân loại nhóm sức khoẻ. Đối với VĐV kết quả kiểm tra này được lưu lại làm cơ
sở để theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình luyện tập sau mỗi giai đoạn huấn luyện.
c. Các phương pháp áp dụng trong kiểm tra đó là: Phương pháp nhân trắc, sử dụng các
nghiệm pháp chức năng và kết luận.
1.3.2 Kiểm tra định kỳ
Được áp dụng để kiểm tra tình hình sức khỏe mức độ phát triển thể lực sau một giai
đoạn luyện tập nhất định, để điều chỉnh khối LVĐ cho hợp lý.
a. Đối tượng: Những người tham gia sau một giai đoạn tập luyện.
b. Mục đích: Đánh giá mức độ tác động của bài tập thể chất đến cơ thể người tập khả
năng thích ứng của cơ thể và mức độ phù hợp của phương tiện và phương pháp huấn luyện
đánh giá mức độ phát triển thể lực và trình độ luyện tập. Như vậy việc kiểm tra định kỳ có tác
dụng đánh giá hiệu quả của một giai đoạn huấn luyện và phát hiện sớm những biểu hiện bệnh
lý do quá trình tập luyện không hợp lý gây nên.
1.3.3 Kiểm tra bổ sung
Được áp dụng trước các đợt thi đấu, sau khi bị bệnh hoặc chấn thương.
a. Đối tượng: Vận động viên trước khi thi đấu vận động viên sau chấn thương bệnh tật và
nghỉ tập lâu ngày hay trong các trường hợp xuất hiện dấu hiệu luyện tập qúa sức vận động
viên hoặc HLV đề nghị kiểm tra.
b. Mục đích: Với VĐV sau giai đoạn bệnh lý là nhằm xác định khả năng và mức thích ứng
với các phương tiện luyện tập; Với VĐV chuẩn bị thi đấu nhằm đánh giá trạng thái sung sức
thể thao và hạng cân tham gia thi đấu. Kết luận cuối cùng cần được đưa vào sổ theo dõi và chuyển tới HLV.
1.4 Các phương pháp sử dụng trong kiểm tra y học
Kiểm tra sự phát triển của thể lực.
Là phương pháp kiểm tra tất cả các yếu tố bên ngoài (yếu tố thể hình) tên, tuổi, giới
tính, dân tộc, điều kiện sống, tiểu sử luyện tập và bệnh tật, tiểu sử và gia đình.
1.4.1 Quan sát hình thể bên ngoài
Quan sát người có cân đối không, cột sống, chân tay cong hay thẳng, bàn chân bẹt hay
có độ cong tự nhiên, ngực lép hay dày… Một tư thế đúng, bình thường, không những cân đối
đẹp đẽ mà còn đảm bảo cho các hệ cơ quan nội tạng hoạt động được bình thường.
1.4.2 Phương pháp nhân trắc
Nhân trắc là phương pháp sử dụng các dụng cụ đo người để đo đạc các thông số cần
thiết trên cơ thể người nhằm đánh giá mức độ phát triển thể chất và trạng thái sức khỏe của
những người tham gia tập luyện TDTT. Các số liệu cần đo như: chiều cao đứng, ngồi, cân
nặng, các số đo lồng ngực, vòng bụng, các số đo của các vòng chỉ như vòng cánh tay co, duỗi,
vòng đùi, vòng bắp chân, đo vòng cổ, dùng lực kế tay, lực kế đứng, đo sức mạnh của cơ, đo
dung tích sống của phổi bằng phế dung kế. 93
1.4.3 Các phương pháp đánh giá sự phát triển thể lực qua các số liệu kiểm tra
Dựa vào đặc điểm của từng người, dựa vào số liệu đã đo đạc và các công thức toán học, người
ta xây dựng nên những chỉ số và đánh giá tình trạng sức khỏe qua các chỉ số đó một cách khách quan.
a. Chỉ số rèn luyện chức năng hô hấp.
Là để đánh giá dung tích sống được tính bằng tỷ số giữa dung tích sống trên trọng lượng
cơ thể theo công thức sau.. Dung tích sống (ml) = DeMeNy Cân nặng (kg)
Đó là sức chứa không khí của phổi đối với 1kg cân nặng ở nước ngoài trung bình là 60
ml/kg nam, nữ 50 ml/kg, ở Việt Nam là 70 - 80 ml/kg. Nếu chỉ số đo được lớn hơn chứng tỏ
dung tích sống tốt, nhỏ hơn chứng tỏ dung tích sống thiếu. b. Chỉ số Eritsman
Chỉ số Erisman :Đây là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa chu vi vòng ngực với chiều
cao. Được tính theo công thức. Chiều cao (cm)
Eritsman = Vòng ngực trung bình (cm) - 2
Bình thường thì số đo = 0, nếu là số dương thì tốt, âm thì xấu. Chỉ số thu được nếu bằng
hoặc lớn hơn chứng tỏ lồng ngực phát triển tốt và ngược lại nhỏ hơn chứng tỏ lồng ngực hẹp
chức năng sinh lý của cơ quan hô hấp kém. c. Chỉ số Pi-nhê
Chỉ số Pi-nhê: Là chỉ số đánh giá mối tương quan giữa chiều cao với cân nặng và chu vi
vòng ngực, đánh giá sự phát triển chung của cơ thể. Được tính theo công thức. Pi = h – (P + V)
Trong đó: Pi – chỉ số Pi-nhê; h – là chiều cao (cm); P - là cân nặng (kg); V - là vòng ngực trung bình (cm). Phân loại Việt Nam Nước ngoài Rất khỏe 20,9 - 24,1 Dưới 10 Khỏe 24,2 - 27,4 10 - 20 Trung bình 27,5 - 33,9 20 - 25 Yếu 34,0 - 37,2 35 - 35 Rất Yếu 37,3 - 40,5 Trên 35
Các chỉ số đo thường thay đổi theo các lứa tuổi, cho nên phải lập riêng từng lứa tuổi để
đánh giá được đúng đắn, có thể chỉ số này lợi cho người béo và thiệt cho người cao.
Nếu chỉ số đó = 0 hay âm thì thể trạng béo phì.
Chỉ số loại rất yếu > 37,3: cơ thể phát triển kém, thể dục từ nhẹ để nâng dần thể lực.
d. Chỉ số quay vòng (QVC)
Chỉ số QVC : Hay còn gọi là chỉ số quay vòng cao. Đây cũng là chỉ số đánh giá tỷ lệ giữa
chiều cao với bề ngang cơ thể được tính theo công thức :
QVC = chiều cao (cm) - [vòng ngực hít vào + vòng đùi thuận + vòng cánh tay thuận co]
Kết quả được đánh giá như sau: - Cực khỏe < -4
- Trung bình từ 8 đến 14
- Rất khỏe từ -3,9 đến 1,9 - Yếu từ 14,1 đến 20 - Khỏe từ 2 đến 7,9 - Rất yếu > 20 94 e. Chỉ số BMI
BMI là chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) được các bác sĩ và các chuyên gia sức
khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không.
Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì. Tuy nhiên, nhược điểm duy nhất
của chỉ số BMI là nó không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các
nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai.
Chỉ số BMI được tính như sau:
Trọng lượng cơ thể (kg) BMI = Chiều cao2 (m2)
Đánh giá được chỉ số BMI: - Dưới chuẩn: < 18.5 - Béo - nên giảm cân: 30 - 40 - Chuẩn: 18,5 - 25
- Rất béo - cần giảm cân ngay: > 40 - Thừa cân: 25 - 30
Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu là VĐV hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ
luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không
chính xác với phụ nữ mang thai, đang cho con bú hay người vừa ốm dậy.
Kết quả đánh giá (theo tổ chức Y tế thế giới WHO) nếu BMI: Phân loại WHO BMI (kg/m2)
IDI & WPRO BMI (kg/m2) người Châu Á Thiếu cân (gầy) <18.5 <18.5 Bình thường 18.5 - 24.9 18.5 - 22.9 Thừa cân 25 23 Tiền béo phì 25 - 29.9 23 - 24.9 Béo phì độ I 30 - 34.9 25 - 29.9 Béo phì độ II 35 - 39.9 30 Béo phì độ III 40 40
1.4.4 Các thử nghiệm sinh lý học để kiểm tra chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể
Trong kiểm tra y học TDTT, kiểm tra bước đầu nên áp dụng tất cả các phương pháp để
tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống các cơ quan.
Trong các hình thức kiểm tra khác, thường chỉ tiến hành kiểm tra với các cơ quan như
tim mạch, hô hấp, thần kinh, thần kinh cơ vì các chỉ số của nó phản ánh chính xác khả năng
hoạt động của cơ thể. Sau đây là một số thử nghiệm đơn giản nhất để kiểm tra chức năng một số cơ quan đó.
a. Kiểm tra chức năng hệ hô hấp
- Đo dung tích sống: Hít vào cố gắng và thở ra cố gắng vào phế dung kế. Dung tích
sống càng lớn thì thể tích phổi càng lớn chứng tỏ chức năng hô hấp tốt, ngược lại là xấu.
- Nghiệm pháp Rozental: Đo dung tích sống 5 lần liên tiếp cách nhau 15 giây.
Đánh giá: Chức năng hô hấp tốt, dung tích 5 lần bằng nhau hoặc tăng dần. Chức
năng hô hấp kém thì dung tích giảm hoặc bị rối loạn.
b. Kiểm tra chức năng hoạt động của hệ thần kinh
Cơ thể sống luôn chịu ảnh hưởng và tác động của môi trường và ngược lại từ cơ thể đến
môi trường và giữa các cơ quan trong cơ thể luôn có sự hoạt động một cách thống nhất, sự tác 95
động tương hỗ giữa các cơ quan trong cơ thể được hoàn tất thông qua hệ thần kinh. Do vậy
kiểm tra về mặt này chiếm vai trò rất quan trọng trong tập luyện TDTT vì nó quyết định đến
khả năng vận động và khả năng thích ứng của cơ thể đối với vận động nên yêu cầu và hình
thức kiểm tra rất phức tạp và phong phú. Sau đây là phương pháp đơn giản dễ làm để kiểm tra
trương lực và tính hưng phấn của hệ thần kinh thực vật.
Dùng nghiệm pháp thay đổi tư thế:
Để vận động viên nghỉ 5 phút ở tư thế nằm rồi tiến hành đo mạch, sau đó cho vận động
viên đứng dậy nhẹ nhàng rồi đo mạch đứng.
Cách đánh giá: Ở người bình thường mạch đứng tăng từ 10-18 lần/phút so với mạch
nằm nếu mạch tăng cao hơn, ta nói hưng phấn của giao cảm trội thường gặp ở người suy tim
mạch hay tập luyện quá sức. Nếu dưới 6 lần/phút thì tính hưng phấn của thần kinh giao cả m
thấp. Vận động viên có trình độ tập luyện thì mạch tăng không đáng kể.
c. Kiểm tra chức năng của hệ thống tim mạch
Hiện nay người ta dùng nghiệm pháp Lian để kiểm tra chức năng hệ tim mạch:
Đầu tiên là đếm số mạch đập trước vận động 15 giây.
Sau đó bước lên bục cao 30cm rồi xuống với 2 bước/giây trong 1 phút. Đánh giá kết quả
bằng sự hồi phục của mạch ngay khi ngừng vận động và cứ cách từng phút một đếm số mạch
đập trong 15 giây theo dõi trong 6 phút. Phân loại:
- Rất tốt: Mạch hồi phục (trở về số đo trước vận động) sau 2 phút.
- Tốt: Mạch hồi phục (trở về số đo trước vận động) sau 3 phút.
- Trung bình: Mạch hồi phục (trở về số đo trước vận động) sau 4 phút.
- Xấu: Mạch hồi phục (trở về số đo trước vận động) sau 5 phút.
- Rất xấu: Mạch hồi phục (trở về số đo trước vận động) sau 6 phút. 2. TỰ KIỂM TRA Y HỌC
2.1 Ý nghĩa của vấn đề tự kiểm tra y học
Tâm lý cho rằng không ai hiểu mình bằng mình, công tác tự theo dõi sức khỏe cũng
vậy. Đây là công tác tự mình ghi lại những cảm giác về tâm sinh lý của mình một cách có hệ
thống, thường xuyên liên tục. Đó là cơ sở vững chắc giúp thầy thuốc chẩn đoán và điều trị các
bệnh tật, đồng thời giúp cho HLV tìm ra một khối LVĐ hợp lý thì mới nâng cao sức khỏe và
thành tích cho người tập hoặc người tập tự điều chỉnh chế độ rèn luyện của mình cho phù hợp.
Nội dung của công tác tự theo dõi sức khỏe là người tập phải ghi lại những cảm giác
chủ quan và những dấu hiệu khách quan của mình. Qua đó tự đánh giá sức khỏe một cách tương đối chính xác.
Đối với phụ nữ khi tham gia tập luyện nên ghi thêm phần theo dõi những diễn biến của
cơ thể khi có kinh nguyệt như: chu kỳ, có kinh trong mấy ngày, lượng máu, tình trạng cơ thể,
có tiến hành vận động hay không, ảnh hưởng của vận động đến kinh nguyệt ra sao.
2.2 Những dấu hiệu chủ quan
Gồm những cảm giác về: ăn ngủ, vui buồn, mệt mỏi, chán nản, sợ hãi.
2.2.1 Cảm giác chung của cơ thể 96
LVĐ vừa sức, phù hợp với cơ thể sẽ không gây nên cảm giác xấu khó chịu mà thấy vui
vẻ, tự tin, sung sức, nếu thấy uể oải, mệt mỏi, bực bội trong một thời gian dài cùng với sự sút
kém về sức khỏe thì phải báo cho bác sỹ, HLV điều chỉnh lượng vận động.
2.2.2 Cảm giác về giấc ngủ
Người tập cần ghi rõ vào nhật ký sức khỏe giấc ngủ của mình vì giấc ngủ rất quí đối với
mọi người, nhất là đối với người tập nó là biện pháp rất quan trọng để khắc phục mệt mỏi, hồi
phục thể lực và năng lực làm việc.
Ngủ tốt là dễ ngủ, giấc ngủ ngon và say, không mộng mị khi ngủ dậy cơ thể thoải mái
không nhức đầu mệt mỏi.
2.2.3 Cảm giác về ăn
Trong quá trình tập luyện ở giai đoạn đầu người tập thấy gầy đi, xuống cân ít (vì sự tiêu
hóa lượng dự trữ thừa giảm lượng nước) ăn ngon miệng hơn. Sau một vài tháng các tổ chức
cơ được phát triển làm trọng lượng cơ thể được hồi phục và ổn định. Căn cứ vào cảm giác ăn
ngon miệng hay không người tập phần nào đoán được sức khỏe của mình dưới ảnh hưởng của khối lượng tập.
2.2.4 Cảm giác về vấn đề đau cơ bắp
Hiện tượng này là bình thường, ta không nên nghỉ, giảm nhẹ khối lượng sau đó lại nâng
dần lên, tập đều đặn, hiện tượng này sẽ giảm dần dần rồi mất hẳn (ngoại trừ trường hợp bị chuột rút, rách cơ).
2.3 Những dấu hiệu khách quan
Sử dụng phương pháp kiểm tra như trong kiểm tra y học ở trên, để có các số liệu về
quan sát hình thể bên ngoài cơ thể, về các số đo nhân trắc, các chỉ số hình thể và các số liệu
về kiểm tra chức năng hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể để so sánh đối chiếu từng
thời kỳ tập luyện. Có thể tự kiểm tra thêm về sức khỏe trong thời kỳ hồi phục tức là từ sau khi
vận động cho khi các chức năng cơ thể hồi phục trở về các trạng thái trước vận động. Ở các
loại vận động khác nhau thời gian hồi phục khác nhau.
Câu hỏi và bài tập
1. Nêu khái niệm kiểm tra y học? Những nội dung chính và hình thức kiểm tra? Căn cứ số liệu bản
thân, hãy đánh giá sự phát triển thể lực của mình qua các chỉ số: Eritsman, Pi-nhê, BMI và kết luận?
2. Hãy nêu cách thức kiểm tra chức năng hệ hô hấp, hệ thần kinh? Tiến hành đánh giá với bản thân và tự kết luận?
3. Ý nghĩa của việc kiểm tra y học? Nêu những dấu hiệu chủ quan, khách quan trong kiểm tra? liên
hệ với bản thân và tự đánh giá?
4. Dấu hiệu của tập luyện quá sức, các trạng thái sinh lý và phản ứng của cơ thể trong tập luyện
TDTT? Trình bày một hiện tượng và biện pháp khắc phục khi gặp trong tập luyện hoặc thi đấu?
5. Mạch đập là gì? Nêu cách lấy mạch? Nêu các chỉ số của nó lúc nghỉ ngơi (yên tĩnh) và trong vận
động. Nêu diễn biến của chỉ số mạch đập trong giờ học TDTT? Nếu bị bệnh tim mạch, phương
pháp tập luyện khắc phục bệnh đó như thế nào?
6. Hãy cho biết kết quả kiểm tra sức khoẻ ban đầu của anh (chị) khi vào trường? Cách đo các chỉ số
cơ bản? Hãy lập sổ tự theo dõi sức khoẻ? Những điều gì cần chú ý khi tập luyện TDTT?
7. Huyết áp là gì? Nêu cách đo huyết áp và ý nghĩa của nó? Giả sử bản thân mắc bệnh huyết áp cao
hoặc thấp, anh (chị) hãy lập kế hoạch tập luyện TDTT để điều trị bệnh này? 97 Chương 10
CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH
Tóm tắt: Chạy cự ly trung bình là môn thể thao thường được sử dụng trong quá trình
tập luyện và rèn luyện sức khỏe trong cuộc sống, đặc điểm của chạy CLTB là có tác dụng
phát triển sức bền, sức bền tốc độ, đó là những tố chất vận động rất cần thiết trong cuộc sống
cũng như trong tập luyện TDTT. Tập luyện chạy CLTB còn rèn luyện cho người tập có ý chí,
nghị lực để vượt qua những trở ngại, khó khăn. Khi đánh giá trình độ thể chất của mỗi người,
ngoài việc đánh giá sức nhanh, sức mạnh còn phải đánh giá sức bền. Trong chương này,
chúng tôi trình bày các vấn đề liên quan đến các nguyên lý kỹ thuật chạy CLTB, các bài tập
bổ trong tập luyện và thi đấu chạy CLTB. Ngoài ra, việc nắm được các kiến thức cơ bản của
chương 10 yêu cầu người tập phải biết cách tiến hành buổi tập luyện một cách có hệ thống, từ
việc nắm bắt và hiểu các bài tập bổ trợ đến việc sử dụng các cự ly một cách linh hoạt để nâng
cao hiệu quả và chất lượng tập luyện và học tập môn CLTB. Mục đích nhằm trang bị cho
người tập nắm được các nội dung cơ bản nhất, từ đó có thể áp dụng các bài tập nhằm nâng
cao sức khỏe và tập luyện đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất.
1. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH
1.1. Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển
Chạy cự ly trung bình đã đã được loài người sử dụng từ thời Hi Lạp. Song, lịch sử cuộc
thi đấu chạy chính thức đầu tiên vào năm 1876 trước công nguyên. Năm 1937 tại thành phố
Legbi (Anh) cuộc thi đấu 2km đầu tiên được tổ chức. Từ năm 1951 các môn chạy tốc độ, chạy
vượt chướng ngại vật, nhảy xa, nhảy cao ném vật nặng bắt đầu được đưa vào chương trình thi
đấu ở các trường đại học nước Anh.
Từ năm 1896 việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của đại hội thể thao Olympic
đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển môn này. Từ đại hội thể thao Olympic
Aten (Hy Lạp 1896) chạy cự ly trung bình đã trở thành nội dung chủ yếu trong các chương trình
thi đấu của các kỳ đại hội thể thao Olympic. Thành tích và kỷ lục của nội dung này, trước khi
Roger Bannister của Anh chạy 1 dặm (1,6km) dưới 4 phút vào năm 1954, nhiều giả định đã cho
rằng việc này là không thể, phổi sẽ bị nổ tung. Đến nay kỷ lục ở đường chạy này là 3 phút 43 giây 13.
Năm 1912, Liên đoàn điền kinh quốc tế IAAF (International Amateur Federation) ra đời.
Đây là tổ chức tối cao lãnh đạo phong trào điền kinh toàn thế giới. IAAF hiện có 170 thành viên
là các liên đoàn điền kinh quốc gia ở các châu lục, trong đó có liên đoàn điền kinh Việt Nam.
Trụ sở hiện nay của IAAF tại số 3 HANS CRECENT KINGHTBRIDGE, LONDON WIXOLR ENGLAND.
1.2. Vài nét về chạy cự ly trung bình Việt Nam
Trong lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh sinh tồn, dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt
Nam, tổ tiên chúng ta đã rất quen thuộc với các hoạt động như đi bộ, chạy. Lịch sử đã ghi
nhận một chiến công dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng dân tộc Quang Trung, hàng chục vạn
quân Tây Sơn đã hành quân thần tốc ba ngày đêm từ Phú Xuân (Bình Định) đến thăng Long
đánh tan quân Thanh xâm lược dành độc lập cho tổ quốc. 98
Từ năm 1945 - 1975 đất nước ta tạm thời chia cắt. Trong thời kì này, ở miền Nam nước ta
môn chạy cự ly trung bình (Điền kinh) được phát triển chậm nhưng TDTT vẫn được Đảng và
Chính phủ quan tâm phát triển, phong trào tập luyện môn điền kinh (Chạy cự ly trung bình)
trong nhân dân được phát triển tương đối rộng rãi. Các phong trào chạy, các khẩu hiệu “Rèn
luyện chạy vì miền Nam ruột thịt”… được nhân dân hưởng ứng không chỉ để tăng cường sức
khỏe mà còn để tăng cường ý chí chiến đấu chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Ở miền Bắc
nước ta đã thành lập đội tuyển “chuyên nghiệp” (có bậc lương nhà nước và đầy đủ các tiêu
chuẩn khác) tại Trường huấn luyện kỹ thuật quốc gia (nay là trung tâm huấn luyện Quốc gia I -
Hà Nội). Ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Lạng Sơn và nhiều tỉnh
khác đều có đội tuyển “chuyên nghiệp”. Từ năm 1959 - 1969 đều có từ 3 - 5 cuộc thi đấu chạy
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chạy cự ly trung bình là một trong những nội dung chủ
yếu trong chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp TDTT của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, từ tháng 5/1975 đến nay, trong điều
kiện hòa bình, độc lập, môn chạy cự ly trung bình được tiếp tục phát triển mạnh hơn so với
giai đoạn trước đây. Môn chạy cự ly trung bình là một trong số ít môn thể thao giành được
huy chương trong các kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á. Thành tích 800 - 1.500m của Việt
Nam trong những năm gần đây phát triển vượt bậc đang vô địch Đông Nam Á, tốp 3 của
Châu Á. Giải vô địch điền kinh trẻ Đông Nam Á lần thứ 11 năm 2016 được tổ chức tại sân
vận động thuộc trường Đại học Thể thao Thammasat - Thái Lan. Giải diễn ra tháng 4/2016.
VĐV ở đường chạy 800m và 1500m, VĐV Phạm Thị Thúy Hạnh cũng đã giành 02 HCV với
thành tích 2’14’’93 và 4’41’’28. Trong SEA Games 800m nữ có Đỗ Thị Bông đạt thành tích
2’03’’65 lập kỷ lục SeaGames mới. Chạy 1500m nữ có Trương Thanh Hằng đạt 4’18’’50.
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam (VAF) là tổ chức chỉ đạo phong trào Điền kinh cả nước.
Liên đoàn Điền kinh Việt Nam có tiền thân là hội Điền kinh Việt Nam được thành lập năm
1962 có trụ sở thường trực tại Hà Nội. Liên đoàn Điền kinh Việt Nam cùng là thành viên của
liên đoàn Điền kinh nghiệp dư châu Á (AAAF) và liên đoàn Điền kinh nghiệp dư Quốc tế (IAAF).
1.3. Vài nét về chạy cự ly trung bình trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Trong những năm qua đội tuyển Điền kinh của Học viện đã đem lại nhiều thành tích
vang dội từ Giải Chạy Báo Hànộimới đến giải học sinh, sinh viên các trường đại học, cao
đẳng khu vực Hà Nội và Toàn quốc. Trong đó nội dung chạy cự ly trung bình là một trong
những nội dung chính của giải cá nhân và đồng đội.
Trong suốt các năm qua Học viện Nông nghiệp Việt Nam có truyền thống, mũi nhọn là
môn điền kinh, các VĐV của Học viện đã đạt nhiều thành tích xuất sắc: nhất toàn đoàn, nhất
đồng đội và nhiều huy chương các loại cùng với bằng khen, cờ...
Qua những thành tích trên Học viện đã được chính phủ tặng bằng khen về phong trào
TDTT, có thể khẳng định một lần nữa môn điền kinh nói chung và môn chạy cự ly trung bình
nói riêng đã có nhiều đóng góp đáng kể trong phong trào thể thao Học viện nói riêng và của
học sinh sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Hà Nội.
2. ĐẶC ĐIỂM, LỢI ÍCH TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN MÔN CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH 2.1. Đặc điểm 99
Chạy trên cự ly trung bình thuộc vùng công suất dưới cực đại. Một trong những chỉ số
đặc trưng cho vùng này là mức độ nợ oxy tăng đến kết thúc cự ly thi đấu, tổng cộng 20 - 25
lít. Số lượng axit latic trong máu tăng lên đáng kể (200 - 270 mg%). Thường ở giai đoạn cuối
cự ly chạy nhu cầu oxy đạt cực đại. Trong chạy cự ly trung bình, VĐV cố gắng nhanh chóng
đạt tốc độ thi đấu, duy trì nó trong quá trình chạy giữa quãng và tạo điều kiện cần thiết để
tăng tốc độ (hay giữ vững nó) khi về đích.
Trên cơ sở tổng kết các tư liệu của các VĐV chạy cự ly trung bình mạnh nhất, có thể
thấy nam VĐV chạy cự ly trung bình có những đặc điểm sau:
- Chiều cao thân hình từ 175 - 180cm
- Trọng lượng cơ thể 60 - 70kg
- Tốc độ tới hạn 5,5 - 5,8 m/s.
Ở nữ các chỉ số này thấp hơn. VĐV chạy cự ly trung bình cần có khả năng khắc phục
khó khăn và chịu đựng trong nửa sau của cự ly chạy do việc tích tụ nồng độ cao các sản phẩm
của quá trình trao đổi năng lượng dưới dạng axit lactic và sự di chuyển biến độ pH. Kỹ thuật
động tác chạy phải có hiệu quả, hợp lý phối hợp được nhiều chiến thuật.
2.2. Lợi ích, tác dụng
Trong chạy kết hợp với thở hít sâu là những hoạt động rất có lợi đối với hệ thống thần
kinh, cơ quan vận động và đặc biệt đối với hệ thống hô hấp tim mạch và tiêu hóa. Một người
tập luyện thường xuyên, do cơ tim co bóp khỏe, đàn tính của thành mạch máu cao, khả năng
hô hấp được sâu nên dung tích sống có thể được 4,5 - 6 lít, nhịp hô hấp bình thường chỉ cần
8-14 lần/phút, tim bình thường chỉ cần co bóp 50 - 60 lần/phút. Trong khi đó ở người không
tập luyện thì dung tích sống chỉ đạt được 3,2 - 4 lít, nhịp hô hấp bình thường 16 - 20 lần/phút,
tim bình thường co bóp 70 - 80 lần/phút. Qua thực nghiệm, người ta thấy rằng chạy nhẹ nhàng
kết hợp với thở sâu và các động tác thể dục tay không có tác dụng chữa được một số loại bệnh
thần kinh, bệnh huyết áp, sơ cứng động mạch, rối loạn tiêu hóa… Chính vì vậy, ở nước ta và
nhiều nước trên thế giới có phong trào tập chạy để nâng cao sức khỏe. Ngoài ra tập chạy cự ly
trung bình, cự ly dài có tác dụng tốt đối với sức bền của con người.
Chạy cự ly trung bình là môn thể thao có tác dụng phát triển sức bền tốc độ là chủ yếu.
Đó là những tố chất vận động rất cần thiết trong cuộc sống cũng như trong tập luyện TDTT.
Tập luyện chạy cự ly trung bình còn rèn luyện cho người tập có ý chí, nghị lực để vượt qua
những trở ngại, khó khăn. Khi đánh giá trình độ thể chất của mỗi người, ngoài việc đánh giá
sức nhanh, sức mạnh còn phải đánh giá sức bền. Các cự ly trung bình thường được chọn vào mục đích đó.
3. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH
3.1 Nguyên lý kỹ thuật chạy cự ly trung bình
Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người, là dạng phổ biến nhất trong các
bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các môn thể thao.
Sự giống nhau và khác nhau trong một chu kỳ đi bộ và chạy.
Cũng như đi bộ, chạy là một hoạt động có chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm hai bước. Nhưng
chạy khác đi bộ ở chỗ, trong một chu kỳ chạy có hai thời kỳ bay và trong chạy tốc độ, biên độ
hoạt động lớn hơn đi bộ.
Ảnh hưởng của nội và ngoại lực đối với trọng tâm cơ thể trong quá trình chạy. 100
Trong chạy, khi ở thời kì chống tựa, trọng tâm cơ thể di chuyển về trước, lúc chống
trước tốc độ hơi giảm và lúc đạp sau tốc độ lại tăng lên. Tốc độ chạy càng lớn thì phản lực
chống trước càng mạnh, sự kìm hãm tốc độ nằm ngang càng nhiều. Vì thế, khi đặt chân chống
trước, VĐV cần chủ động đặt gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể và thực hiện động tác
miết bàn chân từ trước ra sau.
Động tác đạp sau được bắt đầu khi hình chiếu của trọng tâm cơ thể đi qua điếm chống
và kết thúc lúc chân rời đất. Để tăng cường hiệu quả đạp sau, VĐV cần đạp nhanh, mạnh và
đúng hướng, duỗi hết các khớp và đạp với góc độ thích hợp. Trong cự ly trung bình và dài,
góc đạp sau thường từ 50 - 55 độ.
Trong lúc bay, người chạy không tăng được tốc độ vì hoạt động của cơ thể lúc này
không tạo lên được phản lực chống, vì thế rút ngắn thời gian bay càng nhiều thì tốc độ chạy
càng tăng. Biên độ động tác tay phụ thuộc vào tốc độ chạy, tốc độ càng cao, biên độ đánh tay
càng lớn. Hoạt động chéo nhau giữa tay và chân khi chạy làm cho trọng tâm cơ thể đỡ bị dao
động sang hai bên, giữ được thăng bằng và kéo dài bước chạy.
Khi chạy trên đường vòng, do xuất hiện lực ly tâm lên kỹ thuật có thay đổi. Tốc độ chạy
trên đường vòng càng lớn thì lực ly tâm càng mạnh và độ nghiêng thân người vào phía trong càng nhiều.
Sự dao động lên xuống của trọng tâm cơ thể trong chạy có thể lên tới 40cm. Vị trí cao
nhất của trọng tâm là trong giai đoạn bay và thấp nhất trong thời gian chống tựa khi thẳng
đứng. Việc dao động của trọng tâm cơ thể trong khi chạy có ảnh hưởng xấu tới tốc độ chạy, vì
thế người tập cần cố gắng hạn chế sự dao động này tới mức thích hợp.
3.2 Kỹ thuật chạy cự ly trung bình 3.2.1. Khái niệm
Trong điền kinh, các cự ly chạy từ 500m đến 2.000m được gọi là “cự ly trung bình”.
Tuy có nhiều cự ly như vậy nhưng người ta chỉ chọn hai cự ly 800m và 1500m để thi đấu
trong các Đại hội Olympic. 3.2.2. Phân loại
Cách thứ nhất: Chạy trên đường bằng phẳng (chạy trong sân vận động)
Cách thứ hai: Chạy trên địa hình tự nhiên (trên đường quốc lộ, đường phố…)
Một số đặc điểm kỹ thuật chạy trong các điều kiện tự nhiên khác nhau
Khi chạy các cự ly trung bình, ta không chỉ chạy trên đường chạy của sân vận động mà
còn phải chạy cả ở rất nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau:
Chạy lên dốc: Thân trên phải ngả về trước nhiều, đùi cũng phải nâng cao hơn so với khi
chạy trên đường bằng, hai tay đánh tích cực, tăng tần số nhưng giảm độ dài bước chạy.
Chạy xuống dốc: Thân trên hơi ngả ra sau chạy với bước dài tranh thủ thả lỏng do phải dùng sức ít.
Chạy trên đường cứng: Chú ý hoãn xung khi đặt chân chống trước từ mũi chân rồi
chuyển sang cả bàn chân, góc độ đạp sau nhỏ.
Chạy trên đường ngập nước: Nếu ngập nước ở dưới đầu gối, chạy phải nhấc cao đùi,
khi hạ và nhấc đều duỗi thẳng bàn chân. Nếu gặp mực nước sâu hơn, khi chạy không rút chân ra khỏi mặt nước. 101
Chạy khi có gió lớn: Nếu gặp gió ngược, ngả thân trên về trước nhiều, hạ thấp trọng tâm
và không cố gắng tăng tốc độ trong điều kiện này. Nếu chạy xuôi gió, chú ý tận dụng lực đẩy
của gió để tăng tốc độ chạy và tiết kiệm sức.
3.2.3. Phân tích kỹ thuật chạy cự ly trung bình
Kỹ thật chạy cự ly trung bình có thể chia thành các giai đoạn: xuất phát và tăng tốc độ
xuất phát, chạy giữa quãng; về đích và dừng lại sau khi chạy.
Chạy cự ly trung bình có độ dài bước lớn, tư thế thân trên thẳng hơn, chân lăng nâng gối
thấp hơn, việc duỗi thẳng chân đạp sau không đột ngột, thở có nhịp điệu và sâu hơn.
a. Giai đoạn xuất phát và tăng tốc độ xuất phát
Trong chạy cự ly trung bình, các VĐV thường sử dụng kỹ thuật xuất phát cao.
Theo lệnh “vào chỗ” VĐV bước đến vạch xuất phát và đặt chân thuận sát vạch còn chân
kia cách nửa bước về phía sau. Thân trên ngả về phía trước, chân gấp lại ở khớp gối, tư thế
lúc này ổn định và thuận lợi. Sau đó, VĐV gấp chân và gập thân trên về phía trước nhiều hơn
nữa, song phải đảm bảo chống tựa vững vàng. Tay để như trong tư thế chạy và mắt hướng
nhìn hơi ra phía trước. VĐV cũng có thể được phép tỳ một tay (tay khác bên với chân thuận)
trên đất, ở phía sau vạch xuất phát.
Sau khi súng nổ hay lệnh “chạy” VĐV bắt đầu chạy và cố gắng chiếm vị chí sát mép
trong đường chạy. Sau xuất phát, VĐV giữ tư thế ngả thân để tăng tốc độ, sau đó thân trên
dần dần thẳng trở lại tư thế chạy bình thường để chuyển sang tư thế chạy nhịp điệu đều hơn ở
giữa quãng. Khi chạy ở đường vòng thân trên cần nghiêng vào phía trong sân để khắc phục
lực ly tâm, bàn chân cần đặt hơi xoay mũi chân vào trong sân.
b. Giai đoạn chạy giữa quãng
Bước chạy giữa quãng được thực hiện với độ dài và tần số bước tương đối đều. Độ dài
và tần số bước tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân, chiều cao cơ thể và độ dài chân của VĐV.
Khi kỹ thuật chạy tốt, thân trên hơi ngả về trước, vai xoay không nhiều, bảo đảm việc
đưa hông ra trước, đầu giữ thẳng, cơ mặt và cơ cổ không bị căng. Tư thế của đầu và thân trên
như vậy tạo điều kiện cho VĐV không có sự căng thẳng thừa và hoạt động tốt hơn.
- Hoạt động của chân
Lực giúp thân thể chuyển động chủ yếu trong chạy là lực đạp sau, bởi vì tốc độ chạy
phụ thuộc vào lực đạp và góc đạp sau của chân chống tựa.
Lực đạp sau cần hướng chủ yếu về phía trước. Khi đạp sau cần có sự phối hợp chặt chẽ
với độ ngả thân trên hơi ngả về phía trước. Khi đạp sau cần có sự phối hợp hoạt động của các
nhóm cơ đùi, cẳng chân, bàn chân để đảm bảo chân được thẳng hoàn toàn. Đùi chân lăng
thoải mái đưa theo hướng về trước - lên trên và được kết thúc cùng lúc kết thúc đạp sau, tạo
điều kiện làm tăng hiệu lực đạp sau. Kết thúc đạp sau, chân đạp duỗi thẳng hoàn toàn, đùi
chân đạp sau song song với cẳng chân của chân lăng. Nhờ đạp sau và lăng chân, cơ thể
chuyển sang giai đoạn bay và VĐV được nghỉ một cách tương đối.
Khi kết thúc đạp sau, chân chống tựa gập gối và tích cực đưa đùi ra phía trước, đồng
thời chân lăng bắt đầu hạ xuống, cẳng chân hơi đưa về phía trước và chạm đất bằng phần
trước của bàn chân. Điều này cho phép thân thể của VĐV theo quán tính chuyển nhanh tới
thời điểm thẳng đứng. Chân chống tựa gập gối hoãn xung, sau đó lại thực hiện động tác đáp
sau ở bước chạy kế tiếp.
- Hoạt động của tay 102
Động tác của tay phối hợp nhịp nhàng với động tác của chân. Hoạt động của tay góp
phần giữ thăng bằng và tạo điều kiện tăng hay giảm nhịp điệu chạy. Trong lúc chạy, tay gấp ở
khớp khủy gần vuông góc, ngón tay nắm hờ. Động tác đánh tay mềm mại và uyển chuyển, khi
đánh ra trước đến gần cằm, ra sau hơi ra ngoài. Biến độ động tác đánh tay tùy thuộc vào tốc
độ chạy. Tốc độ càng cao tay đánh càng rộng và nhanh.
Khi chạy trên đường vòng, VĐV hơi nghiêng thân trên về bên trái một chút, tay phải
vung mạnh hơn, chân phải đặt mũi chân xoay vào trong.
Khi chạy giữa quãng cần giữ cho động tác thoải mái và có nhịp điệu. Tần số và độ sâu
của nhịp thở có liên quan chặt chẽ với nhịp điệu chạy. Thường thì việc tăng tần số nhịp thở
phù hợp với việc tăng nhịp độ chạy.
c. Giai đoạn về đích và dừng lại sau khi chạy
Việc tăng tốc độ về đích được đặc trưng bởi việc tăng tần số bước, đánh tay mạnh hơn
và hơi tăng độ ngả của thân trên. Sau khi qua vạch đích, VĐV không được dừng lại đột ngột
mà chuyển sang chạy chậm và sau đó đi bộ để dần dần chuyển cơ thể vào trạng thái tương đối yên tĩnh.
Các thông số động học và động hình học của kĩ thuật
Trong lúc chạy giữa quãng, độ ngả về trước của thân trên không quá 4 - 5 độ. Với độ
ngả như vậy, độ dài tự nhiên của bước chạy sẽ được duy trì dễ dàng. Thân trên ngả về trước
quá nhiều gây khó khăn cho việc đưa chân về trước và làm giảm độ dài bước, giảm tốc độ
chạy. Hơn nữa độ ngả quá nhiều còn làm cho cơ giữ thân trên thường xuyên bị căng thẳng.
Trong thời gian chạy, độ ngả thân trên thay đổi trong giới hạn 2 - 3 độ. Nó tăng lên lúc
đạp sau và giảm đi trong pha bay. Vị trí đầu có ảnh hưởng đáng kể đến tư thế của thân trên.
Việc đạp sau có hiệu quả được đặc trưng bởi sự duỗi thẳng chân ở tất cả các khớp. Góc
đạp sau chạy cự li trung bình khoảng 50 - 55 độ. Độ dài bước của VĐV chạy cự li trung bình
khoảng 160 - 220cm. Sự dao động về độ dài bước tùy thuộc vào ảnh hưởng của mệt mỏi, sự
khác nhau giữa các đoạn đường thẳng và đoạn đường vòng, chất lượng đường chạy, lực,
hướng gió, trạng thái của VĐV . Tốc độ chạy được tăng lên do tăng tần số bước và giữ vững
độ dài thích hợp. Tần số chạy 800m và 1500m khoảng 3,5 - 4,5 bước/giây hoặc 199/200
bước/phút. Tần số phụ thuộc vào tống thời gian của thời kì chống tựa.
Khi chạy 800m, sự mệt mỏi làm tăng thời gian chống tựa dẫn đến giảm tần số bước
chạy và hậu quả là tốc độ chạy giảm xuống.
Khi chạy 1500m, mệt mỏi được thể hiện ở việc giảm tốc độ trước khi nước rút về đích
do giảm cả độ dài bước và tần số bước.
Cấu trúc chung của bước chạy (các thời kì, các giai đoạn, các thời điểm) được duy trì
trên tất cả các cự li. Song, tùy thuộc vào tốc độ di chuyển, tương quan độ dài và tần số bước,
các đặc tính động học và động hình học có thay đổi. Tương quan độ dài và tần số bước khác
nhau tùy thuộc vào tốc độ chạy, độ dài cự li, đặc điểm và trình độ chuyên môn của vận động viên.
4. PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN VÀ MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CƠ BẢN CỦA CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH
4.1 Phương pháp tập luyện kỹ thuật chạy cự ly trung bình
4.1.1 Kỹ thuật chạy cự ly trung bình thông qua các bài tập sau 103
- Xem phim, ảnh kỹ thuật hoặc mô hình
- Làm quen với các động tác bổ trợ:
+ Tại chỗ tập đánh tay
+ Bước nhỏ 30m, chạy nhẹ 20m
+ Nâng cao đùi 30m, chạy nhẹ 20m
+ Chạy đạp sau 30m, chạy nhẹ 20m
4.1.2 Kỹ thuật chạy trên đường thẳng thông qua bài tập sau
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau từ 30-50m với tần số và độ dài
bước tăng dần, đoạn cuối chuyển sang chạy tăng tốc độ.
- Chạy tăng dần tốc độ (40-80m) sau đó chạy theo quán tính, chạy thả lỏng, bước dài,
phối hợp nhịp nhàng động tác tay và chân. Cần chú ý kỹ thuật đặt chân, đạp sau, đưa lăng
chân về trước, đánh tay (không cần chạy nhanh gây gò bó).
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn (50m nhanh - 50m chậm).
4.1.3 Kỹ thuật chạy đường vòng thông qua bài tập sau - Xem phim, ảnh.
- Tập chạy trên đường vòng có bán kính lớn sau đó thu hẹp dần (từ ô 5,ô 6 vào ô 2, ô 1).
- Chạy tăng tốc độ lập lại các đoạn 30 - 50m từ đường thẳng vào đường vòng và từ
đường vòng ra đường thẳng với chú ý thực hiện các chi tiết kỹ thuật để khắc phục lực ly tâm.
- Chạy 200m, 400m với 80% tốc độ tối đa.
4.1.4 Kỹ thuật xuất phát cao và tăng tốc độ sau xuất phát thông qua bài tập sau
- Tập kỹ thuật xuất phát cao, tập chi tiết kỹ thuật sau mỗi khẩu lệnh.
- Tập tư thế “vào chỗ” và “chạy”.
- Tập xuất phát cao theo khẩu lệnh và chạy tăng tốc độ 30 - 50m.
4.1.5 Bài tập hoàn thiện kỹ thuật
- Chạy biến tốc, chạy tăng tốc độ ở cự ly 400m trở xuống (50 - 50m, 100 - 100m).
- Chạy cự ly 200m, 400m xuất phát cao.
- Chạy trên cự ly chính với tốc độ tăng dần.
- Thi đấu trên các cự ly chính.
- Kiểm tra đánh giá kết quả.
4.2 Một số điều luật cơ bản trong chạy cự ly trung bình3
Điều 1. Kích thước đường chạy
1. Độ dài của một vòng chạy tiêu chuẩn phải là 400m. Nó phải bao gồm 2 đường thẳng
song song và 2 đường vòng có bán kính bằng nhau. Phía trong của vòng phải được viền bởi
một gờ làm từ một vật liệu phù hợp, có độ cao khoảng 5cm và rộng tối thiểu 5cm.
2. Cự ly thi đấu phải được đo từ mép vạch xuất phát phía xa hơn tính từ đích cho tới
mép vạch đích ở phía gần với điểm xuất phát hơn.
Điều 2. Xuất phát
1. Nơi xuất phát của cuộc thi phải được thể hiện bởi một vạch trắng rộng 5cm, vạch
xuất phát là một đường vòng cung.
3 Trích Luật thi đấu Điền kinh. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội, năm 2013 104
2. Tất cả các cuộc thi chạy phải xuất phát theo tiếng súng nổ của trọng tài phát lệnh
hoặc máy chuyên dụng cho xuất phát, khi trọng tài xuất phát đã xác định chắc chắn rằng các
VĐV đã ổn định ở đúng vị trí xuất phát.
3. Tất cả các cuộc thi dài hơn 400m khẩu lệnh sẽ là “vào chỗ” và khi tất cả các VĐV ổn
định, súng hoặc thiết bị phát lệnh sẽ nổ. Lỗi xuất phát
1. VĐV sau khi đã vào chỗ và ở tư thế sẵn sàng không được phép bắt đầu hành động
xuất phát của mình cho tới khi nghe thấy tiếng nổ của súng phát lệnh. Nếu, theo nhận định
của trọng tài phát lệnh hoặc trọng tài bắt phạm quy, VĐV đã thực hiện sớm hơn hiệu lệnh thì
bị coi là phạm lỗi xuất phát.
2. VĐV không tuân thủ mệnh lệnh “vào chỗ” hoặc “sẵn sàng” một cách nghiêm túc
trong một thời gian hợp lý.
3. Vận động viên, sau khi có lệnh vào chỗ, có hành động quấy rầy các VĐV khác trong
đợt chạy bằng tiếng ồn hoặc các hành vi khác. Điều 3. Thi chạy
1. Thi chạy hướng chuyển động của VĐV là phải vào phía bên trong tay trái. Các ô
chạy phải được đánh số với ô 1 là ô đầu tiên ở phía bên tay trái.
2. Bất kỳ VĐV đang thi đấu mà xô đẩy, ngăn cản một VĐV khác để chặn bước tiến của
người đó thì sẽ bị truất quyền thi đấu.
3. Trong tất cả các cuộc thi chạy theo đường, ô chạy riêng mỗi VĐV phải chạy đúng
trong đường, ô chạy của mình.
4. Trong các cuộc thi được tổ chức theo điều lệ ở các nội dung chạy cự ly trung bình
VĐV phải theo ô riêng tới khi đến vạch cho phép chạy vào đường chung được kẻ sau 100m
đầu tiên, vạch hình vòng cung, rộng 5cm.
5. VĐV sau khi rời khỏi đường chạy một cách tự ý sẽ không được phép tiếp tục thi đấu. Điều 4. Về đích
1. Đích của một cuộc thi chạy phải được biểu thị bằng một vạch trắng rộng 5cm.
2. Các VĐV sẽ được xếp theo thứ tự về đích tại thời điểm mà ở đó bất kỳ phần cơ thể
nào của họ, trừ đầu, cổ, tay, chân, bàn tay, bàn chân chạm tới mặt phẳng thẳng đứng tại mép gần của vạch đích.
Điều 5. Xác định thời gian và chụp ảnh đích
Các phương thức xác định thời gian được công nhận chính thức là:
1. Đo thời gian bằng đồng hồ bấm tay
2. Đo thời gian tự động hoàn toàn từ hệ thống chụp ảnh đích.
3. Đo thời gian bằng hệ thống thiết bị phát đáp (dùng hệ thống có chíp điện tử) chỉ sử
dụng trong các cuộc thi đấu tiến hành theo Điều 230, 240, 250 của luật điền kinh (các cuộc thi
đấu được thực hiện không hoàn toàn trong sân vận động).
Câu hỏi và bài tập
1. Anh (chị) hãy trình bày sơ lược lịch sử phát triển môn chạy cự ly trung bình thế giới, trong nước
và Học viện Nông nghiệp Việt Nam?
2. Nêu đặc điểm, lợi ích tác dụng của tập luyện môn chạy cự ly trung bình? 105
3. Để có thể đạt được tiêu chuẩn đánh giá trong nội dung chạy cự ly trung bình, anh (chị) đã xây
dựng kế hoạch tập luyện của mình như thế nào?
4. Khái niệm, phân loại, nguyên lý kỹ thuật môn chạy cự ly trung bình?
5. Phân tích đặc điểm kỹ thuật chạy trong các điều kiện tự nhiên khác nhau?
6. Phân tích kỹ thuật chạy cự ly trung bình? sự giống nhau và khác nhau trong một chu kỳ đi bộ và chạy?
7. Phân tích kỹ thuật các động tác bổ trợ trong chạy bước nhỏ, nâng cao đùi?
8. Trình bày kỹ thuật chạy đường vòng, đường thẳng vào đường vòng và đường vòng ra đường thẳng?
9. Trình bày kỹ thuật xuất phát cao, xuất phát đúng luật và lỗi xuất phát trong chạy cự ly trung bình? 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A.D.Nô-vi-cốp và L.P Mat-vê-ep (1980). Lý luận và Phương pháp giáo dục thể
chất, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội. Người dịch: Nguyễn Viết Hiếu,
Đoàn Thao, Phạm Trọng Thanh và Lê Văn Lẫm.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992). Tạp chí giáo dục sức khỏe và thể chất trong các
trường đại học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995). Lý luận và Phương pháp giáo dục thể chất. Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1997). Tài liệu giảng dạy Thể dục Thể thao (dùng cho
các trường Đại học, cao đẳng và THCN). Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2015). Tài liệu học tập
Lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên giáo dục thể chất các cơ sở
giáo dục đại học, Bắc Ninh.
6. Đặng Quốc Bảo (2005). Chấn thương và các bài tập hồi phục. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội.
7. Đồng Văn Triệu (2008), Phương pháp giảng dạy và hướng dẫn học tập môn lý
luận và phương pháp TDTT. NXB TDTT Hà Nội.
8. Đồng Văn Triệu (2011). Giáo trình rút gọn lý luận và Phương pháp giáo dục thể chất.
9. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ ( 2000), Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
trong trường học. Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
10. Học viện Nông nghiệp Việt Nam (2015). Quy định dạy và học môn giáo dục thể chất.
11. Lưu Quang Hiệp chủ biên (2000). Sách Y học Thể dục thể thao. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội.
12. Lưu Quang Hiệp, (2001). Sách Vệ sinh Thể dục Thể thao. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội.
13. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003). Sách Sinh lý Thể dục Thể thao. Nhà
xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội.
14. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao.
Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
15. Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Dương Nghiệp Chí, Lưu Quang Hiệp, Phạm
Viết Vượng, Phạm Ngọc Viễn, Lâm Quang Thành (2012), Giáo trình lý luận và
phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
16. Phạm Đình Bẩm (2003), Quản lý chuyên ngành thể dục thể thao. Nhà xuất bản TDTT, Hà Nội.
17. Tổng cục Thể dục Thể thao (2006). Sách điền kinh. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao. Hà Nội.
18. Tổng cục Thể dục Thể thao (2013). Luật thi đấu Điền kinh. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội.
19. Tổng cục Thể dục Thể thao (2017). Sách điền kinh (tái bản). Nhà xuất bản Thể dục Thể thao.
20. Trần Quốc Diệu (2004). Chấn thương thể thao. Nhà xuất bản Thể dục Thể thao, Hà Nội. 107