Giáo trình hay | Lịch sử quan hệ quốc tế | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Giáo trình hay" trong môn học Lịch sử Quan Hệ Quốc Tế tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là một công cụ học tập quan trọng giúp sinh viên hiểu rõ sâu hơn về tiến trình và diễn biến của quan hệ quốc tế. Đây là một tập hợp các tài liệu, sách vở hoặc bài giảng được biên soạn kỹ lưỡng, phản ánh đa dạng các quan điểm và góc nhìn về lịch sử quốc tế từ các tác giả và nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực. Giáo trình này không chỉ cung cấp kiến thức căn bản mà còn khơi nguồn cảm hứng và tò mò, khuyến khích sinh viên tiếp cận và tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề quan trọng trong lịch sử quốc tế. Đồng thời, nó cũng là công cụ hữu ích để sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị cho các bài kiểm tra và bài thảo luận trong quá trình học tập.
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 41487147 LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa bộ môn Lịch sử Quan hệ
Quốc tế vào chương trình giảng dạy để em có cơ hội tiếp thu những kiến thức quý giá.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất giảng viên phụ trách bộ môn này -
PGS.TS. Trần Nam Tiến, người đã truyền đạt cho em kiến thức bằng tất cả tâm huyết
của mình. Thời gian học bộ môn của Thầy là khoảng thời gian tuyệt vời vì em không
chỉ được học lý thuyết mà còn nắm bắt được những kinh nghiệm thực tế hữu ích. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang giúp em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Lịch sử Quan hệ Quốc tế là một môn học thú vị, không chỉ bổ ích mà
còn có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn
của sinh viên. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng do vốn kiến thức còn nhiều hạn
chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ, nên chắc chắn bài tiểu luận khó có
thể tránh có những thiếu sót, kính mong Thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
em được hoàn thiện hơn.
Lời cuối, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến Thầy, chúc Thầy luôn hạnh phúc
trong cuộc sống và thành công trên con đường giảng dạy của mình.
Em xin chân thành cảm ơn! lOMoAR cPSD| 41487147 LỜI MỞ ĐẦU
Khi bàn về liên minh, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến việc các quốc gia hoặc các thế lực
liên kết, tập hợp lại với nhau. Các bên tham gia liên minh có cùng một mục tiêu chung
nào đó và giữa các chủ thể này bình đẳng về mặt quyền lợi cũng như quyền lực. Nói
một cách cụ thể và chính xác hơn, “liên minh là sự cam kết chính thức giữa các quốc
gia nhằm phối hợp hay tương trợ lẫn nhau để đối phó với các vấn đề an ninh, chống
lại các mối đe dọa chung”1. Mục tiêu lớn nhất của các liên minh này là làm sao tập
hợp các nguồn lực và phối hợp các nguồn lực ấy một cách hiệu quả nhất để nâng cao
vị thế của bản thân trong hệ thống quốc tế, đồng thời nâng cao sức mạnh chung so với
các quốc gia khác không tham gia vào liên minh. Sự liên minh, cho dù là mục đích gì
đi chăng nữa, cũng ảnh hưởng một phần đến trật tự thế giới. Sự ảnh hưởng này có thể
là tích cực, nó góp phần đoàn kết giữa các quốc gia để xây dựng thế giới ngày càng tốt
đẹp hơn, hay cũng có thể là tiêu cực, đó là những liên minh vì mục đích xấu xa, sẵn
sàng bất chấp tất cả để giành lấy quyền bá chủ thế giới và quyền làm chủ nhân loại để phục tùng họ.
Trong các liên minh đã từng tồn tại trong lịch sử, liên minh phe Trục (hay còn gọi là
“Trục Rome - Berlin - Tokyo”) là một trong những liên minh bị xếp vào loại “cần
phải tiêu diệt ngay tận gốc”. Lí do là bởi vì những mục đích xấu xa trong phương
hướng hoạt động của liên minh này và được thế giới dự báo “nếu không tiêu diệt tận
gốc sẽ mang đến một cuộc chiến thảm khốc”, hậu quả là đã dẫn đến cuộc Chiến tranh
thế giới lần hai (1939 - 1945). Thông qua bài tiểu luận “Quá trình hình thành phe Trục
(Berlin - Roma - Tokyo)”, ta sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bối cảnh, quá trình, mục
đích hình thành phe Trục, về các quốc gia trong phe Trục và mối quan hệ giữa các chủ
thể này, từ đó giúp ta hiểu hơn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. 1 lOMoAR cPSD| 41487147
GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ
Phe Trục hay Khối Trục: liên minh quân sự giữa Đức Quốc xã, Phát xít Ý và Quân
phiệt Nhật Bản được thành lập chính thức vào năm 1940, thông qua nỗ lực ngoại giao
của ba nước này nhằm chống lại lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Chủ nghĩa phát xít: ý thức hệ chính trị và phong trào quần chúng đã thống trị nhiều
vùng ở miền Trung, miền Nam và miền Đông châu Âu từ năm 1919 đến năm 1945 và
một số ít người ủng hộ ở Tây Âu, Hoa Kỳ, Nam Phi, Nhật Bản, Mỹ Latinh và Trung
Đông. Mặc dù mỗi nước có đảng và chế độ phát xít khác nhau, nhưng chúng có nhiều
đặc điểm chung, bao gồm chủ nghĩa dân tộc quân phiệt cực đoan, coi thường bầu cử
dân chủ và chủ nghĩa tự do chính trị và văn hóa, niềm tin vào hệ thống phân cấp xã
hội tự nhiên và quy tắc của giới tinh hoa, mong muốn tạo ra một Volksgemeinschaft2,
trong đó lợi ích cá nhân sẽ phụ thuộc vào lợi ích của quốc gia.
Chủ nghĩa quân phiệt: là niềm tin của một quốc gia (hoặc chính phủ) trong việc duy
trì và phát triển lực lượng quân sự (quân đội, vũ khí,...) để giành quyền lực và đạt
được mục tiêu của mình. Nói cách khác, chủ nghĩa quân phiệt đề cao vai trò của quân
sự đối với một quốc gia, nó như bộ mặt đại diện cho quốc gia, quân sự càng phát triển
thì nước đó càng mạnh. 2 lOMoAR cPSD| 41487147 NỘI DUNG I. BỐI CẢNH
1. Bối cảnh thế giới
Sau 4 năm dài thế giới chìm trong đêm tối của súng đạn, bom nổ, ngày 11/11/1918, tại
toa tàu hỏa cá nhân của Thống chế Ferdinand Foch ở rừng Compiegne (Pháp), Đức
ký hiệp định đầu hàng không điều kiện. Vào lúc 11 giờ cùng ngày, 101 phát súng đại
bác đã được bắn, báo hiệu kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, tại Versailles (ngoại vi thủ đô Pari của
Pháp), các nước thắng trận đã tổ chức Hội nghị Hòa bình để phân chia lại thế giới và
thiết lập một trật tự thế giới mới, hòa bình và an ninh mới sau chiến tranh. Hội nghị
khai mạc từ ngày 18/1/1919 và kéo dài suốt một năm sau đó. Tham gia Hội nghị gồm
đại biểu của 27 nước thắng trận mà nắm quyền quyết định Hội nghị là ba cường quốc
Mĩ, Anh, Pháp. Hội nghị được tiến hành trong bối cảnh thế giới có nhiều chuyển biến
to lớn. Thứ nhất là cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917 thành công, đánh dấu sự ra
đời của một nước xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy
nhất trên thế giới. Điều này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của phong trào
cách mạng thế giới, đe dọa đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Thứ hai, bên cạnh sự
ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga thành công là hậu quả của Chiến
tranh thế giới thứ nhất, một cao trào cách mạng đã bùng nổ và phát triển mạnh mẽ ở
các nước tư bản lẫn các nước thuộc địa, phụ thuộc vào những năm 1918 - 1923. Thứ
ba, cuộc chiến đã tàn phá nghiêm trọng các nước tham chiến ở châu Âu và thay đổi
căn bản tương quan lực lượng giữa các nước tư bản: từ các nước bại trận như Đức, Áo
- Hung, Thổ Nhĩ Kỳ đến các nước thắng trận Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản đều bị suy
sụp nghiêm trọng, riêng nước Mĩ tham chiến muộn và thu được nguồn lợi khổng lồ
(khoảng 24 tỉ đôla) từ việc bán vũ khí nên đã vươn lên trở thành nước dẫn đầu về kinh
tế, tài chính và quân sự, vì thế trong Hội nghị Versailles, Mĩ là nước có tiếng nói quan
trọng nhất và là chủ nợ của các nước châu Âu.
Từ những chuyển biến đó, Hội nghị đã họp bàn và ký kết với nhau Hòa ước
Versailles. Các nội dung quan trọng của Hòa ước bao gồm: lOMoARcPSD|414 871 47 1.