Giáo trình học phần Đa văn hóa | Trường Đại học Đồng Tháp
Giáo trình học phần Đa văn hóa | Trường Đại học Đồng Tháp. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 59 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA
1.1. Các khái niệm liên quan
1.2. Nguồn gốc và tính đặc trưng của các nền văn hóa
1.2.3. Một số nền văn hóa tiêu biểu CHƯƠNG 2 Q
UÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
2.1. Con đường du nhập các nền văn hóa vào Việt Nam
2.2. Quá trình tiếp biến văn hóa ở Việt Nam
CHƯƠNG 3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG ĐA VĂN HÓA
3.1. Giao tiếp và ảnh hưởng của văn hóa đến giao tiếp:
3.2. Các kỹ năng giao tiếp cơ bản: CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÁC NỀN VĂN HÓA
1.1. Các khái niệm liên quan
Chương này trình bày các khái niệm chính và một số khái niệm hữu quan, trong
đó tập trung vào phân tích nội hàm của khái niệm văn hóa và một số khái niệm liên
quan như: văn minh, tiếp biến văn hóa, giao thoa văn hóa, đồng hóa văn hóa... để giúp
người học nắm rõ bản chất nội hàm của khái niệm và hiểu hơn về các nền văn hóa cụ thể.
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Từ “văn hóa” trong tiếng Việt có nguồn gốc ngoại lai, vốn được người Nhật dịch
từ thuật ngữ “culture” trong học thuật phương Tây vào cuối thế kỷ XIX, đến Việt Nam
vào khoảng đầu thế kỷ XX.
Với tư cách là một khái niệm khoa học, văn hóa được định nghĩa lần đầu vào
năm 1871, trong công trình Văn hóa nguyên thủy của nhà Nhân học người Anh
Edward Burnett Tylor (1832-1917), cụ thể như sau:
Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, là một chỉnh thể phức hợp
gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và bất kỳ năng lực
và thói quen nào khác mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội1.
Trong bối cảnh xã hội và học thuật cuối thế kỷ XIX, hai của mình trên bước
đường tiến hóa, nên E.B. Tylor có cách là đồng nghĩa, đều chỉ những gì con người đạt
được bằng nỗ lực diễn đạt như trên. Điều cơ bản là qua định nghĩa của mình, EB. Tylor
đã cấp cho văn hóa những nội hàm mới của một khái niệm khoa học, phản ánh nhận
thức của học giả đương thời về hóa theo quan điểm tiến hóa luận bấy giờ, khác xa cách
hiệu từ vựng thông thường.
Cách hiểu văn hóa theo nghĩa rộng, xem văn hóa là một chỉnh thể rất phức hợp
(that complex whole) gồm nhiều thành tố, bộ phận và là sản phẩm của con người với
tư cách là thành viên của xã hội của E.B. Tylor được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận
như là cách hiểu chung nhất về văn hóa. Nhờ nêu được những đặc trưng bản chất và có
tính bao quát của văn hóa, định nghĩa của E.B. Tylor đến nay vẫn là một trong những
định nghĩa được trích dẫn rộng rãi trong các nghiên cứu về văn hóa” .2
Trên cơ sở cách hiểu chung nhất từ góc độ Nhân học của E.B. Tylor, nhiều nhà
nghiên cứu về sau đã đóng góp nhiều nhận thức mới về văn hóa. Nổi bật trong số đó là
đóng góp của Franz Boas (1858-1942), người được coi là cha đẻ của nền Nhân học
văn hóa Mỹ hiện đại, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nhà nghiên cứu khoa học xã
1 Edward Bernett Tylor, Primitive Culture, vol.1 (Sixth edition), London John Murray, Albemarle, Street, W., 1920, p.1.
2 Conrad Phillip Kottak, Mirror for Humanity: A Concise Introduction to Cultural Anthropology, McGraw-Hill, 2008, p.42.
hội trong nửa đầu thế kỷ XX. Trong công trình Tâm trí của người nguyên thủy (1911), F. Boas xác định:
Văn hóa có thể được định nghĩa là tổng thể các phản ứng và hoạt động thể chất,
tinh thần đặc trưng cho các hành vi của cá nhân hợp thành một nhóm xã hội
mang tính tập thể và cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ,
với các nhóm khác, giữa các thành viên của nhóm và của mỗi cá nhân đối với chính mình.3
Qua định nghĩa nêu trên, có thể thấy, nếu E.B. Tylor nhấn mạnh đến chủ thể văn
hóa là con người và đến tính phổ quát của văn hóa với tư cách là sản phẩm của con
người nói chung, thì F. Boas lại nhấn mạnh đến chủ thể văn hóa là một cộng đồng
người và đến tính đặc thù của văn hóa với tư cách là sản phẩm của một cộng đồng
người cụ thể, hình thành trong quá trình cộng đồng đó tương tác với các loại môi
trường của mình. Nói cách khác, nếu E.B. Tylor quan tâm đến văn hóa số ít, viết hoa
(Culture), thì F. Boas quan tâm đến văn hóa số nhiều, viết thường (cultures), đến tính
đa dạng của văn hóa và tính đặc thù của các nền văn hóa.
Quan niệm của F. Boas về văn hóa đánh dấu bước phát triển mới trong nhận thức
về bản chất, đặc trưng của văn hóa. Đối với ông, văn hóa là đa dạng, khác biệt và
nguyên nhân của sự đa dạng, khác biệt này đến từ các quan hệ có tính đặc thù của chủ
thể văn hóa với các loại môi trường của mình, chứ không phải theo một quy luật tiến
hóa mang tính phổ quát giản đơn, như quan điểm của các nhà tiến hóa luận cuối thế kỷ
XIX. F. Boas cũng được ghi nhận là người có những đóng góp đặc biệt về quan điểm
tiếp cận và phương pháp nghiên cứu văn hóa khi đề ra những yêu cầu có tính nguyên
tắc trong nghiên cứu điền dã, “bác bỏ mọi sự khái quát hóa nằm ngoài những điều có
thể được chứng minh một cách thực nghiệm”4.
Tiếp nối quan điểm của F. Boas về văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu về sau, trong
các định nghĩa của mình, cũng nhấn mạnh đến chủ thể văn hóa là cộng đồng người với
nhiều cấp độ đa dạng của nó. Thậm chí, có nhà nghiên cứu, như Clyde Kluckhohn
(1905-1960), phủ nhận cả chủ thể văn hóa là con người nói chung lẫn chủ thể văn hóa
là cá nhân, vì theo ông, con người nói chung thì ai cũng như ai (like all others) nên quá
phổ quát (universals), cá nhân thì không ai giống ai (like no other) nên quá riêng biệt
(personal), chỉ có các cộng đồng người (collective) mới thực sự là đơn vị có văn hóa
(cultural) và văn hóa chính là “lối sống của một cộng đông người nhất định” công trình
Văn hóa: Đánh giá về các khái niệm và định nghĩa, năm 1952, Clyde Kluckhohn và
Alfred Louis Kroeber trong điểm qua 164 định nghĩa văn hóa như một khái niệm cơ
bản trong các nghiên cứu nhân học, xã hội học, tâm lý học và xác định hầu hết trong số
đó là các định nghĩa xem văn hóa là của một cộng đồng người nhất định. Theo hai tác
giả, điều đó không có gì đáng ngạc nhiên vì xã hội được định hình bởi văn hóa, và từ
các định nghĩa đã được điêm qua, hai ông rút ra một cách hiểu chung nhất về văn hóa:
3 Franz Boas, The Mind of Primitive Man, The Macmillan Company, 1911, p.149
4 Denys Cuche, Khái niệm văn hóa trong khoa học xã hội (Lê Minh Tiến dịch), NXB Tri thức, 2020, tr.51.
Văn hóa bao gồm các khuôn mẫu, hiển lộ hoặc tiềm ẩn, của hành vi con người
đạt được và lưu truyền thông qua các biểu tượng, tạo nên những thành tựu có
tính đặc trưng của những nhóm người, kê cả những biểu hiện trong đồ tạo tác;
cái cốt lõi thiết yếu của văn hóa bao gồm các ý tưởng truyền thống (tức là phát
sinh và được chọn lọc qua lịch sử) và đặc biệt là các giá trị gắn liền với chúng;
các hệ thống văn hóa, một mặt, có thể được coi là sản phẩm của hoạt động; mặt
khác, được coi là những yếu tố quyết định của hoạt động tiếp theo .5
Quả vậy, hầu hết các định nghĩa về văn hóa đều nhấn mạnh đến cấp độ cộng
đồng xã hội của chủ thể văn hóa. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Tổ chức
Liên hiệp quốc (UNESCO) trong Hội nghị thế giới về Chính sách văn hóa, tổ chức tại
Mexico City từ ngày 26/7 đến ngày 06/8/1982, cũng xác định cấp độ chủ thể này, dù
tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất của khái niệm này:
Theo nghĩa rộng nhất của nó, văn hóa ngày nay có thể được coi là phức hợp
chỉnh thể các đặc điểm nổi bật về cảm xúc và trí tuệ, vật chất và tinh thần, đặc
trưng cho một xã hội hoặc một nhóm xã hội6.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều định nghĩa theo hướng này được nhiều người biết
đến, trong đó có định nghĩa của Trần Quốc Vượng và định nghĩa của Trần Ngọc Thêm.
Trần Quốc Vượng nhấn mạnh đến cái riêng của một cộng đồng, xem “Văn hóa là
lối sống (way of life) của một cộng đồng người, là thế ứng xử tập thể (hay công thể)
(comportment collectif) của một cộng đồng người, của một xã hội...”; còn Trần Ngọc
Thêm thì nhấn mạnh đến tính hệ thống của một nền văn hóa, xem “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”7.
Khái niệm văn hóa trong khoa học xã hội và nhân văn, trên nền tảng tri thức
được đặt ra từ E.B. Tylor và F. Boas, được kế thừa và phát triển thêm từ nhiều góc độ
khác nhau. Vì vậy, tùy đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, người nghiên cứu có thể
chọn một hoặc một vài định nghĩa phù hợp để làm cơ sở tiếp cận.
Trong tìm hiểu, nghiên cứu về tiếp xúc và tiếp biến văn hóa, cần vừa hiểu văn
hóa ở cấp độ phổ quát (Culture), tức văn hóa được xem là một thuộc tính của nhân loại
nói chung; lẫn hiểu văn hóa ở cấp độ đặc thù, đa dạng (cultures), tức văn hóa được
xem là những truyền thống khác nhau, bao gồm những hành vi và quan niệm mà
những cộng đồng người học hỏi được vì họ là thành viên của những xã hội đó. Chỉ có
trên nên tảng của các tương đồng có tính phổ quát của văn hóa, các cộng đồng văn hóa
mới có thể tiếp xúc, giao tiếp, học hỏi và tiếp biến văn hóa của nhau để ngày một phát
triển phong phú hơn, có bản sắc hơn.
1.1.2. Khái niệm văn minh
5 Alfred L. Kroeber & C Kluckhohn, Culture: A Critical Review of Concepts and Definitions, Cambridge,
Massachusetts, USA, 1952, p.181.
6 UNESCO, World Conference on Cultural Policies, Paris, 1982, p.41.
7 Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.25.
Văn minh là danh từ Hán – Việt, văn là vẻ đẹp, minh là sáng, chỉ tia sáng của đạo
đức biểu hiện ở chính trị, pháp luật, văn học, nghệ thuật.
Trong tiếng Anh, từ civilisation với nội hàm nghĩa văn minh, có từ căn gốc
Latinh là civitas với nghĩa gốc là đô thị, thành phố và các nghĩa phái sinh là thị dân, công dân.
Văn minh chủ yếu liên quan tới kĩ thuật làm chủ thế giới, biến đổi thế giới sao
cho đáp ứng được đòi hỏi của con người. Cho nên một thành tựu của văn minh thường
lan rộng khắp thế giới. Nghiên cứu văn minh là nghiên cứu mặt động của trí tuệ, tâm
thức con người. Nếu như văn minh của loài người tiến lên không ngừng thì văn hóa lại
không thể. Có những nước văn minh rất cao nhưng văn hóa lại suy giảm. Thế giới đã
trải qua nhiều nền văn minh: văn minh đồ đá, văn minh du mục, văn minh nông
nghiệp, văn minh thương nghiệp, văn minh công nghiệp và đang bước vào văn minh hậu công nghiệp.
Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau ở các điểm sau:
-Văn hóa là khái niệm bao trùm gồm cả giá trị vật chất lẫn tinh thần còn văn
minh thiên về giá trị vật chất.
-Văn hóa luôn có bề dày của quá khứ còn văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại,
chỉ “trình độ phát triển.
-Văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế.
-Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp còn văn minh gắn bó
nhiều hơn với phương Tây đô thị.
Theo đấy, văn minh là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây
đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất.
1.1.3. Khái niệm tiếp xúc văn hóa, tiếp biến văn hóa, giao thoa văn hóa, đồng hóa văn hóa
Thuật ngữ tiếp xúc, giao lưu, tiếp biến và đồng hóa là thuật ngữ được dùng rất
phổ biến trong lĩnh vực văn hóa nhưng thực chất trong các lĩnh vực khác thuật ngữ này
cũng có thể khả dụng. Xét về mặt từ ngữ, đây là các thuật ngữ Hán - Việt nhằm mô tả
các hiện tượng trong một quá trình tương tác.
Thuật ngữ “tiếp xúc” được sử dụng để mô tả hiện tượng các sự vật đặt cạnh nhau,
chạm vào nhau. Người phương Tây sử dụng từ “contacts” để mô tả hiện tượng này và
“cultural contests” có nghĩa là tiếp xúc văn hóa.
Thuật ngữ “giao lưu” được sử dụng để mô tả hiện tượng các sự vật sau quá trình
tiếp xúc dẫn đến sự trao đổi, đan xen, chia sẻ. Người phương Tây sử dụng từ
“exchanges” để mô tả hiện tượng này và “cultural exchanges” có nghĩa là giao lưu văn hóa.
Thuật ngữ “tiếp biến” bản thân nó đã là một thuật ngữ kép được sử dụng để mô
tả hiện tượng các sự vật sau khi tiếp xúc, giao lưu với nhau dẫn đến sự học hỏi, tiếp
thu rồi biến đổi những yếu tố tích cực cho phù hợp với sự tồn tại của chính sự vật đó.
“Acculturation” là thuật ngữ được phương Tây sử dụng để mô tả hiện tượng này và nó
được hiểu là tiếp biến văn hóa.
Không phải đến thế kỷ cuối XX, chúng ta mới tiếp cận và hiểu rõ thuật ngữ “tiếp
xúc, giao lưu và tiếp biển văn hóa”. Cuối thế kỷ XIX, sự xuất hiện các lý thuyết
“Truyền bá luận” trong nghiên cứu văn hóa đã đề cập và giải thích một số hiện tượng
tương tự với hiện tượng tiếp xúc và giao lưu văn hóa. Lý thuyết thiên di của Friedrich
Ratzel (1844-1904), người sáng lập ra truyền bá luận ở Đức; lý thuyết vòng văn hóa
của Leo Frobeunius (1873-1928), chuyên gia về văn hóa châu Phi; lý thuyết vòng văn
hóa của Fritz Graebner (1877-1934), chuyên gia nghiên cứu các bộ tộc châu Úc và một
số luận điểm của các nhà nghiên cứu khác như E.Sapir, W.Riverer, G.E.Smith,
W.J.Perry, C.L Wissler và A.L. Kroeber đã được xây dựng trên cơ sở phân tích các
biểu hiện văn hóa của một cộng đồng, một tộc người cụ thể. Nhìn chung, các lý thuyết
“Truyền bá luân” cho rằng các nền văn hóa có tính ổn định tương đối nhưng không
“Truyền bá luận” cho rằng các nền văn hóa có tính ổn định tương đối nhưng không
phải là bất biến, đôi khi có sự vay mượn các yếu tố từ nền văn hóa khác, trong đó
những đặc điểm lan truyền văn hóa trong không gian đóng vai trò lớn. Sự lan truyền,
truyền bá diễn ra qua nguyên lý thiên di thời gian/không gian của các yếu tố văn hóa
hoặc các tổ hợp văn hóa từ các trung tâm đến các vùng lan tỏa. Truyền bá, tiếp xúc, va
chạm, hấp thụ, thiên di văn hóa là nội dung chủ yếu của quá trình lịch sử và văn hóa
của loài người. Sự biến đổi văn hóa của mọi xã hội chỉ là kết quả sự vay mượn văn hóa
từ các xã hội khác... Sau khi phân tích hệ quả các lý thuyết Truyền bá luận, có thể nhận
thấy: mọi sự biến đổi to lớn về văn hóa của các cộng đồng/ tộc người đều xuất phát từ
việc tiếp xúc và giao lưu của cộng đồng/ tộc người đó với những cộng đồng/ tộc người
khác thông qua con đường buôn bán, xâm lược và di dân.
Còn một con đường dẫn đến việc tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa chưa
từng được tổng kết trong các lý thuyết Truyền bá luận và các nghiên cứu về văn hóa
giai đoạn cuối thế kỷ XX. Hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa chỉ diễn ra khi có
sự tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng/ tộc người với nhau (được hiểu một cách cơ
học là đặt cạnh nhau, chạm vào nhau) dường như đã không còn phù hợp trong bối
cảnh nhân loại bước sang thời kỳ văn minh hậu công nghiệp (hay còn được gọi là văn
minh tin học, văn minh tri thức). Những năm 40 của thế kỷ XX, với sự ra đời của máy
tính và mang internet hơn 20 năm sau đó. Khoảng cách vệ không gian của các quốc
gia/ dân tộc trên toàn thế giới đã được rút ngắn. Bất cứ quốc gia/ dân tộc nào cũng có
thể tương tác với nhau, kết nối và chia sẻ mọi thông tin trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội thông qua con đường viễn thông điện tử.
Mặc dù thuật ngữ “tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa” chỉ mới xuất hiện và
phổ biến từ cuối thế kỷ XX, nhưng các hiện tượng và biểu hiện của nó đã tồn tại liên
tục từ thời kỳ cổ đại đến nay. Có 4 con đường hay chính là 4 phương thức làm biến đổi
văn hóa của các cộng đồng/ tộc người/ dân tộc trong lịch sử nhân loại, cụ thể như sau:
1. Quá trình tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa thông qua con đường di dân.
Đồng hóa văn hóa là quá trình trong đó một nhóm thiểu số hoặc văn hóa trở nên
giống với một nhóm văn hóa thống trị hoặc đảm nhận các giá trị, hành vi và niềm tin
của một nhóm văn hóa khác.[1] Một khái niệm mô tả sự đồng hóa về văn hóa tương tự
như sự bồi đắp/ tiếp biến [2] [3]
trong khi một khái niệm khác chỉ coi sự đồng hóa là
một trong những giai đoạn sau. Đồng hóa cũng có thể liên quan đến cái gọi là sự tích
lũy thêm trong đó, thay vì thay thế văn hóa tổ tiên, một cá nhân mở rộng các tiết mục
văn hóa hiện có của họ.
Đồng hóa văn hóa có thể liên quan đến một sự thay đổi nhanh chóng hoặc dần
dần tùy thuộc vào hoàn cảnh của nhóm văn hóa. Đồng hóa hoàn toàn xảy ra khi các
thành viên của một xã hội trở nên không thể phân biệt nổi với những người thuộc nhóm văn hóa thống trị.
Việc một nhóm nhất định có thể đồng hóa hay không thường bị tranh chấp bởi cả
các thành viên của nhóm và những người trong xã hội thống trị. Đồng hóa văn hóa
không đảm bảo sự tương đồng xã hội. Địa lý và các rào cản tự nhiên khác giữa các nền
văn hóa, ngay cả khi được tạo ra bởi văn hóa thống trị, có thể khác biệt về văn hóa.
Đồng hóa văn hóa có thể xảy ra một cách tự nhiên hoặc cưỡng bức (xem đồng hóa
cưỡng bức). Một nền văn hóa có thể tự nhiên chấp nhận một nền văn hóa khác. Ngoài
ra, các nền văn hóa lâu đời hơn, giàu có hơn, hoặc có thể chiếm ưu thế hơn có thể hấp
thụ các nền văn hóa phụ thuộc.
Thuật ngữ đồng hóa trên đỉnh cao thường được sử dụng đối với không chỉ các
nhóm bản địa mà cả những người nhập cư định cư ở một vùng đất mới. Một nền văn
hóa mới và thái độ mới đối với văn hóa nguồn gốc có được thông qua tiếp xúc và giao
tiếp. Đồng hóa giả định rằng một nền văn hóa tương đối mong manh sẽ được hợp nhất
với một nền văn hóa thống nhất. Quá trình đó xảy ra bởi sự tiếp xúc và chỗ ở giữa mỗi
nền văn hóa. Định nghĩa hiện tại về đồng hóa thường được sử dụng để chỉ người nhập
cư, nhưng trong chủ nghĩa đa văn hóa, đồng hóa văn hóa có thể xảy ra trên toàn thế
giới và trong các bối cảnh xã hội khác nhau và không có giới hạn trong các khu vực cụ
thể. Ví dụ, một ngôn ngữ được chia sẻ mang đến cho mọi người cơ hội học tập và làm
việc quốc tế mà không bị giới hạn trong cùng một nhóm văn hóa. Mọi người từ các
quốc gia khác nhau đóng góp vào sự đa dạng và tạo thành “văn hóa toàn cầu”, có
nghĩa là văn hóa kết hợp bởi các yếu tố từ các quốc gia khác nhau. “Văn hóa toàn cầu”
đó có thể được coi là một phần của sự đồng hóa, khiến cho các nền văn hóa từ các khu
vực khác nhau có ảnh hưởng lẫn nhau.
1.2. Nguồn gốc và tính đặc trưng của các nền văn hóa
1.2.1. Nguồn gốc của các nền văn hóa
Về nguồn gốc hình thành văn hoá dân tộc, hiện đang còn có nhiều ý kiến khác
nhau. Trong đó, nổi bật nhất khi xem xét cội nguồn của văn hoá, liên quan đến việc
xác định đặc trưng văn hoá là các ý kiến nói về điều kiện tự nhiên. Con người là một
bộ phận của tự nhiên, “là sản phẩm của tự nhiên” (F. Enghen), có khả năng chinh phục
tự nhiên, nhưng đồng thời cũng bị chi phối bởi tự nhiên. Một xã hội tồn tại luôn hiện
hữu nhiều mối quan hệ: quan hệ nội tại và quan hệ ngoại tại. Nhưng chúng ta không
thể phủ nhận một thực tế rằng, ý thức xã hội, những sản phẩm mà con người tạo ra,
trong đó có văn hoá, đều có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường sinh tồn bao quanh xã
hội. Nhà sử học Hà Văn Tấn cho rằng: “Tâm lý dân tộc biểu hiện trong phong cách tư
duy, lối ứng xử (hay hành vi), đồng thời biểu hiện ra trong tình cảm dân tộc. Nó bị chế
ước bởi các điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội và điều kiện lịch sử”. (14; tr.16). Nhận
xét trên làm rõ: tâm lý dân tộc và rộng hơn là văn hoá dân tộc có liên quan mật thiết
đến môi trường tự nhiên, và các điều kiện khác. Nhà dân tộc học Từ Chi cũng xác
định: “Từng nền văn hoá, xét cho cùng, đều là hậu quả của việc từng cộng đồng để tồn
tại, phải thích ứng với thiên nhiên bao quanh nó”. (Từ định nghĩa của văn hoá, tr.55).
Nhà sử học Trần Quốc Vượng nêu rõ: “Mối quan hệ của con người với tự nhiên là
mối quan hệ nhiều chiều, mối quan hệ thích nghi, không thích nghi và biến đổi (tự
nhiên, xã hội và chính mình)… Phải xuất phát từ những điều kiện tự nhiên, rồi sau đó
những điều kiện lịch sử để nhìn nhận về cội nguồn và bản sắc văn hoá”. (14; tr.30,33).
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ – văn hoá Trần Ngọc Thêm lý giải: Bởi văn hoá là sản
phẩm của con người và tự nhiên nên nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn
hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý- khí hậu) và xã hội (lịch
sử – kinh tế) quy định” (11; tr.36). Với cách nhìn như vậy, tác giả đã lần tìm ra mối
quan hệ ảnh hưởng, chi phối giữa các mặt, theo thứ tự: điều kiện tự nhiên, môi trường
sinh tồn – nghề nghiệp – đời sống – tâm lý, quan niệm…với văn hoá; trong đó, tự
nhiên – môi trường là xuất phát điểm. Hai điều kiện môi trường tự nhiên của phương
Tây và phương Đông khác nhau đã làm thành hai nền văn hoá với những đặc trưng khác nhau.
– Phương Tây: khí hậu lạnh, khô –
có vùng đồng cỏ – thích hợp chăn nuôi – tạo
nên lối sống du cư – có tâm lý coi thường, có tham vọng chinh phục tự nhiên – lối tư
duy thiên về phân tích – trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam; có tính nguyên
tắc và quân chủ, trọng cá nhân – có tính độc tôn, cứng rắn, hiếu thắng… Văn hoá
trọng động (gốc du mục).
– Phương Đông: khí hậu nóng, ẩm – có nhiều đồng bằng – thích hợp nghề trồng
trọt – tạo nên lối sống định cư – có tâm lý tôn trọng, hoà hợp với tự nhiên – lối tư duy
thiên về tổng hợp, biện chứng – trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ; có tính dân
chủ, trọng cộng đồng – có tính dung hợp, mềm dẻo, hiếu hoà… Văn hoá trọng
tĩnh (gốc nông nghiệp).
1.2.2. Đặc trưng của các nền văn hóa
Nếu hiểu văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần, có tính biểu trưng và tồn
tại lâu đời do con người tạo ra, thì dân tộc nào cũng có văn hoá, cộng đồng nào cũng
có văn hoá. Có những giá trị văn hoá mang tính hằng thể chung cho cả nhân loại, lại có
những giá trị văn hoá mang tính đặc thù, chỉ có ở cộng đồng này mà không thấy rõ ở
cộng đồng kia và ngược lại.
Những giá trị văn hoá đặc thù ấy chính là đặc trưng văn hoá.
Khi xác định, đánh giá đặc trưng văn hoá của một cộng đồng hay một dân tộc
nào đó, có người đưa ra thang độ cao thấp (chẳng hạn, E.B. Taylor), có người đưa ra
tiêu chí khác biệt (F. Boas). Trong đó, ý kiến xác định văn hoá là sự khác biệt dễ tạo sự
đồng thuận hơn. Nói chung, sự khác biệt tạo ra đặc trưng; nói riêng ở phạm trù văn
hoá, đặc trưng văn hoá của mỗi dân tộc trước hết được minh định dựa trên sự khác biệt
giữa văn hoá dân tộc này với văn hoá dân tộc khác. Chẳng hạn, đặc trưng văn hoá Mỹ
là coi trọng nguyên tắc, văn hoá Ấn Độ là tính khoan dung, văn hoá Trung Hoa là
trọng tôn ty, văn hoá Việt Nam là trọng tình nghĩa…
Có thể hiểu, đặc trưng văn hoá là những nét trội về một hay một số mặt nào đó
của văn hoá một dân tộc hay một cộng đồng. Những nét trội này làm thành các giá trị
văn hoá cơ bản, tiêu biểu, có tính bền vững; cùng với các giá trị khác, chúng làm thành
nền văn hoá. Như vậy, đặc trưng văn hoá của một dân tộc chính là những giá trị tiêu
biểu về tinh thần và vật chất mà dân tộc đã tích luỹ trong quá trình lịch sử, nó có tính
bền vững, có ý nghĩa lâu dài, có giá trị khu biệt. Có như thế, đặc trưng văn hoá mới
làm thành bản sắc văn hoá. Tìm hiểu văn hoá dân tộc chính là tìm hiểu cái bản sắc ấy,
tức cũng là xác định nét khác biệt.
1.2.3. Một số nền văn hóa tiêu biểu
* Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Việt Nam
Đông Nam Á là một điển hình của văn hoá mang đặc trưng gốc nông nghiệp
phương Đông. Trong bối cảnh chung đó của khu vực, đã hình thành nên nguồn gốc và
đặc trưng riêng của văn hóa Việt Nam. - Về nguồn gốc:
Việt Nam là một đất nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều; có nhiều vùng đồng
bằng và sông nước, với nghề nghiệp trồng lúa nước là chủ yếu… Như thế, Việt Nam
chính là nơi hội tụ ở mức đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực. Việt Nam là
một Đông Nam Á thu nhỏ. Cho nên, từ trong cội nguồn, không gian văn hoá Việt Nam
được định hình trên nền không gian văn hoá khu vực Đông Nam Á tiền sử (11; tr.60-
61). Đó là nhân tố đầu tiên và cũng là nhân tố làm nên đặc trưng gốc của văn hoá Việt Nam.
Sau này, do nhiều điều kiện khác nhau, Việt Nam chúng ta tiếp xúc với các nước
khác- tức cũng là các nền văn hoá khác, như Trung Hoa, Ấn Độ (từ rất sớm), sau đó là
tiếp xúc với văn hoá phương Tây… Trong bối cảnh đó, dù sớm hay muộn, dù nhiều
hay ít, văn hoá Việt Nam cũng đã có những ảnh hưởng nhất định và đã tiếp nhận các
nền văn hoá này ở những mức độ khác nhau, đặc biệt là với văn hoá Trung Hoa. Đây
là nhân tố thứ hai, góp phần làm nên đặc trưng văn hoá Việt Nam.
Tuy vậy, với điều kiện môi trường tự nhiên khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, với một
không gian xã hội được định hình rất sớm, nên đặc trưng gốc văn hoá nông nghiệp lúa
nước vẫn bảo lưu, làm thành mạch ngầm xuyên suốt chiều dài không gian và thời gian
dân tộc Việt; và đây chính là đặc tính trội nhất khi nói về bản sắc văn hoá Việt Nam, về
lịch sử dân tộc Việt Nam. Đặc trưng này có tác dụng chi phối các đặc trưng văn hoá
khác. Vậy, đặc trưng gốc này thể hiện trong đời sống vật chất và tinh thần của con
người Việt Nam, văn hoá Việt Nam như thế nào?
- Đặc trưng văn hóa Việt Nam:
Theo giới nghiên cứu ngoài nước và trong nước (10,11,14), khi tìm hiểu văn hoá
Việt, người ta nhận thấy mối liên hệ rất rõ giữa sự phong về
phú điều kiện tự nhiên và tính về văn hoá. đa dạng
Trước hết, đất nước ta ở trong một môi trường tự nhiên nước, sông nước bao
quanh con người; yếu tố này chiếm vị trí đặc biệt, chi phối, ảnh hưởng đến nhiều mặt
trong cuộc sống xã hội. Chẳng hạn:
Về nghề nghiệp, nghề trồng lúa nước là chủ đạo với kỹ thuật canh tác: cấy, gieo,
vãi, tỉa, trồng; cày, bừa, gặt, đập… và một hệ thống thống thuỷ lợi thể hiện công sức
của con người trong ứng biến với môi trường (nước) và nghề nghiệp (trồng lúa
nước): đê, kênh, hồ, đập, mương máng…Về ăn ở, sinh hoạt, phong tục tập quán,
những đặc tính văn hoá này cũng in đậm dấu ấn của môi trường sông nước. ăn chủ yếu
là cơm (sản phẩm từ lúa nước), với các thức ăn là cá, tôm, cua, mực (các loài sinh vật
dưới nước). Về ở, con người sinh sống cố kết với nhau, định cư thành làng xóm (cách
sống điển hình của cư dân nông nghiệp); các vùng cư trú gần nước: làng chài, làng
ven sông, bến chợ, bến sông, với các loại nhà: nhà đất, nhà gỗ, nhà sàn, nhà thuyền;
các phương tiện vận chuyển, sinh hoạt cũng gắn liền với nước: thuyền, bè, nốc, ghe,
mảng… Những phong tục sinh hoạt cộng đồng cũng liên quan đến nước: hội đua
thuyền, bơi chải, kết đèn hoa đăng; tục thờ cá, rắn, thuỷ thần; nghệ thuật dân gian
cũng dựa nhiều bối cảnh của nước: rối nước, chèo, tuồng, các điệu hò lý diễn ra trên sông hồ, bến bãi…
Thứ hai, điều kiện thiên nhiên bao quanh xã hội luôn gắn liền với môi
trường thực vật, làm thành đặc trưng văn hoá thuần Việt. Lúa là cây lương thực chủ
yếu, nhưng ngoài ra còn có nhiều cây khác được chăm sóc, thuần dưỡng nuôi sống con
người, như: ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, vừng… Trên mặt đất, bao quanh nơi ở con người
là “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau”, đặc biệt là tre, hóp, mây, nứa, cam chanh,
bưởi, hồng, khế, bầu bí… “Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam trồng nhà,
dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang” (Thép Mới). Và cũng dưới bóng tre xanh, nhân dân
ta “gìn giữ một nền văn hoá lâu đời”, đó là: tục thờ cây, thờ cúng người chết bằng bát
cơm, đôi đũa, quả trứng; trầu
cau là vật phẩm không thể thiếu trong cưới hỏi, giao
đãi; các lễ hội: đánh đu, cầu kiều, thả diều… đều có hình bóng của thế giới thực vật.
Cho nên, có người gọi nền văn minh Việt Nam là “nền văn minh thực vật”.
Điều kiện tự nhiên ấy có nhiều thuận lợi cho con người sinh tồn và phát triển từ
những buổi ban đầu sinh cơ lập nghiệp, khai mở thiên nhiên: dễ kiếm cái ăn, cái ở, cái
mặc. Nhưng kèm theo đó, nó cũng gây cho cuộc sống con người biết bao tai ương: lụt
lội, hạn hán, bão tố, ẩm thấp, dịch bệnh… Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, vì
thế, môi trường tự nhiên ấy cũng góp phần hình thành tâm lý, tình cảm, nhận thức (lý
trí) của con người Việt Nam, với tư cách là chủ thể văn hoá. Điều kiện tự nhiên đã có
ảnh hưởng những mặt này như thế nào?
Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này, tuỳ thuộc vào điểm nhìn, nguồn tư liệu…
Nhưng trước hết phải thấy rằng, con người dù ở đâu cũng mang trong mình hai đặc
trưng: con người là một cá thể tự nhiên, mang đặc trưng nguyên gốc của giống loài;
nhưng mặt khác, con người là sản phẩm của hoàn cảnh, chịu sự tác động của hoàn
cảnh, bao gồm hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội. Có thể từ một cội nguồn ban
đầu, xã hội loài người, với những điều kiện tự nhiên khác nhau, đã phân chia thành
những “cành, nhánh” khác nhau như ngày nay. Vì vậy, con người không chỉ là chủ thể
của văn hoá, đối tượng của văn hoá mà còn là hiện thân của sự phản chiếu văn hoá,
của môi trường sống. Điều này có thể thấy, khi nghiên cứu con người Việt Nam, nhiều
công trình đã thống nhất nhận định những tính trội của người Việt Nam – những đức
tính phẩm chất tốt đẹp này đều có liên quan đến những đặc trưng cội nguồn trên. Chẳng hạn:
Con người Việt Nam có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống định
cư, quần tụ); sống trọng tình nghĩa (vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau
trong cuộc sống và trong lao động theo lối tự cung tự cấp); mềm dẻo trong ứng xử với
cộng đồng (là nét đặc thù của cư dân nông nghiệp: lấy dung hợp, hiếu hoà làm
trọng), dễ thích nghi với môi trường tự nhiên (chấp nhận mọi sự biến đổi, tuỳ thuộc,
thích ứng mọi chi phối của tự nhiên); cần cù trong lao động (lấy cần cù để bù lại
những khó khăn, cản trở của điều kiện tự nhiên, của phương thức sản xuất nông nghiệp
cổ truyền); giỏi chịu đựng gian khổ (vì
điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng
thuận lợi; hạn hán, lụt lội dễ xảy ra, con người dễ gặp bất trắc, hiện nay ta tâm lý “sống
chung với lũ”). . Những đánh giá trên đây có .
thể xem như là những khái quát một phần
cơ bản bản sắc con người – văn hoá dân tộc.
Nhưng bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng kèm theo những mặt tiêu cực. Đã
có nhiều ý kiến đánh giá về phẩm chất cũng như những thói hư tật xấu của người Việt
Nam. Trong đó có nhiều mặt nhược điểm lại bắt nguồn từ chính những nguyên nhân
đã làm thành ưu điểm, những phẩm chất của con người Việt Nam. Chẳng hạn, nền
nông nghiệp lúa nước là đặc trưng văn hoá của ta, nhưng cũng từ đó hình thành tâm lý
tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh mún, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ); lối sống coi trọng tình
nghĩa là mặt tốt, nhưng cũng từ đó nảy sinh mặt trái là tính tuỳ tiện, ít trọng lý, ít trọng
nguyên tắc, xuề xoà, hoà cả làng… Những điểm này, không chỉ chúng ta, người trong
cuộc nhìn thấy (xin tham khảo, chẳng hạn nhận xét của Đào Duy Anh, Việt nam văn
hoá sử cương; tr. 24), mà người ngoài nhìn vào cũng thấy khá rõ. Đây là nhận xét của
một viện nghiên cứu xã hội Mỹ.
Mười đặc điểm của người Việt: 1.Cần cù trong lao động nhưng dễ thoả mãn nên
tâm lí hưởng thụ còn nặng. 2. Thông minh, sáng tạo nhưng có tính đối phó, thiếu tầm
tư duy dài hạn, chủ động. 3. Khéo léo nhưng không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến
sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm). 4. Vừa thực tế, vừa mơ mộng nhưng không có
ý thức nâng lên thành lí luận. 5. Ham học hỏi và khả năng tiếp thu nhanh nhưng khi
học không đến nơi đến chốn nên kiến thức không thành hệ thống, mất căn bản. Ngoài
ra, học tập không còn mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình,
lớn học vì sĩ diện, để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê). 6. Xởi lởi, chiều
khách nhưng không bền. 7. Tiết kiệm nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô
bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn người). 8. Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương
ái, điều đó chỉ xảy ra trong những hoàn cảnh có khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện
sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít khi xuất hiện. 9. Yêu hoà bình và nhẫn
nhịn nhưng nhiều khi hiếu thắng vì những lí do tự ái lặt vặt, đánh mất đại cục. 10.
Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc ,một
người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).
Có thể nói, những đặc tính tốt xấu này đều có liên quan mật thiết đến đặc trưng
gốc đã nói trên: điều kiện tự nhiên đã làm thành hệ giá trị văn hoá và tính cách – tâm
lý con người Việt Nam với những chế định đậm nét của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.
* Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Trung Quốc:
Trong bốn nền văn minh thế giới cổ đại, Trung Quốc là nền văn minh
duy nhất khòng xảy ra đoạn táng văn hóa. Quá trình và truyền thống lịch sử lâu
dài và liên tục này đã thai nghén nên nền văn hóa có một không hai của dân
tộc Trung Hoa. Nền văn hóa truyền thống Trung Quốc mang đậm bản sắc văn
hóa đại lục văn hóa nông nghiệp và văn hóa Nho gia. Đại lục là cơ sở địa lý
của vản hóa Trung Quốc, nòng nghiệp là cơ sở kinh tế của văn hóa Trung
Quốc, còn Nho học là cơ sở tư tưởng của văn hóa Trung Quốc. Văn hóa Trung
Quốc nhờ đó mà sở hữu đặc trưng hướng nội và một lực hướng tâm mạnh mẽ.
Mặt khác, quá trình phát triển cùa văn minh Trung Hoa đồng thời cũng là
quá trình không ngừng hấp thu, tiếp nạp văn hóa mới và cải tạo văn hóa cũ.
Tiến trình này có khi là tự giác, chủ động, củng có khi là bị động. Có thể nói
rằng, văn hóa Trung Quốc mang đặc tính vừa hướng nội, vừa cởi mở.
So với đặc điểm lịch sử cởi mở và thích khoa trương của văn hóa phương
Tây thì văn hóa truyền thống Trung Quốc mang đặc trưng cơ bản là hướng nội.
Đặc điểm của lãnh thổ Trung Quốc là diện tích lớn và điều kiện môi trường
khắc nghiệt ở khu vực biên cương. Trung Quốc phía đông là biển, phía tây lầ
sa mạc Gobi, phía nam là biển và núi cao, phía bắc là thảo nguyên. Xét một
cách tương đối, không gian phát triển ở phía bắc lớn hơn, nhưng trong lịch sử,
các dân tộc du mục sinh sống trên thảo nguyên phương Bắc đã không ngừng
uy hiếp mảnh đất trung nguyên. Bắt đầu từ thời Xuân Thu (770 TCN - 476
TCN), Trung Quốc đã xây dựng trường thành ở phía bắc trung nguyên, rồi từ
đó kéo dài đến vạn dặm. Điều này đã biến văn hóa đại lục Trung Quốc trở
thành một thứ văn hóa hướng nội và bảo thủ. Nền kinh tế tiểu nông và văn hóa
Nho học của Trung Quốc cũng đều mang đậm đặc trưng phát triển khép kín.
Những đặc điểm kể trên khiến nền văn hóa truỵền thống Trung Quốc mang đặc
trưng "tường" rất độc đáo, có tác dụng bảo đảm sự phát triển ổn định và liên tục của nó.
Tuy nhiên, “tường” không có nghĩa là hoàn toàn khép kín. Nói cho cùng,
văn hóa “tường” đối với bên ngoài thì khép kín, nhưng bên trong nó thì cũng
giống như một ngôi nhà truyền thống của Trung Quốc, nơi nơi đều có những
hành lang và lẩu gác thông nhau. Trong khi đó, văn hóa phương Tây bên ngoài
thì cởi mở, nhưng bén trong lại khép kín. Ví dụ như ở phương Tây, cha mẹ
muốn vào phòng con cái thì cần phải có sự cho phép, nếu không sẽ là bất lịch
sự. Còn trong xã hội truyền thống Trung Quốc phụ huynh có quyền vào phòng
con trẻ bất cứ lúc nào. Người Trung Quốc hiện đại đã tiếp thu nhiều nhân tố
trong văn hóa phương Tây, nhiều bậc cha mẹ đã có ý thức tôn trọng không gian
riêng của con cái, thế nhưng vẫn có rất nhiều người không thích việc không
gian riêng của con cái khép kín trước mặt mình. Đối với người Trung Quốc mà
nói, con cái không cho cha mẹ vào phòng bị coi là vô lể. Văn hóa truyền thống
Trung Quốc có các đặc trưng như tính tổng hòa, tính chỉnh thể, tính hiện thực
và tính mơ hồ. Nói tóm lạl, văn hóa Trung Quốc không cổ xúy những hành vi
cực đoan mà thiên về chú trọng đạo trung dung. Chính những đặc điếm này đã
tạo nên lực hướng tâm mạnh mẽ cho nền văn hóa Trung Quốc ở bên trong "bức
tường" người Trung Quóc luôn đề cao xã hội thế tục, đây không phải là quốc
gia bị chi phối bởi tôn giáo. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, quyền uy
tối thượng không thuộc vé thần linh mà thuộc về hoàng đế, Hoàng đế Trung
Quốc có quyền xếp đặt vị trí trước sau cho các tôn giáo, thâm chí có quyền xếp
hạng các thần linh để xác định vai trò của họ. Ví dụ như, vào thời Nho học
hưng thịnh, hoàng đế có thể phong Khổng Tử (551 TCN - 479TCN) làm
Thánh nhân hoặc Vương công. Quan Vú (162 - 219), nhân vật lịch sử được
người Trung Quốc mến mộ thì lại được vua phong làm Đâng Ma Đại Đế, trở
thành một vị thần được thờ phụng rộng rãi.
Giữa các giáo phái tôn giáo ở Trung Quốc cũng từng xảy ra xung đột
nhưng người Trung Quốc nói chung chủ trương hòa hợp tôn giáo, hay nói cách
khác, các tín ngưỡng khác nhau có thể tồn tại hòa bình, thậm chí còn thúc đẩy,
bồi đắp lẩn nhau. Văn hóa đời Đường (618 - 907), giai đoạn văn hóa đáng tự
hào nhất trong lịch sử Trung Quốc là thành qủa cùa sự dung hợp tinh hoa của
ba tôn giáo Nho, Phật, Đạo. Trong lịch sử Trung Quốc đã xảy ra không ít các
cuộc xung đột dân tộc lớn nhỏ, nhưng suy cho cùng, hòa bình và dung hợp mới
là dòng chủ lưu trong lịch sử quan hệ các dân tộc Trung Hoa.
So với tôn giáo, người Trung Quốc thích lý giải thế giới vạn vật bảng các
quan niệm như “thiên lý”, “thiên đạo” hơn. Thiên lý, thiên đạo tồn tại ở mọi
nơi, mọi lúc nhưng không ai có thể chỉ rõ chúng rốt cuộc là gì. Nhiều khi, thiên
lý và thiên đạo lại trùng khớp với các chuẩn mực luân lý trong đời sống con
người. Các nhà hiền triết cũng dựa vào đó để răn đe người đời nên biết diệt ác
hướng thiện tự lực tự cường.
Văn hóa truyền thống Trung Quốc coi trọng cuộc sống hiện thực nhất và
cũng ưu ái cuộc sống hiện thực nhất. Người Trung Quốc xưa từng nói “thực
sắc, tính dã” hay “ầm thực nam nữ, nhân chi dục tốn yên”, nhấn mạnh rằng
trong đời sống con người, việc ăn uống đóng vai trò thứ nhất kế đến là việc
sinh con đẻ cái cũng cực kỳ quan trọng. Điều này đã phản ánh những tư tưởng
chủ đạo trong xã hội thế tục Trung Quốc một là trân trọng sinh mệnh hai là
trân trọng sự tiếp nối của sinh mệnh. Trong câu “Bát hiếu hữu tam, vô hậu vi
đại” (trong ba tội bất hiếu thì tội không cố con nối dõi là nặng nhát), người
Trung Quốc dường như đã gửí gắm vào một thứ tình cảm mang tầm vóc tôn
giáo. Đối với rất nhiều người Trung Quốc mà nói, tất cả mọi vật ngoài thân đều
không cần thiết nhưng nhất thiết phải có con nối dõi.
Bởi vì coi trọng cuộc sống nên dân tộc Trung Hoa là một dân tộc yêu
sống, dám sống và biết sống. Dân tộc Trung Hoa đặc biệt chịu thương chịu
khó, đồng thời cũng đặc biệt chú trọng việc thưởng thức những món ăn ngon.
Họ dám chinh phục những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giỏi lợi dụng điều
kiện tự nhiên để sinh tồn. Tinh yêu của người Trung Quốc đối với ẩm thực đã
khiến ẩm thực Trung Hoa nổi danh khắp thế giới.
Có người cho rằng Trung Quổc coi trọng nhát là quan hệ gia tộc và huyết
thống. Kỳ thực, người Trung Quốc yêu quê hương tha thiết cái mà họ coi trọng
nhất chính là tình quê. Cho dù ở cách xa vạn dặm, họ cũng không bao giờ quên
lá rụng về cội. Những ai từng sống chung trên một vùng đất thì đéu là đồng
hương. Văn hóa truyền thống Trung Quốc không chỉ đề cao tình quê, tình thân,
mà còn rất mực chú trọng đến nhiều mối quan hệ khác giữa con người với
nhau. Người Trung Quốc rát hiếu khách, như sách Luận ngữ nói: "Có bạn từ
phương xa đến, chẳng đáng vui mừng sao?." Bởi vì đề cao mối quan hệ giữa
người với người nên người Trung Quốc đặc biệt chú trọng lễ nghi, đạo đức
luân lý, và đương nhiên, củng rất sĩ diện. Những điéu trên tạo nên cho người
Trung Quốc một thái độ đầy thiện ý và những hy vọng tốt đẹp đối với cuộc
sống. Tuy nhiên Trung Quổc lại là một đất nước có chế độ đẳng cấp tồn tại lâu
dài, cho nên rất chú trọng tôn ti trật tự. Ảnh hưởng của quan niệm này rất sâu
xa, ngay cả trong xã hội Trung Quốc hiện đại, thỉnh thoảng ta vẫn bắt gặp quan
niệm này và những biểu hiện của nó. Vào hậu kỳ xã hội phong kiến chính quan
niệm này đã làm trì trệ tiến trình chuyển hóa lên xã hội hiện đại của Trung
Quóc. Những đặc điểm văn hóa truyền thống nêu trên đã tạo nên một Trung
Quốc nhiều khi trì trệ và bảo thủ nặng nề trong lịch sử. Đặc biệt là vào giai
đoạn xã hội phong kiến thoái trào, quan niệm này đả khiến người Trung Quốc
u mê trong thế giới huyẻn hoặc cùa riêng mình. Nhìn rộng ra, nền văn hóa của
các dân tộc khác nhau trên thế giới không thể đem ra phân cao thấp; nhưng nếu
xét ở một giai đoạn lịch sử nhất định, thì quả thực có sự hơn thua giữa các nền
văn hóa. Văn hóa truyền thống Trung Quốc vào thế kỳ XV lạc hậu hơn so với
văn minh phương Tây cùng thời, đây là sự thật không có gì bàn cải.
* Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Pháp:
Nói đến Pháp là nói đến một đất nước với văn hóa vĩ đại, truyền thống
lâu đời. Văn hóa truyền thống của Pháp thể hiện qua rất nhiều khía cạnh từ
nghệ thuật đến con người như các công trình kiến trúc tinh tế, các viện bảo
tàng, nhà hát, nhà thờ (đặc biệt nổi tiếng thế giới nhà thờ Notre Dame), những
cây cầu, những tòa tháp hay đơn giản những con phố, những quán cafe… hay
những thói quen lịch sự, trang trọng của người Pháp như văn hóa ăn mặc, trang
trí, giao tiếp… Tất cả đều thể hiện rõ nét, đặc trưng của nền văn hóa Pháp lâu đời.
- Trung tâm văn học – nghệ thuật của Châu Âu
Thừa hưởng nhiều tinh hoa từ nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, nền
văn học – nghệ thuật Pháp thật sự phát triển và mang dấu ấn riêng từ khoảng
thế kỉ XIX và phát triển rực rỡ nhất vào đầu thế kỉ XIX. Những tác phẩm văn
học Pháp phản ánh tâm tư, hiện thực xã hội Pháp trong từng giai đoạn, từ đó vẽ
nên bức tranh toàn cảnh của xã hội châu Âu, như: Thằng gù nhà thờ Đức Bà,
Ba chàng lính ngự lâm, Đỏ và đen, tấn trò đời. Ngoài ra, nghệ thuật Pháp còn
phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, âm nhạc; chỉ trong thời
kì Khai sáng, ở Pháp đã có hơn 200 tên tuổi được UNESCO công nhận là danh
nhân văn hóa thế giới, tiêu biểu như Victor Hugo, Balzac, Claude Debussy, Bartholdi,… - Kiến trúc Pháp
Pháp là một trong những cái nôi vừa góp phần bảo lưu, gìn giữ các phong
cách kiến trúc cổ điển, lại vừa góp phần sáng tạo ra những phong cách kiến
trúc mới hết sức độc đáo và ấn tượng. Kiến trúc Pháp kế thừa những nét đẹp
của kiến trúc cổ điển Hy Lạp – La Mã, cái nôi chung của kiến trúc châu Âu.
Cũng giống như nhiều quốc gia châu Âu khác, phong cách kiến trúc Pháp
mang hơi hướng vẻ đẹp thần thoại của phong cách Hy Lạp – La Mã, với những
kiểu “thức” căn bản: thức Doric, thức Ionic và thức Corinth, hay thậm chí cả
những kiểu thức tiến bộ của người La Mã như Toscan và Compozit. Lịch sử
kiến trúc thế giới nói chung và lịch sử kiến trúc châu Âu nói riêng đã để lại rõ
nét từng dấu ấn trên bước phát triển của mình trong kiến trúc Pháp. Chính vì
thế mà có thể nói rằng kiến trúc Pháp được thừa hưởng những tinh hoa của
kiến trúc nhân loại. Nhưng cũng từ nước Pháp, nhiều phong cách kiến trúc tiêu
biểu đã được hình thành và lan rộng ra toàn châu Âu như phong cách kiến trúc
Roman, kiến trúc Gothic, kiến trúc Rococo. Các kiến trúc sư Pháp cũng là
những người đi đầu trong việc tạo dựng nên những thể thức kiến trúc mới trên
cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị cổ điển Hy – La với bản sắc văn hóa
Pháp cũng như với dấu ấn và hơi thở của thời đại để tạo ra những công trình và phong cách rất riêng.
Có thể nói không sai rằng, kiến trúc châu Âu trong thời kỳ trung đại thấm
đẫm tinh thần của văn hóa Pháp – một nền văn hóa vừa năng động vừa sáng
tạo vừa thực dụng song vẫn giữ được nét kiêu sa và vẻ đẹp diễm lệ, kỳ vĩ vốn
là đặc trưng chung của kiến trúc cổ điển phương Tây. Một đặc điểm nữa dễ
nhận thấy là các kiến trúc sư Pháp ít khi chịu bó buộc năng lực sáng tạo của
mình trong một khuôn khổ nhất định mà thường xuyên tìm tòi, kết hợp nhiều
phong cách, nhiều trường phái kiến trúc với nhau.
Hơn thế nữa, họ còn rất chú trọng phối kết hợp với không gian hay bối
cảnh cụ thể của nơi đặt kiến trúc đó, nhằm tạo ra những công trình mang tính
thực dụng cao mà vẫn có hồn. Triết lý sáng tạo này không chỉ được ứng dụng
cho những công trình kiến trúc trên đất Pháp mà còn được người Pháp áp đặt
tại những cơ sở thuộc địa của họ như Algerie, như Việt Nam… Nhờ đó mà
ngày nay chúng ta có thể nói đến một phong cách kiến trúc Pháp đặc trưng trên
cái nền chung của kiến trúc châu Âu.
Và như vậy với những đặc trưng riêng của mình, kiến trúc Pháp xứng
đáng là một nền nghệ thuật lớn của nghệ thuật kiến trúc thế giới. Kiến trúc
Pháp không chỉ ảnh hưởng sâu sắc tới các phong cách kiến trúc của châu Âu,
mà theo bước chân của các đoàn quân viễn chinh Pháp, nền nghệ thuật này đã
có mặt ở nhiều vùng đất xa xôi trên thế giới, tại cả những vùng đất có những
điều kiện hoàn toàn khác biệt về tự nhiên, khí hậu và bản sắc văn hóa – như Việt Nam.
- Văn hóa gia đình đặc trưng của người Pháp
Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình, đây cũng là nét văn
hóa đặc trưng của người Pháp. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau
làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn
hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có
quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái
không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ
cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái.
- Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp
Văn hóa tại nơi công cộng đặc trưng của người Pháp được thể hiện khi đi
thang bộ, phụ nữ và người già luôn được đi bên có tay vịn. Đàn ông đi sau và
xuống trước để có thể giúp đỡ khi cần thiết. Còn khi đi thang máy thì trẻ em,
người già và phụ nữ và người khuyết tật đi trước. Kèm với đó người đứng gần
cửa thang máy sẽ hỏi những người còn lại xem họ muốn đến tầng nào. Pháp
cũng như các đất nước văn minh khác, các công trình hay phương tiện công
cộng đều rất chú ý đến người khuyết tật.
Trên đường phố phải đi đều bước theo nhịp của dòng người qua lại. Khi
đi trên vỉa hè, người ta sẽ vượt người đằng trước bằng cách nhẹ nhàng lách qua
bên trái, đồng thời xoay ngang người để hạn chế tối đa không gian chiếm lĩnh,
đây là nét văn hóa tế nhị đặc trưng thường thấy của người Pháp. Người đàn
đàn ông luôn là người đi gần nhất với lề đường để bảo về cho những người già,
phụ nữ và trẻ em. Sự lôi thôi khi đi ra ngoài đường như mặc đồ ngủ hay đi dép
trong nhà bị coi là hành vi đáng trách và thiếu tôn trọng mọi người.
Trong rạp chiếu phim hay rạp hát, sự đúng giờ là điều lưu ý trước tiên.
Người Pháp không thích sự bàn tàn trong khi đang thưởng thức các ca khúc
hay các vở kịch, bởi sẽ ảnh hưởng tới người khác. Người ta vỗ tay tán thưởng
khi kết thúc phần biểu diễn. Và thường thì 2 nam giới sẽ ngồi ở 2 đầu của hàng ghế.
Xếp hàng cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Pháp, mọi lúc
mọi nơi người Pháp đều rất tôn trọng trật tự khi xếp hàng. Khi mua vé, khi vào
cửa , nhất là những khu có đông khách du lịch thì thời gian xếp hàng là khá
dài, họ thường có biển thông báo thời gian còn lại mà chúng ta phải đợi. Thông
thường có hai hình thức 1 là đứng xếp hàng hoặc là rút số thứ tự từ máy tự động.
- Văn hóa giao tiếp đặc trưng của người Pháp
Là niềm tự hào của người Pháp, nền văn hóa pháp đa dạng phong phú và
có sự ảnh hưởng nhất đính đến hầu hết các nền văn hóa khác trên thế giới.
Pháp có một nền văn hóa đồ sộ với nhiều công trình vĩ đại mang tính chất lịch
sử, mỗi công trình đều có một nét đặc trưng riêng với dáng vẻ riêng biệt. Đặc
biệt ở thủ đô Paris – nơi hội tụ nhiều công trình vĩ đại, mang tầm vóc quốc tế.
Những công trình này vẫn luôn luôn được người dân Pháp xem như di
sản trân quý của đất nước, và được lưu giữ, bảo vệ và trùng tu thường xuyên.
Ngoài ra, chính phủ pháp rất coi trọng tinh thần tự hào dân tộc trong từng cá
nhân thông qua các hành động bảo vệ di sản, do vậy Pháp có nhiều chương
trình nhằm khuyến khích và nâng cao tinh thần bảo vệ nền văn hóa nước Pháp
như ” Ngày bảo tàng”, “Ngày di sản”… hay những ngày lễ kỉ niệm, quảng bá nền văn hóa Pháp.
Văn hóa đặc trưng của người Pháp còn được thể hiện khi người Pháp mời
bạn đến nhà ăn, bạn nên đến cùng với 1 chai rượu vang cùng hoa, hoặc 1 món
quả nhỏ, và ngược lại khi người Pháp mang rượu đến tặng bạn thường thì bạn
sẽ sử dụng luôn chai rượu đó. Người Pháp sẽ đánh giá cao việc làm đó của bạn.
* Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Ý:
Ý là bán đảo ở phía Nam châu Âu. Khoảng 96% dân số đều là người Ý.
Còn lại 4% là người Bắc Phi, người Ý – Albania, người Albania, người Đức và
những người châu Âu khác. Văn hóa nói chung của người Ý thường gắn liền
với mỹ thuật, âm nhạc và ẩm thực. Đây là quê hương của đế chế La Mã, Nhà
thờ Công giáo La Mã và là trung tâm chính của thời kỳ Phục Hưng, phát triển
mạnh mẽ tại châu Âu trong nhiều thế kỷ.
Từ nguồn gốc phát triển nói trên đã hình thành nên một bề dày và đặc
trưng riêng trong văn hóa của nước Ý.
Về ngôn ngữ, tiếng Ý là ngôn ngữ chính thức của nước Ý và là một trong
những ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới. Hầu hết mọi người Ý đều nói tiếng Ý,
tuy nhiên có một số ngôn ngữ địa phương được nói bởi người bản địa Ý, ví dụ
như tiếng Albania, Catalan, Corsican, Croatia, Emiliano, Romagnolo, Pháp, Đức và Hy Lạp.
Về mỹ thuật, âm nhạc, văn học và văn hóa Ý. Mỹ thuật Ý có thể được
nhìn thấy tại mọi ngóc ngách của đất nước Ý, không chỉ ở những bảo tàng tại
Florence, Venice và Rome, mà còn ở những nhà thờ và công trình công cộng.
Và nổi tiếng nhất là những miếng ghép trên trần nhà của nhà nguyện Sistine ở
Vatican. Nó được sơn bởi Michelangelo vào giữa năm 1508 và 1512. Ý cũng là
nơi sinh của những nhà họa sĩ tài ba như Leon Battista Alberti và Leonardo da
Vinci. Nói đến âm nhạc nước Ý, thì nổi tiếng nhất vẫn là văn hóa âm nhạc
Opera. Rất nhiều người chơi nhạc và nhà soạn nhạc vĩ đại như Giuseppe Verdi,
Ruggero Leoncavallo và Luciano Pavarotti đều là người Ý. Văn học Ý có rất
nhiều tác phẩm vĩ đại như Dante’s La Divince Comida, được viết vào thế kỷ
thứ 13. Và các tác phẩm Pietro Bembo, Nicolo Machiavelli và Ludovico
Ariosto được viết vào thế kỷ 16. Tác phẩm Hoàng tử Machiavelli được xem
như là tác phẩm đầu tiên về khoa học chính trị. Nền công nghiệp thời trang tại
Ý cũng rất nổi tiếng. Ý là quê hương của hàng trăm nhãn hiệu thời trang nổi
tiếng như Armani, Gucci, Benetton, Versace và Prada.
Về tôn giáo, khoảng 90% người Ý theo Công giáo La Mã. Rome là quê
hương của thành phố Vatican, là trung tâm của công giáo La Mã và là nơi ở
của giáo hoàng. 10% còn lại theo các đạo Tin lành, Do thái hoặc Hồi giáo.
Về văn hóa gia đình, “Gia đình là một giá trị rất quan trọng đối với nền
văn hóa Ý” theo Talia Wagner, một nhà tâm lý hôn nhân và gia đình nói với tờ
Live Science. Tinh thần đoàn kết của gia đình tập trung vào tất cả thành viên
trong gia đình hơn là những gia đình hạt nhân như ở phương đông, chỉ tập
trung vào mẹ hoặc bố hoặc những đứa con, Wagner chia sẻ. Người Ý thường tụ
họp và dành thời gian cho gia đình. “Trẻ em được nuôi dưỡng để duy trì sự gần
gũi với gia đình khi trưởng thành và kết hợp gia đình tương lai của chúng vào
mạng lưới xã hội” theo Wagner.
Về văn hóa ẩm thực, đặc sản của người Ý rất nổi tiếng và được ngưỡng
mộ trên khắp thế giới. Ai mà không thích pizza hay pasta chứ? Đối với người
Ý, thực phẩm là nghệ thuật, họ làm chủ rất tốt cách tập hợp những điều tuyệt
vời nhất vào món ăn. Tại trung tâm nước Ý Spaghetti (Mỳ ống Ý) và pizza rất
phổ biến. Tuy nhiên ở phía Bắc những món ăn phổ biến bao gồm cá, khoai tây,
gạo, xúc xích, thịt heo, mỳ, cơm polenta và risotto. Ở phía Nam cà chua là
lương thực chính, dùng để ăn sống và nấu nước sốt với bach hoa, tiêu, trái oliu
và dầu oliu, tỏi, atiso, cà tím và pho mát ricotta. Ẩm thực là sợi dây duy trì mối
quan hệ giữa gia đình và bạn bè, và còn có nhiều món ăn đặc biệt trong mỗi dịp đặc biệt nữa.
* Nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của Đức:
Vùng đất Germania nơi nhiều dân tộc German sinh sống đã được biết
đến và có trong các tài liệu cổ từ trước năm 100. Họ được tôn vinh vì khát
vọng độc lập dân tộc cao cả dù gần sát Đế quốc La Mã hung cường. Bắt đầu từ
thế kỷ thứ 10, lãnh thổ của Đức là phần nằm giữa của đế quốc La Mã thần
thánh cho đến năm 1806.Thế kỷ 16, miền Bắc của Đức trở thành trung tâm các
cuộc cải cách. Đức lần đầu tiên được thống nhất vào giữa cuộc chiến tranh
Pháp- Phổ vào năm 1871 trở thành một quốc gia dân tộc lớn mạnh vào thời kì
cận hiện đại. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, năm 1949 nước Đức bị chia cắt
thành 2 quốc gia đó là Cộng hòa Dân Chủ Đức và Cộng hòa Liên Bang
Đức.Vào năm 1990, sự suy sụp của bức tường Berlin nước Đức thống nhất.
Nằm giữa vùng đồng bằng được hình thành từ thời kỳ băng hà
(Ice Age) ở phía Bắc và dãy núi cao Alpen (An-pờ) ở phía Nam là một vùng
rừng núi với độ cao trung bình trải rộng ở miền trung. Nơi thấp nhất nước Đức
là Neuendorf-Sachsenbande ở Wilstermarsch với 3,54 m dưới mực nước biển.
Ngọn núi cao nhất là Zugspitze với độ cao 2.962 m. Những sông chính là
Rhein, Donau, Elbe, Weser và Oder. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt giống như