Giáo trình học phần Giao dịch thương mại quốc tế | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Giáo trình học phần Giao dịch thương mại quốc tế | Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 105 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giao dịch thương mại quốc tế (TN)
Trường: Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 25865958 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ................................4
1.1. Khái quát về giao dịch thương mại quốc tế.......................................................................4
1.1.1. Các khái niệm.............................................................................................................4
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch thương mại quốc tế..............................................................4
1.2. Các hình thức tham gia vào thị trường nước ngoài......................................................6
1.2.1. Buôn bán thông thường..............................................................................................6
1.2.2. Buôn bán đối lưu........................................................................................................9
1.2.3. Gia công quốc tế.......................................................................................................12
1.2.4. Giao dịch tái xuất......................................................................................................13
1.2.5. Thương mại điện tử..................................................................................................14
1.2.6. Đấu giá quốc tế.........................................................................................................16
1.2.7. Đấu thầu quốc tế.......................................................................................................17
1.2.8. Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa.........................................................................19
1.2.9. Giao dịch tại hội chợ và triển lãm............................................................................21
1.2.10. Nhượng quyền thương mại.....................................................................................22
CHƯƠNG 2. INCOTERMS - CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ..........................22
2.1. Giới thiệu chung về Incoterms......................................................................................22
2.2. Nội dung Incoterms 2020..............................................................................................24
2.2.1. Incoterms nhóm E (Ex Works).................................................................................24
2.2.2. Incoterms nhóm F.....................................................................................................25
2.2.3. Incoterms nhóm C....................................................................................................28
2.2.4. Incoterms nhóm D....................................................................................................32
2.3. Hướng dẫn sử dụng Incoterms.....................................................................................35
2.3.1. Hướng dẫn chung.....................................................................................................35
2.3.2. Tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp.......................................................38
2.3.3. Các lỗi thường gặp trong sử dụng Incoterms...........................................................49
CHƯƠNG 3. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ..............................................52
3.1. Tổng quan về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế..................................................52
3.1.1. Khái niệm.................................................................................................................52
3.1.2. Đặc điểm và điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế...............52
3.1.3. Hình thức của Hợp đồng..........................................................................................53
3.1.4. Tham khảo Công ước Viên 1980..............................................................................54
3.2. Nội dung hợp đồng thương mại quốc tế......................................................................57
3.2.1. Cấu trúc của hợp đồng thương mại quốc tế..............................................................57
3.2.2. Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế........................57
CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ.............................................77 lOMoARcPSD| 25865958
4.1. Điều kiện để được xuất, nhập khẩu hàng hoá.............................................................77
4.1.1. Quyền xuất nhập khẩu..............................................................................................77
4.1.2. Điều kiện xuất nhập khẩu.........................................................................................78
4.1.3. Loại hình xuất nhập khẩu.........................................................................................78
4.2. Thành lập công ty xuất, nhập khẩu và uỷ thác xuất, nhập khẩu hàng hoá.............79
4.2.1. Thành lập công ty xuất nhập khẩu và những vấn đề liên quan................................79
4.2.2. Uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá.............................................................................81
4.3. Các bước xuất, nhập khẩu một lô hàng.......................................................................82
4.3.1. Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng để xuất, nhập khẩu..............................................83
4.3.2. Tính toán chi phí, giá thành cho lô hàng..................................................................83
4.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng..................................................................................89
4.3.4. Thủ tục thanh toán....................................................................................................89
4.3.5. Thuê vận tải quốc tế và mua bảo hiểm.....................................................................90
4.3.6. Xin giấy phép xuất, nhập khẩu.................................................................................90
4.3.7. Kiểm dịch / hun trùng / kiểm định / kiểm tra chuyên ngành....................................91
4.3.8. Chuẩn bị bộ chứng từ xuất, nhập khẩu.....................................................................92
4.3.9. Giao nhận hàng hoá..................................................................................................92
4.3.10. Thực hiện thủ tục hải quan.....................................................................................92
CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.......98
5.1. Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển........................................................98
5.1.1. Đàm phán và ký kết hợp đồng..................................................................................98
5.1.2. Xin giấy phép xuất khẩu...........................................................................................98
5.1.3. Đặt booking và lấy container rỗng...........................................................................98
5.1.4. Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất...............................................................99
5.1.5. Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)..............................................99
5.1.6. Mua bảo hiểm lô hàng..............................................................................................99
5.1.7. Làm thủ tục hải quan................................................................................................99
5.1.8. Giao hàng cho tàu...................................................................................................100
5.1.9. Thanh toán tiền hàng..............................................................................................100
5.2. Quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển.....................................................100
5.2.1. Đặt lịch tàu (booking tàu).......................................................................................100
5.2.2. Kiểm tra và xác nhận booking................................................................................101
5.2.3. Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu..................101
5.2.4. Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng.....................................101
5.2.5. Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàng đến...............................................101
5.2.6. Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng.....................................................102
5.2.7. Khai báo hải quan hàng nhập.................................................................................102 lOMoARcPSD| 25865958
5.2.8. Mở và thông quan tờ khai.......................................................................................102
5.2.9. Thanh lý tờ khai......................................................................................................103
5.2.10. Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho.................................................................103
5.2.11. Rút hàng và trả xe rỗng.........................................................................................103
5.2.12. Lưu trữ hồ sơ và chứng từ....................................................................................103 lOMoARcPSD| 25865958
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái quát về giao dịch thương mại quốc tế
1.1.1. Các khái niệm
Theo công ước Vienna 1980, giao dịch thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi mua bán hàng
hoá và dịch vụ giữa các chủ thể có trụ sở đặt tại các nước khác nhau.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, giao dịch thương mại quốc tế là các hoạt động:
- Xuất khẩu: hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực hải quan riêng.
Có 4 khu vực hải quan riêng, cụ thể như sau:
+ Khu chế xuất (Export-processing Zone - EPZ): là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động
liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cứ, do Chính phủ/Thủ
tướng chính phủ quyết định thành lập.
+ Kho ngoại quan (Customs bounded Warehouse): là nơi tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện
các dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho
ngoại quan được ký kết giữa chủ kho và chủ hàng.
+ Kho bảo thuế (Bonded Warehouse): là nơi lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế
để sản xuất, hoặc hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế.
+ Khu công nghiệp (Industrial Park): là nơi sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ
cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục
quy định theo pháp luật. -
Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hoá vào Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực hải
quanriêng (4 khu vực nêu trên). -
Tạm nhập, tái xuất: có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu
chínhhàng hoá đó ra khỏi Việt Nam. -
Tạm xuất, tái nhập: có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập
khẩuchính hàng hoá đó vào Việt Nam. -
Chuyển khẩu: là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng
lãnhthổ ngoài Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
1.1.2. Đặc điểm của giao dịch thương mại quốc tế 1.1.2.1. Chủ thể
Thông thường trong giao dịch thương mại quốc tế ta thường gặp bốn loại chủ thể tham gia sau: -
Các doanh nghiệp: Đây là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào thương mại quốc tế. Đó có
thểdoanh nghiệp của cá nhân hoặc tập thể các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp này có thể là doanh
nghiệp lớn hoặc vừa và nhỏ nhưng đều chung một mục tiêu là khai thác tối đa lợi thế của thương mại
quốc tế để tối đa hóa lợi nhuận. lOMoARcPSD| 25865958 -
Các quốc gia: Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với tư cách là chủ thể đặc
biệtnhằm đạt mục đích khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế cho phát triển kinh tế quốc gia,
vừa tham gia vào khai thác thương mại quốc tế vừa điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. -
Các tổ chức quốc tế: Là các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hoặc các tổ chức chuyên
ngànhđược thành lập để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế nhằm đảm bảo mục tiêu chung
trong một khoảng thời gian nhất định. Thí dụ:
Tổ chức quốc tế: WTO – Tổ chức thương mại quốc tế
Tổ chức khu vực: ASEAN – Hiệp hội các nước Đông Nam Á, NAFTA – Hiệp định thương mại
tự do Bắc Mỹ khóa học xuất nhập khẩu hà nội
Tổ chức chuyên ngành: ITC – Trung tâm thương mại quốc tế -
Các Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization - NGO): là thuật ngữ dùng
để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp
nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận. Nghĩa là
khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận. Tổ chức này không bao gồm các
nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa.
Trong giáo trình này chỉ đề cập đến hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp với tư cách là chủ
thể thương mại quốc tế là chủ yếu. 1.1.2.2. Hàng hoá
Hàng hoá trong giao dịch thương mại quốc tế có đặc điểm sau: - Là hàng hoá hợp pháp -
Cần thiết thông qua thủ tục hải quan -
Vận tải và bảo hiểm hàng hoá quốc tế: Hàng hoá trong thương mại quốc tế được
vận chuyểnbằng nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường
biển, đường hàng không,.. trong đó, hàng hoá vận tải bằng đường biển chiếm tỉ trọng đáng kể,
hơn nữa nguy cơ rủi ro đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển khá cao. Bảo hiểm sẽ khắc
phục những tổn thất do những rủi ro đối với hàng hoá.
1.1.2.3. Đồng tiền và phương thức thanh toán -
Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hình thức các phương
tiệnthanh toán (Hối phiếu, Séc, Thẻ Chuyển khoản…), có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc
người bán hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba, nhưng thường là ngoại tệ được tự do chuyển đổi. -
Thanh toán theo phương thức quốc tế: Phương thức chuyển tiền – Remittance; Phương
thứcghi sổ – Open Account; Phương thức nhờ thu – Collection; Phương thức thư tín dụng – Letter of credit (L/C) .
1.1.2.4. Luật và phương thức giải quyết tranh chấp
- Luật trong thương mại quốc tế: Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt dộng thương mại quốc tế chịu
sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lí nhất định. Trong thời kì đầu tiên
hình thành quan hệ thương mại quốc tế, thông qua việc trao dổi mua bán giữa các thương nhân của các lOMoARcPSD| 25865958
nước khác nhau, những hành vi thương mại của các thương nhân này được điều chỉnh bởi chính các thoả
thuận của họ. Những thỏa thuận này được gọi là "thoả thuận quân tử", bởi vì nó được những thương
nhân xác lập và tôn trọng thực hiện. Sau này, khi có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương
mại quốc tế, những quy định pháp luật được nhà nước ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính
đáng của các thương nhân và bảo về quyền lợi của nhà nước.
1.2. Các hình thức tham gia vào thị trường nước ngoài
1.2.1. Buôn bán thông thường
1.2.1.1. Mua bán thông thường trực tiếp
Tức là bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau. Trong buôn bán quốc tế người ta thường
thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Hỏi hàng – Inquiry / Request for Quotation (RFQ)
Đây chính là lời đề nghị giao dịch hay nói cách khác là đề nghị thiết lập quan hệ mua bán xuất
phát từ phía người mua. Về phương diện thương mại, thì đây là việc người mua đề nghị người bán báo
cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng.
Về mặt pháp lý: Pháp luật không ràng buộc nghĩa vụ người hỏi hàng, có nghĩa là người hỏi hàng
không có nghĩa vụ phải mua hàng. Không mua hàng, người hỏi mua không thể bị kiện hoặc bị khiếu nại.
Đây chính là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra. Vì
bước hỏi hàng được coi như là bước để hai bên thăm dò cũng như tìm hiểu về nhu cầu mua bán của nhau.
Nội dung của bước hỏi hàng là không giới hạn, nhằm để đảm bảo bên mua có được đầy đủ những
thông tin cần thiết. Và bước này được xem là đưa ra để bên bán tiếp cận được khách hàng vậy nên bên
mua không bị ràng buộc về trách nhiệm mà còn được tạo điều kiện để thăm dò về thị trường, sản phẩm.
Người mua sẽ chủ động gửi tới người bán Thư hỏi hàng – Inquiry nếu quan tâm tới sản phâm mà
bên bán cung cấp. Inquiry có thể rất ngắn gọn hoặc chứa rất nhiều thông tin tuỳ vào hàng hoá, nhu cầu
của bên mua hoặc mức độ giao dịch quen thuộc giữa hai bên. Tuy nhiên, Inquiry ít nhất phải thể hiện
các thông tin cơ bản sau: (1)
Hàng hoá (Model, Name, Brand…): Nếu thiếu thông tin để xác định sản phẩm cụ thể cần
báo giá thì bên bán sẽ phải email hỏi lại gây chậm trễ trong báo giá. (2)
Số lượng (PSC, Set, Container…): Neues không ghi rõ số lượng thì bên bán khó khăn
trong việc tính toán giá do ước tính chi phí xuất khẩu lô hàng. Số lượng cũng cần thiết để bên bán xác
định thời gian sản xuất/ thu mua. (3)
Nơi nhận hàng ( Port, Airport, City…): để bên bán tính toán chi phí vận tải , kiểm tra lịch
vận tải có thể sắp xếp cho lô hàng và báo thời gian có thể giao hàng. – Bước 2: Chào hàng – Quotation / Offer
Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người bán, khác với hỏi hàng chỉ là
đề nghị thiết lập quan hệ mua bán. Trong buôn bán quốc tế người ta thường phân biệt hai loại chào hàng. lOMoARcPSD| 25865958
+ Chào hàng tự do: Là loại chào hàng người bán không bị ràng buộc trách nhiệm với thư chào
hàng, có nghĩa là người bán hàng không cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hóa cho
người mua. Loại chào hàng này thường được gửi cho nhiều người mua tiềm năng chào bán một lô hàng,
ai trả giá cao nhất thì bán hoặc bán cho người mua nào mà người bán thấy có lợi hơn.
+ Chào hàng cố định: Người bán cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hóa cho
người mua trong một khoảng thời gian nhất định, và loại chào hàng này chỉ gửi cho một người.
Khi người mua nhận được chào hàng tự do thì chưa chắc sẽ trở thành người mua thực sự, còn
khi nhận được chào hàng cố định thì chắc chắn người được chào hàng sẽ trở thành người mua, nếu như
họ chấp nhận mọi điều kiện quy định trong thư chào hàng trong thời gian có hiệu lực của thư chào hàng.
Về mặt pháp lý thì khi gửi thư chào hàng cố định cho khách hàng, người bán hàng đã tự ràng
buộc mình với các nghĩa vụ theo các điều kiện quy định trong thư chào hàng trong thời gian hiệu lực
của thư chào hàng, nếu đơn phương từ chối không thực hiện có thể sẽ bị khiếu nại hoặc kiện ra tòa và
phải bồi thường thiệt hại.
Do vậy, khi ký phát những thư chào hàng cố định, người bán hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng
từng chi tiết nhỏ cũng phải phù hợp với luật pháp, lợi ích của Công ty và các Bên liên quan và không để
phát sinh tranh chấp hoặc tổn thất.
Chào bán hàng là 1 thao tác nghiệp vụ rất quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế. Trong
bước chào bán hàng thì bên bán cần thể hiện ý chí bán hàng của mình thông qua các hình thức văn bản
có tính pháp lý và thường là đơn chào hàng. Nếu như hỏi hàng là bước đầu để hai bên tìm hiểu lẫn nhau
thì chào bán hàng được xem là bước thể hiện sự chào hàng 1 cách chính thức của bên bán với bên mua thông qua đơn chào hàng.
Đơn chào hàng này phải thể hiện chi tiết về giá cả và nội dung của hàng hóa cũng như hiệu lực
trong một khoảng thời gian nhất định.
Khi nhận được Inquiry từ bên mua, bên bán sẽ gửi báo giá (Quotation) hoặc bên bán cũng
chủ động gửi báo giá nếu tìm thấy bên mua tiềm năng. Cũng giống như Inquiry thì một Quotation ít
nhất nên cung cấp đủ các thông tin sau để tránh phải giao dịch nhiều lần:
(1) Giá cả (Unit Price, Currency…): nên ghi tách riêng giá hàng hoá và chi phí vận tải khibáo
giá CIF để bên mua biết được giá của hàng hoá nếu muốn mua giá FOB. Không được quên ghi rõ
tiền tệ của giá cả vì bên mua có thể lăn tăn và luôn hỏi lại rõ ràng trước khi đặt hàng.
(2) Điều kiện Incoterms (FOB, CIF, CFR…): Luôn luôn nhớ ghi chú điều kiện
Incotermsđang báo giá vì nếu thiếu Incoterms thì giá cả được báo không phản ánh giá thực tế bên mua phải trả.
(3) Thời gian giao hàng (Time Of Delivery): Nếu không biết hàng hoá có sẵn hay khônghoặc
khi nào hàng sẽ sẵn sàng được giao thì bên mua không thể đặt hàng.
(4) Điều kiện thanh toán (Methord Of Payment): là một trong các yếu tố để báo giá củadoanh
nghiệp có thể cạnh tranh với các báo giá của đối thủ. Nếu cho phép thanh toán từng phần hoặc thanh
toán muộn thì bên mua sẽ rất chú ý. lOMoARcPSD| 25865958
– Bước 3: Hoàn giá (Counter-offer)
Hoàn giá chính là bước ngoặt cả về giá hay về các điều kiện giao dịch khác của bên mua hàng
trên cơ sở đơn chào hàng của bên bán.
Tuy nhiên, nếu như đơn chào hàng của bên bán đưa ra hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của
bên mua, thì bên mua sẽ không phải mặc cả, hai bên không cần phải trao đổi lại vấn đề giá cả hoặc điều
kiện giao dịch. Nói cách khác, trong trường hợp đấy thì sẽ không có bước hoàn giá mà được coi là 2 bên
đã đạt được thỏa thuận. Lúc đó bên mua sẽ căn cứ vào đơn chào hàng để tiến hành, thực hiện đặt mua hàng.
– Bước 4: Đặt hàng- Purchase Order (P/O) / Order
Nếu như thư chào hàng thể hiện ý định bán hàng của người bán và được người bán ký phát cho
các khách hàng của mình thì đơn đặt hàng thế hiện ý định muốn mua hàng của người mua, đó là đề nghị
từ phía người muốn mua hàng hóa. Trong đơn đặt hàng người mua thường nêu cụ thể tên hàng hóa định
mua và đề nghị người bán cung cấp hàng cho mình theo những điều kiện (số lượng, phẩm chất, thời hạn
giao hàng v. v.) do mình tự đặt ra. Một khi người bán chấp nhận hoàn toàn đơn đặt hàng trong thời hạn
quy định thì hợp đồng coi như đã được thành lập giữa bên mua và bên bán.
– Bước 5: Chấp nhận (Acceptance)
Là việc người được chào giá đồng ý hoàn toàn với giá được chào. Hiệu quả pháp lý của việc
chấp nhận là dẫn tới việc ký kết hợp đồng mua bán.
Acceptance được chia làm 2 loại: •
Acceptance hoàn toàn vô điều kiện: Với việc chấp nhận này hợp đồng sẽ được ký kết, và
hợp đồng bao gồm những chứng từ sau:
+ Offer: Do người bán ký. + Order: Do người mua ký.
+ Acceptance: Do người mua ký.
Sau khi 3 loại chứng từ nói trên được ký kết thì hợp đồng coi như đã được ký •
Acceptance có điều kiện: Về cơ bản thì hợp đồng vẫn chưa được ký kết và vẫn còn nhiều
khả năng không được ký.
Điều kiện hiện lực của Acceptance:
+ Phải theo hình thức mà luật pháp của từng nước yêu cầu (Theo Điều 24 Luật Thương mại Việt
Nam thì hình thức chấp nhận tương tự như hình thức của hợp đồng).
+ Phải làm trong thời hạn hiệu lực của Offer hoặc Order. Nếu ngoài thời hạn thì việc chấp nhận không có giá trị
+ Phải được chính người nhận giá chấp nhận.
+ Chấp nhận phải được gửi tận tay người chào hoặc người đặt hàng, nếu những người này không
nhận được thì chấp nhận cũng không giá trị về mặt pháp lý. lOMoARcPSD| 25865958
– Bước 6: Hoá đơn chiếu lệ/ xác nhận đặt hàng - Profoma Invoice (P/I)/ Confirmation
Bản nháp của hóa đơn thương mại có thể sửa đổi , không được dùng để đòi tiền hay thanh toán
Là việc khẳng định lại sự thỏa thuận mua bán để tăng thêm tính chắc chắn của nó và để phân biệt
những điều khoản cuối cùng với những điều kiện đàm phán ban đầu. Giấy xác nhận có thể được một
bên đưa ra. Ví dụ: Bên bán đưa ra Giấy xác nhận đặt hàng (Confirmation of order) để khẳng định việc
mình đã chấp nhận đơn đặt hàng do bên mua gửi đến xác nhận thường được lập thành hai bản, bên lập
xác nhận ký trước rồi sau đó gửi cho bên kia. Bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại cho bên lập
xác nhận một bản. Trường hợp các bên chỉ lập một bản xác nhận, thì bản xác nhận đó phải có hai chữ
ký, thường được gọi là hợp đồng.
1.2.1.2. Giao dịch qua trung gian
Phương thức giao dịch buôn bán qua trung gian là phương thức giao dịch trong đó hai bên mua
và bán phải thông qua người thứ ba để ký kết và thực hiện hợp đồng.
Các trung gian mua bán phổ biến trên thị trường bao gồm: Môi giới, đại lý và ủy thác mua bán hàng hóa. • Môi giới thương mại
Điều 150, Luật Thương mại đưa ra định nghĩa: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại,
theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ
và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. Quan hệ giữa người ủy thác và người môi giới là quan
hệ dựa trên sự ủy thác từng lần chứ không phải hợp đồng dài hạn. • Đại lý thương mại
Điều 166, Luật thương mại đưa ra định nghĩa: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo
đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho
bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Quan hệ
giữa người ủy thác và người đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý. •
Ủy thác mua bán hàng hóa
Điều 155, Luật Thương mại đưa ra định nghĩa: Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương
mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những
điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác.
1.2.2. Mua bán đối lưu - counter trade Khái niệm
Trao đổi hàng - hàng
Mua bán đối lưu (Counter trade) là phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa, trong đó xuất khẩu
kết hợp với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về.
Đồng tiền làm thước đo giá trị lOMoARcPSD| 25865958
Tuân thủ yêu cầu cần bằng chặt chẽ: CB mặt hàng, ĐK giao hàng, tổng giá trị
Phương thức buôn bán đối lưu ra đời do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân là do nhà
nước quản lý ngoại hối, thanh toán bằng tiền mặt gặp nhiều khó khăn, hoặc các bên đối tác không có
ngoại tệ mạnh. Một nguyên nhân nữa cũng cần phải kể đó là do hàng hoá đối tượng của buôn bán đối
lưu thường là kém chất lượng hoặc khó tiêu thụ cho nên các bên tìm cách đổi cho nhau.
Ví dụ về buôn bán đối lưu •
VD1: Tổng công ty Thương mại Khoáng sản và Kim loại của Ấn Độ (MMTC) đã nhập
khẩu 50.000 tấn đường ray trị giá khoảng 38 triệu USD từ một công ty của Nam Tư so với tinh quặng
sắt và viên nén có cùng giá trị. •
VD2: Tập đoàn Dệt may Quốc gia của Ấn Độ đã ký một thỏa thuận trị giá 200 triệu
Rupee Ấn Độ để mua từ Liên Xô 200 khung dệt. Liên Xô đồng ý mua lại là 75% sản phẩm dệt từ các
khung dệt này và phần còn lại Ấn Độ trả bằng tiền mặt.
Đặc điểm của buôn bán đối lưu •
Giá trị sử dụng của hàng hóa được quan tâm chính vì việc đổi hàng giữa các đối tác với
nhau chỉ là để thỏa mãn một nhu cầu nào đó, các đối tác ít quan tâm đến giá trị của hàng hóa. •
Tiền trong phương thức này chỉ là phương tiện để tính toán, có nghĩa là các bên đối tác
chỉ định giá hàng hóa để qua đó trao đổi cho nhau. •
Yêu cầu về cân bằng quyền lợi giữa các bên. Sự cân bằng này được thể hiện ở những khía cạnh sau:
+ Cân bằng về mặt hàng: Mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn kho, khó bán đổi lấy
mặt hàng tồn kho, khó bán.
+ Cân bằng về điều kiện giao hàng: Xuất CIF thì phải nhập CIF, xuất FOB thì phải nhập FOB.
+ Cân bằng về tổng giá trị: Tổng giá trị hàng hóa trao đổi phải tương đối cân bằng nhau.
Ưu nhược điểm của buôn bán đối lưu Ưu điểm •
Không sử dụng tiền tệ làm trung gian nên không bị ảnh hưởng vấn đề tỷ giá trong giao dịch. •
Giảm chi phí giao dịch và thanh toán với ngân hàng. •
Có thể thực hiện khi một bên thiếu ngoại tệ, hàng tồn kho, hàng không hoàn hảo… Nhược điểm •
Hàng hóa mà người mua bán cho người xuất khẩu có thể có chất lượng kém, ít có khả
năng bán được trên thị trường quốc tế. •
Khó khăn trong việc định giá thị trường cho hàng hóa người mua cung cấp. •
Mua bán đối lưu thường không hiệu quả vì hai bên thường có xu hướng độn giá hàng hóa của mình. •
Mua bán đối lưu là những giao dịch rất phức tạp, phiền hà và tốn thời gian, chịu ảnh
hưởng của luật lệ các nước nên thường mang tính quan liêu. lOMoARcPSD| 25865958
Các hình thức buôn bán đối lưu : Gồm 6 hình thức Hàng đổi hàng (Barter)
Hình thức này đã xuất hiện từ thời xa xưa trong lịch sử loài người, có nghĩa là mặt hàng này đổi
lấy mặt hàng khác có giá trị tương đương. Nhưng hiện nay trong thực tế không phải lúc nào hàng hoá
đem trao đổi cũng có giá trị tương đương với nhau. Hình thức trao đổi hàng hoá có giá trị không tương
đương đã và đang được thực hiện trong hoạt động thương mại quốc tế và ngày càng trở nên thông dụng.
Trong trường hợp này người ta thường dùng một phần tiền để bù vào giá trị chênh lệch. Phương thức
trao này thường áp dụng với các loại hàng hoá không thể chia nhỏ được.
Ngoài phương thức trao không ngang giá người ta còn tiến hành trao đổi hàng hoá không phù
hợp với ngành nghề kinh doanh.
Bù trừ (Compensation)
Bù trừ theo nghĩa thực của nó tức là việc xuất khẩu liên kết với việc nhập khẩu. Thực hiện hình
thức buôn bán này hai bên không thanh toán với nhau bằng tiền mặt mà trao đổi với nhau một hàng hoá
hoặc dịch vụ có giá trị giá trị tương đương nhau. Sau khi bù trừ giá hàng hoá với nhau vẫn còn số dư thì
giá trị còn dư đó sẽ được thanh toán theo yêu cầu của bên chủ nợ.
Hình thức bù thừ bao gồm: •
Bù trừ trước (pre – compensation): Theo hợp đồng thì một bên giao hàng trước. Sau
khi nhận hàng một thời gian nhất định bên kia mới giao hàng đối ứng. •
Giao dịch song hành (parallel transaction): Hai bên cùng tiến hành giao hàng trong
một thời kỳ nhất định. Tất nhiên giá trị hàng giao có thể không bằng nhau nhưng không ai giao trước ai.
Mua đối ứng (counter – purchasing)
Hình thức này thường áp dụng trong việc mua bán máy móc thiết bị và nhà máy, bên mua thường không có tiền.
Trong trường hợp này hai bên thường ký với nhau các hợp đồng mua hàng hoá của nhau. Có
nghĩa là bên cung cấp nhà máy hoặc máy móc thiết bị phải mua lại một loại hàng hoá nào đó của bên
nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc nhà máy với giá trị bằng giá trị máy móc thiết bị hoặc nhà máy đã bán.
Hai bên ký kết với nhau một văn bản ghi nhớ (memorandum of understanding - MOU) trong đó
một bên sau khi xuất khẩu hứa sẽ nhập khẩu hàng hóa của bên kia. Nhưng lưu ý là bản ghi nhớ không
có giá trị pháp lý và các nghĩa vụ không bị ràng buộc như hợp đồng, cho nên lời hứa nhập hàng không
phải là cam kết chắc chắn.
Mua lại (buying – back)
Một bên cung cấp thiết bị toàn bộ và sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật cho bên kia, đồng thời cam
kết mua lại những sản phẩm do máy móc thiết bị hoặc sáng chế đó sản xuất ra. Chuyển nợ (switch)
Bên nhận hàng chuyển khoản nợ tiền hàng về cho bên thứ ba để bên này trả tiền.
Bồi hoàn (offset)
Đây là nghiệp vụ dùng hàng hoá và/hoặc dịch vụ để đổi lấy những ân huệ. Về quân sự bên cung
cấp hàng quân sự thường được sử dụng một số đặc ân nào đó về quân sự của bên nhập khẩu hàng quân sự. lOMoARcPSD| 25865958
Trong các phương thức trên, phương thức hàng đổi hàng (barter) là loại hình mua bán đã có từ
lâu đời. Hiện nay, nó vẫn đang là một trong những phương thức phổ biến nhất và ngày càng trở nên thông dụng.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Khi giao dịch buôn bán đối lưu các bên phải hết sức lưu ý các biện pháp bảo đảm thực hiện
hợp đồng sau:
Dùng Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal Letter of Credit)
Đây là loại L/C mà trong nội dung của nó có điều khoản quy định “L/C này chỉ có hiệu lực khi
người hưởng lợi mở một L/C khác có giá trị tương đương”. Như vậy hai bên mua và bán vừa phải mở L/C vừa phải giao hàng.
Dùng người thứ ba khống chế chứng từ sở hữu hàng hoá
Người thứ ba chỉ giao chứng từ cho người nhận hàng khi người này đổi lấy một chứng từ hàng
hoá khác có giá trị tương đương. Thông thường người ta dùng ngân hàng làm người thứ ba. Dùng một
tài khoản đặc biệt để theo dõi việc giao hàng của hai bên
Đến cuối một thời kỳ nhất định (chẳng hạn 6 tháng hay một năm) nếu còn số dư nợ thì bên nợ
phải giao nốt hàng hoặc chuyển số dư nợ sang kỳ giao hàng sau hoặc phải thanh toán bằng ngoại tệ.
Phạt về việc giao hàng thiếu hoặc giao hàng chậm
Bên bán không giao hoặc chậm giao hàng phải nộp phạt bằng ngoại tệ. Mức phạt do hai bên thoả
thuận quy định trong hợp đồng.
1.2.3. Gia công quốc tế Khái niệm
Gia công: gia tăng thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm, tăng độ hoàn thiện Một chuỗi sản
xuất có nhiều lần, nhiều người gia công
Điều 178, Luật Thương mại đưa ra định nghĩa: Gia công trong thương mại là hoạt động thương
mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao
Gia công quốc tế được định nghĩa như sau:
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên
liệu, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất, sau đó giao lại sản phẩm và
được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là
phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
Các hình thức gia công quốc tế •
Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu: Gia công quốc tế có thể tiến hành theo
những hình thức sau đây:
+ Bên đặt gia công giao nguyên liệu, thu sản phẩm và trả tiền gia công. Trong thời gian chế tạo,
sản xuất quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. lOMoARcPSD| 25865958
+ Mua đứt bán đoạn: Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời
gian sản xuất, chế tạo sẽ mua lại sản phẩm. Trong trường hợp này, quyền sở hữu về nguyên liệu chuyển
từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.
Ngoài ra, người ta còn áp dụng một hình thức kết hợp trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên
liệu chính còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ. •
Xét về giá gia công: Người ta chia việc gia công thành hai hình thức:
+ Hợp đồng thực chi, thực thanh: Chi bao nhiêu cho việc gia công thì thanh toán bấy nhiêu cộng
thêm tiền thù lao gia công.
+ Hợp đồng khoán gọn: Khoán luôn bao nhiêu tiền, xác định giá định mức (Target price) cho
mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức. •
Xét về số bên tham gia: Gia công được chia thành:
+ Gia công hai bên: Trong đó chỉ có một bên đặt gia công và một bên nhận gia công.
+ Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp: Trong đó bên nhận gia công là một số
doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, và bên đặt
gia công có thể chỉ có một và cũng có thể nhiều hơn một.
1.2.4. Giao dịch tái xuất (Re-export) Khái niệm
Tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế biến ở
nước tái xuất. Tái xuất là một phương thức giao dịch buôn bán mà người làm tái xuất không nhằm mục
đích phục vụ tiêu dùng trong nước mà chỉ tạm nhập khẩu sau đó tái xuất khẩu để kiếm lời.
Phương thức này khác với phương thức đối lưu ở chỗ là không quan tâm đến nhu cầu tiêu dùng
trong nước. Tham gia vào phương thức giao dịch tái xuất luôn có 3 nước: Nước xuất khẩu, nước nhập
khẩu, và nước tái xuất. Vì vậy, phương thức này còn được gọi là phương thức giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.
Các loại hình tái xuất • Tạm nhập tái xuất:
Theo Điều 29, Luật Thương mại thì: Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ
nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất
khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do
thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt
Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hàng hóa được nhập khẩu vào trong nước tái xuất được lưu
tại kho ngoại quan sau đó được xuất khẩu ra nước ngoài không thông qua chế biến. •
Chuyển khẩu hàng hóa: cargo transshipment
Theo Điều 30, Luật Thương mại thì: Chuyển khẩu là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ
để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt lOMoARcPSD| 25865958
Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:
+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam.
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam
nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam
và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
1.2.5. Thương mại điện tử
Thương mại điện tử (E-commerce) là phương thức thương mại được thực hiện bằng phương tiện
điện tử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ
tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự. Nói một cách khác, thương
mại điện tử là phương thức thương mại mà việc trao đổi thông tin thương mại được thực hiện thông qua
các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá
trình giao dịch (nên còn được gọi là thương mại không giấy tờ). Các phương tiện công nghệ điện tử ví
dụ như điện thoại, điện báo, telex, fax, truyền hình, thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử, mạng nội bộ,
Internet và web… Theo cách hiểu chung hiện nay, thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện
điện tử và mạng Internet để tiến hành các hoạt động thương mại.
Có thể nhìn nhận thương mại điện tử dưới các góc độ: truyền thông, kinh doanh, dịch vụ, mạng
Internet… Dưới góc độ truyền thông, thương mại điện tử là tất cả hoạt động trao đổi thông tin, sản phẩm,
dịch vụ, thanh toán… thông qua các phương tiện điện tử như máy tính, đường dây điện thoại, internet
và các phương tiện khác. Trên góc độ kinh doanh, thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện
điện tử và công nghệ thông tin nhằm tự động hoá quá trình và các nghiệp vụ kinh doanh. Hiểu trên góc
độ dịch vụ, thương mại điện tử là việc ứng dụng các phương tiện điện tử và công nghệ thông tin nhằm
tự động hoá các hoạt động dịch vụ. Thương mại điện tử còn được hiểu là tất cả các hoạt động mua bán
sản phẩm, dịch vụ và thông tin thông qua mạng Internet và các mạng khác.
Thương mại điện tử đem lại nhiều lợi ích như giúp các doanh nghiệp nắm được thông tin phong
phú về thị trường và đối tác, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. Thương mại
điện tử qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao
dịch, tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình
thương mại. Thương mại diện tử giúp tiến hành các hoạt động thương mại rất nhanh, đỡ tốn kém và rất
linh hoạt. Nhưng thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được nếu cơ sở vật chất kỹ thuật của nó (mạng
máy tính, mạng lưới Internet…) được trang bị đầy đủ, nhất là trong điều kiện hội nhập thương mại quốc
tế, Việt Nam đã ban hành Luật Giao dịch điện tử, quy chế sử dụng chữ ký số (Quyết định số 25/2006/QĐ-
BTM ngày 25/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về quy chế sử dụng chữ ký số). lOMoARcPSD| 25865958
Một giao dịch điện tử phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau: Các bên phải tự
nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch, tự thoả thuận về việc lựa chọn loại
công nghệ để thực hiện giao dịch điện tử. Không một loại công nghệ nào được xem là duy nhất trong
giao dịch điện tử. Giao dịch điện tử phải bảo đảm sự bình đẳng và an toàn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử: 1.
Cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử. 2.
Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu. 3.
Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một
phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu. 4.
Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, thay đổi, phá hoại hệ
thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử. 5.
Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật. 6.
Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu và được Nhà nước
thừa nhận giá trị pháp lý. Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được
lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện
tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác. Giao kết hợp
đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá
trình giao kết hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, đề nghị
giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.
Theo quy định của Luật Giao dịch điện tử, hợp đồng điện tử được thừa nhận giá trị pháp lý.
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý
như thông báo bằng phương pháp truyền thống.
Các công đoạn của giao dịch mua bán thương mại điện tử:
Một giao dịch mua bán trên mạng gồm có 6 công đoạn sau: (1)
Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và địa
chỉliên hệ vào đơn đặt hàng của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh
nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại
những thông tin cần thiết như mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng… (2)
Khách hàng kiểm tra lại các thông tin đã báo và nhấn vào nút “đặt hàng” trên màn hình
từbàn phím hay chuột của máy tính, để gửi thông tin trả về cho doanh nghiệp. (3)
Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh
toán(số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ,…) đã được mã hoá đến máy chủ (Server – thiết bị xử lý dữ
liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hoá, các thông tin lOMoARcPSD| 25865958
thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn
doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng). (4)
Khi Trung tâm xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán sẽ giải mã thông tin và
xửlý giao dịch đằng sau bức tường lửa (Fire wall) và tách rời mạng Internet, nhằm mục đích bảo mật
tuyệt đốii cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến
ngân hàng của doanh nghiệp theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt). (5)
Ngân hàng của doanh nghiệp gửi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán đến ngân hàng
hoặccông ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng. Tổ chức tài chính này so phản hồi là đồng ý hoặc từ
chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet. (6)
Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản
hồitrên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt
hàng sẽ được thực hiện hay không.
Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 đến bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây.
1.2.6. Đấu giá quốc tế
Theo Điều 185, Luật Thương mại thì đấu giá hàng hóa: Là hoạt động thương mại, theo đó người
bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Đấu giá quốc tế (International auction) là một phương thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công
khai ở một nơi nhất định mà những người mua tự do xem trước hàng hóa, cạnh tranh trả giá để mua hàng hóa đó.
Đấu giá quốc tế thực chất là việc giao dịch mua bán giữa một người bán và nhiều người mua
diễn ra trên phạm vi quốc tế. Người tổ chức hay người bán không hạn chế người mua tham dự theo tiêu
chí quốc tịch hay phạm vi hoạt động. Người tham dự nước ngoài được quyền tham dự và thực hiện nghĩa
vụ và trách nhiệm của mình theo thông lệ và luật pháp quốc tế.
Hơn nữa, phương thức giao dịch này được thực hiện theo cách thức đặc biệt. Hàng hóa đã được
xác định trước, được trưng bày trước để người xem mua hàng. Sau đó, người tham dự tiến hành trả giá
tại phiên đấu giá dựa trên cảm nhận đánh giá chất lượng hàng hóa của mình.
Thông thường, người ta đem đấu giá hàng hóa khó tiêu chuẩn hóa hay những hàng quí hiếm và
các tác phẩm nghệ thuật.
Các loại hình đấu giá quốc tế
Đấu giá có nhiều cách phân loại khác nhau căn cứ vào nội dung hay mục đích.
Về mục đích sử dụng có thể chia hình thức đấu giá thành đấu giá thương nghiệp và đấu giá phi thương nghiệp. -
Đấu giá thương nghiệp là hình thức đấu giá những hàng hóa có số lượng lớn, tương đồng
có thể phân loại theo lô hàng nhằm mục đích thương mại. lOMoARcPSD| 25865958 -
Đấu giá phi thương nghiệp là hình thức đấu giá những vật phẩm hàng hóa không vì mục
đích thương mại như đấu giá cổ vật, kỉ vật.
Căn cứ vào cách tiến hành đấu giá có thể chia đấu giá thành đấu giá lên và đấu giá xuống. -
Đấu giá lên là hình thức người tổ chức chọn cách thức phát giá ban đầu thấp để người
tham dự cạnh tranh trả giá cao dần lên đến mức giá cao nhất có thể bán. -
Đấu giá xuống là hình thức người tổ chức phát giá ban đầu ở mức cao sau đó hạ dần để
người tham dự chấp nhận mua.
Căn cứ vào phạm vi và hình thức tiến hành có đấu giá công khai và bỏ phiếu kín. -
Hình thức đấu giá công khai được tổ chức trên cơ sở giá được niêm yết công khai sau mỗi lần trả giá. -
Hình thức đấu giá bỏ phiếu kín thì người mua được bỏ giá theo vòng bỏ giá bằng các phiếu kín của mình.
Ngoài ra, nếu căn cứ vào cách phát giá có thể chia hình thức đấu giá do người tổ chức phát giá
hoặc do người mua phát giá.
Ưu, nhược điểm của giao dịch đấu giá quốc tế Ưu điểm
Đấu giá là hình thức cạnh tranh giá để mua hàng nên rất có lợi cho người bán. Đồng thời cũng
mang lại lợi ích cho bên mua về mặt công bằng, công khai và hàng hóa đảm bảo chất lượng.
Rõ ràng rằng người tổ chức không thể bán hàng kém chất lượng hoặc hàng giả vì có nhiều người
mua có kinh nghiệm và kiến thức về mặt hàng đó đã xem hàng trước. Vì vậy, ưu điểm của hàng hóa
mua qua hình thức đấu giá là thường thỏa mãn những mong muốn của người mua với chất lượng cao. Nhược điểm
Đấu giá cũng có những hạn chế mang lại cho cả người mua và người bán trong trường hợp có sự
thông đồng dìm giá hay kích động người mua trả giá quá cao. Xuất phát từ lợi ích của người bán lớn
hơn nên nhiều người mua dễ thông đồng với nhau để dìm giá.
Do đó, người tổ chức muốn đảm bảo quyền lợi của mình thường tổ chức giám sát việc tham dự
đấu giá rất chặt chẽ, thậm chí nhiều nơi có sự điều tra thẩm vấn trước khi tham dự đấu giá và theo dõi
hành vi tham gia đấu giá của các bên tham gia. Đấu giá do vậy cũng nảy sinh chi phí tốn kém hơn và có
nhiều nghiệp vụ phức tạp hơn cho cả người mua và người bán.
Trên thế giới có hai trung tâm đấu giá lớn nhất: Sotheby’s và Christie’s.
Đặc điểm của hàng hóa trên thị trường đấu giá là những hàng hóa có giá trị kinh tế cao và mang
tính đặc thù như rượu vang quý hiếm, tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ… Thị trường đấu giá chỉ có một người
bán, nhiều người mua nên ưu thế thuộc về người bán, giá bán là giá cao nhất.
1.2.7. Đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế (International Bidding) là một phương thức giao dịch đặc biệt theo đó người
mua công bố trước yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ kèm theo các điều kiện mua bán để nhiều người cạnh lOMoARcPSD| 25865958
tranh với nhau giành quyền cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó qua việc người mua trao hợp đồng cho
người cung cấp có giá cả và điều kiện hợp lí nhất.
Vì vậy, đặc điểm cơ bản của đấu thầu là giao dịch mua bán đặc biệt thường được quy định trước
về mặt thời gian, địa điểm, hàng hóa và có quy chế riêng gọi là quy chế đấu thầu.
Đấu thầu có nhiều người bán nhưng chỉ có một người mua nên người mua chiếm ưu thế và có
lợi hơn. Đối tượng được tổ chức đấu thầu thường là những hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn, có giá trị lớn,
công nghệ cao và có thể thay thế.
Đấu thầu trong mua sắm như vậy đảm bảo sự công bằng, minh bạch và hiệu quả nên được sử
dụng khá rộng rãi. Đặc biệt, trong trường hợp người có vốn hay cấp vốn không phải là người mua và
người sử dụng thì hình thức đấu thầu đảm bảo được sự minh bạch, quyền và nghĩa vụ của các bên một cách tối ưu nhất.
Các loại hình đấu thầu quốc tế
Đấu thầu quốc tế có rất nhiều loại khác nhau có thể chia theo các căn cứ sau đây: -
Căn cứ vào đối tượng có đấu thầu xây lắp, đấu thầu mua sắm thiết bị, đấu thầu
quản lí, đấuthầu tư vấn,... -
Căn cứ vào phạm vi có đấu thầu mở rộng, đấu thầu hạn chế hay chỉ định thầu. -
Căn cứ vào hình thức bỏ thầu có hình thức đấu thầu một túi hồ sơ và đấu thầu hai túi hồ sơ. -
Căn cứ vào cách tổ chức đấu thầu có đấu thầu một giai đoạn và đấu thầu nhiều giai đoạn.
Ưu, nhược điểm của giao dịch tiến hành đấu thầu quốc tế Ưu điểm
Đấu thầu quốc tế là phương thức giao dịch đặc biệt với những qui trình, thể lệ, nguyên tắc cho
những người tham dự cạnh tranh chào hàng nên giúp ích cho người mời thầu có điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch.
Bên mời thầu có độ an toàn cao khi giao dịch mua bán bằng hình thức đấu thầu, họ được quyền
lựa chọn và tham khảo các chuyên gia tư vấn trong các lĩnh vực liên quan đến mua bán hàng hóa.
Hơn nữa, ưu điểm của đấu thầu quốc tế còn giúp cho các cơ quan quản lí, cơ quan cấp vốn,...
tránh được thất thoát trong mua bán và xây dựng cơ bản. Các nhà tham dự thầu cũng được an toàn hơn
do người mua là thực sự và được đảm bảo về khả năng thanh toán cao hơn.
Do đó, đấu thầu quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Những cuộc đấu thầu
minh bạch và công khai luôn được đánh giá cao và giúp cho cả bên hưởng lợi từ các công trình và sản
phẩm hàng hóa đó ủng hộ. Nhược điểm
Đấu thầu quốc tế cũng có những hạn chế nhất định. Đặc biệt là chi phí tổ chức và mở thầu khá
tốn kém nên thường áp dụng hình thức đấu thầu trong mua bán đối với những hàng hóa, công trình có giá trị cao. lOMoARcPSD| 25865958
Thậm chí, chi phí của các bên tham dự cũng là những vấn đề được cân nhắc khi tham gia đấu
thầu mặc dù hình thức đấu thầu là rất an toàn về tài chính cho họ.
Một nhược điểm nữa của hình thức đấu thầu là khó kiểm soát sự thông thầu giữa các nhà thầu và
giữa nhà thầu với nhà tham dự thầu.
1.2.8. Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa nhà nước thành lập, có tư
cách pháp nhân, làm trung gian, quy định toàn bộ
Sở Giao dịch hàng hóa (mercantile exchange hoặc goods exchange) là một tổ chức có tư cách
pháp nhân, cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật cần thiết
để giao dịch, mua bán hàng hóa được tiêu chuẩn hóa tuân theo những qui tắc giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
Trong thị trường hàng hóa tương lai, Sở Giao dịch hàng hóa có vị trí chủ thể tổ chức và điều
hành hoạt động mua bán hàng hóa. Sở Giao dịch hàng hóa tồn tại ở các nước rất đa dạng về hình thức
tổ chức và cơ chế vận hàng, tuy vậy bản chất chung của Sở Giao dịch hàng hóa là "một tổ chức nghề
nghiệp, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo nguyên tắc độc lập".
Sở Giao dịch hàng hóa là nơi thỏa thuận và kí kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa để
thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay hoặc không trực tiếp giao ngay, và là nơi thỏa thuận việc
mua bán quyền chọn bán và quyền chọn mua hàng hóa.
Ưu điểm của Sở Giao dịch hàng hóa -
Cung cấp và duy trì một nơi mua bán cụ thể, có tổ chức với cơ sở vật chất kĩ thuật
cần thiết đểgiao dịch mua bán hàng hóa. -
Đưa ra các qui tắc giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa, giám sát và thực thi những
tiêu chuẩnđạo đức và tài chính đối với thương nhân hoạt động kinh doanh ở Sở Giao dịch hàng
hóa; kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các thành viên và các giao dịch nhằm đảm bảo cho các
giao dịch được vận hành lành mạnh và hiệu quả; nhờ đó, khắc phục được những bất cập trên thị
trường tự do như việc không giữ đúng cam kết, không thực hiện hợp đồng của các bên mua và
bán khi thấy việc thực hiện hợp đồng gây bất lợi cho mình. -
Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời
điểm giúp cácnhà đầu tư đưa ra được quyết định của mình, tránh hiện tượng đồng thổi giá trên thị trường.
Cơ cấu tổ chức của Sở Giao dịch hàng hóa
Sở Giao dịch hàng hóa là một tổ chức nghề nghiệp, có tư cách pháp nhân giữ vai trò tổ chức và
điều hành hoạt động mua bán hàng hóa trong thị trường hàng hóa tương lai có tổ chức. Để phục vụ cho
việc mua bán hàng hóa, các Sở Giao dịch hàng hóa trên thế giới đều có các bộ phận chính sau đây: lOMoARcPSD| 25865958
(Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch hàng hóa)
Phân loại Sở Giao dịch hàng hóa
Căn cứ vào mặt hàng kinh doanh chính tại Sở Giao dịch hàng hóa - Sở Giao dịch ngũ cốc - Sở Giao dịch gia súc -
Sở Giao dịch cà phê, đường, ca cao - Sở Giao dịch bông vải -
Sở Giao dịch năng lượng, kim loại
Căn cứ vào hình thức sở hữu Sở Giao dịch hàng hóa -
Sở Giao dịch hàng hóa sở hữu nhà nước -
Sở Giao dịch hàng hóa sở hữu tư nhân
Căn cứ vào cách thức giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa -
Sở Giao dịch hàng hóa hữu hình -
Sở Giao dịch hàng hóa điện tử
Sở giao dịch hàng hoá có các chức năng sau đây: -
Cung cấp các điều kiện vật chất - kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng hoá; -
Điều hành các hoạt động giao dịch; -
Niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Định nghĩa mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (Purchase and sale of goods through the
Goods Exchange) là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một
lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của lOMoARcPSD| 25865958
Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng
được xác định tại một thời điểm trong tương lai.
Đặc điểm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa là một phương thức mua bán hàng hóa đặc biệt.
Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những đặc thù như sau: -
Các quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện thông
qua hìnhthức pháp lí và hợp đồng mua bán. Hợp đồng này được giao kết và thực hiện thông qua Sở Giao dịch hàng hóa. -
Hàng hóa được trao đổi giữa bên mua và bên bán phải là những hàng hóa được
tiêu chuẩn hóamột cách cụ thể và được thực hiện theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục chặt chẽ. -
Việc thực hiện nghĩa vụ của các bên thường không được thực hiện vào thời điểm
kí kết hợpđồng mà được thực hiện vào một thời điểm nhất định trong tương lai. -
Việc mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện theo các tiêu
chuẩn,nguyên tắc và thủ tục của Sở Giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch đóng vai trò trung gian,
kết nối các bên mua và bán hình thành hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Sở giao dịch hàng hóa thể hiện tập trung quan hệ cung cầu về một mặt hàng trong giao dịch trong
một khu vực, ở một thời điểm nhất định. Do đó giá công bố tại sở giao dịch có thể được coi là một tài
liệu tham khảo trong việc xác định giá quốc tế.
Hàng hóa của Sở giao dịch là những mặt hàng có khối lượng lớn, nhu cầu cao, giá cả thường
biến động nhưng dễ tiêu chuẩn hóa và dễ tìm. Trên thị trường sở giao dịch chủ yếu là mua khống và bán
khống để thu chênh lệch giá (>90%), giao dịch thực chỉ chiếm ít hơn 10%.
Những trung tâm giao dịch lớn trên thế giới:
• London, New York: Kim loại màu.
• London, New York, Rotterdam, Amsterdam: Cà phê.
• Bombay, Chicago, New York: Bông.
• Rotterdam, Milan, New York: Lúa mì.
1.2.9. Giao dịch tại hội chợ và triển lãm
Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào một thời gian và ở một địa điểm cố
định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hóa của mình và tiếp xúc với
người mua để ký hợp đồng mua
Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh
tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật… Liên quan chặt chẽ đến hoạt động ngoại thương là các triển lãm công
thương nghiệp, tại đó người ta trưng bày, các loại hàng hóa nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả
năng tiêu thụ. Ngày nay triển lãm còn là nơi thương nhân hoặc các tổ chức kinh doanh có thể tiếp xúc,
giao dịch với nhau để ký kết các hợp đồng mua bán cụ thể. lOMoARcPSD| 25865958
Theo Điều 129, Luật Thương mại quy định: Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến
thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định để thương nhân
trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ.
1.2.10. Nhượng quyền thương mại
Điều 284, Luật Thương mại Việt Nam định nghĩa: Nhượng quyền thương mại là hoạt động
thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc
mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: •
Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết
kinh doanh, khẩu hiện kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; •
Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều
hành công việc kinh doanh.
Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hóa, dịch vụ không
thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
Trường hợp thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hóa, dịch
vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp
Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
CHƯƠNG 2. INCOTERMS - CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Từ incoterm 2010, bắt đầu áp dụng cho TM nội địa
2.1. Giới thiệu chung về Incoterms
Incoterms là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: International Commerce Terms. Đây tập hợp các
quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương.
Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, và được nhiều quốc gia, vùng
lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản này phải kể tới 2 điểm quan trọng:
+ Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu
+ Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từ người bán sang người mua
Cơ quan soạn thảo và ban hành Incoterms là Ủy ban Luật và Tập quán Thương mại quốc tế
Phòng Thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce - ICC).
Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms
+ Incoterms được bắt đầu soạn thảo năm 1921
+ Bản Incoterms đầu tiên được ban hành năm 1936
+ Tính đến năm 2022, Incoterms đã được ban hành tổng cộng 09 phiên bản: 1936, 1953, 1967,
1976, 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020. lOMoARcPSD| 25865958
Giá trị pháp lý của các phiên bản Incoterms:
+ Các bản Incoterms đều có giá trị pháp lý ngang bằng nhau.
+ Thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế có giá trị cao nhất.
Mỗi bản Incoterms lại đưa ra một số điều kiện giao hàng khác nhau. Ví dụ: Incoterms 1936 có
06 điều kiện, Incoterms 2000 có 13 điều kiện, Incoterms 2010 có 11 điều kiện.
Cấu tạo điều kiện của Incoterms:
+ Mỗi điều kiện trong Incoterms là một dạng hợp đồng.
+ Mỗi điều chứa đựng 10 nghĩa vụ cơ bản của người bán (từ A1 đến A10) và 10 nghĩa vụ cơ bản
của người mua (từ B1 đến B10).
Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Incoterms
(1) Incoterms không phải là luật
Incoterms là tập quán thương mại, không phải là luật, nên những quy tắc đề ra không có tính chất bắt buộc.
Do đó người mua và người bán không phải tuân thủ theo Incoterms, nếu họ không lựa chọn 1
trong những quy tắc này làm hợp đồng.
Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc nào đó trong Incoterms và đưa vào trong
bản hợp đồng mua bán, thì lúc đó nội dung của quy tắc áp dụng mới có tính ràng buộc.
Một khi đã được thống nhất áp dụng, các bên giao dịch phải có nghĩa vụ, trách nhiệm với những quy tắc này.
Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng. Như việc bên
nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người
mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao.
Song các vấn đề khác như giá cả, phương thức thanh toán, việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa, lưu kho,
lưu bãi thì tùy theo vào thỏa thuận của các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc theo tập quán cảng, tập
quán ngành kinh doanh, tập quán của nước sở tại của các bên tham gia mua bán.
(2) Hiệu lực của các phiên bản trước
Incoterms có nhiều phiên bản, các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các
phiên bản trước đó. Chính vì vậy, mà khi sử dụng thì cần phải ghi rõ là áp dụng Incoterms phiên bản
nào để đối chiếu và xác định trách nhiệm của các bên.
Một số phiên bản trước của Incoterms được ban hành vào các năm: 1936, 1953 (được sửa đổi
vào năm 1967 và 1976), 1980, 1990, 2000, 2010 và 2020.
Nếu quên không đề cập đến phiên bản Incoterms đang sử dụng trong quá trình làm hợp đồng thì
có thể gây ra nhiều rắc rối cho việc đối chiếu, xác minh tính hiệu lực của các điều khoản trong hợp đồng.
(3) Dẫn chiếu chính xác quy tắc Incoterms
Như đã nói ở trên, Incoterms có nhiều phiên bản. Thế nên nếu muốn áp dụng các quy tắc
Incoterms của các năm vào hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải làm rõ điều đó trong hợp đồng bằng
cách sử dụng các từ ngữ như Form sau: lOMoARcPSD| 25865958
[Điều kiện được chọn, tên địa điểm, Incoterms 2020]
2 bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu)
trong giao dịch. Nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng. Việc tăng, giảm
trách nhiệm, nghĩa vụ (nếu có) cần phải được cụ thể hóa trong hợp đồng mua bán.
(4) Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa
Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán. Chứ
không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.
Những vấn đề này thường được quy định trong các điều khoản khác của hợp đồng hoặc trong
luật điều chỉnh hợp đồng.
(5) Giá trị pháp lý
Nhiều người mới làm Xuất Nhập Khẩu phụ thuộc vào các quy tắc trong Incoterms mà quên mất
những luật lệ của quốc gia hay vùng lãnh thổ tham gia mua bán. Có thể do chưa nắm rõ tính chất của
Incoterms hoặc còn ít kinh nghiệm và chưa linh hoạt trong việc áp dụng.
Các bên cũng cần biết rằng luật địa phương được áp dụng có thể làm mất hiệu lực bất cứ nội
dung nào của hợp đồng. Kể cả điều kiện Incoterms đã được lựa chọn trước đó. Do đó, các bên cần
nghiên cứu và phải tuân thủ luật địa phương trong quá trình thương thảo và thực hiện hợp đồng mua bán.
(6) Phạm vi sử dụng
Incoterms thực sự đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho các hoạt động thương mại mang tính quốc
tế. Nó cung cấp cho bên mua và bên bán những quy tắc có thể tham khảo và áp dụng một cách thống
nhất trong thương thảo và kí kết hợp đồng, giống như một ngôn ngữ chung vậy.
Tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển,
đường bộ,…), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, …) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.
Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm rõ Incoterms là gì là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến quá
trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.
2.2. Nội dung Incoterms 2020
Tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển,
đường bộ,…), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, …) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.
Tuy nhiên, như đã nói, việc nắm rõ Incoterms là gì là rất cần thiết để không ảnh hưởng đến quá
trình đàm phán và thực hiện giao dịch thương mại quốc tế.
2.2.1. Incoterms nhóm E (Ex Works) Nội dung
Về cơ bản, EXW trong Incoterms 2020 và 2010 không có sự khác biệt nào. •
Chuyển giao rủi ro: Điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa và chi phí tại cơ sở của người bán (nơi xếp hàng). •
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua lOMoARcPSD| 25865958 •
Chuẩn bị hàng theo đúng hợp •
Trả tiền hàng theo hợp đồng
đồng đã thỏa thuận, giao hàng cho người mua tại đã thỏa thuận.
cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm quy định. •
Chịu mọi chi phí và rủi ro kể •
Giúp người mua làm thủ tục xuất từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán (chi
khẩu khi có yêu cầu với chi phí của người mua phí kiểm tra hàng hóa, chi phí về giấy tờ, thủ (Nếu
điều đó quy định trong hợp đồng). tục để nhận hàng và thông quan xuất khẩu, •
Giao cho người mua các chứng từ chi phí mua bảo hiểm, chi phí mà người bán
có liên quan đến hàng hóa.
đã bỏ ra để hỗ trợ cho mình…). •
Không phải chịu chi phí bốc hàng •
Làm thủ tục và chịu các chi
lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định phí để thực hiện thông quan xuất khẩu, quá
nếu không có quy định khác đi trong hợp đồng cảnh, nhập khẩu hàng hóa. mua bán Chú ý: •
Việc xếp hàng lên phương tiện vận chuyển (từ xưởng người bán ra cảng) không thuộc
trách nhiệm của người bán. Nếu người bán làm thay việc này thì chi phí và rủi ro sẽ vẫn do người mua chịu. •
Người bán sẽ hỗ trợ người mua trong việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa(nếu được
yêu cầu). Vậy nên người mua không nên dùng điều khoản này khi họ không thể trực tiếp hay gián tiếp
làm thủ tục thông quan cho hàng hóa tại nước xuất khẩu.
Cách ghi nhớ Incoterms EXW
Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi không chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó,
từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu… nghĩa là rất lười và không có
chút trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E . Vậy khi nào mình muốn bán hàng và chẳng
muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E.
2.2.2. Incoterms nhóm F FCA – Free Carrier Nội dung
FCA Incoterms 2020 là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải. Có nhiều báo cáo
chỉ rằng FCA (Free Carrier) là quy tắc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới với khoảng 40% các hợp
đồng dẫn chứng quy tắc này (Số liệu từ Shiphub.com).
Chuyển giao rủi ro/ hàng hóa:
o Nếu hàng được giao tại nơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là nhà kho
hay xưởng thì người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải đến lấy hàng.
o Nếu hàng được giao ngoài ơi nằm dưới quyền kiểm soát của người bán như là cảng biển
hay cảng hàng không, thì người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đó, người mua lOMoARcPSD| 25865958
sẽ phải chịu trách nhiệm về việc bốc hàng từ xe của người bán và mọi rủi ro và chi phí từ đó về sau.
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Người bán phải giao hàng hóa cùng hóa đơn thương mại và các chứng từ
khác được quy định trong hợp đồng. •
Hỗ trợ người mua lấy chứng từ vận tải nếu người mua yêu cầu, chi phí do người •
Người mua phải nhận hàng từ
mua chịu. người bán theo thời gian quy định, vận chuyển •
Lo liệu việc bốc hàng lên và thông quan nhập khẩu hàng hóa.
phương tiện vận tải do người mua chỉ định nếu •
Người mua phải chịu mọi rủi ro
địa điểm nhận hàng ở trong kho của người bán. về việc mất mát hoăc hư hỏng từ khi người
Nếu địa điểm nhận hàng ở ngoài kho của người chuyên chở của mình nhận hàng.
bán, người bán phải sắp xếp để vận chuyển •
Trả các chi phí và chịu rủi ro nếu
hàng hóa đến điểm giao hàng. nhờ người bán hàng thuê phương tiện chuyên •
Làm thủ tục xuất khẩu cho hàng chở.
và chịu mọi rủi ro, chi phí liên quan đến nghiệp •
Thông quan nhập khẩu hàng hóa. vụ này. •
Nếu người mua nhờ, người bán có thể thuê phương tiện vận tải theo các
điều kiện thông thường, mọi chi phí do người mua chi trả.
Cách ghi nhớ Incoterms FCA
Chỉ bốc hàng lên phương tiện vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ
sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm. Lấy ví dụ , tôi bán
2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở Kỳ Anh. Nếu tôi
giao hàng ở cơ sở Kỳ Anh, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do
người mua gửi đến.Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển
ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi
đến, người mua phải tự lo lấy. Nghe có vẻ không công bằng, thực ra thì người bán đã phải vận chuyển
hàng đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều,
có vị trí tập kết hàng tốt.
Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA? – Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier,
Free Carrier – Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên. FAS (Free alongside) Nội dung
Với FAS Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến dọc mạn tàu
chuyên chở mà người mua chỉ định. Điều này có nghĩa là người bán sẽ chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro lOMoARcPSD| 25865958
và chi phí xảy ra đối với hàng hóa tới khi hàng được vận chuyển tới song song mạn tàu được chỉ định.
Đây là điều kiện mà chỉ sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. Nếu không thể vận chuyển như trên
mà chỉ có thể chuyển tới 1 bãi container thì 2 bên nên cân nhắc sử dụng quy tắc FC. •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa : Người bán phải đặt hàng dọc mạn tàu hoặc mua
hàng đã đặt sẵn ở dọc mạn tàu chuyên chở. Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng xuống đặt dọc mạn tàu thì
rủi ro và chi phí được chuyển giao sang cho người mua. •
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Giao hàng dọc mạn tàu chuyên chở thiết để mua bảo hiểm thì người bán cần Trả
được chỉ định kèm theo hóa đơn thương mại và các tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô
chứng từ khác được quy định trong hợp đồng. hàng. •
Thông báo trước cho người bán về •
Thuê phương tiện vận tải
thời gian có thể giao hàng.
chuyên chở quốc tế, thông báo với người bán •
Nếu người mua yêu cầu, lấy giúp thông tin về con tàu và thời gian nhận hàng.
người mua các giấy tờ cần thiết phục vụ cho việc •
Nếu người bán yêu cầu, lấy
nhập khẩu, do người mua chịu chi phí.
giúp người bán các giấy tờ cần thiết phục vụ •
Đóng gói và kẻ ký mã hiệu.
cho việc xuất khẩu, do người bán chịu chi phí. • Thông quan xuất khẩu. • Thông quan nhập khẩu. •
Người bán không cần mua bảo hiểm.
Tuy nhiên nếu người mua yêu cầu các thông tin cần
phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các
thông thi này cho người mua
Cách ghi nhớ Incoterms FAS
Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giao hàng tại cơ sở sản
xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp
dọc mạn tàu.Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside – Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu. FOB (Free on Board) Nội dung
Với FOB Incoterms 2020, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua khi hàng
hóa đã nằm an toàn trên tàu, dưới sự định đoạt của người mua tại cảng đã thỏa thuận trong hợp đồng. •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về việc hỏng hay mất mát hàng hóa được
chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã nằm trên tàu, và từ đây người mua cũng sẽ chịu
mọi chi phí liên quan đến hàng hóa. •
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua lOMoARcPSD| 25865958 •
Vận chuyển hàng hóa lên trên
tàu tại cảng đi do 2 bên đã quy định trong hợp •
Chịu trách nhiệm cho bất kì
đồng và chịu mọi rủi ro liên quan. hư hỏng hay mất mát nào sau khi hàng hóa •
Xin giấy phép và làm các thủ tục được đưa an toàn lên trên tàu. xuất khẩu hàng hóa. •
Chịu mọi chi phí để thuê •
Chịu mọi rủi ro liên quan đến phương tiện vận tải và làm thủ tục nhập
mất mát hay hư hỏng hàng hóa trước khi hàng khẩu.
được đặt an toàn lên trên tàu. •
Thông báo cho người bán về •
Thông báo cho người mua về
địa điểm, con tàu nhận hàng và thời gian sẵn
việc hàng hóa đã lên tàu. sàng nhận hàng.
Giao các chứng từ được quy định trong hợp đồng cho người mua
Cách ghi nhớ Incoterms FOB
Ở điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu
lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi
trên chính là điều kiện FOB.Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng
lên đến tàu, nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó – Miễn trách
nhiệm khi đã giao hàng lên tàu. Như vậy trong điều kiện nhóm F, hãy nhớ 2 điểm quan trọng:
• Trách nhiệm chuyên chở tăng dần: FCA———>>>FAS———>>> FOB
• Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.Vậy là từ nhóm E, tôi
chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm gì thì làm.
2.2.3. Incoterms nhóm C CFR (Cost and Freight) Nội dung
Với CFR Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến đặt hàng lên
trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mua lại
hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải nói trên. •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển
từ người bán sang người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu.Tuy nhiên người bán sẽ
phải chịu chi phí để đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng.
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải. lOMoARcPSD| 25865958 •
Thuê tàu vận chuyển hàng hóa. •
Nhận hàng hóa theo như thời •
Kiểm soát chất lượng, số lượng, gian và địa điểm 2 bên quy định.
trọng lượng của hàng hóa trước khi giao lên tàu. •
Chịu mọi rủi ro với hàng hóa •
Đóng gói đúng cách để bảo đảm khi tàu đã cập cảng đích.
an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận •
Làm các thủ tục hải quan để
chuyển. nhập khẩu hàng hóa •
Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng •
Thông báo cho người bán chính
như là các bản điện tử đến cảng đích cho người xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và mua.
thời gian nhận hàng.
Chịu mọi chi phí và rủi ro để cung cấp thông tin cho người mua mua bảo hiểm hàng hóa
Cách ghi nhớ Incoterms CFR
Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng
do người mua chịu nếu có thỏa thuận.
Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)
CIF (Cost – Insurance and Freight) Nội dung
Với CIF Incoterms 2020, người bán thông quan xuất khẩu và vận chuyển hàng đến đặt hàng lên
trên tàu chuyên chở do người mua chỉ định tại cảng đi do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc mua lại
hàng hóa đã đặt sẵn trên phương tiện vận tải nói trên. Ngoài ra ở CIF Incoterms 2020 thì người bán sẽ
có trách nhiệm phải mua bảo hiểm cho hàng hóa. •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển
từ người bán sang người mua khi mà hàng hóa đã an toàn trên tàu. Tuy nhiên người bán sẽ phải chịu
chi phí để đưa được hàng đến cảng đích, tức là sẽ phải thuê tàu chuyên chở hàng. Phân chia trách
nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Giao hàng an toàn lên trên phương tiện vận tải. •
Thuê tàu vận chuyển hàng hóa.
Nhận hàng hóa theo như thời •
Kiểm soát chất lượng, số lượng, gian và địa điểm 2 bên quy định. trọng lượng của hàng
hóa trước khi giao lên tàu. Chịu mọi rủi ro với hàng hóa Đóng gói đúng cách để bảo đảm khi tàu
đã cập cảng đích. an toàn cho hàng hóa trong suốt quá trình vận Làm các thủ tục hải quan để chuyển. nhập khẩu hàng hóa. lOMoARcPSD| 25865958 •
Gửi các chứng từ vận tải gốc cũng Thông báo cho người bán chính như là các bản điện
tử đến cảng đích cho người xác về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và mua. thời gian nhận hàng. •
Mua bảo hiểm cho hàng hóa ở mức thấp nhất.
Cách ghi nhớ Incoterms CIF
Quá trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường
đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF
giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm. Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo
FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch.Bí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm.
Giá CIF = Giá FOB + F (cước vận chuyển) + (CIF x R) = (FOB+F)/(1-R)
Có những doanh nghiệp mua hàng, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ chưa thỏa mãn,
muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT, CIP. CPT (Carriage paid to) Nội dung
Với CPT Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở.
Đây là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức. Bên
bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng đến cảng đích, rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được
giao cho bên vận tải đầu tiên
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa:
o Nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và
chi phí với hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải người bán ký kết để đưa hàng tới cảng
đích sẽ do người mua chịu.
o Với CPT Incoterms 2020, có 2 điểm đáng lưu ý là nơi mà hàng hóa được giao cho bên
vận tải đầu tiên (nơi chuyển giao rủi ro hàng hóa), và nơi mà 2 bên đàm phán là địa điểm đích đến của
hàng ( điểm mà người bán phải ký hợp đồng vận tải để đưa hàng tới đó). •
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Các chi phí liên quan đến hàng hóa( ngoại trừ các chi phí làm thủ tục xuất khẩu do
bên bán chịu và các chi phí đã có trong hợp đồng vận tải) sau khi bên vận tải đầu tiên nhận hàng. •
Chi phí làm thủ tục xuất khẩu •
Chi phí làm hàng tại cảng đích •
Các chi phí liên quan đến việc đưa và vận chuyển về kho
hàng tới và giao cho bên vận tải đầu tiên •
Chi phí Local charges tại cảng •
Các chi phí đưa hàng đến cảng đích trừ những chi phí mà người bán đã trả lOMoARcPSD| 25865958
đích theo hợp đồng vận tải đã kí kết cho bên vận tải •
Chi phí chuyển các chứng từ cho •
Chi phí phát sinh do người mua
người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho •
Chi phí vận tải qua các nước quá người bán về thời điểm và địa điểm nhận
cảnh theo hợp đồng vận tải hàng. •
Các chi phí liên quan đến kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu trừ khi các thủ tục
này là của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu
Cách ghi nhớ Incoterms CPT
CPT= CFR + F (Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển
từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định.
CIP (Carriage and insurance paid to) Nội dung
Với CIP Incoterms 2020, người bán có nghĩa vụ vận chuyển hàng giao cho người chuyên chở,
trả tiền vận chuyển hàng tới cảng đích và mua bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện A là điều kiện bảo
hiểm cao nhất. Đây là quy tắc có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, bao gồm cả vận tải đa phương thức. •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Bên bán sẽ chịu chi phí vận chuyển hàng
đến cảng đích, rủi ro sẽ được chuyển giao khi mà hàng hóa được giao cho bên vận tải đầu tiên.
Tức là nếu sau khi chuyển hàng cho bên vận tải đầu tiên, bất kì điều gì làm nảy sinh rủi ro và
chi phí với hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải người bán kí kết để đưa hàng tới
cảng đích sẽ do người mua chịu. •
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Cung cấp hóa đơn thương mại và các giấy tờ khác theo hợp đồng. •
Chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an toàn tới giao cho bên vận tải đầu tiên
tại địa điểm đã định vào thời gian đã thỏa thuận. •
Chịu trách nhiệm cho mọi rủi ro và •
Thuê và làm hợp đồng vận tổn thất xảy ra với hàng hóa từ khi hàng được giao
tải để đưa được hàng hóa đến cảng đích cho bên vận tải đầu tiên.
theo các tuyến thông thường thuận tiện •
Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. nhất. •
Làm các thủ tục hải quan để nhập •
Đóng gói đúng cách để bảo khẩu hàng hóa.
đảm an toàn cho hàng hóa trong suốt quá lOMoARcPSD| 25865958 •
Thông báo cho người bán chính xác
trình vận chuyển. về địa điểm nhận hàng thuộc cảng đích và thời gian •
Làm thủ tục xuất khẩu, cung nhận hàng.
cấp các thông tin và chứng từ để người mua •
Không có nghĩa vụ phải làm hợp
làm thủ tục nhập khẩu.
đồng vận tải hay hợp đồng bảo hiểm •
Thông báo cho người mua về việc giao hàng cho bên vận tải và cung cấp bằng
chứng về việc đã giao hàng an toàn cho bên vận tải. • Mua bảo hiểm hàng hóa
theo mức cao nhất là mức A
Cách ghi nhớ Incoterms CIP
CIP = CIF + (I + F) (Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận
hàng do người bán chỉ định) CIP = CPT + I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận
hàng do người bán chỉ định)
Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau: •
Trách nhiệm làm thủ tục nhập khãu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua. •
Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP. •
CIF, CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy. •
CPT, CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức.
2.2.4. Incoterms nhóm D
DDP (Delivered duty paid) Nội dung
Với DDP Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa sang cho người mua khi hàng hóa đã
được đưa tới địa điểm giao hàng đã quy định trong hợp đồng, dưới sự định đoạt của người mua, đã thông
quan nhập khẩu, sẵn sàng để dỡ xuống. Đây là quy tắc mà người bán phải chịu mức trách nhiệm cao
nhất, làm cả thông quan đầu nhập khẩu. •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được
hàng đến địa điểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng kể cả thông quan hải quan ở đầu nhập khẩu.
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng. •
Ký kết hợp đồng vận tải để đưa Thông báo cho người bán về được hàng đến điểm đích
quy định. thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng. lOMoARcPSD| 25865958 •
Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm Giúp người bán lấy các chứng đếm hàng. từ cần thiết
phục vụ cho việc làm thủ tục hải •
Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. quan. •
Làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Nhận hàng tại địa điểm và thời Giao hàng kèm theo
hóa đơn gian như hợp đồng. thương mại và các chứng từ khác được quy định Chịu mọi trách nhiệm
với hàng trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy hóa từ khi nhận hàng. định.
Người mua không cần mua bảo •
Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các hàng hóa
được giao. thông tin cần thiết để mua bảo hiểm thì người
mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp
được các thông thi này cho người bán
Cách ghi nhớ Incoterms DDP
Nghĩa là người bán chịu mọi rủi ro liên quan để đưa hàng đến nới đến và có nghĩa vụ thông quan
nhập khẩu—> DDP thể hiện nghĩa vụ thối đa của người bán
DAP (Delivered at place) Nội dung
Với DAP Incoterms 2020, người bán chuyển giao hàng hóa và rủi ro sang cho người mua khi
hàng hóa được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, trên phương tiện vận tải đã ở địa điểm đích
nhắc đến trong hợp đồng, sẵn sàng để dỡ xuống. Đây là quy tắc có thể sử cho nhiều phương thức vận tải. •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để
đưa được hàng đến địa điểm giao hàng đã định sẵn trong hợp đồng. •
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Trả tiền hàng theo hóa đơn thương mại của lô hàng. •
Ký kết hợp đồng vận tải để đưa •
Thông báo cho người bán về thời
được hàng đến điểm đích quy định.
gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng. •
Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, •
Làm thủ tục nhập khẩu cho lô kiểm đếm hàng. hàng. •
Làm thủ tục xuất khẩu hàng •
Nhận hàng tại địa điểm và thời hóa. gian như hợp đồng. lOMoARcPSD| 25865958 •
Giao hàng kèm theo hóa đơn •
Chịu mọi trách nhiệm với hàng
thương mại và các chứng từ khác được quy hóa từ khi nhận hàng.
định trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian •
Người mua không cần mua bảo
đã quy định. hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các thông •
Chịu mọi rủi ro và chi phí đến tin cần thiết để mua bảo hiểm thì người mua cần khi hàng hóa được giao.
phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp được các
thông thi này cho người bán
Cách ghi nhớ Incoterms DAP
Người bán chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng đã được đặt dưới sự định đoạt của người mua trên
phương tiện vận tải đến và sẵn sàng để dỡ tại nơi đến.
DPU (Delivered at Place Unloaded) Nội dung •
Điểm chuyển giao rủi ro/ hàng hóa: Việc chuyển giao hàng hóa được coi là
hoàn thành khi người bán đưa được hàng đến và dỡ xuống tại điểm giao hàng đã quy định vào
thời gian đã thỏa thuận, đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua. •
Phân chia trách nhiệm và rủi ro trong điều khoản này: Người bán Người mua •
Trả tiền hàng theo hóa đơn Ký kết hợp đồng vận tải để đưa thương mại của lô hàng.
được hàng đến điểm đích quy định.
Thông báo cho người bán về •
Đóng gói và kẻ ký mã hiệu, kiểm
thời gian, địa điểm sẵn sàng nhận hàng. đếm hàng.
Làm thủ tục nhập khẩu cho lô •
Làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. hàng. •
Giao hàng kèm theo hóa đơn Nhận hàng tại địa điểm và thời thương mại và các
chứng từ khác được quy định gian như hợp đồng.
trong hợp đồng tại địa điểm và thời gian đã quy Chịu mọi trách nhiệm với hàng định. hóa từ khi nhận hàng. •
Chịu mọi rủi ro và chi phí đến khi Người mua không cần mua bảo hàng hóa
được giao. hiểm. Tuy nhiên nếu người bán yêu cầu các •
Dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải thông tin cần thiết để mua bảo hiểm thì người
ở địa điểm giao hàng. mua cần phải chịu rủi ro và chi phí để cung
cấp được các thông thi này cho người bán
Cách ghi nhớ Incoterms DPU lOMoARcPSD| 25865958
Người bán chịu mọi rủi ro và chi phí để đưa được hàng đến địa điểm giao hàng đã định sẵn trong
hợp đồng, sau đó dỡ hàng xong thì mới hết trách nhiệm. Hai bên nên cân nhắc kĩ việc chỉ ra 1 điểm giao
hàng càng chi tiết càng tốt.
2.3. Hướng dẫn sử dụng Incoterms
2.3.1. Hướng dẫn chung
Mặc dù Incoterms đóng vai trò quan trọng trong các giao dịch thương mại quốc tế, tuy nhiên
trong thực tiễn việc sử dụng Incoterms vẫn gây ra nhiều rắc rối và chưa thực sự hiệu quả vì nhiều lý do:
• Các bên lựa chọn điều kiện thương mại không phù hợp với giao dịch của mình;
• Thực tiễn thương mại tại các khu vực thị trường và trọng các ngành buôn bán vẫn tồn tại những điểm khác nhau;
• Quy tắc Incoterm không thể phản ánh hết tất cả thực tiễn thương mại trong mọi giao dịch;
• Việc sử dụng các biến thể của những điều kiện thương mại vẫn không thích hợp với tập
quán hoặc không đủ rõ ràng để các bên cùng hiểu thống nhất;
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần hiểu đúng đắn, lựa chọn phù hợp và sử dụng hiệu quả các
quy tắc Incoterm trong từng trường hợp cụ thể.
(1) Hiểu đúng về Incoterms
Người sử dụng cần hiểu đúng về Incoterms về những vấn đề như: Bản chất của nó là gì? Nó được
sử dụng cho loại hợp đồng nào? Nó đề cập đến những nội dung nào? Nó phân chia chi phí và rủi ro giữa
người bán và người mua như thế nào?
Bản chất của Incoterms •
Incoterms là “Quy tắc”, không phải là “Luật”
Rất nhiều người cho rằng Incoterms là “Luật” thương mại quốc tế nên đương nhiên các giao dịch
thương mại quốc tế bắt buộc phải chịu sự điều chỉnh của Incoterms. Cũng vì quan niệm sai lầm này nên
dẫn đến quan niệm sai lầm khác là khi một phiên bản Incoterms mới ra đời, nó làm cho phiên bản cũ tự động hết hiệu lực. •
Vẫn có thể tiếp tục sử dụng các phiên bản cũ của Incoterms
Vì Incoterms không phải là “Luật”, nên các bên vẫn có thể sử dụng bất cứ phiên bản Incoterms
nào nếu thấy cách giải thích của phiên bản đó phù hợp với sự thỏa thuận của các bên,miễn là trong hợp
đồng mua bán các bên có dẫn chiếu đến phiên bản đó. Ví dụ, Incoterms 2020 đã thay DAT bằng CPU,
nhưng các bên thấy DAT vẫn phù hợp khi thỏa thuận giao hàng tại điểm tập kết (terminal) ở nơi đến thì
vẫn có thể sử dụng DAT ghi kèm điểm tập kết quy định và dẫn chiếu đến Incoterms 2010. Thậm chí,
các điều kiện với qui định nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và nhập khẩu như FAS và DEQ trong Incoterms
1990, vẫn có thể tiếp tục được sử dụng nếu các bên cần dẫn chiếu trong hợp đồng đến FAS và DEQ củaIncoterms 1990.
Loại hợp đồng sử dụng
Chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa “hữu hình” Incoterms là những quy tắc giải thích
các điều kiện thương mại nhưng nó không áp dụng cho tất cả loại hàng hóa mà chỉ giới hạn đối với lOMoARcPSD| 25865958
“hàng hữu hình” (tangible goods).Hàng hóa”hữu hình” là những hàng hóa có thể nhìn thấy, cầm nắm
được như sắt thép, nông sản, thủy sản, quần áo, máy móc,… Đối với những hợp đồng mua bán “hàng
vô hình” (intangible goods),là hàng hóa không thể nhìn thấy hay cầm nắm được như hợp đồng cung cấp
dịch vụ (vận chuyển, bảo hiểm, giao nhận, kho bãi, thủ tục hải quan,…), mua bán phần mềm máy
tính(software), giấy phép (licence), bí quyết kỹ thuật (know-how),.. không thể sử dụng Incoterms.
Sử dụng cho cả hợp đồng quốc tế và nội địa
“Incoterms” là viết tắt của “International Commercial Terms” (Các Điều kiện Thương mại Quốc
tế), và Incoterms Được ban hành đầu tiên nhằm áp dụng cho mua bán quốc tế. Tuy nhiên, Incoterms
cũng có thể được áp dụng cho các hợp đồng nội địa bằng cách dẫn chiếu trong hợp đồng. Trong thực tế,
các hợp đồng mua bán quốc tế đòi hỏi hàng hóa phải được vận chuyển từ nước này sang nước khác hầu
hết sử dụng Incoterms trong khi các hợp đồng mua bán nội địa hiếm khi dẫn chiếu đến Incoterms.
Với quy tắc EXW và DDP, hoàn toàn thích hợp cho các giao dịch mua bán nội địa vì người bán
EXW không có nghĩa vụ thông quan xuất khẩu và người mua DDP không có nghĩa vụ thông quan nhập
khẩu. Mặc dù các quy tắc còn lại đòi hỏi người bán phải thông quan xuất khẩu và người mua phải thông
quan nhập khẩu, chúng vẫn có thể sử dụng cho các hợp đồng mua bán nội địa. Khi đó, các quy định về
thông quan xuất khẩu và nhập khẩu sẽ không được áp dụng.
Các quy tắc Incoterms đã được sử dụng một cách truyền thống trong các hợp đồng mua bán quốc
tế khi hàng hóa được vận chuyển vượt ra khỏi biên giới của các quốc gia. Tuy nhiên những khu vực
thương mại tự do, chẳng hạn như EU,NAFTA,… vai trò của những thủ tục thông quan xuất nhập khẩu
trở nên mờ nhạt. Do vậy, tại các điều của các quy tắc Incoterms về thông quan xuất nhập khẩu quy định
rõ ràng chỉ phải thực hiện nếu có áp dụng (where applicable).
Thực tiễn thương mại hiện nay, ngày càng nhiều thương nhân sử dụng những quy tắc Incoterms
cho những hợp đồng mua bán nội địa. Ở Mỹ, trước đây hầu như chỉ sử dụng những điều kiện giao hàng
của Bộ Luật Thương mại Thống nhất(UCC), ngày nay xu hướng sử dụng các quy tắc Incoterms trong
buôn bán nội địa rất phổ biến.
(3) Nội dung đề cập và không đề cập
Những nội dung đề cập
Khi một quy tắc Incoterms được sử dụng sẽ trở thành một điều kiện thương mại chủ chốt của
hợp đồng mua bán. Nó chỉ ra những trách nhiệm các bên phải làm và rủi ro, chi phí các bên phải chịu
liên quan đến việc giao và nhận hàng, cụ thể là:
– Vận chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua;
– Bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển
– Thông quan xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu và kiểm tra an ninh
– Bốc, dỡ hàng tại các địa điểm giao nhận
– Thông báo và cung cấp chứng từ giao hàng, vận tải – …
Những nội dung không đề cập lOMoARcPSD| 25865958
Nhiều người cho rằng các quy tắc Incoterms có thể giải quyết hầu hết các vấn đề có thể phát sinh
liên quan đến hợp đồng mua bán. Nhưng thực ra, các quy tắc Incoterms không đề cập đến rất nhiều vấn đề như: –
Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá; –
Sự kiện bất khả kháng; –
Hậu quả của sự vi phạm hợp đồng, ngoại trừ những vi phạm nghĩa vụ liên quan
đến giao vànhận hàng ảnh hưởng tới việc di chuyển rủi ro và chi phí; –
Cách thức thanh toán tiền hàng; – Chất lượng hàng hóa; –
Nghĩa vụ của các bên theo các hợp đồng phụ trợ như hợp đồng vận tải, giao nhận,
bảo hiểm,lưu kho, tài chính,….
Những vấn đề mà Incoterms không đề cập, các bên cần phải quy định bổ sung trong hợp đồng
(xem Chương 3 mục I.3.3.2). Nếu hợp đồng không quy định, sẽ phải dựa vào luật áp dụng cho hợp đồng
và tập quán có liên quan để giải thích.
Vì vậy, cần thiết nhấn mạnh rằng các quy tắc Incoterms chỉ là những quy tắc nhằm giải thích các
điều kiện giao nhận hàng chứ không phải các điều kiện khác của hợp đồng mua bán. Điều này giải thích
lý do tại sao ngoài nghĩa vụ cơ bản của người bán là giao hàng cho người mua và nghĩa vụ cơ bản của
người mua là nhận hàng, các quy tắc Incoterms chỉ đề cập đến các nghĩa vụ có liên quan, chẳng hạn như
các nghĩa vụ thông báo, cung cấp chứng từ, mua bảo hiểm, đóng gói bao bì hàng hoá phù hợp và thông
quan xuất khẩu, nhập khẩu,…
(4) Di chuyển chi phí và rủi ro
Nguyên tắc cơ bản là người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa
cho tới điểm giao hàng,nên người mua sẽ phải chịu mọi rủi ro kể từ sau điểm đó.Điểm giao hàng thay
đổi tùy theo các điều kiện khác nhau. Ở EXW và tất cả các điều kiện D, hàng chỉ đơn giản được “đặt
dưới sự định đoạt của người mua” tại địa điểm quy định, còn theo các điều kiện F và C, điểm giao hàng
gắn với việc giao hàng cho người chuyên chở ở nơi gửi hàng hoặc nơi bốc hàng.Trong những điều kiện
sử dụng cho hàng chuyên chở theo đường biển, thì dẫn chiếu đến việc giao hàng dọc mạn con tàu được
chỉ định (FAS), hoặc giao lên tàu (FOB, CFR, CIF).
Cần phân biệt hai loại chi phí khác nhau. Thứ nhất, chi phí phải bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ, đây
là những chi phí đã dự tính trước và bên có nghĩa vụ phải chịu chi phí này. Thứ hai chi phí phát sinh do
những rủi ro không lường trước hoặc sự vi phạm nghĩa vụ của một bên, đây là những chi phí không dự
tính trước và bên gánh chịu rủi ro hoặc bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu chi phí này. •
Chuyển rủi ro và chi phí có thể trùng nhau hoặc không
Theo các quy tắc nhóm E, F và D, rủi ro và chi phí (loại thứ nhất) chuyển từ người bán sang
người mua trùng nhau tại địa điểm giao hàng ở nơi xuất phát (nhóm E và F) hoặc nơi đến (nhóm D). Chỉ
duy nhất các quy tắc nhóm C, rủi ro chuyển từ người bán sang người mua tại địa điểm giao hàng ở nơi
xuất phát, trong khi đó chi phí (loại thứ nhất) lại chuyển từ người bán sang người mua tại nơi đến qui lOMoARcPSD| 25865958
định.Chính vì đặc điểm này, việc quy định bổ sung địa điểm giao hàng tại nơi xuất phát vào trong hợp
đồng theo nhóm C có ý nghĩa rất quan trọng. •
Di chuyển rủi ro xảy ra trước khi giao hàng do người mua vi phạm hợp đồng Việc
giao hàng của người bán có thể phụ thuộc vào người mua trong những trường hợp:
-Giao hàng cho người chuyên chở hoặc con tàu do người mua chỉ định theo nhóm F
– Giao hàng vào thời gian và địa điểm do người mua chỉ định
Khi người mua vi phạm những nghĩa vụ của mình khiến cho người bán không thể giao hàng hoặc
giao hàng chậm, rủi ro sẽ được chuyển khi hết hạn quy định cho việc thực hiện nghĩa vụ của người mua
với điều kiện hàng đã được cá biệt hóa.
Đương nhiên, khi rủi ro đã được chuyển cho người mua,mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng
hóa người mua cũng phải gánh chịu, trừ những chi phí phát sinh do nguyên nhân có từ trước khi giao hàng.
Rủi ro xảy ra sau khi giao hàng
Nguyên tắc cơ bản được thừa nhận là khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình,
mọi rủi ro và chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa cũng được chuyển từ người bán sang người mua.
Tuy nhiên, có những rủi ro hay chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa mặc dù xảy ra sau khi giao
hàng, nhưng nguyên nhân dẫn đến rủi ro hay chi phí phát sinh đó lại có từ trước khi giao hàng,người
mua sẽ không phải gánh chịu
Chẳng hạn, do người bán đóng gói bao bì hay kẻ ký mã hiệu cho hàng hóa không thích hợp dẫn
đến hàng hóa bị hư hỏng, mất mát trong quá trình chuyên chở, những tổn thất đó được quy trách nhiệm
cho người bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Hoặc khi hợp đồng mua bán hàng nông sản
quy định người bán phải hun trùng cho hàng hóa trước khi giao hàng, nhưng hàng đã không được hun
trùng nên bị côn trùng phá hoại trong quá trình vận chuyển, người bán phải chịu rủi ro vì côn trùng có
sẵn trong hàng hóa từ trước khi người bán giao hàng.
2.3.2. Tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp
Nhiều doanh nghiệp có thói quen chỉ sử dụng một vài quy tắc nhất định (như xuất khẩu thì chỉ
sử dụng FOB, khi nhập khẩu thì chỉ sử dụng CIF). Trong khi Incoterms đưa ra rất nhiều quy tắc cho các
bên lựa chọn, Incoterms 2020 có 11 quy tắc, lựa chọn quy tắc nào phù hợp nhất để giải thích điều kiện
thương mại tương ứng trong từng giao dịch cụ thể cần xem xét đến nhiều yếu tố khác nhau, cả những
yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
2.3.2.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
(1) Quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền
Cơ quan có thẩm quyền được hiểu là các cơ quan quản lý nhà nước hay tập đoàn, tổng công ty,
… Những tổ chức này của người bán hoặc người mua có thể có những quy định hoặc hướng dẫn các
doanh nghiệp sử dụng các điều kiện thương mại theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
bảo hiểm và vận tải cùng trực thuộc phát triển. Nếu cơ quan có thẩm quyền có quy định hoặc chính sách
khuyến khích thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp trực thuộc, khi đó các lOMoARcPSD| 25865958
doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ bắt buộc hoặc nên xuất khẩu theo nhóm C và D, nhập khẩu hàng hóa
theo các điều kiện nhóm E, F hoặc các điều kiện CFR, CPT để giành quyền thuê phương tiện vận tải
hoặc mua bảo hiểm về mình.
Ví dụ, Algeria có quy định hàng nhập khẩu phải được chuyên chở và bảo hiểm bởi các doanh
nghiệp của họ. Do Đó, để xuất khẩu hàng vào Algeria, chỉ có thể sử dụng các quy tắc nhóm F hoặc sử
dụng các quy tắc nhóm C với điều kiện phải thuê hãng vận chuyển và mua bảo hiểm tại công ty bảo hiểm của Algeria.
(2) Phương thức vận tải
Trong thực tế, rất nhiều trường hợp các bên sử dụng một điều kiện thương mại dành cho vận tải
biển cho phương thức vận tải không phải đường biển. Kể từ Incoterms 2010, ICC đã nỗ lực để tránh
trường hợp lựa chọn không chính xác này bằng cách trình bày các điều kiện theo hai nhóm, một nhóm
dành cho bất kỳ hoặc tất cả các phương thức vận tải nào là một nhóm cho vận tải đường biển và đường
thuỷ nội địa. Sự Phân chia nhóm này tiếp tục được giữ lại trong Incoterms 2020 để nhấn mạnh việc sử
dụng quy tắc phù hợp với phương thức vận tải.
Nhóm đầu tiên gồm 7 quy tắc có thể được sử dụng không phân biệt phương thức vận tải nào và
bất kể một hay nhiều phương thức vận tải tham gia. Cần lưu ý là những quy tắc này có thể được dùng
khi hoàn toàn không sử dụng vận tải đường biển hay đường thủy nội địa và vẫn có thể được sử dụng
trong vận tải đa phương thức trong đó có phương thức vận tải biển hoặc thủy nội địa tham gia.
Khi sử dụng các quy tắc nhóm D, phương thức vận tải có thể đơn thuần là đường biển hoặc vận
tải đa phương thức. Nếu sử dụng vận tải đa phương thức để giao hàng tại cảng đến phương thức vận tải
cuối cùng trước khi giao hàng phải là vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa để đảm bảo hàng hóa
có thể được giao tại cảng đến (trên tàu hoặc trên cầu cảng).
Nhóm thứ hai, bao gồm 4 quy tắc chỉ sử dụng vận tải đường biển hay đường thủy nội địa. Vì vậy,
địa điểm giao hàng và nơi đến của hàng hóa được chở đến cho người mua đều là cảng. Các quy tắc này
còn được gọi là các quy tắc “đường biển”hay các “điều khoản xanh” (blue clauses). Thực tiễn thương
mại hàng nguyên liệu thường chuyên chở hàng hóa bằng tàu theo truyền thống để thuận tiện cho việc
bán hàng trong hành trình. Do đó các quy tắc nhóm này gồm FAS, FOB và CFR,CIF phù hợp hơn trong
mua bán hàng nguyên liệu.
Sử dụng FCA, CPT, CIP thay cho FAS hoặc FOB, CFR, CIF khi hàng vận chuyển bằng trong
container hoặc bằng phương thức vận tải phi hàng hải.
Trong thương mại quốc tế, lượng hàng hóa chuyên chở bằng container chiếm tỷ trọng ngày càng
tăng không chỉ trong vận chuyển bằng đường biển mà ở tất cả các phương thức vận tải. Đối với những
hàng hóa thành phẩm có giá trị cao thường được đóng vào container. Vận tải đa phương thức cũng phát
triển mạnh do kết hợp được ưu điểm của các phương thức vận tải khác nhau.
Tuy nhiên vẫn tồn tại thực trạng rất phổ biến đối với hàng container chuyên chở bằng đường biển
là vẫn sử dụng các quy tắc FAS, FOB, CFR, CIF. Ngay cả khi hàng được chuyên chở bằng máy bay,
nhiều hợp đồng vẫn quy định FOB Tan Son Nhat Airport, CIF Noi Bai Airport… Khi làm thủ tục mở
LC tại ngân hàng, mua bảo hiểm hay khai báo hải quan, các doanh nghiệp vẫn thường bị yêu cầu cung lOMoARcPSD| 25865958
cấp thông tin liên quan đến các điều kiện là FOB, CFR hay CIF thì mới được tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.
Ngay từ Incoterms 1990, ICC đã lưu ý rằng, khi lan can tàu không giữ một vai trò thực tế nào
như trong trường hợp vận chuyển bằng container hoặc Ro/Ro, nên sử dụng FCA, CPT, và CIP thay cho
FOB, CFR và CIF. Tiếp theo, trong Incoterms 2000, cũng lưu ý như vậy nếu các bên không có ý định
giao hàng qua lan can tàu. Trong phần Hướng dẫn sử dụng (Guidance Notes) của Incoterms 2010 và
Chú giải cho người sử dụng (Explanatory Notes for the Users) của Incoterms 2020 khẳng định khi hàng
được đóng trong container, có đặc thù là người bán phải giao hàng cho người chuyên chở tại điểm tập
kết (CY hoặc CFS) trước khi giao cho người chuyên chở bằng tàu biển, chứ không phải dọc mạn tàu hay
trên tàu tại cảng bốc hàng. Trong những trường hợp như vậy, FAS hoặc FOB, CFR và CIF không thích
hợp mà nên sử dụng FCA, CPT và CIP thay thế tương ứng.
Nhiều người cho rằng, nếu một điều kiện thương mại phù hợp cho vận tải biển thì nó cũng phù
hợp cho các phương thức vận tải khác. Điều này là sai lầm. Nếu sử dụng các điều kiện FAS, FOB, CFR
hay CIF trong những trường hợp hàng được vận chuyển bằng container, Ro-Ro trong đường biển hay
bằng các phương thức vận tải khác (nơi giao hàng không phải dọc mạn hay trên tàu), sẽ phát sinh những rắc rối nhất định.
Giao hàng và di chuyển rủi ro
Khi hàng hóa được chuyên chở bằng container, địa điểm giao hàng không còn là dọc mạn tàu
hay trên tàu tại cảng bốc hàng nữa mà nó là địa điểm nội địa có thể là trạm container(CFS)- nếu có nhiều
lô hàng lẻ đóng chung trong một container (LCL), hoặc bãi container (CY)- nếu hàng được giao nguyên
container (FCL). Người chuyên chở (hoặc đại lý của người chuyên chở) phải chịu trách nhiệm về hàng
hóa từ địa điểm này Sau khi người chuyên chở nhận hàng từ người bán tại CY hoặc CFS, việc tiếp tục
vận chuyển hàng ra tàu do người chuyên chở đảm nhiệm.
Theo các quy tắc “đường biển”, người bán phải giao hàng dọc mạn tàu (FAS) hoặc trên tàu (FOB,
CFR, CIF) tại cảng bốc. Người bán có thể bị quy trách nhiệm là đã giao hàng chậm, cho dù đã giao hàng
tại CY hoặc CFS đúng thời hạn,nếu hàng được giao cho tàu vào ngày sau thời hạn giao hàng quy định.
Người bán không thể kiểm soát được thời gian container sẽ được đặt dọc mạn tàu hoặc bốc lên tàu. Nếu
trên B/L thể hiện ngày giao hàng tại cảng bốc sau thời hạn quy định trong hợp đồng hoặc L/C thì người
bán bị coi là giao hàng chậm, và khi B/L được xuất trình cho ngân hàng để thanh toán theo L/C sẽ bị từ chối.
Nếu sử dụng những điều kiện FCA, CPT, CIP trong những trường hợp nêu trên, người bán hoàn
toàn có thể chứng minh mình giao hàng đúng hạn khi xuất trình một B/L có ghi ngày nhận hàng để bốc
(received for shipment) tại CY hoặc CFS trong thời hạn giao hàng quy định cho dù ngày giao hàng cho
tàu là một ngày sau đó.
Mặt khác, nếu sử dụng các điều kiện FAS hoặc FOB, CFR hay CIF, người bán vẫn phải chịu
những rủi ro về hàng hóa sau khi hàng được giao cho người chuyên chở tại CY hay CFS cho đến khi
hàng được đặt dọc mạn tàu hoặc trên tàu, mà trong quãng đường này người chuyên chở đã phải chịu lOMoARcPSD| 25865958
trách nhiệm về hàng hóa. Thêm vào đó, nếu mất mát hay hư hỏng hàng hóa diễn ra sau khi hàng đã được
giao tại CY hoặc CFS,thì sẽ khó xác định được rằng rủi ro đó xảy ra trước hay sau khi container được
giao cho tàu. Hoặc nếu hàng hóa bị mất trong quá trình vận chuyển từ CY hay CFS ra tàu, người bán
vẫn bị quy trách nhiệm là chưa giao hàng và phải giao hàng khác để thay thế hoặc phải bồi thường hay
nộp phạt cho việc không giao hàng. Tương tự như vậy, nếu hàng hóa được vận chuyển theo phương thức
Ro- Ro, thời điểm đặt hàng dọc mạn tàu hay trên tàu tại cảng bốc cũng không còn giá trị để phân chia
rủi ro về hàng hóa giữa người bán và người mua nữa. Khi Đó điểm phân chia rủi ro là địa điểm tập kết
hàng hóa ở cảng hay nội địa mà ở tại nơi đó, hàng được xếp trong container, xe mooc, sà lan hay pallet,…. •
Bảo hiểm hàng hóa
Khi điểm giao hàng không phải là dọc mạn tàu hay trên tàu, nếu sử dụng điều kiện FAS hay FOB
và CFR chứ không phải là FCA và CPT, sẽ có những rắc rối nảy sinh liên quan đến bảo hiểm. Thông
thường, người bán không cần bảo hiểm vì lợi ích của mình sau khi người bán đã đặt hàng hóa tại điểm
giao hàng và người mua cũng không cần bảo hiểm cho hàng hóa trước khi đến điểm đó. Như vậy, nếu
sử dụng FAS hay FOB và CFR, người bán vẫn phải chịu rủi ro ngay cả sau khi hàng hóa đã được giao
cho người chuyên chở tại điểm nhận hàng của người chuyên chở. Nếu người bán có hợp đồng “bảo hiểm
bao” thì mới có thể bảo vệ được mình trong những trường hợp như vậy. Còn nếu không, khi người mua
mua bảo hiểm trong những trường hợp như vậy thì điều kiện về quá trình vận tải sẽ tác động tới là bảo
hiểm sẽ kéo dài từ kho đến kho, do đó sẽ bao gồm giai đoạn trước khi đặt hàng dọc mạn tàu hoặc bốc
hàng lên tàu. Trong trường hợp hàng bị tổn thất trong quá trình vận chuyển từ kho ra tàu, người bán
cũng vẫn không được công ty bảo hiểm bồi thường vì hai lý do: thứ nhất, người bán không phải là người
ký hợp đồng bảo hiểm,thứ hai, người mua không có lợi ích nào cần phải được bảo hiểm trước khi hàng
hóa được giao dọc mạn tàu hoặc trên tàu tại cảng bốc hàng. •
Phương thức vận tải
Kể từ Incoterms 2010, ICC đã phân chia các quy tắc theo những phương thức vận tải thích hợp,
theo đó FAS, FOB, CFR, CIF, chỉ dùng cho phương thức vận tải đường biển, còn các quy tắc còn lại
được sử dụng cho mọi phương thức vận tải.
Khi hàng hóa được vận chuyển bằng container trong đường biển, người chuyên chở thông thường
sử dụng kết hợp cả phương thức vận tải đường bộ hoặc đường sắt để vận chuyển container từ điểm tập
kết (CY hoặc CFS) ra đến cảng bốc và từ cảng dỡ đến điểm tập kết tại nơi đến. Phương thức vận tải
trong những trường hợp như vậy là vận tải đa phương thức chứ không còn là vận tải đường biển đơn thuần nữa.
Vì vậy, khi hàng hóa được chuyên chở trong container đường biển hay các phương thức vận tải
không là đường biển thì FAS, FOB, CFR, CIF không còn thích hợp mà phải thay thế bằng FCA, CPT, CIP. •
Chứng từ vận tải
Khi sử dụng những điều kiện dùng cho vận tải đường biển, những chứng từ cụ thể đòi hỏi người
bán phải xuất trình như vận đơn đường biển có thể giao dịch hay giấy gửi hàng đường biển. Người bán lOMoARcPSD| 25865958
cũng không thể lấy được một chứng từ là vận đơn đường biển hay giấy gửi hàng đường biển nếu phương
thức vận tải không phải là đường biển.
Ví dụ, nếu một người bán ở Việt Nam, cam kết bán hàng theo điều kiện CIF Lagos, hàng hóa sẽ
được vận chuyển bằng máy bay từ Việt Nam đến Lagos, nhưng người bán sẽ không thể hoàn thành nghĩa
vụ của mình theo quy tắc CIF là xuất trình vận đơn đã bốc hàng lên tàu cho người mua. Nếu người mua
có ý định bán hàng trong quá trình vận chuyển, người mua có thể không thực hiện được vì nhận được
AWB là chứng từ vận tải không thể giao dịch. Trong trường hợp này, người mua có thể cho rằng người
bán đã vi phạm hợp đồng vì không cung cấp chứng từ đúng quy định. Đồng thời, khi giá thị trường của
hàng hóa giảm mạnh sau khi ký kết hợp đồng bán, người mua có thể viện lý do này để hủy hợp đồng và
tránh được những thua lỗ.
Đối với hàng container vận chuyển bằng đường biển, để lấy được vận đơn của hãng tàu phải mất
5 đến 7 ngày từ lúc giao hàng cho người chuyên chở tại CY hoặc CFS. Đặc biệt khi sử dụng FAS hay
FOB, người bán có thể không nhận được vận đơn từ hãng tàu vì họ chỉ nhận chỉ dẫn từ người mua là
bên ký kết hợp đồng vận tải với họ.
Đường biển/ thủy nội địa
Container & vận tải không phải đường biển/ thủy nội địa FAS FCA FOB CFR CPT CIF CIP
Bảng 2.1: Các quy tắc tương xứng trong đường biển thủy nội địa với container & phương
thức vận tải khác
Với FCA, CPT hay CIP, người bán chỉ phải giao container cho người chuyên chở tại điểm tập
kết trong nội địa, và chỉ cần nhận vận đơn của người chuyên chở container là có thể yêu cầu người mua
thanh toán, thay vì phải đợi vận đơn của hãng tàu khi sử dụng các quy tắc “đường biển”.
Có những người lập luận rằng, nếu FCA, CPT và CIP có thể sử dụng cho mọi phương thức vận
tải và thay thế thích hợp cho FAS, FOB, CFR và CIF khi giao hàng container và khi sử dụng phương
thức vận tải không phải là đường biển.Vậy thì tại sao không sử dụng FCA, CPT và CIP trong phương
thức vận tải biển đối với hàng không đóng container?
Về mặt lý thuyết, vẫn có thể sử dụng FCA, CPT và CIP trong phương thức vận tải biển đối với
hàng không đóng container. Tuy nhiên, trong những trường hợp đó đã có những quy tắc FAS, FOB,
CFR và CIF, là những quy tắc đặc thù cho vận tải đường biển bằng việc sử dụng những thuật ngữ đặc
trưng như “cảng”, “tàu”, “cước phí đường biển”,… Rõ ràng là nếu có nhiều sự lựa chọn đều phù hợp,
lựa chọn phù hợp nhất vẫn mang lại hiệu quả cao hơn.
Nguyên nhân của thực trạng sử dụng FAS, FOB, CFR và CIF cho hàng container đường biển và
các phương thức vận tải không là đường biển nằm ở nhiều phía. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa
hiểu rõ về điểm giao hàng và chuyển rủi ro trong các quy tắc. Bên cạnh đó, nhân viên trong các ngành
Hải quan, Ngân hàng, Bảo hiểm cũng chưa nắm rõ những điều kiện FCA, CPT và CIP cần phải được
thay thế trong những trường hợp như vậy là thích hợp hơn. Do đó, để thay đổi được thực trạng này, các lOMoARcPSD| 25865958
doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần nhận thức rõ những bất hợp lý nêu trên. Bên cạnh đó, các cơ quan chủ
quản của các ngành Hải quan, Bảo hiểm, Ngân hàng cần phải có những văn bản hướng dẫn để vận dụng
thích hợp.(Tham khảo tranh chấp tại Chương 4 mục I.6 và I.7)
(3) Tình hình thị trường • Thị trường hàng hóa
Khi bán hàng sang những thị trường có sự cạnh tranh cao, sử dụng các điều kiện nhóm C hay
nhóm D để chào hàng sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao hơn so với nhóm E hay nhóm F.Ngược lại, khi mua
hàng từ những thị trường có sự cạnh tranh cao, sử dụng các điều kiện nhóm E hay nhóm F để đặt mua
hàng lại tạo ra sức cạnh tranh hơn so với nhóm C hay nhóm D.Nói cách khác, những đơn chào bán hàng
sử dụng những điều kiện thể hiện nghĩa vụ của người bán cao hơn, những đơn đặt mua hàng sử dụng
những điều kiện thể hiện nghĩa vụ của người mua cao hơn sẽ tạo ra sức cạnh tranh cao hơn so với các
đối thủ cạnh tranh. Có thể nói, Incoterms không chỉ là quy tắc giải thích điều kiện thương mại mà còn
là công cụ cạnh tranh trên thị trường mua bán. •
Thị trường vận tải, bảo hiểm
Có thể coi việc lựa chọn Incoterms có hay không có quyền vận tải, bảo hiểm giống như việc
“lướt sóng” trên thị trường vận tải, bảo hiểm. Tức là, nếu dự đoán giá sẽ giảm thì nên bán,còn dự đoán
giá sẽ tăng thì nên mua.
Khi dự đoán giá cước phí trên thị trường chuyên chở hoặc phí bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm
có xu hướng giảm, doanh nghiệp nên “bán” những dịch vụ này cho bên kia, tức là sử dụng các điều kiện
theo đó mình cung cấp dịch vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm để thu lợi nhuận từ sự biến
động cước phí hoặc phí bảo hiểm giữa thời điểm ký hợp đồng mua bán và thời điểm ký hợp đồng chuyên chở hoặc bảo hiểm.
Ngược lại, nếu dự đoán giá cước phí trên thị trường chuyên chở hoặc phí bảo hiểm trên thị trường
bảo hiểm có xu hướng tăng, doanh nghiệp nên “mua” những dịch vụ này từ bên kia, tức là sử dụng các
điều kiện theo đó bên kia cung cấp dịch vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm để tránh thiệt
hại về sự biến động cước phí hoặc phí bảo hiểm giữa thời điểm ký hợp đồng mua bán và thời điểm ký
hợp đồng chuyên chở hoặc mua bảo hiểm.
Trong một vụ kiện điển hình, người bán ở Sudan bán đậu phộng cho người mua ở Đức theo điều
kiện CIF Hamburg. Ngay trước khi giao hàng thì xảy ra chiến tranh giữa Ai Cập Và Israel nên kênh đào
Suez đã bị đóng. Nếu người bán giao hàng, người bán phải ký hợp đồng vận tải và bảo hiểm để vận
chuyển hàng hóa vòng quanh Mũi Hảo vọng. Do chi phí vận chuyển và bảo hiểm tăng cao, người bán
đã không thực hiện hợp đồng với lý do gặp phải sự kiện bất khả kháng.Người bán bị xử thua kiện trong
vụ này. Nếu người bán nhận thấy sự leo thang chiến tranh giữa Ai Cập và Israel có thể làm cho kênh
đào Suez bị đóng và dẫn tới chi phí vận chuyển và bảo hiểm,có lẽ người bán đã chọn giao hàng theo
điều kiện FOB thay vì CIF để tránh rủi ro do tăng chi phí vận chuyển và bảo hiểm.
Trong trường hợp giá cước phí hoặc phí bảo hiểm trên thị trường ổn định, doanh nghiệp vẫn nên
“bán” những dịch vụ này cho bên kia vì những thuận lợi khi giành được quyền vận tải và bảo hiểm. lOMoARcPSD| 25865958
Thậm chí còn có thể có thêm lợi nhuận nếu tận dụng được nguyên tắc “mua si bán lẻ”, tức là ký hợp
đồng thường xuyên với số lượng lớn với một người chuyên chở và một người bảo hiểm nhất định để
hưởng mức giá “si” ưu đãi.Việc sử dụng các điều kiện thương mại có quyền vận tải và bảo hiểm sẽ tạo
rất nhiều lợi ích cho cả quốc gia và doanh nghiệp. Vấn đề này sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 3 mục I.3.1.
(4) Rủi ro trong hành trình
Những khu vực mà hàng hóa được vận chuyển qua có thể có tình hình chính trị, xã hội rất phức
tạp như cướp biển, bạo động, trộm cắp,… Trong những trường hợp đó, các doanh nghiệp nên sử dụng
những điều kiện theo đó mình tránh được rủi ro trong hành trình, chẳng hạn như bán hàng theo nhóm E,
F, C hoặc mua hàng theo nhóm D.
Nếu người bán muốn tránh rủi ro của hàng hóa trong quá trình vận chuyển khi bán hàng theo
nhóm D, người bán có thể mua bảo hiểm cho những rủi ro về mất mát hoặc hư hại hàng hóa trong quá
trình vận chuyển, song điều này không giải thoát cho người bán nghĩa vụ giao hàng cho người mua theo
hợp đồng mua bán. Nếu hàng hóa bị mất, người bán phải cung cấp hàng thay thế từ bất cứ nơi nào có
thể được. Nếu không thể làm điều này, người bán có thể giải thoát trách nhiệm dựa vào luật áp dụng
hoặc theo các điều kiện về sự kiện bất khả kháng trong hợp đồng.
Một số hợp đồng, người bán sử dụng điều kiện “no arrival,no sale” (không đến, không bán) để
tránh nghĩa vụ giao hàng thay thế trong trường hợp hàng hoá không đến được nơi đến.Tuy nhiên, tốt
hơn là không nên sử dụng các cụm từ diễn đạt như vậy mà nên quy định rõ các hậu quả trong từng hợp
đồng cụ thể hoặc sử dụng những mẫu hợp đồng với các điều khoản miễn trách cụ thể được áp dụng trong
những tình huống đã quy định. ICC đã cung cấp các giải pháp trong một tài liệu “Điều Khoản về Bất
khả kháng và Hoàn cảnh khó khăn 2003″ (ICC No. 650).
Trách nhiệm của người chuyên chở với những tổn thất trong quá trình chuyên chở
Mặc dù bên chịu rủi ro trong hành trình có quyền khiếu nại người chuyên chở về những tổn thất
hai của hàng hóa trong hành trình do lỗi của người chuyên chở gây ra. Tuy Nhiên, trách nhiệm của người
chuyên chở về những mất mát,hay hư hại hàng hóa trong quá trình vận chuyển là rất hạn chế.Người
chuyên chở không phải chịu trách nhiệm về “lỗi hải vận” (nautical fault), tức là lỗi trong điều khiển hoặc
quản lý tàu. Ngoại lệ này đã bị bãi bỏ bởi Công ước về Vận chuyển Hàng hóa bằng Đường biển của Liên
hiệp quốc năm 1978, còn được gọi là Quy tắc Hamburg. Một công ước sau đó là Quy Tắc Rotterdam,
đã được ký kết vào tháng 9/2009. Tuy nhiên, các quy tắc này chỉ có hiệu lực ở một phạm vi hạn chế.
Ngoài Chế độ trách nhiệm khá nhẹ nhàng nêu trên, người chuyên chở đường biển còn có quyền giới hạn
trách nhiệm của họ trong những số tiền bồi thường cụ thể. Do đó, các chủ hàng và người nhận hàng sẽ
không nhận được bồi thường đầy đủ cho những thiệt hại của họ do lỗi của người chuyên chở gây ra.
2.3.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
(1) Khả năng của doanh nghiệp •
Khả năng thuê phương tiện vận tải, bốc dỡ hàng và mua bảo hiểm lOMoARcPSD| 25865958
Nếu người bán có khả năng thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, nên tận dụng khả năng
này bằng việc lựa chọn CIF, CIP hoặc nhóm D để bán hàng. Khi người mua có khả năng thuê phương
tiện vận tải và mua bảo hiểm, có thể tận dụng khả năng này thông qua việc sử dụng nhóm E, F. Nếu
người mua chỉ có khả năng mua bảo hiểm mà không có khả năng thuê phương tiện vận tải, nên sử dụng CFR, CPT để mua hàng.
EXW là quy tắc duy nhất quy định người mua có nghĩa vụ vừa bốc hàng vừa dỡ hàng, ngược lại
DPU là quy tắc duy nhất quy định người bán có nghĩa vụ vừa bốc hàng vừa dỡ hàng. Vì Vậy, người mua
cũng nên tránh sử dụng EXW nếu thấy không có khả năng thu xếp việc bốc hàng tại nơi giao hàng và
người bán cũng nên tránh sử dụng DPU nếu thấy không có khả năng thu xếp việc dỡ hàng tại nơi đến. •
Khả năng thông quan xuất nhập khẩu, quá cảnh
Nếu người mua thấy mình không thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông quan xuất khẩu cho hàng hóa
tại nước người bán,người mua không nên sử dụng EXW. Trường hợp ngược lại,khi việc giao hàng được
thực hiện tại nơi đến, nếu người bán thấy mình không thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông quan nhập khẩu
cho hàng hóa tại nước người mua, người bán không nên sử dụng DDP.
Đối với thủ tục thông quan quá cảnh, nếu không có khả năng thông quan quá cảnh, người bán
nên sử dụng nhóm E, F,C, ngược lại người mua nên sử dụng nhóm D.
(2) Phương thức giao dịch
Một số phương thức giao dịch đặc biệt có thể ảnh hưởng tới việc lựa chọn quy tắc Incoterms phù
hợp. Các phương thức giao dịch được xem xét ở đây gồm: buôn bán đối ứng, tái xuất khẩu và gia công;
đấu giá và đấu thầu. • Buôn bán đối ứng
Trong buôn bán đối ứng, hình thức phổ biến được sử dụng là đổi hàng (Barter), theo đó hai bên
trao đổi hàng hóa cho nhau có giá trị tương đương. Một trong những yêu cầu trong buôn bán đối ứng là
phải có sự cân bằng về giá trị của hàng hóa trao đổi. Nếu một bên giao hàng của mình là loại hàng tồn
kho khó bán thì bên kia cũng giao cùng loại hàng như vậy.Ngược lại, nếu hàng của một bên là loại quý
hiếm khó mua thì loại hàng của bên kia cũng là loại tương ứng.
Nếu hai bên trao đổi cho nhau những hàng hóa thuộc loại tồn kho khó bán, bên sử dụng điều kiện
thương mại với nghĩa vụ của người bán ít hơn (chẳng hạn như FOB) sẽ bán được nhiều hàng hơn so với
bên sử dụng điều kiện thương mại và nghĩa vụ của người bán lớn hơn (chẳng hạn như CIF). Ngược lại,
nếu hai bên trao đổi cho nhau những hàng hóa thuộc loại quý hiếm khó mua, bên sử dụng điều kiện
thương mại với nghĩa vụ của người bán ít hơn (chẳng hạn như FOB) sẽ mua được ít hàng hơn so với bên
sử dụng điều kiện thương mại với nghĩa vụ của người bán lớn hơn (chẳng hạn như CIF). Đương nhiên,
với loại hàng tồn kho khó bán, các bên muốn bán được số lượng càng nhiều càng tốt và chỉ muốn mua
với số lượng càng ít càng tốt, trong khi đó, với loại hàng quý hiếm khó mua các bên muốn bán được số
lượng càng nhiều càng tốt và muốn mua được số lượng càng nhiều càng tốt. •
Tái xuất khẩu và gia công lOMoARcPSD| 25865958
Trong phương thức tái xuất khẩu và gia công, bên tái xuất khẩu và bên giao gia công cũng như
bên nhận gia công đều phải thực hiện hai giao dịch. Nếu họ giành được quyền vận tải và bảo hiểm trong
cả hai giao dịch sẽ có thuận lợi về cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm ưu đãi khi ký hợp đồng với
cùng một hãng vận chuyển và cùng một công ty bảo hiểm.
Đối với tái xuất khẩu, người tái xuất khẩu nếu giành được quyền vận tải và bảo hiểm có thể lựa
chọn cách thức vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu mà không cần chuyên chở
hàng về nước mình rồi mới chuyên chở đến nước nhập khẩu. Ví dụ như họ nhập khẩu hàng theo điều
kiện FOB và xuất khẩu hàng theo điều kiện DAP. Cách làm này không chỉ giúp cho người tái xuất khẩu
tiết kiệm đáng kể chi phí giao nhận, vận chuyển, bảo hiểm mà còn rút ngắn thời gian trong hành trình
của hàng hóa, nhờ vậy cũng giảm được rủi ro trong hành trình. • Đấu giá và đấu thầu
Trong đấu giá, sẽ có sự cạnh tranh giữa những người mua với nhau để mua hàng. Những người
mua cạnh tranh với nhau không chỉ thể hiện qua mức giá mà còn thể hiện qua điều kiện thương mại.
Những người mua nào đưa ra mức giá theo các điều kiện thương mại mà nghĩa vụ của họ cao hơn (ví dụ
như EXW) sẽ có sức cạnh tranh cao hơn so với những người mua đưa ra mức giá theo các điều kiện
thương mại với nghĩa vụ của người mua thấp hơn (ví dụ như DDP).
Ngược lại, trong đấu thầu, nơi diễn ra sự cạnh tranh giữa những người cung cấp để bán hàng. Giá
chào hàng theo các điều kiện thương mại mà nghĩa vụ của người bán cao hơn (ví dụ như DDP) sẽ có sức
cạnh tranh cao hơn so với những giá chào theo các điều kiện thương mại với nghĩa vụ của người bán
thấp hơn (ví dụ như EXW).
(3) Điều kiện trong hợp đồng mua bán
Các điều kiện được xem xét ở đây gồm: Điều kiện giao hàng; Điều kiện thanh toán; Điều kiện kiểm tra. • Điều kiện giao hàng
Các bên trong hợp đồng mua bán luôn cần xác định tìm việc giao hàng thực tế sẽ diễn ra tại đâu,
từ đó tránh tình trạng lựa chọn một quy tắc mà người bán vẫn phải chịu rủi ro sau khi hàng hóa đã không
còn trong tầm kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của mình.
Nếu các bên muốn địa điểm giao hàng tại cơ sở của người bán hoặc ngoài cơ sở của người bán,
có thể lựa chọn EXW,FCA, CPT hoặc CIP. Trường hợp việc giao hàng được thực hiện tại cầu cảng hoặc
trên sà lan ngay sát mạn tàu tại cảng bốc hàng, quy tắc thích hợp nhất vẫn là FAS (mặc dù FCA cũng
phù hợp). Khi việc giao hàng được thực hiện trên tàu cảng bốc hàng có thể lựa chọn FOB, CFR hoặc
CIF (tùy thuộc vào việc người bán có trả cước phí vận chuyển và bảo hiểm đường biển hay không).
Trường hợp các bên thỏa thuận địa điểm giao hàng tại nơi đến (có thể là cảng đến, điểm tập kết
hàng tại nơi đến, hoặc cơ sở của người mua), bắt buộc phải sử dụng nhóm D. Khi người bán giao hàng
tại cảng đến, nếu điểm giao hàng trên tàu thì sử dụng DAP (hoặc DES Incoterms 2000), trên cầu cảng
thì dùng DPU (hoặc DEQ Incoterms 2000). • Điều kiện thanh toán lOMoARcPSD| 25865958
Nếu các bên đã thỏa thuận về việc thanh toán trước thì khi lựa chọn Incoterms cần lựa chọn phù
hợp với đặc điểm và yêu cầu của việc thanh toán. Ví dụ như các bên chọn phương thức tín dụng chứng
từ để thanh toán và bộ chứng từ đòi hỏi phải có vận đơn đường biển đã bốc hàng lên tàu và đơn bảo
hiểm.Quy tắc CIF là phù hợp nhất với phương thức thanh toán và yêu cầu về chứng từ như vậy. • Điều kiện kiểm tra
Kết quả kiểm tra hàng hóa có thể được thỏa thuận làm cơ sở cho việc thanh toán tiền hàng của
người mua. Nếu căn cứ vào kết quả kiểm tra được thực hiện tại nơi xuất phát để thanh toán tiền hàng,
có nghĩa là rủi ro về hàng hóa trong quá trình chuyên chở sẽ do người mua chịu. Các quy tắc nhóm E, F
và C phù hợp với địa điểm kiểm tra này. Ngược lại, nếu các bên thỏa thuận kết quả kiểm tra tại nơi đến
sẽ là căn cứ để người mua thanh toán tiền hàng. Khi đó các quy tắc nhóm D sẽ phù hợp vì rủi ro về hàng
hóa trong hành trình do người bán phải chịu.
Trong những ngành mua bán nhất định, phương pháp kiểm tra số lượng hàng hóa có thể ảnh
hưởng đến việc lựa chọn Incoterms phù hợp.
Đối với những mặt hàng mà độ ẩm dễ thay đổi (như bông,len, sợi,..), phương pháp kiểm tra trọng
lượng thường dựa theo độ ẩm để tính trọng lượng thương mại (trọng lượng hàng hóa được quy về độ ẩm
tiêu chuẩn được quy định trong hợp đồng).
Với những mặt hàng như vậy, trọng lượng thực tế khi kiểm tra có thể chênh lệch nhiều so với
trọng lượng đã được quy đổi. Trong khi người chuyên chở luôn tính cước phí vận chuyển theo trọng
lượng thực tế, người mua lại thanh toán tiền hàng theo trọng lượng đã quy đổi. Hậu quả là, bên phải trả
cước vận chuyển sẽ bị thiệt hại về cước phí nếu kết quả kiểm tra thực tế lớn hơn kết quả quy đổi, và
ngược lại, sẽ có lợi về cước phí nếu kết quả kiểm tra thực tế nhỏ hơn kết quả quy đổi.
Do đó, khi hợp đồng mua bán qui định phương pháp kiểm tra trọng lượng hàng theo độ ẩm, nếu
dự đoán kết quả kiểm tra thực tế thấp hơn kết quả quy đổi, nên lựa chọn quy tắc giành quyền vận tải (ví
dụ bán CFR), và ngược lại, nếu dự đoán kết quả kiểm tra thực tế cao hơn kết quả quy đổi, nên lựa chọn
quy tắc không giành quyền vận tải (ví dụ bán FOB).
BẢNG PHÂN CHIA CÁC QUY TẮC INCOTERMS 2020 THEO NHÓM DIỄN Nhóm QUY TẮC Địa điểm GIẢI Quyền BỔ vận tải giao hàng SUNG lOMoARcPSD| 25865958
“E” (chữ cái đầu của Exwork) mua Người Nơi
Người bán giao hàng bằng cách đặt hàng hoá hàng đi ngay (Nơi Ex-work gửi hàng) tại cơ sở của E EXW Giao tại mình hoặc nơi xưởng
quy định để cho người mua hoặc người chuyên chở do
người mua chỉ định có thể nhận hàng. F “F” tức FCA Free là Free, người Carrier lOMoARcPSD| 25865958
bán được giải thoát FAS Giao cho người chuyên chở trách Free nhiệm giao Alongside Ship Giao dọc
hàng và không phải chịu chi phí mạn tàu sau khi giao hàng FOB cho người chuyên chở Free On (Carrier) tại nơi Board quy định, hoặc giao hàng dọc Giao trên tàu mạn tàu hoặc trên tàu tại cảng bốc hàng quy định. Người CPT Carriage bán paid to Cước phí CIP trả tới “C” tức là Carriage “Cost” hoặc and Insurance paid “Carriage”, đòi hỏi người bán to phải chịu chi phí Cước phí vận chuyển tới nơi và bảo hiểm trả tới C đến bao gồm cả CFR Cost and những chi phí sau Freight khi hàng được Tiền hàng giao và đã chuyển giao rủi ro về tổn và Cước phí thất hàng hoá cho Cost- người mua. CIF Insurance and Freight Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Nơi hàng đến ( Nơi nhận hàng) lOMoARcPSD| 25865958 D “D” tức Delivered là “Delivered”, at Place người bán hoàn DAP Giao thành nghĩa vụ tại nơi đến DPU Delivered lOMoARcPSD| 25865958 at Place Unloaded Giao hàng của mình tại địa điểm dỡ khi “đã hàng giao” Delivered hàng cho Duty Paid người mua tại Giao hàng nơi đến đã thông quan quy DDP nhập khẩu định.
2.3.3. Các lỗi thường gặp trong sử dụng Incoterms
(1) Sử dụng FOB cho hàng container
Mặc dù có niềm tin và thông lệ phổ biến, FOB Incoterms chỉ nên được sử dụng cho các lô hàng
vận chuyển hàng hóa không chứa container. Lỗi này rất phổ biến đến nỗi nó đã trở thành một quan niệm
sai lầm đến mức mà cực kỳ khắc sâu trong tâm trí của cả nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu.
Rủi ro chính liên quan nằm ở cảng xuất xứ.
Theo FOB, rủi ro được chính thức chuyển khi hàng hóa được chất lên tàu. Tuy nhiên, thông
thường các chủ hàng sẽ giao hàng cho người chuyên chở tại nhà ga nơi chờ đợi để được xếp lên tàu. Vì
hàng hóa nằm ở bến, nên nó chưa được xem là lên tàu. Bất kỳ thiệt hại nào phải chịu trong thời gian này
về mặt kỹ thuật vẫn là trách nhiệm của shipper và bảo hiểm shipper cũng sẽ bao gồm phần này của quy
trình. Tuy nhiên, trong trường hợp tranh chấp, các chủ hàng có thể và thường tranh luận rằng anh ta đã
thực hiện phần của mình.
Vì vậy, để tránh những rắc rối, sự chậm trễ và quan trọng hơn là các tranh chấp có thể gây rủi ro
cho mối quan hệ với nhà cung cấp, kết quả thường là người nhận hàng phải chịu chi phí này. Ngoài ra,
FAS, CFR và CIF cũng không phù hợp với hàng hóa container vì lý do nêu trên. FCA, CPT và CIP là
những lựa chọn thay thế chính xác vì chúng có nghĩa là vận chuyển hàng hóa bằng container. Đối với
mỗi rủi ro này được chuyển tại điểm xuất phát khi hàng hóa được bàn giao cho người vận chuyển tại địa
điểm đã thỏa thuận tại điểm xuất phát.
(2) Không chỉ định địa điểm
Nhiều người không biết rằng các quy tắc Incoterms cho phép các địa điểm được chỉ định. Trên
thực tế, việc không chỉ định địa chỉ đầy đủ có thể là nguyên nhân của tranh chấp vì sự không rõ ràng cho
phép người bán chọn bất kỳ điểm giao hàng nào anh ta muốn trong địa điểm chung được cung cấp.
Điều này có thể không thuận tiện cho người mua, đặc biệt nếu anh ta phải dành thêm thời gian
và tiền bạc để chuyển hàng hóa đến địa điểm cuối cùng dự định ban đầu của mình. lOMoARcPSD| 25865958
Ví dụ, FC FC Miami Miami có thể đề cập đến nhiều địa điểm giao hàng có thể có trong một khu
vực rộng lớn. Điều này để lại nhiều chỗ cho cách giải thích của người bán và có thể để nó ở nơi thuận
tiện nhất cho anh ta – điều này có thể dẫn đến sự bất tiện cho người mua.
(3) Người bán cam kết DDP hoặc DAP mà không kiểm tra xem anh ấy / cô ấy có thể xử
lýtrách nhiệm nhập khẩu ở quốc gia người mua không
Theo DDP và DAP, người bán có trách nhiệm thanh toán tất cả các chi phí đến tại điểm đến.
Với DDP, điều này bao gồm trả thuế và thuế địa phương (như GST, VAT, v.v.) cũng như xử lý
thông quan tại điểm đến. Lưu ý rằng không giống như DDP, DAP không yêu cầu trả phí thông quan.
Sau này yêu cầu anh ta phải đăng ký làm nhà nhập khẩu ở nước ngoài tại quốc gia đích đến, một quá
trình mà phụ thuộc vào quốc gia, có thể mất kế hoạch dài và tẻ nhạt.
Ở hầu hết các quốc gia, đơn giản là hiệu quả hơn khi có người nhận hàng xử lý các nhiệm vụ địa
phương và thuế và thủ tục thông quan. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng theo DDP, người nhận hàng không có
nghĩa vụ pháp lý phải làm như vậy và không làm như vậy có nghĩa là trách nhiệm sẽ thuộc về người bán.
Người bán làm việc với một người nhận hàng không quen thuộc nên đảm bảo họ có thể hoàn thành các
trách nhiệm cần thiết của họ tại điểm đến trước khi cam kết với D- Incoterms.
Mặt khác, người mua nên đảm bảo rằng các nhà cung cấp của họ được đăng ký là nhà nhập khẩu
nước ngoài tại quốc gia đích và có khả năng thực hiện các trách nhiệm về thuế và nghĩa vụ. Là một
người nhận hàng, mặc dù có thể không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp, nhưng tốt nhất là doanh
nghiệp nên thận trọng vì bất kỳ vấn đề nào có thể phát sinh từ việc giải phóng mặt bằng lỗi của shipper
có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc giao hàng cho doanh nghiệp.
(4) Người mua sử dụng EXW mà không xem xét ý nghĩa của anh ấy / cô ấy trong thủ tục xuất khẩu
Điều này tương tự như điểm đã nói ở trên với sự đảo ngược vai trò.
Theo EXW, người bán có trách nhiệm tối thiểu, kết thúc bằng việc đóng gói hàng hóa thích hợp.
Từ đó trở đi, người mua chịu trách nhiệm, bao gồm thủ tục xuất khẩu từ nước xuất xứ và bất kỳ thông
tin liên lạc cần thiết nào với cơ quan xuất khẩu. Điều này có thể không đơn giản đối với người mua, đặc
biệt nếu anh ta / cô ta không quen với quy trình xuất khẩu của nước xuất xứ.
Trong một số trường hợp, người bán sau đó có thể được yêu cầu tham gia. Ví dụ, trong EXW,
người gửi hàng không bắt buộc phải tải hàng hóa lên xe tải trong quá trình lấy hàng. Vì trách nhiệm này
thuộc về người mua, người mua thường phải thuê một người có nguồn gốc để thực hiện việc tải. Một
vấn đề tiềm ẩn với điều này là các chủ hàng có thể không phải lúc nào cũng cho phép nhân viên không
được ủy quyền thực hiện việc bốc hàng trên cơ sở của họ (ví dụ vì lý do trách nhiệm pháp lý).
Do đó, bản thân người gửi hàng có thể phải chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, điều này trái với
quy định của EXW. Vấn đề sau đó trở thành ai là bên chịu trách nhiệm nếu hàng hóa bị hỏng trong quá
trình tải. Việc người mua kiểm soát điều này sau đó có thể không thực tế và không thực tế đối với các
giao dịch nhất định. Để thay thế, hãy xem xét FCA.
(5) Sử dụng CIP hoặc CIF mà không kiểm tra bảo hiểm có đủ và phù hợp với yêu cầu
củahợp đồng thương mại không lOMoARcPSD| 25865958
Theo CIP và CIF Incoterms, người bán có nghĩa vụ cung cấp bảo hiểm cho hàng hóa. Theo quy
định của Incoterms, chỉ bảo hiểm tối thiểu (110% giá trị hợp đồng) là bắt buộc.
Tuy nhiên, điều này có thể không đủ và không đủ cho hàng hóa được vận chuyển tùy thuộc vào
các điều kiện của hợp đồng mua bán. Trong trường hợp hợp đồng thương mại yêu cầu bảo hiểm nhiều
hơn, số tiền này sẽ cần phải được đáp ứng.
(6) Không căn chỉnh Incoterms với các yêu cầu bảo mật của ngân hàng
Điều này áp dụng cho các phương thức thanh toán quốc tế như Thư tín dụng, theo đó bản chất
an toàn và bảo mật của nó cho thấy sự thiếu tin tưởng hoàn toàn giữa người mua và người bán.
Với Thư tín dụng, thanh toán chỉ có thể được thực hiện sau khi có chứng từ cần thiết để chứng
minh rằng các điều kiện của giao dịch đã được gửi tới ngân hàng.
C-Incoterms phù hợp nhất để thanh toán bằng Thư tín dụng vì theo các Incoterms này, người bán
kiểm soát hai trong số các chứng từ quan trọng nhất được yêu cầu để thực hiện thanh toán: Vận đơn và hóa đơn thương mại.
Theo F-Incoterms, mặt khác, người mua chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa và do đó có
quyền can thiệp vào việc phát hành Vận đơn, sau đó có thể ngăn người bán được thanh toán.
CHƯƠNG 3. HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
3.1. Tổng quan về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 3.1.1. Khái niệm
Hợp đồng mua bán quốc tế hay còn gọi là hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu hay hợp đồng mua
bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên đương sự có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác
nhau, mà theo đó một bên được gọi là bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu
của một bên được gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định gọi là hàng hóa, và bên mua có
nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
3.1.2. Đặc điểm và điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Đặc điểm
• Chủ thể của quan hệ hợp đồng TMQT có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau hay hoặc có
nơi cư trú khác nhau – Đây là đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
• Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được di chuyển từ khu vực pháp lý này đến khu vực pháp
lý khác. Thông thường đối tượng của hợp đồng TMQT là hàng hóa chuyển qua biên giới của quốc gia,
tuy nhiên, nhiều trường hợp hàng hóa không cần qua biên giới quốc gia vẫn được xem là hoạt động mua
bán quốc tế như hàng hóa đưa ra, đưa vào khu phi thuế quan, kho bảo thuế, kho ngoại quan
• Đồng tiền thanh toán: là ngoại tệ đối với một hoặc cả hai bên
• Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau
như: Điều ước thương mại quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, án lệ, tiền lệ, luật quốc gia …
Điều kiện hiệu lực •
Chủ thể của hợp đồng: bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý lOMoARcPSD| 25865958 •
Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật •
Nội dung của hợp đồng phải bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy định.
Thông thường các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bao gồm: Tên hàng, số lượng, chất lượng/phẩm
chất, giá cả, phương thức thanh toán, giao hàng •
Hình thức của hợp đồng: bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương: điện
báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu
3.1.3. Hình thức của Hợp đồng
Khoản 2, Điều 27 Luật Thương mại quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện
trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”
Mặc dù Công ước Viên 1980 mà Việt Nam tham gia (xem nội dung bên dưới), Điều 11 quy định
“Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một
yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả
những lời khai của nhân chứng.”. Tuy nhiên, Việt Nam bảo lưu Quy định về hình thức hợp đồng nêu
tại Điều 11 tại Công ước này.
Do đó, hình thức Hình thức của Hợp đồng thương mại Quốc tế cần phải thực hiện bằng văn bản
hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương
Điểm 1, điều 2, Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính định nghĩa: Hợp
đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức
có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán
có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh toán; người mua
có nghĩa vụ thanh toán cho người bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa
được chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ khu phi thuế quan
vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi thuế quan. lOMoARcPSD| 25865958
3.1.4. Tham khảo Công ước Viên 1980 lOMoARcPSD| 25865958
Công ước của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), còn gọi là Công
ước Viên năm 1980, do Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại quốc tế soạn thảo và được thông
qua ngày 11/4/1980 tại Viên. Công ước này được soạn thỏa nhằm thống nhất về pháp luật nội dung áp
dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Cho đến nay, CISG đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn
và áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Theo ước tính, công ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến
ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới. Trong danh sách các quốc gia thành viên của Công ước Viên
1980, có sự góp mặt của các quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, các quốc gia phát triển
cũng như các quốc gia đang phát triển, các quốc gia tư bản chủ nghĩa cũng như các quốc gia theo đường
lối xã hội chủ nghĩa nằm trên mọi châu lục. Hầu hết các cường quốc về kinh tế trên thế giới (Hoa Kỳ,
Pháp, Đức, Canada, Australia, Nhật Bản…) đều đã tham gia CISG. Tính đến hiện nay (năm 2021) Công
ước Viên 1980 có 96 thành viên.
Ngày 24/11/2015, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 2588/2015/QĐCTN
về việc gia nhập Công ước này. Việt Nam là thành viên thứ 84 của CISG. Công ước Viên chính thức có
hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 1/1/2017.
Như vậy, kể từ 01/01/2017, khi doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài
có trụ sở tại một nước thành viên thì mặc nhiên Công ước viên sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng
giữa hai bên, trừ khi hợp đồng ghi rõ Không áp dụng Công ước Viên.
Vì vậy, khi ký hợp đồng thương mại quốc tế, các doanh nghiệp nên nắm rõ nội dung của Công ước Viên 1980 lOMoARcPSD| 25865958
Công ước Viên 1980 được trình bày gồm 101 điều, chia làm 4 phần với các nội dung chính sau đây: –
Phần 1: Phạm vi áp dụng và những quy định chung (Điều 1 – 13): quy định trường hợp
nàoCông ước Viên được áp dụng, các nguyên tắc trong việc áp dụng Công ước Viên đồng thời nhấn
mạnh đến giá trị của các tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế. –
Phần 2: Ký kết hợp đồng (Điều 14 – 24): Xác hợp hợp đồng (trình tự, thủ tục ký kết
hợpđồng): quy định về các vấn đề pháp lý đặt ra trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế: nêu rõ đặc điểm chào hàng, phân biệt chào hàng với lời mời chào hàng, hiệu lực của chào hàng,
thu hồi và hủy bỏ chào hàng, chấp nhận chào hàng, thời điểm hợp đồng có hiệu lực. lOMoARcPSD| 25865958 –
Phần 3: Mua bán hàng hóa (Điều 25 – 88): quy định các vấn đề pháp lý trong quá trình
thựchiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, phần 3 được chia làm 5 Chương: Chương I – những quy
định chung; Chương II – Nghĩa vụ của người bán; Chương III – Nghĩa vụ của người mua; chương IV –
Chuyển rủi ro; và Chương V – Các điều khoản chung về nghĩa vụ của người bán và người mua. –
Phần 4: Những quy định cuối cùng (Điều 89 – 101): quy định về các thủ tục để các quốc
giaký kết, phê chuẩn, gia nhập Công ước Viên, các bảo lưu có thể áp dụng, thời điểm Công ước Viên có
hiệu lực và một số vấn đề khác mang tính chất thủ tục khi tham gia hay từ bỏ Công ước Viên.
3.2. Nội dung hợp đồng thương mại quốc tế
3.2.1. Cấu trúc của hợp đồng thương mại quốc tế
Một hợp đồng thương mại quốc tế thường được cấu trúc thành 05 nhóm nội dung chính: (1)
Tên và số hiệu hợp đồng (2)
Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng (3)
Phần mở đầu (Tên, địa chỉ các chủ thể tham gia hợp đồng) (4)
Phần nội dung chính bao gồm các điều khoản chính của hợp đồng (5)
Đại diện của các bên ký kết ký tên và đóng dấu
Lưu ý chữ ký phải đảm bảo là đúng người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp. Trong trường
hợp do người khác ký mà không phải là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp thì phải có giấy ủy
quyền được đính kèm với hợp đồng.
3.2.2. Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế
Nội dung cơ bản của hợp đồng thương mại quốc tế chính là các điều khoản được thỏa thuận giữa
các bên. Các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế, thường có hai nhóm, các điều khoản bắt
buộc (là các điều khoản thường phải có trong hợp đồng, như điều khoản về tên hàng, số lượng, chất
lượng, giá cả, phương thức thanh toán v.v) và các điều khoản tùy nghi (các điều khoản tùy vào sự thỏa
thuận và thống nhất giữa các bên tham gia)
3.2.2.1. Nhóm các điều khoản về hàng hoá
(1) Điều khoản về tên hàng (Commodity) •
Là điều khoản chủ yếu của hợp đồng • Dễ bị hiểu nhầm •
Thường gắn với mục tiêu của hợp đồng •
Phải quy định, diễn tả thật chính xác về tên hàng
Người bán và người mua có thể dùng các cách sau để quy định về tên hàng:
+ Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học, đặc biệt trong trường
hợp các hàng hóa là hóa chất, dược phẩm, giống cây …
VÍ DỤ: Một chất phụ gia làm kết dính dùng để chế biến thực phẩm có tên thông thường và tên
thương mại là “I+G”, có tên khoa học là Disodium 5′ – Insosiate 50%& Disodium 5′ – Guanylate 50%
(là một chất hỗn hợp của IMP (Disodium inosine 5′ – monophosphate) và GMP (Disodium guaniosine 5′ monophosphate) lOMoARcPSD| 25865958
hoặc Quả thanh long, tên khoa học là Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ
+ Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra nó , nếu nơi đó có ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm. Ví dụ: Rượu vang Bordeau, Cà phê Buôn Mê Thuột, chè Thái Nguyên …
+ Ghi tên hàng kèm với quy cách của chính hàng hóa đó, ví dụ: Xe tải nhẹ 3.5 tấn, xe du lịch 4 chỗ ngồi…
+ Ghi tên hàng kèm với tên nhà sản xuất ra nó, đặc biệt áp dụng với những sản phẩm nổi tiếng
của những hãng có uy tín, VÍ DỤ: Bia Heineken, Giày Adidas…
+ Ghi tên hàng kèm với công dụng của hàng. Ví dụ: hàng hóa là tuyn để làm màn, xe nâng hàng, máy thổi chai nhựa…
+ Ghi tên hàng kèm theo mã số HS, ví dụ: Lông ngựa (nhóm 05.03); Ngựa để làm xiếc (Nhóm 95.08)…
+ Ghi hỗn hợp, VÍ DỤ: Gạo trắng 5% tấm vụ hè thu
(2) Điều khoản về chất lượng/phẩm chất (Quality/Specification)
Yêu cầu cao về chất lượng chuyên môn
Điều khoản về phẩm chất là điều khoản phản ánh mặt chất lượng của hàng hóa bao gồm tính
năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất … của hàng hóa. •
Là điều khoản bổ sung và làm rõ điều khoản tên hàng. •
Có nhiều cách quy định chất lượng hàng khác nhau •
Là điều khoản dễ gây tranh chấp
Nên quy định cụ thể, rõ ràng về chất lượng, quy cách, phẩm chất … của hàng hóa Dưới
đây là một số các diễn đạt phổ biến về phẩm chất hàng hóa trong hợp đồng:
– Dựa vào mẫu hàng: Mẫu hàng là 1 đơn vị hàng hóa lấy ra từ lô hàng giao dịch.
Phương pháp xác định phẩm chất hàng hóa dựa vào mẫu hàng chỉ áp dụng cho những hàng hóa
phẩm chất ít biến đổi bởi môi trường bên ngoài. Ví dụ thường được áp dụng cho các hợp đồng mua bán
gạo, cà phê, lạc nhân, quặng …
– Dựa vào tiêu chuẩn và phẩm cấp:
Tiêu chuẩn là quy định về sự đánh giá chất lượng hoặc các chỉ tiêu về phẩm chất (quốc gia, quốc tế).
VÍ DỤ: mô tả phẩm chất máy giặt, có thể ghi: Máy giặt gia dụng, tiêu chuẩn TCVN 8526:2010
– Dựa vào các chỉ tiêu đại khái quen dùng
Phương pháp này thường được áp dụng khi mua bán hàng nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất
của chúng khó tiêu chuẩn hóa.
+ FAQ: Fair Average Quality (Phẩm chất trung bình khá): người bán từ một địa điểm nhất định
phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của cùng loại hàng vẫn thường
được gửi từ nơi nào đó trong một thời gian nhất định. lOMoARcPSD| 25865958
+ GMQ: Good Merchantable Quality (Phẩm chất tiêu thụ tốt): người bán phải giao hàng có phẩm
chất thông thường được mua bán trên thị trường mà một khách bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được.
+ Good Ordinary Brand (Nhãn hiệu thông thường)
+ Độ lên men thông thường/tốt (Cacao) –
Dựa vào hàm lượng các chất chủ yếu có trong hàng: Quy định tỷ lệ phần trăm của thành
phầnchất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực, thực
phẩm. Trong hàm lượng chất chủ yếu, người ta chia làm hai loại: Hàm lượng chất có ích (quy định %
min) và hàm lượng chất có hại (quy định % max)
VÍ DỤ: Đối với mặt hàng phân bón: Đạm: 46% min Độ ẩm: 0.5% max Biuret: 1% max –
Dựa vào quy cách phẩm chất của hàng hóa: Quy cách là những chi tiết về mặt chất lượng
nhưcông suất, kích cỡ, trọng lượng … của một hàng hóa. Thường dùng trong mua bán các thiết bị, máy
móc, công cụ vận tải …
VÍ DỤ: Thông số kỹ thuật của xe máy Click, hãng Honda:
Động cơ: Xăng, 4 kỳ, 1 xi lanh, làm mát bằng dung dịch Dung tích xy lanh: 108 cc Tỷ số nén: 11:1
Công suất tối đa: 6.7 kw/7500 rpm
Mô men cực đại: 9.2 Nm/5500 rpm –
Dựa vào lượng thành phẩm thu được từ hàng hóa: Quy định số lượng thành phẩm được
sảnxuất ra từ hàng hóa, VÍ DỤ: Số lượng dầu lấy được từ hạt có dầu (đỗ tương, vừng, lạc …), số lượng
len lấy được từ lông cừu. Thường dùng trong mua bán nguyên liệu hoặc bán thành phẩm. –
Dựa vào hiện trạng hàng hóa:
Đây là phương pháp mô tả chất lượng hàng hóa dựa vào hiện trạng thực tế của hàng hóa, người
bán chỉ chịu trách nhiệm giao hàng theo đúng tên gọi mà không chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng.
Vì vậy, cách này được sử dụng trong các trường hợp mua hàng khi tàu đến, hàng bán tại kho, bán hàng
thanh lý hoặc khi thị trường thuộc về người bán. – Dựa vào dung trọng
Dung trọng (natural weight) là trọng lượng tự nhiên của hàng hóa trên một đơn vị thể tích. Phương
pháp này áp dụng phổ biến đối với các mặt hàng ngũ cốc, lương thực, thường được sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả. –
Dựa vào xem hàng trước (hay còn gọi là “đã xem và đồng ý”): Người mua sẽ được
quyềnxem trước hàng hóa, nếu đồng ý sẽ nhận hàng và thanh toán tiền. Phương pháp này áp dụng cho
các mặt hàng như đồ cổ, hàng đấu giá, đồ cũ … lOMoARcPSD| 25865958 –
Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa:
Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ để phân biệt hàng hóa của cơ sở sản xuất này với hàng
hóa của cơ sở sản xuất khác. VÍ DỤ: Xe máy Honda, bột giặt Omo… –
Dựa vào tài liệu kỹ thuật: Tài liệu kỹ thuật gồm bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản
thuyếtminh tính năng và tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng ghi rõ các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm
Phương pháp này thường áp dụng trong các hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có nhiều chi tiết lắp ráp –
Dựa vào sự mô tả hàng hóa
Trong hợp đồng sẽ nêu tất cả các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, thông dụng … của
sản phẩm. Phương pháp này áp dụng được cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thông thường nó
được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.
(3) Điều khoản về số lượng (Quantity)
Đây là một trong những điều khoản quan trọng trong một hợp đồng thương mại quốc tế. Điều
khoản này xác định số lượng thực tế hàng hóa sẽ được mua bán. •
Là điều khoản cơ bản nên có trong hợp đồng •
Có nhiều cách xác định số lượng •
Chú ý đơn vị tính số lượng
* Đơn vị tính số lượng 1.
Đơn vị số đếm: cái, chiếc, bộ, kiện, hòm … 2. Đơn vị đo lường
Cần lưu ý các nước có thể sử dụng hệ thống đo lường khác nhau VÍ DỤ: hệ tấn mét: 1 MT
(metric – ton) = 1000 kg hệ Anh – Mỹ, 1 tấn mỹ – 1 ST (Short – ton) = 907,187 kg; 1 tấn Anh – 1 LT (long – ton): 1.016,047 kg
Cũng có thể cùng một đơn vị đo lường nhưng áp dụng với mỗi hàng hóa lại khác nhau. Ví dụ: 1
ounce (đối với hàng hóa thông thường = 31,1 gram; 1 ounce (đối với vàng bạc) = 28,35 gram.
Lưu ý: Khi kiểm tra đơn vị tính, đơn vị tính phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường
(như m, kg…), trường hợp không định lượng được rõ ràng (như thùng, hộp …) thì phải tiến hành quy
đổi tương đương (như thùng có bao nhiêu hộp, mỗi hộp có bao nhiêu kg, bao nhiêu gói, chiếc …).
* Phương pháp quy định số lượng
Quy định chính xác
Cách quy định này thường dùng với những hàng hóa tính bằng cái, chiếc, hàng hóa dễ cân đong
đo đếm, hàng hóa với số lượng nhỏ. Các bên quy định chính xác số lượng hàng hóa được mua bán ngay
khi ký kết hợp đồng. Số lượng không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Quy định phỏng chừng
Cách quy định này cho phép một mức chênh lệch trong giao nhận số lượng hàng hóa. Khoản
chênh lệch đó gọi là dung sai về số lượng. lOMoARcPSD| 25865958
Thường dùng đối với việc mua bán các mặt hàng có khối lượng lớn như ngũ cốc, than, quặng,
dầu mỏ … hay những mặt hàng có tỷ lệ hao hụt tự nhiên để thuận tiện cho việc thu gom hàng, tạo thuận
lợi cho việc thuê tàu, tránh được hao hụt trong quá trình vận chuyển và sai số trong cân đo hàng hóa.
Điều khoản này có thể được thể hiện trong hợp đồng bằng cách ghi các cụm từ “about”,
“approximately”, “from … to…”
Trường hợp dung sai không được xác định và ghi trong hợp đồng thì áp dụng phạm vi dung sai
theo tập quán hiện hành đối với hàng hóa như buôn bán ngũ cốc có dung sai: +-5%; cà phê: +- 3%, cao
su: +-2.5%; gỗ: +-10%, máy thiết bị +-5% trọng lượng hàng giao.
* Phương pháp xác định trọng lượng
Đối với những hàng hóa xác định theo trọng lượng, cần nắm rõ các phương pháp xác định trọng
lượng hàng hóa. Trọng lượng hàng hóa có thể được tính theo các cách khác nhau.
Trọng lượng cả bì (Gross weight)
Là trọng lượng của bản thân hàng hóa cộng với trọng lượng của bao bì. Phương pháp này được
áp dụng khi trọng lượng hoặc trị giá của bao bì quá nhỏ so với trọng lượng hoặc giá trị của lô hàng, hoặc
đối với những mặt hàng không thể tách rời khỏi bao bì. Đây là phương pháp xác định trọng lượng hàng hóa phổ biến.
Trọng lượng tịnh (Net weight)
Là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hóa mà không tính đến bất cứ loại bao bì nào.
Trọng lượng thương mại (Commercial weight)
Là trọng lượng của hàng hóa ở độ ẩm tiêu chuẩn. Phương pháp này thường áp dụng cho những
mặt hàng dễ hút ẩm có độ ẩm không ổn định, giá trị kinh tế tương đối cao như bông, đay, len, tơ tằm …
Trọng lượng lý thuyết: Là trọng lượng tính toán đơn thuần dựa vào lý thuật hay thiết kế. Phương
pháp này áp dụng tính cho các mặt hàng có quy cách và kích thước cố định (VÍ DỤ: théo tròn, thép cuộn,
thép tấm..) hoặc mua bán theo thiết kế.
(4) Điều khoản về Xuất xứ
Xuất xứ hàng hoá phải được xác định theo một Quy tắc xuất xứ cụ thể.
Quy tắc xuất xứ ( Rules Of Origin- ROO) là tập hợp các tiêu chí xuất xứ cần thiết nhằm đảm bảo
xác định được nguồn gốc của hàng hoá.
ROO được hiểu như quy tắc xác định quốc tịch của hàng hoá, giúp cơ quan hải quan xác định
được hàng hoá đến từ đâu để xác định mức thuế ưu đãi nếu có, áp dụng thuế chống bán phá giá… Ví dụ:
Hàng hoá xuất xứ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc
biệt theo Hiệp định thương mại ACFTA. Người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan giấy chứng
nhận xuất xứ theo ACFTA để được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt này.
Mặt hàng tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam đang áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số lãnh
thổ như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan… Người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan giấy
chứng nhận xuất xứ để làm cơ sở xác định có tính thuế có tính thuế tự vệ đối với lô hàng hay không. lOMoARcPSD| 25865958
Các bước xác định xuất xứ và form giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho lô hàng nhập khẩu
Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ là hàng hoá có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng
lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hoá đó.
Mã HS? WO? FTA/GSP? Mẫu C/O? Công đoạn đơn giản? Tiêu chí xuất xứ? Tiêu
chí phụ Xin cấp C/O
Nếu hàng hoá đáp ứng tiêu chí xuất xứ tại bất kỳ bước nào thì làm hồ sơ xin cấp C/O và nhớ đảm
bảo hàng xuất khẩu đáp ứng quy tắc vận chuyển trực tiếp của FTA để được hưởng ưu đãi thuế ở nước nhập khẩu.
Bước 1. Xác định chính xác mã số HS của hàng hoá xuất khẩu (4 hoặc 6 số HS đầu là cơ sở để
xác định xuất xứ hàng hoá theo quy định);
Mọi hàng hoá mua bán trên thế giới tổng hợp theo danh mục gọi là Hệ thống hài hoà mô tả và
mã hoá hàng hoá (Hệ thống HS). Danh mục này được phân chia thành các Phần, Chương, Nhóm, Phân
nhóm (và có thể có phân nhóm phụ) và quy ước thành 1 dãy số (gồm 08 đến 10 chữ số) để dễ dàng xác
định được loại hàng hoá mà doanh nghiệp đang xuất nhập khẩu, dãy số đó gọi là mã HS.
Mã HS là mã số dùng để phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu trên toàn thế giới theo hệ thống HS
(Harmonized Commodity Description and Coding System) do tổ chức Hải quan thế giới WCO phát hành.
Cấu trúc cụ thể của Hệ thống HS như sau:
Phần: có tổng cộng 21 hoặc 22 phần, mỗi phần đều có chú giải phần.
Chương: gồm có 97 chương, mỗi chương đều có chú giải chương. 2 ký tự đầu tiên mô tả
tổng quát về hàng hoá (thêm chương 98 và 99 dành riêng cho mỗi quốc gia).
Nhóm: bao gồm 2 ký tự, phân chia sản phẩm theo từng nhóm chung.
Phân nhóm: 2 ký tự, được chia ra nhóm chung hơn từ nhóm.
Phần nhóm phụ: 2 ký tự. Phân nhóm phụ do mỗi quốc gia quy định.
Có 4 -6 kí tự chung quốc tế Ví dụ:
Quả măng cụt có mã HS là: 0804.50.30 ( thuộc Phần II, chương 08, nhóm 0804, phân nhóm
0804.50, phân nhóm phụ 0804.50.30 trong Hệ thống HS).
Bước 2. Kiểm tra xem hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp
hay không. Nếu không, chuyển sang bước 3;
Bước 3. Xác định nước nhập khẩu hàng hoá mà quốc gia đó đã ký hiệp định thương mại tự do
(FTA) với Việt Nam/ ASEAN và/ hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4;
Bước 4. So sánh thuế suất để chọn mẫu C/O (nếu có hơn 1 mẫu C/O phù hợp) để đề nghị cấp
C/O nhằm đảm bảo hàng hoá xuất khẩu được hưởng mức ưu đãi thuế nhập khẩu thấp nhất; Ví dụ:
Form D: cấp theo Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong hiệp định Thương mại hàng hoá Asean
Form E: cấp theo Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện Asean – China
Form VK: cấp theo Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc lOMoARcPSD| 25865958
Form X: cấp theo Quy tắc xuất xứ trong Bản thoả thuận về việc thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam- Campuchia.
Form B: cấp cho sản phẩm xuất khẩu của Việt nam trong các trường hợp Người xuất khẩu không
đề nghị cấp một trong các loại mẫu C/O nói trên
C/O dệt may: cấp cho sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam theo quy định của tổ chức cà phê thế giới
Bước 5. Kiểm tra xem hàng xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản theo
quy định phù hợp hay không. Nếu có, hàng hoá sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 6;
Bước 6. Kiểm tra xem hàng hoá xuất khẩu đáp ứng tiêu chí xuất xứ (RVC, CTC, PSPs…) phù hợp hay không
Bước 7. Nếu sản phẩm chưa đáp ứng quy định phù hợp tại bước 6, vận dụng các tiêu chí phụ (tiêu chí cộng gộp).
(5) Điều khoản về bao bì đóng gói và ký mã hiệu * Bao bì
Bao bì có các chức năng: chứa đựng hàng hóa theo tiêu chuẩn đơn vị; bảo vệ hàng hóa, tránh
những tổn thất thiệt hại do tác động của môi trường bên ngoài, của tự nhiên hoặc do những hành động
cố ý của con người; làm tăng giá trị của sản phẩm do tính thẩm mỹ của bao bì; gợi ý, kích thích nhu cầu
người tiêu dùng; hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng hàng hóa; phân biệt hàng hóa của hợp đồng
này với hàng hóa của hợp đồng khác.
Trong điều khoản này, các bên thường thỏa thuận với nhau về chất lượng bao bì, phương thức
cung ứng bao bì, giá cả bao bì. – Chất lượng bao bì
Chất lượng của bao bì có thể được quy định bằng nhiều cách khác nhau
+ Quy định cụ thể: Trong hợp đồng nêu rõ yêu cầu về bao bì: Vật liệu làm bao bì, kích thước của
bao bì, hình thức bao bì, yêu cầu về số lớp bao bì, đai nẹp..
+ Quy định chung chung: Trong hợp đồng quy định chung chung: Bao bì phải phù hợp với tính
chất hàng hóa, phương tiện vận chuyển..
Bao bì đóng gói có thể do người bán hoặc do người mua cung cấp. Thông thường, bao bì hàng
hóa thường do người bán cung cấp. Có trường hợp bên bán giao hàng kèm theo bao bì hàng hóa nhưng
sau khi nhận hàng, bên mua phải trả lại bao bì cho người bán đóng. Trong trường hợp bao bì khan hiếm,
người mua có thể gửi bao bì cho người bán đóng.
Giá cả của bao bì cũng được xác định tùy từng trường hợp cụ thể. Giá cả của bao bì được tính cả
vào giá hàng và trả cùng với giá hàng, hoặc giá bao bì được tính theo chi phí thực tế sản xuất ra bao bì
hay được tính bằng một mức % so với giá hàng.
* Ký mã hiệu (Marking)
Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi trên các bao bì bên
ngoài dùng để hướng dẫn trong giao nhận, vận chuyển hoặc bảo quản hàng hóa. lOMoARcPSD| 25865958
Ký mã hiệu là một khâu cần thiết của quá trình đóng gói bao bì nhằm đảm bảo thuận lợi cho công
tác giao nhận, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật bảo quản, vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa.
Ký mã hiệu phải đáp ứng được một số yêu cầu như phải được viết bằng sơn hoặc mực không
phai, không nhòe, phải có kích thước lớn, dễ đọc, dễ thấy, dùng màu đen hoặc màu tím với hàng hóa
thông thường, màu đỏ với hàng hóa nguy hiểm, màu cam với hàng hóa độc hại, bề mặt viết ký mã hiệu
phải bào nhẵn, không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa …
Riêng đối với hàng hóa nhập khẩu, do Việt Nam có quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu
khá nghiêm ngặt, nếu vi phạm nội dung này người nhập khẩu có thể bị phạt khá nặng và hàng hóa có
thể bị tái xuất. Do đó, trong hợp đồng nhập khẩu, người nhập khẩu Việt Nam nên thống nhất với người
bán về nội dung nhãn mác hàng hóa để hướng dẫn người xuất khẩu thực hiện.
Các ký hiệu bao bì thường gặp
Các ký hiệu trên bao bì thực phẩm chủ yếu là trên các loại như rau, củ quả, bịch nilon, chai
nhựa, tuýp kem mỹ phẩm,.. đều được sản xuất dựa trên quy chuẩn của quốc tế. Mỗi loại đều có ký hiệu
riêng để giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt và đánh giá. Dưới đây là các ký hiệu in trên bao bì đựng
thực phẩm mà DN thường thấy: •
Ký hiệu bằng số: số 3, số 4, số 8 và số 9 •
Ký hiệu bằng những vòng tròn nhiều màu: màu xanh, đỏ, trắng, vàng,.. •
Ký hiệu các ô màu trên tuýp mỹ phẩm: xanh lá cây, xanh da trời, đen và đỏ. •
Ký hiệu bằng “ biểu tượng”: nhiệt kế, hình ly, mũi tên, cây dù, kí hiệu chữ cái,.. •
Ký hiệu số nổi dưới đáy chai
Ý nghĩa ký hiệu trên bao bì thực phẩm
Ký hiệu bằng số
Ký hiệu bằng các con số thông thường thường thấy trên tem nhãn dán được dán trên hoa quả, trái
cây,.. không chỉ để giúp cho các nhân viên dễ dàng tra mã để thanh toán cho khách hàng mà những con
số bắt đầu trên mã số đó còn có ý nghĩa giúp người mua phân biệt được đâu là trái cây hữu cơ chất lượng,
đã trải qua quy trình xử lý hay chưa để biết cách lựa chọn mang lại sự an toàn và đảm bảo cho sức khỏe.
Ý nghĩa của những con số trên tem dán trái cây: lOMoARcPSD| 25865958 •
Số 3: là ý muốn nói những loài hoa quả này được xử lý bằng bức xạ ion hóa. Đây
là công nghệ để xử lý nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp bảo quản thực phẩm được lâu. •
Số 4: là loại hoa quả được gieo trồng bằng phương pháp nông nghiệp, sử dụng
đúng liều lượng thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, phân bón,.. không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. •
Số 8: là loại hoa quả biến đổi gen, chủ yếu nhập khẩu từ các nước liên minh châu Âu. •
Số 9: là loại hoa quả hữu cơ là loại hoa quả được trồng theo quy chuẩn nghiêm
ngặt của nhà sản xuất được giấy chứng nhận hữu cơ.
Ký hiệu bằng những vòng tròn “ bảy sắc cầu vồng”
Ký hiệu bao bì thực phẩm này DN sẽ thấy trên các bịch nilon của các bịch bánh oxy, snack,..dưới
mã team . Đây là những kí hiệu cho nhà sản xuất muốn in, ấn thêm màu sắc cho sản phẩm đa dạng chứ
không có ý đồ riêng gì cả.
Ký hiệu các ô màu trên tuýp mỹ phẩm
Ký hiệu này DN thường thấy trên các loại mỹ phẩm dạng tuýp như sữa rửa mặt, kem chống
nắng,..đều được đánh giá riêng biệt theo từng màu. Mục đích của việc đánh dấu theo màu sắc này là
ngầm muốn tiết lộ về nguồn gốc của thành phần chế tạo nên sản phẩm: •
Màu xanh lá cây: là thành phần tự nhiên ( từ thiên nhiên) •
Màu xanh dương: gồm 2 thành phần: tự nhiên và một số dược phẩm •
Màu đỏ: Hóa chất chiếm 90%, tự nhiên chiếm 10% •
Màu đen: 100% làm từ hóa chất lOMoARcPSD| 25865958
Ký hiệu bằng “ biểu tượng”
Biểu tượng là những ký hiệu trên các bao bì nhãn mác khác như hình nhiệt kế, hình mũi tên, hình cây dù,… lOMoARcPSD| 25865958
Ký hiệu số nổi dưới đáy chai
Là ký hiệu bao bì thực phẩm có hình tam giác, bên trong được đánh số, dưới hình tam giác có
dòng chữ nổi được in hoa được nhà sản xuất khéo léo đặt nằm nằm ở dưới đáy chai. •
Số 1, ký hiệu PETE: thường thấy ở chai nước ngọt, chai dầu gội,..Ý nghĩa: có thể
tái chế nhưng cần phải rửa sạch •
Số 2, ký hiệu HDPE: thường thấy ở hộp sữa, chai sữa chua,… Ý nghĩa: có thể tái chế •
Số 3, ký hiệu V: thấy ở túi nhựa, chai dầu gội,..Ý nghĩa: Rất độc, không thể tái chế •
Số 4, ký hiệu: LDPE: thấy ở túi nhựa đựng thức ăn,..Ý nghĩa: có thể tái chế •
Số 5, ký hiệu PP: thấy ở chai đựng sốt cà chua,…Ý nghĩa: có thể tái chế •
Số 6, ký hiệu PS: thấy ở khay nhựa, cốc nhựa,..Ý nghĩa: rất độc không thể tái chế lOMoARcPSD| 25865958 •
Số 7, ký hiệu OTHER: thấy ở chai nước hoa quả, chai nước ngọt cỡ lớn,…Ý
nghĩa: không thể tái chế.
3.2.2.2. Nhóm các điều khoản về giá cả và thanh toán
(6) Điều khoản giá cả (Price)
Là điều khoản phức tạp. Cần quy định cụ thể về đơn giá, tổng giá, đồng tiền tính giá, đồng tiền
thanh toán, phương pháp quy định giá cả, giảm giá (nếu có) và chú ý đến điều kiện cơ sở giao hàng
(Incoterms) để tính toán giá cho phù hợp.
* Đồng tiền tính giá
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giá cả hàng hóa có thể được tính bằng tiền của nước
người bán, nước người mua hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba.
Việc lựa chọn đồng tiền tính giá còn phụ thuộc vào tập quán ngành hàng, tương quan giữa người
mua và người bán trên thị trường và chính sách kinh tế đối ngoại.
Ví dụ trong buôn bán cao su, kim loại màu, than… đồng tiền tính giá thường được quy định bằng
đồng bảng Anh; trong buôn bán về sản phẩm dầu mỏ, da lông thú, đồng tiền tính giá thường là đồng đô la Mỹ.
Các bên mua bán thường thống nhất chọn đồng tiền nào có giá ổn định trên thị trường hối đoái,
có khả năng chuyển đổi cao, hay gọi là đồng tiền mạnh như: USD, JPY, EUR, GBP.
* Phương pháp quy định giá
Giá cố định (Fixed price)
Là giá cả được thỏa thuận vào lúc ký hợp đồng và không xem xét lại trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng.
Phương pháp này áp dụng cho những hợp đồng ngắn hạn với những mặt hàng mà giá ít có sự
biến động trên thị trường.
Giá linh hoạt (Flexible price)
Là giá được xác định lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng. lOMoARcPSD| 25865958
Khi vận dụng phương pháp quy định giá này, người ta cần đưa ra một giá gốc trong hợp đồng,
nguồn tài liệu để phán đoán sự biến động của giá cả, thỏa thuận tỷ lệ để điều chỉnh (biến động giá) và
xác định thời điểm để xem xét lại giá.
Ví dụ trong các hợp đồng dài hạn về mua bán nguyên liệu công nghiệp, lương thực … người ta
thường thỏa thuận điều khoản cho phép xét lại giá hợp đồng khi giá thị trường biến động vượt quá mức
5% hoặc 10% so với giá hợp đồng quy định.
Giá quy định sau (Deferred fixing price)
Là giá chưa được quyết định trong lúc đàm phán và ký hợp đồng mà được xác định trong quá
trình thực hiện hợp đồng.
Trong hợp đồng, người ta chỉ thỏa thuận với nhau một thời điểm nào đó và những nguyên tắc
nào đó hai bên sẽ gặp nhau xác định giá.
Ví dụ: “Giá được xác định vào thời điểm trước khi giao hàng”, “Giá sẽ được tính tại thời điểm
thanh toán theo giá quốc tế tại sở giao dịch hàng hóa hay theo giá bán trên thị trường chính của mặt hàng”
Phương pháp này được sử dụng với những hợp đồng mua bán hàng hóa có sự biến động mạnh
về giá trên thị trường và trong thời kỳ lạm phát với tốc độ cao.
Giá di động (Sliding scale price)
Là giá được khẳng định ngay khi ký kết hợp đồng nhưng tại thời điểm thanh toán thì nó được
xác định lại, được tính toán lại trượt theo khả năng thay đổi của những yếu tố cấu thành. Phương pháp
này thường áp dụng cho những mặt hàng có quá trình chế tạo lâu dài, như hàng thiết bị toàn bộ, tàu biển,
các thiết bị lớn trong công nghiệp …
* Các khoản giảm giá
Trong điều khoản giá cả, có thể quy định thêm về giảm giá (Discount).
Giảm giá là một khoản ưu đãi tín dụng của bên bán hàng dành cho bên mua hàng.
Xét theo nguyên nhân giảm giá, có các loại giảm giá như do trả tiền sớm, giảm giá thời vụ, giảm
giá đổi hàng cũ lấy hàng mới, giảm giá do mua hàng với số lượng lớn …
Xét về cách tính giảm giá: Giảm giá đơn (giảm giá 1 lần cho toàn bộ các nguyên nhân, thường
được biểu thị bằng một mức % so với giá chào hàng); Giảm giá kép (là mức ưu đãi giảm giá do nhiều
nguyên nhân, mỗi nguyên nhân có tỷ lệ giảm giá nhất định: VÍ DỤ: giảm giá 5% do mua hàng với số
lượng nhiều, giảm 2% do mua hàng trái thời vụ…); Giảm giá lũy tiến ( giảm giá có mức tăng dần theo
số lượng hàng hóa được mua bán trong đợt giao dịch nhất định); Giảm giá tặng thưởng (Giảm giá mà
người bán thưởng cho người mua thường xuyên, nếu trong một thời hạn nhất định tổng số tiền mua hàng
đượt được tới một mức nhất định.
* Điều kiện cơ sở giao hàng
Nhằm phân biệt trách nhiệm, nghĩa vụ và các chi phí cơ bản giữa người mua và người bán trong
hợp đồng, trong các hợp đồng mua bán, mức giá được ghi bên cạnh một điều kiện cơ sở giao hàng nhất định.
VÍ DỤ: FOB Shanghai, CIF Tokyo… lOMoARcPSD| 25865958
(7) Điều khoản thanh toán (Payment)
Đây là điều khoản quy định về đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, phương thức thanh toán và
các chứng từ làm căn cứ để trả tiền.
* Đồng tiền thanh toán (Payment currency)
Đồng tiền thanh toán (currency of payment) là đồng tiền được hai bên thỏa thuận sử dụng trong thanh toán hàng hóa.
Việc thanh toán tiền hàng được tiến hành bằng đồng tiền của nước xuất khẩu, của nước nhập
khẩu hoặc một nước thứ ba. Đôi khi trong hợp đồng còn cho quyền người nhập khẩu được thanh toán
bằng các ngoại tệ khác nhau tùy theo sự lựa chọn của mình.
Đồng tiền thanh toán có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với đồng tiền tính toán. Nếu không
trùng hợp thì phải quy định tỷ giá quy đổi.
* Thời hạn thanh toán (Time of payment)
Khi thỏa thuận về thời hạn thanh toán, các bên có thể thống nhất thời hạn thanh toán: Thanh toán
trước, Thanh toán sau, Thanh toán ngay khi giao hàng hoặc thanh toán theo phương thức hỗn hợp.
Thanh toán trước: Người mua giao tiền hàng trước khi người bán giao hàng hoặc thực hiện đơn đặt hàng
+ Người mua thanh toán trước với mục đích cấp tín dụng
+ Người mua thanh toán trước cho người bán với mục đích là tiền đặt cọc đảm bảo thực hiện hợp đồng Thanh toán ngay
Thanh toán ngay là việc thanh toán vào trước lúc hoặc trong lúc người xuất khẩu đặt chứng từ
hàng hóa hoặc đặt bản thân hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua.
Người nhập khẩu có thể trả tiền cho người xuất khẩu:
Ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
Ngay sau khi người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
Ngay sau khi người nhập khẩu nhận bộ chứng từ hoặc
Người nhập khẩu trả tiền ngay cho người xuất khẩu sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định hoặc cảng đến.
Thanh toán ngay có thể thực hiện trong phương thức thanh toán D/P trong nhờ thu và L/C trả
ngay trong phương thức tín dụng chứng từ
Thanh toán sau (trả chậm)
Thanh toán sau là việc người mua trả tiền cho người bán một thời gian sau khi người bán đã giao hàng xong
Nếu lấy 4 loại trả tiền ngay làm mốc mà việc trả tiền xảy ra ngay sau đó x ngày thì có 4 loại trả tiền sau: lOMoARcPSD| 25865958
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày được thông báo của người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng không trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng quy định
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người xuất khẩu hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện
vận tải tại nơi giao hàng quy định
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày người nhập khẩu nhận bộ chứng từ hoặc
Trả tiền sau x ngày kể từ ngày nhận xong hàng hóa
Thanh toán sau có thể thực hiện trong phương thức thanh toán D/A trong nhờ thu hay L/C trả
chậm trong phương thức tín dụng chứng từ.
Thanh toán hỗn hợp
Là cách thức thanh toán sử dụng kết hợp cả ba cách thức thanh toán trước, thanh toán ngay và
thanh toán sau. Đây là phương thức hay được sử dụng hiện nay.
* Phương thức thanh toán
Trên thị trường, các bên mua bán thường thỏa thuận áp dụng các phương thức thanh toán phổ biến sau: •
Phương thức thanh toán tiền mặt •
Phương thức thanh toán chuyển tiền •
Phương thức thanh toán nhờ thu •
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
* Bộ chứng từ thanh toán
Trong điều khoản thanh toán, hai bên cần thống nhất bộ chứng từ thanh toán, đây được hiểu là
người bán phải cung cấp cho người mua những chứng từ chứng minh việc giao hàng như hai bên đã thỏa
thuận. Nếu bộ chứng từ người bán xuất trình là đầy đủ và hợp lệ mới được thanh toán bởi người mua
hoặc ngân hàng phục vụ người mua.
Thông thường bộ chứng từ thanh toán gồm:
1. Hoá đơn thương mại- INV ( Commercial Invoice)
Hoá đơn thương mại là chứng từ cơ bản của nghiệp vụ thanh toán, nội dung nói rõ đặc điểm hàng
hoá, đơn giá và tổng giá trị của hàng hoá... Trị giá của hoá đơn có thể không giống trị giá của hợp đồng
do việc giao hàng từng phần (mỗi lần giao hàng phát hành một hoá đơn) hoặc giao hàng có dung sai (cho
phép giao nhiều hơn hoặc ít hơn số lượng quy định ban đầu). Lưu ý: (1)
Người phát hành: người xuất khẩu (2)
Thời điểm phát hành: sau khi ký hợp đồng đến trước khi giao hàng (3)
Số bản thường phát hành: 3 bản gốc (4)
Phải ghi bằng loại tiền của Thư tín dụng (nếu thanh toán bằng L/C ) (5) Không cần phải ký (theo UCP600)
(6) Mô tả hàng hoá trong hoá đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hoá trong Thư tín
dụng (nếu thanh toán bằng L/C). lOMoARcPSD| 25865958
2. Hoá đơn cho hàng không thanh toán- NCV ( No Commercial Value)
Trong xuất nhập khẩu, bất cứ hàng hoá hữu hình nào đii qua biên giới hải quan đều phải có hoá
đơn. Đây là chứng từ thể hiện giá trị (về mặt vật chất) của hàng hoá, vì vậy dù doanh nghiệp được cho
tặng hoặc thuê mượn… Mà không phải trả tiền cho người gửi thì doanh nghiệp vẫn phải xuất trình cho
hải quan hoá đơn do người gửi hàng phát hành.
Đối với những lô hàng không phải thanh toán (hàng mẫu, hàng bảo hành, quà biếu tặng,…) loại
hoá đơn này phải được ghi chú rõ ràng “No commercial value” hoặc ghi chú thể hơn “No commercial
value. Value shown for customs purpose only” nghĩa là “Hoá đơn không có giá trị thương mại. Giá trị
thể hiện chỉ để khai báo hải quan”. Lưu ý:
Mặc dù lô hàng “No commercial value” không phát sinh việc thanh toán nhưng vẫn chịu các quy
định về thuế như hàng mua bán bình thường. Do đó doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ và cân nhắc về giá trị
sẽ khai báo trên hoá đơn này để lô hàng được miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc miễn thuế hoặc nộp thuế không quá nhiều.
3. Phiếu đóng gói- P/L (Packing List)
Phiếu đóng gói là bản kê khai tất cả hàng hoá trong một kiện hàng ( thùng hàng, container…)
Và trong một lô hàng. Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hoá với nội dung bao gồm:
Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc,
cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hoá đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…
Thông thường P/L và INV được thiết kế trên cùng form (cùng một giao diện) và chỉ khác nhau
về nội dung chính nên hai chứng từ này rất giống nhau. Lưu ý:
(1) Người phát hành: người xuất khẩu
(2) Thời điểm phát hành: sau khi ký hợp đồng đến trước khi giao hàng
(3) số bản thường phát hành: 3 bản gốc 4. Vận đơn
Vận đơn đường biển – O. B/L (Ocean Bill Of Lading)
Vận đơn đường biển là chứng từ do người vận tải hoặc người giao nhận phát hành cho người gửi
hàng để làm cơ sở xác định việc giao hàng của người xuất khẩu và làm căn cứ thanh toán của người
nhập khẩu. Vận đơn đường biển cho biết những thông tin quan trọng về lô hàng, ngày hàng được bốc
lên tàu và thông tin liên hệ để giải phóng hàng tại cảng đến…
Vận đơn hàng không - AWB (Airway Bill)
Vận đơn hàng không là chứng từ do người vận tải hoặc người giao nhận phát hành cho người gửi
hàng để làm cơ sở xác định việc giao hàng của người xuất khẩu và làm căn cứ thanh toán của người
nhập khẩu. AWB cho biết những thông tin quan trọng về lô hàng, ngày chuyến bay khởi hành và thông
tin liên hệ để giải phóng hàng tại sân bay đến… lOMoARcPSD| 25865958
5. Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O (Certificate Of Origin)
Là văn bản do cơ quan có thẩm quyền thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá
cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan đến xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.
C/O thể hiện xuất xứ của hàng hoá, xuất xứ đó phải được xác định theo một Quy tắc xuất xứ cụ thể. 6.
Giấy chứng nhận số lượng/ chất lượng – C/Q (Certificate Of Quantity/ Quality )
Là chứng từ xác định chất lượng của hàng thực giao và chứng minh chất lượng hàng phù hợp với
các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng không quy định gì khác, giấy chứng nhận chất lượng có
thể do xưởng hoặc nhà máy sản xuất hàng hoá, cũng có thể do cơ quan kiểm định/ giảm định hàng xuất nhập khẩu cấp.
Ví dụ: Vinacontrol (Việt Nam), SGS (công ty đa quốc gia có trụ sở tại Thuỵ sĩ) là những công ty
kiểm định nổi tiếng cung cấp dịch vụ kiểm định về số lượng hoặc chất lượng hàng xuất nhập khẩu Lưu ý:
Thời điểm phát hành: trước khi giao hàng hoặc khi hàng đến
Số bản thường phát hành: một bản gốc/ hai bản copy
7. Chứng từ bảo hiểm – Insurance Policy/ Certificate (nếu theo điều kiện CIP hoặc CIF)
Là chứng từ chứng minh hàng hoá đã được mua bảo hiểm và sẽ được bồi thường khi có tổn thất
xảy ra. Tuỳ thuộc vào cách thức mua bảo hiểm mà chứng từ bảo hiểm có thể gặp gồm hai loại: giấy
chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate) và đơn bảo hiểm (Insurance Policy).
8. Giấy chứng nhận kiểm dịch - Phytosanitary Certificate
Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật/ động vật, kiểm dịch là để đảm bảo
không cho mầm bệnh theo hàng hoá đi vào nước nhập khẩu. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương
tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài. Sau khi
các hoạt động kiểm dịch được thực hiện với lô hàng xuất nhập khẩu thì lô hàng sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. Lưu ý:
Thời điểm phát hành: trước khi giao hàng
Số bản thường phát hành: 1 bản gốc
9. Giấy chứng nhận hun trùng - Fumigation Certificate
Một số mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như: gạo, cà phê, tiêu, điều… Có nguồn gốc xuất xứ từ
gỗ như: hàng mây tre lá, hàng thủ công mỹ nghệ… Nếu không xử lý bằng hoá chất thì trong quá trình
vận chuyển sẽ phát sinh mối, mọt, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại môi trường. Do đó, hải quan ở các
nước nhập khẩu yêu cầu hàng hoá phải được hun trùng. Để chứng minh hàng được hun trùng, các nhà
xuất khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận hun trùng.
Lưu ý: Như giấy chứng nhận kiểm dịch
10. Bảng chỉ dẫn về an toàn hàng hoá - MSDS (Material Safety Data Sheet)
MSDS áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như: hàng
cháy nổ, hoá chất dễ ăn mòn, hàng hoá có mùi, mỹ phẩm… lOMoARcPSD| 25865958
MSDS do nhà sản xuất hoặc người bán, người gửi hàng cung cấp cho hãng vận chuyển, có tác
dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hoá trong quá trình sắp xếp
hàng hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.
MSDS được gửi kèm với lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển cho đến khi đến tay người nhập
khẩu. Đối với hàng hoá là hoá chất, trong bộ hồ sơ hải quan nên có kèm theo MSDS (đóng dấu sao y
của nhà nhập khẩu) để xác nhận rằng MSDS này đã được nhà nhập khẩu chấp nhận.
3.2.2.3. Nhóm các điều khoản về giao hàng, bảo hiểm hàng hoá
(8) Điều khoản Giao hàng (Delivery)
Điều khoản giao hàng là điều khoản xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao
hàng và thông báo giao hàng
* Thời hạn giao hàng
Thời hạn giao hàng là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong buôn
bán quốc tế có 3 kiểu quy định thời hạn giao hàng:
Giao hàng theo định kỳ: Là việc xác định thời hạn giao hàng vào một khoảng (mốc) thời gian
nhất định. Ví dụ giao hàng vào ngày 31/12/2019, giao trong quý III năm 2020, không chậm quá ngày 31/09/2019 v.v
Giao hàng theo điều kiện: là việc xác định thời hạn giao hàng theo điều kiện nhất định. Ví dụ
giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng trong vòng 20 ngày kể từ ngày mở L/C, giao hàng trong
vòng 20 ngày kể từ khi nhận được giấy phép xuất khẩu v.v
Giao hàng theo các thuật ngữ: là việc xác định thời hạn giao hàng theo các thuật ngữ như
“giao nhanh” (promt), “giao ngay lập tức” (Immediatly), “giao càng sớm càng tốt” (as soon as possible)...
* Địa điểm giao hàng (incoterms 2020)
Việc lựa chọn địa điểm giao hàng có liên quan chặt chẽ đến phương thức chuyên chở hàng hóa
và đến điều kiện cơ sở giao hàng.
Thường địa điểm giao hàng đi và địa điểm hàng chuyển tới phụ thuộc vào điều kiện thương mại
quốc tế do hai bên mua và bán lựa chọn, có thể trong hợp đồng ghi rõ điểm đi/đến (port of
discharging/destination: Hai Phong Port) hoặc ghi địa điểm giao hàng lựa chọn (one of Taiwan port,
CIF European main ports, FOB Da Nang…)
* Phương thức giao hàng - giao phương thức nào thì nhận phương thức đấy Trong
điều khoản giao hàng luôn đề cập đến nội dung phương thức giao hàng.
Giao về số lượng: Xác định số lượng thực tế của hàng được giao bằng các phương pháp cân, đo, đếm …
Giao về chất lượng: Là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước
và các chỉ tiêu khác để xác định sự phù hợp giữa chúng với quy định trong hợp đồng
Giao nhận sơ bộ: Bước đầu xem xét hàng hóa , xác định sự phù hợp về số lượng, chất lượng của
hàng hóa với hợp đồng lOMoARcPSD| 25865958
Giao nhận cuối cùng: Là việc xác nhận việc người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Giao nhận sơ bộ và giao nhận cuối cùng đi kèm với nhau
* Thông báo giao hàng (delivery notice)
Trong các điều kiện cơ sở giao hàng Incoterms đã quy định trách nhiệm về thông báo giao hàng,
tuy nhiên, trong hợp đồng thương mại quốc tế vẫn nên quy định rõ thêm về (i) số lần thông báo
và (ii) nội dung, thời điểm mỗi lần thông báo (incoterms A10)
Ví dụ: Điều kiện FOB: Thông báo 3 lần:
Lần 1: Người bán thông báo sẵn sàng giao hàng
Lần 2: Người mua thông báo về việc cử tàu đến nhận hàng: Tên tàu, số hiệu của tàu, tên người
vận tải, địa điểm giao hàng, thời gian giao hàng
Lần 3: Người bán thông báo về việc giao hàng: Kết quả giao hàng, số lượng và chất lượng hàng
thực giao, ngày xếp hàng lên tàu, ngày được cấp vận đơn và số của vận đơn, ngày tàu khởi hành từ cảng
đi và dự kiến ngày tàu đến cảng dỡ hàng …
Trong điều khoản giao hàng, các bên còn thỏa thuận về hướng dẫn giao hàng:
– Có cho phép chuyển tải hay không (Transhipment): Allow/not Allowed (Prohibited)
– Giao hàng toàn bộ hay giao hàng từng phần (Partial shipment)
– Giao hàng một lần hay giao nhiều lần (Shipment by instalments)
(9) Điều khoản bảo hiểm (Insurance) CIP > CIF
Những nội dung cần thoả thuận: Điều kiện bảo hiểm; Công ty bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm; Quãng
đường bảo hiểm; Nơi khiếu nại bảo hiểm bồi thường.
Ví dụ: The Seller shall cover the insurance for the cargo under ICC (A) term at any world-class
insurance company for 110% CIF value of goods. The insurance must effect from Seller’s warehouse to Buy’s warehouse.
Place for presentation of insurance claimation documents: the office/branch of insurance agency in Buyer’s country.
3.2.2.4. Nhóm các điều khoản về điều kiện pháp lý
(10) Điều khoản Bất khả kháng (Force Majeure)
Bất khả kháng là những trường hợp không lường trước được, không thể khắc phục được, xảy ra
sau khi ký hợp đồng, làm cản trở việc hoàn thành nghĩa vụ của các bên (người bán không thể giao hàng,
người mua không thể thanh toán). Hai bên phải thoả thuận rõ những loại nào được xem là bất khả kháng,
và bất khả kháng đó phải có chứng minh bằng văn bản của cơ quan chính quyền nước xảy ra bất khả kháng.
Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được mà
không ai bị coi là phải chịu trách nhiệm. Chính vì vậy, điều khoản này còn được gọi là điều khoản miễn
trách. Trong điều khoản này, các bên có thể liệt kê ra các sự kiện bất khả kháng như bão, lụt, động đất,
bạo loạn, đình công… Điều khoản này cũng có thể quy định thêm rằng các sự kiện đó chỉ tạm ngừng
việc thực hiện hợp đồng chứ không làm hợp đồng mất hiệu lực. lOMoARcPSD| 25865958
(11) Điều khoản Bảo hành (Warranty)
Điều khoản bảo hành trong hợp đồng ngoại thương là sự cam kết của người bán nhằm bảo đảm
về chất lượng hàng hóa trong một thời gian nhất định. Thời gian này gọi là thời gian bảo hành. Trong
thời hạn bảo hành, nếu người mua phát hiện những khuyết tật của hàng hóa thì người bản phải có trách
nhiệm giải quyết. Trong điều khoản bảo hành, những nội dung cơ bản cần thỏa thuận bao gồm: Phạm vi,
thời hạn bảo hành và trách nhiệm của người bán trong thời hạn bảo hành hàng hóa.
* Phạm vi bảo hành
• Bảo hành về nguyên liệu chế tạo học khai báo hải quan điện tử
• Bảo hành về kết cấu sản phẩm
• Bảo hành các thiết bị chính và phụ tùng
Phạm vi bảo hành rộng hay hẹp là tùy thuộc vào hàng hóa, tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên.
* Thời hạn bảo hành
Thời hạn bảo hành thường được các bên quy định theo các mốc sau:
• Tính kể từ khi giao hàng: Quy định như vậy sẽ chỉ có lợi cho người bán.
• Nếu tính từ khi sử dụng hàng hóa thì người mua có lợi. khóa học về xuất nhập khẩu
Vì vậy, trong mua bán quốc tế người ta có thể áp dụng kết hợp cả 2 cách trên.
Còn độ lớn của thời hạn bảo hành là bao nhiêu tùy thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai bên
mua bán, điều kiện và khả năng đưa hàng vào sử dụng vào sự thỏa thuận của các bên hay tiêu chuẩn hóa
của hàng hoặc thời hạn bảo hành theo tập quán mua bán hàng hóa.
* Trách nhiệm của các bên
Người bán có trách nhiệm hướng dẫn người mua sử dụng hàng hóa chịu trách nhiệm và chí phí
sửa chữa, thay thế hàng hóa khi hỏng hóc hoặc thay thế bằng hàng hóa mới.
Người mua có trách nhiệm sử dụng hàng hóa theo đúng hướng dẫn, khi phát hiện hàng hóa có
hỏng hóc phải báo ngay cho người bán biết, không được tự ý sửa chữa và phải bảo quản, giữ gìn hàng
hóa cẩn thận không cho hỏng hóc thêm. Trong trường hợp quá thời hạn quy định, người bán không kịp
thời khác phục khuyết tật, người mua có thể sửa chữa với chi phí người bán chịu. Người mua có quyền
yêu cầu người bán giảm giá hàng hoặc thay thế hàng hóa mới.
(12) Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại quy định những biện pháp chế tài khi hợp đồng không
được thực hiện (toàn bộ hay một phần). Đây là điều khoản quy định trách nhiệm pháp lý phát sinh trong
quá trình thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.
Điều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện
hay thực hiện không tốt hợp đồng và xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.
Các trường hợp phạt vi phạm hợp đồng bao gồm: phạt chậm giao hàng, phạt giao hàng không
phù hợp về số lượng và chất lượng, phạt giao hàng không phù hợp, phạt do chậm thanh toán, phạt trong
trường hợp hủy hợp đồng … lOMoARcPSD| 25865958
(13) Điều khoản khiếu nại (Claim)
Khiếu nại là việc một bên (bên bị vi phạm) yêu cầu bên kia (bên vi phạm) bồi thường cho những
chi phí phát sinh do sự vi phạm hợp đồng gây nên, ví dụ như việc giao hàng không đúng số lượng, quy
cách, không đúng thời hạn, chứng từ không phù hợp …
Hai bên cần quy định rõ trong hợp đồng: thủ tục khiếu nại; Thời hạn khiếu nại/ phản hồi khiếu
nại; Thời gian được quyền tiến hành khiếu nại; Nội dung được khiếu nại; Biện pháp khắc phục những
vấn đề bị khiếu nại.
(14) Điều khoản Trọng tài (Arbitration)
Nếu hai bên không giải quyết được khiếu nại bằng thương lượng hoà giải thì sẽ đưa vụ việc ra
toà án hoặc trọng tài kinh tế. Hai bên cần thoả thuận các nội dung: Chọn trọng tài hay toà án để giải
quyết tranh chấp; Luật được sử dụng để giải quyết tranh chấp; Án phí bên nào chịu.
Trọng tài là phương pháp sử dụng người thứ ba không phải là tòa án để giải quyết xung đột xảy
ra có liên quan đến hợp đồng thương mại (tức là khi có tranh chấp hợp đồng).
Trong điều khoản này thường quy định các nội dung như: trọng tài nào giải quyết tranh chấp;
Luật áp dụng giải quyết tranh chấp; Địa điểm tiến hành giải quyết tranh chấp; phân định chi phí trọng tài…
(15) Điều khoản hiệu lực (Validity)
Tốt nhất ghi rõ một thời gian cụ thể khi hợp đồng có hiệu lực
VÍ DỤ: Hợp đồng này có hiệu lực ngay sau khi ký hoặc Hợp đồng này sẽ có hiệu lực 7 ngày sau khi ký
(16) Điều khoản khác (Other Clauses)
Số bản hợp đồng, ngôn ngữ của hợp đồng….
3.3. CÁC LOẠI HĐ KHÁC TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA QUỐC TẾ
3.3.1. hợp đồng trao đổi hàng hóa xuất nhập khẩu điểm khác biệt:
yêu cầu cân bằng về slg, chất lượng, giá cả , thanh toán mang tính chất bù trừ
không nhằm thu khoản lợi vật chất Điều kiện kí HĐ:
các quốc gia phải khí kết hiệp định trai đổi hàng hóa
ký kết trên cơ sở hiệp định; dài hạn
3.3.2. Hợp đồng gia công
Bên nhận gia công nhận chế tao >< bên giao gia công thanh toán và nhận hàng
Các loại hd gia công: may măc, cơ khí, phần mềm qte
Hình thức: hợp đồng văn bản hoặc tương đương Thông tin cơ bản: thông tin các bên lOMoARcPSD| 25865958 đối tượng gia công
Giá cả, ohương thức thanh toán
Trách nhiệm chịu rủi ro Quyền và nghĩa vụ Chuyển giao công nghệ Chấm dứt hợp đồng
3.3.3. hợp đồng mua bán hh qua sở gd hh
Phụ thuộc vào dự đoán và kì vọng của bên bán và bên mua -
hợp đồng kì hạn:
mua theo giá hiện tại - thanh toán theo giá tương lai; tính cam kết ràng buộc hai bên
Có sự đứng ra của sở gd hàng hóa: khi giá biến động bên mua/bán không nhận/ bán hàng =>
trả tiền theo giá chênh lệch trong HĐ và thị trg - hợp đồng quyền chọn: phí quyền chọn
Hợp đồng quyền chọn bán: có quyền bán - không có nghĩa vụ bán
Hợp đồng quyền chọn mua: có chọn quyền mua - không có nghĩa vụ mua
6 thành phần: kích cỡ, tài sản cơ sở, ngày đáo hạn, kỳ hạn, quyền chọn, giá thực hiện, phí quyền chọn
CHƯƠNG 4. QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ
4.1. Điều kiện để được xuất nhập khẩu hàng hoá
4.1.1. Quyền xuất nhập khẩu
Theo Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân (bao gồm cá nhân và công ty) được kinh doanh
xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề
đăng ký kinh doanh, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hoá
tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Như vậy, khi tham gia vào hoạt động mua bán một hàng hoá nào đó thì tự nhiên công ty đã có
quyền xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hoá đó. Tuy nhiên, thương nhân nên lưu ý rằng việc mua bán
hàng hoá thường liên quan đến hoá đơn Giá trị gia tăng (GTGT), do đó, cần lưu ý chỉ xuất khẩu hoặc
nhập khẩu những mặt hàng có trên Giấy đăng ký kinh doanh. lOMoARcPSD| 25865958
Ví dụ: khi mở công ty có kê khai ngành kinh doanh là Văn phòng phẩm, vậy thương nhân không
thể xuất hoặc nhập khẩu thực phẩm hay thiết bị y tế được. 4.1.2. Điều kiện xuất nhập khẩu Trước hết, là điều kiện pháp lý.
Mọi cá nhân, tổ chức được kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào mà pháp luật không cấm, vì thế quý
vị có thể xuất nhập khẩu bất kỳ mặt hàng nào mà nhà nước không cấm. Tuy nhiên, khi mở một doanh
nghiệp mới đặc biệt là để nhập khẩu hàng hóa và bán lại thì quý vị nên lưu ý rằng, việc mua bán hàng
hóa thường dính đến việc xuất hóa đơn GTGT, nếu trên giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty DN
không có đăng ký những mặt hàng đó việc nhập hàng về nhưng bán ra thì rất kho để xuất hóa đơn cho khách hàng.
Thứ hai, điều kiện về hồ sơ.
Đối với việc xuất khẩu hàng hóa, một số mặt hàng vì một số lý do nào đó như: bảo hộ sản xuất
trong nước, mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia hoặc là vì an toàn của người tiêu
dùng… nhà nước thường đưa ra điều kiện để được xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó.
Ví dụ: Xuất khẩu gạo là phải có hạn ngạch xuất khẩu, xuất khẩu khoáng sản phải có giấy phép,
nhập khẩu thực phẩm là phải có công bố ATTP….
Đối với mỗi mặt hàng cụ thể thì sẽ có những điều kiện xuất nhập khẩu riêng, cũng có những mặt
hàng không cần bất kỳ một ràng buộc nào về mặt giấy tờ. Sẽ có những tổ chức nhà nước hoặc tư nhân
chịu trách nhiệm về việc cấp các giấy phép, giấy chứng nhận … cho các mặt hàng cụ thể đó để được
phép xuất hoặc nhập khẩu mặt hàng đó.
Để biết được mặt hàng mình có thuộc diện xuất – nhập khẩu có điều kiện không thì cần tìm hiểu
kỹ về các văn bản, thông tin mà được các bộ ngành ban ra. Và phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này trước
khi nhập hàng hoặc xuất hàng đi.
Các bước chuẩn bị cần thiết để cho một doanh nghiệp mới có thể tiến hành xuất nhập khẩu hàng hóa được.
Một, về mặt pháp lý: Doanh nghiệp nên đăng ký kinh doanh hoặc thêm vào giấy phép đăng ký
những mặt hàng mà doanh nghiệp muốn nhập về, để tiện cho việc xuất hóa đơn đầu ra sau này. Hai, về mặt thủ tục: •
Doanh nghiệp cần cập nhập thông tin của công ty lên hệ thống của tổng cục hải quan. •
Đăng ký thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống cổng thông tin một cửa quốc gia, cho các bộ ngành liên quan. •
Chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ cần thiết (vd: nếu là mặt hàng có điều kiện xuất nhập khẩu
thì nên chuẩn bị trước khi nhập hàng về) •
Cần có TOKEN (TOKEN là một thiết bị có lưu trữ thông tin và MST của doanh nghiệp
XNK) để truyền tờ khai xuất nhập khẩu, nếu không có hoặc chuẩn bị không kịp thì có thể sử dụng dịch
vụ đại lý khai thuê hải quan. •
Bộ hồ sơ xuất nhập khẩu cần chuẩn bị rõ ràng, thống nhất về mặt nội dung, bộ hồ sơ gồm:
vận đơn đường biển (bill of lading); hợp đồng (sale contract); danh sách hàng hóa (packing list); hóa lOMoARcPSD| 25865958
đơn thương mại (commercial invoice) và các giấy tờ khác liên quan (c/o, giấy phép, chứng nhập các
loại,…). Và cuối cùng là tờ khai hàng xuất nhập khẩu. •
Và điểm cuối cùng là doanh nghiệp cần hiểu rõ về tập quán thương mại (incoterms), để
hạn chế thấp nhất những rủi ro trong thương mại quốc tế.
Đó là những công việc cơ bản cần chuẩn bị để một doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam.
4.1.3. Loại hình xuất nhập khẩu
Về mặt kế toán, một lô hàng phải xuất khẩu sẽ ghi nhận doanh thu (đầu ra) và một lô hàng nhập
khẩu sẽ ghi nhận chi phí (đầu vào). Đối với mỗi lô hàng, nếu mục đích xuất khẩu hoặc nhập khẩu khác
nhau sẽ dẫn đến nghiệp vụ kế toán khác nhau và ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề kê khai thuế của DN. DN
nên xác định loại hình xuất nhập khẩu mà công ty sẽ thực hiện để chủ động về việc chuẩn bị nhân sự kế
toán và thực hiện triển khai thuế một cách hợp lý.
Xem tham khảo: Bảng mã loại hình xuất nhập khẩu mới nhất. Ví dụ:
Loại hình B11 – Xuất kinh doanh: sử dụng trong trường hợp:
a) DN xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc
xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán.
b) DN có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu
hàng hoá có nguồn gốc mua trong nước.
Loại hình A11 - Nhập kinh doanh tiêu dùng: sử dụng trong trường hợp DN nhập khẩu hàng hoá
để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm:
a) Nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài;
b) Nhập khẩu hàng hoá từ khu phi thuế quan, DNCX; c) Nhập khẩu tại chỗ.
4.2. Thành lập công ty xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá
4.2.1. Thành lập công ty xuất nhập khẩu và những vấn đề liên quan
(1) Loại hình doanh nghiệp
Cá nhân phải quyết định doanh nghiệp mình sẽ thành lập là công ty TNHH, công ty cổ phần hay
doanh nghiệp tư nhân…. Cá nhân nên cân nhắc đến hướng phát triển lâu dài và các điều kiện kinh doanh
(nếu có) để đưa ra quyết định hợp lý. Đối với một số ngành nghề kinh doanh, cá nhân phải đáp ứng các
yêu cầu về cơ sở vật chất, vốn pháp định hay trình độ nhân sự thì mới được thành lập doanh nghiệp. Chi
tiết các quy định này kèm theo thủ tục đăng ký kinh doanh, cá nhân tham khảo tại Luật Doanh nghiệp.
(2) Mua thiết bị chữ ký số
Bắt buộc phải sử dụng chữ ký số để kê khai thuế đồng thời thực hiện khai báo hải quan điện tử.
Cá nhân nên tìm hiểu và mua chữ ký số của đơn vị được cả cơ quan thuế và cơ quan hải quan chấp nhận.
Ngoài ra, chữ ký số cũng được sử dụng khi doanh nghiệp khai báo một số thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. lOMoARcPSD| 25865958
(3) Mở tài khoản ngân hàng
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc mở tài khoản ngân hàng cũng phải có những điều cần
chú ý so với doanh nghiệp bình thường. Cá nhân có thể tham khảo các ý kiến sau: (i)
Cân nhắc lựa chọn các ngân hàng nhỏ để được hưởng dịch vụ chu đáo và chi phí
giao dịch thấp hoặc điều kiện vay tín dụng đơn giản hơn các ngân hàng lớn; (ii)
Cân nhắc lựa chọn ngân hàng lớn đảm bảo đủ nguồn cung ngoại tệ thanh toán cho
đối tác nước ngoài và đảm bảo đủ độ tín nhiệm khi thực hiện phương thức thanh toán bằng
L/C (nếu là bên nhập khẩu);
(iii) Nên chủ động mở tài khoản ngoại tệ (trước tiên là USD) sau đó là các tài khoản
ngoại tệ tương đương với các thị trường chính mà doanh nghiệp sẽ giao dịch (nếu là bên xuất khẩu);
(iv) Chú ý giao dịch với ngân hàng nằm trong hệ thống các ngân hàng được chọn để
thu ngân sách nhà nước (doanh nghiệp sẽ nộp thuế trực tiếp qua tài khoản ngân hàng này).
(4) Đăng ký nộp thuế điện tử
Thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử tại ngân hàng mà doanh nghiệp đã mở tài khoản giao dịch.
Đây là dịch vụ nộp tiền thuế trực tiếp trên Internet thông qua Cổng thông tin điện tử của Cơ quan Thuế
theo quy định hiện hành, bao gồm 2 bước: (i)
Sau khi có thông tin số tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, tên ngân hàng, địa
chỉ Email, số điện thoại của doanh nghiệp, kế toán sẽ dùng thiết bị Chữ ký số để đăng ký kích
hoạt Chữ ký số qua mạng hệ thống ngân hàng. (ii)
Yêu cầu ngân hàng ký và đóng dấu xác nhận doanh nghiệp đã đăng ký nộp thuế điện tử.
(5) Đăng ký hồ sơ thuế ban đầu
Doanh nghiệp thành lập mới phải nộp tờ khai thuế Môn bài chậm nhất trong vòng 30 ngày kể từ
ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, theo mẫu tờ khai Môn bài và trích nộp tiền thuế Môn bài
từ tài khoản ngân hàng vào Ngân sách nhà nước thông qua hình thức nộp thuế điện tử hoặc nộp tại ngân
hàng thu ngân sách nhà nước hoặc kho bạc nhà nước (lần đầu).
(6) Đăng ký hải quan điện tử
Để làm thủ tục hải quan điện tử, công ty cần có tài khoản VNACCS/VCIS (account) tại cơ quan
hải quan, tức là đã tham gia thủ tục hải quan điện tử. Sau khi tài khoản này được lập và kích hoạt, công
ty mới có thể truyền và nhận kết quả phản hồi trực tuyến.
Doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ khai hải quan thông qua các công ty Forwarder (công ty
này sẽ làm dịch vụ đăng ký hải quan điện tử cho DN).
Nếu DN muốn trực tiếp thực hiện khai báo hải quan thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau và nộp
cho cơ quan hải quan nơi DN dự định khai hải quan: (i)
Đơn đăng ký tham gia thủ tục Hải quan điện tử (theo mẫu): 01 bản gốc; (ii)
Giấy đăng ký doanh nghiệp: 01 bản sao; lOMoARcPSD| 25865958
(iii) Giấy giới thiệu: 01 bản (cho người trực tiếp đi đăng ký)
Khi được chấp nhận, sau khoảng một vài ngày, DN sẽ được cấp Giấy chứng nhận tham gia hải quan điện tử.
(7) Đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin một cửa quốc gia
Hiện nay, để áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia (NSW), nhiều thủ tục hành chính liên quan đến
lĩnh vực xuất nhập khẩu đã được thực hiện trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia như: Thủ
tục cấp Chứng nhận xuất xứ C/O form D, cấp Giấy chứng nhận Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
nhập khẩu… DN cần đăng ký tài khoản và sử dụng chữ ký số để khai báo tương tự như khai báo hải quan điện tử.
4.2.2. Uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá
Trong trường hợp công ty muốn xuất khẩu/ nhập khẩu một mặt hàng nào đó nhưng chưa đáp ứng
được các quy định về xuất khẩu hoặc chưa có đủ kinh nghiệm hoặc lo ngại nhiều rủi ro ngoài khả năng
kiểm soát thì có thể nhờ đến một công ty khác đứng ra thực hiện xuất khẩu/ nhập khẩu mặt hàng đó thay
– đây là hoạt động uỷ thác xuất nhập khẩu. Ví dụ:
Doanh nghiệp là cá nhân (không phải công ty/tổ chức) nên hoàn toàn không thể ký hợp đồng
xuất nhập khẩu với đối tác nước ngoài, doanh nghiệp cần uỷ thác cho một công ty đáp ứng đủ yêu cầu
về mặt pháp lý thực hiện ký hợp đồng và xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Công ty doanh nghiệp mới thành lập, chưa nắm rõ nghiệp vụ xuất nhập khẩu hoặc quy trình khai
báo hải quan nên uỷ thác cho một công ty nhiều kinh nghiệm thực hiện xuất nhập khẩu những lô hàng đầu tiên.
Công ty doanh nghiệp đã có nhiều kinh nghiệm xuất nhập khẩu và đang muốn kinh doanh một
mặt hàng mới trong khi không có giấy phép xuất nhập khẩu mặt hàng đó, lúc này doanh nghiệp cần uỷ
thác cho một công ty có giấy phép để thực hiện xuất nhập khẩu.
1. Trách nhiệm của bên nhận uỷ thác:
i) Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với đối tác nước ngoài ii) Làm các thủ tục cần
thiết để xuất nhập khẩu hàng hoá iii) Thanh toán tiền cho đối tác nước ngoài hoặc nhận
tiền thanh toán từ đối tác nước ngoài. iv) Trực tiếp làm thủ tục hải quan đồng thời kê khai
và nộp các loại thuế: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế VAT …
v) Phát hành bộ chứng từ xuất khẩu hoặc lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hoá
đơn thương mại, phiếu đóng gói… vi) Xuất hàng cho đối tác nước ngoài hoặc trả hàng đã nhập khẩu
cho bên uỷ thác cùng hoá đơn VAT cho hàng nhập khẩu ( bên cạnh hoá đơn VAT cho phí dịch vụ uỷ thác nhập khẩu).
2. Trách nhiệm của bên uỷ thác:
i) Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá như: model, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo…
để bên nhận uỷ thác giao dịch với đối tác nước ngoài. ii) Phối hợp với bên nhận uỷ thác đàm phán hợp lOMoARcPSD| 25865958
đồng với đối tác nước ngoài. iii) Chuyển tiền hàng để bên nhận uỷ thác thanh toán cho đối tác nước ngoài.
iv) Phối hợp giao nhận hàng hoá và làm thủ tục hải quan. v)
Thanh toán phí dịch vụ uỷ thác.
4.3. Các bước xuất nhập khẩu một lô hàng
Để đảm bảo cho hoạt động xuất/nhập khẩu được thực hiện một cách an toàn và thuận lợi đòi hỏi
mỗi doanh nghiệp xuất/nhập khẩu phải tổ chức tiến hành theo các khâu sau của quy trình xuất/nhập khẩu chung.
Trong quy trình gồm nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau, bước trước là cơ sở, tiền đề để
thực hiện tốt bước sau. Tranh chấp thường xảy ra trong tổ chức thực hiện hợp đồng là do lỗi yếu kém ở
một khâu nào đó. Để quy trình xuất/nhập khẩu được tiến hành thuận lợi thì làm tốt công việc ở các bước
là rất cần thiết. Thông thường một quy trình xuất/nhập khẩu hàng hóa gồm những bước sau. GIAI Bướ c 1 Bướ
Tính toán chi phí, giá thành cho lô hàng c 2 Bướ
Đàm phán và ký kết hợp đồng c 3
GIAI ĐOẠN TRƯỚC GIAO HÀNG Bướ Làm thủ tục thanh toán c 4 Bướ Thuê vận tải c 5 Bướ Mua bảo hiểm c 6 Bướ
Xin giấy phép xuất nhập khẩu c 7 Bướ
Kiểm dịch, hun trùng/kiểm định/kiểm tra chuyên ngành c 8
ĐOẠN GIAO DỊCH, ĐÀM PHÁN
Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng để xuất/ nhập khẩu GIAI ĐOẠN GIAO HÀNG Bướ
Chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu c 9 Bướ Giao nhận hàng hoá c 10 Bướ
Thực hiện thủ tục hải quan c 11 lOMoARcPSD| 25865958
GIAI ĐOẠN GIAO DỊCH ĐÀM PHÁN
4.3.1. Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng để xuất nhập khẩu
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá ở đâu có sản
xuất và lưu thông và ở đó có thị trường. Thị trường nước ngoài gồm nhiều yếu tố phức tạp, khác biệt so
với thị trường trong nước bởi vậy nắm vững các yếu tố thị trường hiểu biết các quy luật vận động của
thị trường nước ngoài là rất cần thiết phải tiến hành hoạt động nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị
trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường
phải trả lời một số câu hỏi sau: xuất/nhập khẩu cái gì, ở thị trường nào, thương nhân giao dịch là ai, giao
dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đề ra.
Doanh nghiệp đã có sẵn đối tác để tiến hành các thương vụ đầu tiên hay chưa, việc tìm kiếm đối
tác tiềm năng sẽ được tiến hành như thế nào? Nếu đã có một số đối tác nhất định doanh nghiệp vẫn nên
chú ý tìm kiếm để mở rộng thêm danh sách đối tác, tránh việc quá phụ thuộc vào các đối tác hiện có.
Khi đã có thông tin liên hệ của một vài đối tác, lúc này doanh nghiệp bắt đầu bước giao dịch đầu
tiên để hai bên trao đổi những thông tin cơ bản nhất. Bên mua có thể phải Hỏi hàng nhiều nhà cung cấp
khác nhau để có sự so sánh. Bên bán có thể phải Báo giá cho rất nhiều đối tác tiềm năng trước khi có
được đơn hàng đầu tiên. i)
Hàng hoá so với yêu cầu mua hàng ? ii)
Giá cả so với khả năng chi trả? iii)
Thanh toán sớm hay muộn, theo phương thức nào? iv) Giao hàng sớm hay muộn?
Khi hỏi hàng bên mua thường cân đối giữa các yếu tố trên để đưa ra quyết định sẽ đặt
hàng với nhà cung cấp nào do đó bên bán cũng cần đặc biệt chú trọng để đưa ra được báo giá cạnh tranh nhất.
4.3.2. Tính toán chi phí, giá thành cho lô hàng
Sales xuất khẩu tính toán giá bán
Đối với nhân viên Sales xuất khẩu, doanh nghiệp phải tính được giá thành cho lô hàng từ giá vốn
sản xuất/ thu mua và các chi phí bán hàng (thuế xuất khẩu, cước vận tải, lãi dự tính…). Mục đích của
việc tính toán là để biết mình sẽ bán lô hàng với giá bao nhiêu, từ đó quyết định báo giá cho đối tác.
INV= C + f1 + X + F + I + N + VAT + f2 + …
[ Tuỳ theo điều kiện Incoterms được áp dụng mà các số hạng của phép tính trên = 0 hoặc >0 đối
với người xuất khẩu ] Trong đó:
(1) INV: giá trị Invoice (là doanh thu mong muốn của người xuất khẩu)
(2) C: giá vốn hàng hoá sau khi sản xuất (giá trị hàng đặt tại kho của người xuất khẩu)
(3) f1: các chi phí phát sinh tại nội địa nước xuất khẩu (f1 = 0 nếu bán theo EXW);
(4) X: thuế xuất khẩu (X = 0 nếu bán theo điều kiện EXW);
(5) F: cước vận tải quốc tế (nếu bên bán phải thuê vận tải);
(6) I: phí bảo hiểm (nếu bên bán phải mua bảo hiểm);
(7) N: thuế nhập khẩu (nếu bán theo điều kiện DDP); lOMoARcPSD| 25865958
(8) VAT: thuế giá trị gia tăng (nếu bán theo điều kiện DDP);
(9) f2: các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu (nếu bán theo điều kiện DAP/ DDP). (10)
Các khoản khác như lãi vay, lãi dự tính, phí ngân hàng…
Để thực hiện phép tính trên, sales xuất khẩu cần công thức tính toán Chi phí vận tải (F), Thuế
xuất khẩu (X), Thuế nhập khẩu (N) và Thuế giá trị gia tăng (VAT) lần lượt như sau:
4.3.2.1. Tính toán chi phí vận tải (F)
Để tránh trường hợp, bên thu phí đội giá chi phí lên cao hơn so với chi phí thực tế, nhà xuất nhập
khẩu cần có những tính toán thật kỹ lưỡng về các chi phí vận tải quốc tế. Việc thực hiện tính toán không
chỉ liên quan đến hàng hóa, mà còn các công thức áp dụng tùy từng phương thức vận chuyển, khối lượng, tính chất hàng hóa.
1. Phí CBM và Chargeable weight dùng trong tính toán chi phí vận tải
Trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, thể tích Volume của lô hàng là đại lượng thường xuyên
được sử dụng để tính toán việc bốc xếp hàng và tính toán các chi phí vận tải . Đơn vị tính: Mét khối
– CBM (Cubic Meter) Công thức tính:
Thể tích Volume: CBM = (Dài x rộng x cao) x (số lượng)
Trong tính toán chi phí vận tải hàng hóa, nếu chỉ sử dụng Trọng lượng thực tế (GW – Gross
Weight) để tính cước thì không phù hợp đối với những mặt hàng có khối lượng lớn, cồng kềnh. Do đó,
cần được quy đổi từ kích thước thành trọng lượng tương đương đối với hàng hóa để tính cước một cách chính xác.
Căn cứ theo khái niệm liên quan đến Trọng lượng thể tích (VW – Volume Weight) để áp dụng
trong công thức quy đổi trong vận tải hàng không như sau: Công thức tính:
Volume weight (VW) = Volume (CBM) : 6000
Sau khi tính ra Trọng lượng thể tích VW, hãng vận tải sẽ tiến hành so sánh VW với trọng lượng
thực tế của lô hàng. Căn cứ vào hai giá trị trọng lượng trên, đại lượng nào có giá trị lớn hơn thì sẽ lấy
đại lượng đó làm Trọng lượng tính cước – CW (Chargeable Weight)
Trong một số trường hợp, các hãng tàu sẽ căn cứ vào phương thức vận chuyển hàng hóa như vận
chuyển hàng không, đường biển, hàng FCL để áp dụng tính cước theo đại lượng nào.
2. Freight – Tính cước vận tải
a. Đi hàng không và chuyển phát nhanh
Đơn giá được tính cho mỗi đơn bị trong lựng tính cước (vd: 10 USD/Kg). Các hãng vận sẽ công
bố bảng giá cước theo từng khoảng trọng lượng hàng và tính cước theo công thức. Freight = Rate x
Chargeable Weight (CW) b.Đi biển, hàng lẻ LCL
Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị thể tích của lô hàng (Ví dụ: 10 USD/CBM). Trong đó, hãng
vận tải cũng quy định mức cước tối thiểu (Ví dụ: Tối thiểu 01 CBM nghĩa là lô hàng có thể tích nhỏ hơn
01 CBM vẫn phải chịu cước phí 10 USD) Công thức tính cước hàng lẻ: Freight = Rate x CBM
c. Đi biển, hàng nguyên FCL lOMoARcPSD| 25865958
Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị container (80 USD/ 20DC tức là phải dùng 80 USD để vận tải
1 container 20ft loại thường).
Công thức tính cước hàng nguyên:
Freight = Rate x Số lượng container
3. Charge – Tính phụ phí vận tải quốc tế
Các loại phụ phí tính theo chuyến (USD/chuyến) như: Phí D/O (Delivery Order), phí B/L, Phí handing…
Các loại phụ phí được tính theo CBM (đối với hàng lẻ), theo cont ( đối với hàng nguyên), theo
kgs (đối với hàng không) như: Phí THC (Terminal Handling Charge), phí CFS (Container freight station
fee), phí EBS (Emergency Bunker Surcharge - phụ phí xăng dầu, nhiên liệu được sử dụng cho những
tuyến hàng đi châu Á)…
4.3.2.2. Tính toán thuế xuất khẩu (X), thuế nhập khẩu (N)
1. Cách tính thuế xuất / nhập khẩu theo tỷ lệ phần trăm •
Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm là việc xác định thuế theo phần trăm
(%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. •
Số thuế xuất khẩu/thuế nhập khẩu được tính như sau:
Số thuế xuất khẩu / nhập khẩu = Số lượng đơn vị từng loại hàng hóa thực tế xuất khẩu – nhập
khẩu ghi trong tờ khai hải quan x Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa x Thuế suất của từng loại hàng hóa Trong đó: • Trị giá tính thuế:
– Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:
Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất. Không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I), phí
vận tải quốc tế (F) – (Tức là giá FOB).
– Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:
Là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên. Phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
* Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốctế (F))
Trị giá tính thuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế
* Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F))
Trị giá tính thuế = Giá CIF
– Thuế suất: Từng loại hàng hóa khác nhau sẽ có mức thuế suất khác nhau.
2. Cách tính thuế xuất/ nhập khẩu tuyệt đối
Phương pháp tính thuế tuyệt đối là việc ấn định số tiền thuế nhất định trên một đơn vị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. lOMoARcPSD| 25865958
– Số thuế áp dụng theo phương pháp này được xác định:
Căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. Và mức thuế tuyệt đối quy định trên
một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.
3. Phương pháp tính thuế hỗn hợp
Phương pháp tính thuế hỗn hợp là việc áp dụng đồng thời phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần
trăm và phương pháp tính thuế tuyệt đối.
– Số thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định: Là tổng số thuế theo tỷ lệ phần
trăm và số thuế tuyệt đối.
4.3.2.3. Cách tính toán thuế Giá trị gia tăng (VAT)
1. Các loại thuế suất thuế VAT
Theo Luật Thuế giá trị gia tăng, 3 mức thuế suất bao gồm: 0%, 5% và 10%, cụ thể quy định mức thuế suất như sau:
Mức thuế suất 0% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ sau đây •
Dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế; •
Hàng hóa xuất khẩu và được coi là xuất khẩu; •
Dịch vụ không chịu thuế GTGT theo quy định khi xuất khẩu.
Mức thuế suất 5% Áp dụng đối với những hàng hóa, dịch vụ dưới đây: •
Nước sạch dùng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt; •
Quặng để sản xuất các loại phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng
trưởng nông nghiệp cây trồng, vật nuôi; •
Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương tưới tiêu, ao hồ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; •
Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến, sản xuất
thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản trong khâu tiêu dùng chưa đến trực tiếp
người tiêu dùng mà có qua khâu trung gian; • Mủ cao su sơ chế; •
Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ
gỗ, măng và các sản phẩm quy định; •
Đường, phụ phẩm trong sản xuất từ đường, bao gồm: rỉ đường, bã mía, bã bùn; •
Các sản phẩm thủ công, làm bằng tay, sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; •
Các thiết bị, dụng cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế suất GTGT 5% nếu được sự
xác nhận của Bộ Y tế; •
Dụng cụ, đồ dùng dùng cho việc giảng dạy và học tập; •
Dịch vụ tổ chức hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao hoặc biểu diễn
nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim; lOMoARcPSD| 25865958 •
Đồ chơi cho trẻ em hoặc một số sách các loại (trừ sách không chịu thuế GTGT);
Bán nhà ở xã hội, cho thuê mua nhà ở xã hội theo quy định; Một số dịch vụ khoa học và công nghệ khác.
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc các đối tượng không chịu
thuế, thuế suất 0% và thuế suất GTGT 5%.
2. Phương pháp, công thức tính thuế GTGT
2.1. Công thức xác định thuế GTGT
Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT
2.2. Giá tính thuế GTGT
Về nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là giá bán ra không bao gồm thuế GTGT.
Ví dụ: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT là 10% có giá bán không bao gồm thuế GTGT là 10.000.000đ.
➞ Thuế GTGT = 10.000.000 x 10% = 1.000.000đ.
Cách xác định giá tính thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ trong một số trường hợp cụ thể như:
Đối với với hàng hóa chịu các loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, hàng
hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, trả thay lương, tiêu dùng nội bộ, hàng
khuyến mại, hàng hóa bán theo phương thức trả chậm, trả góp… Doanh nghiệp có thể xem chi tiết tại
bài viết cách xác định giá tính thuế GTGT.
2.3. Thời điểm xác định nghĩa vụ thuế GTGT
Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm làm thủ tục đăng ký tờ khai hải quan.
2.4. Phương pháp tính thuế
Luật Thuế giá trị gia tăng quy định 2 phương pháp tính thuế GTGT, bao gồm: • Phương pháp khấu trừ
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Ví dụ: Trong kỳ tính thuế quý 4. 2021, công ty Kế toán Alpha có tổng số thuế GTGT đầu ra ghi
trên hóa đơn bán ra là: 10.000.000đ và tổng số thuế GTGT đầu vào ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng
hóa, dịch vụ là: 6.000.000đ. ➞ Như vậy, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ quý 4/2021 = 10.000.000đ - 6.000.000đ = 4.000.000đ. • Phương pháp trực tiếp.
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp được quy định cụ thể theo 2 phương pháp sau đây:
Xác định thuế GTGT trực tiếp trên GTGT:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất thuế GTGT Trong đó:
>> Thuế suất thuế GTGT là 10%
>> Giá trị gia tăng = Giá bán của vàng, bạc đá quý bán ra - Giá mua của vàng bạc đá quý mua vào tương ứng. lOMoARcPSD| 25865958
Ví dụ: Trong ký tính thuế GTGT quý 4.2021, công ty Kế toán Alpha bán được 1 chiếc vòng vàng
có giá mua vào 6.000.000đ, giá bán ra là: 10.00.000đ. ➞ Như vậy, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ quý
4.2021 = (10.000.000đ - 4.000.000đ)*10%= 600.000đ. Xác định thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu.
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu * Tỷ lệ % Trong đó:
>> Doanh thu để tính thuế GTGT là tổng số tiền cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp bán hàng hóa,
dịch vụ thực tế thu của khách hàng ghi trên hóa đơn GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
bao gồm các khoản phụ thu, phí thu phát sinh thêm mà cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp được hưởng.
>> Tỷ lệ % để cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định
theo từng hoạt động như sau:
• Ngành nghề thương mại, mua bán hàng hóa: 1%;
• Dịch vụ không kèm hàng hóa, ngành nghề xây dựng không cung cấp nguyên vật liệu: 5%;
• Ngành nghề sản xuất, giao thông vận tải, cung cấp dịch vụ có kèm hàng hóa, xây dựng
có cung cấp cả nguyên vật liệu: 3%;
• Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Ví dụ: Công ty Kế toán Alpha trong kỳ quý 4.2021 có tổng doanh thu từ cung cấp dịch vụ kế toán là: 50.000.000đ.
➞ Như vậy, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ quý 4.2021 = 50.000.000đ x 5% = 2.500.000đ.
Purchasing nhập khẩu tính toán giá mua
Ngược lại đối với nhân viên Purchasing nhập khẩu doanh nghiệp phải tính được giá thành cho lô
hàng nhập khẩu từ giá được báo và các chi phí mua hàng (thuế nhập khẩu, cước vận tải, lãi vay…). Mục
đích của việc tính toán là để biết mình sẽ mất bao nhiêu tiền để mua được hàng, từ đó ra quyết định đặt hàng.
INV + f1 + X + F + I + N +VAT + f2 + …= DDP1
[ Tuỳ theo điều kiện Incoterms được áp dụng mà các số hạng của phép tính trên =0 hoặc >0 đối
với người nhập khẩu ] Trong đó:
(1) INV: giá trị lô hàng dự tính trong chứng từ (là giá bên bán thể hiện trong Báo giá)
(2) f1: các chi phí phất sinh tại nội địa nước nhập khẩu (nếu mua theo điều kiện EXW);
(3) X: thuế xuất khẩu (nếu mua theo điều kiện EXW);
(4) F: cước vận tỉa quốc tế (nếu bên mua phải thuê vận tải);
(5) I: phí bảo hiểm (nếu bên mua phải mua bảo hiểm);
(6) N: thuế nhập khẩu (N = 0 nếu mua theo điều kiện DDP);
(7) VAT: thuế giá trị gia tăng (VAT = 0 nếu mua theo điều kiện DDP);
(8) f2: các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu (f2 = 0 nếu mua theo điều kiện DAP/ DDP);
(9) các khoản khác như lãi vay, phí ngân hàng…
(10) DDP: tổng giá trị hàng hoá khi đưa được về đến kho của người nhập khẩu. lOMoARcPSD| 25865958
Để thực hiện phép tính trên doanh nghiệp cần công thức tính toán Chi phí vận tải (F), Thuế xuất
khẩu (X), Thuế nhập khẩu (N) và Thuế giá trị gia tăng (VAT) như đã trình bày ở mục trên. Đây cũng là
công thức tính toán giá nhập khẩu cơ bản nhất, ngoài ra có thể phát sinh thêm các khoản lãi vay tín dụng
hoặc các loại tính thuế khác.
4.3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Song song với việc tính toán giá thành cho lô hàng, người Sales và Purchasing có thể tiến hành
đàm phán với đối tác để có được các điều khoản có lợi cho mình trong hợp đồng ngoại thương. Để đàm
phán hiệu quả các bên phải nắm rõ lợi thế/ bất lợi của mình so với các đối thủ cạnh tranh cũng như so
với đối tác. Sau khi đạt được sự cân đối giữa 03 yếu tố quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng đó là: hàng
hóa, giá cả, thời gian giao hàng thì 2 bên sẽ chốt đơn hàng và tiến hành ký kết hợp đồng theo các điều khoản đã đàm phán. Ví dụ:
Nếu không cần giao hàng gấp doanh nghiệp có thể đề nghị giao hàng muộn nhưng được giảm
giá; nếu có thể thanh toán tiền sớm hoặc thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng doanh nghiệp cũng có thể đề nghị giảm giá.
Sau khi đạt được sự cân đối giữa các yếu tố quan trọng trong xuất nhập khẩu là hàng hoá, giá cả,
thời gian giao hàng thì hai bên sẽ chốt đơn hàng và tiến hành ký kết hợp đồng theo các điều khoản đã
đàm phán. Nhiều trường hợp thời gian thanh toán (sớm hay muộn), hình thức thanh toán (T/T hay L/C),
thời hạn thanh toán (một lần hay nhiều lần) cũng có thể là yếu tố tác động đến quyết định chốt đơn hàng của các bên.
GIAI ĐOẠN TRƯỚC GIAO HÀNG
4.3.4. Thủ tục thanh toán
Ngay sau khi ký kết hợp đồng, tùy vào phương thức thanh toán mà bên mua sẽ phải thực hiện
chuyển tiền (thường là tạm ứng một phần giá trị hợp đồng) hoặc mở Thư tín dụng cho bên bán hoặc kết
hợp cả hai phương thức thanh toán này.
Bên mua liên hệ với ngân hàng phục vụ mình để chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ liên quan đến
nghiệp vụ thanh toán quốc tế như: Đơn xin mua ngoại tệ, Lệnh chuyển tiền, Đơn xin mở L/C… Tuỳ mỗi
ngân hàng mà thủ tục và hồ sơ cần nộp có thể khác nhau.
Thông thường thủ tục thực hiện chuyển tiền đơn giản và chi phí thấp hơn nhiều so với thủ tục
phát hành L/C (chỉ mất 30 phút đến 1 giờ để chuyển tiền nhưng phải mất khoảng 1-2 ngày để mở L/C).
Cũng có những trường hợp việc chuyển tiền hoặc mở L/C được cho phép thực hiện vào thời điểm
ngay trước khi giao hàng. Bên mua cân nhắc thời gian chuyển tiền hoặc mở L/C để đảm bảo không ảnh
hưởng tới thời gian giao hàng
Đối với khách hàng thân quen và có uy tín tốt bên bán có thể áp dụng điều kiện thanh toán sau
khi giao hàng một thời gian nhất định hoặc cho phép thanh toán vào một ngày nhất định hàng tháng đối
với các khách hàng thường xuyên. Việc thanh toán sau như thế hầu như chỉ sử dụng phương thức chuyển
tiền mà ít khi sử dụng L/C trả chậm lOMoARcPSD| 25865958
Lưu ý: Bên mua bắt buộc phải mua ngoại tệ từ ngân hàng để thanh toán cho bên bán, do đó nên
nộp hồ sơ yêu cầu thanh toán vào buổi sáng càng sớm càng tốt để tránh tình trạng ngân hàng báo hết
ngoại tệ làm chậm tiến độ thanh toán.
4.3.5. Thuê vận tải quốc tế và mua bảo hiểm
Tùy vào điều kiện Incoterms mà bên bán hoặc bên mua sẽ chịu trách nhiệm thuê vận tải cho lô
hàng. Theo số lượng, khối lượng, thể tích và đặc tính của hàng hóa mà có thể cân nhắc các phương thức
vận tải đường biển, đường hàng không…Đôi khi do tình huống cấp bách bên mua không kịp thuê vận
tải thì có thể nhờ bên bán thuê giúp (vì bên bán thường xuyên xuất khẩu nên có những hãng vận tải quen
thuộc) trong khi bên mua vẫn là người trả cước phí vận tải theo đúng Incoterms quy định. Việc thuê vận
tải, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường và tinh thông các
điều kiện lưu cước. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, công ty xuất nhập khẩu thường ủy thác việc thuê
tàu, lưu cước cho một công ty forwarder có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn hơn
Việc mua bảo hiểm có thể phát sinh hoặc không tuỳ vào quyết định của hai bên (chủ yếu là quyết
định của bên nhập khẩu) hoặc theo thông lệ bán hàng của bên xuất khẩu. Thông thường các công ty xuất
nhập khẩu mua bảo hiểm với hàng đi bằng đường biển và có giá trị tương đối lớn. Khi ký kết hợp đồng
bảo hiểm, cần nắm vững ba điều kiện bảo hiểm chính: bảo hiểm mọi rủi ro (điều kiện A), bảo hiểm có
bồi thường tổn thất riêng (điều kiện B), bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng (điều kiện C). Ngoài
ra, còn có một số điều kiện bảo hiểm đặc biệt khác như bảo hiểm chiến tranh, đình công, bạo động.
4.3.6. Xin giấy phép xuất nhập khẩu
Giấy phép xuất nhập khẩu là vấn đề quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý để tiến hành các khâu
trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Theo chính sách mặt hàng, đối với một số hàng hoá Chính phủ
quy định phải xin giấy phép của bộ chủ quản trước khi xuất nhập khẩu.
Các bên sẽ phải làm hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu chậm nhất là trước khi mở tờ khai hải
quan. Cần cân nhắc thời gian bộ chủ quản xem xét hồ sơ và cấp phép để không làm ảnh hưởng
đến tiến độ thông quan lô hàng. Nếu thường xuyên xuất/ nhập hàng với đối tác quen thuộc
(cùng mặt hàng, cùng xuất xứ…) thì có thể xin giấy phép một lần và sử dụng cho nhiều lô
hàng xuất nhập khẩu tiếp theo.
4.3.7. Kiểm dịch / hun trùng / kiểm định / kiểm tra chuyên ngành
Cũng tuỳ thuộc vào chính sách mặt hàng mà có thể bên bán phải làm thủ tục kiểm dịch hoặc hun
trùng cho lô hàng. Thông thường việc này là bắt buộc đối với hàng hoá có nguồn gốc động vật, thực vật
(lúa gạo, hoa quả, đồ gỗ…).
Trong trường hợp bên mua cần bên bán chứng minh về chất lượng/ số lượng hàng hoá sẽ được
giao (thường thuê công ty dịch vụ kiểm định uy tín thực hiện) thì bên bán sẽ kết hợp với công ty dịch
vụ tiến hành công việc kiểm định lô hàng và được cấp Giấy chứng nhận chất lượng/ số lượng để giao cho bên mua. lOMoARcPSD| 25865958
Kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu được hiểu là hình thức kiểm tra thực tế các
mẫu hàng hoá của các doanh nghiệp cần xuất nhập khẩu có đáp ứng các tiêu chuẩn về hình thức, yêu
cầu về kĩ thuật chuyên ngành. Việc kiểm tra chuyên ngành vô cùng cùng quan trọng bởi nó liên quan
trực tiếp đến kết quả thông quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Nếu một lô hàng không đạt tiêu chuẩn
kiểm tra chuyên ngành, thì lô hàng bị loại ra và không được thông quan tức là doanh nghiệp không thể
xuất nhập khẩu hàng hoá đó.
Thông thường, các mặt hàng cần kiểm tra cái gì thì tương ứng đối với thủ tục, giấy chứng nhận
hay cơ quan chính phủ thực hiện việc kiểm tra đó. Các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm có thể kể tên
một số chính như: Bộ Giao thông – vận tải chịu trách nhiệm đăng kiểm phương tiện giao thông, xe máy
chuyên dùng, Bộ Y tế thì kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông Nghiệp PTNT thì
kiểm dịch động thực vật, thủy sản,…
Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ thì hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải
kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo
quy định của pháp luật.
Việc kiểm tra hàng hóa chuyên ngành được quy định tại Điều 35 Luật Hải quan, Điều 33 Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Điều 32 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày
25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước khi thông
quan, trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra hoặc ngày lấy mẫu kiểm tra
chuyên ngành trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác,
Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có thẩm quyền phải có kết luận kiểm tra và có trách nhiệm thông
báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm
tra hoặc gửi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia trong trường hợp cơ quan kiểm tra có hệ thống công
nghệ thông tin kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia để cơ quan hải quan quyết định việc thông
quan hàng hóa. Trường hợp quá thời hạn quy định mà cơ quan kiểm tra chuyên ngành chưa có kết luận
kiểm tra chuyên ngành thì phải có văn bản nêu rõ lý do và ngày ra kết luận kiểm tra gửi cơ quan hải quan. GIAI ĐOẠN GIAO HÀNG
4.3.8. Chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu
Bộ chứng từ được bên bán sử dụng để làm thủ tục hải quan xuất khẩu và gửi cho bên mua để họ
làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Ngoài ra bộ chứng từ còn sử dụng trong các nghiệp vụ xin cấp C/O, xin
giấy phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng… nếu phát sinh các nghiệp vụ này đối với lô hàng.
Bên bán thường phải chuẩn bị bộ chừng từ theo yêu cầu của bên mua ( ngoài các chứng từ bắt
buộc thì có những chứng từ chỉ phát hành khi có yêu cầu). Đặc biệt nếu thương vụ sử dụng L/C thì bên
bán phải bám sát các yêu cầu của L/C để đảm bảo được thanh toán. lOMoARcPSD| 25865958
Thông thường sau khi giao hàng bên bán gửi bộ chứng từ cho bên mua, việc gửi chứng từ này
được các công ty sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế, có thể gửi trực tiếp từ bên bán đến bên
mua (nếu thanh toán bằng T/T - Telegraphic transfer) hoặc thông qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C).
Ngay từ khi mỗi chứng từ được bên bán soạn thảo và phát hành, bên bán nên gửi trước bản nháp/
bản scan qua email cho bên mua tham khảo. Sau khi hàng thực sự được giao, bên bán thu thập lại toàn
bộ chứng từ liên quan đến lô hàng (theo quy định của hợp đồng hoặc L/C) và chính thức gửi bộ chứng
từ cho bên mua. Nên gửi một bản scan toàn bộ chứng từ qua email để bên mua xem và xác nhận trước khi gửi bản gốc đi.
Lưu ý: Về cơ bản mỗi lô hàng xuất nhập khẩu phải có một bộ chứng từ đi kèm để phản ánh các
thông tin liên quan đến lô hàng đó. Như vậy, nếu một hợp đồng phát sinh nhiều lần giao hàng thì hợp
đồng đó sẽ có nhiều bộ chứng từ tương ứng với số lần giao hàng.
4.3.9. Giao nhận hàng hoá
Đan xen với việc thuê vận tải, xin giấy phép… bên bán cũng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành mở tờ
khai xuất khẩu cho lô hàng. Việc khai hải quan cần kịp thời, chính xác để tránh gây chậm trễ tiến độ
hàng rời khỏi cảng xuất khẩu. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng sẽ được chính thức
rời cửa khẩu và được vận tải về nước nhập khẩu. Bên bán nên thông báo kịp thời cho bên mua các thông
tin liên quan đến lô hàng hoặc gửi sớm các chứng từ đã có (gửi trước bản scan qua email) để bên mua
xem trước chứng từ và có thể phát sinh việc sửa đổi/ cấp lại chứng từ nếu cần. Khi hàng sắp tới cửa khẩu,
bên mua sẽ nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice) từ đại lý của công ty vận tải để chuẩn bị các
thủ tục cần thiết cho việc nhận hàng. Bên mua sẽ chính thức được nhận lô hàng từ cảng đến và đưa về
kho của mình sau khi đã hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan như: thủ tục hải quan, kiểm tra
chuyên ngành, nộp thuế…
4.3.10. Thực hiện thủ tục hải quan
Việc làm thủ tục hải quan có thể do công ty tự thực hiện hoặc thuê công ty Forwarder để công
việc được suôn sẻ, thuận lợi hơn. Đa phần các công ty xuất nhập khẩu thường thuê chính công ty cung
cấp dịch vụ vận tải quốc tế cho mình thực hiện mở tài khai cho chính lô hàng đó
Đan xen với công việc thuê vận tải, xin giấy phép… bên bán cũng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành
mở tờ khai xuất nhập khẩu cho lô hàng. Việc khai hải quan cần kịp thời, chính xác để tránh gây chậm
trễ tiến độ hàng rời khỏi cảng xuất khẩu
Bên mua chuẩn bị các chứng từ cần thiết và tiến hành mở tờ khai hải quan cho lô hàng nhập khẩu.
Thông thường các công ty có thể tiến hành mở tờ khai hải quan nhập khẩu ngay cả khi lô hàng vẫn chưa
tới cảng đến. Tuy nhiên cũng cần chú ý không nên mở tờ khai quá sớm dẫn đến tình trạng phải hủy tờ
khai nếu hàng đến muộn.
Quy trình thủ tục hải quan xuất/nhập khẩu như thế nào?
Khi tiến hành nhập khẩu hay xuất khẩu hàng hóa, các chủ hàng đều phải khai báo hải quan theo
quy định. Tuy nhiên hoạt động khai báo xuất khẩu và nhập khẩu có sự khác nhau. Cụ thể như: lOMoARcPSD| 25865958
Thủ tục hải quan xuất khẩu
Thông thường khi thực hiện khai báo hải quan xuất khẩu hàng hóa, DN sẽ phải thực hiện những bước sau:
Bước 1: Kiểm tra chính sách về hàng hóa và về thuế
Trước khi xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài, nên kiểm tra kỹ chính sách về hàng hóa và chính
sách về thuế để chắc chắn mặt hàng xuất khẩu không nằm danh sách cấm. Đối với những sản phẩm nằm
trong danh sách hạn chế phải xuất theo hạn ngạch hay giấy phép thì bắt buộc phải làm thủ tục để xin
giấy phép thì mới đủ điều kiện xuất khẩu.
Ngoài ra, khi tìm hiểu về hàng hóa, Doanh nghiệp cũng nên kiểm tra xem hàng xuất khẩu có nằm
trong danh mục chịu thuế hay không. Để kiểm tra những thông tin đó, Doanh nghiệp có thể lên website
của Tổng cục hải quan để tìm hiểu.
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ có liên quan đến lô hàng
Trước khi tiến hành khai báo hải quan, Doanh nghiệp cần chuẩn những chứng từ liên quan như:
Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract), hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), phiếu đóng gói
(Packing List), thỏa thuận lưu khoang (Booking Note).
Với những loại hàng hóa thông thường thì chứng từ cần chuẩn bị khá đơn giản. Nhưng đối với
những loại hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành như gỗ, sản phẩm làm từ gỗ thì phải chuẩn bị thêm
những giấy tờ xác nhận khác theo quy định.
Bước 3: Tiến hành khai báo trên tờ khai hải quan
Dựa trên những thông tin của bộ chứng từ đã chuẩn bị, DN lên phần mềm khai báo thủ tục hải
quan điện tử để nhập thông tin lên tờ khai. Nếu như DN đã tiến hành khai báo nhiều lần thì việc này
khá đơn giản. Nhưng nếu là doanh nghiệp mới lần đầu khai báo hải quan thì cần chuẩn bị thêm: • Mua chữ ký số
• Đăng ký chữ ký số với Tổng cục Hải quan
• Tải và cài đặt phần mềm khai báo hải quan điện tử
Sau khi cài đặt thành công, DN tiến hành khai báo thông tin về lô hàng trên đó, truyền tờ khai đi
và in tờ khai ra để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.
Bước 4: Tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa tại Chi cục Hải quan
Dựa trên tờ khai DN đã điền thông tin mà tờ khai đó sẽ được phân luồng. Tùy thuộc vào từng
luồng mà lô hàng của DN sẽ được xuất đi nhanh hay chậm. Hiện tại, có 3 luồng chính gồm:
• Luồng xanh: Đây là trường hợp hàng được thông quan luôn trên phần mềm, vừa tiết
kiệm được thời gian làm thủ tục, vừa giúp lô hàng được xuất đi nhanh hơn.
• Luồng vàng: Ở luồng này, hồ sơ chi tiết của lô hàng sẽ được cơ quan hải quan kiểm tra
thực tế nhưng không phải kiểm tra hàng thực tế. Sau khi hồ sơ được duyệt thì lô hàng mới hoàn
thành thủ tục ở bước 4. lOMoARcPSD| 25865958
• Luồng đỏ: Đây là luồng tốn nhiều thời gian và công sức của cả hai bên nhất. Ở luồng
này, hồ sơ chi tiết và lô hàng sẽ được kiểm tra thực tế. Sau quá trình kiểm tra nếu không phát sinh
các vấn đề khác thì cơ quan hải quan sẽ duyệt hồ sơ và hoàn tất bước 4.
Những lỗi khai báo dẫn đến tờ khai bị luồng vàng, luồng đỏ
Theo Tổng cục Hải quan, nguyên tắc phân luồng cho hàng hoá được dựa trên sự đánh giá rủi ro.
Cụ thể, khi doanh nghiêp mắc phải mộ t trong các lỗi sau đây, tờ khai sẽ lậ p tức bị phân luồng vàng,̣ luồng đỏ: -
Trong quá trình khai báo thủ công, người đại diên doanh nghiệ p đã khai báo sai thông
tin trêṇ tờ khai so với chứng từ, hồ sơ gốc. Thông tin về tên hàng không rõ ràng, không phù hợp với
mã số hàng hoá đã được quy định. -
Doanh nghiêp nợ thuế, đang trong tình trạng bị cưỡng chế thuế, bị ấn định thuế.̣ -
Doanh nghiêp thường xuyên bổ sung tờ khai, sửa thông tin tờ khai hoặ c huỷ tờ khai,
không ̣ tiến hành làm theo những quy định về thủ tục đối với các tờ khai đã khai báo. -
Doanh nghiêp có hành vi vi phạm về:̣
+ Tổ chức buôn lâu, có hành vi vận chuyển hàng hoá qua biên giới trái phép.̣
+ Doanh nghiêp có hành vi gian lận thuế, có dấu hiệu trốn thuế.̣
+ Doanh nghiêp không chấp hành những quy định của cơ quan hải quan trong suốt quá trìnḥ thực
hiên làm thủ tục thông quan cho lô hàng. Nộ p chứng từ không đúng thời hạn yêu cầu.̣
+ Doanh nghiêp có hành vi đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra với hàng chưa kiểm tra.̣
+ Doanh nghiêp có hành vi làm giả niêm phong hải quan, tự ý phá niêm phong hải quan khị chưa
có lênh của đơn vị hải quan.̣
+ Doanh nghiêp không chấp hành, không hợp tác với hải quan để cung cấp những thông tin cầṇ thiết.
Các loại kiểm hoá thường gặp
Ở thời điểm hiên tại, cơ quan hải quan Việ t Nam đang áp dụng 2 hình thức kiểm hoá, đó là ̣ kiểm
hoá thủ công và kiểm hoá bằng thiết bị soi chiếu. Cụ thể như sau:
(1) Kiểm hoá bằng máy soi chiếu
Kiểm hoá bằng máy soi chiếu là hình thức kiểm hoá có sử dụng phần mềm tự đông. Doanḥ nghiêp
sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục cần thiết để kéo hàng đến trạm máy soi. Đối với hình thức này,̣ container
sẽ không cần cắt chì niêm phong. Cơ quan hải quan sẽ dựa vào kết quả thu được sau quá trình phân tích
để quyết định lô hàng có đủ điều kiên thông quan hay không. ̣
Nếu có bất cứ dấu hiêu sai trái nào, lô hàng sẽ được đưa qua bộ phậ n kiểm hoá thủ công. Vớị
viêc phải kiểm tra 2 lần, doanh nghiệ p sẽ tốn khá nhiều chi phí và thời gian. ̣
(2) Kiểm hoá thủ công
Khác với kiểm hoá tự đông bằng máy soi, kiểm hoá thủ công sẽ yêu cầu doanh nghiệ p đưa
các ̣ container hàng hoá đến nơi bãi được chỉ định. Cơ quan hải quan sẽ cử người xuống tân nơi, tiến
hànḥ cắt chì niêm phong và bắt đầu kiểm tra. Tuỳ vào từng măt hàng cùng mức độ rủi ro về giá, hải quan lOMoARcPSD| 25865958
sẽ ̣ tiến hành kiểm tra môt phần lô hàng mà thôi. Có thể là 5% hoặ c 10%. Lô hàng kiểm tra sẽ được chỉ ̣
định ngẫu nhiên. Đối với những lô hàng nhạy cảm thì cơ quan hải quan bắt buôc phải kiểm tra 100% lộ hàng.
Môt số lưu ý khi kiểm hoạ́
Doanh nghiêp cần chú ý những vấn đề sau để đảm bảo quá trình kiểm tra hàng hoá thuận lợi:̣
+ Chuẩn bị hàng hoá sẵn sàng trước khi tiến hành kiểm hoá. Doanh nghiêp nên sắp xếp chọ người
xuống trực tiếp bãi hạ container và chờ sẵn ở đó đợi nhân viên hải quan xuống kiểm tra.
+ Chú ý những thông tin cần giải trình rõ ràng cho cơ quan hải quan như quy cách đóng gói, giá
mua, thuế khai báo, số lượng, chủng loại măt hàng,...̣
+ Chú ý đến tem nhãn của sản phẩm. Đây là vấn đề mà nhân viên hải quan sẽ chú ý đầu tiên
trước khi tiến hành kiểm hoá chi tiết.
+ Mang theo những dụng cụ cần thiết để niêm phong container lại sau khi quá trình kiểm hoá kết thúc.
Quy trình kiểm hoá hàng luồng đỏ
Quy trình kiểm hoá hàng luồng đỏ mà hải quan sẽ tiến hành như sau:
+ Kiểm tra hải quan về tên hàng và mã số HS có đúng với hồ sơ khai báo và mã HS quy định hay không.
+ Kiểm tra về số lượng lô hàng. Khi máy soi không xác định được hết số lượng và khối lượng lô
hàng, hải quan sẽ phải nhờ đến kết quả thương nhân giám định để tiến hành kiểm hoá.
+ Kiểm tra chất lượng hàng hoá. Cơ quan hải quan sẽ lấy mẫu hàng hoăc dựa vào các tài liệ ụ
catalogue của sản phẩm để đánh giá chất lượng hàng hoá. Nếu kết luân của thương nhân và hải quaṇ
không có sự đồng nhất, vấn đề này có thể khiếu nại lên theo quy định của pháp luât hiệ n hành.̣
+ Kiểm tra giấy phép nhâp khẩu, giấy phép xuất khẩu lô hàng. Doanh nghiệ p cần đảm
bảo rằng ̣ những lô hàng mà mình xuất nhâp khẩu đều có tên trong danh mục hàng được phép nhậ p
khẩu theọ quy định của nhà nước. Phải có giấy phép xuất nhâp khẩu để trình lên cơ quan hải quan.̣
+ Đối với các lô hàng có tên trong danh mục phải tiến hành kiểm tra nhà nước về các loại hình
thuôc kiểm tra chuyên ngành, hải quan sẽ dựa vào giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành để tiến hànḥ kết
luân làm thủ tục thông quan cho lô hàng đó.̣
+ Kiểm tra xuất xứ hàng hoá: Thông tin mục này đã được nêu rõ tại Điều 15 Nghị định
19/2006/NĐ-CP được chính phủ ban hành ngày 20/02/2006.
+ Kiểm hoá sẽ tiến hành kiểm tra về thuế suất hải quan.
+ Trong trường hợp hàng tạm nhâp tái xuất hoặ c tái xuất tạm nhậ p, doanh nghiệ p sẽ cần mô tả ̣
và cung cấp thông tin về số lượng, chủng loại, xuất xứ, chụp ảnh nguyên trạng lô hàng,...
Bước 5: Thông quan và thanh lý tờ khai
Sau khi hoàn tất 4 bước trên và tờ khai đã được thông quan, DN chỉ cần nộp lại tờ khai và mã
vạch để làm thủ tục xác thực với hải quan giám sát. Như vậy là hàng đã đủ điều kiện để xuất đi. lOMoARcPSD| 25865958
5 bước khi tiến hành khai báo hải quan đối với hàng xuất khẩu
Thủ tục hải quan nhập khẩu
Đối với thủ tục hải quan hàng nhập khẩu, DN sẽ tiến hành thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định loại hàng hóa nhập khẩu
Trước khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam, DN cần xác định xem loại hàng hóa đó nằm trong
danh mục sản phẩm nào tại Việt Nam, hàng hóa đó có phải hàng cấm hay không? Thông thường sẽ có
những loại hàng như: Hàng thông thường (được phép nhập khẩu), hàng bị cấm, hàng bắt buộc phải xin
phép nhập khẩu, hàng cần công bố đủ tiêu chuẩn, hàng cần kiểm tra chuyên ngành.
Bước 2: Ký kết hợp đồng ngoại thương (Sale Contract)
Đây là bản hợp đồng ký kết giao dịch giữa bên bán và bên mua. Trong bản hợp đồng cần có đủ
các thông tin như tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, giá cả,… Ngoài ra, hợp đồng cũng quy định thêm
một số điều kiện khác có liên quan đến giấy tờ và hình thức thanh toán.
Bản hợp đồng là giấy tờ rất quan trọng khi DN tiến hành khai báo thủ tục nhập hải quan nhập khẩu.
Bước 3: Kiểm tra chứng từ, giấy tờ có liên quan đến hàng hóa
Để có thể khai báo hải quan nhanh chóng, DN cần chuẩn bị những giấy tờ như: Hợp đồng ngoại
thương, vận đơn (Bill of Lading) gồm 3 bản chính, Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) gồm 3
bản chính, Bản kê hàng hóa (Packing List) gồm 3 bản chính, Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (Certificate of Origin),…
Thông thường những giấy tờ này sẽ do bên bán gửi cho bên mua. Để gửi qua sẽ mất khá nhiều
thời gian. Do đó, DN nên kiểm tra kỹ những thông tin về chứng từ để tránh mất nhiều thời gian làm thủ tục.
Bước 4: Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có) lOMoARcPSD| 25865958
Trong trường hợp DN nhập khẩu những loại hàng cần kiểm tra chuyên ngành thì DN phải tiến
hành các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 5: Khai vào tờ truyền hải quan
Sau khi hãng vận chuyển báo hàng đã đến, DN cần tiến hành khai báo với hải quan. Để khai báo
được Doanh nghiệp phải có chữ ký số và khai báo trực tiếp qua phần mềm của Tổng cục Hải quan. Tờ
khai phải điền đầy đủ thông tin đúng yêu cầu. Nếu khai báo hợp lệ sẽ được chuyển qua bước tiếp theo.
Bước 6: Lấy lệnh giao hàng
Đây là một loại chứng từ được phát hành bởi hãng tàu hoặc công ty vận chuyển lưu hàng ở cảng
hoặc kho giao hàng. Để có được lệnh này, DN chỉ cần đến hãng vận chuyển và chuẩn bị một số loại giấy
tờ gồm: 1 bản sao chứng minh thư, 1 bản sao vận đơn kèm 1 bản vận đơn gốc đã đóng dấu và tiền phí.
Nếu hàng nguyên Container thì DN sẽ phải kiểm tra xem còn thời gian lưu kho ở cảng hay không rồi gia hạn thêm.
Bước 7: Chuẩn bị hồ sơ Hải Quan
Sau khi DN truyền tờ khai hải quan đi, tờ khai sẽ được phân luồng tương tự như xuất khẩu gồm
luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.
Đối với tờ khai luồng vàng và luồng đỏ, DN sẽ phải chuẩn bị giấy tờ, thủ tục theo quy định để
hải quan kiểm tra hàng hóa. Nếu mọi thứ đúng như DN kê khai thì hàng sẽ được cấp phép.
Bước 8: Nộp thuế và hoàn tất thủ tục nhập hàng
Sau khi hoàn thành đóng tất cả các loại thuế theo quy định, hàng hóa của DN sẽ được hoàn tất thủ tục nhập hàng.
Bước 9: Tiến hành thủ tục đổi lệnh và nhập hàng hóa về kho
Sau khi chuẩn bị phương tiện chuyển hàng, kho bãi, DN hãy mang lệnh giao hàng D/O đã có
cùng với giấy giới thiệu của chủ hàng, phiếu cược vỏ hãng tàu, mã vạch tờ khai hải quan đã được ký và
đóng dấu đến. Sau đó, bên hải quan sẽ kiểm tra, lên đơn thanh toán phí nếu có. Hoàn tất các thủ tục DN
sẽ được chuyển hàng về. lOMoARcPSD| 25865958
9 bước của quy trình khai báo hải quan đối với hàng nhập khẩu
CHƯƠNG 5. QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
5.1. Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển
5.1.1. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Khâu đầu tiên trong quy trình xuất khẩu hàng hóa cũng chính là khâu quan trọng nhất. Đây chính
là bước quyết định đến lợi nhuận của công ty. Doanh nghiệp phải tiến hành đàm phán với khách hàng
và cuối cùng là tiến đến việc ký kết hợp đồng ngoại thương cho việc xuất khẩu lô hàng.
5.1.2. Xin giấy phép xuất khẩu
Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có giấy phép xuất khẩu thì doanh nghiệp phải tiến hành
xin giấy phép xuất khẩu dưới dạng xin một lần sử dụng cho nhiều lần.
5.1.3. Đặt booking và lấy container rỗng
Nếu lô hàng của công ty doanh nghiệp được bán theo điều kiện CIF thì doanh nghiệp phải liên
hệ với hãng tàu hoặc FWD để tìm được giá tàu tốt nhất cho việc vận chuyển lô hàng. Còn trong trường
hợp doanh nghiệp bán theo điều kiện FOB, doanh nghiệp sẽ không cần phải liên hệ tàu đặt booking mà
consignee là người đặt booking.
Quy trình lấy container rỗng tại cảng: Ra cảng đổi lấy booking confirmation tại thương vụ cảng
sau khi xuất CIF và có booking. Công việc này giúp xác nhận với hãng tàu là doanh nghiệp đã đồng ý lOMoARcPSD| 25865958
lấy container và seal. Còn khi xuất bằng FOB, doanh nghiệp sẽ nhận được transport confirmation và
đem đi đổi lấy booking, sau đó làm tương tự như với CIF.
5.1.4. Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất
Sau khi khách hàng đồng ý về hóa đơn chiếu lệ thì Doanh nghiệp cần lên kế hoạch để sản xuất
hàng hóa nhằm đảm bảo về số lượng và chất lượng như đã cam kết trong hợp đồng.
Bước tiếp theo trong quy trình xuất khẩu hàng hóa sau khi đã có booking là lên kế hoạch lấy
container để đóng hàng và kiểm tra hàng lần 2 trước khi niêm seal. 5.1.5. Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark) a.
Đóng gói hàng tại kho:
Trong giai đoạn này, bộ phận xuất nhập khẩu cần phải phối hợp với bộ phận kỹ thuật, công nhân
tại nhà máy để đóng hàng hóa. Doanh nghiệp phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng theo yêu cầu của
khách hàng (vì có liên quan đến hợp đồng ngoại thương). Các thông tin bao gồm: tên mặt hàng, nước
sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…). b.
Đóng hàng tại cảng:
Quy trình đóng hàng tại cảng cũng khá tương tự như với đóng hàng tại kho. Tuy nhiên, đóng
hàng tại cảng đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hơn. Thông thường khi đóng hàng tại cảng, sẽ phải thuê
công nhân đóng hàng của cảng.
5.1.6. Mua bảo hiểm lô hàng
Hãy liên hệ các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho lô hàng của doanh nghiệp. Hạn mức bảo
hiểm sẽ hoàn toàn lệ thuộc vào giá trị hàng hóa của doanh nghiệp. Đối với các loại hàng hóa thông
thường mức mua bảo hiểm sẽ là 2% trên tổng giá trị hàng hóa. Trong trường hợp lô hàng xuất theo điều
kiện FOB hoặc CNF thì sẽ không cần phải mua bảo hiểm.
5.1.7. Làm thủ tục hải quan
Đây là một bước cũng rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa. Bước này bao gồm các
công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu,
thực xuất tờ khai hải quan. a.
Mở tờ khai hải quan:
Để có thể mở được tờ khai hải quan, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
giấy giới thiệu nhân viên giao nhận; giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2 bản); tờ khai hải quan (2
bản); hợp đồng ngoại thương (bản sao); hóa đơn thương mại (invoice) và phiếu đóng hàng (packing list). b.
Đăng ký tờ khai:
Đăng ký viên sẽ dựa vào những thông tin trên bước mở tờ khai để nhập thông tin và trình lãnh
đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông quan. Nếu lô hàng không có bất cứ một vấn đề gì thì sẽ
được vào luồng xanh. Ngược lại, nếu lô hàng rơi vào diện bị kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng đỏ. c. Đóng phí: lOMoARcPSD| 25865958
Doanh nghiệp phải tiến hành đóng phí làm thủ tục hải quan. d. Lấy tờ khai:
Bộ phận hải quan sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau của tờ khai (phần dành cho hải quan). e.
Thanh lý tờ khai:
Người làm thủ tục hải quan sẽ trình tờ khai đã được hoàn thiện để nhân viên thương vụ cảng
kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng không. Xong bước này, container sẽ được
nhận vào hệ thống của cảng. f. Vào sổ tàu:
Khi container đã được hạ thì tiếp theo sẽ được vào sổ tàu. Nhân viên giao nhận phải ký vào biên
bản bàn giao và xác nhận tình trạng container. g.
Thực xuất tờ khai hải quan:
Sau khi lô hàng đã được giao cho khách thì nhân viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô hàng,
bao gồm các giấy tờ: tờ khai hải quan (1 bản chính, 1 bản sao), commercial invoice (1 bản chính), vận
đơn đường biển (bill tàu).
5.1.8. Giao hàng cho tàu
Công việc tiếp theo sau khi kết thúc việc thông quan cho lô hàng là doanh nghiệp phải cung cấp
chi tiết bill để hãng tàu làm vận đơn. Bước này phải được thực hiện trước giờ cắt máng closing time và
trước bước thực xuất. Giao hàng cho tàu sẽ được kết thúc khi doanh nghiệp đã nhận được vận đơn đường
biển, có thể là bill gốc (3 bản) hoặc surrendered bill.
5.1.9. Thanh toán tiền hàng
Bước cuối cùng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là thanh toán tiền
hàng. Trong bước này, người làm thủ tục xuất nhập khẩu phải hoàn thành bộ chứng từ thanh toán bao
gồm: hóa đơn thương mại (commercrial invoice); phiếu đóng gói (packing list); vận đơn đường biển;
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và giấy chứng nhận khử trùng.
Trong trường hợp doanh nghiệp thanh toán bằng L/C thì doanh nghiệp phải nộp bộ chứng từ đến ngân
hàng bảo lãnh thông báo.
5.2. Quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển
5.2.1. Đặt lịch tàu (booking tàu)
Trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, bước đầu tiên chính là booking tàu. Tuy
nhiên, trước khi thực hiện được bước này, doanh nghiệp cần phải tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương (sale contract).
Thông thường, các hãng tàu sẽ hết chỗ sớm trước 1 tuần, nhất là khi rơi vào mùa cao điểm. Khi
booking tàu để nhập hàng, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp thông tin cho dịch vụ vận chuyển FWD tại
Việt Nam để lấy booking. Sau đó, họ sẽ liên hệ với đối tác của doanh nghiệp để phối hợp đóng hàng
theo kế hoạch đã được xác định trước đó.
Để lấy booking tàu, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau cho hãng tàu: •
Cảng đi (port of loading): nơi mà hàng hóa của doanh nghiệp được xếp lên tàu. lOMoARcPSD| 25865958 •
Cảng chuyển tải: có hai hình thức là chuyển tải (transit) và đi thẳng (direct). Tùy
thuộc vào quy định, sự thống nhất giữa hai bên mà sẽ lựa chọn hình thức phù hợp. •
Cảng đến (port of discharge): nơi hạ container. •
Tên hàng, trọng lượng: dựa trên thông tin trên bộ hồ sơ chứng từ để cung cấp. •
Thời gian tàu chạy (ETD): ngày dự kiến tàu xuất phát. •
Thời gian đóng hàng: theo kế hoạch thống nhất giữa hai bên. •
Các yêu cầu khác: loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió,…
5.2.2. Kiểm tra và xác nhận booking
Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là kiểm tra thông tin
trên booking. Hãy kiểm tra các thông tin về: •
Cảng đi, cảng đến: kiểm tra xem đã đúng yêu cầu chưa, đây là yếu tố ảnh hưởng đến cả quá trình của lô hàng. •
Nhiệt độ, độ thông gió: kiểm tra xem nhiệt độ, độ thông gió đã đúng theo yêu cầu chưa.
Đối với các mặt hàng đông lạnh (nhiệt độ âm) thì sẽ không có độ thông gió. •
Loại container, kích cỡ: container khô hay lạnh, loại cao hay loại thường, loại 20’ hay 40’.
Sau khi kiểm tra toàn bộ các thông tin trên booking tàu, nếu có điểm nào sai sót, Doanh nghiệp
hãy yêu cầu bên cấp booking chỉnh sửa, sau đó tiếp tục kiểm tra cho đến khi đạt yêu cầu.
5.2.3. Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu
Đối với quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển, công việc thực hiện giám sát, theo dõi
toàn bộ tiến trình đóng hàng để cập nhật cho đối tác sẽ do nhà xuất khẩu, đại lý hoặc chi nhánh giao dịch
FDW ở Việt Nam mà doanh nghiệp đang sử dụng làm điều này.
Các thông tin cần phải được cập nhật như: •
Ảnh chụp container rỗng: nhằm đảm bảo rằng không xảy ra vấn đề hư hại gì. Vì trong
trường hợp xảy ra hư hại container sẽ do doanh nghiệp chi trả cho hãng tàu. •
Đối với hàng đông lạnh, phải có hình ảnh chụp lại bảng nhiệt độ.
5.2.4. Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng
Trước khi tiến hành nhập một lô hàng, doanh nghiệp cần tìm hiểu xem lô hàng đó cần phải có
những chứng từ gì. Sau đó doanh nghiệp hãy yêu cầu bên đối tác tiến hành chuẩn bị các chứng từ đó cho
doanh nghiệp. Hãy nhớ kiểm tra thật kỹ các thông tin trên chứng từ đã khớp hay chưa để phòng trường
hợp có bất cứ 1 lỗi nhỏ nào, lô hàng có thể gặp rắc rối lớn từ phía hải quan, cơ quan nhà nước.
5.2.5. Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàng đến
Trước ngày tàu cập ít nhất 1 ngày, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo hàng đến từ hãng tàu
hoặc đại lý. Thông báo hàng đến (arrival notice) là giấy thông báo chi tiết của hãng tàu/ đại lý giao nhận
nhằm thông báo thời gian dự kiến cập bến của lô hàng. Các thông tin trên arrival notice sẽ tương tự như
trên bill bao gồm: tên nhà xuất khẩu, nhập khẩu, số hiệu container, seal, tên tàu, số chuyến, mô tả hàng
hóa,…). Ngoài ra, sẽ có thêm các phụ phí (local charges). lOMoARcPSD| 25865958
Sau đó, doanh nghiệp hãy tiến hành lấy lệnh giao hàng (D/O) bao gồm các giấy tờ sau: • Giấy giới thiệu. • Bill gốc. •
Giấy ủy quyền (nếu có yêu cầu).
5.2.6. Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng
Tùy thuộc vào từng loại hàng, mã HS code,.. các quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp phải
đăng ký những thủ tục gì để được cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu doanh nghiệp không đăng ký
các chứng nhận liên quan đến lô hàng thì lô hàng sẽ không được thông quan cũng như gặp khó khăn
trong quá trình làm hàng với các cơ quan chức năng.
5.2.7. Khai báo hải quan hàng nhập
Đây là bước quan trọng trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển. Còn trong quá
trình làm thủ tục hải quan thì chuẩn bị chứng từ là khâu quan trọng nhất.
Để có thể tiến hành khai báo hải quan, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: • Hợp đồng (contract). •
Hóa đơn thương mại (commercial invoice). •
Phiếu đóng gói (packing list). • Vận đơn (bill of lading). •
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O (nếu có). •
Giấy phép nhập khẩu (nếu có). • Các chứng từ khác.
Sau bước này sẽ là bước lên tờ khai hải quan. Hiện nay, chúng ta có thể khai báo qua mạng qua
hệ thống khai báo hải quan điện tử. Để có thể tiến hành khai báo hải quan qua mạng, doanh nghiệp cần
có đầy đủ các giấy tờ sau: • Sales contract. • Commercial invoice. • Packing list. • Bill of lading. •
C/O, hóa đơn cước (nếu có) và một số chứng từ liên quan khác.
Ngoài những chứng từ trên, doanh nghiệp cần lưu ý đến chữ ký số để đăng nhập và truyền tờ
khai trên phần mềm khai hải quan điện tử.
5.2.8. Mở và thông quan tờ khai
Bước tiếp theo trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển chính là mở và thông quan
tờ khai. Đầu tiên, doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan tại cảng: •
Tờ khai luồng xanh: đóng thuế, tiền thuế vào thì có thể in được mã vạch thì tiến
hành thanh lý, nhận hàng. lOMoARcPSD| 25865958 •
Tờ khai luồng vàng: đóng thuế trước hoặc sau khi làm thủ tục mở tờ khai, mở tờ
khai, thanh lý, nhận hàng. •
Tờ khai luồng đỏ: tương tự như luồng vàng nhưng trong bước mở tờ khai thực
tế, có thêm 1 bước làm thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa.
Tiếp theo, doanh nghiệp có thể tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, cần chuẩn bị
đầy đủ các giấy tờ sau: • Giấy giới thiệu. • Tờ khai phân luồng. • Invoice. • Packing list. • Bill of lading. •
Các chứng từ cần thiết khác (C/O, hóa đơn cước, giấy phép nhập khẩu,…).
Khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ. Hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống.
5.2.9. Thanh lý tờ khai
Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai được thông quan, doanh nghiệp có thể tiến hành in
mã vạch. Doanh nghiệp nộp mã vạch và tờ khai đã thông quan cho hải quan giám sát ít nhất là 2 bộ. Hải
quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 1 bộ, còn 1 bộ hải quan sẽ giữ.
5.2.10. Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho
Sau khi tiến hành thanh lý tờ khai, doanh nghiệp hãy đến phòng thương vụ của cảng và mang
theo D/O để đóng phí. Tiếp theo, giao cho tài xế các chứng từ như: phiếu EIR, D/O,… để tài xế trình hải
quan giám sát cổng và cho xe rời khỏi cảng chở hàng về kho.
5.2.11. Rút hàng và trả xe rỗng
Khi xe chở hàng về đến kho, hãy tiến hành kiểm tra các giấy tờ như: seal, tình trạng container
hoặc xe chở hàng,… Sau khi rút hàng xong, tài xế sẽ mang container trả về cảng hoặc ICD (Inland
Container Depot - là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắt là Depot).
5.2.12. Lưu trữ hồ sơ và chứng từ
Mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cần phải
được lưu trữ kỹ lưỡng để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh, khiếu nại,… Các chứng từ cần lưu giữ bao gồm:
• Hồ sơ hải quan, hồ sơ khai bổ sung, hồ sơ đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế, hồ sơ
báo cáo sử dụng hàng hóa miễn thuế.
• Hồ sơ xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
• Hồ sơ đề nghị xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa,… Chứng từ
vận tải, phiếu đống gói, tài liệu kỹ thuật,…
Sổ sách, chứng từ kế toán.