-
Thông tin
-
Quiz
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh | Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tài liệu gồm 163 trang, có 15 bài chính bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan đến: bố cục, ống kính, nguồn sáng,... giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học Kỹ thuật chụp ảnh. Mời bạn đọc đón xem!
Nhiếp ảnh 1 tài liệu
Đại học Kiến trúc Hà Nội 193 tài liệu
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh | Đại học Kiến trúc Hà Nội
Tài liệu gồm 163 trang, có 15 bài chính bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan đến: bố cục, ống kính, nguồn sáng,... giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học Kỹ thuật chụp ảnh. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhiếp ảnh 1 tài liệu
Trường: Đại học Kiến trúc Hà Nội 193 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
GIÁO TRÌNH
KỸ THUẬT CHỤP ẢNH
(Dành cho sinh viên ngành Đồ họa) 1 MỤC LỤC
BÀI 1: MÁY ẢNH CƠ BẢN ......................................................................................................... 5
1 Nhiếp ảnh là gì? ........................................................................................................................ 5
1.1 Định nghĩa: ......................................................................................................................... 5
1.2 Đặc trưng của nhiếp ảnh: .................................................................................................... 6
2 Phân loại máy ảnh .................................................................................................................... 6
3 Các thuật ngữ nhiếp ảnh: ........................................................................................................ 15
4 Các bộ phận chính: ................................................................................................................. 15
5 Các bộ phận phụ: .................................................................................................................... 16
6 Chức năng quay phim: ........................................................................................................... 16
7 Bảo quản máy ảnh: ................................................................................................................. 16
8 Lựa chọn máy ảnh: ................................................................................................................. 16
BÀI 2: BỐ CỤC CĂN BẢN ........................................................................................................ 18
1 Khái niệm về bố cục: .............................................................................................................. 18
2 Phân tích bối cảnh: ................................................................................................................. 19
3 Nguyên tắc 1/3 - Đường mạnh, điểm mạnh: .......................................................................... 19
4 Vùng mạnh – vùng tựa: .......................................................................................................... 22
5 Đường nét, hình dạng: ............................................................................................................ 24
5.1 Bố cục cân đối .................................................................................................................. 26
5.2 Bố cục không cân đối ....................................................................................................... 27
5.3 Sự gợi cảm bằng đường nét .............................................................................................. 29
5.4 Một vài ví dụ minh họa: ................................................................................................... 31
6 Hướng nhìn – hướng chuyển động: ........................................................................................ 34
7 Chiều sâu không gian ảnh: ..................................................................................................... 35
8 Sự tương phản: ....................................................................................................................... 36
9 Khung viền: ............................................................................................................................ 39
10 Phá bố cục .............................................................................................................................. 40
BÀI 3: ỐNG KÍNH ...................................................................................................................... 42
1 Khái niệm ống kính ................................................................................................................ 42
2 Các thông số kỹ thuật ............................................................................................................. 42
2.1 Hãng sản xuất ................................................................................................................... 42
2.2 Tiêu cự ống kính............................................................................................................... 43
2.3 Khẩu độ ............................................................................................................................ 43
3 Những hằng số của ống kính .................................................................................................. 43
4 Thành phần cấu tạo ................................................................................................................ 49
4.1 Cấu tạo bên trong ống kính .............................................................................................. 49
5 Phân loại ................................................................................................................................. 51
5.1 Ống kính tiêu cự trung bình F=50mm (Normal lens) ...................................................... 51
5.2 Ống kính tiêu cự ngắn F<7-35mm (widephoto lens) ....................................................... 52
5.3 Ống kính tiêu cự dài F>70-1000mm (telephoto lens) (32o-2o) ........................................ 52
6 Các thuật ngữ thường gặp ...................................................................................................... 53
6.1 Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống Canon:............................................................................... 53
6.2 Thuật ngữ và ký hiệu trên ống Nikon............................................................................... 55
7 Bảo quản ................................................................................................................................. 61
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 2
BÀI 4: NGUỒN SÁNG ................................................................................................................ 63
1 Nguồn sáng thiên nhiên .......................................................................................................... 63
1.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 63
1.2 Phân loại ........................................................................................................................... 63
1.2.1 Ánh sáng khuếch tán – nguồn sáng tản ................................................................... 63
1.2.2 Ánh sáng chiếu thẳng – nguồn sáng tụ .................................................................... 64
2 Nguồn sáng nhân tạo .............................................................................................................. 65
2.1 Khái niệm ......................................................................................................................... 65
2.2 Phân loại ........................................................................................................................... 65
2.2.1 Nguồn sáng liên tục ................................................................................................. 65
3 Hướng sáng ............................................................................................................................ 67
3.1 Sáng thuận ........................................................................................................................ 67
3.2 Hướng sáng 450 (Xiên, bên, chếch) – mặt trời ở góc 450 ................................................. 68
3.3 Trái sáng (mặt trời ở sau lưng chủ đề) ............................................................................. 69
BÀI 5: ẢNH CHÂN DUNG ........................................................................................................ 71
1 Khái niệm ............................................................................................................................... 71
2 Yếu tố tạo ảnh ........................................................................................................................ 71
2.1 Kỹ thuật ............................................................................................................................ 71
2.2 Sắc độ ( tông màu, gam màu) ........................................................................................... 72
3 Phân loại ................................................................................................................................. 72
4 Các phương pháp chụp ảnh chân dung................................................................................... 73
5 Các phương tiện kỹ thuật trong ảnh chân dung ...................................................................... 75
6 Các góc độ .............................................................................................................................. 75
7 Ánh sáng trong ảnh chân dung ............................................................................................... 76
BÀI 6: ẢNH PHONG CẢNH ...................................................................................................... 81
1 Khái niệm ............................................................................................................................... 81
2 Phân loại ................................................................................................................................. 81
2.1 Ảnh phong cảnh thiên nhiên: ........................................................................................... 81
2.2 Ảnh phong cảnh kiến trúc: ............................................................................................... 82
2.3 Ảnh phong cảnh sinh hoạt ................................................................................................ 82
3 Đặc điểm ................................................................................................................................ 83
3.1 Loại ảnh ............................................................................................................................ 83
3.2 Lớp cảnh ........................................................................................................................... 84
4 Kỹ thuật .................................................................................................................................. 86
5 Phương pháp chụp .................................................................................................................. 87
BÀI 7: ẢNH SẮC ĐỘ NẶNG NHẸ ............................................................................................ 89
1 Khái niệm ............................................................................................................................... 89
2 Ảnh sắc độ nặng (low-key lighting) ....................................................................................... 89
3 Ảnh sắc độ nhẹ (high-key lighting) ........................................................................................ 92
BÀI 8: KÍNH LỌC MÀU ............................................................................................................. 95
1 Nguyên lý hoạt động .............................................................................................................. 95
2 Cấu tạo .................................................................................................................................... 95
2.1 Filter ................................................................................................................................. 95
2.2 Filter cokin ....................................................................................................................... 96
3 Phân loại ................................................................................................................................. 96
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 3
3.1 UV Filter .......................................................................................................................... 96
3.2 ND Filter ( Neutral Density Filter ) .................................................................................. 98
3.3 GND Filter (Graduated Neutral Density Filter ) ............................................................ 100
3.4 Graduated Filter: ............................................................................................................ 101
3.5 Polarizers Filter: ............................................................................................................. 102
3.6 Linear Polarizers Filter: .................................................................................................. 103
3.7 Circular Polarizer Filter - CPL: ...................................................................................... 104
3.8 Color Correction Filter ................................................................................................... 106
3.9 Infrared Filter ................................................................................................................. 109
3.10 Effect filter - Kính lọc hiệu ứng ..................................................................................... 111
BÀI 9: ĐỊNH DẠNG FILE ẢNH .............................................................................................. 121
1 Giới thiệu .............................................................................................................................. 121
2 Định dạng tập tin .................................................................................................................. 121
2.1 JPEG (JOIN PHOTOGRAPHIC EXPERT GROUP): ................................................... 121
2.2 RAW ............................................................................................................................... 122
2.3 TIFF ................................................................................................................................ 124
BÀI 10: TẠO DÁNG ................................................................................................................. 125
1 Khái niệm ............................................................................................................................. 125
2 Nguyên tắc cơ bản ................................................................................................................ 125
3 Tư thế của chủ đề ................................................................................................................. 126
3.1 Tư thế của cơ thể ............................................................................................................ 126
3.2 Tư thế của đầu và gương mặt ......................................................................................... 129
4 Những điều cần lưu ý ........................................................................................................... 132
4.1 Ngoại khổ ....................................................................................................................... 132
4.2 Thời trang ....................................................................................................................... 133
4.3 Thể thao .......................................................................................................................... 134
4.4 Áo tắm ............................................................................................................................ 135
BÀI 11: CHỤP ẢNH TRẺ CON VÀ TRẺ SƠ SINH ................................................................ 137
1 Đối tượng chụp ..................................................................................................................... 137
2 Nguyên tắc chung ................................................................................................................. 138
BÀI 12: CHỤP ẢNH ĐÁM ĐÔNG ........................................................................................... 140
1 Kịch bản ............................................................................................................................... 140
2 Chọn nền .............................................................................................................................. 143
2.1 Phá vỡ những quy tắc chung .......................................................................................... 143
2.2 Thời gian chụp ................................................................................................................ 143
2.3 Ánh sáng ......................................................................................................................... 144
2.4 Hậu cảnh ......................................................................................................................... 144
2.5 Hãy đổi góc chụp ............................................................................................................ 145
BÀI 13: CHỤP ẢNH ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN ĐỘNG ............................................................ 148
1 Tốc độ chụp .......................................................................................................................... 148
2 Phóng sự thể thao ................................................................................................................. 150
2.1 Thiết bị cần mang theo ................................................................................................... 150
2.2 Chân dung hay phong cảnh ............................................................................................ 151
2.3 Hiểu biết về lĩnh vực thể thao bạn muốn chụp ............................................................... 151
2.4 Hiểu biết về con người bạn muốn chụp.......................................................................... 152
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 4
2.5 Motion blur ..................................................................................................................... 153
BÀI 14: CHỤP ẢNH BAN ĐÊM .............................................................................................. 154
1 Sử dụng phim nhạy sáng ...................................................................................................... 154
2 Hiệu ứng chụp đêm .............................................................................................................. 154
3 Thời lượng sáng.................................................................................................................... 155
BÀI 15: CHỤP ẢNH ĐỘNG VẬT ............................................................................................ 157
1 Thiết bị ................................................................................................................................. 157
1.1 Ống kính ......................................................................................................................... 157
1.2 ISO ................................................................................................................................. 158
1.3 Chân máy ........................................................................................................................ 158
2 Chọn góc .............................................................................................................................. 158
2.1 Tìm hiểu về loài vật ........................................................................................................ 159
2.2 Âm thanh của loài vật ..................................................................................................... 160
2.3 Đừng lại gần quá ............................................................................................................ 160
2.4 Đừng dùng đèn flash ...................................................................................................... 160
2.5 Kiên nhẫn ....................................................................................................................... 161
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 162
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 5
BÀI 1: MÁY ẢNH CƠ BẢN Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức về máy ảnh.
- Phân biệt các nhóm máy ảnh.
- Nguyên tắc chọn máy ảnh.
Nội dung chính:
1 Nhiếp ảnh là gì? 1.1 Định nghĩa:
- Hình ảnh của máy ảnh khác với hình ảnh của thị giác con người như
thế nào hình ảnh cũng khác với mọi hình thức tạo hình và các bức ảnh cũng
khác với thế giới thực đã tạo ra chúng như vậy. Nhiếp ảnh phụ thuộc vào ánh
sáng. Ngay cái từ “Photography” – do nhà khoa học Anh Quốc Sir John
Herscherl sử dụng lần đầu tiên năm 1839, theo gốc la-tinh cũng có nghĩa là
“vẽ bằng ánh sáng”.
- Trong nhiếp ảnh, ánh sáng “vẽ” bằng cách làm biến đổi một số yếu tố
nào đó của các vật liệu nhạy cảm với ánh sáng. Ánh sáng do đó chính là tác
động vật lý để sáng tạo hoặc tái tạo hình ảnh và bởi vì cần phải có các chất
liệu cảm quang, cả hai yếu tố này sẽ cùng tác động đến những đặc tính quan
trọng của nhiếp ảnh.
- Điều quan trọng nhất trong những đặc tính ấy là sự liên tục của sắc
độ. Sự liên tục của sắc độ trong nhiếp ảnh là khả năng ghi nhận những thay
đổi từ nhạt đến đậm – từ trắng qua đen – mà không làm lộ bước chuyển tiếp.
Nói cách khác nhiếp ảnh có thể tạo ra một số hầu như vô hạn các giá trị hay
sắc độ xám nhờ cách phản ừng với ánh sáng của mọi chất liệu nhiếp ảnh.
Giống như bản thân hình ảnh, dải sắc độ liên tục này được hình thành tức thì,
trừ video ra thì không có loại phương tiện tạo hình nào có thể sánh được
nhiếp ảnh ở phương diện này. Hình ảnh của máy thường được tạo bằng một
ống kính; ống kính này dùng để thug om và hội tụ các tia sáng. Các ống kính
có thể tạo ra hình ảnh hết sức chi tiết, và các đặc tính này của máy ảnh đã
đóng góp cho ngôn từ của chúng ta một thành ngữ. Khi ta nói một bức tranh
hay bức vẽ nào đó “giống như ảnh chụp” là chúng ta đã đề cập tới cái ấn
tượng về chi tiết vô hạn. Đặc tính này đương nhiên biến nhiếp ảnh trở thành
phương tiện hữu hiệu và quý giá để chuyển tải thông tin hình ảnh.
- Một đặc tính quan trọng khác của nhiếp ảnh, nó phát xuất từ tính chất
của tiến trình tạo hình là khả năng sao chép vô hạn. Khả năng sao chép vô
hạn của nhiếp ảnh là một đặc tính quan trọng đến mức nó không những đã
cách mạng hóa việc truyền thông và giáo dục mà còn làm biến đổi toàn bộ
nền văn hóa của chúng ta. Nhà văn Pháp Andre Malraux(1901-1976) đã
khẳng định rằng việc nghiên cứu lịch sử mỹ thuật trong thực tế chính là việc
nghiên cứu các tác phẩm mỹ thuật có thể chụp ảnh được. Andre Malraux nêu
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 6
rõ: “ Chúng ta chẳng mấy ai có khả năng tiếp xúc với tác phẩm mỹ thuật
nguyên bản, chúng ta thường biết về chúng giống như nhiều thứ khác là nhờ
các phiên bản sao chép bằng phương tiện nhiếp ảnh”. Tuy nhiên, mãi đến khi
những cải tiến trong lĩnh vực nhiếp ảnh màu trở nên phổ biến thì người ta có
thể tái hiện được đúng đắn những sắc độ tinh tế của những cửa sổ kính màu
và những tranh thảm của nền văn hóa Byzantine thế kỷ thứ IV.
Nói cách khác, nhiếp ảnh là nghệ thuật cố định hình ảnh của các vật
thể trên một bề mặt cảm quang như: kính, phim, giấy… bằng tác dụng của
ánh sang( theo từ điển Larousse). Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để ghi
lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể
lên giấy hoặc phim nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng. Quá trình
này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học, hóa học, hay kỹ thuật số thường
được gọi là máy ảnh hay máy chụp hình.
1.2 Đặc trưng của nhiếp ảnh:
- Lưu giữ( ký ức): cụ thể, trực tiếp, chính xác.
- Thông tin: nhanh chóng, rộng rãi, gọn gàng, phổ cập toàn cầu hóa…
- Xã hội: giúp con người dễ dàng cảm thông gần gũi, vượt qua khoảng cách địa lý.
- Ngôn ngữ quốc tế: ngôn ngữ không lời.
2 Phân loại máy ảnh
Nguyên lý hộp đen:
Ghi ảnh bằng hộp đen: Hộp đen là một chiếc hộp được thiết kế như một
hình lập phương kín, một bề mặt đục lỗ tròn nhỏ và mặt đối diện được dán một lớp
giấy kiếng mờ hoặc gắn mộ miếng kính đục. Khi ánh sáng đi từ chủ đề sẽ chui qua
lỗ tròn và ảnh của chủ đề sẽ hiện trên kính mờ của mặt đối diện.
Căn cứ vào cấu tạo và hoạt động của “ hệ thống khung ngắm”, máy ảnh được chia thành 4 nhóm:
A- NHÓM I - MÁY ẢNH CÓ KHUNG NGẮM THẲNG( RANGE FINDER CAMERA):
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 7
Máy ảnh RangeFinder ( RF ) , nói nôm na theo tiếng Việt là máy ảnh ngắm
thẳng ( khác với máy SLR ngắm phản xạ , có dùng thiết bị trắc viễn (tìm khoảng
cách - RangeFinder ) để hỗ trợ việc lấy nét. Điểm dễ nhận biết nhất của một máy
RF là khi chụp ảnh, bạn nhìn thấy chủ thể thẳng qua khung ngắm , không thông qua ống kính.
Ngày nay, mặc dù thị trường máy ảnh đã bị thống trị bởi các dòng máy
SLR, nhưngg với những ưu điểm nhất định , các dòng máy RF vẫn tồn tại, phát
triển và có một số lượng nười dùng đông đảo. Thương hiệu máy ảnh RF nổi tiếng
nhất là Leica và các thương hiệu quen thuộc khác như Canon, Nikon , Zeiss, Voigtlander v.v...
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung
Máy ảnh RF đa số dùng một thiết bị trắc viễn để hỗ trợ việc lấy nét. Thiết bị
trắc viễn RangeFinder ( hay còn gọi là Telemeter ) này xác định khoảng cách từ
máy ảnh đến chủ thể. Có nhiều phương pháp để xác định khoảng cách: chủ động (
dùng sóng âm, sóng radar , laser ) hoặc thụ động ( hệ thống quang học dùng hệ
thức lượng trong tam giác để tính toán khoảng cách ) . Phổ biến nhất với máy ảnh
RF là thiết bị trắc viễn quang học sử dụng hệ thức lượng trong tam giác.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 8
Sơ đồ cấu tạo hoạt động của thiết bị trắc viễn dùng trong máy RF
Beamsplitter: kính chia tách hình ảnh Rotating mirror: gương xoay
Linkage to lens focusing: cơ cấu liên kết đến phần lấy nét của ống kính
Thiết bị trắc viễn hoạt động bằng cách kết hợp hai hình ảnh từ hai cửa sổ
(khung ngắm và một ô cửa sổ phụ ) vào thành một hình ảnh bạn sẽ thấy trong
khung ngắm sử dụng kính chia tách hình ảnh. Thành phần gương xoay sẽ xoay khi
ta điều chỉnh thiết bị trắc viễn, làm cho hình ảnh thứ hai từ ô cửa sổ phụ di chuyển.
Khi chụp ảnh, bạn ngắm qua khung ngắm ( viewfinder ), bạn xoay ống kính sao
cho hai ô hình nhỏ trong khung ngắm chập lại làm một.
Khung ngắm của máy ảnh RF
Độ chính xác của thiết bị trắc viễn trong máy ảnh RF tương đối cao, nhất là
trong khoảng 10-15m đổ lại, thường là chính xác hơn các màn ngắm có hỗ trợ lấy
nét của máy SLR ( màn ngắm có nét cắt, vòng vi lăng kính… - cũng là một hình
thức thiết bị trắc viễn ) . Độ chính xác này phụ thuộc vào độ dài cơ bản hiệu dụng
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 9
của thiết bị trắc viễn ( Effective Base Length of Rangefinder - EBL ) . Độ dài cơ
bản của thiết bị trắc viễn chính là khoảng cách giữa hai ô cửa sổ nhận hình ảnh. Đa
số các máy RF hiện tại có 1 ô cửa sổ trắc viễn tích hợp trong khung ngắm, nên độ
dài cơ bản là khoảng cách giữa khung ngắm và ô cửa sổ phụ. Mà khung ngắm
thường có độ phóng đại nhỏ hơn 1 ( khi ta nhìn qua khung ngắm thấy chủ thể nhỏ
hơn khi nhìn bình thường ) để phù hợp với các ống kính góc rộng , nên độ dài cơ
bản hiệu dụng bằng độ dài cơ bản nhân với độ phóng đại. Độ dài hiệu dụng cơ bản
EBL càng dài thì độ chính xác của thiết bị trắc viễn càng cao. VD:
Máy Leica M3 có Base Length là 68.5mmm và khung ngắm có độ phóng đại
0.91x nên EBL của Leica M3 là 62.33 mm , cao nhất trong các dòng máy RF.
Máy Leica M6 0.72 có Base Length là 69.25mmm và khung ngắm có độ
phóng đại 0.72x nên EBL của Leica M6 là 49.86 mm.
Máy Cosina Voightlander Bessa R có Base Length là 37mm và khung ngắm
có độ phóng đại 0.68x nên EBL của CV R là 25.16 mm.
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy là máy Leica M3 cho độ chính xác trong lấy
nét gấp hơn 2 lần so với máy Cosina Voightlander Bessa R. Ưu điểm:
Máy ảnh RF nhìn chung cho chất lượng hình ảnh tốt hơn máy SLR, đặc biệt
là với các ống kính góc rộng. Đấy là bản chất tự nhiên của máy RF. Vì thiết kế
không có gương lật nên phần thấu kính cuối của ống kính có thể vào sát mặt film,
do đó ống kính RF vừa đẹp hơn, vừa dễ thiết kế chế tạo hơn. Ống kính RF góc
rộng có tiêu cự là tiêu cự thật, không phải như ống kính SLR góc rộng là ống
retro-focus ( ống tele lật ngược lại ), nên chất lượng cao hơn hẳn, ít bị méo, tối 4 góc…
Thiết bị trắc viễn trên máy RF cho kết quả tốt nhất với ống kính góc rộng.
Lấy nét với ống kính góc rộng trên máy RF chính xác hơn máy SLR rất nhiều. Lấy
nét trong điều kiện thiếu sáng với máy RF dễ dàng hơn so với máy SLR, đặc biệt
là khi dùng các ống kính độ mở nhỏ hoặc sử dụng gắn chồng nhiều các filter giảm sáng trên ống kính.
Do không dùng gương lật, nên máy RF không bị rung máy do lật gương. Có
thể chụp máy RF với tốc độ chậm mà vẫn cho ảnh nét.
Do không có gương lật và lăng kính phản xạ nên máy RF nhỏ gọn hơn máy
SLR. Ống kính RF cũng nhỏ gọn hơn ống kính RF rất nhiều.
Do không dùng gương lật nên máy RF êm hơn máy SLR nhiều . Một số
hoàn cảnh chỉ có thể chụp được bằng máy RF.
Do không dùng gương lật nên máy RF có độ trễ khi chụp ảnh ( shutter lag ) ngắn hơn máy SLR.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 10
Do khi chụp bạn ngắm chủ thể trực tiếp qua khung ngắm mà không thông
qua cơ cấu gương phản xạ, nên bạn nhìn được toàn bộ khoảnh khắc bạn chụp -
khung ngắm sẽ không bị che đi trong khoảnh khắc chụp như khung ngắm của máy SLR ( viewfinder blackout ).
Bạn có thể ngắm chụp bằng cả hai mắt. Với những máy ảnh RF có khung
ngắm có độ phóng đại ( gần ) bằng 1 , và với đôi mắt tốt đồng đều, bạn sẽ cảm
nhận được hiệu ứng “stream of consciousnes” : bạn sẽ thấy cái khung ngắm to
bằng cửa sổ hiện ra trong tầm nhìn của bạn. Nhược điểm:
Bạn sẽ không nhìn được hình ảnh bạn chụp được. Bạn ngắm chủ thể trực
tiếp qua khung ngắm, nhưng hình ảnh lại được ghi nhận bằng ống kính . Ống kính
và khung ngắm của máy RF tách biệt hoàn toàn với nhau. Trong khung ngắm chỉ
có một khung viền ( frameline ) thể hiện góc nhìn tương đối của tiêu cự ống kính
đang sử dụng. Do ống kính nằm các khung ngắm một khoảng vài cm nên điều này
sẽ dẫn đến hiện tượng thị sai, nhất là khi chụp các chủ thể ở gần: bạn chụp 1 cái
bình hoa, bạn ngắm vào bông hoa nhưng bạn lại chụp ra cái bình hoa. Một số máy
RF đời mới có khung viền di chuyển theo mức độ lấy nét xa hay gần, giúp hạn chế thị sai.
Với máy RF, qua khung ngắm bạn sẽ nhìn thấy cả ống kính , nhất là các ống kính
lớn , có dùng loa che nắng. Các ống kính này đôi khi che mất phần lớn khung
ngắm. Điều này thực sư gây khó chịu.
Máy RF chỉ có một khung ngắm duy nhất trên máy cho tất cả các ống kính.
Mỗi ống kính tiêu cự khác nhau yêu cầu một khung viền ngắm khác nhau. Trong
khung ngắm có sẵn vài ( 3 đến 6 ) khung viền ngắm khác nhau cho các ống kính
nhưng không đủ. Các tiêu cự rộng hơn 28mm phải dùng đến khung ngắm gắn
ngoài. Hoặc máy bạn chỉ có khung viền ngắm cho ống kính 50mm mà bạn lại
muốn gắn ống kính 40mm. Khung viền ngắm cho ống tiêu cự dài ( >50mm ) rất
nhỏ. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng.
Thiết bị trắc viễn kém hiệu quả với ống kính tiêu cự dài ( >50mm ). Ống
kính tele dài nhất cho máy RF là 135mm và khó lấy nét chính xác. Cộng với thị sai
khi chụp chủ thể ở gần, máy RF không thích hợp để chụp cận cảnh hay chụp chủ thể ở xa.
Do bạn không nhìn thấy được hình ảnh thu nhận qua ống kính, nên bạn
không nhìn thấy được độ rõ mờ của các đối tượng trong ảnh, qua khung ngắm bạn
thấy tất cả đều rõ nét nhưng hình chụp ra lại mờ. Và bạn cũng không nhìn thấy
được kết quả khi sử dụng các kính lọc hiệu ứng ( polariser, ND , GND … )
Đa số các máy RF là lấy nét tay, một vài dòng máy RF có hỗ trợ lấy nét tự
động như Contax G1, G2 , Konica Hexar AF … nhưng độ chính xác cũng như tốc
độ lấy nét tự động của máy RF kém xa máy SLR.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 11
Cuối cùng, quan trọng nhất là, bạn không nhìn thấy được ảnh sẽ chụp, bạn
lấy nét thông qua cơ cấu trắc viễn có trong máy RF, mà cơ cấu trắc viễn này rất dễ
bị sai lệch ( rangefinder misaligned ) trong quá trình sử dụng ( do va chạm ) . Cơ
cấu này phải được căn chỉnh lại thường xuyên để cho kết quả chính xác nhất. Một
số máy RF cho phép bạn căn chỉnh lại dễ dàng, một số khác lại rất khó khăn để
căn chỉnh. Đây chính là điều gây mất tự tin nhất khi sử dụng máy ảnh RF. Bạn lấy
nét cho hai hình chập vào nhau và chắc mẩm hình đã nét, nhưng do cơ cấu trắc
viễn không chính xác, hình bạn chụp ra toàn bị mờ.
B- NHÓM II – MÁY ẢNH KỸ THUẬT SỐ PHẢN XẠ ỐNG KÍNH ĐƠN
(DSLR-DIGITAL SINGLE LENS REFLEX CAMERA):
Máy ảnh DSLR (tiếng Anh: Digital Single-lens reflex camera, viết tắt DSLR;
tạm dịch Máy ảnh kỹ thuật số ống kính đơn phản xạ ) là thuật ngữ để chỉ dòng
máy ảnh kỹ thuật số sử dụng hệ thống gương cơ học và hệ thống gương phản xạ để
đưa ánh sáng từ ống kính tới ống ngắm ở phía sau máy ảnh.
Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động:
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của DSLR là: với mục đích căn hình, gương sẽ phản
xạ ánh sáng đến từ ống kính một góc 90 độ. Sau đó ánh sáng được phản xạ 2 lần
bởi hệ thống phản xạ điều chỉnh sao cho mắt của người chụp ảnh có thể thấy được.
Trong quá trình phơi sáng, gương sẽ được nâng lên và khẩu độ đóng lại(khi khẩu
được thiết lập nhỏ hơn khẩu độ tối đa của ống kính), và cửa sập mở, cho phép ánh
sáng đi qua ống kính vào cảm biến ảnh. Tiếp theo cửa sập sẽ đóng lại, che cảm
biên, kết thúc quá trình phơi sáng, và gương hạ xuống. Thời gian gương nâng lên
được gọi là khoảng thời gian tối ở ống ngắm. Hệ thống gương và cửa sập hoạt
động nhanh được sử dụng cho việc chụp ảnh với tốc độ cao.
Tất cả các quy trình trên tự động xảy ra trong khoảng thời gian của phần trăm
giây, với mật độ từ 3-10 lần trên giây Các máy ảnh DSLRs thường được sử dụng
bởi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp bởi chúng cho phép ngắm khung hình trên
thời gian thực và bởi DSLRs cho phép người dùng sử dụng các ống kính khác
nhau. Phần lớn các máy ảnh DSLRs đều có tính năng xem trước độ sâu của ảnh.
Các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp chọn DSLR bởi kích thước chíp cảm biến ảnh
lớn hơn máy ảnh nhỏ(máy ảnh du lịch). Máy ảnh DSLRs có kích thước chíp cảm
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 12
biến gần với kích thước của kích thước phim của máy ảnh phim mà họ đã quen sử
dụng. Cho hiệu quả giống nhau về Độ sâu của ảnh và khung ảnh.
Thuật ngữ DSLR thường được gọi là máy ảnh kích thước 35 mm, mặc dù một số
máy ảnh có kích thước sensor lớn về mặt kỹ thuật cũng là DSLR.
Nguyên tắc cấu tạo của máy DSLR
Mặt cắt ngang hệ thống DSLR. 1 - Hệ thấu kính 2 - Gương phản xạ
3 - Cửa sập mặt phẳng lấy nét 4 - Sensor (cảm biến) 5 -Màng mờ 6 - Ống kính condenser 7 - Lăng kính 5 cạnh 8 - Lỗ ngắm (OVF)
Khi ta ngắm chụp, ánh sáng
phản chiếu từ vật thể sẽ đi qua ống kính (1) vào bên trong thân máy. Tại đây, nó bị
chắn lại bởi gương lật nằm nghiêng 1 góc 45o (2) và phản xạ lên lăng kính ngũ
giác (7) phía trên theo một góc thẳng đứng, xuyên qua kính mờ (5) và thấu kính
hội tụ (6). Ánh sáng tiếp tục bị phản xạ 2 lần bên trong lăng kính ngũ giác trước
khi đi ra bên ngoài tại kính ngắm quang (OVF – 8). Như vậy, bất kể máy có bật
hay tắt, ta luôn nhìn thấy hình ảnh phía trước ống kính qua OVF bởi nó sử dụng cơ
chế phản xạ ánh sáng tự nhiên hoàn toàn thông qua các lăng kính cơ học.
Khi ta bấm nút chụp, gương lật (2) được nâng lên theo chiều mũi tên trong
hình, màn trập (3) cũng mở ra. Ánh sáng lúc này không còn bị cản lại nữa, sẽ đi
thẳng vào cảm biến (4) và ghi lại hình ảnh, OVF bị tối đi trong giây lát do không
còn ánh sáng phản xạ đi qua. Màn trập sau đó đóng lại, gương lật hạ xuống, tất cả
chỉ diễn ra trong một khoảnh khắc rất ngắn từ lúc ta bấm nút chụp cho tới khi nhả nút chụp ra.
Khi chụp, động cơ đẩy nhẹ gương theo chiều mũi tên trên hình làm cho ánh
sáng chiếu trực tiếp lên sensor, tạo ra tín hiệu điện, truyền qua bộ chuyển đổi A/D
thành tín hiệu số, khuếch đại rồi được xử lý tại bộ xử lý hính ảnh (image
processor) cuối cùng được lưu trên bộ nhớ chính.Sau đó cửa sập sẽ đóng lại,
gương phản xạ trở lại góc 45 độ chờ đến lần chụp tiếp theo. Xung quanh lỗ ngắm
có 1 lớp vật liệu mềm bao quanh, nhằm mục đích giảm tác động khi gương sập và
ngăn không cho ánh sáng đi vào qua lỗ ngắm. Một số loại máy ảnh cao cấp còn
thực hiện việc gắn liền cơ cấu cửa sập với lỗ ngắm để ngăn ngừa triệt để hơn nữa ánh sáng từ lỗ ngắm.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 13
Như vậy có thể thấy, gương lật đóng một vai trò rất quan trọng trong máy
ảnh DSLR. Nếu không có nó (và lăng kính ngũ giác), chúng ta không thể có hình
ảnh trong OVF. Và vì hình ảnh này truyền tới mắt ta hoàn toàn theo các định luật
quang học, nên thứ ta nhìn thấy trong OVF cũng chính là thứ ta có thể nhìn thấy ở
bên ngoài. Ngoài ra, do hoàn toàn hoạt động dựa trên các cơ chế cơ học, nên ngắm
chụp bằng OVF khiến tuổi thọ pin sau mỗi lần sạc trên DSLR thường rất cao, lên
đến 4-500 kiểu. Cá biệt với dòng máy chuyên nghiệp cao cấp. con số này lên tới cả
nghìn. Rất nhiều người yêu thích DSLR một phần lớn là bởi chiếc kính ngắm quang này.
Ở mặt ngược lại, gương lật chính là một trong những nguyên nhân khiến
chiếc máy ảnh DSLR trở nên to béo cồng kềnh. Ngoài ra, cơ chế mở ra – đóng lại
màn trập sau mỗi lần chụp cũng là một chuyển động thuần túy cơ học, đòi hỏi thời
gian để thực hiện và ổn định lại sau mỗi lần thực hiện (khái niệm “shutter lag”
cũng từ đây cũng sinh ra), nên tốc độ chụp liên tiếp cho đến giờ vẫn là một vấn đề
đối với các nhà sản xuất DSLR (ở đây ta tạm bỏ qua các nguyên nhân khác như
tốc độ xử lý của bộ vi xử lý bên trong máy, tốc độ đọc ghi của thẻ nhớ). Trừ các
mẫu máy chuyên chụp thể thao tốc độ cao, tốc độ chụp liên tiếp trung bình ở các
mẫu DSLR phổ thông thường chỉ rơi vào khoảng 3-5 kiểu/giây. Những mẫu máy
chụp được trên 6 kiểu/giây đã được tung hô vô cùng. Khái niệm về “tuổi thọ màn
trập” cũng ra đời do những lo ngại về sự mài mòn theo thời gian của màn trập chuyển động cơ học. Ưu điểm:
- Cho phép chụp cận được.
- Không bị hiện tượng thị sai. - Hỗ trợ quay phim.
- Cho phép thay đổi ống kính. Nhược điểm:
- Thiết kế lớn, trọng lượng nặng, giá thành đắt.
- Phân khúc thị trường:
Máy ảnh bán chuyên nghiệp (Semi-Pro)
Máy ảnh nhà nghề (Professional Camera)
- Không quan sát được hoạt động của “đèn chớp điện tử” (Flash).
- Gương lật 450 dễ hư (trên lý thuyết phục thuộc vào tốc độ chụp nếu ta
chụp liên tục ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian dài). VD: đối
với Canon 5D Mark II nhà sản xuất khuyến cáo với 350000 lần, với
Canon 600D khoảng 150000 lần ( khi chụp ở tốc độ lớn hơn 1/1000s).
C- NHÓM III – MÁY ẢNH PHẢN XẠ ỐNG KINH ĐÔI(TLR – TWIN LENS REFLEX):
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 14
TLR camera là máy ảnh gương lật ống kính đôi. Ống kính đôi sử dụng hai
ống kình, một để ngắm và một để cho ánh sáng lọt qua để ghi lên mặt phim. Ánh
sáng sẽ qua kính ngắm, phản chiếu qua gương lật để người chụp có thể nhìn thấy
qua khung ngắm – View finder.
Máy ảnh phản xạ ống kính đôi sử dụng film trung bình - Medium format
film: 6x4.5 cm; 6x6 cm; 6x7 cm; 6x9 cm.
D- NHÓM IV –VIEWER CAMERA
Viewer camera là nhóm máy ảnh ngắm trực tiếp qua kính mờ. Nhược điểm
của nhóm này là cồng kềnh, nặng nề và khó xoay trở. Khung ngắm bằng kính mờ,
lấy hình trực tiếp qua ống kính và khi ngắm nét xong phải tháo ra và lắp hộp chứa
phim vào mới chụp được. Thường máy phải gắn vào chân nên việc di chuyển máy
rất nặng nề. Dùng cho các phòng chụp chân dung nhà nghề và cá nhà nhiếp ảnh
chuyên nghiệp chụp ảnh phong cảnh, kiến trúc, có khi cả ảnh thời sự, chính trị.
Chất lượng kỹ thuật của ảnh những loại máy này rất cao.
Nhóm này sử dụng film cỡ lớn( Large Format Film): 10x12.5 cm đến 20x25cm
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 15
3 Các thuật ngữ nhiếp ảnh:
- Tốc độ (Shutter speed): là cơ chế điều tiết ánh sáng đi vào mặt phim( cảm
biến - sensor) theo yếu tố thời gian.
- Khẩu độ ( Cửa điều sáng – Aperture, f/stop): độ mở ống kính, là cơ chế điều
tiết ánh sáng đi qua ống kính vào mặt phim theo không gian( khi bấm máy
các lá thép sẽ đóng lại và mở ra).
- Các thông số khẩu đổ của ống kính. - Đèn Flash. - Chân đèn.
- Lỗ gài chân máy ảnh ( tripod hole)
- Đế gắn pin tiểu AA( battery Grip)
- Bộ phận phát hiện và lấy nét tự động( AF: auto focus)
- Đĩa điều chỉnh các “chế độ thời chụp” (Mode dial)
- Bộ phận rung rũ bụi cho cảm biến(Self Cleaning Sensor)
4 Các bộ phận chính:
- Thân máy (body): mặt sau của gương 45o là film điện tử. - Ống kính (Lens).
- Nút tháo ống kính (Lens release)
- Đồng hồ chỉ số kiểu files đã chụp( Files counter dial): kiểm tra, điều tiết, số kiểu ảnh.
- Đồng hồ đặt “độ nhạy” của film điện tử.
ASA: America Standards Association.
ISO: International Standards Organization.
- Chất lượng của hình ảnh:
Độ nhạy thấp: ảnh mịn hạt.
Độ nhạy cao: ảnh bị “noise”
- Đồng hồ hẹn giờ (Self-timer): để tự chụp.
- Màn hình tinh thể lỏng(LCD monitor) hiển thị kết quả.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 16
- Live view: màn hình xem trước kết quả.
- Nắp đậy màn hình tinh thể lỏng(Monitor cover).
- Đèn trên nóc máy ảnh( Built-in Flash)
- Lỗ ngắm(Viewfinder eyepieces) để quan sát hình ảnh.
- Đồng hồ chỉnh thị lực( optical adjustment control): -2 -1 0 +1 +2…
5 Các bộ phận phụ:
- Kính bảo vệ (protect filter) che chở cho ống kính không bị trầy xước, không bám bụi. Có 2 loại:
o Skylight 1A (màu trà lợt)
o Ultra violet UV (màu trắng)
- Nắp đậy ống kính( Lens cap)
- Loa che sáng (Lens hood) lắp trước kính bảo vệ ống kính, ngăn cản bớt tia
sáng có hại lọt vào ống kính.
- Hiệu quả của loa che sáng: cản bớt một phần các tia sáng có hại lọt vào ống kính.
- Giá 3 chân đỡ máy ảnh( chụp ảnh với tốc độ phơi sáng chậm).
6 Chức năng quay phim:
- Full HD 1080 (High Definition): là một dạng hiển thị đặc biệt vượt trội về
chất lượng và độ sắc nét của hình ảnh gốc ở định dạng cao.
Canon 5D Mark II, 7D, 6D, 60D, 600D, 650D, 500D…
Nikon D3, D3s, D4,D90( có giáo trình hướng dẫn).
7 Bảo quản máy ảnh:
- Không đánh rơi, va chạm quá mạnh.
- Không cho bất kỳ dầu nhớt nào vào máy ảnh.
- Phải bảo quản máy ảnh, ống kính trong tủ đựng khô ráo, có chất hút ẩm
hoặc dùng nhiệt sấy khô.
- Không dán keo cho máy ảnh kỹ thuật số(KTS).
- Muốn nâng cấp phần mềm cần nhờ hãng bảo hành.
- Nếu máy ảnh KTS gặp sự cố bất ngờ nên “off” máy khoảng 10s sau đó khởi động lại.
- Nếu thời gian sử dụng máy ảnh và đèn flash kéo dài hơn 2 tuần nên tháo “pin” ra ngoài.
8 Lựa chọn máy ảnh: Có 2 dòng máy ảnh DSLR:
- Máy ảnh DSLR chuyên nghiệp ( Digital SLR Pro camera) – Full frame 1:1
sử dụng cỡ film( sensor 24x36mm):
Nikon: D4s, D3, D3s, D600, D700, D800
Canon: 1D, 1Dx, 5D Mark, 5D Mark II, 5D Mark III, 6D… Khổ phim DX và FX:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 17 DX image circle FX image circle
Cảm biến 24x36mm (Full Frame)
- Máy ảnh DSLR bán chuyên nghiệp ( Digital SLR Semi-Pro Camera) sử
dụng film(sensor) ≤ 16x24mm:
Nikon: D300s,D300,D200,D100,D90,D80,D70s,D5200…
Canon: 650D, 600D,50D,40D,30D,20D,10D… Sony: R1,R2…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 18
BÀI 2: BỐ CỤC CĂN BẢN Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức, nguyên tắc về bố cục.
Nội dung chính:
1 Khái niệm về bố cục:
Khi nhắc tới hai từ “bố cục” trong nhiếp ảnh, rất nhiều người ngay lập tức
nghĩ tới “quy tắc 1/3”. Không sai khi nói rằng “quy tắc 1/3” là bố cục phổ biến và
kinh điển trong nhiếp ảnh, nhưng cần lưu ý không đánh đồng hai khái niệm này
với nhau. Thậm chí, nói “quy tắc 1/3” là một thể loại bố cục trong nhiếp
ảnh cũng không đúng, bởi thực chất đó chỉ là một phần rất nhỏ (nhưng đơn giản,
dễ áp dụng nên trở thành phổ biến) trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung
hình mà thôi. Để dễ hình dung hơn, có thể xem bảng sau:
Theo Nhiếp ảnh gia Dương Quốc Bình (Thạc sỹ Nhiếp ảnh truyền thông –
Đại học Northeastern, Mỹ) thì “bố cục hình ảnh trong nhiếp ảnh là việc sắp xếp
hay sắp đặt các thành tố hình ảnh trong một không gian giới hạn để thể hiện được
ý tưởng của nhiếp ảnh gia.”
Nhiều người vẫn thường cho rằng “tôi chụp hình cho vui là chính”, hoặc là
“tôi ghét bị ràng buộc trong khuôn khổ” để trốn tránh việc tìm hiểu về bố cục
trong nhiếp ảnh. Cũng có nhiều người hoang tưởng rằng mình là... thiên tài nhiếp
ảnh, nên cố vặn vẹo người sao cho ra những tư thế và góc chụp thật kỳ quặc rồi tự
gán những tấm hình đó hai chữ “phá cách”. Thực chất, bố cục trong nhiếp ảnh là
một khái niệm quá rộng và bao gồm quá nhiều “tập con” mà không phải ai – ngay
cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp – có thể khẳng định rằng mình biết được hết,
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 19
bởi vậy đa phần những gì chúng ta nghĩ rằng mình đang “phá cách”, thực chất chỉ
đang nằm trong một vùng tối mà mắt mình chưa nhìn thấy.
Một tấm hình không có bố-cục-theo-chủ-đích (để phân biệt với bố cục vô
tình tạo ra trong quá trình tìm tòi... phá cách nói tới ở trên) cũng giống như một
căn phòng lộn xộn ngổn ngang. Đôi khi, chỉ đôi khi thôi, chúng tạo ra đôi chút ấn
tượng đối với người xem. Nhưng trong đa số trường hợp, người ta sẽ đặt câu hỏi
“Rốt cuộc tấm hình này có ý nghĩa gì?” Căn phòng này có gì đặc biệt, đâu là
những vật dụng quan trọng được sử dụng, chúng nằm ở đâu mất rồi? Bố-cục-theo-
chủ-đích khi đó là công cụ để loại bỏ những chi tiết thừa, sắp xếp lại những gì cần
thiết theo một trật tự nào đó để bất kỳ một người khách nào khi mở cửa bước vào
phòng cũng dễ dàng nhận ra chúng, và đoán biết được phần nào tính cách của chủ nhân căn phòng.
Ngay cả với người sử dụng máy ảnh du lịch để chụp một tấm hình cho cả
gia đình (hoặc nhóm bạn) khi đi du lịch, việc sắp đặt người cao đứng giữa, thấp
dần về hai bên hay nam nữ xen kẽ, khuỵu gối xuống hất máy lên để lấy được cả
mái nhà hay ngọn cây phía sau,... cũng là một kiểu bố cục trong nhiếp ảnh. Vậy có
gì là không tốt nếu chúng ta nắm được phần nào đó kiến thức về chúng và áp dụng
để có được những tấm hình đẹp hơn?
Như vậy, bố cục là giới hạn một khoảng không gian trước ống kính thông
qua khung ngắm – đóng khung – sắp xếp chủ đề và bối cảnh.
2 Phân tích bối cảnh:
Bối cảnh bao gồm: đề tài, chủ đề, bối cảnh.
a. Đề tài: là hiện tượng khách quan, chủ định, phản ánh cuộc sống.
b. Chủ đề( đề mục chính): là cốt lõi, nội dung của đề tài( chân dung, phong cảnh, kiến trúc…)
c. Bối cảnh( đề mục phụ): là phụ họa làm rõ nghĩa và tôn vinh chủ đề…
3 Nguyên tắc 1/3 - Đường mạnh, điểm mạnh:
Bố cục trong nhiếp ảnh là một khái niệm rất rộng, bao gồm nhiều thể loại
như bố cục ánh sáng, bố cục màu sắc, bố cục vị trí các vật thể trong khung hình.
Trong khuôn khổ có hạn của bài viết này, GenK chỉ xin được giới thiệu tới bạn
đọc “quy tắc 1/3”, một “tập con” trong bố cục về vị trí các vật thể trong khung hình.
Quy tắc 1/3 tạo bởi 2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc, chia khung hình
ra thành 9 phần bằng nhau:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 20 Bố cục 1/3.
Các đường cắt dọc gọi là các “đường dọc mạnh”, các đường cắt ngang gọi là
các “đường ngang mạnh” hay các “đường chân trời”, chúng giao nhau tại 4 điểm
(đánh dấu đỏ) gọi là các “điểm mạnh”.
Một tấm hình tuân thủ tốt quy tắc 1/3 là khi người chụp đặt các điểm nhấn
của chủ thể vào càng nhiều các đường mạnh và điểm mạnh càng tốt, và phần hậu
cảnh nếu có đường chân trời thì đường chân trời này nằm song song hoặc trùng
khớp với 1 trong 2 đường ngang mạnh.
Hãy xem các hình dưới đây để hiểu rõ hơn về cách xếp đặt theo quy tắc này.
Đường chân trời phía xa được đặt song song và gần sát với đường ngang
mạnh phía trên. Phần đầu của con thuyền được đặt tại điểm mạnh phía dưới bên trái.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 21
Khung hình dọc cũng áp dụng quy tắc 1/3, với bông hoa hướng dương và cô
gái đều nằm ở các điểm mạnh bên phải.
Ảnh chân dung vận dụng khá nhiều quy tắc 1/3. Trong tấm hình này, chủ
thể là cô gái với toàn bộ trục cơ thể nằm trên 2 đường dọc mạnh bên phải và ngang
mạnh phía dưới, đi qua 3 điểm mạnh (quá tuyệt!). Đường chân trời phía sau nằm
song song với đường ngang mạnh phía trên.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 22
Chân dung cận cảnh cũng không phải ngoại lệ. Đặc biệt đôi mắt – “cửa sổ
tâm hồn” là điểm nhấn thường được khai thác nhiều nhất, được ưu ái đặt trên
đường ngang mạnh và điểm mạnh phía trên bên phải.
Quy tắc 1/3 phổ biến và dễ áp dụng tới mức trong hầu hết mọi chiếc máy
ảnh – từ du lịch tới ống kính rời, đều tích hợp sẵn thước ngắm phục vụ cho quy tắc
này. Cụ thể trong kính ngắm (viewfinder) của máy ảnh ống kính rời, ta sẽ thấy
nhìn các đường vạch mờ chia khung hình ra làm 9 phần đúng như trên. Còn ở máy
ảnh du lịch, ngắm chụp qua LCD, ta có thể kích hoạt các đường vạch này bằng
cách vào Menu / Camera Settings / Grid Lines: On.
Quy tắc 1/3 không phải là quy tắc duy nhất trong bố cục về vật thể trong
nhiếp ảnh, nhưng đó lại là quy tắc thường gặp nhất với các thể loại hình chụp mà
chúng ta hay thực hiện. Chỉ cần áp dụng nhuần nhuyễn quy tắc này – nhận định
được đâu là điểm nhấn của chủ thể, đâu là đường chân trời, v..v.. là bạn đã có thể
nâng cao trình độ của mình lên rất nhiều rồi.
4 Vùng mạnh – vùng tựa: a) Vùng mạnh
Một vùng mạnh được hình thành bởi một đường mạnh và 2 điểm mạnh. b) Vùng tựa
Vùng tựa là vùng nằm tại 4 góc của không gian ảnh, nếu ứng dụng vùng tựa
thì bố cục ảnh sẽ vững vàng hơn
Vùng tựa còn rất hiệu quả khi dùng để “gói” không gian khi hậu cảnh quá
tống trải, dư thừa (bằng tiền cảnh hoặc “đè đậm” các góc ảnh).
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 23
c) Ứng dụng vào ảnh chân dung
Nếu chụp chân dung cả người hoặc 2/3 người, ta nên đặt khuôn
mặt(đầu) vào điểm mạnh hay đường mạnh phía bên trên.
Với chân dung nửa người, ta nên đặt 1 hay 2 con mắt của người mẫu
nằm trên đường mạnh phía bên trên, tốt hơn hết là đặt 1 con mắt của người
mẫu vào đúng điểm mạnh.
Cần lưu ý đến hướng nhìn của người mẫu: Hướng nhìn phải có không
gian rộng hơn phần còn lại.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 24
5 Đường nét, hình dạng:
Khi đề cập đến bố cục là nói đến đường nét, vậy chúng ta thử tìm hiểu và
phân tích vai trò quan trọng của đường nét trong bố cục để xây dựng tác phẩm.
Như chúng ta đã thấy, ánh sáng chiếu vào những hình thể trong vũ trụ, tạo
nên đường nét. Đường nét có thể là đen, là trắng, là xám, cũng có thể to hoặc nhỏ
và không bắt buộc phải liên tục.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 25
Tùy theo tính chất và vị trí của đường nét, tùy theo những đường viền kết
hợp thành nó, nên đường nét có thể làm rung cảm tâm hồn và tạo những nguồn cảm xúc khác nhau.
Đường nét là căn bản xây dựng nội tâm của ảnh : thẳng, cong hay gẫy khúc,
nó có thể cho nhìn thấy hoặc cụ-thể-hóa ra, hoặc gợi ra (trong phong cảnh không
có đường nét lớn để lấy làm chính thì sự liên lạc hữu hình hoặc vô hình là đường
nét chính) cho người xem.
Đưòng nét có thể là ngang, là dọc, là chéo. Đường nét có thể đặt theo những nhịp
điệu có nhiều tương ứng với chúng ta, bởi vì nó bắt nguồn từ những sự biểu lộ tự
nhiên và nó lược-đồ-hóa sức mạnh ấy tùy thuộc loại hình ảnh trình bày không thay đổi từ ngàn xưa.
Như vậy người ta ghép ý nghĩa trang nghiêm với đường dọc, phẳng lặng với
đường ngang, sống động với đường chéo. Và đường thẳng vẫn có ý nghĩa là cứng
rắn, là nghiêm khắc, đường cong diễn tả sự rung cảm và sự trọn vẹn, đường gấp
diễn tả sự sống động và hỗn loạn.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 26
Sự cân xứng của ảnh phần chính nằm trong sự tương hợp giữa những đường nét và
những mảng đậm lợt. Vì cân xứng không có nghĩa là cân đối nên người ta xếp bố cục bằng hai cách: Bố cục cân đối
Bố cục không cân đối
5.1 Bố cục cân đối
a) Theo toán học: Cân đối là hai đối xứng ở hai hình bằng nhau, cách đều nhau
hai bên một điểm hoặc một cái trục nhất định.
b) Nghệ Thuật : Về phương diện nghệ thuật, cân đối là sự phù hợp về kích
thước, về tương xứng của những phần khác nhau của cơ thể và tương xứng
của những phần ấy với toàn cục. Kết quả là một tổng hợp điều hòa tẻ nhạt
về hình thức mà những tương xứng phối hợp lại một cách đều đặn.
Sự cân đối là căn bản của kiến trúc. Những nghệ sĩ thời cổ thường dùng nó để
khai diễn những đề tài tôn giáo, những hình thái khắt khe, cứng rắn một cách trang
trọng. Người ta thường dùng nó cho những ảnh về lâu đài, nhà thờ v.v...
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 27
Đường dọc là đường chế ngự trong bố cục cân đối, và bố cục cân đối là một
cách bố cục đầy đặc tính trang trọng. Nó có thể giảm đi. Nếu bố cục theo hình tam
giác thì nó sẽ có sự linh động phần nào trong toàn thể.
Bố cục cân đối đưa đến sự tẻ nhạt, ít gợi cảm, càng tránh được càng tốt. Tuy
nhiên có khi người ta muốn nghịch ngợm, dùng cách bố cục cân đối để nhạo cổ điển.
5.2 Bố cục không cân đối
Bố cục không cân đối là nguồn cảm hứng phóng khoáng của nghệ sĩ. Nó
không có luật lệ, mà luật lệ chỉ là tìm cảm hứng trong ký ức thẩm mỹ của tác giả.
Đối với loại bố cục này ta phải chú ý đến sự cân xứng, nó có liên hệ chặt chẽ với phép phối cảnh.
Đường nét là nền tảng của bố cục nên nhờ nó mà ta tìm cảm hứng và dùng
nó làm địa bàn đi tìm trọng tâm ( cùng nghĩa là chủ điểm ) và sự cân xứng của ảnh.
Nhưng nếu khai diễn sắc thái của đường nét, ta sẽ thấy bố cục của cách bố cục
không cân đối. Trong lãnh vực đó người nghệ sĩ sẽ để cho tùy theo tâm hồn hướng
dẫn bởi vì những đường tạo ra trong lúc cảm hứng sẽ dùng làm căn bản cho sự xây
dựng đề tài mà mình muốn và gợi ý ra những trạng thái nó đưa đến bố cục chót.
Đường nét là yếu tố sáng tác của nghệ sĩ, nhưng khi không đạt được sự gợi cảm,
thì dùng đường nét chỉ là đường nét mà không là nghệ thuật.
Có nhiều cách bố cục, nhưng có một cách giản dị là bố cục theo mẫu chữ cái.
Mỗi một chữ theo bản thể của nó là một bố cục đồ bản trên một diện tích trắng hay
là trong không gian. Có một số chữ theo với bố cục đồ bản trội hơn những chữ
khác. Nhưng phần nhiều những chữ được áp dụng là những chữ giản dị trong sự
không cân đối của nó : G, Z, J, C, S, U, L, I, v.v...
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 28
Trong bố cục không cân đối, nên tránh để chân trời chia ảnh ra làm hai phần
bằng nhau, phần trời và phần đất đều nhau sẽ không làm cho ta chú ý đến phần nào
và mắt cứ đưa từ phần này qua phần khác. (Trong một vài trường hợp cũng có thể
để chân trời ở giữa tùy theo sự suy diễn của tác giả.)
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 29
Trong phong cảnh để chân trời ở 1/3 trên hoặc ở 1/3 dưới tùy theo tác giả
muốn đặt phần quan trọng diễn tả ở phần trên hay phần dưới: như muốn tả về trời,
về mây thì để chân trời ở 1/3 dưới, còn nếu muốn nhấn mạnh về cảnh mặt nước,
cảnh trên mặt đất thì để đường chân trời ở 1/3 trên.
5.3 Sự gợi cảm bằng đường nét
a) Sự phù hợp giữa đường nét và tâm hồn :
Ta phải tập nhìn ra đường nét ngay lúc đóng khung cho ảnh để chụp để có thể áp
dụng những quy tắc bố cục. Có bốn loại đường nét thường dùng trong bố cục : - Đường ngang - Đường dọc - Đường chéo - Đường cong
Những loại đường này có thể dùng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo loại và tùy theo chủ đề của ảnh.
Làm sao những đường nét chỉ có hình thức trừu tượng mà lại có mãnh lực rung cảm?
Nếu chúng ta nghiên cứu một số những tác phẩm hội họa thì ta thấy bố cục
của những họa sĩ danh tiếng thường đặt căn bản trên vài hình thức kỷ-hà-học.
Không phải chỉ có hội họa mà còn cái gì do người tạo ra đều tìm đến hình thức sắp
xếp của Kỷ-hà-học vì nhãn quan của người ta đã bị giáo dục theo cái cân xứng sắp
xếp đó, vô tình chúng ta đã tìm những đường mạnh của bố cục để căn cứ vào đó
mà suy tưởng và cảm xúc.
Bố cục của vũ trụ đặt căn bản trên hình thức kỷ-hà-học nên làm cho cảm
giác chúng ta bị những hình thức kỷ hà ăn sâu và chi phối. Ví dụ khi nói đến kim-
tự-tháp Ai-Cập là ta nghĩ ngay đến hình chóp bốn góc, khi nói đến nhà thờ ta nghĩ
ngay đến tháp chuông cao vút với vẻ uy nghi.
Như vậy là có sự liên quan chặt chẽ giữa sự xây dựng đường nét của ảnh với
sự truyền cảm của tâm hồn. Nếu ta chú ý đến sự phù hợp đó ta sẽ kiểm điểm được bố cục của ta.
b) Ngôn ngữ rung cảm của đường nét :
Ta nhận thấy những loại đường nét gợi cho trí óc chúng ta cái cảm tưởng khá
rõ ràng để nhận định cái ý nghĩa riêng biệt của nó. Cũng đôi khi cái cảm tưởng đó
vượt khỏi tầm phân tách của ta.
Những sự phù hợp sẵn có giữa đường nét và cảm giác đã được nghiên cứu kỹ
càng và được dùng cho bộ môn kiến trúc và trang trí, thì người nhiếp ảnh chúng ta
cũng có thể áp dụng nó được.
Như vậy ta có thể khái niệm rằng: đường thẳng có nghĩa riêng là phù hợp với
nghị lực và bền bỉ biểu lộ sự cương quyết mà đường cong không có được , vì nó
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 30
chỉ có thể gợi cho ta ý mềm dẻo, yếu đuối và kết tụ. Đường cong cũng thuận cho
cách gợi ra đều đặn, quý phái mà khi ngắm đường gẫy khúc không thể có
được. Đường gẫy khúc khi cứ kéo dài mãi thì với sự chập chờn và run rẩy của nó
cho ta cảm tưởng linh động.
Nhưng đường nét lại còn cho ta nhiều cảm tưởng đặc biệt tùy theo vị trí của nó
và cách xếp đặt. Ai lại không biết là đường ngang gợi cảm giác bình thản, buồn bã
biểu lộ sự lâu dài. Trái lại đường dọc gợi cho cảm giác sôi nổi và phát sinh ra cảm
tưởng trang nghiêm, cao quý.
Chúng ta chợt có những cảm giác lạ khi ta ngắm đường ngang mặt biển trải
rộng mênh mông hầu như vô tận trước tầm mắt chúng ta, hay khi ngắm cây tháp
cao vút của ngôi giáo đường, ta thấy lân lâng lên mãi như dễ đụng tới từng mây.
Những cảm giác đó tăng độ lực và phát hiện với những đường lập đi lập lại và
giảm bới đi khi có những đường nghịch với nó.
Góc cạnh là do sự gặp nhau của hai đường hội tụ mà thành và gợi cho những cảm
giác do đường nghiêng nghiêng của cạnh.
Góc cạnh càng thu hẹp thì cảm tưởng càng nhiều và giống như cảm tưởng phát
sinh bởi cái ngắn của đường dọc.
Góc cạnh càng mở rộng cảm giác có thể gần gũi đến lẫn lộn với cái ngắn của đường ngang.
Như thế những đường của hình chóp và hình tam giác cho ta ý niệm lạ, lâu
dài,, bền bỉ, vững vàng. Tùy theo hình dáng cân xứng của hình tam giác mà ta sẽ
thấy hợp với đường ngang hay với đường dọc: hình tam giác cạnh dưới (đáy) hẹp
và mỏng mảnh sẽ thoảng thấy như đường dọc. Hình tam giác cạnh dưới (đáy) rộng
sẽ thấy như đường ngang.
Hình tam giác gợi cảm giác vững chắc và sống động mà khi thêm vào đó những
đường chéo sẽ cho cảm tưởng hoạt động và nhịp nhàng.
Đường hội tụ cũng có thể gợi cho ta sự thoát ra, sự vô tận. Tùy theo vị trí
của điểm tụ mà những đường đó cho ta cảm tưởng đi lên hay cảm tưởng về chiều sâu.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 31
Đường chéo gợi sự hoạt động, tốc độ. Nếu bắt chéo nhau, nó biểu lộ sự lẫn
lộn, sự không thăng bằng, sự hằng hà sa số. Nếu nó vượt khỏi một điểm thì đó là
phóng ra, là tia ra, là đụng chạm và là bạo hành. Nếu nó được phân chia đều đặn,
nó cho ta cảm giác vững vàng.
Đường cong cũng không có được tính chất rõ ràng như đường thẳng. Ta
cũng thấy những đường cong rất mỹ miều hấp dẫn như trong thế giới thảo mộc,
trong thế giới động vật lúc còn nhỏ và nó mất dần đi khi cằn cỗi già nua, và cũng
như thấy đường cong đậm tính chất uy nghi gần nghĩa điều hòa khi nó mô tả đạn đạo vòng cầu.
Đường cong dùng để nối liền những yếu tố trong bố cục và ráp lại những
phần trong bố cục. Vì sự quan trọng của nó nên trong nhiều trường hợp nếu thiếu
nó thì bố cục không thành.
5.4 Một vài ví dụ minh họa:
- Đường nằm ngang: Tạo cảm giác bình an, êm đềm, thanh thản; diễn tả sự bao la, mênh mông.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 32
- Đường đứng: Tạo cảm giác sôi nổi, trang nghiêm, cao quý.
- Đường chéo: Tạo cảm giác mạnh mẽ, vươn lên.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 33
- Đường cong: Tạo cảm giác mềm mại, gợi cảm.
- Đường đồng qui: Khi muốn tập trung vào một điểm trong khuôn hình.
- Đường zic-zắc: Tạo cảm giác đa chiều, khó khan, gian nan, hiểm trở đôi khi
còn là sự nhí nhảnh, vui nhộn.
- Đường viễn cảnh: Tạo cảm giác xa xăm, hồi tưởng, xao xuyến.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 34
- Đường hỗn hợp: Thể hiện sự bề bộn, rắc rối, đa dạng.
6 Hướng nhìn – hướng chuyển động:
Hướng chuyển động là con đường đôi mắt của chúng ta theo khi chúng ta
nhìn vào một tác phẩm nghệ thuật. Mục đích của hướng nhìn – hướng chuyển
động là tạo ra sự thống nhất trong các tác phẩm nghệ thuật khi dùng mắt để theo
dõi. Nó có thể đạt được bằng cách sử dụng sự nhịp điệu, sắp xếp , nét bút v.v…
Hướng nhìn – hướng chuyển động quan hệ cộng tác với nhau bằng liên kết các
thành phần khác nhau của một tác phẩm với nhau.
Bằng cách sắp xếp các yếu tố thành phần theo một cách nào đó, chúng ta
kiểm soát sự chuyển động của mắt của người xem trong và xung quanh các thành
phần với các tác phẩm.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 35
7 Chiều sâu không gian ảnh:
Một bức ảnh cần có các không gian tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 36
Vận dụng các hiệu ứng viễn cận, phản chiếu, sương mù để tạo chiều sâu cho bức ảnh. 8 Sự tương phản:
Một bức ảnh có nhiều thu hút nhờ tính tương phản trong nó. Có thể đó là sự
tương phản về màu sắc, tương phản về kích thước, tương phản về ý nghĩa, tương
phản đối xứng… và còn nhiều nữa.
- Tương phản đường nét.
- Tương phản hình dạng.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 37
- Tương phản về kích thước. - Tương phản màu sắc.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 38
- Tương phản về ánh sáng. - Tương phản cảm xúc.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 39
- Tương phản tĩnh – động tĩnh. 9 Khung viền:
Thủ pháp này nhằm cô đọng nội dung chụp, hạn chế được sự trống trải, dư
thừa, nhờ đó hấp dẫn được tâm lý thị giác vào chủ đề. Ngoài ra, khung hình còn
mang giá trị ngữ cảnh, người xem có thể hình dung được bối cảnh hoặc địa điểm
chụp, nhờ đó mà bức ảnh mang thêm thông tin.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 40 10 Phá bố cục
“Cân đối là đẹp, nhưng hy sinh thế cân đối sẽ tìm được cái đẹp hơn”.Phá
bố cục không phải là không có bố cục, mà có bố cục rồi phá vỡ nó đi để tìm
được cái đẹp hơn. “Nguyên tắc” này không phải là sự vô ý thức trong sắp xếp
hoạ tiết mà nó là bản lĩnh của người nghệ sĩ phá vỡ thế cân đối hoặc các thể
thức bố cục nhằm tạo thêm ấn tượng cho chủ thể.
Phá thế vần luật luật liên tục.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 41
Phá vỡ tỉ lệ cân đối cũng như điểm đặt chủ thể.
Bố cục không phải là giáo điều mà nó là nghệ thuật. Nghệ thuật bố cục tạo hình
có từ rất lâu được xem như một thủ pháp căn bản của mỹ học nhằm lôi cuốn thị
giác thẩm mỹ. Trong mọi tình huống, nhiếp ảnh luôn tồn tại một hoặc nhiều dạng
bố cục, vận dụng thủ pháp bố cục sẽ giúp cho tác phẩm hoàn chỉnh và lôi cuốn người xem.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 42 BÀI 3: ỐNG KÍNH Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức, nguyên tắc về các loại ống kính máy ảnh.
- Phân loại ống kính và ứng dụng của từng loại ống kính.
- Hiểu rõ các thông số ghi trên ống kính.
Nội dung chính:
1 Khái niệm ống kính
Ống kính máy ảnh là một bộ phận quang học được cấu tạo bằng thủy
tinh cao cấp[flourite] chức năng dùng thu nhận ánh sáng[hình ảnh] với
những đặc điểm quang học.
2 Các thông số kỹ thuật 2.1 Hãng sản xuất
- Ống kính chính hãng (original lens): canon, nikon, pentax…
- Ống kính lai (Lens for): khác biệt giữa hãng sản xuất ống kính
với thân máy( không đồng bộ với nhà sản xuất thân máy). Vd:
tamron, tokina, sigma, vivitar, soligore..
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 43
2.2 Tiêu cự ống kính
Khi ta lấy nét ở vô cực, hình ảnh sẽ hội tụ ở tâm mặt film – khoảng cách từ
tâm của mặt film đến tâm quang của ống gọi là tiêu cự của ống kính đó. Ký hiệu tiêu cự: F/mm. 2.3 Khẩu độ
Là độ mở của cửa điều sáng để cho ánh sáng đi qua ống kính.Ký hiệu khẩu độ: f/stop.
Công thức tính khẩu độ 1.1. SMC
Là công nghệ hóa chất tráng trên bề mặt các thấu kính.SMC gồm 7 lớp hóa
chất, độ dày tối đa 0,001mm. - Có 3 công dụng chính:
Tăng thêm độ truyền sáng.
Chống lóe với các tia sáng có hại.
Ghi nhận màu sắc chính xác.
3 Những hằng số của ống kính
Một vật ở vô cực khi nằm ở khoảng cách dài gấp 1000 lần so với tiêu cự của ống kính. VD: F=50mm
∞ = 50mm x 1000 = 50000mm = 50m F=200mm
∞ = 200mm x 1000 = 200000mm = 200m
Cách tính tiêu cự trung bình của ống kính:
Tiêu cự trung bình của ống kính được tính căn cứ trên đường chéo của khổ
phim sử dụng cho máy ảnh đó.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 44 Film 35mm Film 6x6cm Film APS Film 6x9cm Film 4x5(10x12,5 cm
Máy ảnh sử dụng film 35mm (Máy ảnh nhóm 2)
Tiêu cự trung bình: 45-50mm (Normal lens)
Tiêu cự ngắn: <7-35mm (widephoto lens)
Tiêu cự dài: >70-1000mm (telephoto lens)
Máy ảnh sử dụng film 6x6cm
Tiêu cự trung bình: 75-80mm
Tiêu cự ngắn: <7-75mm
Tiêu cự dài:>80-1000mm
Máy ảnh sử dụng film 6x9cm
Tiêu cự trung bình: 105mm
Tiêu cự ngắn: <80mm Tiêu cự dài:>180mm
Tiêu cự trung bình của ống kính kỹ thuật số sử dụng khổ film 16x24mm phải
sử dụng “hệ số chuyển đổi tiêu cự”. Nikon x1.5 Canon x1.6 Sony x1.5 Olympus x2 Vd: F 50mm x1.5 =75mm F 200mm x1.5= 300mm
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 45
Góc thu ảnh( Angle of view)
- Phạm vi không gian ánh sáng và hình ảnh đi
qua ống kính thâu hình lên mặt film/sensor gọi là góc thu ảnh.
- Góc nhìn của máy ảnh có thể đo theo chiều
ngang, chiều dọc hay đường chéo.
Góc thu hình theo tiêu cự ống kính
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 46
Luật viễn cận:
Tùy theo tiêu cự ống kính, các khoảng cách chiều sâu của ảnh trường sẽ cho
hình ảnh không còn giống như mắt nhìn.
Chiều sâu trường ảnh – Vùng ảnh rõ – Depth Of Field (DOF)
Khi ta lấy nét vào một đối tượng thì không chỉ đối tượng đó rõ nét mà còn
có một phần không gian ở trước và phía sau đối tượng đó cũng rõ nét theo.
Toàn thể phạm vi rõ nét đó gọi là vùng ảnh rõ.
Lưu ý: VAR phía trước chủ đề luôn ngắn hơn VAR phía sau chủ đề.
Các yếu tố ảnh hưởng đến DOF:
a. Yếu tố khẩu độ:
Khẩu độ càng đóng nhỏ VAR càng sâu, hậu cảnh rõ. Ngược lại, khẩu độ
càng mở lớn thì VAR càng nông, hậu cảnh mờ.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 47 b. Yếu tố tiêu cự:
Tiêu cự càng ngắn VAR càng sâu(<35mm)
Tiêu cự càng dài thì VAR càng nông(>105mm)
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 48
c. Yếu tố xích độ:
- Xích độ càng dài VAR càng sâu.
- Xích độ càng ngắn VAR càng nông.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 49
4 Thành phần cấu tạo
4.1 Cấu tạo bên trong ống kính Bộ thấu kính: 2 thấu kính đơn.
1 thấu kính hội tụ- thấu kính lồi – thấu kính dương.
2 thấu kính phân kỳ - thấu kính lõm – thấu kính âm.
Thấu kính kép( hội tụ - phân kỳ). Thấu kính đơn Thấu kính hội tụ
Thấu kính phân kỳ Thấu kính kép
Để tạo thành một thấu kính kép:
Trước thập niên 60, người ta dùng lực nén. Do đó, trong quá trình sử
dụng lâu ngày nó sẽ bị bung ra(chấm trắng) gọi là hiệu ứng newton.
Từ thập niên 60 trở về sau, người ta sử dụng 1 loại keo quang học để
dán 2 thấu kính thành một khối( keo quang học canada).
Trước khi hoàn tất công đoạn, ống kính sẽ được phủ một lớp bao bọc bên ngoài.
Thập niên 60 gọi là lớp anti-halo(lớp chống lóe). Công dụng của lớp
anti-halo nhằm để tăng cường năng lực bắt ánh sáng và tạo độ sắc nét cho hình ảnh.
Thập niên 70 lớp anti-halo được cải tiến thành SMC( Supper Multi Coasting).
Đến năm 2010 lớp SMC được tập đoàn Nikon cải tiến thành lớp nano.
Thực tế, lớp phủ là một loại hơi á kim. Chính lớp phủ này sẽ tạo ra màu sắc đặc trưng cho ống kính.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 50
Nằm giữa các thấu kính sẽ có một bộ phận gọi là cửa điều sáng gồm nhiều
lá thép được si đen, ở giữa các lá thép được si đen là cửa sổ trung tâm.
Nhiệm vụ của cửa sổ trung tâm là cho ánh sáng đi qua và được điều khiển bởi vòng khẩu độ.
Nhiệm vụ của cửa điều sáng: nhằm điều tiết lượng ánh sáng bên ngoài tác
động vô mặt film( CMOS) với sự kết hợp của vòng khẩu độ để cho ra một tấm ảnh đúng sáng.
Vòng khẩu độ lớn hay nhỏ của cửa điều sáng phụ thuộc vào chỉ số của vòng khẩu độ.
VD: Ống kính F 50mm có các chỉ số khẩu độ như sau:
0.95-1.2-1.4-1.8-2-2.8-4-5.6-8-11-16-22
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 51 5 Phân loại
Căn cứ vào khổ film 24x36mm có 3 loại ống kính căn bản
5.1 Ống kính tiêu cự trung bình F=50mm (Normal lens)
Lĩnh vực sử dụng: dùng trong các trường hợp chụp ảnh thông thường:
ảnh lưu niệm, phong cảnh kiến trúc nhỏ, ảnh dịch vụ… Ưu điểm:
Thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ.
Khôi phục lại “phối cảnh” thông thường, ảnh giống thật.
“Vùng ảnh rõ” từ trung bình đến sâu.
Khẩu độ mở rất lớn(f: 0.95-1.8) Hạn chế:
Bị ảnh hưởng bởi “luật viễn cận” ở mức trung bình khi đến gần < 0.4cm
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 52
5.2 Ống kính tiêu cự ngắn F<7-35mm (widephoto lens) Chia làm 3 nhóm: - 35-28mm: wide - 24-20mm: superwide
- 16-7mm: Fisheye lens ( ống kính mắt cá)
Lĩnh vực sử dụng: chụp ở nơi chật hẹp thiếu chỗ lùi, nơi toàn cảnh rộng Ưu điểm: Góc thu ảnh lớn.
VAR từ sâu đến rất sâu. Hạn chế:
Các đường thẳng sẽ bị hội tụ khi đặt máy nghiêng.
Bị ảnh hưởng rất nhiều bởi “luật viễn cận”
Đối tượng có hình dạng không bình thường.
Khẩu độ tương đối hẹp.
5.3 Ống kính tiêu cự dài F>70-1000mm (telephoto lens) (32o-2o)
Lĩnh vực sử dụng: dùng cho những đối tượng không thể hoặc không
muốn đến gần: động vật hoang dã, ảnh thể thao( bóng đá, bóng bàn, tennis,
cầu lông), sân khấu, chân dung…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 53 Ưu điểm:
Kéo đối tượng lại gần.
Khuếch đại hình ảnh trên mặt film.
Làm nổi bật đối tượng trên một bối cảnh mờ.
Không bị ảnh hưởng bởi luật viễn cận. Hạn chế:
Thiết kế cồng kềnh, trọng lượng nặng.
Dễ bị rung máy ảnh.
Vùng ảnh rõ rất mỏng
Khẩu độ tương đối hẹp
6 Các thuật ngữ thường gặp
6.1 Thuật ngữ - Ký hiệu trên ống Canon: a. L – Luxury
Các ống kính có ký hiệu L đều thuộc dòng ống kính sang trọng của
Canon. Đây là những ống kính chất lượng tốt nhất của Canon và được chế
tạo phục vụ giới nhiếp ảnh chuyên nghiệp và các tay chơi sành điệu. Các
ống L cho chất lượng ảnh cao, tự động căn nét nhanh, cấu tạo chắc chắn và
chịu được thời tiết xấu do có các lớp keo gắn bảo vệ (tất cả các ống Canon
sản xuất sau 1999 đều có keo gắn).
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 54
b. IS (image stablizer)
Ống có ký hiệu IS có chức năng chống rung do rung tay máy và cho phép
chụp ở tốc độ chậm hơn thông thường 2-3 bước. Canon tuyên bố các ống kính
chống rung IS thế hệ mới nhất cho phép chụp chậm hơn tới 4 bước. IS là một chức
năng hết sức quan trọng giúp ảnh không bị mất nét.
c. USM (ultra-sonic motor)
Các ống kinh USM có gắn mô-tơ siêu âm. Đây là điểm quan trọng giúp căn
nét tự động nhanh và phục vụ hữu hiệu căn nét hoàn toàn bằng tay. Có 2 loại ống
USM: Một loại có vòng USM chất lượng tuyệt hảo và loại kia là ống micro-USM
chất lượng kém hơn nhiều. Hầu như tất cả các ống L USM đều sử dụng vòng
USM, còn các dòng ống không có ký hiệu L, đặc biệt là các ống có giá thấp, đều sử dụng micro-USM
d. EF – Electro Focus
Các ống kính EF có cơ chế căn nét tự động với mô tơ điện tử tinh vi gắn
ngay trong ống kính. Tất cả thông tin giữa ống kính và thân máy được thực hiện
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 55
thông qua các chân tiếp xúc điện tử. Các ống EF của Canon có ngạnh gá phù hợp
với tất cả các thân máy dòng EOS của Canon.
e. TS-E ( Tilt and Shift)
Các ống trượt nghiêng cho phép làm chủ chiều sâu và góc máy. Hiện nay
chỉ có 3 loại ống TS-E là ống 24mm, 45mm và 90mm. Ống 24mm TS-E là ống
duy nhất có ký hiệu L. Các ống kính TS-E này là các ống kính được thiết kế đặc
biệt cho chụp kiến trúc nhưng chiếc 24mm có thể sử dụng chụp phong cảnh. Khác
với các ống MP-E, đây là các ống không có chế độ căn nét tự động mà chỉ là các ống căn nét tay EF. f. MP-E (Macro-photo)
Ống MP-E được thiết kế đặc biệt để chụp marco (chụp phóng đại ong bướm
kiến, v.v…). Đây là loại ống duy nhất hiện nay có khả năng lấy cận cảnh lên tới tỷ
lệ 5:1 mà không cần ống gắn dài và các thiết bị khác. Ống này không có đối thủ
của Nikon, Sony và Olympus. Mặc dù vậy, ống này không được liệt vào chủng
loại L. Ống này có cấu tạo chắc chắn và chất lượng ảnh chuyên nghiệp. g. I, II, III, v.v…
Đây là ký hiệu chỉ đời ống kính. Đối khi các ống của Canon được nâng cấp
nhưng vẫn cùng đời. Nhiều cải tiến thực sự không nổi bật lắm, chẳng hạn không
có sự khác biệt lắm giữa ống 85mm f/1.2 L và ống 85mm f/1.2 L II. Tuy nhiên, có
nhiều cải tiến nâng cấp lại rất ấn tượng, chẳng hạn như ống đời mới 14 f/2.8 II cho
hình ảnh chất lượng hơn nhiều so với đời đầu 14 f/2.8 I.
6.2 Thuật ngữ và ký hiệu trên ống Nikon a. AF ( Auto Focus)
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 56
Cơ chế lấy nét tự động trên ống kính
AF-I ( Auto Focus Internal)
Ống kính tự động căn nét có gắn mô-tơ bên trong, sử dụng trên các ống tele
tầm xa. Bắt đầu được sản xuất 1992 và được thay thế bởi dòng AF-S vào 1996.
AF-S (Auto Focus Silent)
Ống kính tự động căn nét (autofocus) có gắn mô-tơ sóng từ SWM giúp căn nét nhanh và êm.
CPU (Central Processing Unit)
Các ống CPU (bộ xử lý trung tâm) có gắn các chân điện tử nối với thân máy
để trao đổi dữ liệu với thân máy. Ký hiệu này chỉ được ghi trong bảng thông số kỹ
thuật mà không được ghi trên thân ống kính. Tất cả các ống kính căn nét tự động
của Nikon đều là ống CPU
ED(Extra-low dispersion )
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 57
Kính ED (extra-low dispersion) - kính có độ tán xạ cực thấp - là một yếu tố
quan trọng trong công nghệ sản xuất ống kính chụp xa (telephoto) của Nikon.
SIC ( Super – Integrated Coating)
Lớp phủ ống kính siêu tích hợp SIC (super-integrated coating) bảo đảm các
tính năng vượt trội của ống kinh Nikon. Để tăng tính năng của các chi tiết thấu
kính quang học, Nikon đã áp dụng công nghệ lớp phủ bề mặt nhiều lớp đặc biệt
làm giảm thiểu các nhược điểm của ống kính như lóa và ma nhòa (flare/ghost).
N (Nano Crystal Coat)
Lớp phủ N (nano crystal coat) là một lớp phủ chống phản xạ đầu tiên được giới
thiệu trong các thiết bị sản xuất bán dẫn NSR-series (Nikon step and repeat) của
Nikon. Lớp phủ này triệt tiêu gần như hoàn toàn hiện tượng phản xạ ở các thấu
kính bên trong ống kính đối với một dải rộng các bước sóng ánh sáng và đặc biệt
đem lại hiệu quả cao trong việc triệt tiêu các hiện tượng lóa và ma nhòa, nhất là ở
các ống cực rộng. Lớp phủ N bao gồm nhiều lớp phủ có độ tán xạ cực thấp các hạt
trong suốt cực mịn có kích thước nano (1 nano = 1/1.000.000 mm), là niềm tự hào
của công nghệ sản xuất ống kính Nikon.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 58
ASP (Aspherical lens element)
Ống kính/ thấu kính chống cầu sai (aspherical lens element). Năm 1968
Nikon bắt đầu sản xuất các ống kính chống hiện tượng cầu sai (spherical
aberration). Các ống kính sử dụng công nghệ chống cầu sai có thể triệt tiêu gần
như hoàn toàn hiện tượng coma và các hiện tượng biến dạng khác của ống kính.
Nikon áp dụng 3 loại thấu kính chống cầu sai: Mài chính xác, lai (kết hợp kính và plastic) và đúc.
RF (Rear-focusing)
Với hệ thống căn nét sau (rear-focusing) của Nikon, các thấu kính trong ống
kính được chia ra làm nhiều nhóm và chỉ các nhóm phí sau ống được di chuyển
khi căn nét. Điều này làm cho quá trình căn nét tự động nhanh nhẹ hơn.
CRC (Close-Range Correction System)
Hệ thống điều chỉnh sai số căn nét cự ly gần (close-range correction system) là
một trong những phát minh quan trọng nhất về công nghệ căn nét của Nikon, tạo
điều kiện cho nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh chất lượng miễn chê ở cự ly
gần và cũng tăng cự ly căn nét. Với công nghệ CRC các chi tiết thấu kính được
thiết kế theo dạng “trượt” theo đó các nhóm thấu kính di chuyển tự do để giúp căn
nét chính xác. Hệ thống CRC được sử dụng trong các ống kính mắt cá, ống rộng,
micro và một số ống tầm trung của Nikon/Nikkor.
IF (Internal focusing)
Công nghệ căn nét trong (internal focusing) của Nikon cho phép căn nét mà
không làm thay đổi kích thước của đối tượng được chụp ảnh. Tất cả các chuyển
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 59
động quang học bên trong được giới hạn trong phạm vi chiều dài ống kính. Điều
này cho phép chế tạo các ống kính gọn nhẹ hơn cũng như khả năng có thể căn nét
ở cự ly gần hơn, và hơn nữa còn cho phép căn nét nhanh hơn. Hệ thống căn nét
trong IF được sử dụng ở hầu hết các loại ống tele và nhiều loại ống khác của Nikon.
DC ( Defocus-image Control)
Các ống kính AF-DC Nikkor của Nikon sử dụng công nghệ kiểm soát mất nét
(defocus-image control) cho phép nhiếp ảnh gia làm chủ mức độ cầu sai đối với
các đối tượng tiền cảnh và hậu cảnh (trước và sau đối tượng chụp chính) thông qua
động tác xoay vòng DC trên ống. Tính năng này cho phép tạo các vòng tròn nhòe
mờ mất nét (bokeh) lý tưởng cho chụp ảnh chân dung nghệ thuật. Ngoài ống của
Nikon, không một loại ống kính nào trên thế giới có chức năng đặc biệt này.
D (Distance information)
D là ký hiệu về thông số khoảng cách (distance information). Các loại ống loại
D và G (D-type & G-type) của Nikon thông báo cho thân máy có chế độ AF về cự
ly khoảng cách từ đối tượng chụp tới máy ảnh. Điều này tạo thuận lợi cho cơ chế
đo ma trận 3D và cân bằng đèn flash đa cảm biến 3D. G (gelded)
Ống kính G (gelded) của Nikon không có vòng điều chỉnh khẩu độ mở riêng
biệt và được sử dụng trên máy tự động. Khẩu độ mở sẽ được điều chỉnh trên thân
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 60
máy. Khi lắp ống G, cần quay ống về khẩu độ nhỏ nhất (chỉ số f-number lớn nhất),
thường là vạch đánh dấu màu đỏ để chuyển ống kính sang chế độ tự động.
VR (vibration reduction)
Các ống kính có ký hiệu VR là các ống kính có gắn hệ thống chống / giảm
rung (vibration reduction) của Nikon. Hệ thống này giảm hiện tượng nhòe ảnh do
rung tay máy và vì vậy còn làm tăng cơ hội tăng tốc độ cửa chập nhanh thêm 3
quãng nữa (tức là 8 lần), cho phép cầm máy chụp trong các điều kiện môi trường
ánh sáng tối hơn như mây mù, trong nhà dễ dàng hơn. Ống kính VR sẽ tự động
phát hiện khi người chụp rung tay và tự điều chỉnh mà không cần phải chuyển máy
sang một chế độ nhất định nào.
SWM (silent wave motor)
Công nghệ mô-tơ sóng từ không tiếng động (silent wave motor) trong các
ống kính AF-S của Nikon sử dụng “sóng từ” chuyền năng lượng sinh công xoay
chỉnh thấu kính để căn nét. Điều này cho phép căn nét tự động nhanh hơn, chính
xác hơn và không gây ra tiếng động, một trong những lý do khiến các nhiếp ảnh
gia chuyên nghiệp lựa chọn các ống tele của Nikon. M/A
Nút chuyển giữa chế độ cơ tay và tự động trên các ống AF-S của Nikon. DX
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 61
Ống kính DX cấu tạo gọn nhẹ được thiết kế cho các máy ảnh có bộ cảm
biến DX ( cúp nhỏ 24×16 mm) của Nikon - bao gồm D60 (2008), D300 (2007),
D200 (2005), D80 (2006), D70 (2004), & D70s (2005), D50 (2005), D40 (2006),
& D40x (2007), D2Xs (2006), D2X (2004), D2H (2003), & D2Hs (2005), D100
(2002), D1X & D1H (2001), D1 (1999). Đây là giải pháp lý tưởng cho những ai
chơi thân máy DX muốn chụp phong cảnh rộng. 7 Bảo quản
- Tủ đựng máy bằng kính hoặc gỗ nếu có điều kiện thì sử dụng tủ chuyên dụng.
- Kính lọc bảo vệ( Filter) UV, Skylight (1B) - Lens hood
- Túi(giỏ) đựng máy giảm sốc hoặc balo
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 62
- Máy nghỉ: tháo rời ống kính. Không dược chạm vào CPU của ống kính và thân máy.
- Đại kỵ: nước biển, gió biển, gió cát, mưa
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 63 BÀI 4: NGUỒN SÁNG Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Phân biệt và hiểu rõ ưu điểm nhược điểm các loại nguồn sáng.
- Hiểu rõ tầm quan trọng của từng hướng chiếu sáng.
Nội dung chính: -
Nhiếp ảnh là thu hình ảnh trên vật liệu nhạy với ánh sáng( vật liệu
cảm quang). Vì thế không có ánh sáng là không có nhiếp ảnh. Do đó chúng ta
cần nghiên cứu các loại ánh sáng và cách chiếu sáng để không những thu hình
được đúng sáng mà còn tạo ra được bức ảnh đẹp.
1 Nguồn sáng thiên nhiên 1.1 Khái niệm
Là những nguồn sáng do tạo hóa tạo ra như: mặt trời, mặt trăng, ngôi sao, sấm sét, đom đóm… 1.2 Phân loại
1.2.1 Ánh sáng khuếch tán – nguồn sáng tản
Là loại ánh sáng khi bầu trời phủ mây hoặc ánh sáng phản chiếu từ
một bức vách. Cho hình ảnh dịu nhẹ, bằng phẳng, không bóng đổ.
Đây là loại ánh sáng cho độ tương phản thấp, mật độ ảnh đen trắng
chỉ có sắc xám, ảnh bị lệch sang màu xanh (Độ Kelvin cao). Hình ảnh
không có bóng đổ, không làm nổi khối chủ đề (hình khối -3D), kém chi
tiết (detail) hay độ sắc nét giảm…
Lưu ý: với loại ánh sáng này hạn chế chụp kiến trúc, pho tượng, phù điêu…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 64
1.2.2 Ánh sáng chiếu thẳng – nguồn sáng tụ
Khi trời quang đăng không có mây che mặt trời, không có sương mù,
mặt trời chiếu thẳng vào vật chụp, dù chiếu hướng nào đều tạo bóng đổ.
Ánh sáng này rất mạnh, cho hình ảnh gắt, tạo nổi, tạo khối. Ưu điểm:
- Độ tương phản cao, hình ảnh có bóng đổ, nổi khối chủ đề, chi tiết , có chiều sâu..
- Ảnh đen trắng có sắc đen, xám, trắng…
- Ảnh màu có màu sắc rực rỡ (no màu)… Nhược điểm:
- Khó điều khiển ánh sáng được, hướng chiếu sáng thay đổi suốt ngày
và cường độ sáng cũng thay đổi suốt ngày.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 65
2 Nguồn sáng nhân tạo 2.1 Khái niệm
Nguồn sáng nhân tạo là những nguồn sáng do bàn tay con người tạo nên.
VD: đèn neon, quẹt diêm, quẹt ga, đèn dầu… 2.2 Phân loại
2.2.1 Nguồn sáng liên tục
Là nguồn sáng có hiện tượng kéo dài, chủ động được thời gian phát sáng…
a) Bóng đèn tăng thế (photo-flood)
Gồm các loại đèn: đèn chiếu (hay đèn flood), đèn tụ(spot), đèn huỳnh quang…
Khi bóng đèn phát sáng sẽ cho một nhiệt lượng được tính bằng độ K (Kelvin)
Đèn chiếu ( hay đèn tăng thế) cho ánh sáng mạnh nhưng tuổi thọ tương đối
ngắn. Gồm có 5 loại khác nhau
Đèn flood 34000K. Hình dáng thì giống như bóng đèn thường nhưng
cho ra ánh sáng mạnh hơn. Tim đèn đã được đốt tăng thế và sẽ đứt sau
vài giờ làm việc. Nên dùng chóa đèn phù hợp.
Đèn Tungsten 32000K. Về hình dáng và cách sử dụng giống như đèn
flood. Tim đèn được đốt bình thường, nên cho ra ánh sáng hơi vàng.
Tuổi thọ tương đối dài hơn so với đèn flood.
Đèn flood màu xanh (thay vì không màu). Được dùng để chụp phi màu
loại ánh sáng ngày. Cho ánh sáng 4400-48000K.
Đèn flood có chóa, loại này có chóa bên trong bóng đèn. Rất gọn khi
chúng ta di chuyển, không cần mang theo chóa đèn. Có 2 loại: 32000K và 34000K. Khuyết điểm:
- Khi phát sáng: ánh sáng thiên về màu vàng…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 66
- Chụp phim màu daylight(color daylight) với máy số (hệ màu RGB) bị
áp sắc ngả qua màu vàng.
- Để khử vàng người ta dùng:
Kính lọc vàng 80A và 80B
Máy số lưu file dạng RAW Photoshop
- Tuổi thọ của bóng đèn được tính bằng giờ 60h, 80h, 200h… - Tỏa nhiệt mạnh. Ưu điểm: - Quay video. - Phòng chụp studio. - Sân khấu. - Trang trí.
b) Đèn QUARTZ Iodine(đèn Halogen)
- Tim đèn tungsten đặt trong bóng bằng quartz chứa khí iodine.
- Khi bóng đèn phát sáng sẽ cho một ánh sáng có công suất (Watt) 30,
60, 100, 200, 300, 500, 1000, 2000W
- Phát ra ánh sáng không thay đổi trong một thời gian khoảng từ 25-30 giờ.
- Dùng điện lưới hay điện bình accu tùy loại đèn.
- Có 2 loại đèn 34000K và 48000K.
- Về mặt sử dụng những ưu điểm và khuyết điểm của bóng đèn halogen
cũng giống như bóng đèn tăng thế. Nhưng được sử dụng nhiều nhất
hiện nay vì tuổi thọ của bóng đèn được kéo dài từ 1-2000h. c) Đèn tụ (spot)
- Loại đèn chiếu cho ra ánh sáng tụ nhờ cấu tạo của tim đèn, miếng
gương phía sau và kính fresnel ( một loại kính nhiều vòng đồng tâm)
phía trước bóng đèn. Cho ra ánh sáng mạnh hơn đèn flood. Có nhiều cỡ
từ loại nhỏ 150w đến cỡ lớn hơn 500w.
- Ánh sáng gắt, mạnh và tập trung.
- Không phù hợp cho ảnh màu chụp phim ngày nếu không sử dụng kính
chuyển đổi màu (tăng độ K) cho đèn hoặc cho máy ảnh hoặc sử dụng
phim dùng cho ánh sáng 32000 hoặc 34000K.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 67
1.1.1. Nguồn sáng không liên tục (Ánh sáng tử điểm)
Là nguồn sáng có hiện tượng nhất thời – lóe sáng rồi tắt ngay.
Bóng đèn điện tử (Electronic Flash)
Cho tia chớp điện xả của tụ điện qua những yếu tố khác như điện thế,
điện trở, bóng đèn và chóa đèn. Công suất của tia chớp được tính bằng Watt/ giây hay Joule…
Dùng điện lưới hoặc điện pin tùy loại đèn.
Nguyên lý hoạt động
Khi ta kích điện áp 300V DC vào cực của đèn sẽ xảy ra hiện tượng
ion hóa toàn phần đến khi ion hóa này lên đến cực đại nung nóng khí
xeon lên 8000C tạo ra bức xạ -> chuyển thành quang năng ánh sáng trắng (daylight)
Tuổi thọ 12000 lần phát sáng. Sử dụng flash:
a) Cài đặt đúng tốc độ ăn đèn trên máy: tốc độ đồng bộ giữa máy và
đèn flash (hay speed-synchro)
Tốc độ ăn đèn là tốc độ cao nhất trên máy ảnh nhà thiết kế cho
phép sử dụng với đèn flash (có ảnh). Nếu ta chọn tốc độ cao hơn
quy định sau khi chụp xong mà hình sẽ tối đen ( không có hình).
b) Khẩu độ: xem trên bảng hướng dẫn sau lưng đèn.
Đối với đèn cao cấp có hệ thống LCD, trên đèn có cá mode: - TTL: Through-the-lens - iTTL: trên đèn Nikon. - eTTL: trên đèn Canon.
Dựa vào số Guide-Number (GN) để biết đèn mạnh hay yếu. VD: đèn pentax GN KĐ 24 3m x 8=24 4m x 6=24 32 3m x 11m ~ GN 3 Hướng sáng 3.1 Sáng thuận
Hướng máy ảnh vào chủ đề mà ánh sáng chiếu theo hướng từ máy
đến chủ đề. Đó là ánh sáng thuận. Hình ảnh về hình thức nhẹ, bằng phẳng. thường.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 68 Đặc điểm:
- Mặt chủ đề sáng đều, dễ chọn khẩu độ thích hợp (8-11).
- Ưu điểm này phù hợp với những thể loại ảnh sau: ảnh chân dung
trẻ em, phụ nữ, ảnh báo chỉ, ảnh du lịch, ảnh lưu niệm thường….
- Với ảnh nghệ thuật sẽ có khuyết điểm vì ảnh phẳng lỳ không nổi khối chủ đề…
3.2 Hướng sáng 450 (Xiên, bên, chếch) – mặt trời ở góc 450
Là ánh sáng chiếu vào chủ đề từ bên phải hoặc trái. Cho hình ảnh có
bóng đổ và nổi, rõ ràng. Đặc điểm:
Độ tương phản cao, có bóng đổ, nổi khối chủ đề, da có nhiều chi tiết, có chiều sâu…
Thích hợp chụp ảnh kiến trúc, chân dung, phong cảnh, núi đồi…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 69
3.3 Trái sáng (mặt trời ở sau lưng chủ đề)
Là ánh sáng chiếu từ sau vật chụp đến máy ảnh. Vật chụp và bối cảnh sẽ có tương phản mạnh.
Vật tối có khi tối đen, có khi được viền sáng. Dễ bị lóe sáng. Đối với
người mới chơi ảnh, thu hình dưới ánh sáng nghịch thì hơi khó khăn, ảnh
bị lóe, hay phai mờ. Nhưng khi vững vàng, biết khai thác ưu điểm của
ánh sáng nghịch và nắm vững kỹ thuật thời đặt, tráng phim và làm ảnh
thì chính những ánh sáng nghịch lại cho những hình ảnh thú vị. Ở bước
đầu chơi ảnh chúng ta nên chụp chân dung dưới nắng trời từ 8 giờ đến 10
giờ và khoảng chiều từ 14 giờ đến 16 giờ. Tránh thu hình vào buổi trưa
khi ánh sáng chiếu xuống ngay đỉnh đầu làm tối đen lõm mắt, mũi, cằm… Đặc điểm:
- Hình ảnh nổi khối, có bóng đổ, chi tiết, viền sáng tóc…
- Khuyết điểm tối mặt( khắc phục bằng cách phụ flash –fill flash)
- Ngoài ra, đây còn là kỹ thuật chụp trái sáng hoàn toàn( bóng đen – silhouette).
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 70
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 71
BÀI 5: ẢNH CHÂN DUNG Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức về chụp ảnh chân dung.
- Phương pháp chụp ảnh chân dung.
Nội dung chính: 1 Khái niệm
Trong nhiếp ảnh đề tài hấp dẫn ban đầu với người cầm máy thường là ảnh chân dung.
Ảnh chân dung là những thời điểm ta ghi lại hình thể bên ngoài(nhân dạng)
và một phần tình cảm của một người(chân dung cá nhân), một nhóm người hay tập thể
Chụp ảnh chân dung nghệ thuật là nghệ thuật dùng hình ảnh diễn tả nội tâm,
tình cảm và thể hiện được phần nào các tính của một con người. Qua hình
ảnh đó ta có thể nói lên những ước mơ, hoài bão, trăn trở hay nỗi lòng thầm
kín của con người và trọng tâm chân dung nghệ thuật là đôi mắt.
2 Yếu tố tạo ảnh 2.1 Kỹ thuật
a) Độ mịn hạt cao
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 72
- Là khả năng phóng lớn hình vẫn giữ độ mịn màng da (20x30,
30x45, 60x90) lệ thuộc vào ISO càng thấp 200, 100, 80, 65, 50, 25… càng mịn. b) Loại phim
- Phim 135 khổ 24x36mm: máy nhóm 2.
- Phim 120 và 220 khổ (4.5x6 cm, 6x6 cm và 6x7 cm): máy ảnh nhóm 3.
- Khổ phim càng lớn độ mịn càng cao.
- Máy ảnh số lệ thuộc vào định dạng file (format) RAW JPEG (L-M-B)
Và chất lượng ảnh cài đặt (image quality) L (large) M (Medium) B (Basic)
- Ngoài ra, còn tùy thuộc vào máy ảnh số chuyên nghiệp hay tài tử.
- Vỡ hạt (noise): da rạn nứt, thể hiện tuổi già, khổ cực…
ISO 400, 800, 1600, 3200, 6400 -> độ nhạy càng cao độ vỡ hạt càng lớn. Hậu kỳ (Film)
- Tráng nóng (300C – 400C) => làm da rạn nứt.
- Hóa chất (Hydroquinone, Cardbon, Borax)
- Sulfit( thuốc tẩy): làm trắng - Cyanure..
2.2 Sắc độ ( tông màu, gam màu) Có 2 nhóm:
- Màu sáng: cam, vàng, đỏ, lục trơn…
- Màu tối: lam, lục, sẫm, tím...
- Và những khoảng sáng tối khác. 3 Phân loại
a. Chân dung hữu danh
- Thực hiện một bức chân dung do yêu cầu của người thân, khách
hàng. Họ tín nhiệm và tin tưởng ở tài năng nhiệp ảnh gia thì người
chụp ảnh càng phải thận trọng, đem hết sở trường của mình về kỹ
thuật và nghệ thuật để cho bức ảnh xứng đáng là một bức ảnh nghệ thuật.
- Ảnh chân dung này cần phải: Giống Tự nhiên
Tôn trọng chi tiết riêng của đối tượng thể hiện trên mặt. Giữ đúng tuổi tác.
Tả được đức tánh và tôn trọng sắc diện.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 73
Chọn đúng hướng chụp ở góc độ gương mặt hấp dẫn nhất. b. Chân dung vô danh
- Khi nhiếp ảnh gia gặp một người mà bộ diện có nhiều nét hay, hấp
dẫn, bèn nhờ người đó làm mẫu để sáng tác một chân dung thuần
túy nghệ thuật. Hoặc bất chợt khám phá một bộ diện lạ mang nhiều đặc điểm:
1 người thợ đang làm việc trong cơ xưởng.
1 em bé đang chơi đùa cũng các bạn.
1 người dân chài đang sửa thuyền…
- Giữ yên lặng, đứng khá xa, dùng ống kính tiêu cự dài thu hình đối tượng đó.
- Chân dung này hoàn toàn không chiều ý chủ đề mà chỉ theo cảm
hưng và quan niệm nghệ thuật của tác giả.
- Nếu tác giả có khả năng nghệ thuật cao, ảnh sẽ mang những ưu điểm sau đây:
Diễn tả nét ngây thơ, trong trắng, hồn nhiên, vui nhộn của em bé.
Sự mạnh mẽ của giới lao động qua làn da thô, mồ hôi đọng giọt, màu da sạm nắng.
Vẻ đẹp của cụ già qua những đốm đồi mồi, những nếp nhăn
trên da, bộ râu tóc bạc óng lên…
4 Các phương pháp chụp ảnh chân dung
a) Chân dung tự nhiên (Informal portrait)
Ảnh chân dung tự nhiên là thể loại hấp dẫn mọi đối tượng cầm máy từ
nghiệp dư đến chuyên nghiệp. Không cần phải bố trí sắp đặt nhưng đòi
hỏi người cầm máy phải có kỹ năng tốt, nhạy bén để có thể “chộp” được
các đối tượng với những vẻ mặt, thần thái độc đáo trước khi các trạng thái đó biến mất.
Với thể loại này, thời điểm chụp mang tính ngẫu hứng, bất ngờ phát
hiện (ảnh du lịch –snapshot). Mối quan hệ giữa người chụp và mẫu: xa
lạ, không quen biết (khuyết danh), không có thông tin về tên tuổi, địa chỉ, hoàn cảnh sống.
Đặc điểm: mang sở thích chủ quan, ảnh sống động, chân thật và không lặp lại.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 74
b) Chân dung dàn dựng(Formal Portrait)
Ảnh chân dung dàn dựng cho phép người chụp và người mẫu chủ
động về thời gian và kỹ thuật ( dù thực hiện trong phòng chụp hay ngoài
trời). Người chụp và người mẫu phải cùng tham gia vào quá trinh sáng
tạo. Và ảnh chân dung dàn dựng được xem là thành công khi ta nhìn vào
bức ảnh không có vẻ gì là dàn dựng.
Với thể loại ảnh này, thời điểm chụp có chuẩn bị trước do giao tiếp và
giới thiệu. Mối quan hệ giữa người chụp và người mẫu: có quen biết
trước, có thông tin về tên tuổi, điện thoại, hoàn cảnh sống… Có sự chủ
động từ cả hai phía người chụp và người mẫu về thời gian, địa điểm,
trang điểm, trang phục ánh sáng, tạo dáng…
Đặc điểm: có thể lặp lại, chụp nhiều lần…
c) Chân dung tự chụp (self-portrait)
- Sử dụng chế độ chụp hẹn giờ trên máy ảnh (Self-timer).
- Ảnh chụp phải độc đáo, đẹp về bố cục và lạ về ý tưởng.
- Đề tài phải độc đáo bất ngờ
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 75
5 Các phương tiện kỹ thuật trong ảnh chân dung
- Ống kính chuyên dụng là ống kính có tiêu cự dài và độ mở lớn:
35mm f/1.4, 50mm f/1.2, 85mm f/1.2, 135mm f/2, 200mm f/2, 70- 200mm f/2.8…
- Nguồn sáng sử dụng nguồn sáng tự nhiên như: mặt trời, nguồn sáng
nhân tạo: nến, đèn, đèn flash… Ngoài ra, còn có thể dụng tấm hắt sáng, dù tản sáng…
- Độ nhạy của cảm biến: chọn ISO trung bình 100-200 ( đối với cảm biến 16x24mm) 6 Các góc độ
Chụp chân dung toàn thân( Full length portrait) miêu tả tổng quát
một nhân vật – một nhóm nhân vật, chú trọng hình dáng và trang phục.
Chân dung nửa người( bán thân – half length portrait) miêu tả từ
2/3 cơ thể hoặc ½ cơ thể.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 76
Chân dung cận cảnh (đặc tả) ống kính tập trung vào trọng tâm
chính là gương mặt – loại bỏ các phần khác của cơ thể.
7 Ánh sáng trong ảnh chân dung
- Nhiếp ảnh là nghệ thuật ghi hình bằng ánh sáng.
- Có 2 loại nguồn sáng chính:
Nguồn sáng thiên nhiên (Natural light) phát ra từ mặt trời, mặt trăng…
Nguồn sáng nhân tạo( Artifical light): đèn flash. Studio flash, đèn
huỳnh quang (Fluorescent), đèn bóng tròn (tungsten ) đèn cầy(candle..)
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 77
- Các hướng chiếu sáng: là vị trí của nguồn sáng khi chiếu lên chủ đề.
Hướng sáng thuận (front lighting)
Khi nguồn sáng chiếu trực tiếp vào mặt chủ đề( người mẫu) =>
Ánh sáng thuận: làm chủ đề, người mẫu bằng phẳng, kèm nổi khối, dễ chói mắt.
Hướng sáng chếch (side lighting)
Khi nguồn sáng chiếu vào bên phải hoặc bên trái của người
mẫu: nửa sáng, nửa tối. Ánh sáng chếch tạo khối lượng, đậm lợt,
có chiều sâu. Hiệu quả tốt với chân dung người già.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 78
Hướng sáng ngược(back lighting)
Khi nguồn sáng chiếu vào phía sau của chủ đề( người mẫu) Lưu ý:
Khi chụp chân dung ngược sáng, do mặt người mẫu bị tối cần
phải mở khẩu độ thêm 2 f/stop so với ánh sáng thuận.
Cần phải có “loa che sáng” cản bớt tia sáng có hại lọt vào ống kính.
Hướng sáng từ trên xuống (top lighting)
Khi nguồn sáng chiếu thẳng góc từ trên xuống.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 79
Khi chụp ngoài trời lúc 11h-12h.
Đặc điểm: gương mặt bị bóng đổ, hốc mắt, nhân trung, phần cổ..
Giải pháp xử lý: dùng kỹ thuật phụ đèn (Fill-in Flash) hoặc dùng “Build-in-Flash
Hướng sáng từ dưới lên (under lighting)
Khi nguồn sáng chiếu thẳng góc hay chếch từ dưới lên.
Khi chụp gần biển, bờ song, ven suối, ao, hồ…
Trong studio, sân khấu, phim trường.
Mục đích: ánh sáng từ dưới lên tạo ấn tượng lạ, đặc biệt, huyền bí.
Những điều cần lưu ý:
Không đặt người mẫu dưới các lùm cây => da mặ bị loang, dễ bị
thiếu sáng, bối cảnh rối…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 80
Không đặt gần các mảng màu quá lớn => ảnh bị “áp sắc” hiện tượng
Dominance trong nhiếp ảnh màu.
Giải pháp xử lý cân bằng lại màu bằng phần mềm xử lý ảnh “Adobe Photoshop”.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 81
BÀI 6: ẢNH PHONG CẢNH Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức về chụp ảnh phong cảnh.
Nội dung chính: 1 Khái niệm
Ảnh phong cảnh là ghi lại một thiên nhiên mà con người trong ảnh (nếu có)
không chiếm một vị trí quá lớn. Ảnh phong cảnh bao giờ cũng mang một ý đồ
nghệ thuật, một nội dung tư tưởng rõ ràng. Thành công của một bức ảnh phong
cảnh ngoài nội dung tư tưởng, ảnh phải mang được cái hồn của đất nước, địa
danh, hoặc xứ sở nào đó. Đó là dấu ấn chủ quan hay là cái riêng của nhà nhiếp
ảnh; đồng thời ảnh phải mang giá trị thẩm mỹ cao qua bố cục, đường nét, ánh sáng. 2 Phân loại
2.1 Ảnh phong cảnh thiên nhiên:
Trong ảnh phong cảnh thiên nhiên chủ đề hay trọng tâm của ảnh là
những công trình xây dựng do sáng tạo hay do tạo hóa tạo nên. Tiêu biểu ta
có trời mây, non nước, sông hồ, biển cả, rừng cây, núi đá, chim chóc, hoa cỏ…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 82
2.2 Ảnh phong cảnh kiến trúc:
Trong ảnh phong cảnh kiến trúc chủ đề hay trọng tâm của ảnh là
những công trình xây dựng do bàn tay con người tạo nên, tiêu biểu ta có:
đền đài, lăng tẩm, đình chùa, miếu, tháp v.v… Và người ta không phân biệt
thời gian cũng như không gian( hiện đại hay cổ xưa).
2.3 Ảnh phong cảnh sinh hoạt
Trong ảnh phong cảnh sinh hoạt chủ đề hay trọng tâm của ảnh là hình tượng
con người. Qua hình ảnh của con người chúng ta có thể nói lên được sự sống,
sức sống của con người qua từng giai/ tầng của xã hội, qua từng thời gian cũng như không gian.
Mô tả diễn biến hoạt động của con người trong xã hội.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 83 3 Đặc điểm 3.1 Loại ảnh a) Toàn cảnh Chụp góc độ rộng Tầm nhìn bao quát Đường chân trời. b) Trung cảnh
Giới hạn về không gian
Chủ đề trong cự ly 50m
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 84
c) Cận cảnh
Chủ đề trong cự ly 5m: chim, hoa, cá cảnh, hòn non bộ… 3.2 Lớp cảnh
a) Lớp 1 – Tiền cảnh:
- Thể hiện chiều sâu cho ảnh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 85
b) Lớp 2 – Trung cảnh:
- Làm nổi bật chủ đề.
- Đặt chủ đề vào trọng tâm của ảnh.
c) Lớp 3 – Hậu cảnh:
- Thể hiện sự bao la, mênh mông, rộng lớn, bát ngát: mây, đường chân trời.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 86 4 Kỹ thuật
a) Ống kính: sử dụng ống kính tầm rộng(wide), ứng dụng luật viễn cận.
b) Lens hood – loa che nắng.
c) Thời đặt – Vùng ảnh rõ (DOF)
Ống kính wide: cho vùng ảnh rõ dài/sâu.
Ống kính normal: cho vùng ảnh rõ trung bình.
Ống kính tele: cho vùng ảnh rõ hẹp.
d) AE/AF: Auto Exposure / Auto Focus. e) WB – Quality: AWB : auto white balance.
0K: độ kenvil là nhiệt độ của ánh sang. Nắng tốt: ~ 5400 0K Quality: • Jpeg: L (Large) M (Medium) S (Small) • Tiff • Raw f) Filter: Skylight UV
PL - kính phân cực (polarizer): cản tia phân cực. Khuyết điểm bị mất khẩu đậu (1-2).
g) Chân máy, dây bấm mềm hoặc remote
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 87
5 Phương pháp chụp a) Đóng khung tốt.
b) Góc độ: mới, lạ → vị trí đặt máy. Góc độ này có thể thay đổi đường nét,
mảng khối, lớn nhỏ, màu sắc, đậm lợt, viễn cận.
Phong cảnh thuộc loại đối tượng không thể bố cục hoàn toàn theo ý
muốn của tác giả. Tác giá có quyền chủ động xê dịch khung hình của mình
bằng cách nào đó để để có được một ảnh phong cảnh đẹp. Đó là điểm đặt
máy-điểm nhìn, gọi là góc độ chụp.
Góc độ đó phải làm nổi bật được đặc điểm điển hình và đối tượng mà
mình muốn thể hiện, làm nổi bật chủ đề, cho rõ ràng, dễ hiểu.
Một phong cảnh có nhiều góc độ chụp
Trong một góc độ (điểm đặt máy) việc đặt máy ngửa lên hoặc chúc
xuống sẽ cho kết quả khác nhau.
Đường chân trời nên tránh đặt ngang giữa khung ảnh mà thường là
1/3 (hoặc xích xê 1/3) phí trên hoặc dưới tùy ý định diễn tả.
c) Đường nét (linh hồn của tác phẩm):
Phong cảnh thuộc loại toàn cảnh cho nên những chi tiết khó nổi bật
như loại ảnh trung cảnh, cận cảnh khó diễn tả được. Vì vậy trong ảnh phong
cảnh cần chú ý và nhấn mạnh vào những đường nét nổi bật.
Đường thẳng: thể hiện sức sống, sức mạnh, bất khuất, kiên cường, ý chí vươn lên.
Đường ngang: thể hiện sự bền vững, dài lâu, êm đềm, thanh bình, an phận…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 88
Đường cong: thể hiện sự dịu dàng, mềm mại, uyển chuyển, thướt, mảnh
mai, yếu đuối, sức chịu đựng…
Đường gãy: thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm, khó vượt qua, trắc trở, nghiệt ngã…
d) Ánh sáng: Hướng chiếu, độ chiếu và cường độ ánh sáng ảnh hưởng rất lớn
và góp phần cho thành công của một bức ảnh phong cảnh.
- Ánh sáng thuận(còn gọi là ánh sáng xuôi) cho hình khối bị hẹp. Sử
dụng bị hạn chế.
- Ánh sáng bên: hướng sáng tốt, làm nổi bật hình khối, làm nổi chất
liệu. Cũng thường dùng cho ảnh phong cảnh.
- Ánh sáng nghịch: tương phản gắt. Ánh sáng nghich làm giảm hoặc
mất chi tiết trong vùng tối. Cũng đôi khi dùng trong ảnh phong cảnh
nhưng phải cẩn thận, rất khó chụp.
- Ánh sáng khuếch tán có tương phản dịu và tạo một hình ảnh nhẹ nhàng.
Ánh sáng chụp trong phong cảnh thường là ánh sáng thiên nhiên của mặt
trời. Có trường hợp cũng sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Phút bấm máy, thời chụp cũng rất quan trọng đối với việc chụp một ảnh phong cảnh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 89
BÀI 7: ẢNH SẮC ĐỘ NẶNG NHẸ Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức về cách xử lý ánh sáng trong hai thể loại ảnh này.
Nội dung chính: 1 Khái niệm
Ảnh sắc độ nặng nhẹ là loại ảnh thiên về kỹ thuật hay nói cách khác
là xử lý kỹ thuật để có được ảnh đạt yêu cầu về mặt hình thức và diễn tả một cách sâu sắc.
2 Ảnh sắc độ nặng (low-key lighting)
Ảnh sắc độ năng – độ tương phản gắt: là giữa đen và trắng không có
màu xám để diễn tả sựu mạnh mẽ, sợ hãi, tư duy, kinh động, hồi hộp, chi tiết, mảng khối.
Low-key là một phong cách trong nhiếp ảnh truyền thống, nó được
gọi là “sắc độ nặng”. Các nhiếp ảnh gia thích phong cách này do hiệu ứng
sáng tối, đặc biệt vùng tối xuất hiện trong hầu hết không gian của bức ảnh.
Tuy phần sáng chỉ chiếm một phần khiêm tốn, nhưng nó đóng vai trò rất
quan trọng để tạo nên phần hồn của bức hình.
Ảnh sắc độ nặng ít bị chi phối hay xao lãng bởi các yếu tố phụ, nó
không tạo ra sức ép dù có nhiều vùng tối và thường mang lại sự tĩnh lặng.
Ảnh sắc độ nặng chuyển tải được nhiều cảm xúc hơn so với các loại
khác, nó gần gũi với thể loại trắng đen nghệ thuật, lấy sự tương phnr làm
yếu tố chính để nâng cao chủ đề. Vì thế các nhiếp ảnh gia chụp hình khỏa
thân hay chụp quảng cáo thường chọn phong cách này để làm nổi bật các
đường nét của chủ đề và gây ấn tượng mạnh trên các sản phẩm.
Các loại ảnh thích hợp sắc độ nặng: Chân dung người già, nghĩa trang, đồ gốm, rừng, mùa hạ…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 90
Ánh sáng trong Low-key và cài đặt máy ảnh
Ánh sáng trong low-key thường dùng nguồn sáng tập trung, chiếu
ngang hoặc từ sau lưng để tạo ven sáng, cũng có thể dùng nguồn sáng mạnh
nhưng được đặt ở phía xa hoặc phần lớn ánh sáng bị che bởi đối tượng. Hầu
hết các bức ảnh lowkey được thực hiện trong studio, tuy nhiên nếu tận dụng
nguồn sáng tự nhiên thì sẽ nâng cao tính nghệ thuật và độ công phu của bức hình.
Trong studio, khác với nguyên tắc truyền thống ba điểm sáng, gồm
nguồn sáng chính, nguồn sáng phụ và nguồn sáng chiếu nền, kỹ thuật ánh
sáng trong lowkey chỉ dùng một nguồn sáng duy nhất đi kèm với lưới tổ ong
(honeycomb) để tập trung ánh sáng vào chủ đề và hạn chế ánh sáng ra ngoài
các vùng khác. Nó cũng có thể dùng với hộp sáng dịu (softbox) để giảm độ
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 91
gắt của nguồn sáng. Đôi khi có thể kết hợp với các tấm phản chiếu nhỏ để
tăng độ chi tiết hình ảnh, nhưng không chiếu sáng chủ đề. Điểm quan trọng
nhất để thiết lập đèn, là làm nổi bật những đường nét chính của chủ đề và
dìm phần còn lại trong bóng tối để tăng độ tương phản. Tỷ lệ sáng tối giữa
hai vùng có thể chênh lệch lên đến 8:1 so với kỹ thuật high-key chỉ là 1:1.
Do hình lowkey phần lớn là màu tối, nên chúng ta phải trừ sáng vài
khẩu (stop) so với mức sáng tiêu chuẩn. Chế độ chụp phù hợp nhất là chế độ
M - tự điều chỉnh bằng tay (Manual). Máy ảnh sẽ thông báo thiếu sáng, vì
thế cần chuyển phương thức đo sáng thành đo điểm (spot metering) và đo
trên ven sáng của chủ đề khi chụp. Để xác định độ phơi sáng chính xác,
dùng một thẻ xám và đo sáng vào nó thay vì chủ đề.
Để tạo được hậu cảnh màu đen, đơn giản chúng ta dùng vải nền màu
đen và bảo đảm ánh sáng không chiếu sáng vào nó, hoặc có thể đưa đối
tượng ra xa hậu cảnh, cài đặt công suất đèn chỉ vừa đủ chiếu sáng đến chủ
đề và kết hợp với việc chụp tốc độ cao.
Cách thực hiện tấm ảnh lowkey
Chúng ta sẽ xem cách thiết lập chụp lowkey thông qua hai ví dụ sau.
Trong bức hình ở trên, dùng một phông đen làm nền. Bố trí đèn chính
kết hợp hộp sáng dịu (softbox) và lưới tổ ong (honeycomb), chiếu ngang
vào đối tượng đứng chếch một góc 45o so với hướng đèn. Thay đổi góc chụp
sao cho thấy được độ tương phản cao nhất trên chủ đề. Dùng một tấm che
ngay góc máy, để hạn chế ánh sáng không mong muốn đi vào ống kính.
Dùng dầu trẻ em (baby oil) tạo độ bóng cho da và tăng độ phản xạ ánh sáng.
Dưới đây là cài đặt cho máy ảnh ISO 100
Chế độ chụp tự điều chỉnh M (Manual)
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 92
Tốc độ màn tập 1/125 giây Khẩu độ f/10 Tiêu cự 85mm
Cân bằng trắng theo độ màu Kelvin: 5300K
Để tạo độ sâu và hiệu ứng tượng điêu khắc, thiết lập và đặt phía sau
chủ đề và hướng về máy ảnh. Thử nghiệm với các cường độ sáng bằng cách
chỉnh mức năng lượng trên đèn. Nên dùng vòm che ống kính (Lens hood) để
ngăn ánh sáng đi vào ống kính. Bức hình cũng có thể chụp bằng một đèn
thay vì hai như thiết lập ở trên.
Đối với bức hình trên, chúng tôi sử dụng máy ảnh Nikon D700 DSLR
ống kính Nikon AF-S 85mm f/1.4G, dùng chế độ chụp tự điều chỉnh M,
khẩu độ f/8, tốc độ màn trập là 1/200 giây. Trong hầu hết các tình huống
chụp lowkey thường dùng chân máy, nhưng do tốc độ màn trập thiết lập
trong trường hợp này là khá cao 1/200 giây nên nó không cần thiết.
Hình ảnh lowkey thường bị quy kết là bức ảnh thiếu sáng là hoàn toàn
thiếu cơ sở, đúng sáng được hiểu là những phần quan trọng hay phần chính
yếu của chủ đề phải đúng sáng. Chụp ảnh lowkey là một công việc rất thú
vị, nó tạo tâm trạng cho bức ảnh của bạn. Vì hình low-key thường dùng màu
đen làm hậu cảnh nên nó tạo chiều sâu, gây được nhiều cảm xúc và ấn
tượng mạnh. Kỹ thuật ánh sáng và kinh nghiệm của nhiếp ảnh gia là một
trong những yếu tố quan trọng đóng góp cho sự thành công của bức ảnh.
3 Ảnh sắc độ nhẹ (high-key lighting)
Ảnh sắc độ nhẹ - độ tương phản dịu: giữa đen và trắng có màu xám đi qua
để diễn tả sự thơ ngây, dịu dàng, thanh thản, an bình, phẳng lặng.
High-key là một kỹ thuật tạo ra hình ảnh có độ sáng cao và ít tương phản.
Tấm hình High-key đặc trưng bởi các tông màu sáng và ít, nếu không muốn nói là
hoàn toàn không có bóng đổ. Biểu đồ histogram của nó thường tập trung nhiều
phía bên phải và không có nhiều chi tiết nổi bật.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 93
Bức hình High-key chủ yếu được chụp trong studio cùng với nhiều đèn
flash khác nhau. Tuy nhiên, không nhất thiết lúc nào cũng chụp trong studio, bạn
có thể làm được điều này với bất cứ nguồn sáng thích hợp.
Các loại ảnh thích hợp sắc độ nhẹ: Chân dung trẻ thơ, thiếu nữ, hoa, cuộc sống đời thường.
Những lưu ý khi chụp hình High-key
Cần một máy ảnh cho phép bạn chụp bức ảnh dư sáng, hoặc máy ảnh có chế độ
điều chỉnh bằng tay (Manual). Về cơ bản, một số máy ảnh cho phép chỉnh độ phơi
sáng và một tấm ảnh dư sáng thì chẳng có vấn đề gì.
Cần một nguồn sáng đủ mạnh cho phép bạn chụp bức ảnh dư sáng với tốc độ màn trập hợp lý.
Có một hậu cảnh tương đối sáng hay một bức tường trắng để phản chiếu ánh sáng có sẵn.
Xử lý hậu kỳ bằng phần mềm máy vi tính, chẳng hạn như Photoshop hay
Gimp. Một chút điều chỉnh sẽ làm hiệu ứng High-key rõ nét hơn. Thực hiện:
Cách thực hiện một bức hình High-key tại Studio
Kỹ thuật chụp high-key dùng đèn flash để chiếu sáng phần nền. Nó phù hợp
khi chụp chân dung, tĩnh vật, và hình ảnh sản phẩm. Để chụp được một tấm hình
high-key, ta cần sử dụng hộp tản ánh sáng (softbox) để cho ánh sáng mềm trải trên
chủ đề mà không tạo ra bóng đổ mạnh (nên sử dụng hộp tảng sáng càng lớn càng
tốt). Ta cũng cần xóa trắng phần nền bằng đèn. Bằng cách sử dụng hai đèn flash
chiếu trực tiếp ở một góc 45 ° ở hai bên. Đèn được cài tối hơn 2-stop so với đèn
chiếu vào chủ đề. Hộp tảng sáng của những đèn này sẽ làm phần nền trắng đều.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 94
Sơ đồ bố trí đèn trong studio
Tất nhiên, việc thiết lập khẩu độ trên máy ảnh phải phù hợp với các thiết lập
trên nguồn sáng chính. Nếu đang chụp chân dung high-key, ta phải chú ý cách
trang điểm của người mẫu, vì nó sẽ tạo ra những sự khác biệt. Thông thường, trang
điểm như thế nào để ít có sự tương phản nhất.
Ngoài ra, hãy tận dụng dùng các dụng cụ khuếch tán hay phản chiếu ánh
sáng (như dù, softboxes, refector, diffuse ...) để đảm bảo nguồn sáng không tạo ra
bóng đổ mạnh. Cuối cùng, bức hình cần xử lý và chỉnh sửa ở hậu kỳ.
Vẫn có thể chụp ảnh high-key chỉ với một đèn. Trong trường hợp này, ta dùng một
hộp tản sáng thật lớn (softbox) đặt phía trên chủ đề. Sao cho nó có thể chiếu sáng
cả chủ đề và phần nền và chỉnh dư sáng từ 1 đến 2 stop khi chụp. Đèn và máy ảnh
phải nằm trên một trục, mới đảm bảo kết quả tốt nhất.
Chụp high-key với ánh sáng có sẳn:
Có thể chụp ảnh high-key mà không cần phải có đèn studio hay máy ảnh
chuyên nghiệp. Để làm được điều này, ta cần phải tìm một nơi có ánh sáng khuếch
tán (có mây che hoặc một ngày u ám). Kế đến, tìm một hậu cảnh sáng (tốt nhất là
màu trắng) hay phần nền có khả năng phản chiếu ánh sáng. Cuối cùng là chụp sao
để có một tấm ảnh dư sáng và hoàn thiện nó một cách hiệu quả ở hậu kỳ. Lý do
chúng ta phải chụp dư sáng là vì, ánh sáng chiếu vào đối tượng và ánh sáng phản
xạ từ phần nền, làm cho bộ phận đo sáng của máy ảnh, điều chỉnh độ sáng thấp
xuống, để bảo đảm tấm hình có độ phơi sáng chuẩn xác. Và đó là lý do tại sao cần
tăng mức phơi sáng lên một hoặc hai stop, để làm tấm hình không còn độ tương
phản cao. Tùy vào mức độ mà ta muốn tấm hình high-key thế nào, có thể dùng
phần mềm sửa ảnh để cân chỉnh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 95
BÀI 8: KÍNH LỌC MÀU Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Giới thiệu về kính lọc màu
- Ưu điểm, nhược điểm của từng loại kính.
Nội dung chính:
1 Nguyên lý hoạt động
Là những màu cùng với màu kính lọc đi qua và cản lại các màu khác.
VD: kính lọc màu đỏ sẽ cho màu đỏ đi qua. 2 Cấu tạo 2.1 Filter
- Đây là loại kính lọc được làm bằng thủy tinh nhuộm màu thường được
đặt trong khung kim loại tròn để lắp vào phía trước ống kính máy ảnh có
cùng đường kính bằng nhàu, chất lượng tốt và bền, sử dụng lâu dài nhưng giá thành cao.
- Các thương hiệu thông dụng nhất: Hoya, Kenko, Tamron, Nikon, Canon,
Tiffen (USA), B&W (Germany).
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 96 2.2 Filter cokin
Chất liệu bằng nhựa gelatin nhuộm màu có hình vuông hoặc tròn
được gắn vào những khung kính lọc gắn trước ống kính, giá thành rẻ,
dễ bị trầy xước, độ bền không cao( được sử dụng đại trà). Khi sử
dụng phải có bộ gá kính lọc được gọi là holder. 3 Phân loại 3.1 UV Filter
UV – ultraviolet ray: Đây là tia cực tím, không thấy được đối với mắt
thường, tuy nhiên film hoặc sensor đều ghi nhận. Do tán sắc, tia UV sẽ làm
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 97
cho ảnh bị ám màu lam ( blue ). Sử dụng filter UV rất cần thiết cho mọi
cảnh chụp ban ngày đặc biệt là khi chụp ở vùng núi cao, và cảnh sông biển.
Khi gắn filter này, ảnh chụp sẽ giảm được hiện tượng ám màu giúp ảnh sẽ
được rỏ hơn, không khí trong ảnh sẽ trong và sạch hơn mà không giảm
lượng ánh sáng vào trong thấu kính. Ngoài ra, filter này cũng như được
dùng như lớp bảo vệ chống lại sự va đâp hay đọng nước trên bề mặt thấu kính ngoài.
Các loại UV filter khác là:
a) UV / IR cut filter: giúp lọc và ngăn cản các loại ánh sáng là các tia UV –
ultraviolet ( tia tử ngoại ) và cả IR – Infrared ( hồng ngoại ) nó sẽ lọc toàn
bộ tất cả ánh sáng mà mắt thường không thấy được.( Không nên lẩn lộn
giữa filter UV/IR cut và IR Filter ).
Marumi UV / IR cut filter
b) UV/ haze Filter : Nó dùng để lọc bỏ những thành phần tia sáng đục do
sương, khói, mây mù trong không khí và gia tăng độ bảo hoà của kênh màu
vàng. Ví dụ như filter B+W UV/Haze KR = 1.5 ( ~ A=1 ) nó sẽ giảm đi màu
xanh thay bằng 29% sắc độ vàng đối với ánh sáng có bước sóng 400nm ( ánh
sáng màu lam tía - violet ).
B+W 127MM SLIM UV HAZE MRC
Chỉ số KR ( Kelvin Colour Temperature Reduction ) trên filter cho
người dùng biết nhiệt độ màu sẽ thay thế bao nhiêu phần trăm. Nếu để ý ta
sẽ thấy những filter này có sắc vàng ( yellowish ) hoặc hồng ( pink ).
c) UV/Skylight : Ngoài công dụng “block” tia UV, nó còn có chức năng làm
dịu lại kênh màu cam ( reddish yellow ), do đó kênh màu xanh (blue) trong
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 98
vùng màu đặc và bóng đổ sẽ nổi bật hơn. Nó cũng có chức năng tương tự
như haze nhưng ít hơn là lọc bỏ phần đục của không khí.
B&W 105MM UV SLIM KR-1.5 (SKYLIGHT)
Trong thời điểm hiện tại, rất nhiều các hãng sản xuất filter nổi tiếng
như Marumi, B&W, Hama … có sản xuất các loại filter UV đi cùng chức
năng với các loại filter khác như Sky light, IR Cut ( Infra Red light Cut ),
Haze … khi lựa chọn nên để ý đây là UV filter loại gì mà dùng đúng mục
đích. Ví dụ Filter B+W Sky Light KR 1.5 sẽ mặc định có luôn chức năng
chống lại tia UV hoặc Marumi UV/IR cut sẽ mặc định có chức năng lọc bỏ
tia Infra Red và nó cũng có chức năng lọc bỏ tia UV. Và cũng nên lắc nhẹ
trước ánh sáng mặt trời để xem nó được “coated” màu gì.
Theo hãng B&W “ Good lenses are far more expensive than UV filters,
therefore it makes good sense to attach a filter to protect the lens’
sensi¬tive front element” ( filter bao giờ cũng kinh tế hơn so với một ống
kính loại tốt, hãy luôn gắn phía filter UV phía trước để bảo vệ thấu ngoài)
3.2 ND Filter ( Neutral Density Filter )
Những máy ảnh hiện đại ngày nay, đều cho phép người chụp đẩy tốc độ
chụp lên rất cao hoặc giảm tốc độ chụp xuống rất thấp để bù trừ với lượng
ánh sáng giới hạn bởi khẩu độ cho ra tác phẩm hết sức thú vị. Khẩu độ lớn sẽ
tạo ra DOF mỏng cô lập chủ thể ra khỏi tiền cảnh và hậu cảnh, tuy nhiên do
ảnh hưởng của một số điều kiện ánh sáng đôi khi ta không thể tuỳ chỉnh
được độ mở mong muốn để tạo ra ảnh trường DOF theo ý, trong trường hợp
này thì filter ND là một giải pháp. Hoặc như trong trường hợp cần giảm đi
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 99
thời gian của tốc độ mà vẫn giữ nguyên khẩu độ để tạo độ nhòe trong các
tình huống chụp ảnh muốn tạo ra độ nhoè do chuyển động thì sử dụng Filter
ND là một giải pháp ưu việt.
ND Filter được “coated” (phủ hay tráng) một lớp phim màu xám trung
tính ( Neutral ) tuỳ theo mức độ đậm đặc ( Density ) mà nó làm thay đổi sắc
tố đối với tất cả các loại màu với tất cả các bước sóng ánh sáng của sắc màu
đó. Nói đơn giản hơn, tất cả màu trong khung ảnh đã được hòa trộn với thang
độ màu xám để ra màu mới và độ bảo hoà màu chung ( master ) cũng thay đổi.
Hiệu quả ảnh khi sử dụng ND Filter trong tình huống chụp cảnh động
ND filter còn có tên gọi khác là Light Volume Reduction do đó ta có
thể thấy tác dụng chính của ND filter là cản quang dẫn tới gia tăng thời
lượng phơi sáng mà vẫn giữ nguyên độ mở của ống kính. Để biết được khẩu
thay đổi như thế nào , trên các filter này có những số chỉ dẩn . thí dụ như x2 ,
x4 ,x8 . Các số này được tính bằng X=2 luỹ thừa f-stops , X được ghi trên
filter ví dụ B+W ND Filter 8x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 3 stops ( 2 luỹ
thừa 3 = 8 ) hoặc B+W ND Filter 64x sẽ làm bước nhảy f-stops xuống 6
stops ( 2 luỹ thừa 6 = 64 ): ta có bảng sau:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 100
3.3 GND Filter (Graduated Neutral Density Filter )
B+W Graduated Filter Gray 501
Nó là loại ND filter nhưng chuyển ( Graduated ) độ đậm của màu xám
( Neutral Density ). Có rất nhiều kiểu chuyển, có thể có loại chuyển từ tâm filter ra
bốn góc, cũng có loại chuyển từ 4 góc filter về tâm nhưng nhiều nhất vẫn là loại
chuyển 50% nghĩa là chuyển một nửa trên - Half Graduated Neutral Density Filter.
Marumi Center ND II chuyển màu từ tâm ra ngoài
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 101
Trong bối cảnh mà độ chênh lệc giữa vùng này và vùng kia quá cách biệt, ví
dụ chụp cảnh mà bầu trời quá sáng trong lúc một nữa kia lại nằm trong vùng bóng
râm, sử dụng filter này tỏ ra hết sức hiệu quả. Có thể nó, filter này không thể thiếu
được trong hành trang của những NAG đam mê ảnh phong cảnh. 3.4 Graduated Filter:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 102
Ngoài GND có công dụng chuyển độ xám, các hãng sx filter còn đưa ra rất
nhiều loại Graduated filter cản ánh sáng của màu MIRED ( xem phần Color
Correction Filter bên dưới ) và làm gia tăng độ bảo hoà màu ( saturation enhacing
) của các màu ghi trên filter ( màu đầu lọc thuốc lá tobacco, màu hoàng hôn sunset,
màu trời skylight …vv). Nó thật sự hữu ích để sáng tác ảnh với tone màu và độ
chuyển màu hết sức thú vị.
ND, GND và Graduated filter đều có có công dụng cản quang và làm thay
đổi độ bảo hoà màu. Các filter này thường được nhóm chung nhau là Light Volume Reduction 3.5 Polarizers Filter:
Ánh sáng di chuyển theo dạng sóng, tất cả các vật thể đều phản xạ ánh sáng
và ống kính ghi nhận tất cả các loại sóng ánh sáng phản xạ đó . Trong quá trình
phản xạ, các sóng ánh sáng phản chiếu này có thể cộng hưởng hoặc gây nhiễu
động sóng ánh sáng kia gây ra loá sáng và bóng ảnh. Bằng cách xác lập trục truyền
( xoay filter ), Polarizers Filter sẽ cản những tia sáng do phản chiếu (unpolarized )
bằng cách đẩy ra ngoài , chỉ cho phép những tia sáng có phương vuông góc (
perpendicular ) tia sáng phản chiếu đi vào ống kính (P-Polarized ), hạn chế các
sóng ánh sáng phản chiếu lung tung "free to move”. Do đó sóng ánh sáng từ các
vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface) phân cực đi vào ống kính đã được
lọc bỏ đi sự nhiễu động do sự phản chiếu từ vật thể khác. Ví dụ như chủ thể đang ở
vùng mặt nước ( hoặc trước mặt kính ) Polarizers Filter sẽ loại bỏ sự ám ( veil )
bên ngoài tạo cho ánh sáng truyền từ chủ thể vào ống kính một cách trung thực,
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 103
màu sắc và độ nét được bảo toàn phần nào.
Thật là khó, nếu chụp ảnh một chủ thể đứng trước hoặc sau bề mặt phản
chiếu mà không dùng Polarizers Filter, vì ống kính sẽ ghi nhận toàn bộ ánh sáng
kể cả ánh sáng của sự phản chiếu không mong muốn. Rất hiệu quả nếu ta dùng
filter này để chụp ảnh các vật thể trước gương hoặc mặt nước kể cả dưới bầu trời
sáng chói, Polarizer Filter sẽ loại bỏ những ánh sáng do phản xạ mà có, giữ lại ánh
sáng từ các vật thể không phản chiếu ( non-metallic surface)
3.6 Linear Polarizers Filter:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 104
Đây là loại filter có lớp film với những lưới dây song song – wire grid
(B&W) nó sẽ cản và phản chiếu ngược ra ngoài những tia sáng lộn xộn –
ramdomly polarized / unpolarized, nếu đặt nằm ngang nó sẽ cho phép chỉ những
tia sáng phân cực đứng (vertically polarized beam light) đi qua, tương tự với đặt
theo phương đứng, hoặc nếu đặt theo phương 45 độ thì nó chỉ cho những tia phân cực 135 độ đi qua.
Filter này có công dụng chính là cản những tia sáng phản xạ, tăng độ tương
phản, tăng độ bảo hoà màu. Bởi vì filter này cản sáng theo kiểu “ cut off “ nên sẽ
gây nên hiện tượng đo sáng và lấy nét sai trên máy ảnh điện tử . Do đó , filter này
không thích hợp khi bạn sử dụng các máy ảnh điện tử với chế độ lấy nét tự
động ( AF ). Nhiều hãng chế tạo filter khuyến cáo không nên sử dụng Linear
Polarizer Filter trong các chế độ lấy nét tự động AF và đo sáng TTL Meter (nên
chuyển về chế độ lấy nét tay MF)
3.7 Circular Polarizer Filter - CPL:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 105
Filter này là loại cải tiến từ Linear Polarizer, nó bao gồm 2 “element”, thành
phần thứ nhất phía trước là Linear Polarizers Filter, thành phần thứ 2 phía sau
được gọi là Quarter Wave Plate ( Quarter là góc một phần tư, cũng có hãng gọi là
half-wave Plate ), các tia Polarizer đi qua thành phần thứ nhất và di chuyển qua
thành phần thứ 2 theo đường xoắn ốc ngược chiều kim đồng hồ vào phía trong.
Hiện tại, các hãng sản xuất Filter lớn và nổi tiếng không còn dùng lớp plastic cho
Linear Polarizer Filter mà thay vào đó là lớp thuỷ tinh mỏng gọi là glass-to-air hay
foil-to air surface do đó theo khuyến cáo không được để bề mặt của CPL nóng hơn
700C (hoặc 158 0F ), do vậy những đèn flash gắn lên phía trước ống kính (flash
dành chụp macro) không nên sử dụng đi cùng với CPL.
Sử dụng CPL rất hiệu quả khi chụp ảnh mà chủ đề phía trước mặt nước,
kính, kim loại gây phản chiếu, ngoài ra nó còn giúp cho bức ảnh trong hơn, màu
sắc đẹp hơn. Đa phần các sản phẩm CPL đều có màu xám trung tính ( Neutral ) tuy
nhiên vẫn còn có nhiều loại khác, do vậy khi lựa chọn CPL nên chú ý thêm ký
hiệu ghi trên filter. Ví dụ:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 106
B&W Linear & Circular Polarizers KR 1.5, đây là CPL cải thiện chi tiết
vùng màu ấm và cho ra tone màu ấm. (Tương tự KR 3, nó sẽ cho ra tone màu ấm mạnh hơn)
B&W CPL Pro Redhancer : đây là CPL cải thiện chi tiết vùng màu nóng
và cho ra tone màu nóng. Filter này rất thích hợp cho ảnh phong cảnh mùa
thu ở vùng bắc bán bán cầu ( Châu Âu – Bắc Mỹ ), những rừng cây là phong
sẽ đẹp hơn, màu “golden” sẽ tươi hơn v.v…
Xin lưu ý đối với CPL là filter này sẽ có 2 vành, một vành sẽ khoá chặt vào
ống kính như các loại filter bình thường khác, và vành còn lại để chỉnh hướng cản
tia phản xạ. Và khi lưa chọn, nếu đang sử dụng các máy ảnh phim điện tử hoặc
máy số digital nên coi kỹ ký hiệu trên vỏ hợp nếu đây là loại có khả năng dùng
được với các loại máy kể trên ( filter B+W có ghi chữ Digital sẽ dùng được cho máy số )
3.8 Color Correction Filter
Màu sắc thay đổi chuyển biến tuỳ vào nguồn sáng. Những nguồn sáng nhân
tạo khác nhau, đèn như đèn tungsten, đèn halogen, nến … vv sẽ gây ra những ám
màu khác nhau, “ nhiệt độ màu “ trong ngày ngày cũng thay đổi tuỳ theo thời
điểm, bình minh, giữa trưa, chiều và hoàng hôn. Color Correction Filter có tác
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 107
dụng bù trừ màu và tạo ra sự cân bằng về màu sắc (Color Balancing). Filter loại
này được sản xuất đầu tiên bởi hảng Tiffen, các số hiệu màu được lấy theo số hiệu
màu Mired – Micro Reciprocal Degrees trên phim do các kỹ sư của hãng Kodak
xuất bản năm 1912, phim kiểu “daylight” được dùng để chụp cho bao cảnh có
nhiệt độ màu 5600K, phim Tungsten được sử dụng dưới nguồn sáng khoảng
3200K. Tuy nhiên, nhiệt độ màu thay đổi rất thường xuyên do vậy các filter này
rất hữu ích khi sử dụng với các loại phim nói trên để tạo ra ảnh có sắc màu tự nhiên.
Chụp ảnh với nguồn sáng đèn trong nhà (household Bulbs) và sử dụng
daylight film thường cho ảnh ám đỏ. Dùng các loại filter trong trường hợp này có
thể điều chỉnh và đưa nhiệt độ màu lên 3200K (đ/v filter 80A) tới 3400K (đ/v filter 80B) v.v…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 108
Chụp ảnh trong ngày nhiều mây, trong bóng râm có thể gây ra ảnh ám xanh
hoặc bị thiếu vàng, sử dụng các loại filter 81A / B có thể điều chỉnh và đưa nhiệt
độ màu lên đến 6000k …
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 109
Chụp ảnh dưới đèn Flouressecent gây ra ảnh ám màu lục (green). Sử dụng
các loại filter Marumi F-DL/F-TB, F-WL hoặc B+W 499 F-Day sẽ điều chỉnh và
khử ám màu trong trường hợp này. 3.9 Infrared Filter
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 110
Mắt người chỉ có thể thấy được những ánh sáng có bước sóng dưới 750nm,
và đây cũng là ngưỡng thấp nhất của loại ánh sáng gọi là ánh sáng hồng ngoại -
Infared light ( IR ). Dùng filter IR sẽ giúp cản ( block ) những tia sáng mà mắt
người thấy được ( visible Light ) và chỉ để lại anh sáng IR vào bên trong. Tuy mắt
người không thấy IR nhưng phim và sensor lại rất nhạy với ánh sáng này, dùng
filter sẽ tạo ra bức ảnh có tone sai màu, nhoè ảnh và nổi hạt ( flase color, blur,
grain ). Sử dụng filter IR sẽ làm cho ảnh rất tối ( underexposure ) do đó khi chụp
với IR Filter chí ít phải tăng lên 1 stops ( B&W ). Đa phần IR filter sẽ tạo ra những
tone “ Wood Effect “ nó cản bước sóng của màu lục ( green ) tối đa, tạo nên những
thành phần lá cây, cỏ ( foliage ) sáng, trắng và nhoè trông giống là ánh sáng thấy
được của tuyết. Tuy nhiên có rất nhiều loại IR filter và tuỳ theo từng loại nó sẽ hạn
chế ánh sáng thấy được là bao nhiêu. B&W Infrared Filter 092 (≈ 89 B) sẽ cản
những ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn 650nm và để ánh sáng có bước sóng từ
730nm đến 2000nm đi qua, B&W Infrared Filter 093 (≈ 87 C) chỉ cho 1% ánh
sáng có bước sóng 800nm và 88% ánh sáng có bước sóng 900nm đi qua, B+W
Infrared Filter 099 (≈ ¡6) nó được coat một lớp màu cam sẽ khử toàn bộ những
bước sóng nhỏ hơn 520nm (Blue – Blue, Green) và tăng cường độ bảo hoà hoà
màu cho ánh sáng có bước sóng 600nm – filter này sẽ cản hết màu xanh và làm
cho màu chuyển thành cam hay đỏ. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều loại khác như IR
filter Schott glass types OG 590, RG 610, RG 630, RG 645, RG 665, RG 715, RG 780 hoặc RG 9.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 111
3.10 Effect filter - Kính lọc hiệu ứng
Kính lọc này như một công cụ dùng như một thứ đồ chơi để nghịch với ánh
sáng, các loại filter này sẽ thay đổi đường đi của ánh sáng để tạo ra một loại ánh
sáng tự nguyện theo đúng chủ đích của tác giả. Các loại filter này rất đa dạng như
soft effect filter, spectra filter, star filter, fog softar filter, multi image prism filter
… vv và thường được nhóm lại thành 3 nhóm “đồ chơi” như sau :
a) Soft Effect Filter ( Softar, Softer Filter )
Soft ở đây sẽ không đồng nghĩa với unsharp, và cũng không liên quan đến
DOF. Các loại filter này sẽ phân tán ánh sáng ( scattered light ) làm dịu độ tương
phản ánh sáng trên toàn bộ khung ảnh. Filter này đóng vai trò mộ bộ bộ khuyết tán
ánh sáng – diffuser, gia tăng độ rộng của ánh sáng khuyếch tán và giảm đi ánh
sáng trong vùng sáng và vùng tối của chủ thể ( xem ảnh minh hoạ )
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 112
Đa phần, các nhiếp ảnh sử dụng Soft Effect Filter cho các thể loại ảnh thời
trang và chân dung nghệ thuật. Nó làm cho bức ảnh có đường nét mền mại, khung
cảnh sẽ trở nên lãng mạng. Và cũng nhờ tác dụng làm giảm độ tương phản, khi sử
dụng softar da mặt của người mẫu sẽ trở nên láng mịn hơn. Các loại softar filter
được đề nghị sựng trong tầm tiêu cự từ 85mm đến 135mm với độ mở f/4.0.
Soft Effect Filter được chia làm 2 loại là Center Spot Filter và Pastels /
Diffuser Filter. Center Spot Filter là loại Soft Effect Filter nhưng có lỗ tròn hoặc hình bầu dục ở tâm.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 113
Ngoài ra trong các thể loại ảnh phong cảnh thiên nhiên, sử dụng Soft Effect
Filter cũng tạo ra nhiều hiệu ứng đẹp, lãng mạn giống như khung cảnh đang nằm
trong lớp sương mù vậy.
b) Special Filter ( Spectra, Prism Filter )
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 114
Các filter này được ghép bởi những prims hoặc những lớp “coating “ trên bề
mặt filter tạo ra những “ Hành động” ấn tượng. Khi chụp với các filter này nên để
ý tới các góc xoay của filter, mỗi góc xoay có thể cho ra những “ effect” khá nhau khá thú vị.
Thể loại “hành động”dành cho Special Filter rất phong phú, có thể kể đến như:
Star filter: ánh sáng loé (glare) trong vùng ảnh sau khi đi qua star filter sẽ tia sáng,
có rất nhiều loại star filter như sao 4,6 hoặc 8 cánh sao hoặc ở dạng cầu vòng, hào quang, halos v.v…
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 115
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 116
Multi-image effect filter: tạo ra nhiều ảo ảnh xung quanh ảnh thật. Có thể có
loại 5,7,13 hoặc 25 ảnh ảo xung ảnh thật.
Optical effect: là các loại filter tạo ra nhiều vệt sáng như vật thể đang
chuyển động, có thể có loại filter gây ra chuyển động chậm hay nhanh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 117 c) Color Effect Filter
Các filter này được “coat” nhiều lớp film màu hoặc nhiều Prism màu tạo ra
những sự chuyển biến đường nét, cung bậc màu sắc hết sức kỳ thú.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 118
d) Close-up Filter ( Close-Up Lens, Macro Filter )
Độ “cận thị - minimun focus distance” là khoảng cách ngắn nhất từ lens đến
chủ thể, không thể lấy nét sắc xảo nếu đặt ống kính ngắn hơn minimun focus
distance. Vi dụ như AF-S VR Micro-NIKKOR 105mm f/2.8G IF-ED có minimun
focus distance là 1 foot ( 0.314m ) không thể lấy nét, khi chủ thể ở gần lens hơn
khoảng cách này. Hoặc giả dụ như trong các tình huống chụp “ macro “ côn trùng
khi dí ống kính lại gần sát quá côn trùng có thể làm cho chúng hoảng sợ! mà nếu
không dí sát thì độ phóng đại không thoả được ý người chụp. Close-up Filter là
một giải pháp trong thể loại ảnh này, nó sẽ gia tăng độ zoom lại gần hơn đối với
chủ thể nhờ đó độ phóng đại chủ thể sẽ gia tăng. Scale ratio or distance?
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 119
Có nhiều loại filter độc lập với khoảng cách phóng đại (Distance
magnification-value / Macro ranges) như Marumi Close-Up +1 ~ +4, B&W Close-
Up NL1 ~ NL5 … vv, các loại filter này sẽ phóng đại ảnh trong tất cả các khoảng
zoom/focal lens distance, giá trị phóng đại ngoài độ “ diopter “ của filter thì giá trị
của độ phóng đại được cộng thêm nhờ zoom gần hay zoom xa. Tuy nhiên các có
một số close-up filter có công dụng rút ngắn lại khoảng cách như Marumi Mcro
+10, B&W Macro +10 khoảng cách rút ngắn là 100mm, hoặc Canon 500D Close-
Up lens là 500mm các filter này đóng vai trò như một secondary lens hỗ trợ cho
ống kính đưa vật thể tới gần hơn (Canon 500D Close-Up lens được recommend
cho lens 70-300mm để thu hẹp minimun focus distance) Marumi wide 0.5x 58mm
Tại sao có lúc gọi là Close up filter có lúc lại gọi là close up lens (macro
lens)? có một số loại filter trong số close-up filter này có nhiều hơn 2 elements nên
có một số hãng gọi các filter này là lens (ống kính )
e) Wide Converter Marumi wide 0.5x 58mm
Nếu như có sự chuyển chủ thể lại gần lens ( Tele Converter ) với
magnification > +1, vậy có filter nào đưa đối tượng ra xa không (magnification <
+1 ) ? hoặc nói cách khác là mở rộng góc nhìn không ? Có chứ ! đó chính là wide-
up filter hoặc Wide converter lens, độ magnification của các lens này từ + 0.3 đến
+0.7, khi gắn các lens này vào ống kính nó sẽ chia ( nhân nghịch đảo ) focal lens,
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 120
ví dụ như lens có focal lens là 24mm khi gắn wide-up 0.5 nó sẽ trở thành lens có focal lens là 12mm B&W ultra fisheye
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 121
BÀI 9: ĐỊNH DẠNG FILE ẢNH Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức về định dạng ảnh.
Nội dung chính: 1 Giới thiệu
JPEG, RAW, TIFF, GIF và PNG là những định dạng file dữ liệu chính trong
lưu trữ ảnh. Các loại máy ảnh số và phần mềm xử lý ảnh hỗ trợ tương thích với
loại định dạng file ảnh nào đều có liệt kê rõ trong phần thông số kỹ thuật đi kèm sản phẩm.
Tùy vào từng trường hợp mà mỗi định dạng file ảnh có ưu thế riêng hay bộc
lộ hạn chế. Chẳng hạn JPEG là định dạng phổ biến nhất với đa số người dùng máy
ảnh gia đình nhưng định dạng này tuy là lựa chọn hoàn hảo khi trao đổi qua email
nhưng lại là lựa chọn khá tệ hại cho việc lưu làm tư liệu về lâu dài.
Lựa chọn sai định dạng cho mục đích sử dụng có thể dẫn đến việc làm mất
dữ liệu, sai lệch thông tin lưu trữ... Ví dụ khi chọn đính kèm ảnh có định dạng
dung lượng quá lớn có thể khiến chương trình email treo hàng giờ đồng hồ. Hoặc
việc nén file có thể bị lỗi khi chọn sai định dạng file ảnh.
Cho nên việc hiểu rõ về các định dạng file ảnh sẽ giúp việc lưu trữ và sử
dụng dữ liệu thêm linh hoạt và tránh được những sự cố về giảm chất lượng ảnh
hay treo máy, hao dung lượng ổ đĩa...
2 Định dạng tập tin
2.1 JPEG (JOIN PHOTOGRAPHIC EXPERT GROUP):
Phổ biến nhất trong ba định dạng nói trên, JPEG là định dạng file trong đó
các dữ liệu của bức ảnh bị nén lại nhiều nhất để giảm thiểu sự chiếm dụng bộ nhớ.
Việc nén này làm giảm đáng kể chất lượng ảnh, nhưng nhờ kích thước file nhỏ,
JPEG thuận tiện cho việc gửi e-mail và tải lên các website vừa cho phép thích nghi
đọc được trên bất kỳ máy vi tính nào.
Có nhiều cỡ ảnh JPEG khác nhau để bạn chọn khi chụp với một máy ảnh kỹ
thuật số (KTS). Các máy ảnh hiệu Canon thường có ba lựa chọn “L”, “M” và “S”
tương ứng với cỡ ảnh lớn, vừa và nhỏ. Các hãng máy ảnh khác cũng có những
cách khác nhau để thể hiện chế độ này, và tốt nhất bạn nên xem phần hướng dẫn sử dụng.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 122
Với một máy ảnh KTS, JPEG được tạo ra ngay khi bạn bấm nút chụp và
thường đủ nét để in ra ở khổ ảnh thông thường cũng như chia sẻ trên web. Một số
chương trình hỗ trợ chỉnh sửa ảnh chuyên dụng như Photoshop cho phép bạn
chuyển đổi một file JPG vừa sửa sang một định dạng file nén khác.
Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là mỗi khi chỉnh sửa xong một bức JPEG,
bạn cần đổi tên file hoặc đường dẫn nếu không file mới vừa được tạo sẽ save đè
lên file gốc khiến bạn sẽ không thể khôi phục lại được. Với các thẻ nhớ dung
lượng khiêm tốn, JPEG là lựa chọn số 1 giúp người dùng lưu giữ được nhiều bức hình.
JPEG sử dụng kỹ thuật nén chịu thiệt (Lossy Compression). Phương pháp
này có thể thu nhỏ kích thước của một tập tin đồ họa tới 96%. Kỹ thuật nén
dữ liệu này sẽ làm cho hình ảnh trơn tru và mất đi những chi tiết trong hình ảnh. Đặc điểm:
• Kích thước ảnh nhỏ nhất.
• Chất lượng ảnh bị nén nhỏ nên có tổn thất.
• Một thẻ nhớ lưu được rất nhiều ảnh
• Nên dung cho ảnh lưu niệm, ảnh báo chí.
Lossy compression: Kỹ thuật nén chịu thiệt, nén bị mất. Phương pháp này
có thể giảm nhỏ tập tin chỉ còn 1/50 so với kích thước cũ (hoặc hơn nữa). 2.2 RAW
Được mệnh danh là “âm bản” của các máy ảnh KTS, định dạng RAW được
rất nhiều hãng máy ảnh phát triển và duy trì dành riêng cho các nhiếp ảnh gia
muốn can thiệp sâu vào chất lượng bức hình sau chụp.
RAW được ca ngợi là giúp thu thập và giữ lại được nhiều thông tin nhất về
một bức ảnh số. Cũng giống như cách một bức hình được tráng rửa từ một
phim âm bản, một file ảnh RAW cũng cho phép người dùng chỉnh sửa, can
thiệp để trở thành một bức ảnh số hoàn mỹ nhất.
Trong khi ảnh JPEG và TIFF được chính máy ảnh tự động thay đổi các
thông số sao cho phù hợp thì một file ảnh RAW là bức hình thô chưa “xào nấu”
để người dùng tự điều chỉnh sao cho mãn nhãn nhất. Trong những điều kiện
sáng yếu, tính chi tiết của các gam sáng và tối của bức hình có thể bị mất nếu
bạn chọn file JPEG và TIFF. Tuy nhiên, với ảnh RAW, nếu phơi sáng chuẩn
bạn có thể khôi phục lại các chi tiết này thông qua một số thao tác điều chỉnh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 123
RAW được tìm thấy nhiều hơn ở các dòng máy ảnh số ống kính rời (D-
SLR), mặc dù gần đây nó xuất hiện cả ở tầng máy bán chuyên như Canon
Powershot G9 và Panasonic Lumix FZ50. Mặc dù kích thước file lớn hơn
JPEG, RAW vẫn còn “thon thả” hơn so với ảnh TIFF.
Một điều cần lưu ý là mỗi hãng máy ảnh lại có một định dạng RAW riêng.
Chẳng hạn Canon đặt tên là file .CR2 trong khi Nikon ký hiệu là .NEF. Vì vậy,
bạn sẽ cần trang bị phần mềm chuyên biệt kèm theo để chỉnh sửa những bức
ảnh kiểu này. Nếu bạn muốn chia sẻ ảnh dạng này, hãy chuyển đổi nó về dạng
file phổ biến hơn như JPEG.
Các định dạng RAW thường gặp: Các hãng máy ảnh Định dạng RAW Nikon NEF Canon CRW & CR2 Fujifilm RAF Olympus ORF Adobe DNG Sony SRF Sigma X3F Kodak DCR Konica MRW Hasselblad 3FR Leica RAW, RWL, DNG Đặc điểm:
• Giữ vai trò như film gốc của ảnh/ truyền thống.
• Dung lượng thông tin rộng, chất lượng cao.
• Có thể dễ dàng thay đổi các thông số chụp.
• Với 2 quy cách: Lớn 25MB /12MB
• Nên sử dụng để chụp ảnh nghệ thuật với chất lượng cao
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 124 2.3 TIFF
Mặc dù ngày càng hiếm gặp trên các dòng máy ảnh KTS nghiệp dư, TIFF
vẫn còn khá phổ biến ở các model cao cấp như Nikon D300 và Olympus
Camedia C-7070WZ. Định dạng này đang bị chính các nhà sản xuất máy ảnh
từ bỏ dần vì nó choán khá nhiều không gian bộ nhớ. So với một bức ảnh JPEG
có cùng một lượng điểm ảnh, TIFF có kích thước file lớn hơn gấp 10 lần. Từ
khi chất lượng ảnh JPEG ngày càng tốt hơn, TIFF dần dần bị thất sủng hoàn
toàn ở nhánh máy ảnh không chuyên.
Niềm an ủi lớn nhất của TIFF là nó nén ảnh ở mức độ bức hình chưa bị suy
giảm chất lượng. Do đó, ảnh file TIFF trông sống động chi tiết hơn. Tuy nhiên,
trừ phi bạn đặt nặng vấn đề chi tiết ảnh và đang sở hữu những thẻ nhớ có dung
lượng cao, TIFF là file nặng, “ngốn” quá nhiều bộ nhớ.
Là một hình thức đồ họa ánh xạ với độ phân giải lên đến 300dpi.
Đây là định dạng tập tin “không làm mất dữ liệu” của hình ảnh trong quá
trình lưu trữ hay nén file. Đặc điểm: - Độ tin cậy cao.
- Dung lượng cồng kềnh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 125 BÀI 10: TẠO DÁNG Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Trang bị kiến thức, nguyên tắc về tạo dáng.
Nội dung chính: 1 Khái niệm
Tạo dáng là một dạng ngôn ngữ hình thể, vì thế có thể diện đạt những ý
nghĩa nhất định. Bên cạnh đó các tư thế còn giúp khai thác vẻ đẹp, tôn vinh
những điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu.
Việc tạo dáng và tư thế chụp được đảm trách bởi những chuyên gia (còn gọi
là Stylist), người trang điểm, kiểu tóc, thiết kế trang phục và một phần khác
được xử lý ở hậu kỳ. Tạo dáng phải xuyên suốt với đề tài chụp và quan trọng nhất vẫn là sự sáng tạo.
2 Nguyên tắc cơ bản
Nguyên tắc cơ bản của việc tạo dáng và tư thế chụp chủ yếu dựa theo
những đường kẻ hình học. Những đường này có hai nhiệm vụ chính là tạo
ra những luồng thu hút sự chú ý và dẫn đến một điểm dừng nơi tập trung sự
chú ý của người xem vào đó. Ví dụ một người mẫu có hình thể hấp dẫn và
gương mặt biểu cảm đang hướng ánh mắt vào một sản phẩm. Hình thể và
gương mặt là luồng thu hút người xem và cuối cùng dẫn người xem đến một
sản phẩm là điểm dừng.
Để biết cách tạo ra những luồng thu hút sự chú ý, người chụp phải
biết vận dụng những nguyên tắc như là: đường thẳng, đường nằm ngang,
đường xéo, đường cong... hoặc có thể dùng tông ảnh sáng tối, màu sắc, luật
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 126
viễn cận, độ sâu trường ảnh,...trong phần này chúng ta chủ yếu đề cập đến
tư thế nên không nói về những nguyên tắc này.
3 Tư thế của chủ đề
3.1 Tư thế của cơ thể
Trong phần này chúng ta sẽ nói về một nguyên tắc gọi là CSI do một
giáo viên tên Loa Andersen xây dựng dựa trên phương pháp của những nghệ
sỹ hàng đầu ở châu Âu. Nguyên tắc này có thể dùng làm nền tảng cơ bản để
phát triển các kỹ năng của một nhiếp ảnh gia.
Hình – Các tư thế giống ký tự C, S và I
Nguyên tắc CSI dùng các đường trục cơ thể, gồm 1 trục đứng dọc
theo cơ thể từ vai xuống hông, hai đường còn lại nằm ngang theo vai và trục
hông. Đường thứ 4 đi từ điểm giữa hai vai nối lên theo hướng nghiêng của
đầu và đường cuối cùng nối điểm giữa trục hông đến chân.
Vì con người có hai chân, nên việc chọn vị trí chân nào được chia ra thành ba trường hợp như sau.
- Trường hợp thứ 1: hai chân chụm lại. Trục chân (hay trục thứ 5) sẽ
đơn giản, vì vị trí hai chân giống nhau.
- Trường hợp thứ 2: hai chân mở ra dạng chữ V, một chân hướng vào
máy ảnh, trong khi chân còn lại hơi xoay ngang. Trường hợp này chân
hướng vào máy ảnh sẽ là trục chân chính.
- Trường hợp thứ 3: hai chân tạo ra thế bước lên, chân trụ sẽ được chọn làm trục chân.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 127
Hình – Phân định cách chọn trục chân
Ngoài ba tư thế chân trên còn có hai tư thế khác: đó là chân chéo nhau
và tư thế đứng sao cho phần hông mở rộng. Trong tư thế hai chân chéo,
chân gần máy ảnh nhất sẽ được chọn là trục chân. Tư thế còn lại, chân cách
xa cơ thể nhất sẽ được chọn làm trục chân.
Hình – Tư thế chân chéo nhau và phần hông mở rộng
Khi thay đổi vị trí các đường này tạo ra một hình dạng giống các ký
tự C,S và I. Qua đó tạo ra những tư thế ảnh hưởng đến luồng chảy tập trung
sự chú ý vào phần chính của bức ảnh. Nên được gọi là phương pháp CSI.
Ngoài ra, có vài lưu ý như sau về tư thế của cơ thể
- Cột sống không bao giờ để thẳng.
- Vai không bao giờ nằm ngang.
- Và trục hông hay eo không để vuông góc với hướng máy ảnh.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 128
Hình – Bạn nghĩ gì về cách tạo dáng của người mẫu ở trên
Cột sống thẳng và vai nằm ngang thường tạo cảm giác cân bằng và
bình yên, vì thế một bức hình chụp mẫu sẽ không phù hợp. Cần phải tạo ra
sự sôi động, mạnh mẽ và năng động bằng cách tạo ra cảm giác cơ thể đang
di chuyển, bắt đứng sự chuyển động này tại các vị trí thích hợp ..sẽ không
làm bức ảnh khô cứng và đóng băng. Phần hông hay eo, đặc biệt khi chụp
phụ nữ, trục hông nằm càng dọc với máy ảnh sẽ cho eo của họ thon thả và
trông hấp dẫn hơn. Lưu ý, nếu phần bụng người mẫn to hơn bình thường thì
nguyên tắc này có thể bị phá sản. Nếu phải chụp thẳng góc với trục hông,
người mẫu có thể dùng tay chống lên phần eo cũng tạo ra hiệu ứng eo thon,
nhưng không tự nhiên như khi xoay dọc.
Hình – Tạo dáng chuyên nghiệp của người mẫu (hình của Liujo Jean)
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 129
Ngày nay có nhiều phương pháp tạo dáng mới thích ứng với sự phát
triển vũ bão của truyền hình, tạp chí, thời trang và internet. Tuy nhiên
phương pháp CSI vẫn là một trong những phương pháp cổ điển được dùng
trong môi trường đào tạo và giảng dạy cơ bản.
3.2 Tư thế của đầu và gương mặt
Tư thế đầu và gương mặt đặc biệt quan trọng, nhất là khi chụp chân
dung. Đối với gương mặt có 3 nguyên tắc thể hiện như sau.
- Thể hiện tất cả gương mặt: Phương pháp này hữu dụng khi người mẫu
có gương mặt cân đối và ánh mắt nhìn trực tiếp vào máy ảnh. Cách làm
này thể hiện thái độ quyết đoán và trực diện.
- Thể hiện ba phần tư gương mặt: Phương pháp này hữu dụng khi
gương mặt người mẫu hơi xoay ngang so với hướng máy ảnh. Thông
thường chỉ thấy một bên tai. Cách làm này nhấn mạnh các đường nét
gương mặt, nó diễn tả sự nghiêm nghị hơn so với vị trí bình thường. Chú
ý đường sóng mũi không vượt qua gò má
- Gương mặt xoay ngang 90 độ (với hướng máy): Tư thế này chúng ta
chỉ thấy một phần của gương mặt. Đây là một trong những thể hiện vẻ
đẹp cổ điển của gương mặt.
Đó là phần tổng thể của gương mặt, ngoài ra những thành phần bên
trong gương mặt như cổ, mắt, môi và mũi cũng là những yếu tố ảnh
hưởng đến tư thế của gương mặt.
- Phần cổ: Nếu cổ giữ gương mặt nằm ngang, sẽ làm hình ảnh trở nên
cứng, chỉ dùng nó khi chụp hình thẻ hoặc làm hồ sơ . Hãy nghiêng một
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 130
vài độ hoặc xoay một hướng nào đó theo đường chéo, sẽ làm hình ảnh
hài hòa và tự nhiên hơn
- Phần Mắt: Mắt là linh hồn của bức ảnh. Ánh mắt sẽ là nơi biểu cảm thu
hút người xem. Hướng nhìn của ánh mắt tạo nên một luồng thu hút sự
chú ý. Ánh mắt cũng làm nên cảm hứng sáng tạo với người chụp, tuy
nhiên nó cũng là yếu tố phá hủy bức ảnh. Thông thường ánh mắt sẽ
không bao giờ nhìn vào máy ảnh. Tuy nhiên điều này phụ thuộc vào vai
trò của người mẫu nếu họ đóng vai trò phụ thì thường ánh mắt của họ sẽ
hướng vào chủ đề chính của bức hình, nhưng nếu họ là sản phẩm chính
của bức ảnh thì thường sẽ nhìn trực tiếp vào máy ảnh để thu hút người
xem. Để làm được điều này, người mẫu phải biết “tán tỉnh” và tạo kết
với chiếc máy ảnh. Kết nối này rất quan trọng, nó quyết định sự thành
công của bức ảnh. Đôi mắt nhìn lên tạo ra sự hy vọng, ước muốn và
trông đợi. Trong khi đôi mắt nhìn xuống sẽ tạo sự ưu tư, hoài vọng,
buông xuôi, gợi nỗi niềm, ký ức và bằng lòng. Ánh mắt nhìn qua hai bên
sẽ tạo ra sự chú ý, có sức thu hút mạnh và gây sự tò mò từ người xem.
Khi mắt nhắm lại sẽ tạo ra sự hồi tưởng, bình yên, khoảng lặng và là một
điểm dừng trên bức hình. Một trong những lời khuyên khi diễn tả đôi
mắt, bạn hãy nói người mẫu của mình nhìn ra phía ngoài trước, sau đó
mới hướng vào máy ảnh, hay nhắm mắt lại rồi từ từ mở ra…cố gắng bắt
được cái thần trong những khoảnh khắc ngắn ngủi ấy.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 131
- Đôi môi: Nói về tầm quan trọng nó chỉ đứng sau đôi mắt. Mở nhẹ đôi
môi đủ để không khí đi qua để trông được tự nhiên. Việc tạo dáng cho
đôi môi, có thể dùng vài thủ thuật nhỏ như: để họ nói thều thào những từ
không đòi hỏi phải mở quá rộng miệng, hay tạo ra những câu nói vui để
họ cười một cách tự nhiên. Để thực hành đôi môi, bạn hãy yêu cầu
người mẫu bày tỏ thái độ giận dữ, hạnh phúc, buồn, bình yên,…và tìm
xem tình huống nào đôi môi của họ phù hợp với điều kiện của bạn.
Ngoài ra, có thể dùng những phụ trợ khác để diễn đạt cảm xúc của đôi
môi như cắn ngón tay, hút thuốc, ăn hoặc đánh son…Ngày nay các bạn
trẻ thường tạo dáng đôi môi bằng cách chu miệng, nhút nhát, tò mò hoặc
biểu môi chế nhạo,… để tạo sự đáng yêu. Tuy nhiên không nên rập
khuông mà phải biết sáng tạo, kết hợp hài hòa nhiều yếu tố khác nữa.
- Mũi: nhiều người nghĩ rằng mũi không phải là yếu tố quan trọng trong
gương mặt và không có khả năng biểu cảm. Tuy nhiên nó âm thầm đóng
góp vào sự thành công của bức hình. Khi máy ảnh đặt thấp hơn gương
mặt, lỗ mũi sẽ lộ lên nhiều nhất và nó sẽ phá hủy bức hình của bạn.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 132
Người có cánh mũi lớn sẽ không thích hợp khi chụp trực diện, cũng như
hình chụp nghiêng sẽ thấy sóng mũi thấp...
Những điều ở trên khi kết hợp hài hòa sẽ đóng một vai trò rất lớn khi tạo dáng
cho gương mặt và phần đầu. Để có được sự tự nhiên, cần phải tránh sự căng thẳng
và khô cứng của người mẫu. Dù chỉ là những bức hình tĩnh, nhưng việc chụp được
những khoảnh khắc đẹp trôi đi rất nhanh, trước hàng loạt những chuyển động tự
nhiên của người mẫu sẽ làm cho bức ảnh thành công. Một điều quan trọng nữa khi
chụp gương mặt, trừ khi bạn muốn lấy nét ở những nơi khác, nếu không hãy lấy nét ở ngay đôi mắt.
4 Những điều cần lưu ý
Trong phần này chúng ta xem xét thêm vài lưu ý và những lời khuyên hữu ích
từ những kinh nghiệm của những nhiếp ảnh gia hàng đầu. 4.1 Ngoại khổ
Hình - Gương mặt có thể làm người xem quên số cân nặng của người mẫu
và xử lý hậu kỳ có thể hạn chế những yếu điểm
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 133
Khi làm việc với người mẫu ngoại khổ, thường có hai hướng tiếp cận: dùng
các hiệu ứng tạo cảm giác ốm, hai là sử dụng phần mềm xử lý ảnh. Chúng ta sẽ
không nói về phần hai vì nó thuộc một đề tài khác. Hiệu ứng giảm khổ được sử
dụng nhiều nhất là sử dụng màu nền tối, áo quần ôm và mang giầy cao gót.
Dùng những ưu điểm để hạn chế khuyết điểm: nụ cười tươi và đồng tiền má lún
có thể làm người xem quên đi số kg cân nặng của người mẫu. Nếu họ có thân
hình to lớn nhưng gương mặt nhỏ nhắn, hãy khai thác tối đa vào gương mặt,
nếu người mẫu có một chiều cao tốt thì hãy để họ ngồi xuống và khai thác góc
cạnh đẹp nhất của đôi chân mà không thấy phần thừa mứa…dĩ nhiên không
phải lúc nào cũng vậy, đây chỉ là những gợi ý. Nhưng nếu bạn không thể đưa
ra một giải pháp thích hợp thì hãy dùng “độc trị độc” đừng hạn chế điều gì cả,
cứ chụp tự nhiên vì không có nghĩa mập là chụp xấu. 4.2 Thời trang
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 134
Đối với chụp thời trang, được chia ra làm 2 loại. Loại thứ nhất thường thực
hiện trong studio, loại này mang nhiều tính tạo dựng, sử dụng yếu tố hình thể
và tạo dáng kết hợp với ánh sáng cũng như màu sắc của trang phục. Loại này
đề cao sự quy củ và chuẩn mực. Trong khi loại thứ hai, chụp ở ngoài trời mang
tính tự nhiên. Các cử chỉ và hình dáng gần gũi với những hoạt động đời thường
như đi, đứng, ngồi , chạy, chỉ tay, cuối xuống, nhảy lên...Thể loại này còn phụ
thuộc rất nhiều vào trang phục, tóc, trang điểm, nữ trang và các phụ kiện thời
trang khác như bóp, giỏ xách, đồng hồ, mắt kính... Tư thế ưa chuộng nhất hiện
nay là những bước đi tự nhiên. 4.3 Thể thao
Đây là thể loại nhằm tôn vinh nét khỏe đẹp, hình ảnh mang hướng năng
động, phấn khích và chuyển động. Nó tiếp cận và kết hợp với các đạo cụ thể
thao. Sự tạo dáng thường không nằm ở người mẫu mà là do người chụp. Các
nhiếp ảnh gia phải di chuyển và tìm ra góc ảnh để tìm thấy những kiểu dáng
đẹp. Liên kết điểm mạnh với môn thể thao muốn chụp, ví dụ bơi là hình thể, cử
tạ thì cơ bắp, chạy là đôi chân, … Đừng quên hình ảnh những giọt mồ hôi là
công sức của sự khổ luyện cũng là yếu tố chính của hình thể thao.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 135 4.4 Áo tắm
Điểm mấu chốt của chụp áo tắm là tạo ra sự nóng bỏng và mạnh khỏe. Tư
thế và tạo dáng sao cho thấy rõ các đường cong hoặc cơ bắp, kết hợp với các
nguyên tắc bố cục ở trên để nhấn mạnh các điều cần diễn đạt. Nếu chụp thời
trang, thì hình thể chỉ đóng vai trò phụ để nâng cao phần trang phục, giống như
chụp thời trang, phần chủ yếu tập trung sẽ là áo quần.
Trước khi quyết định kiểu chụp nào là thích hợp, bạn cần quan tâm đến ba
điều sau. Đó là tuổi, chiều cao và ngoại hình.
Tuổi: là yếu tố quan trọng nhất để quyết định tư thế và kiểu chụp phù
hợp. Bạn không thể chụp một người đứng tuổi theo kiểu teen, hoặc một em bé
trang điểm như một quý bà. Dù khách hàng bạn yêu cầu như vậy, hãy cố thuyết
phục và bảo họ tin tuởng vào tài năng và kinh nghiệm của bạn.
Chiều cao: sẽ quyết định đến góc chụp và tư thế đứng hay ngồi của người mẫu,
từ đó bố cục và cắt xén hình ảnh phù hợp. Góc chụp trên cao sẽ làm người mẫu
lùn đi, trong khi góc chụp thấp làm người mẫu cao hơn. Hãy chọn những kiểu
dáng để tôn vinh chiều cao, trong khi khai thác gương mặt và bờ vai sẽ làm
người ta quên đi chiều cao khiêm tốn của người mẫu.
Ngoại hình: ảnh hưởng đến tư thế chụp nhằm tôn vinh vẻ thon thả hay hạn chế
những điểm yếu của thân hình. Quan sát để tìm ra những điểm mạnh cũng như
điểm hạn chế. Nó có thể là màu da, răng, tóc, râu, chân, tay, ngực, eo hay phần
mông. Dù ngày nay các phần mềm xử lý ảnh có thể khắc phục được những
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 136
nhược điểm này. Nhưng đừng quên yếu tố “chân thật” của nhiếp ảnh, gìn giữ
những bản chất tự nhiên, tránh hình ảnh chụp và người mẫu không giống nhau.
Dù nhiếp ảnh là bắt những khoảnh khắc bất chợt, nhưng chúng ta vẫn có thể
chuẩn bị kỹ lưỡng những điều cần làm và sẽ làm trước khi chụp. Ví dụ chúng
ta cần diễn tả điều gì? liên kết giữa chủ đề và hậu cảnh và mối liên hệ giữa
chúng; Tư thế nào là thích hợp với áo quần; sản phẩm; hay thể hiện cảm giác
mong muốn của người chụp.
Kiên nhẫn và sáng tạo ra những kiểu tạo dáng mới, trao đổi thẳng thắn
trước với người mẫu những điều nên và không nên, điều mình thích và không
thích, và những gì họ cần thực hiện. Xem xét và khám phá khả năng của người
mẫu. Bạn có thể làm mẫu trước, hoặc cho xem những hình ví dụ, tuy nhiên
tránh rập khuôn và hạn chế sự sáng tạo của họ. Những điều cần lưu ý, tất cả
những người đứng trước máy ảnh đều căng thẳng, vì thế không nên tạo nhiều
áp lực và cố gắng tỏ ra thân thiện. Thành thạo trong thao tác kỹ thuật là một
cách giúp người mẫu tự tin để tích cực hoạt động cũng như sáng tạo khi làm việc.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 137
BÀI 11: CHỤP ẢNH TRẺ CON VÀ TRẺ SƠ SINH Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Rèn luyện kỹ năng chụp ảnh trẻ em.
Nội dung chính:
1 Đối tượng chụp
Đối với các bé từ 4 đến 8 tháng tuổi.
Là độ tuổi đang tập lẫy và bò khi cổ còn yếu việc chụp ảnh cho các bé gia
đình cần quan tâm nhiều đến việc để tư thế đầu các bé thoải mái và tự nhiên nhất.
Với độ tuổi này không nên cho các bé chụp tư thế nằm úp quá nhiều vì sẽ dễ
làm các bé mỏi và chỉ chụp được một số lượng ảnh nhất định các bé sẽ cúi dần mặt xuống.
Chính vì thế để có được các bức ảnh tự nhiên với độ tuổi này các mẹ hay gia
đình có thể chuyển những cách chụp từ nằm úp, nằm sấp qua những bức ảnh
nằm nghiêng, nằm ngửa hoặc cũng có thể là chụp các bé ở trong những giỏ ngộ
nghĩnh, trong chăn, màn hoặc với gối.
Vì còn bé, các bé sẽ rất hay cử động nên với các máy DSRL hoặc máy kỹ
thuật số người chụp nên chú ý để tốc độ chụp nhanh hoặc chụp liên tiếp để nắm
bắt được những giây phút ngộ nghĩnh nhất của các bé.
Với độ tuổi từ 10 tháng tuổi đến 2,3 tuổi.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 138
Là lúc các bé đã cứng và có thể bám đứng hoặc đi lại được. Các mẹ có thể
dùng những đồ vật như bóng bay, hay phú bông, để định hướng góc nhìn hay tay với cho các bé.
Hoặc có thể sử dụng những đồ chơi để mặc các bé thả hồn vào trong đó.
Và quan trọng nhất trong những bức ảnh của bé đó là :
- Biểu cảm tự nhiên của khuôn mặt.
- Nắm bắt mọi cảm xúc như lúc khóc, lúc cười cũng như khi đùa.
- Sử dụng ánh sáng nhẹ để tạo sự trong trẻo, lung linh trong đôi mắt bé. 2 Nguyên tắc chung
a) Bé ăn ảnh nhất khi cười thử làm một vài cử chủ hài hước để trẻ cười ,
bày ra trò cười hoặc nói vui cho bé cười... Những hành động làm cho trẻ
cảm thấy gần gũi và tự nhiên hơn trước máy ảnh hơn
b) Theo tâm trạng của bé: nếu trẻ còn chưa muốn chụp thì tuyệt đối không
chụp mà hãy để thật chúng thư giãn. Sau khi chụp được kiểu đầu tiên, và
sau đó bạn hãy cho trẻ xem ảnh qua màn hình LCD nếu bạn sử dụng máy
kỹ thuật số , bạn làm vậy có thể bạn khiến trẻ thích thứ hơn. Nếu trẻ
không muốn bị sắp đặt thì hãy để chúng “diễn” tự nhiên.
c) Đôi mắt trẻ thơ to tròn và đầy ngây thơ: đôi mắt luôn là trọng tâm của
mọi bức ảnh chân dung, hãy lấy tâm điểm là đôi mắt của trẻ khi có thể.
d) Trẻ em rất hiếu động do đó khi chụp lại những khoảnh khắc đó, tốc độ
của máy ảnh là điều rất quan trọng. Đối với máy ảnh có thể thay đổi ống
kính, nên lựa chọn những ống kính có khẩu độ lớn, Với những loại máy
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 139
ảnh du lịch, nên cài đặt ở chế độ (Sport) để những bức ảnh được chụp với tốc độ cao nhất.
e) Các đồ chơi của bé như gấu bông cho bé gái, ô tô, tàu hỏa đồ chơi cho bé
trai sẽ giúp bé thoái mái hơn trước máy ảnh, đồng thời làm tăng thêm sự
sinh động cho bức ảnh. Nếu như bạn chụp ảnh tại nhà của trẻ, nên cho
trẻ chơi những món đồ chơi ưa thích của chúng.
f) Thay đổi góc chụp cho trẻ để làm bức ảnh của trẻ thêm thú vị hơn. Có
thể chụp từ xa đến gần.
g) Hành động biểu cảm cũng như sắc thái của trẻ thay đổi không ngừng của
trẻ em thay đổi không ngừng, người chụp ảnh đôi khi còn không thể
quan sát kịp. Bởi vậy, hãy chụp thật nhiều ảnh cho bé, thà là thừa còn
hơn là bạn bỏ sót những khoảnh khắc độc đáo của trẻ.
h) Khi chụp ảnh trẻ em, nên hạn chế chụp từ trên cao xuống.
i) Sự tương tác giữa trẻ em và bố mẹ của chúng cũng là một cái có thể khai
thác để tạo ra những bức ảnh đậm ý nghĩa. Tuy nhiên, cần tránh việc đặt
người lớn vào trung tâm của khung hình.
j) Việc chụp theo nhóm cho trẻ em cũng có thể áp dụng những hướng dẫn
như trên. Điểm khác biệt lớn nhất là khi chụp ảnh nhóm cho trẻ, cần nói
lên được sự giao tiếp giữa trẻ với nhau.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 140
BÀI 12: CHỤP ẢNH ĐÁM ĐÔNG Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Rèn luyện kỹ năng chụp ảnh phóng sự.
Nội dung chính: 1 Kịch bản
Khi chụp ảnh tập thể, bạn sẽ không thể kiểm soát được biểu hiện hay
cách tạo dáng của từng người. Để có bức ảnh tốt, bạn cần chú ý đến tổng thể
bức ảnh. Hãy tưởng tượng cả nhóm là một đối tượng duy nhất. Về cơ bản,
hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy trên ảnh.
Khi chụp ảnh các nhóm lớn, bạn sẽ phải chụp xa và lấy toàn thân để
có thể đảm bảo tất cả mọi người đều được lấy vào khuôn hình. Thường với
những bức ảnh nghiêm túc và mang tính chất “tư liệu” này, mục tiêu chính
của bạn là đảm bảo tất cả mọi người trong nhóm đều được nhìn thấy rõ ràng.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 141
Nếu có thể, hãy tìm cách để chụp từ một góc độ cao, chẳng hạn như
trèo lên một ban công hoặc leo lên một chiếc xe hơi để có được một tầm
nhìn cao hơn và chụp hướng xuống. Các này chắc chắn sẽ hiệu quả, bởi vì
thay vì bức ảnh khô cứng thông thường, bạn sẽ nhận được một góc nhìn thú
vị và hấp dẫn hơn. Chú ý để mọi người trong ảnh cảm thấy thoải mái, và
đừng quá cao khiến mọi người phải ngửa cổ để nhìn vào máy ảnh.
Có nhiều khi việc tách một nhóm lớn thành những nhóm nhỏ sẽ thích
hợp hơn là tất cả cùng chan chúc trong một bức ảnh. Kiểu ảnh này có thể
ứng dụng tốt khi chụp một nhóm bạn thân, ví dụ như những người trong một
ban nhạc hoặc các đồng nghiệp trong một dự án. Nếu trong nhóm có một
lãnh đạo hoặc trưởng nhóm, hãy để anh ấy hoặc cô ấy đứng ở phía trước để
tạo điểm nhấn khi chụp ảnh tập thể.
Kiểu ảnh này thích hợp để chụp một sự kiện vui vẻ của một nhóm
bạn. Hãy đề nghị tất cả mọi người đứng thật gần nhau, sau đó mỗi người
nghiêng đầu một chút vào nhau và cùng nhìn vào máy ảnh, có thể khoác vai
để thêm độ thân mật.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 142
Cách tạo dáng này rất thù vị khi chụp ảnh ngoài trời với một nhóm
bạn, chẳng hạn trong một chuyến dã ngoại trong rừng hoặc đi dạo trên bãi
biển. Để có kết quả tốt nhất, yêu cầu nhóm chạy một đoạn ngắn và sau đó
cùng nhảy lên. Bức ảnh sẽ rất vui nhộn và tạo không khí vui vẻ cho cả nhóm.
Khi muốn chụp ảnh tập thể, chụp nhóm người đứng trong một hàng,
hãy thử dùng kiểu này. Chụp từ một khoảng cách gần với khẩu độ rộng và
tập trung lấy nét vào người đầu tiên, đảm bảo là mọi người trong ảnh đều
được nhìn thấy. Mặc dù những người ở xa sẽ bị mờ, nhưng họ vẫn sẽ đồng ý
rằng kết quả là một kiểu ảnh chụp nhóm rất thú vị và khác thường.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 143 2 Chọn nền
2.1 Phá vỡ những quy tắc chung
Với một số người, chụp ảnh nhóm chỉ đơn giản là gom đủ mọi người
trong một khung hình, cười và chụp, mà không sáng tạo để các bức ảnh sinh
động hơn. Hãy phá vỡ các quy tắc truyền thống và sự lười tư duy của người
chụp. Hãy tận dụng khả năng sáng tạo của bạn và mọi người để có bức ảnh
thật đẹp, thật sinh động. Chắc chắn khi mọi người cùng góp ý kiến cho bức
ảnh thì dù bức ảnh như thế nào cũng là một kỷ niệm đáng nhớ… 2.2 Thời gian chụp
Thời gian chụp là một yếu tố quan trọng với các bức ảnh. Với các
buổi tiệc, chụp lúc mới bắt đầu tiệc hay kết thúc tiệc đều phụ thuộc vào
quan sát của người chụp. Chụp khi tiệc mới bắt đầu thường có không khí
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 144
vui vẻ và mọi người vẫn đang háo hức chờ đón, khó khăn lúc này là tập hợp
mọi người, và yêu cầu mọi người tập trung cho bức ảnh. Trong khi đó chụp
lúc tan tiệc thì đầy đủ người hơn, nhưng với các buổi tiệc rượu sẽ có một số
thành viên say xỉn và không khí sẽ không còn vui như lúc đầu nữa.
Ngoài ra bạn phải nắm bắt khoảnh khắc chụp để tránh chụp lại quá nhiều lần. 2.3 Ánh sáng
Các lời khuyên sau sẽ giúp ích cho bạn:
- Chắc chắn là không có khuôn mặt nào bị thiếu sáng trong hình.
- Nếu có thể sử dụng thêm flash để bù sáng cho các khu vực thiếu sáng.
- Lưu ý đến ánh sáng và sự phản chiếu của nó!
Lưu ý: dù một bức ảnh đủ sáng là quan trọng nhưng bạn có thể chụp
ngược hay thiếu sáng để sáng tạo thêm cho bức ảnh của mình. 2.4 Hậu cảnh
Hậu cảnh cũng quan trọng như với đối tượng chụp, hậu cảnh đẹp sẽ
làm cho bức ảnh đẹp hơn. Do ảnh nhóm khá nhàm chán nên hãy cố gắng
chọn một hậu cảnh thật đẹp để ít nhất bức ảnh của bạn cũng có điểm thu hút
người xem. Hãy thường xuyên ra ngoài và tận dụng ánh sáng tự nhiên thay vì cứ ở trong phòng.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 145
2.5 Hãy đổi góc chụp
Hãy thay đổi góc chụp, và thường xuyên sáng tạo với các góc chụp
mới. Thay vì chụp ngang hãy chọn các góc chụp từ dưới lên hay từ trên
xuống để có các bức ảnh khác lạ. Với góc máy từ dưới lên bạn có thể sử
dụng ống kính wide để chụp, trong khi đó, hãy tận dụng ống kính tele để lên
cao chụp lại nhóm bạn của mình.
Những ví dụ đẹp và sáng tạo dành cho các bạn tham khảo:
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 146
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 147
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 148
BÀI 13: CHỤP ẢNH ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN ĐỘNG Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Rèn luyện kỹ năng chụp ảnh thể thao.
Nội dung chính: 1 Tốc độ chụp
Về cơ bản – tốc độ chụp là ‘khoảng thời gian màn trập mở (để đưa ánh sáng vào)’
Trong nhiếp ảnh phim truyền thống, tốc độ chụp (Shutter Speed) là độ lâu của
thời gian mà phim được tiếp xúc với cảnh đang được chụp. Tương tự như vậy, tốc
độ chụp trong nhiếp ảnh kỹ thuật số cũng là thời gian mà cảm biến ảnh thu nhận
cảnh đang được chụp, đó chính là thời gian máy ảnh mở màn trập để thu nhận ảnh.
Những đặc điểm xung quanh tốc độ chụp:
Tốc độ chụp được tính bằng giây – hay trong đa số trường hợp là một
phần của giây. Mẫu số lớn hơn sẽ có tốc độ chụp cao (nhanh) hơn (thí dụ 1/100 sẽ nhanh hơn 1/30).
Tốc độ chụp là 1/60 giây hoặc nhanh hơn được sử dụng trong hầu hết
các trường hợp- Nếu chụp với tốc độ chậm hơn máy sẽ dễ bị rung – ảnh sẽ
xuất hiện các nét nhòe.
Cần chân máy hoặc điểm tựa khi sử dụng máy với tốc độ chụp trên 1/30
giây– Nếu sử dụng tốc độ chụp thấp (chậm hơn 1/60) bạn sẽ phải cần đến
tripod (chân máy) hoặc một số kỹ thuật giúp ổn định hình ảnh (image stabilization).
Tốc độ chụp trong máy thường có sẵn các thiết lập thông số – với giá trị
gấp đôi lẫn nhau, như 1/500, 1/250, 1/125, 1/60, 1/30, 1/15, 1/8… Tương tự
như khẩu độ, cần nên lưu ý khi tăng thêm một nấc tốc độ, tốc độ chụp sẽ
tăng gấp đôi song lượng ánh sáng đi vào cũng giảm đi một nửa và ngược lại.
Một số máy ảnh cho phép chụp với tốc độ rất chậm – lớn hơn 1 giây,
như 1 giây, 10 giây, 30 giây… Đây là những tốc độ được dùng trong trường
hợp ánh sáng rất thấp, khi sử dụng các hiệu ứng đặc biệt hoặc khi đang
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 149
muốn truyền tải chuyển động trong bức ảnh. Một số máy ảnh còn cung cấp
tuy chọn tốc độ B (hoặc Bulb), chế độ này cho phép người chụp kiểm soát
tốc độ chụp bao lâu tùy thích.
Khi xem xét để chọn tốc độ khi chụp một tấm ảnh, bạn nên luôn tự hỏi
chủ thể cần chụp chuyển động ra sao và làm thế nào để nắm bắt được
chuyển động đó – Nếu chủ thể chuyển động bạn có 2 sự lựa chọn : “đóng
băng” chuyển động hoặc làm mờ để truyền chuyển động.
Để đóng băng một chuyển động trong ảnh chụp - bạn sẽ cần một tốc độ
chụp nhanh hơn, tương tự nếu muốn làm mờ chuyển động, bạn cần tốc độ
chụp chậm hơn. Tốc độ chụp còn phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của vật
thể và tỉ lệ mờ mà bạn mong muốn nữa.
Ảnh – Đóng băng chuyển động
Ảnh – Làm mờ chuyển động
Độ dài tiêu cự và tốc độ chụp - Một điểm khác mà ta cần phải
lưu ý khi chọn tốc độ chụp là chiều dài tiêu cự của ống kính mà ta đang
sử dụng. Ống kính có tiêu cự dài hay phản ánh các lỗi rung của máy trên
ảnh nhiều hơn, vì thế bạn cần phải chụp với tốc độ nhanh hơn (trừ khi
ống có hỗ trợ chống rung – VR hay IS) . Quy tắc vàng trong nhiếp ảnh là
sử dụng tốc độ chụp có mẫu số lớn hơn tiêu cự đang sử dụng. Lấy ví dụ
khi bạn đang sử dụng tiêu cự 50mm tốc độ 1/60 giây là hợp lý, nhưng
khi sử dụng tiêu cự 200mm hãy tăng nó lên tầm 1/250 giây.
Kết hợp tam giác phơi sáng
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 150
Bạn nên lưu ý rằng : Đừng bao giờ tách biệt tốc độ chụp ra khỏi 2 thành
phần còn lại trong tam giác phơi sáng (khẩu độ và ISO). Khi bạn thay đổi tốc
độ chụp, bạn cũng sẽ cần thay đổi một trong hai, hoặc cả hai thành phần kia để
tạo sự cân bằng trong phơi sáng.
Lấy ví dụ khi tăng tốc độ chụp lên một nấc (ví dụ từ 1/125 lên 1/250) bạn đã
giảm lượng ánh sáng của ảnh đi một nửa. Để bù lại, bạn cần phải tăng khẩu lên
một f-stop (ví dụ từ f16 lên f11) hay chọn ISO ở mức cao hơn (ví dụ từ ISO 100 lên ISO 400).
2 Phóng sự thể thao
2.1 Thiết bị cần mang theo
Trong phần này chúng ta chỉ nói đến dụng cụ hoặc thiết bị nhiếp ảnh
chính (camera gear) mà một người chụp ảnh thể thao chuyên nghiệp cần
phải mang theo vào trong một trận đấu.
Chúng ta có thể phân loại lĩnh vực thể thao theo hai loại chính là
ngoài trời outdoors và trong nhà indoors. Về thân máy thì bạn nên mang ít
nhất hai máy một máy sẽ gắn ống kính dài và một máy luôn luôn sẵn sàng với ống kính rộng.
Tùy theo từng lĩnh vực thể thao bạn sẽ cần mang loại ống kính dài
ngắn khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người chuyên chụp ảnh thể thao:
Đối với trong nhà, ta nên mang một ống kính góc rộng (ví dụ 16-
35mm) và một ống kính tele tiêu cự trung bình ví dụ 70-200mm. Có thể
mang theo ống kính 200mm F/2 để tăng thêm tốc độ nhưng mang theo ống
này cần phải mang theo monopod.
Đối với outdoors bạn nên mang theo thiết bị như đối với trong nhà trừ
ống prime 200mm và mang theo ống long telelens 300, 400, 500 hoặc 600
tùy theo khoảng cách giữa bạn và chủ đề muốn chụp.
Bạn cần mang theo đèn flash khi cần thiết (lưu ý trong ảnh thể thao
dùng đèn flash không phải thường xuyên). Nếu bạn cần flash để fill-in bạn
nên check trước với ban tổ chức về việc khi nào được phép sử dụng nó. Bạn
cần mang theo loại dụng cụ phát tín hiệu từ xa ví dụ Pocketwizard để điều
khiển body máy từ xa khi bạn cần phải chụp ảnh ở những nơi con người không được phép vào.
Bạn cần phải mang theo một laptop để giúp nhanh chóng chuyển tải
hình ảnh về trung tâm. Vì vậy, ngoài kỹ năng cần có của một người chụp
ảnh chuyên nghiệp bạn cần phải có khả năng vi tính đủ để phục vụ cho công việc.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 151
2.2 Chân dung hay phong cảnh
Để quyết định điều này bạn cần phải hình dung ra bố cục bạn muốn chụp là gì.
Nếu bạn muốn diễn tả chỉ một vận động viên trong ảnh của bạn, bạn cần phải chụp dọc;
Nhưng nếu bạn cần phải lấy thêm người, hoặc những yếu tố bổ xung
khác, vào trong ảnh của bạn để làm nổi bật chủ đề chính bạn nên chụp ngang.
Trong bất cứ trường hợp nào bạn nên chụp thấy cả mặt, hoặc một
phần, của nhân vật chính. Lý do là chính khuôn mặt của họ sẽ thể hiện tâm
trạng cảm xúc của họ qua bức ảnh để truyền tải đến cho người xem.
2.3 Hiểu biết về lĩnh vực thể thao bạn muốn chụp
Điều đầu tiên phải nói đến là các bạn có thể hỏi tại sao để chụp ảnh
thể thao bạn đã cần phải có kỹ năng chụp ảnh cao mà bạn lại cần phải dành
thời gian để học hiểu thêm lĩnh vực bạn chụp và kể cả những con người liên
quan trực tiếp đến lĩnh vực đó. Câu trả lời là, trong lĩnh vực chụp ảnh thể
thao, không phải bạn chụp hành động gì bạn thấy trong viewfinder. Nếu như
bạn là người chưa hề có kiến thức để bạn sẽ biết cần phải chụp cái gì trước
khi bạn vào chụp, cho đến khi bạn nhìn thấy sự kiện xảy ra trong viewfinder
và bấm shutter, máy ảnh của bạn đã bỏ lỡ hành động đó rồi. Lý do thứ hai là
bạn hiểu biết nó để bạn chọn đúng tốc độ chụp để tránh ảnh bị thiếu hoặc dư sáng.
Nếu bạn sẽ chụp một lĩnh vực thể thao mà bạn không quen thuộc, hãy
làm hai điều (a) tìm hiểu nó và (b) đến nơi sẽ chụp nếu được phép để nghiên
cứu vị trí. Đối với (a) bạn sẽ hỏi mình những điều sau đây:
- Chỗ nào là chỗ đứng (hoặc ngồi) tốt nhất?
- Môn chơi này sẽ diễn tiến như thế nào?
- Vị trí nào sẽ diễn ra nhiều hành động nhất?
- Những hành động nào trong môn này sẽ cho bạn những tấm ảnh đặc biệt nhất?
- Làm sao để bạn có thể dự đoán được khi nào thì những hành động đặc biệt sẽ xảy ra?
Có nghỉ hiệp hay không và, nếu có, thì thời gian bao lâu? Bạn cần phải
biết để bạn biết được bạn sẽ có bao nhiêu thời gian để xem lại ảnh của mình
chụp để rút kinh nghiệm ngay lập tức cho lần chụp sau giờ nghỉ. Lấy ví dụ,
hành động nào xảy ra mà bạn đã không lường trước được và kết quả là bạn
đã bỏ lỡ nó không chụp được. Những sự kiện chính nào diễn ra lập đi lập
lại, và diễn ra ở vị trí nào có nằm ngoài phạm vi chụp của bạn hay không, để
bạn còn có cơ hội chụp nó nếu đã bỏ lỡ?
Bạn có thể liên lạc được với ban tổ chức để biết khi nào, hoặc được phép
hay không được phép, dùng đèn flash hay không. Nếu bạn không hỏi, bạn
gặp rủi ro rất lớn là sẽ bị mời ra không cho chụp.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 152
Có một số môn thể thao chỉ cho bạn chụp vào những khoảnh khắc nào đó
trong khi thi đấu, bạn đã tìm hiểu quy định này chưa?
Môn thể thao bạn chụp là loại ở trên cạn hay dưới nước? Nếu là dưới
nước bất chấp là nước ngọt hay nước mặn, khả năng máy ảnh và ống kính
của bạn sẽ bị hỏng nhiều hơn chụp ở nơi khô ráo. Khi bạn chụp ở biển, cho
dù bạn ở trên cạn, hơi nước muối sẽ bay trong không khí và nó sẽ làm hỏng
thiết bị của bạn. Vì vậy, sau khi chụp xong thể loại này bạn nên nhanh
chóng lau chùi bảo dưỡng thiết bị vài chục nghìn đồng của bạn cẩn thận hơn chụp bình thường.
Đối với điểm (b) liên quan đến thực tập trước bạn làm như sau:
- Đi đến tận nơi thi đấu để bạn làm quen với nó để khi cần di chuyển
bạn sẽ nhanh chóng làm việc đó không lãng phí thời gian.
- Quan sát xem ánh sáng sẽ như thế nào.
- Quan sát xem địa điểm nào sẽ thích hợp cho ảnh bạn cần chụp.
2.4 Hiểu biết về con người bạn muốn chụp
Khi bạn chụp thể thao, không phải bạn chỉ chụp đỉnh cao trong hành
động của con người mà bạn còn phải chụp những biểu hiện cảm xúc của con
người đó sau khi hành động đã xảy ra. Vì vậy, ở nơi cần thiết, ngoài việc
hiểu biết lĩnh vực chụp bạn phải tìm hiểu thêm về những cảm xúc của con
người bạn chụp. Con người ở đây gồm ít nhất ba thành phần:
- Vận động viên người thể hiện hành động chính;
- Huấn luyện viên của họ;
- Và những người theo ủng hộ họ nhất là người thân của họ.
Mỗi vận động viên nổi tiếng trong lĩnh vực thể thao thi đấu cạnh tranh
cao sẽ có những cảm xúc khác nhau. Là một người chụp ảnh chuyên nghiệp,
bạn nên để ý đến những cảm xúc patterns của họ. Bạn phải nhớ là bạn phải
dự đoán trước tình huống xảy ra để chụp nếu không bạn sẽ bỏ lỡ ảnh cho
nên những kiến thức này sẽ hữu ích cho việc chụp ảnh.
Trong một số tình huống, một bức ảnh bạn chụp thể hiện emtion trên
khuôn mặt của một supporter quá vui mừng hoặc quá buồn khóc đau khổ sẽ
thể hiện rất nhiều đối với người xem ảnh thể thao của bạn không chỉ lúc nào
cũng phải là hành động của player trong trận thi đấu.
Dân chụp ảnh thể thao sẽ có một khái niệm gọi là safety shots. Nó có
nghĩa là bạn chụp những kiểu ảnh không phải đỉnh cao của một hành động
mà, giả sử bạn bỏ lỡ những ảnh hành động, những tấm ảnh safety shots sẽ
có thể dùng được để cứu nguy cho bạn. Safety shots là những ảnh dễ chụp
vì hành động ít hơn. Khi bạn chụp một cuộc tranh tài, hãy chụp safety shots
trước và chụp hành động sau. Thông thường, tỉ lệ ảnh dùng được sẽ là 1 trên
khoảng 20 tấm. Tuỳ theo mỗi lĩnh vực thể thao, định nghĩa thế nào là safety
shots sẽ thay đổi khác nhau.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 153
Một điểm quan trọng của việc hiểu biết trước những vận động viên quan
trọng nữa là nó sẽ giúp cho bạn đặt vị trí máy của bạn cao hay thấp trên
monopod tuỳ thuộc vào chiều cao (hay thấp) của vận động viên. 2.5 Motion blur
Đây là kỹ năng làm mờ chuyển động, bằng cách chụp ở tốc độ chậm
hơn tốc độ của một phần (hoặc toàn thể) chủ đề, để tạo cảm giác cho người
xem ảnh là vật thể đang chuyển động.
Trong chụp ảnh hành động chỉ có hai loại chụp chính là (a) đóng băng
và (b) làm mờ chuyển động. Điểm (a) nghĩa là bạn chụp tốc độ cao ngang,
hoặc hơn, tốc độ chủ đề làm cho nó "đóng băng" lại. TỐC ĐỘ BAO NHIÊU?
Để chụp được làm mờ chuyển động bạn sẽ cần phải biết tốc độ chụp
bao nhiêu thì gọi là chậm. Đây là câu hỏi không có câu trả lời chung và tốc
độ này thay đổi tùy theo tốc độ từng chủ đề của hành động bạn chụp. Để
biết nó phải đòi hỏi bạn thử bằng thực tế và đút kết kinh nghiệm cho bản
thân trong từng lĩnh vực thể thao. ÁNH SÁNG RA SAO?
Ngoài việc quyết định về tốc độ, yếu tố quan trọng thứ hai mà bạn
phải nghĩ đến là ánh sáng. Tại sao vậy?
Đó là vì, theo nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh khoan tính đến yếu tố
ISO, tốc độ và khẩu độ tỉ lệ nghịch với nhau. Nếu tốc độ tăng lên một nấc
(one step) thì khẩu độ phải mở ra một nấc để ánh sáng đi vào là tương
đương. Vì lẽ đó, nếu bạn muốn dùng MB và hạ tốc độ xuống ảnh của bạn bị
rủi ro dư sáng. Chính vì yếu tố MB này cho nên MB thường được chọn
chụp trong điều kiện phông nền tối. RUNG MÁY
Khi bạn giảm tốc độ xuống đừng quên điểm này vì sẽ có lúc tốc độ
xuống thấp hơn tiêu cự tối đa của ống kính. Hãy tận dụng việc chống rung
trên lens, monopod hoặc tripod khi có thể. CÁCH BÙ TRỪ DƯ SÁNG
Để tránh việc dư sáng cho tốc độ chậm xuống, bạn có thể xem xét
một trong ba cách chính như sau:
Chụp với chế độ ưu tiên tốc độ và để cho máy quyết định khẩu độ
thích hợp. Yếu điểm của việc này là đóng khẩu độ sẽ ảnh hưởng đến DOF
và có thể tạo ra distracting background;
Giảm ISO xuống đến mức hợp lý để cho đúng sáng. Yếu điểm của
việc này là có thể boby máy của bạn không có ISO thấp để giảm xuống. Em
lấy ví dụ máy của em ISO thấp nhất 200 không có 100 hoặc 50;
Sử dụng neutral density (ND) filter. Việc sử dụng ND filter này, khi
có thể, sẽ giúp bạn chụp MB vào lúc ban ngày rất là nhiều.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 154
BÀI 14: CHỤP ẢNH BAN ĐÊM Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Rèn luyện kỹ năng chụp ảnh thiếu sáng.
Nội dung chính:
Chụp ảnh đêm là một quá trình thử nghiệm với các cách kết hợp tốc độ và
độ mở khác nhau. Chụp ảnh dưới ánh sáng ban ngày vốn là công việc khá dễ dàng.
Bạn có thể sử dụng ISO thấp và tốc độ cửa trập lớn để có được những bức ảnh có
chất lượng tốt và sắc nét. Nhưng khi hoàng hôn buông xuống và ánh sáng bắt đầu
giảm, bạn sẽ nhận thấy rằng phải hạ tốc độ, tăng ISO, và hậu quả là bức ảnh có thể
bị rung mờ hoặc ảnh sẽ rạn, vỡ, cho dù máy bạn có tích hợp cơ chế chống rung.
Với máy ảnh du lịch, ta sẽ không thể can thiệp nhiều vào quá trình phơi
sáng. Nhưng với máy ảnh thay ống kinh, ta có thể dễ dàng điều chỉnh thời gian
phơi sáng. Vì thế, ta cần phải có chân máy để có thể chụp được một bức ảnh đêm ấn tượng.
1 Sử dụng phim nhạy sáng
Độ nhạy sáng của phim (ISO) cài đặt ta cần phải phụ thuộc vào loại
hình ảnh đêm ta đang chụp. Nếu ta chụp đang chụp cảnh thành phố với phơi
sáng lâu, ta sẽ phải sử dụng chân máy (tripod), vì vậy lúc này ta có thể giữ
ISO ở mức 100 hoặc 200. Điều này cũng sẽ giữ cho mức độ nhiễu giảm - lý
tưởng cho giữ lại chi tiết tối đa trong cảnh chụp đêm.
Nếu ta chụp một buổi trình diễn ngoài trời vào ban đêm và giữ máy
bằng tay, ta sẽ phải đẩy ISO lên (hãy thử ISO 1000 hoặc 1600) để đảm bảo
tốc độ màn trập đủ nhanh để chụp sắc nét.
2 Hiệu ứng chụp đêm
Kỹ thuật tạo vệt sáng. Ảnh: Digital Photography School.
Kỹ thuật tạo vệt sáng (Light Streaks): Hãy cố gắng kiếm một hay nhiều
nguồn sáng di chuyển, chẳng hạn dòng xe đang di chuyển trên đường. Do thời
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 155
gian mở cửa trập lâu nên tất cả những chuyển động này sẽ được ghi lại và tạo
nên những vệt sáng mảnh chạy dài trên ảnh.
Bạn cũng có thể tự tạo ra những vệt sáng này bằng cách kết hợp khéo léo
giữa điều chỉnh ống zoom và tốc độ phơi sáng. Kỹ thuật đó chỉ thực hiện được
trên các máy ảnh DSLR được trang bị ống kính đa tiêu cự. Trước hết, bạn hãy
thiết lập tiêu cự về mức thấp nhất để thu được toàn cảnh. Sau khi nhấn nút
chụp, nhẹ nhàng điều chỉnh ống kính về mức tiêu cự lớn hơn trong suốt quá
trình cửa trập mở. Như vậy, các nguồn sáng tĩnh sẽ kéo thành một vệt dài trên
ảnh do hiệu ứng zoom của ống kính.
Sử dụng đèn pin để tạo ra những hiệu ứng lạ trên ảnh.
Kỹ thuật tạo hiệu ứng bằng ánh sáng: Trong quá trình cửa trập mở, bạn có
thể sử dụng đèn pin hoặc các nguồn sáng nhân tạo khác để bổ sung thêm hiệu
ứng cho chủ thể của ảnh. Bạn cũng có thể tạo ra những hình vẽ rất ngộ nghĩnh
bằng cách di chuyển nguồn sáng nhân tạo ngang qua ống kính như kỹ thuật Light Streaks ở trên.
Kỹ thuật tạo bóng ma: Đây là một mẹo vui cho những người muốn tự tạo ra
những bức ảnh ma kỳ bí mà không phải dùng đến Photoshop. Ví dụ, nếu tốc độ
màn trập là 10 giây, bạn phải ra đứng trước máy ảnh trong khoảng 4 giây
(không được cử động mạnh vì sẽ gây ra nhòe). Sau đó, bạn phải chạy thật
nhanh ra khỏi tầm ngắm của ống kính. Trong thời gian phơi sáng 6 giây còn lại,
hình ảnh của phần cảnh vật phía sau sẽ được ghi lại. Trên bức ảnh thu được,
phần cảnh vật này sẽ đè lên bạn, khiến người xem có cảm giác dường như
bạn… trong suốt. Có thể sử dụng kỹ thuật đồng bộ chậm đèn flash (Front
Curtain Sync) để tạo ra hiệu ứng tương tự.
3 Thời lượng sáng
Đối với chụp ảnh ban đêm (phơi sáng), ta chuyển máy về chế độ ưu
tiên tốc độ hoặc chế độ chỉnh tay (M). Các chế độ này cho phép ta điều
chỉnh tốc độ cửa trập, thông số đặc biệt quan trọng khi muốn chụp các bức
ảnh với thời gian phơi sáng lâu.
Khi chụp ảnh với thời gian phơi sáng lâu, tốt nhất ta nên sử dụng ISO
thấp nhất có thể, nó sẽ khiến cho bức ảnh ít nhiễu hạt hơn.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 156
Nếu sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ, máy ảnh sẽ tự động điều chỉnh độ
mở của ống kính. Còn nếu ta chụp với chế độ chỉnh tay (M), hãy điều chỉnh
độ mở cho đến khi con trỏ báo thông số phơi sáng nhấp nháy ở vị trí chính giữa (đủ sáng).
Khi bấm máy, việc bấm vào nút chụp có thể khiến cho máy ảnh hơi
rung nhẹ, khiến bức ảnh trở nên mờ. Do đó ta phải sự dụng dây bấm mềm,
điều khiển từ xa. Nếu không có, hãy sử dụng chức năng hẹn giờ chụp tích
họp trong máy để tránh phải bấm máy và làm cho máy bị rung.
Nếu muốn chụp những bức ảnh với thời gian phơi sáng thực sự dài
(chảng hạn tới 30 phút), ta sử dụng chế độ Bulb (B) vì khoảng thời gian này
quá lớn đối với chức năng đặt thời gian của trập của máy. Chế độ B cho
phép bạn để thời gian bao lâu tùy thích, máy chỉ đóng khi nào bạn nhả nút
chụp. Tuy nhiên, do phải giữ tay vào nút chụp nên thao tác này cũng dễ làm
rung máy, vì vậy tốt nhất luôn chụp với điều điều khiển từ xa.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 157
BÀI 15: CHỤP ẢNH ĐỘNG VẬT Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng:
- Rèn luyện kỹ năng chụp ảnh động vật.
Nội dung chính: 1 Thiết bị 1.1 Ống kính a) Tiêu cự
Nhiều chủ thể động vật rất nhút nhát và dễ hoảng sợ hay động vật hoang
dã. Chim chóc cũng rất khó chụp bởi chúng có thể đến và đi rất nhanh. Vì
vậy, chúng ta thường phải chụp chúng từ xa. Khi đó chúng ta sẽ cần ống
kính có độ dài tiêu cự càng lớn càng tốt. Nếu không sử dụng máy DSLR có
vòng phóng to thì ta cũng sẽ cần một chiếc máy ảnh có tốc độ phóng to cao
để lấy khung ảnh khi chụp nhanh lúc động vật chuyển động. Ống kính
phóng to dài cũng giúp giảm DOF cho chủ thể rõ nét và nổi bật trên phông
nền mờ. Để có được những bức ảnh sáng tạo, ta có thể thử phóng to những
bộ phận của động vật thay vì cố lấy hết thân mình của chúng vào đầy khung
hình. Theo cách này, những bề mặt thú vị của động vật sẽ có thể nổi bật
khiến bức ảnh chân dung động vật thêm hấp dẫn hơn. Tiêu cự thường dùng:
200mm , 100-400mm, 150-500mm, 600mm…
Ngoài ra, để chụp động vật nhỏ và động vật không sợ con người chúng ta
cũng có thể chụp với chế độ cận cảnh (macro). Trong trường hợp này chúng
ta có thể sử dụng các ống kính chụp macro chuyên dụng hay sử dụng chế độ
chụp macro có trên máy nếu không sử dụng máy DSLR. b) Khẩu độ
Ống kính nhanh cũng được ưa chuộng bởi nó cho phép độ mở ống kính
rộng khi phóng to tối đa, vì thế cho nhiều ánh sáng qua bộ cảm biến cho
phép tốc độ màn trập nhanh hơn để bắt lấy hình ảnh. Sử dụng tốc độ màn
trập cao rất cần thiết khi chụp những động vật chuyển động không ngừng.
Mặc dù độ mở ống kính rộng cũng có thể khiến phần rìa của ảnh trông hơi
“mềm” hơn nhưng sẽ tốt hơn khi chụp với tốc độ màn trập chậm hơn và độ
mở ống kính nhỏ hơn gây mờ cho những chủ thể hay di chuyển bởi sự
chuyển động của chúng. c) Converter
Để tăng tiêu cự của ống kính phục vụ nhiều mục đích, người chơi ảnh có
2 giải pháp: (1) Sử dụng ống kính chuyển đổi tầm xa (tele-converter) và (2) ống nối (extension tube).
Đây là những ống lắp vào giữa thân máy và ống kính thông thường để
tăng tiêu cự của ống kính. Khác biệt giữa tele-converter và extension tube
là: tele-converter có thấu kính như ống kính (lens), còn extension tube chỉ
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 158
có ống mà không có thấu kính. Sử dụng ống kính chuyển đổi tầm xa tele-
converter đúng với chỉ định sử dụng vẫn có thể căn nét tự động (auto focus)
được, trong khi đó, sử dụng ống nối không có thấu kính extension tube sẽ
phải chuyển sang căn nét thủ công (manual focus).
Về chất lượng hình ảnh, khi sử dụng ống chuyển đổi và ống nối đều làm
cho chất lượng quang học có phần giảm sút, cũng như làm khẩu độ mở của
ống kinh lắp chuyển đổi hay ống nối bị khép lại, tức hạn chế khả năng chụp
ảnh trong điều kiện thiếu sáng của ống kính. Vì vậy, thông thường chỉ sử
dụng các loại ống tăng tiêu cự này với các ống kính có khẩu độ mở tối đa
lớn như f/2.8. Với các ống có khẩu độ tối đa hẹp, nếu lắp thêm các ống
chuyển đổi này sẽ khiến khẩu độ mở trở nên quá hẹp, rất hạn chế trong việc
lấy đủ ánh sáng cho ảnh. Ngoài ra, ống càng có khả năng “nhân” tiêu cự lên
xa hơn càng có các hiệu ứng giảm chất lượng hơn.
Khi lắp các ống chuyển đổi này với các ống kính khác nhau cũng có thể
có những thay đổi khác nhau về hiệu ứng của ảnh. Để biết rõ hơn, người sử
dụng cần thử lắp chụp với ống kính cụ thể mà mình muốn lắp thêm các ống tăng tiêu cự này. 1.2 ISO
Để giảm thiểu độ mờ nhòe cho bức ảnh, bạn hãy dùng độ nhạy bắt sáng
cao (ISO 400 hoặc cao hơn) để đạt được tốc độ màn trập nhanh hơn, đặc
biệt khi bạn chụp những động vật chuyển động không ngừng hay những
động vật nằm trong vùng bị che tối. Dĩ nhiên, nếu bạn đang chụp trong môi
trường nhiều ánh sáng thì hãy dùng độ nhạy bắt sáng thấp hơn để giảm
nhiễu cho ảnh cũng như dùng tốc độ màn trập vừa đủ nhanh thôi. 1.3 Chân máy
Bạn cần ổn định máy ảnh khi chụp với tiêu cự dài, bởi ngay cả một độ
rung nhẹ của máy cũng sẽ bị ống kính tiêu cự dài gây nhòe ảnh. Ngay cả độ
rung vài millimet cũng tạo nên độ sai lệch vài feet khi chụp một chủ thể
cách xa khoảng 30 mét. Sử dụng tốc độ màn trập chậm để chụp trong môi
trường ánh sáng yếu cũng gây nhòe ảnh. Để duy trì độ ổn định cho máy ảnh
thì giá đỡ ba chân là một vật không thể thiếu đối với người chụp ảnh thiên
nhiên nghiêm túc. Chân máy cũng hữu ích khi chụp trong môi trường ánh
sáng yếu bởi khi đó bạn cần chụp với tốc độ màn trập chậm. Và cũng giúp
ổn định vị trí cho máy ảnh khi bạn phải tốn hàng giờ chờ đợi chủ thể xuất
hiện. Máy ảnh hay ống kính có thể tháo ráp có hệ thống chống rung sẽ rất
tốt cho việc chụp các chủ thể trong điều kiện ánh sáng yếu hay ở khoảng cách xa. 2 Chọn góc
Động vật thường năng động nhất khi bình minh hoặc khi trời nhá nhem
tối. Những thời điểm này cũng là lúc ánh mặt trời không chói như vào giữa
trưa nên về mặt kỹ thuật là tốt nhất cho việc chụp ảnh. Tuy nhiên, nếu môi
trường bị che tối và nếu động vật lờ đờ tuy vẫn còn thức thì buổi trưa cũng
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 159
có thể để chụp tốt. Vấn đề là bạn phải biết mình muốn chụp gì để sắp xếp
thời gian đến chụp sao cho tối ưu nhất.
Tuy nhiên, một bức ảnh động vật hoang dã đẹp thường là ảnh chúng
đang thực hiện các hoạt động thường ngày của mình. Để chụp được những
khoảnh khắc này, người chụp phải rèn luyện tính kiên nhẫn và kinh nghiệm
để đoán trước các sự kiện. Ví dụ, đến thăm một con cọp vào một buổi chiều
nóng bức sẽ có cơ hội cao thấy được nó bơi lội hay chuẩn bị sẵn sàng để
chụp một trận đấu đầy kịch tính khi thấy hai con hươu đực bắt đầu ngừng lại và nhìn vào mắt nhau.
2.1 Tìm hiểu về loài vật
Để chụp những bức ảnh tự nhiên nhất về động vật, điều đầu tiên bạn cần
nhớ là hãy tìm hiểu về loài động vật đó: những hoạt động thường nhật,
những thói quen, tập tính của chúng. Chẳng hạn, khi một con sư tử lại gần
xe ô tô của bạn, đừng sợ hãi bởi sư tử chỉ ngửi thấy mùi của chiếc xe chứ
không ngửi thấy mùi người bên trong.
Một số loài động vật tưởng chừng hiền lành hóa ra lại khá nguy hiểm,
chẳng hạn như hà mã. Rất nhiều người đã thiệt mạng khi có ý định lại gần
những con hà mã. Những chú linh dương gerenuk đặc biệt thích đứng bằng
hai chân để hái quả ăn. Hành vi thú vị này khi lên ảnh sẽ khiến nhiều người
trầm trồ, thích thú và tất nhiên, chỉ những ai nghiên cứu kỹ mới dễ dàng
“chớp” được bức ảnh ấy.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 160
2.2 Âm thanh của loài vật
Khi có loài ăn thịt đến gần, động vật thường phản ứng bằng những tiếng
kêu khác nhau. Chú ý đến những tiếng kêu này, bạn sẽ tìm được nơi ở của
những động vật mà bạn muốn chụp ảnh và cũng cẩn thận hơn khi các loài ăn
thịt như sư tử, hổ, báo tới gần.
2.3 Đừng lại gần quá
Hãy giữ khoảng cách khi chụp ảnh động vật. Trước hết, hãy để ý đến thái
độ của con vật xem liệu nó có thoải mái khi có kẻ cứ giơ một chiếc máy gì
đó về phía chúng. Nếu có, hãy đợi chúng bình tĩnh rồi từ từ tiến gần hơn.
Cũng đừng bao giờ tiến về phía một con mẹ đang nuôi con. Động vật nuôi
con dữ dằn hơn rất nhiều vì luôn có ý thức bảo vệ con cái.
2.4 Đừng dùng đèn flash
Có hai trường hợp xảy ra nếu bạn dùng đèn flash để chụp động vật trong
thiên nhiên. Một là chúng sẽ sợ hãi và bỏ chạy. Hai là chúng sẽ giận dữ và tấn công bạn!
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 161 2.5 Kiên nhẫn
Để có được những tấm ảnh đẹp, độc, nhiều nhiếp ảnh gia đã phải đợi
hàng giờ, thậm chí vài tuần để động vật có những hành động lạ thường, tư
thế độc đáo và điều kiện ánh sáng thích hợp.
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Saigonbook, Nghệ thuật chụp ảnh, 101 hướng dẫn thiết thực, NXB. Nhà xuất bản Tổng hợp tp. HCM, 2000
- Lee Frost, Tự học chụp ảnh, NXB. Nhà xuất bản Tổng hợp tp. HCM, 2000
- Tom Ang, Dictionary of photography and digital imaging: the essential reference
for the modern photographer. NXB. Watson, guptill, 2002
- Freeman Patterson, Photography and the art of seeing, key porter books, 1989
- Robin Lenman, The oxford companion to the photograph, Ed. Oxford university press, 2005
- John B. Williams, Image clarity: high resolution photography, Ed. Focal press, 1990
Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh