Giáo trình Logic học đại cương - Trường Đại học quốc gia Hà Nội
1. Giới thiệu tác gi
Giáo trình Logic học đại cương - Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại hc Khoa học xã hôi
nhânn do các tác giả Nguyễn Thúy Vân và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Logic học đại cương - Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học xã
hôi và nhân n
Tác giả: Nguyễn Thúy Vân và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Giáo trình logic học đại cương được biên soạn nhằm phục v chương trình đào tạo đại hc theo
tín chỉ đang được trin khai ở đại học quốc gia Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của môn Logic
học đại cương những vấn đề logic - hình thức bản nhất các hình thức và quy luật của tư
duy đúng đắn. Khi u ra đối tượng nghiên cứu, các tác giđã n cứ vào mục tiêu về kiến
thức logic phổ thông cần được trang bị cho sinh viên các khối ngành khoa học xã hội nhân
văn, khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế và khoa học công nghệ, căn cứ vào mc tiêu đào to
cán b nghiên cứu khoa học cơ bản nói chung ở đại học quốc gia Hà Nội, có tính đến các loi
hình đào tạo khác nhau: chính quy, tại chức và cả đào tạo từ xa qua mạng.
Để đáp ứng nhu cầu hc tập trong trường, tnăm 2002 chúng tôi đã biên soạn đưa vào giảng
dạy tập giáo trình logic học này. ới dạng tài liệu tham khảo giáo trình này được nhà xuất
bản chính trị quốc gia Nội phát hành năm 2003 và được tất cả các bạn sinh viên tđó đến
nay sử dụng làm tài liệu chính của môn hc. Trong lần xuất bản này của nhà suất bản đại học
quốc gia Nội, các tác giả có sửa chữa, bổ sung, chỉnh khá văn bản ni dung của giáo trình
cho phù hợp với những đổi thay tđào tạo liên chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Giáo trình đã
được hi đồng Thẩm định của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội nghiệm thu
với kết quả tốt phi nhận được nhng góp ý sửa chữa của nhiều nhà giáo lâu năm giảng dạy
logic học.
Giáo trình gồm 07 bài phân bổ cho 30 giờ học tín chỉ. Với cấu trúc chương mục như sau:
Bài 1. Nhập môn logic học
1. Đối tượng của logic học
2. Lược sử phát triển của logic học
3. Ý nghĩa của logic học
Bài 2. Khái niêm
1. Quan niệm chung về khái niệm
2. Khái niệm và t(cụm từ)
3. Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm
4. Cấu to của khái niệm
5. Phân loi khái niệm
6. Quan hệ giữa các khái niệm
7. Các thao tác logic đối với khái niệm
8. Một s phép toán đối với ngoại diên khái niệm
Bài 3. Phán đoán
1. Định nghĩa và đặc điểm của phán đoán
2. Phán đoán và câu
3. Phán đoán đơn
4. Phán đoán phức
5. Phủ định phán đoán
Bài 4. Quy luật logic
1 Đặc điểm của quy luật logic
2. Các quy luật logic hình thức cơ bản
Bài 5. Suy luận
1. Định nghĩa và đặc điểm cấu tạo của suy luận
2. Suy luận và mi liên hvới nn ngữ
3. Phân loi suy luận
4. Suy luận diễn dch
5. Quy nạp
6. Loại suy
Bài 6. Chứng minh
1. Định nghĩa và đặc điểm chung của chứng minh
2. Cấu to và các kiểu chứng minh
3. Các quy tắc chứng minh
4. Các li trong chứng minh
Bài 7. Giải thuyết
1. Tiền đề hình thành giả thuyết
2. Bản chất đặc đim của giả thuyết
3. Phân loi giả thuyết
4. Xây dựng githuyết
5. Kiểm tra giả thuyết
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo tnh Logic học đại cương được biên soạn cung cấp tới người học những kiến thức chung
về bản chất của logic học, về khái niệm, phán đoán, suy lun, chứng minh và giả thuyết, vcác
quy luật của tư duy logic chính xác. Bên cạnh phần thuyết được trình bày khá cô đọng, các
tác giả đều cố gắng đưa các vị dụ lấy tcuc sống vào mỗi bài để minh họa và phần nào giúp
môn học bớt khô khan. Sau mi bài của giáo trình, các tác giả cũng biên soạn các câu hỏi thảo
lun, ôn tập và bài tập phù hợp trình độ người học nhm cùng cố kiến thức thuyết.
Những kiến thức có được từ môn Logic học đạiơng góp phần đáng kể làm phong phú thêm
khối kiến thức các môn học cơ bản, giúp sinh viênnh trang ng cụ và phương pháp đúng
đắn để kiếm tự nhiên cứu các vấn đề của cơ sở nnh và chuyên ngành.
Cun giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập ging dạy môn Logich
học của hc viên, sinh viên và giảng viên trường Đại hc quc gia Hà Ni. Đồng thời đây cũng
tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu pháp trong lĩnh vực này.
5. Kết luận
Hy vọng nhng chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là mt nguồn tư liệu đánh giá chất lưng sách
hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng i hữu ích, bạn hãy lan tỏa đến
với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích
t cun sách Giáo trình Logic học đại cương - Đại học quốc gia Hà Nội".
Trích dẫn ới đây nội dung về đối tượng, phương pháp nghiên cứu vai trò của logic
học để bạn đọc tham khảo:
Khái niệm Logic học
Logic học trong tiếng Anh là Logics.
Thuật ngữ logic được dùng với hai nghĩa chính:
- Logic khách quan, dùng để ch tính qui luật cụ thể là mi liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng;
hoặc mi liên hệ nội tại của mi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Các khoa học cụ
th(nvật , hóa học, triết học) chủ yếu nghiên cứu logic khách quan tìm ra các qui lut
tt nhiên giữa các sự vật, hiện tượng của thế gii khách quan.
- Logic chủ quan, dùng để ch mi liên hệtính tất yếu, có qui luật giữa các tư tưởng của con
người, xem như phản ánh chân thực hin thực khách quan. Logic chủ quan được các môn logic
học và toán học nghiên cứu.
Khoa hc nghiên cứu logic chủ quan sự chi phối giữa logic khách quanchủ quan là logic
học.
vậy thể định nghĩa logic học như sau:
Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy.
Đối tượng của logic học
Logic học nghiên cứu các nh thức logic của tư duy, vạch ra những qui tắc, qui luật của quá
tnh tư duy. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của tư duy. Tuân theo các qui tắc, qui luật là
điều kiện cần để đạt tới chân trong quá trình phản ánh hiện thực.
Phương pháp nghiên cứu của logic học
Đối tượng của logic học là nghiên cứu hình thức, qui luật, các qui tắc duy đúng đắn. Muốn
hiểu biết đúng đắn các nh thức, các qui luật, các qui tắc của tư duy, chúng ta phải phân tích
kết cấu logic của tư tưởng được thhin trong đó, nghĩa là phải ch ra được các bộ phận, các
yếu tố cấu thành và các kiểu liên kết đúng của tư tưởng.
Việc phân chia mt sự vật phức tạp thành các mặt phi dùng các kí hiệu để chỉ các thành phần,
các yếu tố các kiểu liên kết. Vic kí hiệu hóa mt quá trình tưởng phức tạp, làm kết
cấu của nó như vậy được gọi là sự hình thức hóa kết cấu logic của tư tưởng.
Vậy phương pháp bản nời ta sử dụng trong logic học là phương pp phân ch và
hình thức hóa.
Ngoài phương pháp trên, chúng ta còn sdụng c phương pháp kc như: Phương pháp so
sánh, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa… thm chí sử dụng cả những phương pháp
của bản thân môn logic như diễn dịch, qui nạp…
Ý nghĩa của việc học tập logic học
Học tập nghiên cứu logic học góp phần ng cao trình độ tư duy của mi người. Logic rèn
luyện tính hthng trong quá trình tư duy của mỗi người.
Ngoài tính hthống rèn luyện cho chúng ta biết duy theo đúng những qui tắc, qui luật
vốn có của tư duy, đồng thời nó còn rèn luyện tính chính xác của tư duy, giúp chúng ta có thói
quen chính xác hóa các khái niệm, quan tâm tới ý nghĩa của các từ, các câu được sử dụng trong
ngôn ngữ hàng ngày.
Phân loại suy luận
Thnhất, phân loi n cứ vào số ợng tin đề
Căn cứ vào số ợng tin đề của suy luận, người ta chia chúng ra thành suy luận trực tiếp – suy
lun có mt tiền đề, và suy luận gián tiếp – suy luận có từ hai tin đề trở lên.
dụ 3:
(a) có mt số người ng hộ vic áp dụng kỹ thuật sinh sản vô tính với con người, nên không
thể nói rằng mọi người đều phản đối điều này.
(b) Khi hiệp định thương mại với Mỹ được ký kết, cơ hội xuất khẩu hàng hoá của các công ty
ớc ta trở nên lớn n nhiều nhờ có được một th trường rộng ln. Ngày 14/7/2000 Hiệp đnh
Thương mại Việt Nam Mỹ đã được ký kết. Như vậy các công ty nước ta được hội ln
hơn nhiều để xuất khẩu hàng hoá.
Trong ví dụ 3, (a) là suy luận trực tiếp, còn (b) là suy lun có hai tiền đề, là suy luận gián tiếp.
Thhai, phân loại căn cứ vào việc sử dụng thông tin chứa trong cấu trúc chủ từ-thuộc tcủa
các phán đoán thuộc tính đơn.
Suy luận trong đó không tính đến thông tin chứa trong cấu trúc chủ từ – thuộc t có mặt trong
các tin đề được gisuy luận với tiền đề phức, hay là suy luận trong logic mnh đề. Suy luận
trong đó có tính đến loại thông tin nêu trên gọi suy luận trong logic v t. Một dạng của loi
suy luận này mà chúng ta sẽ t đến gọi là tam đoạn luận đơn.
dụ 4:
(a) Nếu th trường vốn ngắn hạn của nước X hoàn toàn bị thlng, không kiểm soát, t nền
kinh tế của nước X có thể gặp phải những chao đo dữ dội. Thị trường vốn ngắn hạn của nước
X bị thlng, không kiểm soát. thế nền kinh tế của nước X có thể gặp phải những chao đảo
dữ dội.
(b) Mọi sinh viên hiện nay đều phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính. Minh mt sinh viên.
Vậy Minh phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính.Ở dụ 4 này (a) suy luận với tin đề
phức, còn (b) là mt suy luận trong logic vị từ.
Thba, phân loi theo độ tin cậy của kết luận
Nếu suy luận đảm bảo từ các tiền đề đúng kết luận sẽ chc chắn đúng thì loại suy luận đó là suy
lun diễn dịch. Còn nếu các tiền đề đúng, nhưng suy luận không đảm bảo kết luận là chắc chắn
đúng thì loại suy luận đó là suy luận quy nạp. Đây là cách hiểu hiện đại của các thuật ngữ suy
lun diễn dịch và suy luận quy nạp. Còn trong logic truyền thống người ta cho rằng suy luận,
trong đó ttiền đề là tri thức khái quát rút ra kết luận là tri thức riêng lẻ, t gọi là suy luận
diễn dch. Suy luận trong đó t các tiền đề là các tri thức riêng lẻ ta khái quát hoá lên thành kết
lun là tri thức chung, khái quát, t gọi suy luận quy nạp. Ngoài hai loại này còn dạng
suy luận thứ ba là tương tự, hay còn gọi loi suy, là loi suy luận, trong đó từ tri thức về mt
đối tượng hay mt mi quan hệ nào đó, dựa trên sự tương đồng của đối tượng hay quan hệ này
với mt đối tượng hay quan hệ khác nhận được tri thức về đối tượng hay quan hệ thứ hai này.
Các tam đoạn luận đơn đã dẫn trên đây là các ví dsuy lun diễn dịch. Nếu trong ví dụ 4(b) ta
thy tin đề là quy luật chung, khái quát Mọi sinh viên hiện nay đều phải biết sdụng thành
thạo máy vi tính”, t đó người ta rút ra kết luận là tri thức vmột đối tượng sinh viên riêng lẻ
“Minh phải biết sử dụng thành thạo máy vi tínhtheo đúng như quan điểm truyền thống về
diễn dịch, t ví d4(b) khó i rằng tri thức trong các tiền đề khái quát hơn so với tri thức
trong kết luận, ng đều nói về ng một đối tượng (nước X). ràng đây quan điểm
hiện đại vềdiễn dịch hợp lý hơn.
Sau đây là một suy luận quy nạp (theo cả hai quan điểm truyền thống và hiện đại”.
dụ 5: Aristote, Descartes, Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr, Heizenberg đều là các
nhà khoa học tnhiên vĩ đại và đều là các nhà triết học ln. Vậy các nhà khoa học tự nhiên vĩ
đại đều là các nhà triết học lớn.Trong dụ này ta thấy t các trường hợp riêng Aristote,
Descartes, Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr, Heizenberg nêu trong tiền đề, người ta
đã khái quát hóa thành quy luật chung về tất cả các nhà khoa học tự nhiên vĩ đại trong kết luận.
dụ 6 sau đây là suy luận tương tự.
dụ 6: Những git nước ln không bền, chúng bị phân rã thành các git nước nhỏ hơn. Các
nguyên tử lớn cũng ging như git nước. Vậy các nguyên tử có nguyên tợng lớn, tức là
kích thước lớn, cũng không bền, sẽ bị phân rã thành các nguyên tnhhơn.
Trong dụ trên đây căn cvào sự giống nhau của giọt nước và nguyên tmà từ sự phân
của những git nước lớn người ta đi đến kết luận vsự phân rã của các nguyên tcó nguyên
t ợng lớn.

Preview text:

Giáo trình Logic học đại cương - Trường Đại học quốc gia Hà Nội
1. Giới thiệu tác giả
Giáo trình Logic học đại cương - Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học xã hôi
và nhân văn do các tác giả Nguyễn Thúy Vân và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Giáo trình Logic học đại cương - Đại học quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học xã hôi và nhân văn
Tác giả: Nguyễn Thúy Vân và Nguyễn Anh Tuấn biên soạn
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
3. Tổng quan nội dung sách
Giáo trình logic học đại cương được biên soạn nhằm phục vụ chương trình đào tạo đại học theo
tín chỉ đang được triển khai ở đại học quốc gia Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của môn Logic
học đại cương là những vấn đề logic - hình thức cơ bản nhất các hình thức và quy luật của tư
duy đúng đắn. Khi nêu ra đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã căn cứ vào mục tiêu về kiến
thức logic phổ thông cần được trang bị cho sinh viên các khối ngành khoa học xã hội và nhân
văn, khoa học tự nhiên, khoa học kinh tế và khoa học công nghệ, căn cứ vào mục tiêu đào tạo
cán bộ nghiên cứu khoa học cơ bản nói chung ở đại học quốc gia Hà Nội, có tính đến các loại
hình đào tạo khác nhau: chính quy, tại chức và cả đào tạo từ xa qua mạng.
Để đáp ứng nhu cầu học tập trong trường, từ năm 2002 chúng tôi đã biên soạn và đưa vào giảng
dạy tập giáo trình logic học này. Dưới dạng tài liệu tham khảo giáo trình này được nhà xuất
bản chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2003 và được tất cả các bạn sinh viên từ đó đến
nay sử dụng làm tài liệu chính của môn học. Trong lần xuất bản này của nhà suất bản đại học
quốc gia Hà Nội, các tác giả có sửa chữa, bổ sung, chỉnh lý khá văn bản nội dung của giáo trình
cho phù hợp với những đổi thay từ đào tạo liên chuyển sang đào tạo theo tín chỉ. Giáo trình đã
được hội đồng Thẩm định của trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội nghiệm thu
với kết quả tốt phải nhận được những góp ý sửa chữa của nhiều nhà giáo lâu năm giảng dạy logic học.
Giáo trình gồm 07 bài phân bổ cho 30 giờ học tín chỉ. Với cấu trúc chương mục như sau:
Bài 1. Nhập môn logic học
1. Đối tượng của logic học
2. Lược sử phát triển của logic học
3. Ý nghĩa của logic học Bài 2. Khái niêm
1. Quan niệm chung về khái niệm
2. Khái niệm và từ (cụm từ)
3. Các phương pháp cơ bản thành lập khái niệm
4. Cấu tạo của khái niệm 5. Phân loại khái niệm
6. Quan hệ giữa các khái niệm
7. Các thao tác logic đối với khái niệm
8. Một số phép toán đối với ngoại diên khái niệm Bài 3. Phán đoán
1. Định nghĩa và đặc điểm của phán đoán 2. Phán đoán và câu 3. Phán đoán đơn 4. Phán đoán phức 5. Phủ định phán đoán
Bài 4. Quy luật logic
1 Đặc điểm của quy luật logic
2. Các quy luật logic hình thức cơ bản Bài 5. Suy luận
1. Định nghĩa và đặc điểm cấu tạo của suy luận
2. Suy luận và mối liên hệ với ngôn ngữ 3. Phân loại suy luận 4. Suy luận diễn dịch 5. Quy nạp 6. Loại suy Bài 6. Chứng minh
1. Định nghĩa và đặc điểm chung của chứng minh
2. Cấu tạo và các kiểu chứng minh
3. Các quy tắc chứng minh
4. Các lỗi trong chứng minh
Bài 7. Giải thuyết
1. Tiền đề hình thành giả thuyết
2. Bản chất và đặc điểm của giả thuyết
3. Phân loại giả thuyết 4. Xây dựng giả thuyết 5. Kiểm tra giả thuyết
4. Đánh giá bạn đọc
Giáo trình Logic học đại cương được biên soạn cung cấp tới người học những kiến thức chung
về bản chất của logic học, về khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh và giả thuyết, về các
quy luật của tư duy logic chính xác. Bên cạnh phần lý thuyết được trình bày khá cô đọng, các
tác giả đều cố gắng đưa các vị dụ lấy từ cuộc sống vào mỗi bài để minh họa và phần nào giúp
môn học bớt khô khan. Sau mỗi bài của giáo trình, các tác giả cũng biên soạn các câu hỏi thảo
luận, ôn tập và bài tập phù hợp trình độ người học nhằm cùng cố kiến thức lý thuyết.
Những kiến thức có được từ môn Logic học đại cương góp phần đáng kể làm phong phú thêm
khối kiến thức các môn học cơ bản, giúp sinh viên có hành trang công cụ và phương pháp đúng
đắn để kiếm tự nhiên cứu các vấn đề của cơ sở ngành và chuyên ngành.
Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy môn Logich
học của học viên, sinh viên và giảng viên trường Đại học quốc gia Hà Nội. Đồng thời đây cũng
là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu pháp lý trong lĩnh vực này. 5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách
hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến
với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích
từ cuốn sáchGiáo trình Logic học đại cương - Đại học quốc gia Hà Nội".
Trích dẫn dưới đây nội dung về đối tượng, phương pháp nghiên cứu và vai trò của logic
học để bạn đọc tham khảo:

Khái niệm Logic học
Logic học trong tiếng Anh là Logics.
Thuật ngữ logic được dùng với hai nghĩa chính:
- Logic khách quan, dùng để chỉ tính qui luật cụ thể là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng;
hoặc mối liên hệ nội tại của mỗi sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Các khoa học cụ
thể (như vật lí, hóa học, triết học) chủ yếu nghiên cứu logic khách quan – tìm ra các qui luật
tất nhiên giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
- Logic chủ quan, dùng để chỉ mối liên hệ có tính tất yếu, có qui luật giữa các tư tưởng của con
người, xem như phản ánh chân thực hiện thực khách quan. Logic chủ quan được các môn logic
học và toán học nghiên cứu.
Khoa học nghiên cứu logic chủ quan và sự chi phối giữa logic khách quan và chủ quan là logic học.
Vì vậy có thể định nghĩa logic học như sau:
Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức cấu tạo chính xác của tư duy.
Đối tượng của logic học
Logic học nghiên cứu các hình thức logic của tư duy, vạch ra những qui tắc, qui luật của quá
trình tư duy. Qua đó khẳng định tính đúng đắn của tư duy. Tuân theo các qui tắc, qui luật là
điều kiện cần để đạt tới chân lí trong quá trình phản ánh hiện thực.
Phương pháp nghiên cứu của logic học
Đối tượng của logic học là nghiên cứu hình thức, qui luật, các qui tắc tư duy đúng đắn. Muốn
hiểu biết đúng đắn các hình thức, các qui luật, các qui tắc của tư duy, chúng ta phải phân tích
kết cấu logic của tư tưởng được thể hiện trong đó, nghĩa là phải chỉ ra được các bộ phận, các
yếu tố cấu thành và các kiểu liên kết đúng của tư tưởng.
Việc phân chia một sự vật phức tạp thành các mặt phải dùng các kí hiệu để chỉ các thành phần,
các yếu tố và các kiểu liên kết. Việc kí hiệu hóa một quá trình tư tưởng phức tạp, làm rõ kết
cấu của nó như vậy được gọi là sự hình thức hóa kết cấu logic của tư tưởng.
Vậy phương pháp cơ bản mà người ta sử dụng trong logic học là phương pháp phân tích và hình thức hóa.
Ngoài phương pháp trên, chúng ta còn sử dụng các phương pháp khác như: Phương pháp so
sánh, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa… thậm chí sử dụng cả những phương pháp
của bản thân môn logic như diễn dịch, qui nạp…
Ý nghĩa của việc học tập logic học
Học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao trình độ tư duy của mỗi người. Logic rèn
luyện tính hệ thống trong quá trình tư duy của mỗi người.
Ngoài tính hệ thống nó rèn luyện cho chúng ta biết tư duy theo đúng những qui tắc, qui luật
vốn có của tư duy, đồng thời nó còn rèn luyện tính chính xác của tư duy, giúp chúng ta có thói
quen chính xác hóa các khái niệm, quan tâm tới ý nghĩa của các từ, các câu được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày.
Phân loại suy luận
Thứ nhất, phân loại căn cứ vào số lượng tiền đề
Căn cứ vào số lượng tiền đề của suy luận, người ta chia chúng ra thành suy luận trực tiếp – suy
luận có một tiền đề, và suy luận gián tiếp – suy luận có từ hai tiền đề trở lên. Ví dụ 3:
(a) Vì có một số người ủng hộ việc áp dụng kỹ thuật sinh sản vô tính với con người, nên không
thể nói rằng mọi người đều phản đối điều này.
(b) Khi hiệp định thương mại với Mỹ được ký kết, cơ hội xuất khẩu hàng hoá của các công ty
nước ta trở nên lớn hơn nhiều nhờ có được một thị trường rộng lớn. Ngày 14/7/2000 Hiệp định
Thương mại Việt Nam – Mỹ đã được ký kết. Như vậy các công ty nước ta có được cơ hội lớn
hơn nhiều để xuất khẩu hàng hoá.
Trong ví dụ 3, (a) là suy luận trực tiếp, còn (b) là suy luận có hai tiền đề, là suy luận gián tiếp.
Thứ hai, phân loại căn cứ vào việc sử dụng thông tin chứa trong cấu trúc chủ từ-thuộc từ của
các phán đoán thuộc tính đơn.
Suy luận trong đó không tính đến thông tin chứa trong cấu trúc chủ từ – thuộc từ có mặt trong
các tiền đề được gọi là suy luận với tiền đề phức, hay là suy luận trong logic mệnh đề. Suy luận
trong đó có tính đến loại thông tin nêu trên gọi là suy luận trong logic vị từ. Một dạng của loại
suy luận này mà chúng ta sẽ xét đến gọi là tam đoạn luận đơn. Ví dụ 4:
(a) Nếu thị trường vốn ngắn hạn của nước X hoàn toàn bị thả lỏng, không kiểm soát, thì nền
kinh tế của nước X có thể gặp phải những chao đảo dữ dội. Thị trường vốn ngắn hạn của nước
X bị thả lỏng, không kiểm soát. Vì thế nền kinh tế của nước X có thể gặp phải những chao đảo dữ dội.
(b) Mọi sinh viên hiện nay đều phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính. Minh là một sinh viên.
Vậy Minh phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính.Ở ví dụ 4 này (a) là suy luận với tiền đề
phức, còn (b) là một suy luận trong logic vị từ.
Thứ ba, phân loại theo độ tin cậy của kết luận
Nếu suy luận đảm bảo từ các tiền đề đúng kết luận sẽ chắc chắn đúng thì loại suy luận đó là suy
luận diễn dịch. Còn nếu các tiền đề đúng, nhưng suy luận không đảm bảo kết luận là chắc chắn
đúng thì loại suy luận đó là suy luận quy nạp. Đây là cách hiểu hiện đại của các thuật ngữ suy
luận diễn dịch và suy luận quy nạp. Còn trong logic truyền thống người ta cho rằng suy luận,
trong đó từ tiền đề là tri thức khái quát rút ra kết luận là tri thức riêng lẻ, thì gọi là suy luận
diễn dịch. Suy luận trong đó từ các tiền đề là các tri thức riêng lẻ ta khái quát hoá lên thành kết
luận là tri thức chung, khái quát, thì gọi là suy luận quy nạp. Ngoài hai loại này còn có dạng
suy luận thứ ba là tương tự, hay còn gọi là loại suy, là loại suy luận, trong đó từ tri thức về một
đối tượng hay một mối quan hệ nào đó, dựa trên sự tương đồng của đối tượng hay quan hệ này
với một đối tượng hay quan hệ khác nhận được tri thức về đối tượng hay quan hệ thứ hai này.
Các tam đoạn luận đơn đã dẫn trên đây là các ví dụ suy luận diễn dịch. Nếu trong ví dụ 4(b) ta
thấy có tiền đề là quy luật chung, khái quát “Mọi sinh viên hiện nay đều phải biết sử dụng thành
thạo máy vi tính”, từ đó người ta rút ra kết luận là tri thức về một đối tượng sinh viên riêng lẻ
“Minh phải biết sử dụng thành thạo máy vi tính” theo đúng như quan điểm truyền thống về
diễn dịch, thì ở ví dụ 4(b) khó nói rằng tri thức trong các tiền đề khái quát hơn so với tri thức
có trong kết luận, vì cũng đều nói về cùng một đối tượng (nước X). Rõ ràng là ở đây quan điểm
hiện đại vềdiễn dịch hợp lý hơn.
Sau đây là một suy luận quy nạp (theo cả hai quan điểm truyền thống và hiện đại”.
Ví dụ 5: Aristote, Descartes, Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr, Heizenberg đều là các
nhà khoa học tự nhiên vĩ đại và đều là các nhà triết học lớn. Vậy các nhà khoa học tự nhiên vĩ
đại đều là các nhà triết học lớn.Trong ví dụ này ta thấy từ các trường hợp riêng Aristote,
Descartes, Newton, Leibniz, Poincaré, Einstein, Bohr, Heizenberg nêu trong tiền đề, người ta
đã khái quát hóa thành quy luật chung về tất cả các nhà khoa học tự nhiên vĩ đại trong kết luận.
Ví dụ 6 sau đây là suy luận tương tự.
Ví dụ 6: Những giọt nước lớn không bền, chúng bị phân rã thành các giọt nước nhỏ hơn. Các
nguyên tử lớn cũng giống như giọt nước. Vậy các nguyên tử có nguyên tử lượng lớn, tức là có
kích thước lớn, cũng không bền, sẽ bị phân rã thành các nguyên tử nhẹ hơn.
Trong ví dụ trên đây căn cứ vào sự giống nhau của giọt nước và nguyên tử mà từ sự phân rã
của những giọt nước lớn người ta đi đến kết luận về sự phân rã của các nguyên tử có nguyên tử lượng lớn.