-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giáo trình thống kê doanh nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu thống kê trong doanh nghiệp. Các phương pháp thống kê doanh nghiệp. Tính số tương đối động thái (phát triển); số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp B trong 2 năm nói trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thống kê doanh nghiệp 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Giáo trình thống kê doanh nghiệp | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu thống kê trong doanh nghiệp. Các phương pháp thống kê doanh nghiệp. Tính số tương đối động thái (phát triển); số tương đối nhiệm vụ kế hoạch và số tương đối thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp B trong 2 năm nói trên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thống kê doanh nghiệp 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
1 Chương
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA
THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP
1.1. Đối tượng nghiên cứu của thống kê doanh nghiệp
Thống kê doanh nghiệp là một bộ phận của thống kê học, nó nghiên
cứu mặt lượng trong mối quan hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh
tế số lớn diễn ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, ở thời gian cụ thể mà
chủ yếu trong phạm vi doanh nghiệp.
Thông qua biểu hiện bằng số lượng trên phạm vi số lớn người ta rút ra
được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ, khi xem xét số liệu về
thu nhập của người lao động; năng suất lao động; giá thành sản xuất… của
doanh nghiệp qua các tháng trong năm và qua các năm có thể thấy được
doanh nghiệp làm ăn tốt lên hay kém đi.
Đối tượng của môn học thống kê doanh nghiệp là bao gồm tất cả các
hoạt động tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp và dự báo các thông tin số liệu có
liên quan đến quá trình tái sản xuất của đơn vị.
Như vậy, đối tượng của môn học này là sử dụng các công cụ thống kê
để nghiên cứu các vấn đề về thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích và dự báo
các thông tin, số liệu một cách khoa học thống nhất trong các doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam.
Là một bộ phận của thống kê học, đối tượng nghiên cứu của thống kê
doanh nghiệp nghiên cứu các quy luật số lượng có nghĩa là:
+ Thống kê doanh nghiệp nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất.
+ Thống kê doanh nghiệp dùng con số, số lượng để biểu hiện bản chất
và tính quy luật của các hiện tượng.
+ Con số của thống kê doanh nghiệp luôn là con số có nội dung kinh
tế cụ thể, vì vậy để tạo ra con số thống kê chính xác, các nhà thống kê cần 1
hiểu đúng nội dung kinh tế của con số. Để sử dụng có hiệu quả các con số
thống kê, các nhà quản trị cần đọc được, hiểu đúng các nội dung kinh tế con
số thống kê mà họ sẽ sử dụng.
+ Thống kê doanh nghiệp cần nghiên cứu quy luật số lượng, vì lượng
và chất luôn có mối liên hệ biện chứng với nhau, không tách rời, không cô
lập, lượng nào cũng được biểu hiện 1 mặt chất nhất định.
+ Thống kê doanh nghiệp nghiên cứu các hiện tượng số lớn, nhằm để
rút ra những đặc trưng, quy luật chung của hiện tượng nghiên cứu, không có
nghĩa là thống kê doanh nghiệp không nghiên cứu hiện tượng cá biệt mà cần
hiểu đúng, chính xác là mọi hiện tượng phát sinh dù là hiện tượng số lớn,
hay hiện tượng cá biệt đều cần được thống kê phản ánh.
+ Thống kê doanh nghiệp, nghiên cứu các hiện tượng trong điều kiện
thời gian và địa điểm cụ thể, có nghĩa là mỗi con số của thống kê doanh
nghiệp, cần gắn với đơn vị không gian mà nó phản ánh, gắn với thời gian
phát sinh hoặc thời điểm mà trạng thái của hiện tượng được phản ánh, thống
kê doanh nghiệp cần nghiên cứu các hiện tượng trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể vì:
+ Hiện tượng luôn tồn tại và vận động, phát triển, biến đổi không
ngừng theo thời gian và không gian. Để nhận thức được hiện tượng, để các
con số thống kê được xác định cần thiết phải có đủ bốn tiêu thức: thực thể,
thời gian, không gian và thước đo về đơn vị tính.
+ Thống kê doanh nghiệp, không nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên
và kỹ thuật, mà chỉ nghiên cứu mức độ ảnh hưởng tương hỗ giữa các hiện
tượng tự nhiên và kỹ thuật đến các hiện tượng kinh tế.
1.2. Vai trò của thống kê doanh nghiệp trong quản lý kinh tế
Để phục vụ cho quá trình quản lý sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, người có trách nhiệm quản lý của đơn vị đó phải nắm được các thông
tin về toàn bộ tình hình sản xuất, kinh doanh, các nguồn lực dự trữ cho sản
xuất, việc sử dụng các nguồn lực đó của đơn vị mình như thế nào. Đáp ứng 2
nhu cầu đó cần tổ chức tốt công tác thống kê hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh, kinh doanh được hiểu là việc thực
hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư để tái sản
xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi.
Thông tin thống kê luôn gắn với quá trình quản lý và ra quyết định đối
với mọi cấp quản lý. Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định đòi hỏi phải nắm
bắt được hiện thực khách quan một cách khoa học và chuẩn xác.
Nội dung thông tin bao gồm toàn bộ các yếu tố nguồn lực và chi phí
để tái sản xuất, kinh doanh; kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của đơn vị; thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của đơn vị. Cụ thể là:
- Tổ chức thu thập thông tin ban đầu về các hoạt động liên quan đến
quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Những thông tin này vừa phục vụ
cho quá trình ra quyết định của người quản lý đơn vị đó đồng thời phục vụ
cho nhu cầu tổng hợp thông tin của cấp trên theo yêu cầu của cơ quan thống kê nhà nước.
- Xây dựng phương pháp tính các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh của đơn vị bằng các chỉ tiêu như: Giá trị sản xuất; Giá
trị gia tăng thuần; lợi nhuận mà đơn vị đạt được trong một thời kỳ nhất định.
Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu do nâng cao chất lượng và sự
thay đổi về số lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Thống kê về giá thành và ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận đơn vị.
Phương pháp tính chỉ tiêu đo lường chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
- Xác định quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực; chất lượng nguồn nhân
lực; tình hình sử dụng nó. Xác định quy mô cấu thành quỹ phân phối cho lao
động của đơn vị; sự bình đẳng và bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của đơn vị.
- Thống kê vốn của các đơn vị trên các phương diện như: Quy mô cấu 3
thành sự biến động và tình hình sử dụng nó.
Thống kê doanh nghiệp cung cấp các công cụ để thu thập, xử lý và
phân tích thông tin về các hiện tượng kinh tế diễn ra trong doanh nghiệp để
giúp các nhà quản lý có căn cứ ra quyết định sản xuất kinh doanh trong ngắn
hạn hoặc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Như vậy, nắm bắt được thông tin là điều hết sức quan trọng để phục
vụ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn
thông tin có thể là: thông tin từ bản thân doanh nghiệp hoặc từ phương tiện
thông tin đại chúng. Nội dung thông tin có thể trên lĩnh vực kinh tế, khoa
học, kỹ thuật; chính sách của Nhà nước…
Thống kê phục vụ cho các nhà quản lý để ra quyết định về:
+ Hoạch định chiến lược ổn định kinh tế vĩ mô
Hàng ngày, các phương tiện thông tin đại chúng thường cung cấp
những thông tin thống kê phục vụ cho ra quyết định với mọi đối tượng trong
xã hội và với mọi cấp quản lý. Chẳng hạn, bản tin tài chính của VTV1 hàng
ngày cung cấp các số liệu giá cả một số hàng hóa nhạy cảm trong và ngoài
nước, chỉ số giá hàng tiêu dùng trong tháng; chỉ số hàng tồn kho; tỷ giá hối
đoái…đều là những thông tin quan trọng để ra quyết định về xuất-nhập
khẩu, để xác định hướng đầu tư…
+ Xác định định hướng phát triển kinh tế-xã hội
Trước khi xây dựng mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất
của doanh nghiệp hoặc thay đổi phương hướng sản xuất, kinh doanh người
có quyền ra quyết định phải nắm được và xử lý các thông tin về:
- Quan hệ cung - cầu mặt hàng này ở trong và ngoài nước;
- Tình hình phát triển của các mặt hàng thay thế mặt hàng này;
- Giá cả các yếu tố đầu vào và giá tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường trong và ngoàinước;
- Trình độ phát triển của khoa học, công nghệ đối với quá trình phát
triển của mặt hàng này trong hiện tại và tương lai... 4
- Nên mở rộng sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào ở đâu để vừa cung
cấp ổn định nguyên liệu đầu vào với giá cả mềm hơn, ổn định hơn, đồng
thời giúp cho vùng đó thực hiện được tốt hơn chính sách xã hội như “xóa
đói, giảm nghèo”; “phát triển và nâng cao dân trí…”.
Hệ thống thông tin trên lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế - xã
hội khác có liên quan.Chẳng hạn xét về quan hệ cung - cầu lại phụ thuộc vào
hàng loạt các thông tin khác nhau.Nếu sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu sản
xuất thì phải xuất phát từ các thông tin về suất đầu tư của toàn bộ nền kinh tế
quốc dân. Nếu nó là sản phẩm tiêu dùng của dân cư thì phải có được các
thông tin liên quan đến thu nhập của dân cư, tỷ lệ quỹ tiêu dùng của dân cư
dành cho tiêu dùng sản phẩm này; khả năng sản xuất và sự biến động có thể
về giá cả các sản phẩm thay thế. Ngoài ra, còn phải xem xét khả năng xuất
khẩu trên cơ sở các thông tin về ngoại thương. Đây là những vấn đề hết sức
phức tạp liên quan đến việc thiết lập hệ thống thông tin để lập bảng cân đối
liên ngành cũng như phục vụ các nhu cầu quản lý khác.
+ Thống kê giúp cung cấp và xử lý thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh
Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thương
trường. Mọi doanh nghiệp đều phải xuất hiện trên thương trường. Đây là
điểm rất khác biệt với cơ chế quản lý kinh tế theo phương thức quản lý kế
hoạch hóa tập trung. Để chiến thắng trong cạnh tranh, một mặt đòi hỏi các
cơ sở sản xuất phải bí mật thông tin về tình hình sản xuất và chi phí sản xuất
của đơn vị mình, mặt khác lại phải nắm bắt được các thông tin trên của các
đối thủ cạnh tranh cũng như của thị trường.
Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải tổ chức
thu thập thông tin nội bộ doanh nghiệp vừa phải tổ chức các cuộc điều tra
chuyên môn trên thị trường để có các thông tin về đối thủ cạnh tranh, thị hiếu,
nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư, giá cả thích hợp,...
+ Thống kê phục vụ tối ưu hóa sản xuất 5
Thống kê và xử lý các thông tin có liên quan đến việc cung và sử dụng
các yếu tố đầu vào như lao động, nguyên nhiên liệu,thiết bị máy móc...
Trong nền kinh tế thị trường thì "đầu ra" do thị trường quyết định một cách
khắt khe nhưng "đầu vào" còn tùy thuộc một phần vào việc tìm kiếm nó trên
thị trường của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc tìm kiếm các
yếu tố này đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng thậm chí của một quốc
gia. Người ta có thể tìm thấy nó trên phạm vi toàn cầu.
Do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt được các thông tin có liên quan
đến sản xuất, giá cả các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu ra
trên thị trường trong và ngoài nước để ra quyết định tối ưu.
Những thông tin về kinh tế có vai trò quan trọng để các doanh nghiệp
dự đoán xu thế phát triển trong tương lai gần và tương lai xa để doanh
nghiệp tìm ra phương hướng, bước đi phù hợp với tình hình chung, tranh thủ
thời cơ và khắc phục rủi ro trong hoạt động của mình.
Xét trên giác độ tổ chức, việc cung cấp, xử lý thông tin từ bên ngoài vào gồm có:
+ Thông tin quản lý: Gồm những thông tin mới nhất về các quan điểm
với các loại ý kiến mới nhất rút ra từ các hội thảo khoa học phục vụ cho việc
ra quyết định: kinh nghiệm quản lý tiên tiến, những văn bản mới về pháp
luật, các chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước cũng như của nước ngoài.
+ Thông tin kinh tế: Bao gồm những thông tin về giá cả, thị trường tài chính, thương mại...
+ Thông tin khoa học - công nghệ trong và ngoài nước, chọn và đánh
giá công nghệ mà doanh nghiệp có thể nhập, giới thiệu và chuyển giao.
1.3. Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp
Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa dạng trên nhiều
lĩnh vực.Vì thế việc thực hiện công tác thống kê của doanh nghiệp đòi hỏi
cũng có nhiều đổi mới. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị
thường xuyên thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Doanh 6
nghiệp vừa tự tìm kiếm thị trường đầu vào (mua nguyên vật liệu vừa phải
tìm thị trường đầu ra). Nhiệm vụ của thống kê doanh nghiệp như sau:
- Thu thập các thông tin liên quan đến diễn biến ở trong và ngoài
nước của các thị trường các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như lao động,
vốn, nguyên, nhiên, vật liệu…; biến động lượng cung, giá cả...;tình hình dự
trữ các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
- Thu thập các thông tin thống kê phản ánh tình hình sử dụng các yếu
tố đầu vào của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở này
doanh nghiệp chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, dự trữ... để đảm bảo
sản xuất, kinh doanh diễn ra trôi chảy, không bị ngưng trệ ở bất cứ một khâu
sản xuất kinh doanh nào.Đồng thời phải đạt được hiệu suất sử dụng các yếu
tố nguồn lực một cách tốt nhất.
- Thu thập thông tin phản ánh tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
phát hiện sự thay đổi nhu cầu của thị trường để có chủ trương chuyển đổi
sản xuất đối với từng mặt hàng một cách linh hoạt.
- Thu thập thông tin liên quan đến chi phí sản xuất, giá thành, giá cả,
mẫu mã, chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin cần thiết làm cơ sở để xây dựng chiến lược sản
xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Phân tích các thông tin đã thu thập được làm cơ sở cho việc lựa
chọn giải pháp nhằm củng cố và phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tích cực
hoặc tiêu cực đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện
tại và tương lai. Căn cứ vào các thông tin đã được xử lý, thống kê tiến hành
dự báo nhu cầu và khả năng phát triển của doanh nghiệp để lập kế hoạch
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Thường xuyên lập báo cáo thống kê định kỳ theo yêu cầu của doanh
nghiệp cũng như của địa phương, ngành chủ quản, ngân hàng, thống kê...
1.4. Hệ thống chỉ tiêu thống kê trong doanh nghiệp 7
- Hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho quản lý hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp
Hệ thống chỉ tiêu này bao gồm các thông tin đầu vào (lao động, vốn,
tài sản, chi phí,…), các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất, kinh
doanh (doanh thu, lợi nhuận, thuế, tình hình tài chính của doanh nghiệp,…),
các hoạt động đầu tư tài chính,… các thông tin về thị trường, khách hàng,…
Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý trong những giai đoạn khác nhau
mà hệ thống chỉ tiêu này có thể thay đổi, bổ sung, hoàn thiện.
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống chỉ tiêu định kỳ chủ yếu về vốn, tài
sản, chi phí và kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được phản
ánh tập trung trong các báo cáo tài chính: B01 – DN (Bảng cân đối kế toán);
B02 – DN (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh); và B03 – DN (Lưu chuyển tiền tệ).
Ví dụ,từ các báo cáo tài chính B02-DN, ta xác định được:
+ Các chỉ tiêu doanh thu, gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ; doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; doanh thu thuần hoạt
động tài chính (doanh thu hoạt động tài chính); doanh thu thuần hoạt động
kinh doanh; doanh thu thuần hoạt động khác (thu nhập khác); và, tổng doanh
thu thuần của các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Các chỉ tiêu lợi nhuận, gồm: lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ; lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ; lợi nhuận thuần
hoạt động tài chính; lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh; lợi nhuận thuần
hoạt động khác (lợi nhuận khác); tổng lợi nhuận thuần của các hoạt động của
doanh nghiệp (tổng lợi nhuận kế toán trước thuế); lợi nhuận trước lãi vay và
thuế (EBIT); lợi nhuận thuần sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau
thuế thu nhập doanh nghiệp).
+ Các chỉ tiêu chi phí, gồm: giá vốn hàng bán (hay tổng chi phí sản
phẩm hoàn thành hoặc tổng giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa); chi 8
phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; chi phí tiêu thụ (hay chi phí
ngoài sản xuất); tổng chi phí sản xuất, tiêu thụ (hay tổng giá thành hoàn toàn
hoặc tổng giá thành đầy đủ của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ); chi phí tài
chính; chi phí lãi vay; tổng chi phí kinh doanh (hay tổng chi phí sản xuất,
kinh doanh); chi phí khác; chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Hệ thống chỉ tiêu phục vụ cho báo cáo điều tra của cơ quan thống kê
+ Hệ thống chỉ tiêu này phụ thuộc vào hệ thống chỉ tiêu thống kê theo
chế độ báo cáo thống kế định kỳ hoặc các thông tin trong cuộc điều tra,…
Ví dụ, theo quyết định số 77/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo thống kê
cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và dự án có
vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài quy định các chỉ tiêu báo cáo gồm:
Những chỉ tiêu chung áp dụng đối với toàn bộ các doanh nghiệp, gồm có:
+ Thông tin định danh của doanh nghiệp;
+ Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp gồm: doanh thu chia theo ngành hoạt động, thuế và các khoản phí, lệ
phí nộp ngân sách, lợi nhuận;
+ Lao động và thu nhập của người lao động; đóng góp của doanh
nghiệp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp và kinh phí công đoàn;
+ Vốn đầu tư thực hiện trong năm chia theo nguồn vốn và khoản mục đầu tư;
+ Các khoản chi và đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ, xử lý và bảo vệ môi trường;
+ Các chỉ tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp
+ Các chỉ tiêu phản ánh tình hình xử lý rác thải doanh nghiệp và bảo vệ môi trường.
+ Những chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:
Ngoài các chỉ tiêu chung, các doanh nghiệp, dự án còn phải báo cáo 9
các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, bao
gồm: các chỉ tiêu phản ánh về sản phẩm(sản lượng), quy mô, năng lực sản
xuất của doanh nghiệp, cụ thể:
+ Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất công nghiệp báo cáo các chỉ
tiêu: khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ, tồn kho và giá trị sản phẩm
xuất kho tiêu thụ trong năm, doanh thu thuần sản xuất công nghiệp.
+ Doanh nghiệp có hoạt động xây dựng báo cáo các chỉ tiêu: giá trị
sản xuất xây dựng theo loại công trình; diện tích nhà ở hoàn thành trong năm
theo chất lượng nhà, loại nhà và công trình thực hiện trong năm.
+ Doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ lưu trú báo cáo các chỉ tiêu: số
cơ sở kinh doanh; lượt khách,ngày khách phục vụ.
+ Doanh nghiệp có hoạt động vận tải, kho bãi, bốc xếp báo cáo các
chỉ tiêu: số lượng phương tiện vận tải chia theo loại đường; sản phẩm vận
tải, bốc xếp chia theo loại đường.
+ Doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ ăn uống báo cáo các chỉ tiêu: số
cơ sở kinh doanh theo ngành.
+ Doanh nghiệp có hoạt động du lịch báo cáo các chỉ tiêu: số cơ sở;
lượt khách,ngày khách du lịch theo tua.
+ Doanh nghiệp có hoạt động nông, lâm nghiệp và thủy sản báo cáo
các chỉ tiêu: diện tích, năng suất, sản lượng một số loại cây; số lượng, sản
phẩm một số vật nuôi; sản lượng khai thác lâm sản; sản lượng thủy sản nuôi
trồng, khai thác; và, tàu thuyền khai thác hải sản có động cơ.
+ Doanh nghiệp có hoạt động thu gom và xử lý rác thải báo cáo các
chỉ tiêu: khối lượng rác thải đã thu gom,xử lý trên địa bàn.
+ Doanh nghiệp có hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa báo cáo các
chỉ tiêu: lượng và giá trị xuất(nhập) khẩu phân theo nước và mặt hàng.
+ Doanh nghiệp có hoạt động thu(chi) dịch vụ với nước ngoài báo cáo
các chỉ tiêu: giá trị thu(chi) theo loại dịch vụ và theo đối tác.
1.5. Các phương pháp thống kê doanh nghiệp 10
Để thống kê được đúng và chính xác các chỉ tiêu phục vụ cho công tác
quản lý doanh nghiệp, trước hết thống kê doanh nghiệp cần nắm chắc các
khái niệm cơ bản của kinh tế học. ví dụ, khi tính năng suất lao động phải
hiểu đúng khái niệm về năng suất lao động, những kết quả sản xuất nào và
loại lao động nào được đưa vào tính toán năng suất lao động.
Mặt khác đòi hỏi người làm thống kê doanh nghiệp phải nắm chắc các
phương pháp thu thập, tính toán,phân tích các thông tin về hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các phương pháp thường sử dụng:
+ Các phương pháp điều tra thu thập thông tin thống kê
+ Các phương pháp sắp xếp và trình bày thông tin thống kê. Sử dụng
phương pháp phân tổ để tổng hợp tài liệu,ngoài ra phân tổ còn có thể sử
dụng để phân tích mối quan hệ nhân quả; mối quan hệ tương tác giữa các
nhân tố của hiện tượng nghiên cứu. Sự biến động của một chỉ tiêu kết quả
nào đó như tổng giá trị sản xuất; giá trị gia tăng; lợi nhuận; năng suất lao
động; thu nhập của người lao động… phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Vì
thế, để nghiên cứu và đề ra giải pháp hữu hiệu trong quản lý người ta thường
phân tổ phức tạp theo nhiều tiêu thức nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thức
kết quả. Sử dụng phương pháp bảng thống kê và đồ thị thống kê để trình bày thông tin thống kê.
+ Phương pháp tính các chỉ tiêu thống kê: chỉ tiêu tuyệt đối,chỉ tiêu
tương đối,chỉ tiêu trung bình,các chỉ tiêu đo độ đồng đều ở doanh nghiệp và
việc vận dụng nó trong thực tiễn.
+ Phương pháp dãy số thời gian để phân tích xu hướng,đặc điểm biến
động của các hiện tượng và quá trình liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và trên cơ sở đó thực hiện một số dự báo đơn giản.
+ Sử dụng phương pháp chỉ số để so sánh và phân tích mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu tổng hợp.
+ Sử dụng phương pháp hồi quy và tương quan không những giúp
cho thống kê doanh nghiệp phân tích, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng 11
của từng nhân tố; của đa nhân tố đến tiêu thức kết quả mà còn giúp cho
việc dự đoán kết quả khi có sự biến động của một hoặc một số tiêu thức nguyên nhân.
+ Ngoài ra,có thể vận dụng các phương pháp của “Lý thuyết xác suất
và thống kê toán” để nghiên cứu tính đại diện các số đo thống kê; vận dụng
quy luật số lớn trong nghiên cứu thống kê doanh nghiệp.
Các phương pháp mà thống kê doanh nghiệp sử dụng có cơ sở phương
pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Điều đó được thể hiện trên các góc độ:
+ Nghiên cứu quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp ở trạng thái luôn vận động. Sự vận động được biểu hiện bằng số liệu
thống kê của doanh nghiệp có sự biến động theo thời gian; biến động theo
không gian và biến động trong cơ cấu của hiện tượng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu sự biến động trong mối quan hệ biện chứng chịu sự tác
động đa chiều của các tiêu thức nguyên nhân. Thông qua sự biến đổi về lượng
để tìm ra sự thay đổi về chất của hiện tượng nghiên cứu trong doanh nghiệp.
+ Thông qua dãy số biến động theo thời gian thống kê doanh nghiệp
tiến hành dự đoán xu thế phát triển của hiện tượng để hoạch định chiến lược
phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai.
+ Xây dựng các phương pháp đo lường, các công thức tính toán mang
tính khoa học và thường xuyên hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của công
tác quản lý doanh nghiệp. 12 BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Bài 1:
Cho số liệu thống kê về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
thương mại B trong năm 2018 và 2019 như sau: Chỉ tiêu Đơn vị 2018 Kế hoạch 2019 Thực hiện 2019 Gạo Triệu tấn 28,8 29,5 30,0 Cà phê Triệu tấn 10,0 12 11 Doanh thu Tỷ đồng 6200 8000 7800
Yêu cầu: Tính số tương đối động thái (phát triển); số tương đối nhiệm vụ
kế hoạch và số tương đối thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp B trong 2 năm nói trên. Bài 2
Có số liệu về giá trị sản xuất (GO) của doanh nghiệp A qua một số năm như sau: Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GO (tỷ đồng) 105 125 154 176 202 229
Yêu cầu: Tính giá trị sản xuất (GO) bình quân giai đoạn 2012 - 2017;
đánh giá sự biến động của GO qua các năm và cả giai đoạn từ 2012 đến 2017; Bài 3
Có tài liệu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp Y trong 3 tháng đầu năm 2020 như sau: Chỉ tiêu
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
Kế hoạch đạt Giá trị sản xuất (GO) (tỷ đồng) 38 34 42
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch GO (%) 105 102 104
Số công nhân ngày đầu tháng (Người) 204 200 206
Cho biết số công nhân vào ngày 1/4/2020 là 208 người. Yêu cầu tính:
a. Giá trị sản xuất (GO) thực tế bình quân của quý I
b. Số công nhân bình quân mỗi tháng và cả quý I 13
c. Năng suất lao động bình quân một tháng của một công nhân trong quý I
d. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch bình quân một tháng của quý I Bài 4
Có số liệu thống kê về giá bán và sản lượng hàng hóa tiêu thụ ở một siêu thị B như sau:
Giá bán lẻ (nghìn đồng) Lượng hàng tiêu thụ Tên hàng Đơn vị Kỳ gốc Kỳ n/c Kỳ gốc Kỳ n/c Cà chua Kg 10 15 1000 1100 Nước mắm Lít 25 20 2000 2500 Vải Mét 60 70 100 80
Yêu cầu: Dùng phương pháp chỉ số để đánh giá sự biến động của giá
bán và lượng hàng tiêu thụ các sản phẩm của siêu thị, ảnh hưởng của sự biến
động các nhân tố đó tới doanh thu của siêu thị như thế nào? Bài 5
Dữ liệu tổng hợp về tình hình sản xuất lúa của một xã như sau: Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Diện tích gieo trồng (ha) 496,8 543,7 Sản lượng lúa (Tấn) 2.285,28 2.718,5 Yêu cầu:
a. Xác định chỉ số phản ánh biến động năng suất thu hoạch lúa của xã qua hai năm
b. Phân tích biến động của sản lượng lúa qua hai năm do ảnh hưởng
của nhân tố năng suất thu hoạch và diện tích gieo trồng Chương 2
THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về thống kê kết quả sản xuất kinh doanh
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản về kết quả sản xuất kinh doanh 14
2.1.1.1. Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác
tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan,
trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ
mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đòi hỏi các
hoạt động sản xu ất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản
xuất hàng hoá như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng thời các hoạt
động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng
các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sách tiếp thị,
khuyến mãi… và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về cơ
chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư… Do vậy khi
thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ ý nghĩa, nhiệm vụ
, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải thống kê kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu
của các đối tượng tiêu dùng, không tự sản xu ất được hoặc không đủ điều
kiện để tự sản xuất những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu
tiêu dùng, hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung
cấp cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng
tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, ho
ạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ
công tác tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi:
+ Các quy luật kinh tế khách quan. + Các nhân tố bên trong.
+ Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 15
Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích
của hoạt động kinh doanh là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không
phải để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.
+ Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quả
sản xuất và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh.
+ Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh có thể cân, đong, đo
đếm được, đó là sản phẩm hàng hoá để trao đổi trên thị trường. Người chủ
sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình sản xuất ra.
+ Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản
phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất
lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng,
thông tin về kỹ thuật công nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế
tài chính, pháp luật Nhà nước có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu
dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển
kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu
hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
Các loại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Để xác định doanh nghiệp đó thuộc ngành sản xuất nào, thống kê
thường chia các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành các loại sau:
+ Hoạt động sản xuất chính là các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng chủ
yếu của một doanh nghiệp sản xuất.
+ Hoạt động sản xuất phụ là các hoạt động của một doanh nghiệp sản
xuất được thực hiện nhằm tận dụng các yếu tố dôi thừa của hoạt động chính
để sản xuất ra các sản phẩm phụ nhưng giá trị gia tăng của nó phải nhỏ hơn
giá trị gia tăng của hoạt động sản xuất chính. 16
+ Hoạt động sản xuất hỗ trợ là các hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp để tự thỏa mãn nhu cầu cho sản xuất chính hoặc sản xuất phụ của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Khái niệm kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng tiền
toàn bộ thành quả lao động hữu ích do những người lao động của đơn vị đó
làm ra trong một thời kỳ nhất định.
Kết quả SXKD của đơn vị là các sản phẩm(vật chất hoặc dịch vụ)
hữu ích của hoạt động sản xuất, kinh doanh do lao động của đơn vị tạo ra
trong một thời kỳ nhất định,đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và tiêu dùng xã hội.
Như vậy, chỉ được coi là kết quả sản xuất của một doanh nghiệp khi
đạt được các điều kiện sau:
+ Trước hết nó phải là thành quả lao động do người lao động của doanh nghiệp đó làm ra.
Điều này có nghĩa là những sản phẩm mà doanh nghiệp mua từ bên
ngoài về mà không đầu tư chế biến gì thêm thì không được coi là kết quả sản
xuất của doanh nghiệp. Ví dụ, trong năm doanh nghiệp A sản xuất được 100
tấn thóc. Nhu cầu tiêu dùng của doanh nghiệp trong năm là 150 tấn. Đơn vị
phải mua thêm 50 tấn để cân đối với nhu cầu. Đơn vị đã mua 50 tấn về nhập
kho mà chưa có đầu tư gì thêm để chế biến. Do đó, khi tính vào kết quả sản
xuất trong năm của doanh nghiệp chỉ được tính là 100 tấn.
+ Hai là, nó phải là sản phẩm hữu ích
Một sản phẩm được coi là sản phẩm hữu ích khi và chỉ khi sản phẩm
đó tính đến thời điểm tính toán phải đáp ứng được nhu cầu của người sản
xuất: hoặc có thể dùng để tái sản xuất hoặc có thể đem đi tiêu thụ được hoặc
còn đang nằm trong trạng thái sản phẩm sản xuất dở dang. 17
+ Ba là, nó được tính trong một khoảng thời gian nào đó: 1 ngày; 1
tháng; 1 quý hoặc cả năm. Điều này có nghĩa là kết quả sản xuất là số lũy kế
(hay còn gọi là số thời kỳ).
2.1.2. Các dạng biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp
Kết thúc khoảng thời gian để tính kết quả (1 ngày; 1 tháng; 1 quý hoặc
cả năm) kết quả sản xuất của các doanh nghiệp thường tồn tại dưới nhiều
dạng chứ không thể chỉ có một dạng là thành phẩm. Các dạng biểu hiện kết quả có thể là: - Thành phẩm
Là sản phẩm đã trải qua toàn bộ các khâu của quy trình sản xuất của
doanh nghiệp; đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mà doanh nghiệp đó đề ra; đã được
tiến hành kiểm tra chất lượng và đã hoặc đang làm thủ tục nhập kho (quy
định chung cho sản phẩm của các ngành công nghiệp ngoại trừ một số loại
sản phẩm có quy định riêng không phải kiểm tra chất lượng sản phẩm và
không phải làm thủ tục nhập kho như sản xuất điện năng, sản xuất nước
sạch, sản xuất nước đá...). Sản phẩm của ngành nông, lâm, thủy sản, sản
phẩm dịch vụ thì không có chuyện làm thủ tục nhập kho thành phẩm. - Bán thành phẩm
Là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy
trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng. Bán thành phẩm có
thể đem đi tiêu thụ được. - Tái chế phẩm
Là sản phẩm đã được hoàn thành ở một hoặc một số khâu của quy
trình sản xuất nhưng chưa đến khâu sản xuất cuối cùng và hiện tại đang
được chế biến ở một khâu nào đó. Nó không đem đi tiêu thụ được.
- Sản phẩm sản xuất dở dang
Gồm toàn bộ bán thành phẩm, tái chế phẩm có tại thời điểm nghiên cứu. - Sản phẩm chính
Là sản phẩm thu được thuộc mục đích chính của quy trình sản xuất. 18 - Sản phẩm phụ
Là sản phẩm thu được thuộc mục đích phụ của quy trình sản xuất.
Chẳng hạn, kết quả chăn nuôi thu được sản phẩm chính là thịt, trứng,
sữa…còn sản phẩm phụ là phân bón.
- Sản phẩm song đôi
Trong một quy trình sản xuất thu được đồng thời hai hoặc nhiều loại
sản phẩm đều là sản phẩm chính. Ví dụ, trong quá trình chăn nuôi bò sữa thu
được đồng thời hai loại sản phẩm chính đó là sữa và bê con. Chăn nuôi ong
thu được mật ong và sáp ong. Đây cũng là sản phẩm song đôi.
2.2. Ý nghĩa và nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh
2.2.1. Ý nghĩa của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh
Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quan
trọng đối với công tác quản lý kinh tế. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp được tiến hành trong những điều kiện như thế nào cũng có
những tiềm ẩn, những khả năng tiềm tàng chư a phát hiện. Do đó, thông qua
thống kê hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp mới phát hiện và
khai thác triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, kế hoạch sản xuất của
doanh nghiệp đề ra; đồng thời đánh giá khả năng trình độ tổ chức sản xuất
và quản lý việc sử dụng các yếu tố sản xuất.
2.2.2. Nhiệm vụ của thống kê kết quả sản xuất kinh doanh
Để thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần
giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Xác định được khái niệm sản phẩm của từng ngành kinh tế và phân
loại các sản phẩm đó theo các tiêu thức phù hợp, để có thể xác định đúng kết
quả sản xuất của từng doanh nghiệp, từng ngành, tránh trình trạng xác định
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trùng lắp hoặc bỏ sót kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 19
+ Xác định kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua những
mục tiêu, kế hoạch sản xuất như chất lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản
phẩm sản xuất và tiêu thụ
+ Đánh giá biến động tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp qua các thời kỳ qua các chỉ tiêu.
+ Dự đoán kết quả SXKD của doanh nghiệp.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê đo lường kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, để
đảm bảo cho sự so sánh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội với các nước trong khu
vực và trên thế giới, tạo điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác thu hút vốn đầu
tư nước ngoài. Ngày 25/12/1992 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết
định số 183/ Ttg về việc áp dụng Hệ thống tài khoản quốc gia SNA
(System of National Accounts) thay cho chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh theo hệ th ống MPS (Material Product System).
Do đó, để phù hợp với hệ thống các chỉ tiêu theo hệ thống SNA, khi đánh
giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thống kê tính
toán theo 2 nhóm chỉ tiêu:
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu tính bằng hiện vật và hiện vật quy ước
2.3.1.1. Chỉ tiêu hiện vật
Là chỉ tiêu phản ánh số lượng sản ph ẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất
(hay tiêu thụ ) theo các đơn vị tính toán phù hợp với tính chất vật lý tự nhiên
của sản phẩm.Ví dụ: cái, chiếc, m, lít, kg, tạ, tấn,.v .v .
- Ưu điểm: Đơn vị hiện vật cho ta thấy được khối lượng sản phẩm mà
doanh nghiệp sản xuất ra trong một thời kỳ nào đó. Ngoài ra, nó còn là cơ sở
để tính toán các chỉ tiêu bằng tiền khác và là nguồn số liệu để lập kế hoạch
tính toán các chỉ tiêu kinh tế khác.
- Nhược điểm: Theo đơn vị hiện vật chỉ
thống kê kết quả sản xuất kinh
doanh cho từng sản phẩm cụ thể mà không tổng hợp được kết quả của toàn 20