Giáo trình viết về Lịch sử đảng | Trường Đại Học Phú Yên
Giáo trình viết về Lịch sử đảng | Trường Đại Học Phú Yên được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
PGS.TS Nguyễn Văn Thưởng (chủ biên)
Th.S Đỗ Thị Minh Trang GIÁO TRÌNH
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN
(Dùng cho sinh viên Đại học, Cao đẳng trường Đại học Phú Yên) Phú Yên, 2019 0
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử địa phương là một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, do đó nghiên cứu
và học tập lịch sử địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc học tập và
nghiên cứu lịch sử dân tộc.
Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy và học tập
lịch sử địa phương được tăng cường góp phần không nhỏ vào việc hiểu biết đầy đủ,
toàn diện, sâu sắc các vấn đề lịch sử dân tộc, cũng như việc bồi dưỡng, giáo dục truyền
thống yêu quê hương, đất nước và rèn luyện kĩ năng thực hành cho sinh viên ở các
trường đại học, cao đẳng.Tuy nhiên, việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa
phương Phú Yên vẫn chưa được tiến hành đều khắp và thống nhất trong các trường
Đại học, cao đẳng và THPT, THCS trong tỉnh. Vì thế, giáo trình này được biên soạn
nhằm trang bị giúp các giảng viên có thêm tài liệu giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu
cho sinh viên trường Đại học Phú Yên và giáo viên các trường lân cận tham khảo.
Đối với các ngành sư phạm ở trường Đại học,Cao đẳng, việc nghiên cứu và
giảng dạy lịch sử địa phương yêu cầusinh viên cần nắm vững những kiến thức cơ bản
về vị trí và đối tượng nghiên cứu của lịch sử địa phương; những nội dung cơ bản của
công tác nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương; những phương pháp
cần thiết trong nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương và bài giảng lịch sử địa phương ở tr ờng ư
THPT và THCS trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó tiến hành
dạy và học tốt các tiết lịch sử địa phương trong nhà trường theo chương trình của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, góp phần gắn bó giữa nhà trường với các địa phương, phát huy
tốt vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.
Trong quá trình sử dụng giáo trình này, các giảng viên và sinh viên cần phải
nắm vững phần vận dụng lí thuyết vào thực hành; tổ chức cho giảng viên và sinh viên
nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, cũng như biên soạn lịch sử nhà trường, lịch
sử ban ngành, xây dựng phòng truyền thống, tổ chức các hoạt động thực hành trên
thực địa, thực tế bộ môn. Luôn chú ý mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử
dân tộc trong nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy bài lịch sử địa phương.
Nội dung của giáo trình gồm có 4 chương:
Chương 1: Tổng quan Lịch sử địa phương, cung cấp cho người đọc những
kiến thức cơ bản về nội hàm của khái niệm lịch sử địa phương, về đối tượng, nhiệm
vụ, vị trí và tầm quan trọng của môn học trong nhà trường. Hơn nữa, chương 1 của 1
giáo trình được xác định nội dung của lịch sử địa phương Phú Yên thể hiện trong mối
quan hệ chặt chẽ với lịch sử dân tộc.
Chương 2: Lịch sử tỉnh Phú Yên từ khi thành lập đến đầu thế kỷ
XX.Chương này trang bị cho giáo viên và sinh viên những sự kiện lịch sử tiêu biểu
của tỉnh Phú Yên trong quá trình hình thành, trong đó có sự phát triển của các phong
trào yêu nước đến đầu thế kỉ XX.
Chương 3: Lịch sử tỉnh Phú Yên từ năm 1930 đến năm 1975.Chương này
cung cấp những sự kiện lịch sử tiêu biểu của tỉnh Phú Yên từ khi Đảng ra đời, lãnh đạo
cách mạng địa phương đấu tranh giành thắng lợi, giải phóng quê hươnggiai đoạn 1930-1975.
Chương 4: Lịch sử tỉnh Phú Yên từ năm 1975 đến năm 2015.Nội dung
chương này trang bị những kiến thức về thành tựu kinh tế, xã hội và công cuộc đổi
mới, hội nhập của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1975-2015.
Sau mỗi chương có hệ thống câu hỏi, bài tập giúp giáo viên và sinh viên củng
cố, hệ thống hóa kiến thức. 2 Chương 1
TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG MỤCTIÊU * Kiếnthức
- Hiểu được các khái niệm “địa phương” và “lịch sử địa phương”.
- Xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu của lịch sử địa phương.
- Phân tích được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
- Xác định được vai trò và ý nghĩa việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học. *Kỹnăng
- Xác định được các đối tượng lịch sử địa phương trong tỉnh Phú Yên.
- Phân tích được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương Phú Yên với lịch sử Nam
Trung Bộ và cả nước qua các giai đoạn lịch sử. * Thái độ
- Có ý thức đúng đắn đối với việc học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương quê hương mình.
-------------------------------------------------------
1.1. Khái niệm lịch sử địa phương và đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm “lịch sử địa phương”
“Địa phương là những vùng, khu vực trong quan hệ với những vùng và khu vực
khác trong nước”1.
“Địa phương” hiểu theo nghĩa cụ thể là những đơn vị hành chính của một quốc
gia, như thành phố, tỉnh, thị xã, quận, huyện, phường, thị trấn, xã, thôn, bản, làng,
buôn, mường, ấp,... Nói một cách khái quát, địa phương là những vùng đất, khu vực
nhất định, được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên (không giống địa giới
hành chính), như miền Bắc, miền Nam, miền Trung, Tây Nguyên, Việt Bắc, đồng
bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ, khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ…
Từ khái niệm trên, theo nghĩa thông thường có thể nói Lịch sử địa phương
chính là lịch sử của các địa phương. Cụ thể, lịch sử địa phương bao hàm cả lịch sử các
1Từ điển Tiếng Việt(1992)– Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, tr.321. 3
đơn vị sản xuất, chiến đấu, các cơ quan, trường học, bệnh viện. Tuy nhiên, về mặt
chuyên môn - kỹ thuật, người ta thường xếp nó vào một thể loại khác trong nghiên cứu
lịch sử - đó là lịch sử chuyên ngành.
1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các đơn vị hành chính của một quốc gia (thôn, xã,
huyện, tỉnh, thành phố...). Với loại đối tượng này, lịch sử địa phương nghiên cứu toàn
diện về tình hình các mặt hoạt động của con người (kinh tế, chính trị, quân sự, xã
hội...) ở một địa phương cụ thể. Đó có thể là toàn bộ lịch sử quá trình hình thành, phát
triển của địa phương đó từ khi ra đời đến thời điểm nghiên cứu, cũng có thể trong một
giai đoạn lịch sử cụ thể trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc trong những giai đoạn
tương ứng. Trên cơ sở đó rút ra những nét đặc trưng của địa phương:các giá trị vật
chất và tinh thần, những thành tựu và đóng góp của địa phương đối với cả nước... để
minh họa, bổ sung cho lịch sử dân tộc.
Nghiên cứu về đối tượng này, có nhiều thể loại phong phú như:
- Lịch sử Đảng bộ, các đoàn thể cách mạng của địa phương.
- Lịch sử các phong trào cách mạng ở địa phương.
- Lịch sử phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục... của địa phương.
- Những đóng góp và truyền thống của địa phương trong lịch sử.
- Lịch sử hình thành, phát triển của làng, xã, thành phố, chợ...
- Nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng lịch sử ở một địa phương có liên quan tới
những sự kiện, hiện tượng lịch sử dân tộc.
Nhiệm vụ nghiên cứu:Với các đối tượng nói trên, lịch sử địa phương có nhiệm
vụ nghiên cứu một cách đầy đủ có hệ thống, sâu sắc về lịch sử của nó (tùy theo phạm
vi không gian và thời gian mà yêu cầu của công việc nghiên cứu xác định).
Khi nghiên cứu một đối tượng cụ thể cần phải đặt nó và nghiên cứu nó trong
mối quan hệ với hoàn cảnh lịch sử chung, chỉ ra sự tác động, ảnh hưởng của hoàn cảnh
chung đến đối tượng nghiên cứu, từ đó rút ra những đặc điểm của địa phương.
1.1.3. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử Việt Nam
Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc là mối quan hệ biện
chứng giữa cái chung và cái riêng.
Tri thức lịch sử địa phương là những biểu hiện sinh động, cụ thể, đa dạng của
tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương bổ sung, minh họa cho lịch sử dân tộc, để 4
nghiên cứu, nhận thức lịch sử dân tộc hoàn chỉnh, sâu sắc hơn. Lịch sử địa phương là
một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, nghiên cứu lịch sử dân tộc muốn hoàn chỉnh
phải nghiên cứu lịch sử địa phương.
Lịch sử dân tộc được hình thành trên cơ sở khối lượng tri thức, tư liệu lịch sử
địa phương đã được khái quát và tổng hợp ở mức độ cao. Một sự kiện, hiện tượng lịch
sử xảy ra đều mang tính chất địa phương, vì nó gắn với một không gian cụ thể ở một
địa phương nhất định.
Lịch sử dân tộc góp phần nghiên cứu, nhận thức, giảng dạy lịch sử địa phương
đầy đủ, hoàn chỉnh, sâu sắc hơn. Nghiên cứu lịch sử địa phương tách rời lịch sử dân
tộc, tức là tách rời hoàn cảnh lịch sử chung có quan hệ hữu cơ với lịch sử địa phương,
sẽ không sâu sắc, tính khoa học, giá trị thuyết phục bị hạn chế.
Tri thức lịch sử địa phương góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu, giáo dục
truyền thống dân tộc; bổ sung tư liệu lịch sử để dạy lịch sử dân tộc sinh động, hấp dẫn và sâu sắc hơn.
1.2. Vai trò và ý nghĩa việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học 1.2.1. Vai trò
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học sẽ giúp ích cho việc học
tập và rèn luyện trong thực tế, tập dượt nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với thực
tiễn cuộc sống xã hội. Cụ thể là:
- Rèn luyện năng lực vận động quần chúng, kiểm nghiệm những vấn đề lý
thuyết của môn học đã học ở nhà trường.
- Bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
- Góp phần phục vụ mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương Phú Yên. Gắn
mục đích học tập, rèn luyện với mục đích phục vụ nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.
- Bồi dưỡng về mặt chuyên môn đối với người giáo viên lịch sử ở trường phổ thông:
+ Nhiệm vụ giảng dạy: Trong chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông,
ngoài lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc còn có phần kiến thức về lịch sử địa phương. Vì
vậy môn học này sẽ trang bị cho người học những hiểu biết về phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương. 5
+ Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:Lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà người giáo
viên lịch sử ở trường phổ thông có điều kiện thuận lợi và khả năng để tham gia đạt
hiệu quả chính là nghiên cứu về lịch sử địa phương. Vì vậy, môn học này sẽ trang bị
cho người học những hiểu biết về cách thức tổ chức, phương pháp nghiên cứu và biên
soạn lịch sử địa phương.
Như vậy, việc dạy học lịch sử địa phươnggóp phần vào việc cung cấp, làm
phong phú thêm tri thức lịch sử cho học sinh, giúp các em không những hiểu rộng hơn,
sâu hơn lịch sử dân tộc mà còn hiểu biết được lịch sử của quê hương mình. 1.2.2. Ý nghĩa
Dạy học lịch sử địa phươnggắn liền với lịch sử dân tộc sẽ giúp học sinh:
- Hiểu rõ hơn những khái niệm lịch sử chung và riêng; nhận thức cụ thể, sinh
động hơn những hình thái kinh tế- xã hội của các giai đoạn phát triển của lịch sử dân
tộc. Trên cơ sở đó, giúp học sinh giải thích được những nét riêng biệt, đặc thù trong
các hiện tượng lịch sử, góp phần phát triển tư duy lịch sử của sinh viên.
- Góp phần không nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho sinh
viên, đặc biệt là lòng yêu quê hương đất nước. Lòng yêu quê hương là điểm xuất phát,
cơ sở và nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc. Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu quê
hương xứ sở đã in trong ký ức của mỗi người. Tình yêu quê hương của các em được
nhân lên, mở rộng ra thành lòng yêu đất nước, tự hào dân tộc Việt Nam.
- Thông qua việc dạy học lịch sử địa phương, người học được tiếp xúc với
nhiều tài liệu, hiện vật lịch sử của địa phương mình, các em sẽ được trang bị thêm các
kiến thức về cuộc sống lao động, về truyền thống lao động và chiến đấu của nhân dân
địa phương nên có tác dụng giáo dục học sinh lòng yêu lao động, kính trọng và biết ơn
các thế hệ tiền bối; từ đó, hình thành cho các em những khái niệm về nghĩa vụ của
mình đối với quê hương, làng xóm, xứng đáng là người kế tục sự nghiệp của các thế hệ cha anh.
- Giáo dục tinh thần quốc tế cho học sinh. Sự hy sinh, tinh thần anh dũng chiến
đấu của các thế hệ cha anh ở địa phương trong việc làm nghĩa vụ quốc tế ở các nước
bạn láng giềng Lào và Campuchia đã góp phần tích cực vào việc vun đắp tình hữu
nghị đặc biệt trong sáng, rất mực thủy chung giữa ba dân tộc Đông Dương.
- Giáo dục cho thế hệ trẻ biết yêu quý và có ý thức bảo vệ môi trường. Bảo vệ
môi trường dưới góc độ bộ môn, trước hết là bảo vệ những di tích lịch sử, văn hoá của 6
địa phương; những công trình công cộng, những cảnh quan danh thắng cùng với môi
sinh đã góp phần làm cho mỗi địa phương một cảnh quan riêng biệt. Điều này làm cho
học sinh nắm vững, hiểu sâu sắc hơn khái niệm khoa học: “Tự nhiên- Xã hội- Con
người”, thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục và cải tạo tự nhiên một cách hợp quy luật.
Dạy học lịch sử địa phươngở trường phổ thông về thực chất mang tính chất
nghiên cứu khoa học về lịch sử địa phương. Do đó có tác dụng tích cực trong việc rèn
luyện khả năng thực hành cho người học rất lớn. Thể hiện:
- Trang bị cho sinh viên khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu, bồi dưỡng
phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Rèn luyện những kỹ năng, thói quen công tác thực tiễn, biết vận dụng những
kiến thức đã học vào cuộc sống sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt hàng ngày, góp phần
phát huy tác dụng trung tâm văn hóa, khoa học- kỹ thuật của nhà trường đối với địa
phương, gắn liền nhà trường với đời sống xã hội, phục vụ mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương Phú Yên.
Dạy học lịch sử địa phương có ý nghĩa về nhiều mặt (giáo dưỡng, giáo dục và
phát triển). Do đó, chúng ta cần khắc phục những thiếu sót trong nhận thức, tư tưởng
và quan tâm nhiều hơn việc cải tiến về nội dung và phương pháp để dạy tốt các tiết
lịch sử địa phươngđược quy định trong chương trình, cũng như sử dụng tài liệu lịch sử
địa phươngtrong dạy học lịch sử dân tộc nhằm góp phần thực hiện lời dạy của cố Thủ
tướng Phạm Văn Đồng: “Giáo dục phổ thông, ngay ở trường phổ thông cơ sở, bằng
cả việc giảng dạy nội khóa và các hoạt động ngoại khóa phải đạt đến kết quả là làm
cho người học sinh biết mình sống trong một huyện, một nước, một vũ trụ như thế nào,
và mình phải làm gì để cống hiến xứng đáng cho nhân dân và đất nước... Giáo dục
phổ thông phải gắn liền với lịch sử thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm
cho việc giảng dạy và học tập ở nhà trường thấm đậm hơn cuộc đời thực. Học sinh
ngay từ lúc còn đi học đã sống thực tế với xã hội chung quanh”2.
-------------------------------------------------------
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Phân biệt khái niệm “địa phương” và “lịch sử địa phương”.
2Báo Nhân dân, Số ra ngày 26/11/ 1984. 7
2. Nêu điểm giống và khác nhau giữa đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của lịch sử
địa phương và lịch sử dân tộc. 3. Phân tích mối q
uan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
4. Phân tích vai trò và ý nghĩa việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. 8 Chương 2
LỊCH SỬ TỈNH PHÚ YÊN TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX MỤCTIÊU * Kiếnthức
-Xác định được những nét phát triển chính và những sự kiện tiêu biểu của lịch
sử tỉnh Phú Yên từ khi thành lập đến đầu thế kỉ XX.
- Xác định được một số Di chỉ khảo cổ học quan trọng trên vùng đất Phú Yên.
- Đánh giá đúng vai trò của Thành hoàng Lương Văn Chánh đối với việc khai
phá và thành lập tỉnh Phú Yên.
- Phân tích được những nội dung cơ bản của phong trào yêu nước trong trào
chống Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX và tìm hiểu về một số nhân vật lịch sử tiêu
biểu của phong trào như Lê Thành Phương, Nguyễn Hào Sự,Võ Trứ. * Kỹnăn g
- Vận dụng những kiến thức đã học để phân tích vai trò của tỉnh Phú Yên trong
sự phát triển của lịch sử dân tộccuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
- Sưu tầm, sắp xếp các tư liệu liên quan đến các sự kiện và nhân vật lịch sử tỉnh
Phú Yên trong giai đoạn này. * Thái độ
- Bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.
- Có ý thức trân trọng và bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa của địa phương.
-------------------------------------------------------
2.1. Vài nét về lịch sử vùng đất Phú Yên trước năm 1611
Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn viết về đạo Phú Yên
“xưa là đất Việt Thường thị, đời Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán là Lâm Ấp, đời Tùy
là quận Lâm Ấp, đời Đường đổi làm Châu Lâm, sau bị Chiêm Thành chiếm cứ, tức là
đất Bà Đài và Đà Lãng”. Những ghi chép trên chỉ rõ một điều, Phú Yên là vùng đất
cực nam của Việt Thường thị, rồi Tượng Quận, sau đó là Lâm Ấp… chỉ cần vượt qua
Đá Bia sang đất Khánh Hòa là tới một vùng đất khác, mà sử sách gọi là vùng đất ngoài cửa ải quận Nhật Nam. 9
Từ năm 1471 trở về trước, Phú Yên là một bộ phận của vương quốc cổ
Chămpa. Chính sử ghi rằng: Đời Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức năm thứ hai
(1471), sau khi thắng trận Đồ Bàn, biên giới nước ta lấy núi Đá Bia ở đèo Cả làm cột
mốc: “Khi quân Chiêm đại bại ở Đồ Bàn, Vua Chiêm là Trà Toàn bị bắt, thì tướng là
Bô Trì Trì chạy đến Phiên Lung (Phan Rang ngày nay), giữ lấy đất ấy, xưng làm vua
Chiêm Thành. Trì Trì lấy được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần
tiến cống, Vua phong cho làm vương. Vua lại phong vương cho Hoa Anh và Nam Bàn
làm 3 nước để ràng buộc”.
Trên vùng đất mới ba phủ được thiết lập. Đó là phủ Thăng Hoa (nay là tỉnh
Quảng Nam), phủ Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) phủ Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định). Còn
đất từ đèo Cù Mông tới đèo Cả vẫn để dân tự trị.
Năm 1545, người có công tái lập lại nhà Lê là Nguyễn Kim bị sát hại. Trịnh
Kiểm là con rể lên thay đã nắm được quyền hành cao nhất trong triều đình vua Lê và
giết Nguyễn Uông – con cả của Nguyễn Kim để loại bỏ dần ảnh hưởng của họ
Nguyễn. Lịch sử Đại Việt bước vào thời kì “vua Lê – chúa Trịnh”. Trong tình thế đó,
năm 1570, Nguyễn Hoàng – con thứ của Nguyễn Kim sợ hãi xin xuống trấn giữ
vùng Thuận Hóa (Quảng Nam) ở phía Nam. Ông được chúa Trịnh phong làm Đoan
quận công, là Tổng trấn tướng quân vùng Thuận - Quảng. Nguyễn Hoàng đối với
chính quyền Lê -Trịnh ở phía Bắc vẫn hết lòng giữ mối quan hệ hòa hiếu. Tất cả các
nghĩa vụ hàng năm của Thuận - Quảng đều được thực hiện đầy đủ: Nguyễn Hoàng “từ
Thuận Hóa đích thân đem tướng sĩ, voi ngựa, thuyền ghe về kinh lạy chào, đem sổ
sách về binh lương, tiền, lụa, vàng bạc, châu báu kho tàng của hai xứ Thuận Hóa và
Quảng Nam dâng nộp”
3. Tuy nhiên, việc Nguyễn Hoàng xin vào Nam đã mở đầu cho
một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh. Đất Thuận Hóa trở
thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
Năm 1578, khi người Chiêm Thành kéo quân đánh phá,“Nguyễn Hoàng sai
phái Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh đem quân vào đánh chiếm phần lãnh thổ nằm giữa Vijaya phía Na
m và Kauthara phía Bắc 4, ”
bạt phá thủ phủ người Chiêm Thành,
nơi hiện nay quen gọi thành Hồ (thành cổ An Nghiệp, Phú Hòa), chiêu tập lưu dân đến
dải đất Cù Mông – Bà Đài – Đà Rằng sinh sống.
3 Đại Việt sử ký Toàn thư, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1993, tr.184
4 Ngày nay một số nhà khảo sử gọi là tiểu quốc Lingaparvata gồm các tên: Mondus, Mun Đuk hay Aryaru. 10
2.2. Một số di chỉ khảo cổ học trên vùng đất Phú Yên
2.2.1. Di chỉ Gò Ốc, Cồn Đình
Di chỉ Gò Ốc là một gò nổi nằm ven đầm Cù Mông, thuộc thôn Thọ Lộc, xã
Xuân Bình, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Di tích này phân bố trên một doi cát chạy
theo hướng Bắc -Nam và có diện tích khoảng 500m2. Di tích Gò Ốc được phát hiện vào năm 1989.
Di tích văn hóa Gò Ốc là di tích thuộc loại hình “đống rác bếp”. Ở đây còn lại
lớp đất văn hóa đã bị bạt một phần trên, dưới nó là lớp sinh thổ. Di tích có 168 hiện vật
đá, trong đó có 3 công cụ ghè đẽo và một mũi khoan. Nhóm công cụ ghè đẽo có chiều
dài từ 7,9cm - 14,5cm; chiều rộng từ 6,7cm - 10,2cm và chiều dày từ 2,2cm - 6,1cm.
Nhìn chung kỹ thuật ghè đẽo ở trình độ thấp: chỉ bằng mấy nhát ghè to, thô giống rìu
ngắn Hòa Bình. Về đồ gốm, kết quả khai quật đã thu được 9.165 mảnh, gồm: gốm thô
và gốm màu(gốm màu chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/10).Đồ gốm Cồn Đình được trang trí
các loại hoa văn khắc vạch, văn thừng, văn ấn que nhiều răng, văn in mép vỏ sò.
Ngoài ra, những mảnh gốm màu được tìm thấy ở đây đánh dấu sự khởi đầu sáng tạo
nên nghệ thuật tô màu lên gốm.
Di tích Cồn Đình nằm trên bờ đầm Cù Mông thuộc thôn Diêm Trường, xã Xuân
Lộc, thị xã Sông Cầu. Di tích Cồn Đình là một cồn cát có diện tích khoảng 2000m2 và
cao hơn mức nước biển khoảng 1,5 – 2 mét. Di tích này được phát hiện năm 1996 và
được khai quật lần đầu vào năm 1997. Kết quả khai quật cho biết tầng văn hoá ở đây
dày trung bình 0,7 mét chủ yếu là vỏ sò ốc.
Về tính chất văn hoá, di tích Cồn Đình thuộc giai đoạn văn hóa đá.Kết quả khai
quật gồm có 4 công cụ chặt, 51 viên cuội dùng để đập gọi là hòn ghè, 25 viên cuội
dùng để kê trong quá trình chặt đập gọi là hòn kê, 5 bàn mài và 5 chì lưới. Các loại
hòn ghè và hòn kê được làm từ các đá cuội có hình tròn dẹt, bề mặt nhẵn ở trên bề mặt
có dấu vết của của quá trình sử dụng như vết xước rìa cạnh ở hòn ghè hay vết lõm trên bề mặt ở hòn Kê.
Nhìn chung, toàn bộ những hiện vật đá thu được trong hai di tích trên nằm ở các
cồn cát ven biển ở Phú Yên phần lớn đều được làm từ đá cuội, kỹ thuật chế tác khá
đơn giản, thậm chí một số công cụ tận dụng những hòn cuội tự nhiên. 11 2.2.2. Di sản Đàn đá
Tiêu biểu nhất trong số di sản văn hoá đá vật thể ở Phú Yên phải kể đến di sản
văn hóa đá là bộ đàn đá Tuy An được các nhà khoa học đánh giá có thang âm hoàn
chỉnh nhất trong các bộ đàn đá phát hiện ở Việt Nam vào thập niên 90 của thế kỷ
trước. Bộ đàn đá Tuy An có tính vượt trội so với các bộ đàn đá đã phát hiện trên địa
bàn Nam Trung bộ, Tây Nguyên và cả Đông Nam bộ.
Đàn đá là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam (thậm chí là cổ nhất của loài
người). Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày mỏng khác
nhau. Thanh đá dài, to, dày thì tiếng trầm. Thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh.
Người xưa đã sử dụng vài loại đá có sẵn ở vùng núi Nam Trung bộ - Tây Nguyên và
Đông Nam bộ Việt Nam để tác tạo ra nhạc cụ này.
Đàn đá Tuy An với một số bộ đàn đá đã phát hiện ở Việt Nam đến thời điểm
công bố có thể nhận thấy một số điểm giống nhau cơ bản như sau:
- Về mặt chất liệu, bộ đàn đá Tuy An cùng với các bộ Khánh Sơn A, bộ Khánh
Sơn B và bộ Bác Ái xếp chung cùng một nhóm được chế tác bằng đá riolit. Các bộ còn
lại được chế tác bằng đá sừng.
- Những thanh đá của các bộ đàn đá đều có vết ghè đẽo, điều đó chứng tỏ có
bàn tay của con người tác động vào để tạo ra những hình dáng và âm thanh theo ý muốn của chủ nhân nó;
- Về mặt niên đại, bằng nhiều phương pháp khoa học khác nhau, nhất là phương
pháp khảo cổ học đã xác định các bộ đàn đá được chế tác cách ngày nay khoảng 2500
– 4000 năm. Đó cũng là thời điểm mở đầu thời đại kim khí ở nước ta.
Ngoài những đặc điểm giống nhau cơ bản như nêu trên, đàn đá Tuy An có
những điểm khác biệt so với các bộ đàn đá phát hiện trong nước như:
- Có âm vực của nốt khởi đầu cao hơn một quãng 8 so với các bộ đàn đá đã phát
hiện từ trước đến thời điểm công bố đàn đá Tuy An (và cả đến thời điểm hiện nay),
như vậy đây là bộ đàn đá có thang âm cao nhất.
- Bộ đàn đá Tuy An có thể độc tấu hoặc hoà tấu với các nhạc cụ dân tộc và dàn
nhạc điện tử trên hai điệu thức Trưởng và Thứ (Majeur và Mineur), đây là nét độc đáo
so với các nhạc cụ định âm khác. Thang âm đàn đá Tuy An được cấu tạo chủ yếu từ
thang bội âm nhưng có xu hướng tiến dần về thang cổ đại. Nó phản ánh trình độ âm
nhạc giai đoạn chúng tôi tạm gọi là tiền cổ đại khoảng 3 thiên niên kỷ. 12 2.2.3. Di tíc h Thành Hồ
Thành Hồ ngày nay thuộc thôn Định Thọ, thị trấn Phú Hoà, huyện Phú Hoà,
nằm cách thành phố Tuy Hoà khoảng 13km về hướng Tây, có toạ độ 130 01’ 097” vĩ
độ Bắc 1090 12’ 307” kinh độ Đông. Thành Hồ nằm bên tả ngạn sông Đà Rằng, chỗ
mặt sông đi ngang chia cắt thành hai nhánh, từ bờ Bắc sang bờ Nam rộng 850m theo
hướng Bắc Nam. Bên trong - phía Tây thành có Hòn Mốc, kề núi Dinh Ông.
Tên gọi “Thành Hồ” trong sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử quán triều
Nguyễn chép “Thành cổ An Nghiệp ở phía Bắc sông Đà Diễn, thuộc xã An Nghiệp
huyện Tuy Hoà, chu vi 1400 trượng5; tương truyền do người Chiêm Thành xây, tục gọi
là thành Hồ. Năm Mậu Dần (1578) đời Thái Tôn bản triều, Quận công Lương Văn
Chánh đánh lấy được thành này. Nay vẫn còn nền cũ”. Kết quả khảo cổ cũng cho
thấy, Thành Hồ có niên đại vào khoảng thế kỉ thứ III do người Chăm xây dựng và bị phá vào năm 15786.
Thành Hồ là một toà thành có bình đồ gần với hình chữ nhật, các bờ thành nằm
đúng các hướng Đông - Tây - Nam - Bắc, với các địa giới như sau: mặt phía Nam giáp
sông Đà Rằng; mặt phía Tây giáp núi Hòn Mốc; mặt phía Bắc giápthôn Định Thọ; mặt
phía Đông giáp khu dân cư mới quy hoạch của vùng nội thị trấn Phú Hòa ngày nay.
Đầu thế kỷ XX (1909), một kiến trúc sư, khảo cổ học người Pháp H.Parmentier
đã nghiên cứu và khảo sát cấu trúc và quy mô Thành Hồ. Theo mô tả của H.
Parmentier, Thành Hồ có các đặc điểm chính s7a : u
- Thành có hào rộng 30m bảo vệ mặt tường Bắc và Đông.
- Tường thành khá cao, mặt tường còn lại rộng 3-5m.
5 1 trượng tương đương 4m; 1400 trượng x 4m = 5.600m2. Như vậy, có thể hình dung mỗi tường
thành dài khoảng 700m – 800m, tạo nên hình dạng thành vuông.
6 Đặng Văn Thắng, Phí Ngọc Tuyến (chủ biên), Thành cổ ở Phú Yên: tư liệu và nhận thức, 2018, tr.174.
7 H. Parmentier, Inventaire descriptif des Monuments Chams de L'Annam (Thống kê khảo tả các di
tích Chăm ở Trung kỳ), Paris, 1909. 13
(Bản đồ không ảnh hiện trạng thành Hồ năm 2009) nguồn?
- Mặt thành Bắc có 6 tháp canh. Mặt thành phía Đông có 7 tháp canh, kể cả
tháp ở góc thành. Mặt thành Nam đã bị sụp, vẫn còn giữ ở góc Tây hai khối đất, trong
đó có một khối đất khá quan trọng ở góc thành, có thể được làm chòi cảnh giới mặt
sông (đường thủy).
- Về cửa thành: mặt Đông gần chỗ xẻ để nước vào trông như có một cái cổng;
mặt Bắc có hai cổng; hai đầu mặt Tây của tòa thành chính hình vuông có hai cổng; ở
dãy rào bên ngoài mặt Tây gần góc Tây - Nam có một và có thể là hai cổng.
- Gạch xây thành rất lớn, dày hơn 10cm, màu đỏ thẫm.
Theo tài liệu trên, bờ thành phía Đông có chiều dài hơn 700m. Đây là phần bờ
thành gần như nguyên vẹn và có thể quan sát rõ nhất; bờ thành phía Bắc có chiều dài
726m, chiều rộng và chiều cao giống như bờ thành Đông; bờ thành phía Nam dài
824m, nay đã bị đổ sụp xuống sông Đà Rằng, chỉ còn một phần ở góc Tây Nam dài
250m; bờ thành phía Tây chạy sát chân núi phía Đông của hòn Mốc, dài 940m, gồm
hai đoạn: đoạn kéo dài từ góc Tây Nam đến Tây Bắc dài 600m; đoạn nối bờ thành Tây
và bờ thành Bắc tạo thành góc cắt phía Tây Bắc dài 340m; bờ thành giữa dài 920m.
Tường thành thứ năm chạy theo hướng Bắc - Nam, song song và cách tường
thành phía Đông 700m, chia khu thành làm hai phần Đông và Tây, có thể nhận biết
qua cao độ so với mặt bằng các khu đất trong thành. Tường thành này cho thành khu
Nội/Tây và khu Ngoại/Đông. Khu Tây là thành Nội hẹp nhưng cao hơn thành Ngoại
phía Đông, có mỏm sân cờ rộng 34 x 34m, cao 10m. 14
Sơ đồ thành Hồ đầu thế kỷ XX (Nguồn: H. Parmentier, 1904)
Qua những dấu vết còn lại, thành có thể có 8 cửa. Phía ngoài bờ thành Bắc và
bờ thành Đông có hào nước (nay là ruộng) giữ vai trò “hộ thành hào” hệ thống phòng
thủ hỗ trợ bờ thành. Ở góc thành Tây Bắc có cửa nước “lầu ba” (3 cửa nước) thông từ
trong thành ra ngoài. Trong thành có ba hồ nước lớn.
Về vai trò, chức năng của Thành Hồ: là một tòa thành quân sự, trung tâm hành
chính, vai trò kiểm soát con đường giao thương theo trục lộ sông Ba… Tuy nhiên, với
vị trí tọa lạc, tồn tại trong một bối cảnh lịch sử có nhiều biến động, giao tranh, chắc
chắn Thành Hồ còn nắm giữ nhiều vai trò quan trọng có tính chiến lược đối với khu vực này. 2.2.4. Di tích Tháp Nhạn
Tháp Nhạn nằm ở trung tâm thành phố Tuy Hoà. Di tích này nằm trên Núi
Nhạn, có độ cao khoảng 60m so với mực nước biển. Hướng Đông thấy toàn cảnh
thành phố Tuy Hoà và nhìn ra Biển Đông, Hướng Bắc nhìn thấy núi Chóp Chài, hướng
tây và hướng Nam là dòng sông Đà Rằng.
Tháp Nhạn là một di tích kiến trúc thuộc nền văn hoá Chăm-pa, được xây dựng
vào khoảng thế kỉ XI. Tháp có hình đồ vuông, mỗi cạnh khoảng 10m. tháp có chiều
cao khoảng 25m, gồm ba phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Đế tháp vững chãi,
thân tháp đồ sộ vươn cao được trang trí các trụ ốp tường với những đờng rãnh ăn sâu
vào thân tháp làm tăng vẻ thanh thoát, mái tháp thu nhỏ dần với ba tầng theo mô típ
tầng trên là hình dáng thu nhỏ của tầng dưới.
Cửa chính của Tháp Nhạn quay mặt về hướng Đông. Trước đây cửa tháp kéo
dài về phía trước khoảng 4m tạo thành một hành lang dài, hai bên cửa ra vào đặt tượng 15
bò Na-đin, vật cưỡi của thần Si-va
8. Tuy nhiên, cửa đã sụp đổ từ lâu, nay chỉ còn lại
dấu tích phần móng. Các mặt còn lại của thân tháp và trên các tầng mái đều có các cửa
giả trang trí nhiều hoa văn mang các chủ đề về tôn giáo hoặc các tượng bằng sa thạch
thể hiện các linh vật như thuỷ quái Ma-ka-ra, chim thần Ga-ru-da…
Lòng tháp có diện tích khoảng 25m2, tường xây theo kĩ thuật giật cấp, càng lên
cao càng thu hẹp và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng.
Vật liệu xây dựng chủ yếu của Tháp Nhạn là loại gạch có kích thước lớn với
chiều dài 40cm và chiều dày 8cm, được xếp khít liền nhau, tạo nên tượng tháp dày tới
2,5m. Sự kết hợp hài hoà giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật
điêu khắc tạo cho di tích Tháp Nhạn vừa mang dáng vẻ vưng chắc, vừa thanh thoát và
có tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, cho đến nay, ký thuật xây dựng thám Chăm nói chung
và kĩ thuật xây dựng Tháp Nhạn nói riêng vẫn còn là một bí ẩn.
Tháp Nhạn thờ thần Pô I-nư Na-ga (còn gọi là Poh Naga). Theo tiếng Chăm cổ,
Pô là vị thần, I-nư là người mẹ, Na-ga là xứ xở, đất nước. Vì thế, Pô I-nư Na-ga có
nghĩa là Mẹ Xứ xở, là vị thần quan trọng nhất của cư dân bản địa cổ. Khi người Chăm
tiếp thu đạo Bà-la-môn của Ấn Độ, thần Pô I-nư Na-ga được họ đồng nghĩa với nữ
thần Pa-va-ti, vốn là một kiếp của thần Siva. Do đó, thờ Pô I-nư Na-ga cũng là thờ
thần Si-va. Khi người Việt vào sinh sống trên vùng đất Phú Yên, tín ngưỡng thờ Pô I-
nư Na-ga có sự tương đồng với tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, vì thế thần Pô I-
nư Na-ga được người Việt tiếp tục thờ phụng với tên gọi Thiên Y A Na, hay Thiên Y Thánh Mẫu.
Hiện nay, nhiều bộ phận của Tháp Nhạn đã bị hư hỏng, xuống cấp, vì thế từ
năm 1997 tháp đã được tu bổ. Đến năm 1988, tháp được công nhận là di tích cấp quốc
gia đầu tiên của tỉnh Phú yên và năm 2019, được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
2.3. Quá trình hình thành tỉnh Phú Yên (1611)
Năm 1545, người có công tái lập lại nhà Lê là Nguyễn Kim bị sát hại. Trịnh Kiểm là con
rể lên thay đã nắm được quyền hành cao nhất trong triều đình vua Lê và giết Nguyễn Uông – con
cả của Nguyễn Kim để loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn. Lịch sử Đại Việt bước vào thời kì
“vua Lê – chúa Trịnh”. Trong tình thế đó, năm 1570, Nguyễn Hoàng – con thứ của Nguyễn Kim
8 Một trong ba vị thần lớn của đạo Bà-la-môn. 16
sợ hãi xin xuống trấn giữ vùng Thuận Hóa (Quảng Nam) ở phía Nam. Ông được chúa
Trịnh phong làm Đoan quận công, là Tổng trấn tướng quân vùng Thuận - Quảng.
Nguyễn Hoàng đối với chính quyền Lê -Trịnh ở phía Bắc vẫn hết lòng giữ mối quan
hệ hòa hiếu. Tất cả các nghĩa vụ hàng năm của Thuận - Quảng đều được thực hiện đầy
đủ: Nguyễn Hoàng “từ Thuận Hóa đích thân đem tướng sĩ, voi ngựa, thuyền ghe về
kinh lạy chào, đem sổ sách về binh lương, tiền, lụa, vàng bạc, châu báu kho tàng của
hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam dâng nộ9p . ”
Tuy nhiên, việc Nguyễn Hoàng xin vào
Nam đã mở đầu cho một chiến lược lâu dài: xây dựng lực lượng chống lại họ Trịnh.
Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
2.3.1. Lương Văn Chánh – Người mở mang vùng đất Phú Yên
Lương Văn Chánh là một võ quan tài năng, có nhiều đóng góp và uy tín dưới
triều Lê, về sau ông theo Nguyễn Hoàng vào Nam (1558). Lương Văn Chánh là
một người có đủ tài đức để đảm nhận công việc khó khăn nơi vùng biên cương mà
Chúa Nguyễn tin tưởng giao phó. Hơn nữa, “Lương Văn Chánh biết kế thừa những
kinh nghiệm quản lý của Nguyễn Hoàng: nghiêm minh, chính sự khoan hòa, việc gì
cũng thường làm ơn cho dân, dùng phép công bằng, răn giữ bản bộ, cấm đoán kẻ hung dữ”10.
Năm 1578, khi người Chiêm Thành kéo quân đánh phá,“Nguyễn Hoàng sai
phái Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh đem quân vào đánh chiếm phần lãnh thổ
nằm giữa Vijaya phía Nam và Kauthara phía Bắ1c 1, ”
bạt phá thủ phủ người Chiêm
Thành, nơi hiệnnay quen gọi thành Hồ. Sau đó ông được giao trông coi huyện Tuy
Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định).Năm 1593, ông theo Nguyễn Hoàng ra
Bắc và lập được công lớn, nhận được Sắc của vua Lê Thế Tông - Duy Đàm đề ngày
mồng 5 tháng 12 năm Bính Thân, hiệu Quang Hưng năm thứ 19 (1596) phong cho
Lương Văn Chánh làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân cai quản 4 vệ Thần Vũ,
tước Phù Nghĩa hầu. Lúc này, mặc dù Nguyễn Hoàng ở lại phía Bắc nhưng rất quan tâm
đến vùng đất phương Nam, nhất là vùng đất phên dậu mà người đang đứng đầu miền đất
ấy là Lương Văn Chánh - giữ chức tri huyện Tuy Viễn. Chính vì thế, ngày mồng 6 tháng
2 năm Đinh Dậu, Quang Hưng năm thứ 20 (1597), với tư cách là Tổng trấn Thuận -
9Đại Việt sử ký Toàn thư, Viện KHXH Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 1993, tr.184
10 Lê Quý Đôn: Phủ Biên Tạp Lục, NXB Khoa Học, 1964, tr.42.
11Ngày nay một số nhà khảo sử gọi là tiểu quốc Lingaparvata gồm các tên: Mondus, Mun Đuk hay Aryaru. 17
Quảng, Nguyễn Hoàng đã ra lệnh cho Lương Văn Chánh đem dân vào khai khẩn vùng đất
tiếp giáp phía nam của huyện Tuy Viễn là tỉnh Phú Yên ngày nay, lúc đó gọi là phủ Phú Yên (1611).
Với vai trò người quản lý vùng đất biên cương, vừa là người am hiểu vùng
đất phía nam vừa giành được, Lương Văn Chánh đã chiêu tập lưu dân khai phá đất
hoang, d ời dân tới vùng Cù Mông, Bà Đài, lại mộ dân tới khai khẩn đất hoang dọc
theo triền sông Đà Rằng, chia lập khu vực sản xuất và sinh sống, dần dần dân cư
đông đúc, hình thành một vùng đất trù phú ở phía Nam. Đối với vùng đất Thuận
Quảng, dù rằng được khai khẩn trước đó nhưng đã bị hoang hóa lâu ngày và dân cư
thưa thớt. Trong cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc, nhiều gia đình nông dân nghèo di cư
vào đây, đem sức lao động khai hoang lập ấp. Nhằm tăng thêm lực lượng khai thác,
đồng thời mở rộng thế lực kinh tế cho dòng họ mình, chúa Nguyễn đốc thúc bà con,
họ hàng và các gia đình từ Thanh Hóa cùng theo vào khai kh ẩn ruộng đất, biến
thành của tư hữu. Những người này cũng được giao các chức vụ trong chính quyền
và trở thành chỗ dựa tin cậy của chúa Nguyễn.
Không chỉ đem lại yên bình cho cuộc sống lưu dân ở vùng đất mới, Lương
Văn Chánh còn là người có công lao lớn trong việc khai khẩn, mở mang tỉnh Phú
Yên ngày nay, đặt cơ sở vững chắc cho việc khai phávà làm chủ vùng đất phía nam
từ Phú Yên vào đến Gia Định của các chúa Nguyễn tiếp sau năm 1611 đến năm 1698.
2.3.2. Quá trình chiêu tập lưu dân, khai khẩn từ đèo Cù Mông đến đèo Cả
- Quá trình chiêu tập lưu dân 18
Sắc lệnh chúa Nguyễn đời vua Lê niên hiệu Quang Hưng thứ 20 (1597) nguồn?
(Dịch nghĩa: Dạy Phù nghĩa hầu Lương Văn Chánh đã giữ việc quân lâu ngày có
công trạng, quyền coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên rằng:Hãy liệu đem số người trục vào
dân xã Bà Thê và các khách hộ thôn phường tòng hành ứng vụ, rồi lấy riêng số nhân dân
khách hộ đến các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Niễu, trên từ nguồn Di, dưới đến cửa
biển thành lập địa phận gia cư, khai khẩn ruộng đất hoang nhàn tới khi thành thục, nạp
thuế như lệ thường. Nếu vì lo việc mà nhiễu dân, xét ra sẽ bị xử tội. Nay dạy.
Ngày mồng 6 tháng 2 năm Quang Hưng thứ 20 (1597)
Ấn: Tổng trấn Tướng quân.)
Trong Đại Nam liệt truyện do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, đã viết:
“Văn Chánh là công thần hồi quốc sơ, khai thác đất đai, mở rộng biên giới, công lao
thật rõ rệt”. Khi vào đến Thuận Hóa, ông là người được chúa phái xuống trấn nhậm
vùng biên thùy phía nam Đại Việt (Trấn Biên - Bình Định và Phú Yên).
Năm 1597, theo lệnh chúa Nguyễn Hoàng, Lương Văn Chánh đã đưa lưu dân
Việt từ phía Bắc vào khai khẩn vùng đất biên thùy phía Nam từ đèo Cù Mông đến đèo Cả
ngày nay... Song song với cuộc khẩn hoang, Lương Văn Chánh còn hướng dẫn cho lưu
dân cũng như quân đội không được tàn hại dân bản xứ Chiêm Thành, mà hòa hợp cùng
với họ để xây dựng vùng đất mới. Như vậy, với việc khai phá và phát triển vùng trấn biên
này, Lương Văn Chánh đã đặt bước vững chắc tiếp tục công cuộc nam tiến của người Việt
trong các thế kỷ XVII - XVIII. 19