-
Thông tin
-
Quiz
Giới thiệu bộ môn cầu lông | Tiểu luận môn Giáo dục thể chất 3 Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Thể thao là một hoạt động rất quan trọng đố với sức khỏe con người và được khuyến khích trên toàn thế giới. Chúng ta dễ dàng nhận ra có rất nhiều bộ môn thể thao hiện nay, nhưng trong số đó có lẽ Cầu lông là một môn thể thao được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và thi đấu với dụng cụ sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
giáo dục thể chất 3 2 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Giới thiệu bộ môn cầu lông | Tiểu luận môn Giáo dục thể chất 3 Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Thể thao là một hoạt động rất quan trọng đố với sức khỏe con người và được khuyến khích trên toàn thế giới. Chúng ta dễ dàng nhận ra có rất nhiều bộ môn thể thao hiện nay, nhưng trong số đó có lẽ Cầu lông là một môn thể thao được nhiều người ưa thích tham gia tập luyện và thi đấu với dụng cụ sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: giáo dục thể chất 3 2 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN HỌC: GIÁO DỤC THỂ CHẤT 3
Đề tài: GIỚI THIỆU BỘ MÔN CẦU LÔNG
GVHD: Thầy Hàng Long Nhựt
Mã lớp học: PHED130715_22_3_13CLC
Nhóm thực hiện: Nhóm 01
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 7 năm 2023
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ III NĂM HỌC 2022-2023 Nhóm: 01
Đề tài: Giới thiệu bộ môn cầu lông STT H T Ọ VÀ TÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN Ỉ LỆ % HOÀN THÀNH 1 Hồ Minh An 21144032 100% 2 Lê Đức Anh 21161279 100% 3 Đỗ Công Hoàng Anh 21142065 100% 4 Trần Hoài Bảo 21144365 100% 5 Nguyễn Ngọc Bình 21146066 100% 6 Trần Công Bình 21144043 100% 7 Nguyễn Như Diễm 22124034 100% 8 Đặng Tấn Duy 21144046 100% 9 Trần Quốc Đạt 21143048 100% 10 Nguyễn Thành Đạt 21146448 100% Ghi chú:
• Tỉ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
• Nhóm trưởng: Nguyễn Như Diễm
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................. Điểm:
................................................................................................................................. Kí tên
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1.
Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2.
Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 1
3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Bố cục bài tiểu luận ....................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ MÔN CẦU LÔNG .................................. 3
1.1. Giới thiệu chung về bộ môn cầu lông ........................................................... 3
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn cầu lông ................................. 7
CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MÔN CẦU
LÔNG ......................................................................................................... 10
2.1. Những thuận lợi của bộ môn cầu lông .......................................................... 10
2.2. Những khó khăn thường gặp của Cầu lông .................................................. 10
CHƯƠNG 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ MÔN CẦU LÔNG ................ 12
3.1. Phát triển tốt về kỹ năng, thể chất và hình thể ............................................... 12
3.2. Phát triển tốt trí lực ........................................................................................ 12
3.3. Giảm bệnh tật, cải thiện sức khỏe .................................................................. 13
3.4. Năng động, tự tin, cải thiện tâm lý, mở rộng giao tiếp xã hội ....................... 13
CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ BẢN THÂN ................................................................. 15
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 17
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ .................................................. 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 19
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thể thao là một hoạt động rất quan trọng đối với sức khỏe con người và được
khuyến khích trên toàn thế giới. Chúng ta dễ dàng nhận ra có rất nhiều bộ môn thể thao
hiện nay, nhưng trong số đó có lẽ Cầu lông là một môn thể thao được nhiều người ưa
thích tham gia tập luyện và thi đấu với dụng cụ sân bãi tập luyện đơn giản, dễ tập; Cầu
lông phù hợp với mọi lứa tuổi, giới tính. Tập luyện môn cầu lông có nhiều tác dụng góp
phần làm đa dạng và nâng cao hiệu quả cao về tăng cường sức khỏe, giáo dục nhân cách,
kéo dài tuổi thọ... Bộ môn Cầu lông sẽ là môn học bổ ích cho các bạn trong quá trình
rèn luyện thân thể, phát triển các tố chất thể lực và kĩ năng vận động cũng như kĩ năng làm việc nhóm.
Môn học Cầu lông tuy mới được đưa vào giảng dạy nhưng đã thu hút rất nhiều
sinh viên đăng ký học tập, hoạt động ngoại khóa và tham gia các giải đấu cầu lông phong
trào. Môn Cầu lông ảnh hưởng tích cực đến phát triển hình thể cũng như phát tiển các
tố chất thể lực. Với nhu cầu vì mục đích trẻ, khỏe, phát triển các tố chất vận động như:
Hành vi chính xác, phối hợp vận động, tính nhịp điệu dùng sức mạnh hợp lý và khóa
léo. Luyện tập môn Cầu lông trở thành mục tiêu cho tất cả các bạn sinh viên, bởi nó đem
lại cho con người một sức khỏe tốt, sự dẻo dai và khóe léo trong các động tác cũng như
giáo dục nhân cách cho sinh viên.
Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta không chỉ được trang bị kiến thức
chuyên môn vững vàng, mà cần phải luôn luôn rèn luyện thân thể để tạo được nền tảng
thể lực thật tốt, nhằm đáp ứng được yêu cầu lao động, học tập hoặc công việc đặc thù
của ngành nghề hiện nay và trong tương lai. Xuất phát từ sự cấp thiết của thực tiễn,
nhóm chúng em quyết định chọn “Giới thiệu về bộ môn cầu lông” làm đề tài tiểu luận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận là cung cấp kiến thức về quá trình hình thành
và phát triển, những thuận lợi và khó khăn trong khi luyện tập, tầm quan trọng đồng thời
liên hệ mở rộng với chính tác giả trong bộ môn Cầu lông này. 1
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, lấy
ý kiến cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên.
- Phương pháp thống kê toán học để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra, khảo sát thực tế.
4. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì nội dung bài tiểu luận gồm có 04 chương:
Chương 1: Tổng quan về bộ môn Cầu lông.
Chương 2: Những thuận lợi và khó khăn của môn Cầu lông.
Chương 3: Tầm quan trọng của bộ môn Cầu lông.
Chương 4: Liên hệ mở rộng thực tế bản thân khi luyện tập môn Cầu lông. 2
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ MÔN CẦU LÔNG
1.1. Giới thiệu chung về bộ môn cầu lông
Cầu lông hay vũ cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu giữa 2 vận động viên (đấu
đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên 2 nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia
ra bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt
và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm cầu duy
nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc có lỗi
do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng tài thì do tự người
chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.
Quả cầu được làm bằng lông (hoặc nhựa, không dùng trong thi đấu) khi bay có
những tính chất khí động học đặc trưng làm cho nó có cách bay lẫn đường bay khác hẳn
với những quả bóng dùng trong các môn thể thao dùng vợt khác; cụ thể, lông cầu tạo ra
lực cản vô cùng lớn, khiến quả cầu lông giảm tốc nhanh hơn rất nhiều so với quả bóng.
Quả cầu lông có vận tốc cực đại cao hơn rất nhiều khi so sánh với các môn thể thao dùng
vợt khác. Các vận động viên có thể thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời đều được.
Từ năm 1992, cầu lông chính thức trở thành một trong các môn thể thao Olympic
với 5 hạng mục thi đấu: đơn nam và đơn nữ, đôi nam và đôi nữ, đôi nam nữ (1 nam đánh
cặp với 1 nữ). Ở cấp độ chuyên nghiệp, đặc biệt là đánh đơn, cầu lông đòi hỏi 1 thể lực
cực tốt: vận động viên cần có sự nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác và sự
quan sát tốt. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật, yêu cầu sự kết
hợp tốt và sự phát triển các di chuyển phức tạp của cây vợt.
1.1.1. Sân cầu lông tiêu chuẩn
Sân thi đấu hình chữ nhật và được ngăn đôi bằng tấm lưới. Các sân đấu thường có
vạch kẻ cho cả hai nội dung thi đấu đơn và đôi, dù cho bộ luật tiêu chuẩn cho phép chỉ
kẻ vạch cho một nội dung duy nhất. Sân cho nội dung đánh đôi rộng hơn sân cho nội
dung đánh đơn, nhưng cả hai đều có cùng chiều dài. Khác biệt duy nhất, thường gây
nhầm lẫn cho người mới chơi, chính là phạm vi phát cầu của nội dung đánh đôi có chiều dài ngắn hơn.
Chiều rộng tối đa của sân là 6,1 m (20 ft), và trong nội dung đánh đơn thì giảm
xuống còn 5,18 m (17 ft). Tổng chiều dài sân là 13,4 m (44 ft). Phần sân phát cầu được 3
giới hạn trong vạch chia giữa sân, biên phát cầu trên nằm cách lưới 1,98 m (6 ft 6 inch),
và vạch biên tính điểm cùng biên phát cầu sau. Trong nội dung đánh đôi, phần biên phát
cầu sau là vạch dài cách biên phát cầu sau của nội dung đánh đơn 0,76 m (2 ft 6 inch).
Mép trên lưới có độ cao là 1,55 m (5 ft 1 inch) ở biên và 1.524 m (5 ft) ở giữa. Cột
chăng lưới nằm ở ngoài vạch biên tính điểm đôi, kể cả khi sân dùng cho nội dung đánh đơn.
Chiều cao tối thiểu cho trần của sân thi đấu không được đề cập trong luật thi đấu.
Dù vậy, sân thi đấu bị xem là không phù hợp khi cầu có thể đụng trần lúc phát cầu cao.
1.1.2. Luật thi đấu cơ bản Sân thi đấu • Đánh đơn:
_ Ô giao cầu và ô nhận cầu:
+ Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình
khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
+ Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình
khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó. 4
_ Trình tự trận đấu và vị trí trên sân: trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên
bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV
đó cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15). _ Ghi điểm và giao cầu:
+ Nếu người giao cầu thắng pha cầu, người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người
giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại.
+ Nếu người nhận cầu thắng cú nhận cầu từ bên kia , người nhận cầu sẽ ghi cho mình
1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới. • Đánh đôi:
_ Ô giao cầu và ô nhận cầu:
+ Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm
hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó.
+ Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó.
+ VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng
mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại
sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu.
+ VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu.
+ VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một
điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu.
+ Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm
mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.
_ Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân: sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được
đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của
bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15).
_ Ghi điểm và giao cầu: nếu bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một
điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại.
Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này
trở thành bên giao cầu mới.
_Trình tự giao cầu: Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự:
+ Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải. 5
+ Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái.
+ Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên. Đến người nhận cầu đầu tiên. Trở lại
người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế.
_ Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả
giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12.
_ Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo,
và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo.
1.1.3. Quy định về thiết bị sử dụng trong thi đấu
Bộ luật cầu lông có quy định nghiêm ngặt về thiết kế và kích thước của vợt và quả
cầu lông. Bộ luật còn cung cấp phương pháp để thử độ bay chính xác của quả cầu. Để
kiểm tra quả cầu, dùng toàn lực phát cầu cao với điểm tiếp cầu nằm sau vạch biên cuối
sân. Quả cầu được đánh theo phương hướng lên và song song với đ ờ ư ng biên dọc. Quả
cầu có độ bay tiêu chuẩn sẽ nằm trong khoảng từ 530 mm đến 990 mm cách đường biên cuối sân bên kia. • Vợt
_ Khung vợt có kích thước:
+ Chiều dài: không vượt quá 68 cm
+ Chiều rộng: không vượt quá 23 cm
_ Khu vực đan lưới: phải bằng phẳng và gồm một kiểu mẫu các dây đan xen kẽ hoặc
cột lại tại những nơi chúng giao nhau. Kiểu đan dây nói chung phải đồng nhất, và đặc
biệt không được thưa hơn bất cứ nơi nào khác. Khu vực đan lưới không vượt quá 280mm
tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng. Tuy nhiên các dây có thể kéo dài vào một
khoảng được xem là cổ vợt, miễn là: chiều rộng của khoảng đan lưới nối dài này không
vượt quá 35mm. Tổng chiều dài của khu vực đan lưới không vượt quá 330mm.
_ Vợt: không được gắn thêm vào vợt vật dụng khác làm cho nhô ra, ngoại trừ những
vật chỉ dùng đặc biệt để giới hạn hoặc ngăn ngừa trầy mòn hay chấn động, hoặc để phân
tán trọng lượng hay để làm chắc chắn cán vợt bằng dây buộc vào tay VĐV, mà phải hợp
lý về kích thước và vị trí cho những mục đích nêu trên. Không được gắn vào vật gì mà
có thể giúp cho VĐV thay đổi cụ thể hình dạng của vợt.
• Quả cầu tiêu chuẩn: cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên, hoặc tổng hợp. Cho
dù quả cầu được làm từ chất liệu gì thì đặc tính đường hay tổng quát của nó phải tương 6
tự với đường bay của quả cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên có đế bằng Lie phủ một lớp da mỏng.
_ Cầu lông vũ: quả cầu có 16 lông vũ gắn vào đế cầu. Các lông vũ phải đồng dạng và
có độ dài trong khoảng 62mm đến 72mm tính từ lông vũ cho đến đế cầu. Đỉnh của các
lông vũ phải nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58mm đến 68mm. Các lông vũ được
buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp khác. Đế cầu có đường kính từ 25mm đến
28mm và đáy tròn. Quả cầu nặng từ 4,74 gram đến 5,50 gram.
_ Cầu không có lông vũ: tua cầu, hay hình thức giống như các lông vũ làm bằng chất
liệu tổng hợp, thay thế cho các lông vũ thiên nhiên. Phần tán cầu được làm từ vật liệu
tổng hợp, sẽ thay thế cho lông vũ tự nhiên. Đế cầu phải có đường kính từ 25mm - 28mm
và được làm cong ở phía bên dưới. Tương tự như quả cầu được làm từ lông vũ tự nhiên.
Phần tán cầu phải có chiều dài đồng đều và nằm trong khoảng 62mm - 70mm khi đo từ
đỉnh tán cầu đến phần trên của đế cầu. Phần đầu của tán phải nằm trên một vòng tròn có
đường kính từ 58 mm - 68 mm. Quả cầu buộc phải có trọng lượng từ 4,74g đến 5,5g.
Tuy nhiên, vì có sự khác nhau về trọng lượng riêng và đặc tính của vật liệu tổng
hợp và lông vũ tự nhiên. Do vậy, trọng lượng được cho phép của quả cầu có thể chênh lệch 10%.
Cầu lông vũ Cầu không lông vũ
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của bộ môn cầu lông
1.2.1. Lịch sử hình thành
Nguồn gốc của cầu lông có từ giữa thế kỷ 18 tại thuộc địa cũ của Anh là British
India, do một sỹ quan quan quân đội Anh sáng tạo. Trò chơi này trởi nên phổ biến tại
đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune). Trò chơi được một sĩ quan
về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi. Ngoài ra còn có
nhiều nguồn gốc khác nhưng chưa có thông tin xác nhận chính xác về lịch sử hình thành của nó. 7
Năm 1873, Duke of Beaufort, một người chơi quần vợt, đã giới thiệu một phiên
bản mới của trò chơi này, trong đó người chơi đánh bóng qua một cái lưới giống như
quần vợt. Trò chơi này được đặt tên là "badminton", theo tên của một trang trại của
Duke of Beaufort. Badminton nhanh chóng trở thành một môn thể thao phổ biến trên
khắp Anh và các quốc gia Châu Âu vào cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, ban đầu, cầu lông
chỉ được coi là một môn thể thao giải trí và không được chấp nhận là một môn thể thao chuyên nghiệp.
Đến đầu năm 1875, những cựu binh trở về từ Ấn Độ đã lập ra một câu lạc bộ ở
Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ
biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho
trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ
bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild).
Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh
sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở
"Dunbar" số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó. Cầu
lông là một môn thể thao có nguồn gốc từ Anh vào thế kỷ 19. Ban đầu, cầu lông được
chơi dưới dạng trò chơi gọi là "battledore and shuttlecock" (vợt và con chim bay), trong
đó người chơi sử dụng một chiếc vợt để đập một con chim bằng lông qua lại giữa các
người chơi. Trò chơi này trở thành một môn thể thao phổ biến tại các trường học Anh vào đầu thế kỷ 19.
Năm 1934, Liên đoàn Cầu lông Thế giới (IBF) được thành lập, và cầu lông bắt đầu
trở thành một môn thể thao chuyên nghiệp.
Ban đầu, IBF chỉ có 9 thành viên, nhưng đến năm 1984, tổ chức này đã có hơn 100
thành viên từ khắp nơi trên thế giới. Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới
chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn. Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này trờ
thành môn thi đấu chính thức tại Olympic với 5 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam,
đôi nữ và đôi nam nữ và thi đấu cho đến ngày nay.
1.2.2. Sự phát triển của bộ môn cầu lông ở Việt Nam
Cầu lông được du nhập vào VN theo 2 con đường: thực dân hóa và việt kiều về
nước. Mãi đến năm 1960 mới xuất hiện 1 vài câu lạc bộ ở các TP lớn như HN ,Sài gòn.
Đến năm 1961 Hà nội tổ chức thi đấu giao hữu giữa các thành viên lần đầu tiên tại vườn
Bách thảo Hà nội song số người tham gia còn ít, trình độ chuyên môn còn ở mức thấp.
Những năm sau đó do đất nước bị chiến tranh phong trào không được nhân lên mà còn
tạm thời bị lắng xuống.
Đến năm 1975 sau khi đất nước thống nhất, phong trào tập luyện cầu lông mới
thực sự phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Từ năm 1977 đến năm 1980 phong trào 8
chủ yếu phát triển ở các thành phố, thị xã như Tp HCM, Hà Nội, Hải phòng, An giang,
Cửu long, Bắc ninh, Bắc giang, Lai châu…
Năm 1980 giải vô địch cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tạiHà nội đã
đánh dấu 1 bước ngoặt của cầu lông VN trên đà phát triển theo hướng phong trào sâu
rộng và nâng cao thành tích. Ngoài giải vô địch toàn quốc, UB TDTT còn tổ chức nhiều
giải đấu cho nhiều đối tượng trên quy mô toàn quốc: Giải vô địch trẻ, và thiếu niên toàn
quốc, giải người cao tuổi. giải HS các trường phổ thông, giải SV toàn quốc, được đưa
vào chương trình thi đấu chính thức trong Đại hội TDTT toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng.
Tháng 10/1990 Liên đoàn Cầu lông VN được thành lập
Năm 1993 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính thức của liên đoàn
cầu lông Châu á “ABF”. Năm 1994 Liên đoàn Cầu lông VN trở thành thành viên chính
thức của Liên đoàn Cầu lông TG “IBF”. Các sự kiện nói trên là điều kiện động lực thúc
đẩy môn cầu lông Việt Nam phát triển theo su hướng hội nhập khu vực và thế giới. 9
CHƯƠNG 2: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA MÔN CẦU LÔNG
2.1. Những thuận lợi của bộ môn cầu lông
_ Thể thao tốt cho sức khỏe: Cầu lông là một môn thể thao có tính năng cardio tốt,
giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh cơ bắp. Trận đấu
cầu lông diễn ra với nhịp độ nhanh, đòi hỏi người chơi di chuyển linh hoạt, nhảy và
vung vợt. Điều này đẩy mạnh sự tiêu thụ năng lượng và giúp đốt cháy calo, làm giảm
cân và duy trì thể trạng tốt.
_ Đơn giản và dễ chơi: Cầu lông có một số quy tắc đơn giản và không đòi hỏi
nhiều trang thiết bị phức tạp. Người chơi chỉ cần một cái vợt cầu lông và một quả cầu
để bắt đầu chơi. Điều này làm cho cầu lông trở thành một môn thể thao dễ tiếp cận và
thích hợp cho mọi lứa tuổi và trình độ.
_ Phát triển kỹ năng: Chơi cầu lông giúp cải thiện tố chất thể chất và phát triển các
kỹ năng quan trọng. Người chơi cầu lông phải rèn luyện và nâng cao sự tập trung, tốc
độ, sức mạnh và sự linh hoạt của mình. Họ cũng phải phối hợp giữa sự chính xác và
tạo ra những đường cầu khó bắt được cho đối thủ. Cầu lông cũng đòi hỏi ng ời ư chơi
có khả năng phản xạ nhanh chóng và ra quyết định chiến lược trong thời gian ngắn.
_ Xã giao và thư giãn: Cầu lông không chỉ là một hoạt động thể thao mà còn là
một cách tuyệt vời để gặp gỡ và giao lưu với bạn bè, gia đình và người chơi khác.
Người chơi có thể tận hưởng niềm vui và cảm giác thăng hoa khi cùng nhau tham gia
vào các trận đấu thân thiện hoặc giải ấ
đ u cộng đồng. Cầu lông cũng là một hoạt động
giải trí tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng.
_ Cải thiện tư duy: Chơi cầu lông đòi hỏi sự tập trung cao và phản ứng nhanh.
Người chơi phải đưa ra quyết ị
đ nh nhanh chóng và tính toán đúng hướng đánh để
chiến thắng trong trận đấu. Do đó, cầu lông có thể cải thiện khả năng tư duy, tăng
cường sự chính xác và cải thiện khả năng quan sát.
2.2. Những khó khăn thường gặp của Cầu lông
_ Kỹ thuật: Cầu lông yêu cầu kỹ thuật cao đối với việc vung vẩy cầu, di chuyển
trên sân, và phản ứng nhanh chóng. Để khắc phục khó khăn này, bạn cần rèn luyện kỹ
thuật qua việc tập luyện thường xuyên, lắng nghe sự hướng dẫn của huấn luyện viên
và xem các trận đấu để học hỏi từ những vận động viên giỏi. 10
_ Thể lực: Cầu lông đòi hỏi một sức bền tốt và khả năng di chuyển nhanh nhạy
trên sân. Nếu bạn gặp khó khăn với thể lực, hãy tập luyện thể thao thường xuyên để
nâng cao sức mạnh cơ bắp, sự linh hoạt và độ bền. Đồng thời, hãy đảm bảo bạn có một
chế độ ăn uống và giấc ngủ lành mạnh để phục hồi cơ thể sau mỗi buổi tập.
_ Chiến thuật: Cầu lông không chỉ là một trò chơi với tốc độ nhanh, mà còn đòi
hỏi khả năng chiến thuật và đọc tình huống. Bạn cần phải biết cách định vị đối thủ, tìm
ra điểm yếu của họ và tận dụng cơ hội để ghi điểm. ể
Đ vượt qua khó khăn này, hãy
nghiên cứu chiến thuật cầu lông, tìm hiểu về cách chơi của các vận động viên hàng đầu
và tham gia vào các buổi tập luyện nhóm để rèn kỹ năng chiến thuật.
_ Tâm lý: Trong cầu lông, tâm lý chơi quan trọng không kém kỹ thuật. Áp lực thi
đấu và cảm giác thất bại có thể ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu suất của bạn. Để vượt
qua khó khăn tâm lý, hãy rèn kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tập trung vào từng chấp
nhận thất bại và học hỏi từ chúng, và duy trì một tư duy tích cực và tự tin trong suốt trận đấu.
_ Đối thủ mạnh: Gặp phải đối thủ mạnh có thể là một thách thức lớn. Để vượt qua
điều này, hãy tập trung vào việc nâng cao kỹ thuật và thể lực của mình, tìm hiểu và
phân tích điểm yếu của đối thủ, và chơi với tư duy chiến thắng thay vì lo lắng về kết
quả. Đồng thời, hãy tận hưởng việc đấu với những đối thủ mạnh vì nó cũng là cơ hội
để bạn nâng cao trình độ của mình.
Cầu lông là một môn thể thao đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn để đạt được thành
công. Hãy kiên nhẫn và không bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, và luôn tìm cách học
hỏi và cải thiện kỹ năng của mình.
https://www.vnbadminton.com/threads/hau-qua-kinh-hoang-khi-tap-luyen-cau-long- khong-dung-cach.32697/ 11
CHƯƠNG 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ MÔN CẦU LÔNG
Cầu lông là bộ môn thể thao thú vị, hấp dẫn và là lựa chọn lý tưởng khi bạn
muốn tăng cường sức khỏe thể chất, tinh thần cũng như tương tác xã hội. Đặc biệt, nếu
chơi cầu lông đúng cách và thường xuyên sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Đó là những lợi ích sau đây.
3.1. Phát triển tốt về kỹ năng, thể chất và hình thể
Chơi cầu lông giúp cải thiện sức bền và sự nhanh nhạy, tăng cường hệ miễn dịch
và hệ xương. Những động tác như với cầu; đập cầu; nhảy cao thường xuyên giúp người
tập tăng trưởng chiều cao. Các động tác xoay cổ tay, gót chân phát triển các cơ xương
tay, chân mạnh mẽ lại rất linh hoạt; hông eo thon thả, gọn gàng,… Sức mạnh cơ bốn
đầu đùi, cơ mông, bắp chân và gân khoeo, đồng thời, cơ bắp tay và lưng cũng được tác
động khá mạnh khi chơi cầu lông. Sau một thời gian sau, các bắp thịt của người chơi sẽ
trở nên săn chắc, gọn gàng.
Cầu lông cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng bởi nó đốt mỡ và tăng cường trao
đổi chất. Theo ước tính, các hoạt động vận động trong cầu lông giúp đốt khoảng 450
calo/giờ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Nếu kết hợp với dinh dưỡng hợp lý, người chơi
hoàn toàn có thể đạt trọng lượng lý tưởng.
Tập luyện thường xuyên cầu lông sẽ làm tăng cường sự sung sức, tính linh hoạt,
sự dẻo dai, trạng thái cân bằng và sức chịu đựng của cơ thể. Bên cạnh đó, bộ môn thể
thao này rất an toàn so với nhiều môn thể thao khác. Khi đánh cầu lông, cầu thủ sử dụng
vợt đánh cầu cho đối thủ ở phía bên kia, không có sự cạnh tranh xô xát giữa 2 người,
không có thiết bị nặng được sử dụng nên có ít nguy cơ va chạm hoặc té ngã.
3.2. Phát triển tốt trí lực
Đối với HS, SV sau những giờ học dài và căng thẳng ở trường, cầu lông là môn
thể thao nhẹ nhàng phù hợp giúp các em giải tỏa tâm lý nặng nề, giải trí rất tốt. Việc tập
luyện cầu lông căn bản giúp máu huyết tuần hoàn tốt, lượng oxy cung cấp bơm lên não
đầy đủ khiến trí tuệ các em phát triển cũng tốt hơn. Ngoài ra, khi tập luyện não cũng tiết
ra những chất như endomorphin và encephaline có tác dụng làm phấn khích, sảng khoái
và giảm đau. Không những thế, trong một trận thi đấu khi hai bên đều phải quan sát
động tác của đối thủ và đường đi của cầu, do vậy đôi mắt luôn quan sát vật thể ở tốc độ 12
cao, không ngừng giãn ra, co lại, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu ở mắt, cải thiện chức
năng cơ ở mắt giúp luyện đôi mắt của chúng ta nhìn tinh hơn.
3.3. Giảm bệnh tật, cải thiện sức khỏe
Như những môn thể thao khác, cầu lông có thể giúp giảm các nguy cơ đến sức
khỏe như: huyết áp cao, tiểu đường, béo phì,... Nó cũng làm tăng lượng cholesterol tốt,
có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Cầu lông là bài tập cardio giúp cải
thiện hệ tim mạch rất hiệu quả. Do được luyện tập thường xuyên, hệ thống tim mạch co
bóp, hoạt động ổn định, thích ứng với lượng vận động cao sẽ làm giảm rất nhiều nguy
cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch. Theo như thống kê, nhịp tim của người chơi cầu
lông với cường độ cao là 160-180 nhịp mỗi phút, ở người chơi với cường độ trung bình
là 140-150 nhịp, cường độ thấp nhất là 100-130 nhịp. Một khi tim khỏe mạnh sẽ giúp
thân thể cũng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, luyện tập cầu lông trong thời gian dài giúp tim
khỏe mạnh, chức năng hô hấp (phổi) cũng được cải thiện, đem lại cho bạn cảm giác
mạnh khỏe, năng động và trẻ trung hơn, giúp làm giảm chứng trầm cảm, lo lắng, căng
thẳng. Từ đó giúp bạn ngủ ngon hơn, tránh được các chứng bệnh do mất ngủ.
Việc tập luyện ra nhiều mồ hôi và tiêu tốn nhiều calo và để bù lại sự tiêu hao năng
lượng giúp người tập có cảm giác ăn ngon, ngủ khỏe. Cơ thể được cung cấp đủ dinh
dưỡng nên không có cảm giác mệt mỏi, ít bệnh tật.
3.4. Năng động, tự tin, cải thiện tâm lý, mở rộng giao tiếp xã hội
Cầu lông căn bản là một môn thể thao lành mạnh, càng tập càng ham thích nên
không bị sa đà vào các loại hình giải trí như game online, xem tivi mà đa phần các trẻ ở
nhà nhiều đều mắc phải. Do được tiếp xúc với nhiều bạn bè để giao lưu, học hỏi và tập
luyện nên người tập sẽ rèn luyện được tính năng động, tự tin.
Khi chơi cầu lông thường xuyên giúp cơ thể giải tỏa stress, trầm cảm cũng như lo
âu, mệt mỏi. Qua đó làm tăng lượng endorphin, hormone giúp con người cảm thấy vui
vẻ, yêu đời, suy nghĩ tích cực, ngủ ngon, sức khỏe thể chất được tăng cường. Ngoài ra,
nó còn Là môn thể thao mang tính biểu diễn cao, cầu lông mang lại cho người tập sức
khoẻ, sự nhanh nhẹn, uyển chuyển, lòng tự tin. Cầu lông căn bản giáo dục cả tinh thần,
ý thức cho giới trẻ tự tin để thể hiện mình trước đám đông, có vóc dáng chuẩn và sự
trưởng thành trong giao tiếp, ứng xử. Cầu lông không kén người học, rất hợp với tính
cách hiếu động của HS, SV, nam - nữ đều có thể theo học. 13
Sự tương tác xã hội khi chơi cầu lông sẽ tạo ra những cảm xúc tích cực, lúc đó sẽ
có các mối giao tiếp từ đồng đội, đối thủ, đối tác, các mối tương tác cộng đồng… Đây
chính là tác nhân để tạo cho người tập những cảm xúc lạc quan hơn trong cuộc sống.
Một khi tham gia ở các cấp độ rộng và lớn hơn như nhóm, CLB, đội tuyển… sẽ giúp
người chơi dễ hòa nhập vào cộng đồng, thể hiện năng lực bản thân. 14
CHƯƠNG 4: LIÊN HỆ BẢN THÂN
Đối với cá nhân em, chọn môn cầu lông là bộ môn học trong kì này là quyết định
đúng đắn. Bởi vì trước hết bản thân đã gặp được người thầy có tâm trong quá trình học
tập từ đó giúp mình hiểu được nhiều lợi ích từ bộ môn cầu lông mang lại.
Môn cầu lông đã có một ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và sự phát triển của
bản thân. Thứ nhất, chơi cầu lông đã giúp bản thân rèn luyện sự kiên nhẫn, sự tập trung
và khả năng xử lý áp lực trong cuộc sống hàng ngày; cầu lông giúp cho em giảm stress
sau những môn học căng thẳng, vì vậy em có sức khỏe để hoàn thiện những công việc
khác thật tốt, cải thiện cuộc sống hằng ngày. Thứ hai, chơi cầu lông giúp em tăng độ
nhanh nhạy, độ phản xạ một phần cũng giúp cho em xử lí công việc hàng ngày nhanh
chóng. Thứ ba, môn cầu lông giúp em thoát khỏi sự tự ti của bản thân để đến gần hơn
với xã hội với bạn bè, mọi người xung quanh, khi em tập luyện cầu lông với mọi người
em cảm thấy thoải mái dễ dàng bày tỏ những quan điểm cá nhân, như thế em lại có nhiều
người bạn hơn, không những thế em còn nói chuyện với những người xung quanh trong
cuộc sống vì vậy mọi người đã giúp em rất nhiều, để giải quyết nhiều chuyện em không
thể tự mình giải quyết được. Thứ tư, em thấy cơ thể khỏe khoắn hơn vì môn cầu lông là
bộ môn tiêu hao nhiều năng lượng vì cần phải di chuyển, uốn éo nhiều trong lúc chơi, làm đốt nhiều calo.
Bộ môn cầu lông là bộ môn giúp em rất nhiều, em sẽ chơi bộ môn này lâu dài,
không chỉ trong thời gian học mà còn cả khoảng thời gian sau này. Bản thân mong muốn
dành nhiều thời gian rèn luyện và nghiên cứu về bộ môn cầu lông. Một phần vì cầu lông
cũng giúp cho sức khỏe của chúng ta, cầu lông giúp rất nhiều cho tim mạch, Theo những
nghiên cứu thống kê về môn thể thao này có tác động mạnh tới tim đó là cường độ nhịp
tim của người chơi luôn cao hơn hẳn so với người bình thường vào khoảng 75-85
lần/phút. Với số này cũng cho thấy rằng chơi các môn thể thao này sẽ giúp tim vận động
tốt hơn và khỏe hơn. Cầu lông còn giúp xương chắc khỏe, giúp mắt phản xạ nhanh.
Giảm thiểu rủi ro về bệnh tật, rủi ro về thương tích sau này. Ngoài ra, nó cũng đã giúp
em xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè thông qua việc chơi đôi cầu lông và tham gia
vào các giải đấu và sự kiện thể thao.
Nói chung, môn cầu lông có một vai trò quan trọng trong giáo dục thể chất. Nó
không chỉ cung cấp cho học sinh sinh viên những lợi ích về sức khỏe và thể chất, mà
còn phát triển các kỹ năng xã hội và tinh thần thi đấu. Thông qua việc chơi cầu lông,
học sinh sinh viên có thể rèn luyện những phẩm chất quan trọng và tìm thấy niềm vui
trong việc tham gia vào một môn thể thao đầy thách thức và hấp dẫn. Do đó, sự đầu tư 15
và khuyến khích trong giáo dục cầu lông là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của học sinh. 16