-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Giới thiệu các chủ thể và tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam? | Đại học Hoa Sen
Giới thiệu các chủ thể và tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam? được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Change Management 6 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Giới thiệu các chủ thể và tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam? | Đại học Hoa Sen
Giới thiệu các chủ thể và tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam? được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Change Management 6 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Giới thiệu các chủ thể và tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam?
1. Chủ thể phát hành:
Việc phát hành chứng khoán chính là bước đầu tiên để thị trường hoạt động. TTCK
không thể hoạt động nếu không có sản phẩm để giao dịch.
Chủ thể phát hành là các bên thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.
So sánh đơn giản, các tổ chức phát hành chứng khoán là đơn vị bán ra cổ phiếu (hàng
hóa) để đổi lấy vốn (tiền) từ nhà đầu tư trong thị trường. Nhà phát hành chứng khoán có
thể là Chính phủ, công ty/doanh nghiệp hoặc các quỹ đầu tư chứng khoán Trong đó:
– Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể phát hành các chứng khoán: Trái
phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa phương; Trái phiếu công trình; Tín phiếu kho bạc.
– Công ty/doanh nghiệp là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
– Các quỹ đầu tư chứng khoán là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các trái
phiếu, chứng chỉ hưởng thụ…
a. Chính phủ và chính quyền địa phương
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính quyền địa phương là một
phương án thường được áp dụng khi cần huy động vốn cho nguồn ngân sách nhà nước để
thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không thể tùy tiện phát hành các trái
phiếu này mà phải căn cứ vào từng thời kỳ, dựa trên các nguyên tắc, điều kiện nhất định
và phải có kế hoạch, đề án cụ thể.
Có thể nói, Chính phủ và Chính quyền địa phương là một trong những chủ thể phát hành
nhiều nhất của thị trường vốn. Điều này là dễ hiểu vì không phải lúc nào Chính phủ cũng
có thể bù đắp sự thiếu hụt vốn xảy ra khá thường xuyên trong chi tiêu của mình bằng
cách yêu cầu Ngân hàng Nhà nước in tiền mặt. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt này cũng
không thể đơn giản được tài trợ bằng việc chính phủ tăng nguồn thu từ thuế. Việc chính
phủ tăng nguồn thu từ thuế cũng không thể đáp ứng được nhu cầu về vốn ban đầu đối với
các công trình dự án quan trọng và đòi hỏi lượng vốn ban đầu cao. Và hơn hết việc tăng
thuế đột ngột có thể gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế của một đất nước.
Chính phủ và Chính quyền địa phương sẽ chủ trì việc phát hành trái phiếu Chính phủ và
trái phiếu Chính quyền địa phương.
- Ở Trung ương, chủ thể phát hành trái phiếu Chính phủ là Bộ Tài chính để huy động
vốn. Tuy nhiên, Bộ Tài chính sẽ không trực tiếp thực hiện việc này mà ủy quyền cho Kho
bạc Nhà nước tổ chức phát hành trái phiếu. - Ở địa ,
phương chủ thể phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương là Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh nhằm huy động vốn cho công trình, dự án đầu tư của địa phương.
Việc phát hành này có thể tiến hành dưới hình thức phát hành riêng lẻ hoặc phát hành ra công chúng.
b. Công ty/doanh nghiệp
Đối với thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp giữ vai trò, vị trí rất quan trọng, quyết
định đến sự thành bại của thị trường. Các doanh nghiệp có thể tham gia với tư cách là tổ
chức phát hành, cung cấp hàng hóa (các chứng khoán) cho thị trường chứng khoán (như
công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần). Các doanh nghiệp cũng có thể tham gia
thị trường chứng khoán với tư cách các tổ chức kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng
khoán hoặc tham gia với tư cách nhà đầu tư chứng khoán.
Các doanh nghiệp là chủ thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Việc thiếu vốn trong kinh
doanh, sản xuất, trả lương cho công nhân, mua nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất, v.v.,
là việc thường thấy trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Nhưng không
phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách vay ngân
hàng. Phát hành cổ phiếu để mời cộng tác làm ăn, hay phát hành trái phiếu để vay vốn là
những cách phổ biến nhất. Hơn nữa, khi muốn mở rộng sản xuất, đầu tư vào trang thiết
bị, máy móc, cơ sở vật chất thì doanh nghiệp thường cần đến các khoản vốn lớn và
thường phải mất nhiều năm để thu hồi vốn. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng
thường ít “mặn mà” trong việc cho vay. Do vậy, vay dài hạn trên thị trường bằng cách
phát hành trái phiếu là một cách tối ưu.
Các loại hình doanh nghiệp có thể phát hành các loại chứng khoán theo pháp luật Việt Nam:
- Công ty cổ phần là một trong những chủ thể chính trong việc cung ứng hàng hóa cho
thị trường chứng khoán do có quyền phát hành cả cổ phiếu và trái phiếu. Các loại chứng
khoán mà công ty cổ phần có quyền phát hành là: cổ phần phổ thông (được thể hiện dưới
hình thức là cổ phiếu) và cổ phần ưu đãi (được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu ưu đãi);
các loại trái phiếu: trái phiếu thường, trái phiếu chuyển đổi.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy
nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn được phát hành cổ phần trong trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Bên cạnh đó, Các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tín dụng, ngân hàng chính
sách của nhà nước thuộc đối tượng được cấp bảo lãnh Chính phủ sẽ được phát hành
trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và loại trái phiếu này sẽ được Chính phủ bảo lãnh thanh toán.
Các doanh nghiệp có thể phát hành các chứng khoán dưới hình thức phát hành riêng lẻ
hoặc phát hành ra công chúng.
Như vậy, có thể thấy, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh đều không được phép
phát hành bất cứ một loại chứng khoán nào trên thị trường theo quy định của Luật hiện hành.
c. Các quỹ đầu tư chứng khoán
Quỹ đầu tư luôn là những tổ chức chuyên nghiệp, hình thành bằng vốn góp của các nhà
đầu tư để tiến hành đầu tư vào chứng khoán và các loại hình đầu tư khác với tất cả các
khoản đầu tư đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân
hàng giám sát và các cơ quan có thẩm quyền.
Mục đích thành lập quỹ đầu tư là tập hợp và thu hút những nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia
kinh doanh, đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, v.v.. Như vậy, đặc trưng cơ bản nhất
của quỹ đầu tư là quỹ vừa đóng vai trò là tổ chức phát hành bằng việc phát hành ra các
chứng chỉ quỹ đầu tư (đối với quỹ đại chúng), các hợp đồng góp vốn (đối với quỹ thành
viên); vừa đóng vai trò là các tổ chức đầu tư, kinh doanh chứng khoán.
Tuy ở Việt Nam có hai loại hình quỹ đầu tư là quỹ thành viên và quỹ đại chúng (bao gồm
quỹ đóng và quỹ mở) nhưng chỉ có quỹ đại chúng mới có quyền phát hành chứng chỉ
quỹ. Chứng chỉ quỹ được phát hành dưới hình thức phát hành ra công chúng. 2. Chủ thể đầu tư
Khi đề cập đến chủ thể của thị trường chứng khoán, nhà đầu tư được xem là chủ thể đóng
vai trò rất quan trọng trong sự hoạt động bình thường và phát triển của thị trường này.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 và khoản 16 Điều 3 Luật Chứng khoán 2019, chủ thể đầu tư
có thể được hiểu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia
đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Là các cá nhân, hộ gia đình, những người có số vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia
mua bán trên thị trường chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận
Thường là những người không có nhiều chuyên môn về đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Lượng vốn không nhiều và thường không có thời gian để nghiên cứu, theo dõi tình
hình biến động của thị trường.
Có xu hướng đầu tư theo đám đông.
Thường có tâm lý dễ dao động, và có những quyết định vội vàng khi xuất hiện các
biến động trên thị trường. Vai trò
Tạo nên sự đa dạng trong việc đầu tư trong thị trường chứng khoán.
Một số lượng lớn những nhà đầu tư cá nhân sẽ tạo nên sức ảnh hưởng đáng kể đến
biến động của thị trường.
Góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán quốc tế được lưu thông và phát triển.
a. Các nhà đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài có thể được hiểu là tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc điểm
Các nhà đầu tư rất đa dạng, cụ thể họ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Quy mô đầu tư đa dạng.
Đối với tổ chức đầu tư nước ngoài, họ thường đầu tư với quy mô lớn hơn và hoạt
động chuyên nghiệp hơn so với cá nhân đầu tư nước ngoài.
Tiếp cận thông tin, công nghệ hiện đại, luôn cập nhật xu hướng thị trường nhanh chóng. Vai trò
Góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán quốc tế được lưu thông và phát triển.
Góp phần cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường quốc tế.
Hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn khi tham gia vào các đợt phát hành chứng khoán.
b. Các nhà đầu tư có tổ chức
Có thể kể đến như: Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài
chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, … Những chủ thể
này cũng được xem là nhà đầu tư chuyên nghiệp trong thị trường chứng khoán.
Thường có quy mô và kế hoạch đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Thường có lượng tiền vốn lớn, nắm giữ nhiều chứng khoán trong tay.
Có kế hoạch đầu tư và hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực này.
Có khả năng tiếp cận thông tin và cung cấp nguồn vốn nhanh chóng.
Các hoạt động đầu tư của họ chịu sự giám sát chặt chẽ của Uỷ Ban chứng khoán nhà nước. Vai trò
Góp phần gia tăng tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán.
Hoạt động đầu tư an toàn, tin cậy cho thị trường do tính pháp lý của các hoạt động
của các chủ thể này được đảm bảo.
Góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán quốc tế được lưu thông và phát triển.