-
Thông tin
-
Quiz
Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long - Cơ sở dữ liệu | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Cơ sở dữ liệu (HCMUS) 19 tài liệu
Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 290 tài liệu
Giới thiệu về Hoàng thành Thăng Long - Cơ sở dữ liệu | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Cơ sở dữ liệu (HCMUS) 19 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 290 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|46342985 lOMoARcPSD|46342985 I.
Giới thiệu về hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long
– Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội. Di chỉ khảo cổ này là minh chứng sống động
cho nền văn minh châu thổ sông Hồng trong suốt 13 thế kỷ: bắt đầu từ thời tiền
Thăng Long vào khoảng thế kỷ VII, đi qua thời Đinh và tiền Lê, phát triển mạnh
dưới thời Lý, Trần, hậu Lê, đến triều Nguyễn và tồn tại mãi đến ngày nay.
Dấu son Hoàng thành Thăng Long được hình thành vào năm 1010, khi vua Lý
Thái Tổ ban chiếu dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng Kinh thành cũng
như hàng loạt cung – điện, trong đó có Hoàng thành Thăng Long.
Theo sách sử và tài liệu khảo cổ, Kinh thành Thăng Long được xây dựng theo mô
hình tam trùng thành quách, bao gồm: vòng ngoài cùng là La thành hay Kinh thành
– nơi sinh sống của cư dân, vòng ở giữa là Hoàng thành – khu triều chính, nơi ở
và làm việc của các quan lại trong triều, và vòng trong cùng là Tử Cấm thành hay
Long Phượng thành – nơi dành cho vua, hoàng hậu, và các thành viên hoàng tộc lOMoARcPSD|46342985 khác.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa mà công trình kiến trúc đặc biệt này mang lại,
vào năm 2010, tổ chức UNESCO đã công nhận Khu di tích trung tâm Hoàng thành
Thăng Long là Di sản Văn hóa thế giới, và trở thành địa điểm nghiên cứu khoa
học cũng như tham quan du lịch nổi tiếng của Hà Nội.
Toàn bộ cụm di tích được bao bọc bởi bốn con đường: phía Bắc là đường Phan
Đình Phùng, phía Nam là đường Điện Biên Phủ, phía Đông là đường Nguyễn
Tri Phương và phía Tây là đường Hoàng Diệu, thuộc địa bàn phường Điện Biên
và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. lOMoARcPSD|46342985 II.
Bề dày lịch sử của hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành thăng long là một di sản văn hiến với 13 thế kỷ văn hóa lịch sử
dân tộc Việt Nam với vai trò là trung tâm văn hóa, chính trị, nghệ thuật của dân tộc.
Chúng ta có thể chia làm 5 giai đoạn chính:
1)Giai đoạn Tiền Thăng Long:
Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống
Bình (nay là Thăng Long) là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị. Năm 866,
viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình
được đổi tên thành Đại La.
Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng.
Đầu thế kỷ X Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân
chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ
sứ. Dưới danh nghĩa nhà Đường, ông thành lập một chính quyền độc lập do ng Việt quản lý.
2)Giai đoạn Lý - Trần từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV: lOMoARcPSD|46342985
Năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên
đô về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Năm 1029, Lý
Thái Tông xây dựng lại toàn bộ khu Cấm Thành sau khi nơi đây bị tàn phá bởi vụ Loạn tam vương
Năm 1203, vua Lý Cao Tông bắt đầu một đợt xây dựng mới thêm rất nhiều
cung điên, công trình xa hoa, vườn ngự, ao cá. Ngoài ra, vua nhà Lý còn cho
xây dựng nhiều công trình văn hóa tín ngưỡng khác nhau để phục vụ nhu
cầu của hoàng tộc. Tiêu biểu là chùa Chân Giáo nơi vua Lý Huệ Tông tu hành. lOMoARcPSD|46342985
3)Giai đoạn Lê - Mạc từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII:
Sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Thái Tổ vẫn đóng đô ở Thăng
Long nhưng đổi tên là Đông Kinh.
Từ năm 1516 đến năm 1527 là năm nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, \Trong nửa
cuối thế kỷ XVI, cục diện Nam Bắc triều với một bên là nhà Mạc và một bên
là Lê-Trịnh diễn ra quyết liệt. Nhà Mạc thất bại phải rời bỏ kinh đô.
Năm 1599, Trịnh Tùng đuổi được nhà Mạc lên Cao Bằng tiến về tiếp quản
Thăng Long. Hoàng Thành được tu sửa trong một tháng để đón vua Lê ra.
Rồi từ ấy trở đi những cung điện mới xây ở đều nằm trong phủ Chúa Trịnh. .
4)Giai đoạn từ kinh thành Thăng Long sang tỉnh Hà Nội:
Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem đại quân
29 vạn người sang chiếm Thăng Long không tốn một hòn đạn mũi tên. Đầu
năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh,
Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung
định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Năm 1802 sau khi tiêu
diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. lOMoARcPSD|46342985
năm 1888 nhà Nguyễn chính thức nhượng hẳn Hà Nội cho Pháp, đến khi
chiếm xong toàn Đông Dương họ lại chọn đây là thủ đô của Liên Bang
Đông Dương thuộc Pháp. Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất
làm công sở và trại lính cho người Pháp. Ngoại trừ cửa Bắc và cột cờ
những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng.
5)Giai đoạn tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn:
Năm 1812 dựng Cột cờ Hà Nội ở phía nam thành.
Năm 1848, vua Tự Đức cho phá dỡ các cung điện thời nhà Hậu Lê còn lại
Sau năm 1954 nhà con Rồng lại trở thành trụ sở của Bộ Tổng Tham mưu
Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây cũng chính là nơi diễn ra cuộc họp Bộ
Chính trị mở rộng ngày 21 tháng 3 năm 1975 hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong hai năm 75-76. lOMoARcPSD|46342985 III.
Giá trị của Hoàng thành Thăng Long
1. Chiều dài lịch sử văn hóa: Những di tích trên mặt đất và khai quật
được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà
Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là
nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết,
tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật
giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương
Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ
Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng
tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia
vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó
được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung
điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với
diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử. lOMoARcPSD|46342985
2. Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú: Khu Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống
văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch
sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những
tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản
ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai
trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính,
luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới
rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như
vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng
thành Thăng Long – Hà Nội.
3. Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực:
Với các chức năng chính trị và vai trò mang tính biểu tượng của mình,
Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội có liên quan trực tiếp tới rất nhiều
sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng
như các tư tưởng luân lý, triết học, và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra
tiếp nối nhau này đã đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của
một quốc gia độc lập trong suốt hơn một ngàn năm, bao gồm cả thời
kỳ thuộc địa và hai cuộc Chiến tranh giành độc lập thời hiện đại và thống nhất Việt Nam.
4. Hoàng thành Thăng Long nơi lưu giữ, chứa đựng những giá trị văn
hóa khổng lồ trong quá trình biến đổi và phát triển từ các triều đại
phong kiến cho tới nay đã phần nào khẳng định sức sống mãnh liệt,
bền bỉ của một nền văn hóa lâu đời đậm nét bản sắc của người Việt. IV.
Hoàng Thành Thăng Long có 8 di tích tiêu biểu bao gồm: lOMoARcPSD|46342985
1– Kỳ đài – cột cờ HN
Đây là di tích có kết cấu dạng tháp, được xây dựng dưới triều Nguyễn từ năm 1805
đến 1812, cùng thời với Hoàng thành Thăng Long.
Kiến trúc cột cờ bao gồm ba tầng đế, thân cột, và đài vọng canh, với tổng chiều cao
khoảng 33,4m. Bên trong công trình có thiết kế cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên
đỉnh - nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh Hoàng thành Thăng Long.
Công trình Cột cờ Hà Nội vẫn đứng vững chãi, kiên cố đến ngày nay, và trở
thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. 2- Đoan Môn lOMoARcPSD|46342985
Đoan Môn đã xuất hiện từ thời Lý, nhưng kiến trúc mà chúng ta thấy ngày nay là
do nhà Lê xây dựng vào thế kỷ XV và nhà Nguyễn tu bổ vào thế kỷ XIX.
Đoan Môn là tường thành phía Nam, được xây theo lối kiến trúc cuốn vòm cân
xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, với 5 cổng thành: cổng giữa to nhất
dành cho vua, 4 cổng còn lại dành cho quan lại, hoàng thân, quốc thích. 3 – Điện Kính Thiên lOMoARcPSD|46342985
Điện Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng thành.
Điện Kính Thiên được xây vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ, về sau
trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, các buổi thiết triều và
đón tiếp sứ giả nước ngoài.
Hiện nay, công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá.
Tuy vậy, những dấu tích tìm thấy nơi đây cùng đôi rồng chầu đã phần nào gợi
lại nét nguy nga, tráng lệ của Điện Kính Thiên năm xưa.
4– Hậu lâu – Tĩnh Bắc Lâu lOMoARcPSD|46342985
Hậu Lâu, hay còn được gọi là Tĩnh Bắc Lâu, là tòa lầu được xây phía sau Điện
Kính Thiên, khi xưa là chốn hậu cung – nơi sinh hoạt của hoàng hậu, công chúa,
và các cung tần, mỹ nữ.
Hậu Lâu xuất hiện từ sau đời hậu Lê, được xây theo kiến trúc hình hộp với ba tầng,
kết hợp giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam và Pháp. Nét đặc trưng nhất của Hậu
Lâu là độ dày của các bức tường, khiến các phòng luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
Cuối thế kỉ 19, Hậu Lâu bị hư hỏng nặng, và được người Pháp cho cải tạo,
xây dựng lại như hiện nay.
5– Chính Bắc Môn – Cửa Bắc lOMoARcPSD|46342985
Chính Bắc Môn, hay Cửa Bắc, là một trong năm cửa của thành cổ Hà Nội
thuộc thời Nguyễn, và cũng là cửa thành duy nhất còn sót lại.
Cửa Bắc được xây dựng xong vào năm 1805, theo lối vọng lâu: phía trên là lầu,
phía dưới là thành. Trên lầu hiện là nơi thờ hai vị Tổng đốc Nguyễn Tri Phương
và Hoàng Diệu – người đã cùng dân Hà Nội chiến đấu bảo vệ thành đến chết. lOMoARcPSD|46342985
6 – Khu Khảo cổ 18 Hoàng DIệu
Đây là nơi cho bạn một bức tranh lớn về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật của
các triều đại phong kiến thông qua các di tích và di vật được tìm thấy sau cuộc khai
quật khảo cổ vào năm 2002.
Khu vực này sau đó được Viện khảo cổ học phân thành bốn khu riêng biệt để
tiện theo dõi và nghiên cứu. Có rất nhiều dấu tích lịch sử nằm xen lẫn, chồng xếp
lên nhau suốt 13 thế kỷ theo thứ tự như sau:
Tầng dưới cùng là một phần bên phía Đông của thành Đại La thời Cao Biền, nhà Đường,
Tầng trên tiếp theo là vết tích cung điện thời Lý – Trần,
Tầng tiếp đến là một phần trung tâm Đông cung nhà Lê,
Và tầng trên cùng là trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội ở thế kỷ XIX, tức là thời nhà Nguyễn. 7- Cổng Hành Cung lOMoARcPSD|46342985
Cổng hành cung là nơi canh gác của quân lính, nhằm giữ an toàn cho vua và
hoàng tộc. Mỗi cổng hành cung là một công trình có thiết kế cầu kỳ, vững chãi,
làm tôn vẻ tráng lệ của cung điện.
Trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội hiện còn tồn tại tám cổng hành cung như thế.
Chính nhờ những cổng hành cung này mà công việc xác định tọa độ các cung
điện và lớp tường thành được chính xác hơn.
8 – Những công trình kiến trúc kiểu Pháp lOMoARcPSD|46342985
Ngoài các công trình khảo cổ, trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội còn có hệ thống
các công trình kiến trúc Pháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,
nay được trưng dụng làm trụ sở và cơ quan của Nhà nước Việt Nam.
Hoàng Thành Thăng Long (Imperial Citadel of Thang Long)_ Song ngữ.mp4