Hàng hóa sức lao động- Kinh tế chính trị Mác - Lenin | Trường Đại Học Ngoại ngữ Huế
C.Mác khẳng định: “ Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũngkhông xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thôngvà đồng thời không xuất hiện trong lưu thông”
Môn: Kinh tế chính trị Mac - Lenin (KTCT2023)
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:36 7/8/24
Hàng hóa sức lao động - 1234
Đề bài: Tại sao nói sức lao động là hàng hóa đặc biệt? Ý nghĩa của việc
nghiên cứu sức lao động ở nước ta hiện nay. Bài làm:
1. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt:
- C.Mác khẳng định: “ Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng
không xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông
và đồng thời không xuất hiện trong lưu thông”.
- Như vậy, sản xuất là nguồn gốc trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư (m),
còn lưu thông là điều kiện cần thiết làm xuất hiện m. Mâu thuẫn trong
công thức chung của tư bản được giải quyết khi trên thị trường xuất hiện
một loại hàng hóa đặc biệt, đó là hàng hóa sức lao động.
(*): Khái niệm hàng hóa sức lao động:
- Khái niệm sức lao đông: Theo C.Mác viết: “ Sức lao động hay năng
lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong
cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
- Như vậy, không phải sức lao động nào cũng là hàng hó. Để sức lao
động trở thành hàng hóa sức lao động, thì sức lao động cần có các điều kiện như sau:
+ Điều kiện 1 ( điều kiện cần ): Người lao động được tự do về thân thể.
Vì để được gọi là hàng hóa, thì bản thân người lao động phải có
quyền sở hữu và sử dụng sức lao động của mình. Người đó có
quyền quyết định lao động cho ai và lao động như thế nào.
Nhưng điều này chỉ đúng với thời đại hiện nay nhưng không
đúng cho thời đại chiếm hữu nô lệ, bởi người nô lệ hay bản thân
họ hồi đó thuộc quyền sở hữu của chủ nô, họ không thể thỏa
thuận mua bán sức lao động của mình mà phải làm việc theo yêu cầu của chủ nô. about:blank 1/6 23:36 7/8/24
Hàng hóa sức lao động - 1234
+ Điều kiện 2 ( điều kiện đủ): người lao động không có đủ hoặc mất
hết tư liệu sản suất cần thiết (“ vô sản”) để tự kết hợp với sức lao động
của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động.
Sức lao động và tư liệu sản xuất là hai yếu tố căn bản của quá
trình lao động để tạo ra sản phẩm.
Nếu người lao động có tư liệu sản xuất thì họ sẽ sử dụng sức lao
động của mình để tự sản xuất chứ không đi bán sức lao động.
Ví dụ: Một đầu bếp có nguyên liệu, nhà hàng, và thị trường thì
người đầu bếp đó tự tạo ra món ăn chứ không đi nấu thuê cho người khác.
Người lao động không có bất kỳ tư liệu sản xuất nào thì buộc phải
cung cấp và bán sức lao động của mình để duy trì cuộc sống bản thân và gia đình.
(*): Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
+ Do sức lao động tồn tại như năng lực của con người sống, muốn tái
sản xuất ra năng lực đó người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu
sinh hoạt nhất định (ví dụ: ăn, mặc, giáo dục, y tế, giải trí,...).
+ Bởi vậy, thời gian lao động cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động
sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra tư
liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt theo cách khác, giá trị sức lao động bằng với
giá trị của toàn bộ tư liệu sinh hoạt cần thiết về vật chất và tinh thần để
duy trì đời sống bình thường cùa người lao động và con cái của họ cùng
với chi phí đào tạo người lao động ở mỗi trình độ nhất định.
+ Như vậy, giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần)
để tái sản xuất ra sức lao động như ăn, mặc, ở, y tế,… about:blank 2/6 23:36 7/8/24
Hàng hóa sức lao động - 1234
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động như giáo dục đào tạo,…
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh
thần) để nuôi con của người lao động. Có chi phí này bởi vì con
của người lao động là nguồn lao động kế tiếp, duy trì nguồn sức
lao động khi người lao động già yếu và mất đi.
Nhu cầu tư liệu sinh hoạt của người lao động khác nhau theo từng
giai đoạn, và từng khu vực.
Ví dụ: Người lao động thời phong kiến, người ta chỉ quan tâm
đến ăn no và mặc ấm. Còn người lao động hiện nay, nhu cầu
sinh hoạt cao hơn đến ăn ngon, mặc đẹp, và có cả tiền tiết kiệm cho những lúc hoạn nạn.
Ở các nước khác nhau, tư liệu sinh hoạt của người lao động
cũng khác nhau. Ta không thể so sánh giá mua sức lao động ờ
Việt Nam và ở Mỹ được, vì Mỹ là một nước phát triển chi phí
để người lao động chi trả cho cuộc sống của họ cao hơn rất
nhiều so với ở Việt Nam.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, giá trị của hàng hóa
sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Nghĩa là các yếu tố
cấu thành giá trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào điều kiện,
hoàn cảnh của từng nước như: trình độ phát triển kinh tế, lực lượng
sản xuất, phong tục tập quán,…
Ví dụ: Sức lao động được mua ở các nước chưa phát triển hoặc
đang phát triển sẽ rẻ hơn sức lao động mua ở các nước phát
triển. Vì các nước đang phát triển, lực lượng nhân công nhiều,
trình độ phát triển kinh tế chưa cao, và trình độ lao động còn
thấp nên chi phí sẽ hơn. Điều này thấy rõ khi các nhà máy sản
xuất của các công ti lớn thường ở các nước đang phát triển.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt, sức lao động sau khi
bán không tách rời người bán; sức lao động không bán hẳn chỉ bán
trong một khoảng thời gian nhất định; việc mua bán sức lao động
trên thị trường và sử dụng nó tách rời nhau; hàng hóa sức lao động không tồn kho, cất trữ. about:blank 3/6 23:36 7/8/24
Hàng hóa sức lao động - 1234
Người lao động chỉ có thể bán sức lao động, nhưng họ chỉ bán
sức lao động trong một thời gian nhất định ( ví dụ: 1 ngày làm 8
tiếng, 1 ngày làm 10 tiếng,…) chứ họ không bán thời gian cả
ngày. Nếu bán hết thời gian cả ngày, thì tức là người lao động tự
bán chính mình, từ một người tự do họ biến mình thành nô lệ.
Bản chất của việc bán sức lao động là người lao động chỉ bán
quyền sử dụng sức lao động của người đó mà thôi, còn người đó
vẫn sở hữu sức lao động.
Khi người tư bản trả công cho người lao động, giá trị sức lao động
được biểu hiện bằng tiền. Bản chất của tiền công chính là biểu hiện
bằng tiền của giá trị sức lao động; là giá cả của lao động.
-Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu của người mua
+ Ví dụ: Nhà tư bản thuê một đầu bếp, thì giá trị sử dụng sức lao
động của đầu bếp kỹ năng, tay nghề, và năng suất lao động của đầu bếp
khi nấu ăn. Trong quá trình làm việc đầu bếp sử dụng tư liệu sản xuất
của nhà tư bản để tạo ra sản phẩm cho nhà tư bản.
+ Giả sử, sau một thời gian nhất định, người lao động chỉ tạo ra một
lượng giá trị bằng lượng giá trị mà nhà tư bản trả cho người lao động,
tức là bằng tiền công của người lao động thì người lao động mang về
cho nhà tư bản lợi nhuận bằng 0. Như vậy, nhà tư bản sẽ không mua sức lao động đó.
+ C.Mác đã phát hiện bí mật bên trong sức lao động, đó là hàng hóa
sức lao động có một giá trị sử dụng đặc biệt khác với giá trị của hàng
hóa thông thường, khi sử dụng sức lao động sẽ tạo ra một giá trị mới lớn
hơn giá trị của bản thân nó. Như vậy, mới có thể đem lại lợi nhuận cho nhà tư bản.
Ví dụ: Anh A có mức chi tiêu hằng ngày là 200.000 đồng,
nhưng một ngày anh A có thể làm việc cho công ti B 500.000 about:blank 4/6 23:36 7/8/24
Hàng hóa sức lao động - 1234
đồng . Vậy 300.000 nghìn đồng là giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm đoạt.
Giá trị sức lao động và giá trị đo sức lao động tạo ra sau quá trình
lao động là hai đại lượng khác nhau.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính nắng đặc biệt mà
không hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng
nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được
giá trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa giải quyết mâu thuần của
công thức chung của tư bản.
(*): Tóm lại, nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt vì:
- Sau khi bán, sức lao động không tách khỏi người bán
- Sức lao động chỉ bán trong một khoảng thời gian nhất định chứ không bán hẳn.
- Việc mua bán trên thị trường và việc sử dụng hoàn toàn tách rời nhau.
- Hàng hóa sức lao động không tồn kho, cất giữ.
- Hàng hóa sức lao đông mang yếu tố tinh thần, lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính nắng đặc biệt mà
không hàng hóa thông thường nào có được, đó là khi sử dụng nó không
những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được giá trị lớn hơn.
- Hàng hóa sức lao động là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư do đâu mà có.
2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sức lao động ở nước ta hiện nay:
Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa quan trọng trong
việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta đã
thừa nhận sức lao động là hàng hóa( khi đủ cả 2 điều kiện để trở thành
hàng hóa) cho nên việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt
lõi, trọng tâm của Đảng ta. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ about:blank 5/6 23:36 7/8/24
Hàng hóa sức lao động - 1234
nghĩa ở nước ta đòi hỏi phải có sự phát triển đồng bộ các loại thị trường
và nghị quyết đại hội IX cũng đã nhấn mạnh phải tiếp tục tạo lập động
bộ các yếu tố thị trường, thị trường lao động từ chỗ không tồn tại đã bắt
đầu hình thành và phát triển.
Thị trường sức lao động là thị trường mà trong đó các dịch vụ lao
động được mua bán thông qua một quá trình để xác định số lượng lao
động được sử dụng cũng như mức tiền công và tiền lương. Thị trường
lao động là một trong những loại thị trường cơ bản và có một vị trí đặc
biệt trong hệ thống các thị trường của nền kinh tế. Quá trình hình thành
và phát triển cũng như sự vận động của thị trường lao động có những
đặc điểm hết sức riêng biệt. Thị trường lao động cũng nhữ các loại thị
trường khác tuân thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật
cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Điểm khác biệt lớn nhất
ở đây là do tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động. với một quốc
gia có mật độ dân số đông như Việt Nam, và đồng thời có số lượng lao
động lớn. việc nghiên cứu và vận dụng về sức lao động vào thị trường là
hết sức cần thiết. nó là một lợi thế lớn cho nước ta trong bối cảnh cần
cạnh tranh với các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. about:blank 6/6