-
Thông tin
-
Quiz
Hành vi rủi ro trực tuyến của học sinh THCS Hà Nội trên mạng xã hội hiện nay | Tiểu luận Sinh thái học đô thị
Cách đây 5 năm, "Thử thách Cá voi xanh" (Blue Whale Challenge) trở nên rầm rộ trên các nền tảng trực tuyến ở Việt Nam, bởi tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng. Thử thách này được hiểu là một trò chơi diễn ra trong 50 ngày, trải nghiệm các mức độ nguy hiểm tăng dần, với mục đích "khuyến khích" người tham gia tự làm đau bản thân rồi tự tử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Sinh thái học đô thị 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Hành vi rủi ro trực tuyến của học sinh THCS Hà Nội trên mạng xã hội hiện nay | Tiểu luận Sinh thái học đô thị
Cách đây 5 năm, "Thử thách Cá voi xanh" (Blue Whale Challenge) trở nên rầm rộ trên các nền tảng trực tuyến ở Việt Nam, bởi tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng. Thử thách này được hiểu là một trò chơi diễn ra trong 50 ngày, trải nghiệm các mức độ nguy hiểm tăng dần, với mục đích "khuyến khích" người tham gia tự làm đau bản thân rồi tự tử. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Sinh thái học đô thị 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HÀNH VI RỦI RO TRỰC TUYẾN CỦA
HỌC SINH THCS HÀ NỘI TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp trường THCS Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) TIỂU LUẬN MÔN
SINH THÁI HỌC ĐÔ THỊ (Chương trình Cao học)
Học viên thực hiện : ĐẶNG VÂN TRANG Lớp : XÃ HỘI HỌC K28.2 Mã học viên : 2888060005 GVHD : TS. LƯU HỒNG MINH GS.TS. TRỊNH DUY LUÂN Hà Nội, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HÀNH VI RỦI RO TRỰC TUYẾN CỦA
HỌC SINH THCS HÀ NỘI TRÊN MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
(Nghiên cứu trường hợp trường THCS Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) TIỂU LUẬN MÔN
SINH THÁI HỌC ĐÔ THỊ (Chương trình Cao học)
Học viên thực hiện : ĐẶNG VÂN TRANG Lớp : XÃ HỘI HỌC K28.2 Mã học viên : 2888060005 GVHD : TS. LƯU HỒNG MINH GS.TS. TRỊNH DUY LUÂN Hà Nội, năm 2023 MỤC LỤC
1. Khái quát vấn đề qua quan sát thực tế..................................................................1
2. Khái niệm hóa vấn đề..............................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn vấn đề........................................................................3
4. Đề cương nghiên cứu sơ bộ.....................................................................................4
4.1. Tên đề tài nghiên cứu..........................................................................................4
4.2. Tổng quan nghiên cứu.........................................................................................4
4.3. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................6
4.4. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................7
4.5. Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................7
4.6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................7
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................9 1
1. Khái quát vấn đề qua quan sát thực tế
Cách đây 5 năm, "Thử thách Cá voi xanh" (Blue Whale Challenge) trở nên rầm
rộ trên các nền tảng trực tuyến ở Việt Nam, bởi tính chất nguy hiểm và ảnh hưởng
tiêu cực đến người dùng. Thử thách này được hiểu là một trò chơi diễn ra trong 50
ngày, trải nghiệm các mức độ nguy hiểm tăng dần, với mục đích "khuyến khích"
người tham gia tự làm đau bản thân rồi tự tử. Ở nhiều nước, hàng trăm thanh thiếu
niên đã tự tử khi tham gia trào lưu trên, trò chơi đánh vào tâm lý của các bạn trẻ, các
vấn đề gặp phải khi sử dụng mạng xã hội, đặc biệt trong đó họ sẽ nhận được sự công
nhận là "người chiến thắng" từ cộng đồng mạng. Khi du nhập vào nước ta, trẻ em ở
một số tỉnh thành đã biết và tham gia biến tấu trò chơi này, mặc dù may mắn là không
ghi nhận trường hợp đáng tiếc nhưng đây là hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ
huynh, các nhà quản lý mạng tại nước ta trước một điển hình về rủi ro trực tuyến liên
quan đến cả nội dung lẫn hành vi, gây hại cho tất cả người dùng số, đặc biệt ở trẻ em.
Mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với hầu hết các thế hệ nước ta, đặc biệt tỷ lệ
trẻ em tham gia các nền tảng là rất cao. Chỉ cần quan sát các gia đình có trẻ nhỏ,
những chương trình ca nhạc, hoạt hình, trò chơi,… luôn xuất hiện trên màn hình tivi
hoặc điện thoại thông minh của cha mẹ, ông bà, như một cách "dỗ dành" con cháu
khi ăn uống, từ đó hình thành thói quen cần phải được đáp ứng mỗi khi trẻ có thái độ,
hành động chống chế lại phụ huynh. Ngoài ra, tình trạng này còn đến từ nguyên do
nhiều bố mẹ bận rộn, hoặc cũng là đối tượng "nghiện" internet; để có được những
khoảng thời gian yên tĩnh, rảnh rỗi thì họ giao phó hoàn toàn chiếc điện thoại, máy
tính bảng, hay tivi vào tay đứa trẻ; trong khi năng lực sử dụng công nghệ số của trẻ,
nhất là trên các mạng xã hội có vô vàn thông tin không được kiểm duyệt, là còn thấp,
mặc cho trẻ tự khám phá thế giới mạng có thể để lại hậu quả khôn lường như tham
gia "Thử thách Cá voi xanh".
Hơn nữa, trẻ em đô thị các quận nội thành Hà Nội, tác giả được quan sát từ em
trai và các cháu của mình hiện tại đều đang là học sinh các cấp tiểu học và trung học
cơ sở, hầu như không có nhiều không gian vui chơi, các khu vực công cộng bị chiếm
dụng thành nơi gửi xe ở các khu chung cư, nơi bán hàng rong, đường phố hay vỉa hè 2
đều chật chội, ô nhiễm không khí ở mức nguy hiểm,… Những lý do trên đã cản trở sự
tham gia của trẻ em đô thị vào các hoạt động cộng đồng trực tiếp, các em phải tự tạo
không gian vui chơi cho riêng mình, thiếu đi sự tương tác với các bạn đồng trang lứa
và cũng chính từ lúc lọt lòng, các em đã được cung cấp một "không gian" thú vị,
được thay đổi "bạn chơi" liên tục là các thiết bị thông minh kết nối mạng, trở thành
nơi trẻ phải đối mặt với vô vàn các rủi ro trên mạng xã hội.
2. Khái niệm hóa vấn đề
Qua quan sát thực tế, có thể thấy các rủi ro trực tuyến nói chung và trên mạng xã
hội nói riêng trở thành một vấn đề xã hội cần bàn luận về tính cấp thiết và tác động
của nó đến cộng đồng sinh sống tại đô thị, đặc biệt là nhóm trẻ em.
Đầu tiên, xuất phát từ đặc điểm của nhóm trẻ em. Theo cách hiểu thông thường,
trẻ em là nhóm dưới 16 tuổi, có một số đặc điểm nổi bật về tâm sinh lý như muốn biết
sự thay đổi cơ thể, chưa hoàn thiện nhân cách và hành vi, rất nhạy cảm cảm, đồng
thời có thể ưa mạo hiểm, thích thử sách, khám phá cái mới hoặc khẳng định bản thân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ em dễ bị chứng nghiện mạng, bị sang chấn
tâm lý, có những biểu hiện rối loạn tâm thần, gây ra tổn hại về cả thể chất và tinh
thần. Đặc biệt, gia nhập các trang mạng xã hội, trẻ em cũng gặp phải nguy hại nghiện
chơi game online, nhất là khi xem các chương trình, video về trò chơi, thử thách trên
Youtube, Facebook,… Ngày 18/6/2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận
chứng nghiện trò chơi điện tử là một bệnh lý trong danh sách phân loại bệnh quốc tế,
đó là bệnh tâm thần. Trong nhiều năm qua, nghiện game và những hệ quả do nghiện
game gây ra là vấn đề xã hội nhức nhối ở Việt Nam [7]. Nhiều trò chơi có nội dung
phản cảm, bạo lực nên khi trẻ em nghiện trò chơi trên không gian mạng dễ dẫn đến
hành vi thử nghiệm, bắt chước, có thể có hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, nhiều
nghiên cứu hay các báo cáo hiện nay hầu hết đều tập trung phân tích và đưa ra các
giải pháp với nhóm trẻ em khi đây là đối tượng phải đối mặt với các rủi ro trực tuyến khá cao.
Tiếp theo, nhìn nhận vấn đề vai trò chủ đạo, đô thị có vai trò quyết định sự phát
triển xã hội, như về mặt văn hóa, đô thị là nơi "đón đầu" các văn hóa hiện đại trên thế 3
giới, sau đó mới lan tỏa đến các vùng nông thôn xung quanh, và khi đó, internet nói
chung và các nội dung trực tuyến cũng được người dân đô thị tiếp cận nhanh chóng
hơn cả. Ngoài ra, cần kể đến lối sống đô thị, các khuôn mẫu chuẩn mực của cộng
đồng đô thị là khác căn bản với cộng đồng nông thôn. Trong khi nông thôn còn
thường xuyên hỏi thăm nhau, làng xóm xem nhau như họ hàng thì ở đô thị người dân
sống tách biệt, họ dễ dàng tiếp cận cái mới và tạo ra nếp sống mới mà ở nông thôn
hiếm hoặc chưa có. Một trong những cái mới mà người dân đô thị tiếp cận chính là sử
dụng điện thoại thông minh và xem nó như vật "bất khả ly thân" để hỗ trợ trong công
việc, học tập cũng như giải trí và giao tiếp với bạn bè, người thân. Đó cũng là một
trong những lý do dẫn đến gắn kết gia đình ở đô thị hiện nay trở nên lỏng lẻo hơn.
Khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình ngày càng xa với sự can thiệp của
mạng xã hội. Những thiết bị thông minh, ứng dụng trực tuyến đã tạo nên những rào
chắn tương tác, gắn bó giữa trẻ và phụ huynh, mất cân bằng trong quan hệ gia đình
đô thị, dễ dàng mở ra những "khoảng trống" để trẻ em tham gia không gian mạng
thường xuyên hơn và đối mặt với các nguy cơ có hành vi rủi ro trực tuyến cao hơn.
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn vấn đề
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước xác định, xã hội số là một trong ba trụ cột
phát triển quốc gia số bền vững cần quan tâm bên cạnh chính phủ số và kinh tế số,
trong đó xây dựng xã hội số là hình thành và phát triển công dân số và văn hóa số;
đồng nghĩa tạo ra không gian mạng lành mạnh, an toàn, và tất cả người dân được trao
quyền trở thành “người dùng thông minh”, có khả năng nhận diện rủi ro, hiểu và thực
hiện quản lý an toàn số, hỗ trợ lẫn nhau nhằm đảm bảo an toàn trên môi trường số,
thông qua thực hành các quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức và hưởng thụ các giá trị
văn hóa của con người trong môi trường đó. Do vậy, tìm hiểu và phân tích vấn đề rủi
ro trực tuyến cần là cơ sở, nền tảng thực tiễn cho giải pháp giảm thiểu các nguy hại
trên không gian mạng, quan tâm đến lĩnh vực xã hội, các nhóm xã hội tương tác bên
cạnh nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật. 4
4. Đề cương nghiên cứu sơ bộ
4.1. Tên đề tài nghiên cứu
Hành vi rủi ro trực tuyến của học sinh THCS Hà Nội trên mạng xã hội hiện nay
(Nghiên cứu trường hợp Trung học cơ sở Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội)
4.2. Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, không gian mạng đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đầy tiêu cực, thách
thức người dùng cần có kiến thức, kỹ năng nhất định nhằm đảm bảo an toàn trên môi
trường "ảo", trong đó những tài liệu nghiên cứu trước và hiện nay về rủi ro trực tuyến
đều cho thấy những tác động đến xã hội, những người tham gia môi trường mạng.
Xem xét một khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thuộc dự án “Pew
Internet & American Life” (Internet và cuộc sống Mỹ) năm 2009, báo cáo cho hay:
có tới 15% thanh thiếu niên Mỹ từ 12 đến 17 tuổi có điện thoại di động đã nhận được
những hình ảnh khỏa thân hoặc có tính gợi dục, nhanh chóng trở thành vấn đề bàn
luận nhiều lúc bấy giờ và khiến các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và giáo dục
cần hành động, nhằm xác định nhóm dễ bị tổn thương từ rủi ro về nội dung trên
internet được truy cập bởi thiết bị công nghệ hiện đại [5].
Cách biệt lớn về thời gian, nhưng rủi ro trực tuyến những năm gần đây vẫn tồn
tại và gia tăng khi phát triển mọi lĩnh vực đều song hành cùng với sự tiến bộ của công
nghệ, kĩ thuật số. Nghiên cứu ở nhóm thanh thiếu niên Utah của Savoia và các cộng
sự năm 2021 cho thấy bức tranh chung về rủi ro trực tuyến hiện nay. Hơn 4/5 học
sinh sử dụng nhiều hơn một nền tảng truyền thông xã hội hàng ngày, phần lớn đã trò
chuyện với người lạ và có chia sẻ thông tin cá nhân công khai lên mạng xã hội. Ngoài
ra, độ tuổi này cũng bày tỏ niềm yêu thích với các trò chơi điện tử trực tuyến và trò
chuyện với người lạ khi chơi – một hình thức trao đổi chiến thuật thông dụng với các
người chơi được ứng dụng tự do kết nối. Trước sự phổ biến của việc sử dụng internet,
khoảng 60% thanh thiếu niên trong khảo sát trên gặp ít nhất một tình huống rủi ro
trực tuyến, trong đó thường xuyên nhất là rủi ro về nội dung mạng như tiếp cận hình
ảnh bạo lực (32%), xem hình ảnh/ nội dung khiêu dâm (31%), và bị bắt nạt trực tuyến
(29%),… Các tác giả cũng quan tâm đến sự khác biệt về giới tính: học sinh nữ có 5
nhiều khả năng gặp phải các tình huống rủi ro trên mạng hơn, liên quan đến vấn đề
quấy rối, bạo lực và lạm dụng tình dụng ở trẻ em gái và phụ nữ nói chung [2].
Với góc nhìn của các nhà nghiên cứu ở Pakistan, 294 sinh viên được khảo sát có
xu hướng tham gia vào các hành vi nguy hiểm khác nhau trên không gian mạng: cao
nhất là 65% đăng ảnh cá nhân lên mạng, 42% tải tài liệu trái phép từ các website,
30% truy cập các trang khuyến khích bạo lực, hoạt động bất hợp pháp hay nhận nội
dung khiêu dâm và 20% chia sẻ ảnh bản thân với người lạ, chia sẻ bí mật trên
internet,…, có thể gia tăng tỷ lệ tiếp xúc với tội phạm mạng hay có những trải
nghiệm tiêu cực trực tuyến. Tham gia vào các hành vi rủi ro trực tuyến của các sinh
viên Pakistan cũng có sự chênh lệch về giới tính và cho thấy mối quan hệ mật thiết
với việc sử dụng mạng an toàn, bảo mật [4].
Tại Việt Nam, luận án của tác giả Dương Thị Thu Hương về hành vi rủi ro của
học sinh phổ thông đã có những kết quả đáng chú ý khi nói đến tác động của mạng xã
hội tới trẻ thành niên. Theo đó, việc lạm dụng mạng xã hội, dành nhiều thời gian
trong ngày sử dụng là yếu tố nguy cơ cao với hầu hết các hành vi rủi ro, nhất là làm
tăng nguy cơ các hành vi gây bạo lực, hút thuốc lá/ shisha, sử dụng thuốc/ chất gây ảo
giác hay chất gây nghiện [3, tr.123-127]. Tác giả chỉ ra hai chỉ báo về gắn kết với
mạng xã hội là thời gian sử dụng và số lượng bạn bè có tác động đến những hành vi
rủi ro thực tế của trẻ, là cơ sở để thấy rằng việc sử dụng mạng xã hội đang gây ra
nhiều nguy hại, liên quan trực tiếp đến các rủi ro trực tuyến như nghiên cứu tổng quan trước đó.
Ngoài ra, trong một nghiên cứu của chính tác giả về ứng xử của sinh viên Học
viện Báo chí và Tuyên truyền trước tin giả Covid-19 có chỉ ra khả năng cao người
dùng tiếp cận phải tin giả: 94,5% đã từng bắt gặp tin tức về dịch bệnh được đăng trên
mạng xã hội và sau đó phát hiện là tin giả [8]. Cho thấy, trong bối cảnh “đại dịch
thông tin”, mạng xã hội nhất là Facebook trở thành môi trường để “sinh sôi” những
tài khoản cung cấp thông tin sai lệch, giả mạo, ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức và
hành động cấp thiết cho sức khỏe cộng đồng nói chung. Đây là một trong những rủi
ro trực tuyến về nội dung khi nghiên cứu tiếp cận mặt xã hội của vấn đề an toàn 6
mạng. Bước vào thời kì 4.0 bùng nổ, tin giả luôn là nguy cơ khó kiểm soát từ “nguồn
cung”, khi đó các biện pháp nâng cao hiệu quả từ hành vi an toàn mạng của người
dùng cần được ưu tiên.
Bên cạnh đó, rủi ro liên quan đến cơ sở hạ tầng cũng là điểm cần nhắc tới khi
người dùng số gia tăng thời lượng trong ngày dành cho không gian mạng thông qua
các thiết bị công nghệ số. Với quy mô toàn cầu, báo cáo quốc tế về “The World
Internet Project” (Dự án internet thế giới) xuất bản năm 2016 đã phát hiện rằng, phần
lớn dân số thế giới cho biết bản thân là nạn nhân của phần mềm bị nhiễm vi-rút [1].
Đánh giá một cách tổng quát, Quayyum và cộng sự đã sử dụng phương pháp
phân tích tài liệu và tổng hợp danh sách các rủi ro an ninh mạng với trẻ em từ các
nghiên cứu đi trước như về xâm phạm quyền riêng tư/ bảo mật trực tuyến, quấy rối,
lừa đảo/đánh cắp danh tính, rủi ro về nội dung không phù hơp, khiêu dâm, bất hợp
pháp; đe dọa dựa trên công nghệ như nhiễm vi-rút, phần mềm độc hại, giả mạo; nghiện internet,… [6]
Trong bối cảnh công nghệ số phát triển vượt bậc và các luồng thông tin được lan
tỏa không bị giới hạn, trẻ em và thanh niên là khách thể đáng chú ý và được nhắc
nhiều trong các nghiên cứu về rủi ro trực tuyến hơn cả, một phần do nhóm này hầu
hết đều sử dụng mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng,… như một công cụ “bầu
bạn” hàng ngày. Có thể nói, hoạt động trong môi trường ảo thường xuyên, internet
hay mạng xã hội trở thành “bạn đồng hành” của tất cả mọi người chỉ với một chiếc
điện thoại, máy tính cá nhân, tivi,… để có thể truy cập mọi thông tin đáp ứng nhu
cầu. Rõ ràng, không thể bàn cãi về những ưu thế của internet mang lại, tuy vậy, việc
trực tuyến trên không gian mạng luôn tiềm ẩn vô vàn rủi ro, trở thành mối đe dọa và
ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng số.
4.3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những vấn đề lý luận về rủi ro trực tuyến, nghiên cứu hành vi rủi ro
trực tuyến của học sinh THCS Hà Nội trên mạng xã hội; đồng thời, phân tích các yếu
tố xã hội tác động đến hành vi nêu trên. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị về truyền 7
thông và giáo dục nâng cao hiểu biết, kỹ năng ứng phó với rủi ro trực tuyến trên
mạng xã hội nói riêng và năng lực số của học sinh hiện nay nói chung.
4.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Các hành vi rủi ro trực tuyến của học sinh THCS Hà Nội trên mạng xã hội được
biểu hiện cụ thể ở tần suất, mức độ như thế nào?
- Yếu tố xã hội nào tác động đến việc học sinh THCS Hà Nội có hành vi rủi ro trực
tuyến trên mạng xã hội?
4.5. Giả thuyết nghiên cứu
- Học sinh THCS Hà Nội có hành vi rủi ro trực tuyến liên quan đến nội dung có mức
độ thường xuyên hơn rủi ro về liên hệ/ tương tác và về hành vi trên mạng xã hội.
- Học sinh nam có hành vi rủi ro trực tuyến về nội dung cao hơn học sinh nữ; trong
khi đó, học sinh nữ có hành vi rủi ro về liên hệ/ tương tác và về hành vi cao hơn học sinh nam.
- Học sinh tiếp cận nhiều trang mạng xã hội, tần suất sử dụng cao thì có hành vi rủi ro
trực tuyến thường xuyên hơn.
4.6. Phương pháp nghiên cứu
4.6.1. Phương pháp luận
Từ các quan điểm, nguyên tắc của Triết học, nghiên cứu được xây dựng dựa trên
các nguyên lý, quy luật của phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử. Đây được coi
là nền tảng nhằm xác định và lựa chọn nghiên cứu hành vi và xem xét mối liên hệ bối
cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội, các yếu tố về môi trường học tập, đặc điểm của
nhóm học sinh,… với biểu hiện hành vi của họ trước một vấn đề xã hội. Đồng thời,
đề tài tìm hiểu các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng
xử trên mạng xã hội và vận dụng mô hình niềm tin sức khỏe nhằm phân tích yếu tố
liên quan đến nhận diện rủi ro, hậu quả của rủi ro hay hiệu quả khi thực hành ứng phó
với rủi ro tác động đến hành vi rủi ro trực tuyến trên mạng xã hội.
4.6.2. Phương pháp nghiên cứu Xã hội học
a, Phương pháp định lượng 8
Nghiên cứu sử dụng phương pháp Ankét với dung lượng mẫu 353 học sinh,
công cụ nghiên cứu là bảng hỏi nhằm thu thập thông tin thông qua các câu hỏi được
cụ thể hóa từ các biến số nghiên cứu. Số liệu thu được giúp tác giả phân tích tần suất,
tương quan, hồi quy nhằm chứng minh các giả thuyết về hành vi rủi ro trực tuyến trên
mạng xã hội và khám phá mối quan hệ giữa các biến số độc lập với hành vi trên.
b, Phương pháp định tính - Phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu dựa trên các công trình nghiên cứu, các bài viết
được đăng tải trên các tạp chí, báo cáo khoa học của các cá nhân, tập thể; các quan
điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan tới mạng
xã hội, ứng xử trên mạng xã hội được sưu tầm, tổng hợp và hệ thống hóa, tạo tiền đề
cho nghiên cứu thực tiễn hành vi rủi ro trực tuyến và làm căn cứ để bổ sung, so sánh
với kết quả nghiên cứu của đề tài. - Phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu (PVS) là phương pháp thu thập thông tin từ 16 trường hợp trong
số 353 học sinh đã tham gia khảo sát bảng hỏi, dựa trên yếu tố về giới tính và khối
lớp. Kết quả nghiên cứu sẽ được lý giải, minh chứng sâu sắc hơn nhằm bổ sung dữ
liệu cho phương pháp Ankét. c, Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu với phương pháp định lượng
Theo số liệu từ Cổng thông tin điện tử quận Hoàng Mai, số học sinh chính quy
đã nhập và đang theo học tại THCS Hoàng Liệt tính tháng 9/2023 là khoảng 3000
học sinh, gồm 4 khối lớp từ khối 6 đến khối 9. Dựa trên công thức tính cỡ mẫu của
Taro Yamane, cỡ mẫu dự kiến cần khảo sát là 353 học sinh và sẽ được lựa chọn theo
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo các bước sau:
B1: Liên hệ và làm việc cùng với trường, nhằm thu thập thông tin về danh sách học sinh toàn trường; 9
B2: Phân 8 tầng (tổ) theo tiêu chí đồng nhất về 2 đặc trưng nghiên cứu quan tâm
là giới tính và khối lớp; bao gồm: Nam học khối 6, Nam học khối 7, Nam học khối 8,
Nam học khối 9 và Nữ học khối 6, Nữ học khối 7, Nữ học khối 8, Nữ học khối 9;
B3: Tính toán lấy mẫu dựa trên kích cỡ mẫu cần khảo sát là 353 học sinh với số
lượng học sinh ở từng tầng (tổ);
B4: Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản từ mỗi tầng (tổ) đến khi đủ kích cỡ mẫu yêu
cầu từ mỗi tầng (tổ).
- Chọn mẫu với phương pháp định tính
Nhằm có thêm thông tin bổ sung cho nghiên cứu, chọn 16 học sinh đã tham gia
trả lời khảo sát dựa trên tiêu chí về giới tính, khối lớp (tức 2 học sinh đại diện cho
mỗi tầng, tổng 16 học sinh đại diện cho 8 tầng, theo chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng nêu trên).
d, Phương pháp xử lý thông tin
Thông tin định lượng thu thập từ điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi được xử lý
qua phần mềm SPSS 26.0 dưới các dạng tần suất, điểm trung bình, các tương quan,
kiểm định Chi-square, hồi quy,... nhằm đánh giá hành vi rủi ro trực tuyến của học
sinh THCS Hoàng Liệt trên mạng xã hội ở nhiều khía cạnh theo các yếu tố, môi
trường xã hội tác động. Còn đối với thông tin thu được từ PVS sẽ được phân chia
theo các nhóm chủ đề để phục vụ mục đích nghiên cứu, bổ sung và làm sáng tỏ, có
thể đưa ra góc nhìn mới mà số liệu định lượng không đề cập hết. Tài liệu tham khảo
1. Dunahee, M., & Lebo, H. (2016). The world Internet project international report
6th edition. Center for the digital future.
2. Elena Savoia và cộng sự (2021), “Adolescents’ Exposure to Online Risks: Gender
Disparities and Vulnerabilities Related to Online Behaviors”, Int J Environ Res
Public Health, 18(11): 5786.
3. Dương Thị Thu Hương (2017), Mối quan hệ giữa gắn kết xã hội và hành vi rủi ro
của học sinh Trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 10
4. Khan NF, Ikram N, Saleem S, Zafar S (2022), “Cyber-security and risky
behaviors in a developing country context: a Pakistani perspective”, Secur J, tr.1- 33.
5. Pew Research Center (2009), Internet & American Life Project: Teens and Sexting.
6. Quayyum, F., Cruzes, D.S., & Jaccheri, L. (2021). “Cybersecurity awareness for
children: A systematic literature review”, International Journal of Child-
Computer Interaction, 30, 100343.
7. Nguyễn Sơn. Những hệ quả của nghiện game, vấn đề xã hội đáng báo động. Truy
cập tại https://nhandan.vn/nhung-he-qua-cua-nghien-game-van-de-xa-hoi-dang- bao-dong-post475842.html.
8. Đặng Vân Trang (2022), Hành vi ứng xử của sinh viên Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đối với tin giả về dịch bệnh Covid-19 trên mạng xã hội hiện nay,
Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.