Hãy ngừng quấy rối tình dục đường phố | Tiểu luận Truyền thông vận động

Thuật ngữ cat calling, nhằm ám chỉ những hành vi quấy rối tình dục thường được
thực hiện trên đường phố, nơi công cộng. Có thể dễ thấy hành vi quấy rối này
thường được thực hiện thông qua những lời bình phẩm, bình luận, giễu cợt mua
vui, câu đùa khiếm nhã, thậm chí là động chạm thân thể, và hành động này đa phần
đến từ nam giới nhắm tới nữ giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Thông tin:
18 trang 2 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Hãy ngừng quấy rối tình dục đường phố | Tiểu luận Truyền thông vận động

Thuật ngữ cat calling, nhằm ám chỉ những hành vi quấy rối tình dục thường được
thực hiện trên đường phố, nơi công cộng. Có thể dễ thấy hành vi quấy rối này
thường được thực hiện thông qua những lời bình phẩm, bình luận, giễu cợt mua
vui, câu đùa khiếm nhã, thậm chí là động chạm thân thể, và hành động này đa phần
đến từ nam giới nhắm tới nữ giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

27 14 lượt tải Tải xuống
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN MÔN: TRUYỀN THÔNG VÀ VẬN ĐỘNG
ĐỀ TÀI: HÃY NGỪNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC ĐƯỜNG PHỐ_ STOP
CATCALLING
Họ tên và mã sinh viên:
TRẦN CHÍ BÁCH - 2156100013
HOÀNG NGỌC HÂN - 2156100022
HỒ VIỆT KHÁNH - 2156100028
BÙI ANH QUÂN - 2156100048
Lớp tín chỉ: TT02353.1
Lớp hành chính: Thông tin đối ngoại 41
Hà Nội_ tháng 12_năm 2022
Mục lục
1
1. LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ
Thuật ngữ cat calling, nhằm ám chỉ những hành vi quấy rối tình dục thường được
thực hiện trên đường phố, nơi công cộng. thể dễ thấy hành vi quấy rối này
thường được thực hiện thông qua những lời bình phẩm, bình luận, giễu cợt mua
vui, câu đùa khiếm nhã, thậm chí là động chạm thân thể, và hành động này đa phần
đến từ nam giới nhắm tới nữ giới.
Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu
Đáng buồn thay, câu nói này đúng hơn bao giờ hết khi cat – calling không phải thứ
gì xa lạ tại Việt Nam, mà nó hiện hữu, tồn tại, trở thành một vấn nạn nhức nhối tại
đây. rất nhiều nhân đặc biệt nam giới thực hiện hành vi này không
hề để tâm rằng nó sẽ để lại những hậu quả nặng nề đến tâm lý của nạn nhân, người
bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ khiếm nhã đó đa phần thường nữ giới. Trong
suy nghĩ của họ luôn cho rằng: “Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai” cho
nên họ thường sử dụng những câu đùa, trêu chọcphần khiếm nhã, tục tĩu nhằm
chiếm cảm tình, thu hút sự chú ý của phái nữ. Những câu đùa, trêu chọc có phần vô
duyên, tục tĩu, mang tính gợi dục này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sức khỏe tinh
thần của nạn nhân.
=>Việc tăng cường nhận diện, phát hiện những hành vi quấy rối tình dục bằng lời
nói, cử chỉ, hành động khiếm nhã cũng như tìm ra phương thức phòng ngừa, bài trừ
và xóa bỏ tình trạng này là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Thực trạng tại Việt Nam:
+ Theo kết quả khảo sát về tình trạng quấy rối tình dục tại các nhà máy may TP
HCM và TP Hải Phòng do Tổ chức ActionAd Việt Nam Học viện Phụ nữ Việt
Nam thưc hiện, 82,8% nữ công nhân từng bị huýt sáo trêu ghẹo; 59,5% bị nhìn
chằm chằm vào thể; 45,8% phải nghe những lời bình luận khiếm nhã về ngoại
hình, trang phục hoặc các bộ phận trên cơ thể. Với tình trạng quấy rối tình dục nêu
2
trên, chỉ 57,6% số người khảo sát cho rằng nạn nhân những người chứng
kiến nên
3
lên tiếng về vụ việc; 42,4% còn lại chọn cách giữ im lặng bởi tâm lý mặc cảm, xấu
hổ, lo sợ bị mất danh dự nhân hoặc sợ bị trả thù. Tuy nhiên, con số đó còn
thể lớn hơn nhiều nhiều người không dám chia sẻ, e ngại hoặc lo sợ bị trả thù.
đã một vài báo cáo nhưng chúng ta vẫn chưa nhận thức đầy đủ hết ý nghĩa
của các số liệu hiện vẫn chưa một nghiên cứu toàn diện nào về tác động
hoặc phạm vi của hành vi này tại Việt Nam. Với tình trạng này, cat-calling vẫn tiếp
tục ăn sâu trong tiềm thức và lan rộng trong xã hội.
+ Tại Việt Nam, rất nhiều thanh thiếu niên, người trưởng thành đặc biệt đàn
ông có văn hóa nói chuyện tiếu lâm yếu tố tục tĩu, tình dục, bàn luận về cơ thể
phụ nữ. Đa số trong họ vẫn nghĩ đó chỉnhững câu chuyện vui, coi cat-calling là
lời bông đùa không hề hay biết họ đang làm cho bầu không khí trở nên không
lành mạnh, khó chịu, khiến cho phái nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần,
tâm lý. Khi bị người đối diện nhắc nhở hoặc thể hiện sự không đồng tình, họ
thường tỏ thái độ: “Sao nhạy cảm thế, đùa cho vui”; “Đùa vui thôi mà, nghĩ
nhiều quá làm gì”. Chính tưởng dung túng, bao che cho hành vi cat-calling
của một bộ phận không nhỏ, khiến cho tình trạng quấy rối tình dục ngày càng trở
nên nhức nhối và khó giải quyết hơn.
+ Nghiêm trọng hơn, với sự phát triển của Internet, các văn hóa phẩm như tranh
ảnh, video, truyện ngắn,.. mang tính đồi trụy, khiêu dâm được phát hành, lan
truyền một cách tràn lan cực kỳ dễ tiếp cận. Chỉ với chỉ một chiếc điện thoại
thông minh có kết nối Internet, người dùng hoàn toàn có thể truy cập vào các trang
web khiêu dâm một cách dễ dàng. Văn hóa phẩm khiêu dâm, trụy lạc này ảnh
hưởng không nhỏ tới tư tưởng, cái nhìn của đàn ông về nữ giới. Họ dần hình thành
“sự tình dục hóa” đối với phụ nữ xung quanh, cho rằng phụ nữ nào cũng sẽ
những ham muốn tình dục mong muốn sự quyến từ phía đàn ông. Với suy
nghĩ cho rằng đàn ông phải “chinh phục phụ nữ”, họ dùng những hành động, lời
4
khen, lời nói bậy bạ, khiếm nhã, mang đầy tính gợi dục với mong muốn thu hút sự
chú ý về mặt tình dục của phụ nữ.
5
+ Một hiện trạng đáng buồn khác xảy ra đó là việc: các nạn nhân không dám đứng
ra tố cáo đối tượng chỉ âm thầm chịu đựng bởi một phần do tâm lo sợ bị
trả thù hay sợ nói ra sẽ bị người khác cho rằng mình đang làm quá vấn đề, hay sẽ
bị người khác dèm pha, cho rằng bản thân hỏng, lẳng nên mới bị các đối
tượng catcalling nhắm đến. Dần dần nạn nhân mặc cảm, lo sợ sự kỳ thị, ánh nhìn
soi mói của những người xung quanh, không dám ra đường, tiếp xúc với hội.
Ngược lại, nhiều đối tượng còn cho rằng các nạn nhân mặc hở hang, gợi cảm
đang cố tình quyến rũ, khêu gợi mình nên mới thực hiện hành vi catcalling. Hành
vi đổ lỗi ngược lại cho nạn nhân cũng một yếu tố khiến cho số lượng nạn nhân
tăng lên và các đối tượng càng lộng hành.
+ Về chế tài xử phạt hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc phát hiện và
xử lý. Cụ thể, hành vi catcalling thể được xếp vào nhóm hành vi “quấy rối tình
dục nơi công cộng” mới chỉ mức xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến
8.000.000 đồng và chưa được quy định trong Luật Hình Sự. Đến cả những hành vi
nghiêm trọng như tấn công tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm,… đã được pháp luật
hình sự điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ việc thậm chí vẫn khó xử lý,
thậm chí “chìm xuồng”. Do đó, việc xử lý sẽ càng khó khăn hơn với những hành vi
quấy rối tình dục bằng cử chỉ, lời nói - chưa được xác định cụ thể vì thiếu văn bản
pháp lý.
2. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG
Thay đổi duy, suy nghĩ nâng cao kiến thức, sự hiểu biết đối với đối tượng
được truyền thông.
Với rất nhiều người, họ coi hành động huýt sáo, giễu cợt hay các câu đùa kiểu như:
“Đùi trắng thế”Vào đây uống với anh emơi” kèm theo những tràng cười rầm
rộ là việc rất đỗi bình thường, một lời vui đùa, thậm chí một lời khen dành
cho phái nữ. Đây những suy nghĩ hết sức kỳ cục, phần lệch lạc. Nói cat-
callingmột lời khen chẳng khác nào ám chỉ rằng cat-calling hành động có sự
6
tôn trọng. Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Phải nói rằng, Cat-calling thật sự
đem lại cho
7
nạn nhân của nó những cảm xúc tồi tệ. Không quá đáng chút nào khi nói rằng: Cat-
calling sự QUẤY RỐI TÌNH DỤC. khiến cho phụ nữ cảm thấy rất xấu hổ,
giận dữ, khó chịu, thậm chí cảm thấy mình ngu ngốc! Tệ hơn nữa, đó sự sợ hãi
mỗi khi bước ra đường, hoặc sự ám ảnh hay tội lỗi, tua đi tua lại trải nghiệm xấu xí
đó để rồi tự trách mình đã làm gì để dẫn đến việc bị quấy rối.
Bên cạnh đó, đối với các nạn nhân, đa phần trong số họ cũng chưasự nhận
thức rằng hành vi cat-calling chính quấy rối tình dục. Theo một khảo sát của tổ
chức ActionAd được thực hiện vào năm 2016 đã phỏng vấn 2000 phụ nữ ở 5 thành
phố, chỉ 48% người tham gia cho thấy sự hiểu biết, quan tâm về hành vi quấy
rối tình dục, còn lại đa phần họ đều cho rằng, quấy rối tình dục tức hiếp dâm.
Việc hiểu sai khái niệm, thiếu đi kiến thức khiến cho những hành vi quấy rối bằng
lời nói-catcalling khi xảy ra với nhiều phụ nữ, họ dường như không hay biết mình
đang bị quấy rối tình dục và cứ âm thầm chịu đựng nó.
=> Cần phải thông tin, tuyên truyền tới đối tượng về về mức độ nghiêm trọng
của cat-calling, thấy được ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra cho nạn nhân. Để từ đó
đối tượng được truyền thông dừng các hành vi quấy rối tình dục “núp bóng” dưới
các hành động: “huýt sáo; buông lời lẽ trêu ghẹo, gợi dục; nhận xét, đánh giá về
thể người khác” cũng như các nạn nhân hiểu biết được về hành vi quấy rối tình dục
đường phố này, góp phần phòng tránh và tự bảo vệ bản thân.
Đối tượng được truyền thông bài trừ hành vi catcalling, lan tỏa tới với những
người xung quanh.
Trong tác phẩm “Bay xuyên những tầng mây”, tác giả Nhân một trích
đoạn rất hay về sự lan tỏa: “ Ta khởi sự một việc dù nhỏ thì cũng có thể tạo những
làn sóng tỏa lan, những vòng tròn đồng tâm nối nhau sống động…”Sự lan tỏa đi
thông điệp về vấn đề cat-calling cũng là một mục tiêu mà chiến dịch SSFW hướng
đến. Khi một cá nhân hiểu đúng, họ sẽ truyền đạt điều đó tới người xung quanh,
8
ngược lại khi hành động của họ sai, cũng sẽ những người bắt chước họ. Dần
dần, những nhân tạo nên những “vòng tròn đồng tâm”, từng bước đẩy lùi, bài
trừ, xóa bỏ đi hành vi quấy rối tình dục cat-calling, giúp cho xã hội ngày càng văn
minh, phát triển.
=> Khi đối tượng đã dừng thực hiện hành vi, đối tượng sẽ duy trì và lan tỏa, tuyên
truyền nó tới những người xung quanh. Hành vi cat-calling sẽ từng bước được bài
trừ và xóa bỏ trong xã hội.
Có những chế tài nghiêm minh xử phạt hành vi catcalling nơi công cộng này.
Ngoài ra, cat-calling được thực hiện cũng một phần đến từ việc những hình
phạt, chế tài xử lý còn nhiều bất cập. Cụm từ “quấy rối tình dục” xuất hiện lần đầu
trong Bộ luật Lao động 2012, nhưng sau 8 năm thực thi, khôngvăn bản hướng
dẫn cụ thể thế nàoquấy rối tình dục và cách xử lý ra sao.Năm 2015, Bộ quy tắc
chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được Bộ LĐ-TB&XH, Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp (VCCI) ký kết ban hành. Hành
vi quấy rối tình dục được nhận diện trong 3 nhóm: quấy rối thể chất, phi thể chất
bằng lời nói.Tuy nhiên, bộ quy tắc này chỉ được xem như một dạng tài liệu
tham khảo dành cho người lao động người sử dụng lao động, chứ không mang
giá trpháp lý. Dù vậy, ý tưởngcâu chữ giải thích của bộ quy tắc này khá chặt
chẽ, tiệm cận với pháp luật về quấy rối tình dục của nhiều nước tiên tiến trên thế
giới.
Bộ luật Lao động năm 2019 tiếp tục chỉnh sửa về nội dung quấy rối tình dục
với định nghĩa ràng, quy định cụ thể doanh nghiệp phải ban hành nội quy bằng
văn bản và đảm bảo có biện pháp phòng, chống. Tuy nhiên, các quy định chưa đáp
ứng được tình huống phát sinh trong thực tiễn hành vi quấy rối vẫn khó nhận
diện.Ngoài ra khó khăn lớn nhất bằng chứng với hành vi quấy rối bằng lời nói,
cử chỉ không điểm tiếp xúc trực tiếp. Bởi lẽ nếu không chứng cứ ghi
9
hình, không chứng minh được hành vi hoặc hậu quả của hành vi thì việc xử
rất khó.
10
Ngoài ra, trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý nhiều khi
không kịp thời, dẫn đến nhiều vụ việc không được giải quyết triệt để, nạn nhân
cảm thấy ấm ức, thậm chí có trường hợp nạn nhân bị đổ lỗi.
=> Do đó, việc một chế tài xử phạt nghiêm minh, quy định ràng về hành vi
quấy rối tình dục bằng lời nói này là rất cần thiết. Nó khiến cho các đối tượng chấp
hành, thượng tôn pháp luật từ đó dừng các hành động quấy rối tình dục của
mình.
3. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG
- Các nhóm đối tượng chính:
a) Những người chưa nhận thức, chưa hiểu biết đúng đắn về catcalling, không
biết đây là hành vi quấy rối tình dục.
Mức độ hiểu biết của đối tượng về vấn đề.
~ Đa số đều chưa nhận biết, hiểu biết được thực trạng vấn đề, phần đông
đến hơn một nửa đều cho rằng việc buông những lời lẽ khiếm nhã, huýt sáo,
trêu chọc nơi công cộng là việc bình thường bởi nó thường xuyên xảy ra.
~Đa số đều không biết được những hậu quả mà nó gây ra cho tâm lý, suy nghĩ
và sự tự tin của nạn nhân.
Hành vi:
~ Thường huýt sáo, trêu chọc phụ nữ đi ngang qua, bình phẩm về thể phụ
nữ đi ngang qua với các câu kiểu như: “Đi đâu thế người đẹp” “Dáng đẹp thế
này không biết có chồng chưa nhỉ”....kèm theo đó là những tràng cười rầm rộ.
Hành vi này thường xảy ra ở các nhóm nam giới độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, xảy ra
các tỉnh nông thôn nơi công cộng như đường phố, quán trà đá vỉa hè, quán
bia hơi,.... ~ Những nhóm thanh niên trẻ hơn, tuổi từ 18-30, cũng thường
xuyên tụ tập, trêu chọc, buông lời lẽ khiếm nhã thậm chí sờ soạng, động
chạm các cô gái đi một mình trên đường, nhất là vào buổi tối.
11
~ Các nạn nhân bị catcalling cũng thuộc vào trong nhóm này bởi theo một
thống của tổ chức ActionAd, thống những người từng bị quấy rối tình
dục nơi
12
công cộng, đến 55% trả lời rằng lúc đó họ không hề hay biết rằng mình
đang bị quấy rối mà chỉ nghĩ là những lời trêu đùa bình thường.
Lí do thực hiện hành vi
~ Đối với các đối tượng catcalling, chính tưởng “phụ nữ yêu bằng mắt,
đàn ông yêu bằng tai” ảnh hưởng rất mạnh, họ cho rằng ai cũng thích nghe
những lời trêu chọc, tán tỉnhđể thêm sức nặng cho lời trêu chọc đó, họ lại
thêm những yếu tố tình dục vào để nhằm thể hiện mong muốn tình dục của
mình.
~ Sự ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy, khiến cho hình ảnh về nữ giới bị
lệch lạc, gắn với yếu tố tình dục trong mắt cánh đàn ông. Nhiều người cho
rằng phụ nữ ăn mặc những trang phục gợi cảm, hở hang muốn khiêu gợi
họ, nên mới buông ra những lời lẽ gạ gẫm khiếm nhã, gợi dục hướng tới phụ
nữ.
~ Đối với các nạn nhân, sự ngầm thỏa hiệp, chấp nhận với hành vi catcalling
bên cạnh lý do thiếu sự hiểu biết, một phần còn đến từ sự sợ hãi trước cái nhìn
dị nghị của hội, những sự phán xét, đánh giá đối với nạn nhân. Nhiều nạn
nhân chia sẻ rằng, họ không dám lên tưởng bởi sợ bị đối tượng trả thù, sợ bị
bạn gia đình người thân đánh giá lẳng lơ, phải làm thì mới bị trêu
chọc.
Khả năng chấp nhận thay đổi hành vi
~ Đây nhóm đối tượng chưa kiến thức, sự hiểu biết nhất định về
catcalling nên chưa hiểu được mức độ nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng
đem lại cho nạn nhân. Tuy vậy đây nhóm đối tượng thay đổi tích cực
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu những phương thức
truyền thông hiệu quả cùng thông điệp hợp thì rất dễ để thay đổi hành vi,
nâng cao nhận thức cho đối tượng, góp phần xóa bỏ tình trạng catcalling diễn
ra.
13
b) Những người vẫn thực hiện hành vi biết đây hành vi khiếm nhã
tưởng đổ lỗi cho nạn nhân.
Mức độ hiểu biết của đối tượng về vấn đề.
14
~ Khác với nhóm đối tượng trên, các đối tượng này phần nào hiểu được những
hành vi huýt sáo, trêu chọc khiếm nhã hay bình phẩm, nhận xét tục tĩu về
thể nạn nhân là những hành vi sai trái, nhưng họ xem nhẹ hậu quả mà nó mang
lại
cho nạn nhân.
Hành vi:
~ Các đối tượng này độ tuổi đa dạng hơn, thể từ 15 45 tuổi. Hành vi
cũng tương tự như nhóm đối tượng trên, cũng những lời nhận xét, bình
phẩm khiếm nhã, mang tính gợi dục đối với các nạn nhân. Chỉ khác điểm,
khi bị phản bác, họ bào chữa bằng tư tưởng: “Trai nào mà chẳng trêu gái”
~ Khi nạn nhân lên tiếng chỉ trích, phản bác lại họ, đối tượng này cho rằng
nạn nhân đang làm quá vấn đề, quá nhạy cảm, chỉ những lời bông đùa
không hơn không kém,...Nghiêm trọng hơn, một số đối tượng còn quay sang
chỉ trích, đổ lỗi cho nạn nhân “Ai bảo mặc những bộ đồ hở hang cho chúng nó
nhìn”. Việc này rất hay xảy ra không gian mạng hội, nơi con người
thể giấu danh tính thật thoải mái bày tỏ quan điểm. Họ nhảy vào lăng mạ,
chửi bới, cho rằng lỗi phía nạn đã ăn mặc, hành động không đứng đắn
nên đáng bị như thế
Lí do thực hiện hành vi
~ Các đối tượng này cho rằng, mình đàn ông, mình quyền làm chủ phụ
nữ nên thường xuyên thể hiện tưởng bề trên, trêu chọc, đánh giá, phán
xét phụ nữ. Họ không quan tâm đến cảm xúc, tâm lí của nạn nhân sau khi phải
nhận những lời lẽ tục tĩu đó, chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đang khen
góp vui.
~ Nhóm đối tượng này cũng sự coi thường về pháp luật nhất định bởi họ
biết những hành vi đó khó thể bị kết tội. Ngoài ra những không gian
15
mạng không sự kiểm soát chặt chẽ, họ thoải mái đánh giá, bàn luận về
ngoại hình, cơ thể nạn nhân một cách tục tĩu
Khả năng chấp nhận thay đổi hành vi
16
~ Đây nhóm đối tượng xu hướng bảo thủ hơn, do tưởng đã ăn sâu
vào trong suy nghĩ. Do đó cần phải sự kết hợp giữa nhiều loại hình truyền
thông khác nhau cùng với thông điệp hiệu quả, có sức nặng
17
| 1/18

Preview text:

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA TUYÊN TRUYỀN
TIỂU LUẬN MÔN: TRUYỀN THÔNG VÀ VẬN ĐỘNG
ĐỀ TÀI: HÃY NGỪNG QUẤY RỐI TÌNH DỤC ĐƯỜNG PHỐ_ STOP CATCALLING
Họ tên và mã sinh viên:
TRẦN CHÍ BÁCH - 2156100013
HOÀNG NGỌC HÂN - 2156100022
HỒ VIỆT KHÁNH - 2156100028
BÙI ANH QUÂN - 2156100048
Lớp tín chỉ: TT02353.1
Lớp hành chính: Thông tin đối ngoại 41
Hà Nội_ tháng 12_năm 2022 Mục lục 1
1. LÝ DO LỰA CHỌN VẤN ĐỀ
Thuật ngữ cat calling, nhằm ám chỉ những hành vi quấy rối tình dục thường được
thực hiện trên đường phố, nơi công cộng. Có thể dễ thấy hành vi quấy rối này
thường được thực hiện thông qua những lời bình phẩm, bình luận, giễu cợt mua
vui, câu đùa khiếm nhã, thậm chí là động chạm thân thể, và hành động này đa phần
đến từ nam giới nhắm tới nữ giới.
Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu
Đáng buồn thay, câu nói này đúng hơn bao giờ hết khi cat – calling không phải thứ
gì xa lạ tại Việt Nam, mà nó hiện hữu, tồn tại, trở thành một vấn nạn nhức nhối tại
đây. Có rất nhiều cá nhân – đặc biệt là nam giới thực hiện hành vi này mà không
hề để tâm rằng nó sẽ để lại những hậu quả nặng nề đến tâm lý của nạn nhân, người
bị ảnh hưởng bởi những lời lẽ khiếm nhã đó – đa phần thường là nữ giới. Trong
suy nghĩ của họ luôn cho rằng: “Đàn ông yêu bằng mắt, phụ nữ yêu bằng tai” cho
nên họ thường sử dụng những câu đùa, trêu chọc có phần khiếm nhã, tục tĩu nhằm
chiếm cảm tình, thu hút sự chú ý của phái nữ. Những câu đùa, trêu chọc có phần vô
duyên, tục tĩu, mang tính gợi dục này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sức khỏe tinh thần của nạn nhân.
=>Việc tăng cường nhận diện, phát hiện những hành vi quấy rối tình dục bằng lời
nói, cử chỉ, hành động khiếm nhã cũng như tìm ra phương thức phòng ngừa, bài trừ
và xóa bỏ tình trạng này là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Thực trạng tại Việt Nam:
+ Theo kết quả khảo sát về tình trạng quấy rối tình dục tại các nhà máy may ở TP
HCM và TP Hải Phòng do Tổ chức ActionAd Việt Nam và Học viện Phụ nữ Việt
Nam thưc hiện, 82,8% nữ công nhân từng bị huýt sáo trêu ghẹo; 59,5% bị nhìn
chằm chằm vào cơ thể; 45,8% phải nghe những lời bình luận khiếm nhã về ngoại
hình, trang phục hoặc các bộ phận trên cơ thể. Với tình trạng quấy rối tình dục nêu 2
trên, chỉ có 57,6% số người khảo sát cho rằng nạn nhân và những người chứng kiến nên 3
lên tiếng về vụ việc; 42,4% còn lại chọn cách giữ im lặng bởi tâm lý mặc cảm, xấu
hổ, lo sợ bị mất danh dự cá nhân hoặc sợ bị trả thù. Tuy nhiên, con số đó còn có
thể lớn hơn nhiều vì nhiều người không dám chia sẻ, e ngại hoặc lo sợ bị trả thù.
Dù đã có một vài báo cáo nhưng chúng ta vẫn chưa nhận thức đầy đủ hết ý nghĩa
của các số liệu hiện có và vẫn chưa có một nghiên cứu toàn diện nào về tác động
hoặc phạm vi của hành vi này tại Việt Nam. Với tình trạng này, cat-calling vẫn tiếp
tục ăn sâu trong tiềm thức và lan rộng trong xã hội.
+ Tại Việt Nam, rất nhiều thanh thiếu niên, người trưởng thành – đặc biệt là đàn
ông có văn hóa nói chuyện tiếu lâm có yếu tố tục tĩu, tình dục, bàn luận về cơ thể
phụ nữ. Đa số trong họ vẫn nghĩ đó chỉ là những câu chuyện vui, coi cat-calling là
lời bông đùa mà không hề hay biết họ đang làm cho bầu không khí trở nên không
lành mạnh, khó chịu, khiến cho phái nữ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần,
tâm lý. Khi bị người đối diện nhắc nhở hoặc thể hiện sự không đồng tình, họ
thường tỏ thái độ: “Sao mà nhạy cảm thế, đùa tí cho vui”; “Đùa vui thôi mà, nghĩ
nhiều quá làm gì”. Chính vì tư tưởng dung túng, bao che cho hành vi cat-calling
của một bộ phận không nhỏ, khiến cho tình trạng quấy rối tình dục ngày càng trở
nên nhức nhối và khó giải quyết hơn.
+ Nghiêm trọng hơn, với sự phát triển của Internet, các văn hóa phẩm như tranh
ảnh, video, truyện ngắn,.. mang tính đồi trụy, khiêu dâm được phát hành, lan
truyền một cách tràn lan và cực kỳ dễ tiếp cận. Chỉ với chỉ một chiếc điện thoại
thông minh có kết nối Internet, người dùng hoàn toàn có thể truy cập vào các trang
web khiêu dâm một cách dễ dàng. Văn hóa phẩm khiêu dâm, trụy lạc này ảnh
hưởng không nhỏ tới tư tưởng, cái nhìn của đàn ông về nữ giới. Họ dần hình thành
“sự tình dục hóa” đối với phụ nữ xung quanh, cho rằng phụ nữ nào cũng sẽ có
những ham muốn tình dục và mong muốn sự quyến rũ từ phía đàn ông. Với suy
nghĩ cho rằng đàn ông phải “chinh phục phụ nữ”, họ dùng những hành động, lời 4
khen, lời nói bậy bạ, khiếm nhã, mang đầy tính gợi dục với mong muốn thu hút sự
chú ý về mặt tình dục của phụ nữ. 5
+ Một hiện trạng đáng buồn khác xảy ra đó là việc: các nạn nhân không dám đứng
ra tố cáo đối tượng mà chỉ âm thầm chịu đựng bởi một phần là do tâm lý lo sợ bị
trả thù hay sợ nói ra sẽ bị người khác cho rằng mình đang làm quá vấn đề, hay sẽ
bị người khác dèm pha, cho rằng bản thân hư hỏng, lẳng lơ nên mới bị các đối
tượng catcalling nhắm đến. Dần dần nạn nhân mặc cảm, lo sợ sự kỳ thị, ánh nhìn
soi mói của những người xung quanh, không dám ra đường, tiếp xúc với xã hội.
Ngược lại, nhiều đối tượng còn cho rằng các nạn nhân mặc hở hang, gợi cảm là
đang cố tình quyến rũ, khêu gợi mình nên mới thực hiện hành vi catcalling. Hành
vi đổ lỗi ngược lại cho nạn nhân cũng là một yếu tố khiến cho số lượng nạn nhân
tăng lên và các đối tượng càng lộng hành.
+ Về chế tài xử phạt hiện nay vẫn còn tồn tại những bất cập trong việc phát hiện và
xử lý. Cụ thể, hành vi catcalling có thể được xếp vào nhóm hành vi “quấy rối tình
dục ở nơi công cộng” mới chỉ có mức xử phạt hành chính từ 5.000.000 đến
8.000.000 đồng và chưa được quy định trong Luật Hình Sự. Đến cả những hành vi
nghiêm trọng như tấn công tình dục, hiếp dâm, cưỡng dâm,… đã được pháp luật
hình sự điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế, nhiều vụ việc thậm chí vẫn khó xử lý,
thậm chí “chìm xuồng”. Do đó, việc xử lý sẽ càng khó khăn hơn với những hành vi
quấy rối tình dục bằng cử chỉ, lời nói - chưa được xác định cụ thể vì thiếu văn bản pháp lý.
2. MỤC TIÊU TRUYỀN THÔNG
Thay đổi tư duy, suy nghĩ và nâng cao kiến thức, sự hiểu biết đối với đối tượng
được truyền thông.
Với rất nhiều người, họ coi hành động huýt sáo, giễu cợt hay các câu đùa kiểu như:
“Đùi trắng thế” “ Vào đây uống với anh em gì ơi” kèm theo những tràng cười rầm
rộ là việc rất đỗi bình thường, là một lời vui đùa, thậm chí là một lời khen dành
cho phái nữ. Đây là những suy nghĩ hết sức kỳ cục, và có phần lệch lạc. Nói cat-
calling là một lời khen chẳng khác nào ám chỉ rằng cat-calling là hành động có sự 6
tôn trọng. Sự thật hoàn toàn không phải như vậy. Phải nói rằng, Cat-calling thật sự đem lại cho 7
nạn nhân của nó những cảm xúc tồi tệ. Không quá đáng chút nào khi nói rằng: Cat-
calling là sự QUẤY RỐI TÌNH DỤC. Nó khiến cho phụ nữ cảm thấy rất xấu hổ,
giận dữ, khó chịu, thậm chí cảm thấy mình ngu ngốc! Tệ hơn nữa, đó là sự sợ hãi
mỗi khi bước ra đường, hoặc sự ám ảnh hay tội lỗi, tua đi tua lại trải nghiệm xấu xí
đó để rồi tự trách mình đã làm gì để dẫn đến việc bị quấy rối.
Bên cạnh đó, đối với các nạn nhân, đa phần trong số họ cũng chưa có sự nhận
thức rằng hành vi cat-calling chính là quấy rối tình dục. Theo một khảo sát của tổ
chức ActionAd được thực hiện vào năm 2016 đã phỏng vấn 2000 phụ nữ ở 5 thành
phố, chỉ có 48% người tham gia cho thấy sự hiểu biết, quan tâm về hành vi quấy
rối tình dục, còn lại đa phần họ đều cho rằng, quấy rối tình dục tức là hiếp dâm.
Việc hiểu sai khái niệm, thiếu đi kiến thức khiến cho những hành vi quấy rối bằng
lời nói-catcalling khi xảy ra với nhiều phụ nữ, họ dường như không hay biết mình
đang bị quấy rối tình dục và cứ âm thầm chịu đựng nó.
=> Cần phải thông tin, tuyên truyền tới đối tượng về về mức độ nghiêm trọng
của cat-calling, thấy được ảnh hưởng tiêu cực mà nó gây ra cho nạn nhân. Để từ đó
đối tượng được truyền thông dừng các hành vi quấy rối tình dục “núp bóng” dưới
các hành động: “huýt sáo; buông lời lẽ trêu ghẹo, gợi dục; nhận xét, đánh giá về cơ
thể người khác” cũng như các nạn nhân hiểu biết được về hành vi quấy rối tình dục
đường phố này, góp phần phòng tránh và tự bảo vệ bản thân.
Đối tượng được truyền thông bài trừ hành vi catcalling, lan tỏa nó tới với những người xung quanh.
Trong tác phẩm “Bay xuyên những tầng mây”, tác giả Hà Nhân có một trích
đoạn rất hay về sự lan tỏa: “ Ta khởi sự một việc dù nhỏ thì cũng có thể tạo những
làn sóng tỏa lan, những vòng tròn đồng tâm nối nhau sống động…”Sự lan tỏa đi
thông điệp về vấn đề cat-calling cũng là một mục tiêu mà chiến dịch SSFW hướng
đến. Khi một cá nhân hiểu đúng, họ sẽ truyền đạt điều đó tới người xung quanh, 8
ngược lại khi hành động của họ sai, cũng sẽ có những người bắt chước họ. Dần
dần, những cá nhân tạo nên những “vòng tròn đồng tâm”, từng bước đẩy lùi, bài
trừ, xóa bỏ đi hành vi quấy rối tình dục cat-calling, giúp cho xã hội ngày càng văn minh, phát triển.
=> Khi đối tượng đã dừng thực hiện hành vi, đối tượng sẽ duy trì và lan tỏa, tuyên
truyền nó tới những người xung quanh. Hành vi cat-calling sẽ từng bước được bài
trừ và xóa bỏ trong xã hội.
Có những chế tài nghiêm minh xử phạt hành vi catcalling nơi công cộng này.
Ngoài ra, cat-calling được thực hiện cũng một phần đến từ việc những hình
phạt, chế tài xử lý còn nhiều bất cập. Cụm từ “quấy rối tình dục” xuất hiện lần đầu
trong Bộ luật Lao động 2012, nhưng sau 8 năm thực thi, không có văn bản hướng
dẫn cụ thể thế nào là quấy rối tình dục và cách xử lý ra sao.Năm 2015, Bộ quy tắc
chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được Bộ LĐ-TB&XH, Tổng liên đoàn Lao
động Việt Nam và Phòng Thương mại Công nghiệp (VCCI) ký kết ban hành. Hành
vi quấy rối tình dục được nhận diện trong 3 nhóm: quấy rối thể chất, phi thể chất
và bằng lời nói.Tuy nhiên, bộ quy tắc này chỉ được xem như một dạng tài liệu
tham khảo dành cho người lao động và người sử dụng lao động, chứ không mang
giá trị pháp lý. Dù vậy, ý tưởng và câu chữ giải thích của bộ quy tắc này khá chặt
chẽ, tiệm cận với pháp luật về quấy rối tình dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.
Bộ luật Lao động năm 2019 tiếp tục chỉnh sửa về nội dung quấy rối tình dục
với định nghĩa rõ ràng, quy định cụ thể doanh nghiệp phải ban hành nội quy bằng
văn bản và đảm bảo có biện pháp phòng, chống. Tuy nhiên, các quy định chưa đáp
ứng được tình huống phát sinh trong thực tiễn và hành vi quấy rối vẫn khó nhận
diện.Ngoài ra khó khăn lớn nhất là bằng chứng với hành vi quấy rối bằng lời nói,
cử chỉ mà không có điểm tiếp xúc trực tiếp. Bởi lẽ nếu không có chứng cứ ghi 9
hình, không chứng minh được hành vi hoặc hậu quả của hành vi thì việc xử lý là rất khó. 10
Ngoài ra, trách nhiệm của cơ quan chức năng trong việc phát hiện, xử lý nhiều khi
không kịp thời, dẫn đến nhiều vụ việc không được giải quyết triệt để, nạn nhân
cảm thấy ấm ức, thậm chí có trường hợp nạn nhân bị đổ lỗi.
=> Do đó, việc có một chế tài xử phạt nghiêm minh, quy định rõ ràng về hành vi
quấy rối tình dục bằng lời nói này là rất cần thiết. Nó khiến cho các đối tượng chấp
hành, thượng tôn pháp luật và từ đó dừng các hành động quấy rối tình dục của mình.
3. ĐỐI TƯỢNG TRUYỀN THÔNG
- Các nhóm đối tượng chính:
a) Những người chưa nhận thức, chưa có hiểu biết đúng đắn về catcalling, không
biết đây là hành vi quấy rối tình dục. 
Mức độ hiểu biết của đối tượng về vấn đề.
~ Đa số đều chưa có nhận biết, hiểu biết được thực trạng vấn đề, phần đông
đến hơn một nửa đều cho rằng việc buông những lời lẽ khiếm nhã, huýt sáo,
trêu chọc nơi công cộng là việc bình thường bởi nó thường xuyên xảy ra.
~Đa số đều không biết được những hậu quả mà nó gây ra cho tâm lý, suy nghĩ
và sự tự tin của nạn nhân.  Hành vi:
~ Thường huýt sáo, trêu chọc phụ nữ đi ngang qua, bình phẩm về cơ thể phụ
nữ đi ngang qua với các câu kiểu như: “Đi đâu thế người đẹp” “Dáng đẹp thế
này không biết có chồng chưa nhỉ”....kèm theo đó là những tràng cười rầm rộ.
Hành vi này thường xảy ra ở các nhóm nam giới độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, xảy ra
ở các tỉnh nông thôn nơi công cộng như đường phố, quán trà đá vỉa hè, quán
bia hơi,.... ~ Những nhóm thanh niên trẻ hơn, tuổi từ 18-30, cũng thường
xuyên tụ tập, trêu chọc, buông lời lẽ khiếm nhã thậm chí là sờ soạng, động
chạm các cô gái đi một mình trên đường, nhất là vào buổi tối. 11
~ Các nạn nhân bị catcalling cũng thuộc vào trong nhóm này bởi theo một
thống kê của tổ chức ActionAd, thống kê những người từng bị quấy rối tình dục nơi 12
công cộng, có đến 55% trả lời rằng lúc đó họ không hề hay biết rằng mình
đang bị quấy rối mà chỉ nghĩ là những lời trêu đùa bình thường. 
Lí do thực hiện hành vi
~ Đối với các đối tượng catcalling, chính vì tư tưởng “phụ nữ yêu bằng mắt,
đàn ông yêu bằng tai” ảnh hưởng rất mạnh, họ cho rằng ai cũng thích nghe
những lời trêu chọc, tán tỉnh và để thêm sức nặng cho lời trêu chọc đó, họ lại
thêm những yếu tố tình dục vào để nhằm thể hiện mong muốn tình dục của mình.
~ Sự ảnh hưởng của văn hóa phẩm đồi trụy, khiến cho hình ảnh về nữ giới bị
lệch lạc, gắn với yếu tố tình dục trong mắt cánh đàn ông. Nhiều người cho
rằng phụ nữ ăn mặc những trang phục gợi cảm, hở hang là muốn khiêu gợi
họ, nên mới buông ra những lời lẽ gạ gẫm khiếm nhã, gợi dục hướng tới phụ nữ.
~ Đối với các nạn nhân, sự ngầm thỏa hiệp, chấp nhận với hành vi catcalling
bên cạnh lý do thiếu sự hiểu biết, một phần còn đến từ sự sợ hãi trước cái nhìn
dị nghị của xã hội, những sự phán xét, đánh giá đối với nạn nhân. Nhiều nạn
nhân chia sẻ rằng, họ không dám lên tưởng bởi sợ bị đối tượng trả thù, sợ bị
bạn bè gia đình người thân đánh giá là lẳng lơ, phải làm gì thì mới bị trêu chọc. 
Khả năng chấp nhận thay đổi hành vi
~ Đây là nhóm đối tượng chưa có kiến thức, sự hiểu biết nhất định về
catcalling nên chưa hiểu được mức độ nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng mà
nó đem lại cho nạn nhân. Tuy vậy đây là nhóm đối tượng thay đổi tích cực
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu có những phương thức
truyền thông hiệu quả cùng thông điệp hợp lý thì rất dễ để thay đổi hành vi,
nâng cao nhận thức cho đối tượng, góp phần xóa bỏ tình trạng catcalling diễn ra. 13
b) Những người vẫn thực hiện hành vi dù biết đây là hành vi khiếm nhã và có tư
tưởng đổ lỗi cho nạn nhân. 
Mức độ hiểu biết của đối tượng về vấn đề. 14
~ Khác với nhóm đối tượng trên, các đối tượng này phần nào hiểu được những
hành vi huýt sáo, trêu chọc khiếm nhã hay bình phẩm, nhận xét tục tĩu về cơ
thể nạn nhân là những hành vi sai trái, nhưng họ xem nhẹ hậu quả mà nó mang lại cho nạn nhân.  Hành vi:
~ Các đối tượng này có độ tuổi đa dạng hơn, có thể từ 15 – 45 tuổi. Hành vi
cũng tương tự như nhóm đối tượng trên, cũng là những lời nhận xét, bình
phẩm khiếm nhã, mang tính gợi dục đối với các nạn nhân. Chỉ khác ở điểm,
khi bị phản bác, họ bào chữa bằng tư tưởng: “Trai nào mà chẳng trêu gái”
~ Khi nạn nhân lên tiếng chỉ trích, phản bác lại họ, đối tượng này cho rằng
nạn nhân đang làm quá vấn đề, quá nhạy cảm, chỉ là những lời bông đùa
không hơn không kém,...Nghiêm trọng hơn, một số đối tượng còn quay sang
chỉ trích, đổ lỗi cho nạn nhân “Ai bảo mặc những bộ đồ hở hang cho chúng nó
nhìn”. Việc này rất hay xảy ra ở không gian mạng xã hội, nơi con người có
thể giấu danh tính thật và thoải mái bày tỏ quan điểm. Họ nhảy vào lăng mạ,
chửi bới, cho rằng lỗi là ở phía nạn đã ăn mặc, hành động không đứng đắn nên đáng bị như thế 
Lí do thực hiện hành vi
~ Các đối tượng này cho rằng, mình là đàn ông, mình có quyền làm chủ phụ
nữ nên thường xuyên thể hiện tư tưởng bề trên, có trêu chọc, đánh giá, phán
xét phụ nữ. Họ không quan tâm đến cảm xúc, tâm lí của nạn nhân sau khi phải
nhận những lời lẽ tục tĩu đó, mà chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đang khen và góp vui.
~ Nhóm đối tượng này cũng có sự coi thường về pháp luật nhất định bởi họ
biết những hành vi đó khó có thể bị kết tội. Ngoài ra ở những không gian 15
mạng không có sự kiểm soát chặt chẽ, họ thoải mái đánh giá, bàn luận về
ngoại hình, cơ thể nạn nhân một cách tục tĩu 
Khả năng chấp nhận thay đổi hành vi 16
~ Đây là nhóm đối tượng có xu hướng bảo thủ hơn, do tư tưởng đã ăn sâu
vào trong suy nghĩ. Do đó cần phải có sự kết hợp giữa nhiều loại hình truyền
thông khác nhau cùng với thông điệp hiệu quả, có sức nặng 17